Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH vận tải thương mại hà anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.28 KB, 43 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA
1.1. Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
1.1.1. Một số khái niệm về giao nhận.
- Theo FIATA, dịch vụ giao nhận được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan
đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa và dịch vụ,
phân phối hàng hóa thậm chí cả dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác có liên quan
đến xuất nhập khẩu.
- Theo Luật Thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận là hành vi thương mại
theo đó người làm dịch vụ giao nhận là người gửi hàng, tổ chức vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm các thủ tục khác liên quan để giao nhận theo sự ủy thác của chủ
hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (của các
khách hàng). Mục tiêu của người giao nhận là đáp ứng các nhu cầu đó một cách
hiệu quả nhất.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ kỹ thuật của
ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay người giao
nhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và vận tải quốc tế. Người
giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch
vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Ở các nước khác
nhau người kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi các tên gọi khác nhau: “Đại lý
hải quan” (Customs House Agent), “Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lý
thanh toán” (Clearing Agent), “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping and
Forwarding Agent),” Người chuyên chở chính” (Principal Carrier),...
1.1.2. Tác dụng của giao nhận.
Công tác giao nhận có hai tác dụng chính là giảm chi phí vận tải và tạo điều
kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả.
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
1



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong mua bán ngoại thương, chi phí vận tải đóng một tỷ trọng tương đối
lớn trong giá trị của từng lô hàng, công tác giao nhận làm giảm chi phí vận tải nâng
cao tính cạnh tranh của hàng hóa. Người giao nhận có trình độ chuyên môn về vận
tải, biết tận dụng tối đa dung tích và trọng tải của công cụ và phương tiện tải, biết
kết hợp vận tải, giao nhận, xuất nhập khẩu và có quan hệ tốt với các tổ chức có liên
quan đến quá trình vận tải hàng hóa như hải quan, đại lý tàu biển, bảo hiểm, …
Người giao nhận còn tạo điều kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động có
hiệu quả nhờ vào hoạt động giao nhận của mình. Người xuất nhập khẩu có thể sử
dụng kho của người giao nhận thuê từ đó giảm được chi phí xây dựng kho bãi. Nhà
xuất nhập khẩu có thể giảm được chi phí đào tạo nhân công, giảm các phòng ban
từ đó đơn giản hóa cơ cấu tổ chức, có điều kiện tập trung vào kinh doanh xuất nhập
khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
1.1.3. Vai trò của người giao nhận.
Ngày nay do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức,
người giao nhận không chỉ làm đại lý, người uỷ thác mà còn làm cung cấp dịch vụ
vận tải đóng vai trò như một Người chuyên chở (Carrier).
Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau:
- Môi giới hải quan (Customs Broker).
Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với
hàng nhập khẩu. Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất nhập khẩu và
dành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo
sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tuỳ thuộc vào hợp đồng mua
bán. Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất
khẩu hoặc người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải
quan.

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Đại lý (Agent).
Người chuyên chở chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và
người chuyên chở như một đại lý của người gửi hàng. Người giao nhận nhận uỷ
thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau
như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho trên cơ sở
hợp đồng uỷ thác.
- Người gom hàng (Cargo consolidator).
Trong ngành vận tải hàng hoá bằng container dịch vụ gom hàng là không thể
thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng
sức chở của container và giảm cước phí vận tải.
- Người chuyên chở (Carrier).

Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận lại đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng
và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)
Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc còn gọi là vận
tải trọn gói từ cửa tới cửa “door to door”, thì người giao nhận đã đóng vai trò là
người vận đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu
trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình vận tải.
1.1.4. Phạm vi hoạt động của người giao nhận.
Thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc người
nhận hàng) lo liêụ quá trình vận chyển hàng hoá qua các công đoạn cho đến tay
người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Nghiệp vụ giao nhận gồm những công tác sau đây :

