Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Công tác phòng, chống tham nhũng trong Đảng hiện nay thông qua luật phòng chống tham nhũng 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.26 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
Tham nhũng là vấn đề mang tính phổ biến, xuất hiện từ khi xã hội có nhà
nước. Ngay từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham nhũng.
Thời Minh Mạng có “phép làm liêm”, thời Tự Đức có “chính sách báo liêm” của
Nguyễn Trường Tộ. Ngày nay, tham những đang phát triển phức tạp và nguy hiểm,
trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi Nhà nước, bởi lẽ
chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện
những người dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng
sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục
bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy,
ngoài ra không có con đường nào khác. Bởi vậy, phòng, chống tham nhũng luôn
được coi là nhiệm vụ cấp bách của mọi nhà nước. Nhận thức rõ tác hại của tham
nhũng đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định cuộc
đấu tranh phòng chống tham nhũng là vấn đề cấp bách và thường xuyên; đã có
nhiều chủ trương, biện pháp mang tính đồng bộ nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy
lùi tệ tham nhũng, trong đó có việc thành lập các cơ quan phòng chống tham nhũng
từ trung ương đến địa phương. Đại hội toàn quốc lần thứ X đảng ta đã chỉ rõ: “Tích
cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của
xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và
quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự
sống còn của chế độ ta”1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
khẳng định: “Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm
vụ vừa cấp bách , vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận
tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước
hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh
phòng chống tham nhũng, lãng phí”2
Những tổn thất do tham nhũng gây nên thật khó đo lường cho hết đặc biệt là
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Trần Quốc Tuấn đã từng nói: “để dân khinh là
mất nước”.
Để khắc phục, hạn chế tình trạng tham nhũng trong Đảng ta hiện nay em xin


chọn đề tài “Công tác phòng, chống tham nhũng trong Đảng hiện nay”
NỘI DUNG
1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr
45-46.
2 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr
252-253

1


Chương I. Khái niệm tham nhũng và hành vi tham nhũng
Trong lịch sử phát triển xã hội lòai người, sự tồn tại của quyền xã hội là một
tất yếu để bảo đảm sự tồn tại của cộng đồng. Trong công đồng đó, con người theo
bản năng luôn vươn lên để ngày càng thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Sự vươn lên không đồng đều của từng nhóm người dẫn đến sự phân hóa xã hội.
Theo đó, chế độ tư hữu ra đời và quyền lực xã hội vốn trong sáng cũng dần bị tha
hóa. Trong hoàn cảnh đó một số người đã lợi dụng quyền lực cộng đồng trao,
chiếm đọat công khai hoặc không công khai tài sản công cộng để thỏa mãn nhu cầu
cá nhân. Bản chất hành vi này chính là hành vi tham nhũng. Vì vậy tham nhũng là
một hành vi xã hội có tính lịch sử, xuất hiện găn liền với sự xuất hiện chế độ tự
hữu và sự xuất hiện nhà nước.
Trong các dạng quyền lực xã hội thì quyền lực nhà nước là một dạng quyền
lực rất dễ bị lợi dụng để tham nhũng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng tham nhũng
tồn tại ở mọi chế độ xã hội với những biểu hiện và mức độ khác nhau, tùy thuộc
bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong từng
giai đoạn phát triển.
Trong xã hội hiện đại, tham nhũng xảy ra ở tất cả các quốc gia không phân
biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế giàu hay nghèo.
Theo Từ điển tiếng Việt, tham nhũng là “Lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân
và lấy của”3

Luật Phòng, chống tham nhũng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: “Tham nhũng là
hành vi người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ
lợi”4. Luật này cũng quy định người có chức vụ quyền hạn gồm: “Cán bộ, công
chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên môn – kỹ
thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong doanh nghiệp nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn,
góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao nhiệm vụ, công vụ có
quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.5
Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20-10-2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, xác định
các hành vi tham nhũng gồm:

3 Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2002, tr. 910
4 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.
8
5 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010,
tr.8.

2


“Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có nhiệm vụ, quyền
hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ
lợi.
Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn,
phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc công dân, doanh
nghiệp và tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định

hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người thực hiện hành vi nhũng
nhiễu.
Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không thực
hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình trong việc ngăn chặn, phát hiện,
xử lý hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời
hạn nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.
Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.”6
Từ những điều trên, có thể hiểu khái niệm “tham nhũng” gồm hai yếu tố “tham” và
“nhũng”. Tham là tham lam, hám lợi, vụ lợi, tư lợi; “nhũng” là lợi dụng quyền hạn,
chức trách được giao để hạch sách, nhũng nhiễu dân vì lợi ích của cá nhân, thỏa
mãn lòng tham. Trong phần lớn hành vi tham nhũng thì hai yếu tố này gắn bó với
nhau chặt chẽ. Để thỏa mãn lòng tham thì phải lợi dụng quyền hạn, chức trách để
hạch sách, nhũng nhiễu dân, thậm tệ hơn, có thể ức hiếp dân để vụ lợi. Quyền hạn,
chức trách bị lợi dụng, biến thành phương tiện để thỏa mãn lòng tham gồm: tham
lam vật chất, tinh thần, tiền tài, địa vị, danh vọng … Tuy nhiên, phổ biến và tập
trung nhất là tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng quyền hạn, chức trách để chiếm
đoạt tài sản của Nhà nước và của dân. Hành vi tham nhũng chỉ có thể được thực
hiện bởi những người có chức vụ quyền hạn. Mục đích của hành vi tham nhũng
phải là mục đích vụ lợi. Nếu người thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng.
Như vậy, có thể định nghĩa một cách khái quát tham nhũng là hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, đục khoét của công. Hiểu đơn giản nhất chính là ăn
cướp của dân.
Chương II. Sự nguy hại và tình hình của tham nhũng ở nước ta hiện nay
Sự nguy hại của tham nhũng ở nước ta hiện nay
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tham ô là hành động xấu xa
nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội… Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước
1.


6 Phan Khắc Nhưỡng, 2008, Hướng dẫn chi tiết thi hành luật thanh tra và các qui định mới nhất về công tác thanh
tra (giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí), nhà xuất bản lao động – xã hội, tr 506-507

3


nhà; hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng
của người cán bộ và công nhân.”7, “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở
trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống
giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình.”8
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực đời sống xã hội, họ có chức, có quyền, nắm
trong tay tài sản của đất nước, của nhân dân. Cán bộ, đảng viên dễ mắc bệnh lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tức là mắc bệnh tham nhũng, gây thiệt hại rất
lớn cho Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ rất sớm Đảng ta đã nhận
thức rõ tham nhũng là một sự nguy hại đến đất nước, tại Hội nghị đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (ngày 20-25 tháng 1-1994), Đảng ta chỉ rõ bốn nguy
cơ lớn đối với đất nước, đó là: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch
hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành
động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch”9. Đảng ta đã thẳng thắn thừa
nhận tham nhũng là một nguy cơ . Bởi vì trở thành Đảng cầm quyền, Đảng lãnh
đạo tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp
và các lĩnh vực đời sống xã hội. Đảng chịu trách nhiệm về cuộc sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, chịu trách nhiệm trước vận mệnh đất nước và dân tộc.
Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở
những điểm chính sau:
Tác hại về chính trị
Tham nhũng gây tác hại rất lớn trên các mặt, các lĩnh vực hoạt động của Đảng.

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước,
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nó làm biến chất bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm cho bộ máy của ta, từ
chỗ là của dân, do dân và vì dân, biến thành những cơ quan xa lạ đối với dân, thậm
chí đối lập với nhân dân. Nó làm cho nhiều cán bộ thoái hóa, biến chất, từ chỗ là
những “công bộc”, “đày tớ trung thành” của nhân dân trở thành những “ông quan
cách mạng” đứng trên dân, sách nhiễu nhân dân, lợi dụng chức, quyền đục khoét
của cải của nhân dân.
Tham nhũng sẽ làm cho quần chúng mất đi sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước và đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại
của Đảng và Nhà nước. Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một
sức mạnh vô cùng to lớn, bởi đây là Nhà nước của nhân dân xây dựng nên nó
7 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11,2002, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.110.
8 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6,2002, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr 495
9 />
4


không thể tồn tại nếu không được nhân dân ủng hộ. Năm 1992, tại Hội nghị lần thứ
ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đã nêu: “Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn
chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài. Những hiện
tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng” 10. Tháng 1-1994,
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “Tệ quan liêu,
tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên
làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với
Đảng, đối với chế độ bị xói mòn”11. Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp
tục khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất

bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân” 12. “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm
trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống
còn của chế độ ta"13.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục khẳng định:
“tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong
quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,
quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước,
tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách
giàu nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi
mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.14
Tham nhũng là nguy cơ của Đảng Cộng sản cầm quyền là một trọng tâm chú ý lợi
dụng của thế lực thù địch thù địch, để phá hoại Đảng, phá hoại sự nghiệp đổi mới,
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Điều này đã được Đại hội X của Đảng
nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một
bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm
trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục.
Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo
loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ
chính trị ở nước ta”15.
10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 1992, tr.26.
11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.68.
12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001,
tr.50.
13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001,
tr.67
14 Nghị quyết số: 21/NQ-CP Ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến
năm 2020, ban hành 12/05/2009

15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr.75.

5


Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật, là
nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước. Tác hại của tham
nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng
trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ làm tầm thường hoá hệ thống
pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữ vững, gây mất đoàn kết
nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân và là cơ hội để cho
kẻ thù phá hoại, xâm lược. Nếu các nhà hành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp
thì làm sao có thể duy trì được phép nước.
Nghị quyết số 14 ngày 15-5-1996 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống tham nhũng đã nêu khái quát tác hại của tệ tham nhũng như sau: Tình trạng
tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất
của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế
lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ” 16. Nghị quyết
số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn
ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính
chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân,
là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.17
Tham nhũng gây ảnh hưởng rất lớn đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, uy
tín, thanh danh của Đảng, đến mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, đến
tâm trạng chính trị, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, nguy hiểm nhất, là suy thoái biến chất về chính trị, tư tưởng và phẩm
chất đạo đức, lối sống. Đây là nguy cơ trực tiếp bên trong đối với sự kiên định chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, đối với con đường xã hội chủ nghĩa. Những kẻ tham nhũng chính là những
tên đầu xỏ trong việc làm tê liệt hệ thống hành pháp, làm cho Nhà nước trở thành
đối lập và gánh nặng cho công dân. Tham nhũng tất yếu dẫn đến phá hoại đội ngũ
cán bộ Nhà nước bởi vì những kẻ tham nhũng sẽ lừa dối và hư hoá cấp trên làm
cho bộ máy trở thành quan liêu, chúng sẽ tăng cường đưa thêm kẻ xấu vào guồng
máy và triệt hại đội ngũ viên chức chưa tốt. Những kẻ tham nhũng chính là những
tên phá hoại từ bên trong của hệ thống hành pháp quốc gia.
Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ
quản lý nhất định của Nhà nước. Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Nhân dân
16 Ban Nội chính Trung ương, Một số văn bản của Đảng về phòng, chống tham nhũng, nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, 2005, tr.204-205.
17 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia, tr 142.

6


chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng. Tình trạng tham nhũng lại là
một trở lực lớn đối với quá trình này. Quan điểm và tư duy đổi mới cùng với cơ
chế, pháp luật đúng đắn, phù hợp đã bị tệ tham nhũng làm cho méo mó. Đối tượng
tham nhũng đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để thực hiện hành
vi tham nhũng. Kẻ tham nhũng lợi dụng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và
các biện pháp khác để dọa dẫm, đòi hối lộ của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Cơ chế,
chính sách trở thành công cụ để thực hiện những lợi ích cá nhân.
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, tham nhũng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nếu
chúng ta không có biện pháp kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.
Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động.
Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn
mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với

nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của
nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX chỉ
rõ: “... Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là
tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm
chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm
trọng...”18.
Chính với những tác hại to lớn kể trên cũng như nhiều tác hại do bệnh tham nhũng
tạo ra, nhiều nước đã coi tham nhũng là quốc nạn của đất nước, là giặc nội xâm
nguy hiểm. Trong các văn kiện đại hội VIII, IX Đảng ta khẳng định: Nạn tham
nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính
trị.
Tác hại về kinh tế
Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của
công dân.Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội
kéo lùi sự phát triển tuỳ theo quy mô và mức độ gây hại của nó. Tham nhũng đã
gây thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đô la của Nhà nước.
Những thiệt hại về kinh tế mà tham nhũng gây ra cho nước ta có thể kể đến là:
- Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong xây dựng cơ bản do phải
chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các
chi phí khác. Mặt khác do tham nhũng mà một số lượng lớn tài sản của Nhà nước
bị thất thoát do các hành vi tham ô, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt...
Trong đó, những sai phạm trong lĩnh vực đất đai chiếm một số lượng đáng kể.
Theo dõi thông tin báo đài ta biết được mộ số vụ nổi bật như vụ án Nguyễn Đức
Vận lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong việc quản lý và
sử dụng đất tại Đồ Sơn – Hải Phòng, vụ án vi phạm các quy định cho vay trong
18 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2004, tr.188.

7



hoạt động của tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh gây thiệt hại
410 tỉ đồng, vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ngân hàng
SeaBank gây thiệt hại 310 tỉ đồng, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm xảy
ra tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Chi nhánh Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh
và Ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh, khởi tố về tội danh lừa đảo,
chiếm đọat tài sản, cho vay nặng lãi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ…Đây chỉ là một số vụ án đã được phanh phui, thiết nghĩ sẽ còn rất
nhiểu kẻ tham nhũng đang lộng hành, ăn cướp của dân mà vẫn chưa đưa ra được
phá luật.
Đó là những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng năm
của nước ta. Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của
Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực
hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt
hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của
công dân. Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu
đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành
công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có
thể thực hiện được công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng
nhận, hoặc các loại giấy tờ khác... Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất
bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra
thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất
thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.
Một số cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách
không dựa trên yêu cầu mang lại lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội mà chỉ nhằm
mưu cầu lợi ích cho cá nhân. Vì lợi ích cá nhân của mình hay của một nhóm người,
một số doanh nghiệp đã đầu tư mua, nhập khẩu những dây chuyền sản xuất, máy
móc, thiết bị, phương tiện, tàu thủy rất lạc hậu, cũ nát mang về không thể sử dụng
được do công nghệ đã quá cũ hoặc tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu hoặc thải ra quá

nhiều các chất độc hại, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.
- Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua
thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên do tệ tham
nhũng, hối lộ mà một số doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản thuế ít hơn nhiều so với
khoản thuế thực tế phải nộp. Điều này đã làm thất thoát một lượng tiền rất lớn
hàng năm. Hối lộ cũng dẫn đến những thất thoát lớn trong việc hoàn thuế, xét miễn
giảm thuế…
Tham nhũng, nhất là hành vi tham ô tài sản đã làm cho một số lượng lớn tài sản
công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức. Trong một số cơ
8


quan, tổ chức đã hình thành các đường dây tham ô hàng tỷ, thậm chí hàng ngàn tỷ
đồng của Nhà nước.
Tham nhũng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các công trình xây dựng. Do
tham nhũng mà một số công trình xây dựng như các công trình cầu đường, nhà cửa
kém chất lượng. Điều này không chỉ gây nguy hiểm đáng kể cho cuộc sống của
người dân khi sử dụng các công trình này mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, làm giảm đáng kể
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính tham nhũng khiến chi phí của các
doanh nghiệp toàn cầu tăng 10%, trong khi chi phí giao dịch tại các nước đang
phát triển tăng thêm tới 25%. Số tiền tham nhũng của quan chức trên toàn thế giới
mỗi năm lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Do tệ nạn tham nhũng mà nhiều doanh nghiệp
tuy không có đủ thực lực và uy tín nhưng nhờ “hối lộ” mà vẫn giành được những
hợp đồng kinh tế lớn. Điều đó không chỉ làm mất lòng tin của các doanh nghiệp
làm ăn chính đáng trong cạnh tranh lành mạnh mà còn dẫn đến nhiều hậu quả xấu
khác như chất lượng công trình kém, làm suy thoái phẩm chất của một số cán bộ,
công chức, viên chức, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư…

Tác hại về xã hội
Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức
xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Trước những lợi ích bất chính
đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã
không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng. Cán bộ, công
chức khi thực hiện hành vi tham nhũng đã không còn làm việc vì mục đích phục vụ
sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân mà hướng tới việc thu được các lợi ích bất
chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức
nghề nghiệp. Điều đáng báo động là một số cán bộ, công chức coi việc tham nhũng
trở thành bình thường. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo
đức một cách nghiêm trọng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo
đức, lối sống thể hiện trước hết ở tư tưởng hưởng thụ, quá coi trọng đồng tiền, tư
tưởng vụ lợi, làm giàu bất chính… Những tư tưởng này đang làm suy thoái một bộ
phận cán bộ có chức, có quyền. Xuất phát từ những tâm lí này mà một số cán bộ,
đảng viên đã lợi dụng công việc, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để đòi hối lộ,
tham ô tài sản. Đặc biệt là những cán bộ công tác trong các lĩnh vực tài chính, tiền
tệ, cấp phát vốn, thanh tra, kiểm toán cũng như các lĩnh vực có liên quan đến
nguồn vốn ngân sách hay vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi…
Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng cũng có khi là giáo viên, bác sỹ,
9


những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội – những
người xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
Tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng trưởng tệ nạn xã hội.
Để công việc không bị cản trở những kẻ phạm pháp tìm cách mua chuộc cán bộ,
nhân viên, thành viên chính quyền. Nếu những viên chức này tham nhũng hành vi
những kẻ phạm pháp được che chở và trở thành “hợp pháp hoá”. Người dân hàng
ngày chứng kiến những hành vi phạm pháp nhưng không bị trừng phạt, dần dần họ

quen thuộc với những hành vi này và cuối cùng trở thành bình thường hoá trong xã
hội. Khi xã hội bị tham nhũng thống trị tệ nạn xã hội tăng trưởng, những viên chức
thay vì bảo vệ luật pháp lại nhận tiền hối lộ bao che những kẻ phạm pháp, người
dân trước kia được viên chức tận tình giúp đỡ những khi cần thiết nay bị hạch sách
đủ điều khi không có quà bồi dưỡng... Qua những hành động trên các viên chức đã
phá lề luật đạo đức qui định trong xã hội. Do đời sống ngày càng khó khăn do
tham nhũng gây nên, để sống còn người dân lương thiện cũng phải bất chấp làm
mọi việc, kể cả những việc phản đạo đức như buôn bán hàng giả, hàng lậu... Mối
liên hệ, cách đối xử giữa con người với nhau trong xã hội bị thay đổi, giá trị luân
lý, đạo đức trước kia bị mất hiệu lực. Khi “một người chỉ vì chính bản thân mình”
trong xã hội sẽ phát sinh hàng chục triệu lề luật đạo đức khác nhau, sự mạnh yếu
của mỗi lề luật lệ thuộc vào quyền lực của chủ nhân lề luật đạo đức đó. Từ khi lọt
lòng mẹ trẻ nhỏ đã chứng kiến những “lợi lộc do chức vụ đem lại” hay những
“chạy chọt” nhằm hoán chuyển việc làm bất hợp pháp trở thành hành vi chính
nghĩa của cha mẹ, người thân, họ hàng, hàng xóm... Khi đi học đến trường phải
tặng quà, phải đi học kèm thêm ở nhà thầy cô mới được điểm tốt... Những “tục lệ”
này được hấp thụ từ ấu thơ nên đối với chúng là chuyện thường tình “có tiền mua
Tiên cũng được” và “không mày đố thầy dạy ai?”, học trò đương nhiên trở thành
“khách hàng” của thầy cô giáo vì “khách hàng là vua” nên học trò không nhất thiết
phải cố gắng học hành nhưng vẫn được điểm cao. Khi lớn lên chúng sẽ bắt chước
người lớn phạm pháp vì “cha mẹ chúng sẽ dùng tiền biến mọi việc thành chính
nghĩa!”.
2. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay

Ngày 27 tháng 1 năm 2016, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số
Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2015, xếp hạng 168 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa
trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia trong nước về tham nhũng trong
khu vực công.
Năm nay, điểm số của Việt Nam tiếp tục là 31/100 điểm, đứng thứ 112/168
trên bảng xếp hạng toàn cầu.

10


Năm

Điểm

Xếp hạng

2015

31/100

112/168

2014

31/100

119/175

2013

31/100

116/177

2012

31/100


123/176

Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam19
Việt Nam không có cải thiện về điểm số CPI trong bốn năm liên tiếp (từ
năm 2012) và tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng trong khu vực
công được cho là nghiêm trọng.
Cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới nạn tham nhũng cũng phát
triển và có xu hướng gia tăng. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội
về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, buôn lậu ngày 10-10-1996 chỉ
rõ: “Tình hình tham nhũng, buôn lậu vẫn diễn ra phức tạp, có nơi, có lúc có chiều
hướng gia tăng, với những thủ đoạn hết sức tinh vi và trắng trợn, có trường hợp
câu kết, móc nối ngang dọc giữa các phần tử thoái hoá, biến chất trong các cơ quan
nhà nước và ngoài xã hội, tạo thành dây rất khó phát hiện. Thực trạng đó, làm cho
công tác chống tham nhũng, tiêu cực, buôn lậu hết sức khó khăn”.
Nếu tại đại hội VIII Đảng ta khẳng định: “Nạn tham nhũng ... chưa ngăn chặn
được”20; Nghị quyết Trung ương sáu (lần 2) khoá VIII lại nhấn mạnh: “Tình trạng
tham nhũng ... của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm
trọng hơn”21. Tại Đại hội IX Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng tham nhũng ... ở một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài
trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ
lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” 22. Tại Đại hội X, Đảng lại nhấn mạnh: “Tệ
tham nhũng diễn ra nghiêm trọng”23.
Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” khẳng định: “Tham nhũng, lãng phí
19 Towardstransparency.vn – chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI
20 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhà xuất bản Chính trị quốc
gia;1996; tr.64.
21 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, 1996, tr.24.

22 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản Chính trị quóc gia, 1996
tr.76.
23 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản Chính trị quóc gia, 1996,
tr.21.

11


vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi
rộng, tính chất phức tạp”24. Đến Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Tình trạng suy
thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng” 25, và đến Hội nghị
Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ trong “một bộ phận không nhỏ”, đó “có những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp…”. Từ đó, Nghị
quyết Trung ương 4 (khoá XI) chỉ ra một số vấn đề cấp bách cần tập trung giải
quyết: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một phần không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”26.
Qua các văn kiện trên có thể thấy mức độ nguy hiểm, tinh vi của nạn tham nhũng
tăng theo từng năm và ngày càng nghiêm trọng hơn, Đảng ta cũng đã nhận thức
được điều đó. Sau đây là một số số liệu để chứng minh cho thực trạng này
Trong Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hộ
X của Đảng nêu:“ Trong 4 năm (2007-2010), toàn ngành Thanh tra triển khai
53.954 cuộc thanh tra, đã kết thúc 48649 cuộc. Qua thanh tra phát hiện nhiều tổ
chức cá nhân có hành vi vi phạm trên các lĩnh vực, kiến nghị xứ lý kỷ luật hành
chính đối với 1300 tập thể, 11022 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 439 vụ
việc. Qua thanh tra phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế 47364 tỷ đồng,
7028236 USD; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 18035 tỷ đồng, 993978
USD; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét

xử lý 21807 tỷ đồng.27
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2015, toàn ngành đã triển khai hơn
6.500 cuộc thanh tra hành chính và hơn 243.600 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành. Qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện vi phạm với hơn 97.400 tỷ
đồng, gần 16.460 ha đất, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 24.000 tỷ
đồng và hơn 6.700 ha đất.28
Thông tin trên được đưa ra tại họp báo quý một, tổ chức ngày 14-4, tại Hà
Nội.Trong quý một vừa qua, toàn ngành thanh tra đã triển khai 1.553 cuộc thanh tra
hành chính và 33.927 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát
hiện vi phạm về kinh tế 23.351,4 tỷ đồng và 1.973,5 ha đất; trong đó đã kiến nghị
thu hồi về ngân sách nhà nước 731,5 tỷ đồng và 335,6ha đất; xuất toán, loại khỏi giá
24 Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Hội Nghị lần thứ ba, BCH TW (khoá X), Nxb CTQG, H.2006, tr.12.
25 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr 29.
26 Ban Tuyên giáo Trung ương, Sđd. tr.36.
27 Văn phòng Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng,2012 Ban chỉ đạo và văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Tr 127
28
chuyên mục thời sự- chính trị, Hơn 320 cuộc gọi, tin nhắn tố giác tham nhũng trong 25
ngày. 21:57' 7/1/2016.

12


trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý 22.619,9 tỷ đồng và
1.637,9ha đất; ban hành 60.661 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số
tiền 642,7 tỷ đồng.29
Từ những năm 2001 trở lại đây, xuất hiện nhiều vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam
có yếu tố nước ngoài được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử như: Vụ Lê Minh
Hoàng, nguyên Giám đốc Sở điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, vụ Đặng Nam
Trung tham ô tài sản; vụ PMU18 mảng tội danh kinh tế, tham ô tài sản, vụ cố ý

làm trái, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin), vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái xảy ra tại Cong ty trách
nhiệm hữu hạn sửa chữa tàu biển Vinalines, thuộc tổng công ty hàng hải Việt
Nam..
Với những con số khủng khiếp như vậy, nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay là
đáng báo động, là vấn đề nhức nhối, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nó xảy ra ở nhiều nơi thuộc các cấp, các ngành, các lĩnh vực đời sống xã hội như:
sản xuất kinh doanh; đầu tư xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu; tài chính, ngân hàng;
quản lý, sử dụng đất đai; thực hiện chính sách xã hội; nông nghiệp, phát triển nông
thôn; y tế, giáo dục, Quân đội, Công an, các ngành tư pháp, sử dụng nguồn vốn
ODA ... với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, những thủ đoạn tinh vi. Nó thâm nhập
cả vào một số lĩnh vực từ xưa đến nay luôn được coi trọng, như: Giáo dục, Y tế,
thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và có công với nước, xoá đói, giảm
nghèo, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai.
Chương III Công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
1. Mô hình cơ quan chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, tại điều
73 qui định: “Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng
Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc họat động
phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng chóng tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên
trách”30. Theo nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH 11, ngày 28-8-2006 cua ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Ban Chỉ đạo Trung ương đã được thành lập và bắt đầu
họat động từ tháng 10-2006, với chức năng “chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc
công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước”. Thủ tướng chính phủ Trưởng ban Chỉ đạo và Phó Thủ tướng Chính phủ - Phó Trưởng ban Chỉ đạo
29 chuyên mục thời sự- chính trị, Phát hiện hơn 3,1 tỷ đồng tham nhũng trong ba tháng đầu
năm. 20:55' 14/4/2016.
30Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí Luật phòng chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành, nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, 2006, tr 177


13


Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2007.
Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) của Đảng ra Nghị quyết kết luận: Ban Chấp
hành trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm
Trưởng ban; lập lại ban nội chính trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban
đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng.31
- Các cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng
Các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng tại Thanh tra Chính phủ
(Cục Chống tham nhũng), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Tực hành quyền
công tố và kểm sát điều tra án tham nhũng), Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về tham nhũng) đã được thành lập, sớm kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh họat
động nghiệp vụ, từng bước phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng thanh tra, điều
tra, truy tố các vụ việc, vụ án tham nhũng.32
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định trách nhiệm của Thanh tra
Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, là những cơ quan có vai trò quan trọng
trong công tác đấu tranh chống tham nhũng. Riêng Thanh tra Chính phủ, Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định thêm một số trách nhiệm với vai trò
là đầu mối trong việc theo dõi, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định cụ thể
nội dung phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện
kiểm sát, toà án trong đấu tranh chống tham nhũng như: trao đổi thường xuyên
thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ
sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; tổng hợp, đánh

giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống
tham nhũng. Các quy định nêu trên vừa quy định phương thức phối hợp công tác
giữa các cơ quan trong đấu tranh chống tham nhũng, vừa tạo cơ chế ràng buộc,
giám sát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan để tránh tình trạng có thể bỏ lọt
vụ việc tham nhũng trong quá trình hoạt động của các cơ quan này.
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng
được thể hiện trong nhiều văn bản. Ví dụ: Thông tư Liên tịch số 03/2006/TTLT
ngày 23-5-2006 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý
các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố; Thông tư liên
31 Tư liệu- Văn kiện, Khóa XI, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI. Cập nhật lúc 11h15 - Ngày 26/09/2015
32 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia, tr 193195

14


tịch số 2462/2007/TTLT ngày 19-11-2007 của Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an,
Bộ Quốc phòng về chế độ trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống tham
nhũng...
Hiện nay, nhiệm vụ chống tham nhũng được giao cho nhiều cơ quan khác
nhau, với nguyên tắc toàn bộ các cơ quan nhà nước, toàn thể hệ thống chính trị và
cả xã hội có trách nhiệm tham gia đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, do các
nỗ lực chống tham nhũng của các cơ quan còn mang tính riêng lẻ, thiếu sự thống
nhất và phối hợp nên hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn
chế.
2. Công tác phòng ngừa tham nhũng
Phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam được coi là một hình thức chống tham nhũng
căn bản, nền tảng cho toàn bộ hệ thống các biện pháp chống tham nhũng. Nhận

thức này hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn. Phòng ngừa tham nhũng đòi hỏi ít chi
phí hơn và mang lại hiệu quả rộng lớn, lâu dài hơn, tuy nhiên, lại đòi hỏi phải nổ
lực kiên trì, toàn diện từ phía các chủ thể có trách nhiệm. Phòng ngừa tham nhũng
có thể chia thành hai hình hình thức nhỏ hơn và với hai loại họat động tương ứng,
đó là phòng và ngừa. hình thức phòng được thực hiện qua các họat động hoàn thiện
hệ thống thể chế, thiết chế, nhằm xóa bỏ mọi cơ hội tham nhũng. Hình thức ngăn
ngừa tham nhũng được thực hiện qua việc công khai hoạt động của cơ quan nhà
nước, tăng cường sự tham gia của báo chí và nhân dân trong giám sát họat động
quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế thanh tóan nhằm gia tăng khả năng kiểm soát của
Nhà nước đối với các giao dịch trong nền kinh tế quốc dân. Mục đích của họat
động này là ngăn ngừa các hành vi lợi dụng sơ hở của pháp luật, sơ hở trong quản
lý kinh tế để trục lợi hoặc vì vụ lợi.
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi. bổ sung năm 2007 33 qui định
các biện pháp phòng ngừa tham nhũng bao gồm:
1. Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
2. Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
3. Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác
của cán bộ, công chức, viên chức
4. Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
5. Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra
tham nhũng
6. Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán
nhằm phòng ngừa tham nhũng

33 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010, tr
14-45

15



Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện đồng bộ và khá
toàn diện, đang từng bước phát huy tác dụng
2.1 Công khai , minh bạch trong họat động của cơ quan, tổ chức đơn vị.
Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai,
minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước. Với việc công khai minh bạch trong hoạt
động tại các cơ quan Nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết được các quyền và
nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật cũng
như đòi hỏi cơ quan Nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các
quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn
trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm
quyền mà pháp luật quy định, bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay
lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý.
Luật phòng, chống tham nhũng đưa ra các nguyên tắc cũng như thể chế hoá để bảo
đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc đó. Bên cạnh đó Luật phòng, chống tham
nhũng quy định công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể,
những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
- Về nguyên tắc công khai:
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định chính sách, pháp luật và việc
tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được tiến hành công khai, minh bạch,
bảo đảm công bằng, dân chủ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động
của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy
định của Chính phủ.34
Đây là một bước tiến rất lớn trong quá trình công khai hoá hoạt động của bộ máy
nhà nước. Trước đây, Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 cũng coi công khai
là biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng nhưng chỉ giới hạn trong
phạm vi rất hẹp, đó là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến giải
quyết công việc của công dân.
- Về hình thức công khai:
Để công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Luật

phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã quy định 7 hình thức công khai, bao gồm:
“- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Đưa lên trang thông tin điện tử;
34 Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí Luật phòng chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành, nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, 2006, tr 146

16


- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”35
Dựa trên những hình thức này, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lựa chọn sử dụng
một hoặc một số hình thức phù hợp. Quy định cụ thể như vậy để tránh việc cơ
quan, tổ chức đơn vị thực hiện công khai một cách hình thức, tuỳ tiện và né tránh
công khai sự thật.
Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương đẩy mạnh việc công khai, minh
bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với cải cách thủ tục
hành chính, phát huy dân chủ; tập trung vào lĩnh vực đâu tư xây dựng, quản lý đất
đai, tài chính ngân sách, tài sản công, công tác tổ chức – cán bộ, công tác thanh tra
kiểm toán…Tăng cường việc phân cấp quản lý cho địa phương, giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chưc kinh tế, các
đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Chính
phủ tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, phát hiện và xử lý nghiêm các
trường hợp sai phạm.36
Công khai, minh bạch trong họat động của cơ quan, đơn vị, tổ chức đã có chuyển
biến mạnh mẽ như công khai, minh bạch trong đời sống chính trị (hoạch định
đường lối, chính sách, pháp luật, họat động chất vấn, trách nhiệm giải trình…),

chương trình mục tiêu quốc gia, về tài chính và ngân sách nhà nước, trang mua
sấm công, quy hoạch cán bộ, quy hoạch dự án, quy hoạch sử dụng đất. Việc công
khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng đã tạo điều kiện thuận lợi để
người dân, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng nắm bắt thông tin về họat động
của các cơ quan nhà nước và giám sát công tác phòng, chống tham nhũng. Các bộ,
ngành địa phương đã bổ sung, hoàn thiện các qui định về quản lý cán bộ nhằm bảo
đảm công khai, minh bạch trong công tác này, nhất là việc bổ nhiệm, tuyển dụng
cán bộ, công chức, giới thiệu cán bộ ứng cử vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, công tác thi tuyển, tiếp nhận cán bộ,
công chức đã được quan tâm chấn chỉnh; công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện,
xử lý các hành vi tham nhũng đã được chú trọng; ban hành quy định về phân cấp
quản lý cán bộ theo hướng đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ
và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, công khai, dân chủ trên một số mặt họat động còn nhiều hạn chế (như
họat động cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, đầu tư dự án, xây dựng…).
Vẫn còn tình trạng làm dụng các qui định về bí mật Nhà nước để không thực hiện
việc công khai, minh bạch. Qua kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai,

35 Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí Luật phòng chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành, nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, 2006, tr 147
36 Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, 2012, Ban Chỉ đạo và văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng (2006-2011), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr120

17


minh bạch tại 23522 cơ quan đơn vị đã phát hiện 1704 cơ quan, đơn vị có vi phạm
qui định về công khai, minh bạch trong hoạt động37
2.2 Xây dựng thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn:
Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên quan đến việc sử

dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước. Việc thực hiện một cách tuỳ tiện và trái
phép các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tài sản của Nhà nước bị
thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi ích vật chất rơi vào một số ít người, thực chất đó
là sự hưởng lợi bất chính của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc những
người có quan hệ thân quen với người có chức vụ, quyền hạn. Đây chính là hành vi
tham nhũng cần ngăn chặn.
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã đưa ra các quy định nhằm bảo đảm
cho việc ban hành, chấp hành quy định từ việc xây dựng, thực hiện cũng như chế
độ, trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra vi phạm.
Luật phòng, chống tham nhũng quy định về việc xây dựng, ban hành và thực hiện
các chế độ, định mức, tiêu chuẩn như sau:
“- Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
+ Công khai các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quyền lợi đối với
từng loại chức danh trong cơ quan mình;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ
chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ vào quy định tại khoản 1
Điều này hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị mình;
- Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
trái pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành và xử lý kịp
thời hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
- Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
- Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần
giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ, định mức,
tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá.

- Người cho phép thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật
thấp hơn mức quy định phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng
thấp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên
37 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia,tr 198

18


môn - kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được
hưởng lợi”38
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ và ngành, địa phương đẩy
mạnh việc rà soát cơ chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định
về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là một số lĩnh vực dễ
phát sinh tham nhũng như: đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng, quản lý, sử sụng tài
sản công…; đồng thời yêu cầu các bộ ngành, địa phương chú trọng thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các qui định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Tính đến 2010 trong cả nước đã ban hành mới hơn 16200 văn bản, sửa đổi, bổ
sung, hủy bỏ 5684 văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
trên các lĩnh vực.39 Các quy định về tiêu chuẩn, định mức cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước; tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp; tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ; tiêu chuẩn, định mức và
chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, công ty nhà nước đã được ban hành.
Nhìn chung các cấp, các ngành đã đẩy mạnh rà soát, xây dựng, thực hiện chế độ,
định mức, tiêu chuẩn, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản
nhà nước, góp phần tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều chế độ, định mức, tiêu chuẩn chậm được sửa đổi, bổ sung nên không phù
hợp với thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các quy định về chỉ tiêu tài chính. Tình
trạng vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Qua tiến
hành 35753 cuộc kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu

chuẩn phát hiện 897 vụ vi phạm, đã xử lý kỷ luật 1015 cán bộ, công chức, viên
chức; xử lý hình sự 64 cán bộ, công chức, viên chức.40
2.3 Xây dựng, thực hiện các Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc
chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.
Các nước trên thế giới mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng về cơ bản, việc
thực hiện quyền lực công đều phải thông qua hoạt động công vụ của đội ngũ công
chức. Vì vậy, để chống tham nhũng, không có cách gì tốt hơn là tăng cường kiểm
soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể là tác động vào đội ngũ cán bộ,
công chức và quá trình thực hiện công vụ. Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, cần
kiểm soát cả những quan hệ xã hội của họ, những quan hệ có nguy cơ bị lợi dụng
và nảy sinh tham nhũng.
Thự hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật phòng chống tham nhũng về việc xây
dựng, thực hiện quy tắc ứng xử. quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đảng viên, cán
38 Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí Luật phòng chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành, nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, 2006, tr 157-159
39 Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, 2012, Ban Chỉ đạo và văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng (2006-2011), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr121
40 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia,tr 199

19


bộ công chức, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chủ trì xây dựng, trình Bộ Chính trị
ban hành Quy định số 115-QĐ/TW ngày 7-2-2007 về những điều đảng viên không
được làm; Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg về việc
tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử
dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức; Bộ Nội vụ ra Quyết
định số 03/2007/QĐ-BNV về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
Hầu hết các cơ quan ở trung ương và các địa phương đã ban hành qui tắc ứng xử

của cán bộ, công chức, viên chức. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp đã xây dựng và phát động thực hiện quy tắc đạo đức nghề
nghiệp. Đã có 265 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị
với tổng giá trị trên 1439 triệu đồng; nhiều cán bộ, công chức kiên quyết không
nhận quà tặng liên quan đến nhiệm vụ, công vụ và không nhận hối lộ. Riêng lực
lượng Công an đã có hơn 57000 lượt cán bộ, chiến sĩ không nhận hối lộ. 41 Tuy đã
đạt một số kết quả nhất định, nhưng thực tế một số cán bộ, công chức trong thực
hiện nhiệm vụ, công vụ vẫn còn nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhân dân, nhất là
tại cấp cơ sở. Qua tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của 13204 cơ
quan, tổ chức tại 5 bộ, ngành và 31 tỉnh thành phố trên cả nước cũng đã phát hiện
và xử lý 2510 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.42
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP về chuyển đổi vị trí công
tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để các bộ, ngành, địa phương trên cả nước
thực hiện. Đến nay 100% các cơ quan, tổ chức ở trung ương đã hoàn thành việc
xây dựng và ban hành quy định danh mục các vị trí công tác cần phải chuyển đổi.
Theo báo cáo của Chính phủ trong năm 2008 có 10 cán bộ, ngành đã ban hành
danh mục các vị trí công tác phải chuyển đổi và đã chuyển đổi vị trí 768 người,
năm 2009 có thêm 10903 người, ở địa phương chuyển đổi 12483 người, đến năm
2010 có 38/38 bộ, cơ quan, bộ, ngành ban hành danh mục chuyển đổi và đã
chuyển đổi được 20000 người. Các vị trí công tác được chuyển đổi chủ yếu liên
quan đến người dân, doanh nghiệp, có tác dụng phòng ngừa tình trạng lợi dụng các
mối quan hệ công tác để vụ lợi.43
2.4 Minh bạch tài sản, thu nhập
Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả kê khai tài sản trong 3 năm (2008-2010) 44
như sau:
41 Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, 2012, Ban Chỉ đạo và văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng (2006-2011), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr122
42 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia,tr 200
43 Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, 2012, Ban Chỉ đạo và văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng (2006-2011), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr122-123

44 Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, 2012, Ban Chỉ đạo và văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng (2006-2011), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr123

20


+ Năm 2008; có 17 bộ, ngành và 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn
thành, với 313317 người kê khai (lần đầu)
+ Năm 2009, có 32 bộm ngành và 27 địa phương đã hoàn thành, với 388404 người
kê khai lần đầu và 238455 kê khai bổ sung; đã xác minh 606 trường hợp kê khai
của năm 2008.
+ Năm 2020 có 32 bộ, ngành và 24 địa phương đã hoàn thành, với 105070 người
kê khai lần đầu và 514524 người kê khai bổ sung, đã xác minh 788 trường hợp của
năm 2009.
+ Các bộ, ngành, địa phương khác tuy chưa hoàn thành 100% nhưng kết quả kê
khai lần đầu bình quân đạt 97%, kê khai bổ sung đạt 90%.
Cho đến nay, hệ thống minh bạch tài sản ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở kê khai tài
sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ tài
sản, thu nhập của cán bộ, công chức.
Sau khi chính phủ ban hành Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9-3-2007 về minh
bạch tài sản, thu nhập, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 2442/2007/TTTTCP ngày 13-11-2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/NĐCP gày 9-3-2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, và Chính phủ ban
hành Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 37/2007/NĐ-CP, các bộ ngành địa phương đã tích cực triển khai
thực hiện còn chưa đồng đều, có nơi triển khai thực hiện chậm, có nơi gặp khó
khăn, vướng mắc do nhận thức của các cấp, các ngành chưa nhất quán, chưa thấy
rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Nhưng sau đó với việc tăng cường
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của cơ quan chức năng và việc Chính phủ ban hành
văn bản phê bình một số bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện thì
việc kê khai tài sản đã có tiên bộ rõ rệt và dần đi vào nền. Mặc dù cò nhiều hạn
chế, hiệu quả thấp nhưng việc kê khai tài sản, thu nhập đã có tác động tích cực đến

nhận thức và hành động của cac cấp, các ngành, của cán bộ, công chức về trách
nhiệm minh bạch tài sản, thu nhập và có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất
định, giúp cho công tác quản lý cán bộ, đảng viên được chặt chẽ hơn.
2.5 Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
Đề cao trách nhiệm người đứng đầu là một yếu tố quan trọng trong quản lý
nhà nước và chống tham nhũng nói riêng.
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã khẳng định lại nguyên tắc: “Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách” 45. Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định việc loại trừ trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong những trường hợp bất khả kháng,
những hành vi tham nhũng vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của người lãnh đạo
45 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Sđd, tr. 41

21


quản lý, trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần
thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.Ngoài ra, Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2005 quy định nguyên tắc về việc xử lý đối với người đứng đầu
và cá nhân có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước để
xảy ra hành vi tham nhũng thì được thực hiện theo quy định của Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2005 này và điều lệ, quy chế của tổ chức đó.
Cụ thể hóa những quy định trên của Luật phòng, chống tham nhũng, ngày 22-92006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là
Nghị định 107)46 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý,
phụ trách. Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 08/2007/TT-BNV hướng dẫn việc xử
lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng đối với các đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có sử dụng

ngân sách, tài sản Nhà nước47. Một số bộ, ngành địa phương ban hành văn bản cụ
thể hóa việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
“Trong 5 năm cả nước có 678 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị
xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 101
trường hợp. Một số tỉnh thành bị xử lý nhiều người đứng đầu là Quảng Nam (77
người), Bình Thuận (46 người), Bắc Giang (41 người)…”48
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh vấn
đề trách nhiệm của người đứng đầu thể hiện ở giải pháp: Thực hiện phân công,
phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản
lý. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm của người
đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và căn cứ vào kết quả thực hiện chức trách
đó để đánh giá cán bộ, công chức.49
2.6 Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán
Quản lý là phương diện hoạt động quan trọng và sôi động nhất của bộ máy Nhà
nước, diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ảnh hưởng đến quyền lợi
của mọi người dân. Đây cũng là nơi tình trạng tham nhũng xảy ra nhiều nhất. Đó là
lý do mà cải cách hành chính luôn là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà
nước ta trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân như đã được ghi nhận
trang trọng tại Hiến pháp năm 1992; sửa đổi, bổ sung năm 2001. Cải cách hành
46 Phan Khắc Nhưỡng, 2008, Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thanh tra và các qui định mới nhất về Công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí; nhà xuất bản Lao động – Xã hội, tr 549.
47 Phan Khắc Nhưỡng, 2008, Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thanh tra và các qui định mới nhất về Công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí; nhà xuất bản Lao động – Xã hội, tr 555
48 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia,tr 202
49 Ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020

22



chính là công việc có tính chất thường xuyên, lâu dài, liên tục với mục tiêu xây
dựng một nền hành chính trong sạch, hiện đại, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực và
thể hiện tính phục vụ. Cải cách hành chính bao gồm rất nhiều nội dung phong phú
và toàn diện, từ cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng cán bộ công
chức, quản lý tài chính công...
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 chỉ đề cập đến một số khâu quan trọng
cần lưu ý trong quá trình tiến hành cải cách hành chính để góp phần phòng ngừa
tham nhũng. Trong đó có nội dung Nhà nước thực hiện cải cách hành chính nhằm
tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đẩy
mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các
cấp chính quyền địa phương; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan
nhà nước; công khai, đơn giản hoá và hoàn thiện thủ tục hành chính; quy định cụ
thể trách nhiệm của từng chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 56).50
Thực hiện quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP
ngày 7-1-2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoáng X về đẩy
mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà
nước đặt ra yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh công tác rà soát thủ
tục hành chính để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phù
hợp; công khai các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa
liên thông” trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp đến cấp
xã, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào quản lý hành chính.
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định có tính chất định hướng
cho các cơ quan nhà nước áp dụng khoa học - công nghệ trong quản lý nhằm giảm
bớt cơ hội và nguy cơ xảy ra tham nhũng, nhất là việc tiếp xúc trực tiếp giữa người
quản lý và người bị quản lý trong những trường hợp không cần thiết trong Điều 57
Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý.
Một giải pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng nữa mà Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005 có quy định đó là vấn đề đổi mới phương thức thanh toán trong

điều 58. Hiện nay, về cơ bản nền kinh tế của chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt,
các giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, rất khó kiểm soát, kể cả các khoản thu nhập
của cán bộ, công chức từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, cùng với việc áp dụng khoa
học - công nghệ trong quản lý, cần phải đổi mới phương thức thanh toán để kiểm
soát chặt chẽ hơn các giao dịch, nhất là những khoản chi có sử dụng ngân sách nhà
nước và các khoản chi liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm sự
minh bạch trong các nguồn thu nhập của họ.

50 Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí Luật phòng chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành, nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, 2006, tr 170

23


Vấn đề cải cách hành chính cũng được đề cập rất cụ thể trong Chiến lược quốc gia
phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, đặc biệt là trong nhóm giải pháp về tăng
cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực
hiện pháp luật và giải pháp về hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất
lượng thực thi công vụ.
Công tác cải cách hành chính trong 5 năm qua có nhiều tiến bộ, nhất là việc thực
hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
giai đoạn 2007-2010 (đề án 30). Đến nay Chính phủ đã hoàn thành giai đoạn 2 của
đề án 30 thông qua việc ban hành nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2-6-2010 đơn
giản hóa 5000 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của 24 bộ,
ngành làm cơ sở thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. “Đã có
100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố công khai bộ
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Quá trình đơn giản hóa thủ tục
hành chính thông qua đề án 30 đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận: tập
hợp, xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính áp dụng
tại bốn cấp chính quyền với hơn 5400 thủ tục hành chính, trên 9000 văn bản quy

định; đồng thời chuẩn hóa thu gọn từ 10000 bộ thủ tục cấp xã, 700 bộ thủ tục hành
chính cấp huyện xuống còn 63 bộ thủ tục hành chính cấp xã 63 bộ thủ tục hành
chính cấp huyện để thực hiện tại 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương” 51. Thủ
tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương
qua tài khoản. “Đến nay cả nước đã có 43953 cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân
sách đã trả lương qua tài khoản, đạt tỷ lệ 54%”52.
3. Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng
3.1 Công tác phát hiện tham nhũng
Phát hiện tham nhũng là việc tìm ra vụ việc tham nhũng và có biện pháp kịp thời
để hạn chế thiệt hại xảy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của người có
hành vi vi phạm, có hình thức xử lý thích đáng và nghiêm minh. Việc phát hiện
tham nhũng đòi hỏi sự nỗ lực của mọi cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan có
chức năng thanh tra, điều tra, giám sát, kiểm sát cũng như sự tham gia tích cực của
công dân.
Thực tiễn cho thấy nếu ngay từ khi phát hiện tham nhũng chúng ta không chú
trọng, không có những biện pháp, phương tiện cũng như các hình thức hữu hiệu để
phát hiện ra các dấu hiệu tham nhũng thì việc tiến hành điều tra, đấu tranh và xử lý
tham nhũng coi như không có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, việc phát hiện tham
nhũng là một khâu yếu ngay cả từ các qui định của luật pháp đến việc tổ chức bộ
máy, công cụ, thẩm quyền và cơ chế chưa thực sự khoa học và hiệu quả.

51 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia,tr 203
52 Phạm Ngọc Hiển, Phạm Anh Tuấn, 2012, Hỏi – Đáp về Phòng chống tham nhũng, nxb chính trị quốc gia,tr 203

24


Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định việc phát hiện tham nhũng
thông qua ba hoạt động chủ yếu:
- Công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước;

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán;
- Tố cáo của công dân.
3.1.1 Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý
nhà nước.
Kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước. Các hành
vi tham nhũng có thể diễn ra trong mọi lĩnh vực quản lý. Vì vậy, công tác kiểm tra
của các cơ quan quản lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện
các vụ việc tham nhũng. Trên thực tế, việc xác định tính chất và mức độ của vụ
việc tham nhũng cũng như trách nhiệm của những người vi phạm đòi hỏi có nhiều
thời gian và công sức, thường thuộc trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, điều tra
nhưng những dấu hiệu ban đầu của các vi phạm, những dấu hiệu không bình
thường trong hoạt động quản lý lại thường do các cơ quan quản lý phát hiện. Vì
vậy, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ
quan quản lý trong việc thường xuyên tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan
mình. Tuỳ từng vụ việc cụ thể, căn cứ vào tính chất và mức độ của nó mà có thể xử
lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý.
Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành
pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình
nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng.Khi phát hiện có hành vi tham nhũng,
thủ trưởngcơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc
thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền 53. Ngoài
ra, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tự kiểm tra nội bộ cơ quan, tổ chức,
đơn vị mình, kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức do mình quản lý để phát hiện tham nhũng. Hình thức kiểm tra phải
có trọng tâm, trọng điểm cũng như trường hợp kiểm tra đột xuất phải có những
điều kiện nhất định. Việc kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình,
kế hoạch, tập trung vào lĩnh vực, hoạt động thường phát sinh hành vi tham nhũng.

Việc kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.54
53 Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phòng, chống tham nhũng và văn bản hưỡng dân thi hành; nhà xuất
bản lao động-xã hội, 2006, tr 171
54 Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phòng, chống tham nhũng và văn bản hưỡng dân thi hành; nhà xuất
bản lao động-xã hội, 2006, tr 172

25


×