- Làm tư vấn cho khách hàng trong việc tổ chức chuyên môn hóa.
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Ký kết hợp đồng chuyên chở với người vận tải.
- Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở.
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa.
- Nhận hàng từ người vận tải giao cho người giao nhận hàng.
- Tổ chức dỡ hàng hay ủy thác cho cảng dỡ hàng.
- Tổ chức chuyển tải hàng hóa.
- Làm thủ tục hải quan.
- Làm thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng.
- Làm các chứng từ vận tải và các chứng từ về hàng hóa như: vận đơn hoặc lược
khai hàng hóa, giấy chứng nhận đóng gói.
- Gom hàng để sử dụng tốt trọng tải và dung tích của công cụ, phương tiện vận tải
góp phần giảm chi phí vận tải.
- Nhận hàng và lập các chứng từ để nhận hàng, khiếu nại và bảo lưu quyền khiếu
nại với các bên có liên quan đến tổn thất như giám định, COR, ROROC, dự kháng
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ.
- Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải.
1.1.5. Quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận.
Như vậy, có thể phân biệt quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người
giao nhận khi đóng vai trò là người đại lý và khi đóng vai trò là người ủy thác. Ở
địa vị nào thì người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác,
thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề liên quan đến vận
tải hàng hóa. Họ không nhận trách nhiệm về tổn thất do lỗi của bên thứ ba miễn đã
biểu hiện quan tâm chu đáo trong việc lựa chọn bên thứ ba đó. Người giao nhận

thường đóng vai trò là bên chính khi đóng hàng lẻ gửi đi, khi kinh doanh dịch vụ
vận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hoá hay nhận bảo quản
hàng hoá trong kho của mình. Quyền hạn của người giao nhận khi đóng vai trò đại
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
lý hay khi là bên chính trong việc hưởng giới hạn trách nhiệm cũng như trong việc
thực hiện quyền gửi hàng đều như nhau.
1.2. Quy trình giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu.
1.2.1. Đăng ký tờ khai và khai báo hải quan.
Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục, công ty phải khai báo qua hải
quan điện tử trên mạng điện tử của hải quan. Người khai hải quan phải khai và nộp
tờ khai; nộp và xuất trình những chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Việc khai hải quan
được thực hiện theo mẫu tờ khai do Bộ Tài chính quy định.
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng
hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, giá trị hải
quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan, tự tính
để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu, người khai hải quan phải
nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm chứng từ
sau:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ pháp lý có giá trị tương
đương hợp đồng (Sale contract) : 01 bản sao.
- Vận đơn (Bill of lading) : 01 bản sao từ bản gốc hoặc bản chính của các vận
đơn có ghi chữ COPY. Tùy trường hợp cụ thể, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung

thêm các chứng từ sau:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) : 01 bản chính và 01 bản sao
+ Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàng
đóng gói không đồng nộp cho cơ quan Hải quan hồ sơ hải quan : 01 bản chính
+ Phiếu đóng gói (Packing list) : 01 bản chính
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Giấy đăng kí kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông
báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền cấp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra Nhà nước về
chất lượng: 01 bản chính.
+ Tờ khai giá trị hàng nhập khẩu trường hợp hàng thuộc diện phải khai tờ
khai giá trị hàng hóa: 01 bản chính.
+ Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có
giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính (nhập khẩu một
lần)/01 bản sao (nhập khẩu nhiều lần).
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trường hợp chủ hàng yêu cầu được
hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt: 1 bản gốc và 1 bản sao.
+ Các chứng từ khác theo quy định pháp luật liên quan phải có.
1.2.2. Nhận phản hồi từ hệ thống hải quan.
Nếu doanh nghiệp có vi phạm các quy định về thuế thì sẽ không được phép
mở tờ khai và sẽ được hải quan thông báo rõ lý do tại sao không được phép mở tờ
khai.
Nếu doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì hải quan sẽ tiếp tục tiến hành
kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan về tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại
hình nhập khẩu (bao gồm kinh doanh, đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập

tái xuất, tái nhập). Nếu hồ sơ hợp lệ thì hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ
thống máy tính. Sau đó, các thông tin này sẽ tự động được xử lý và đưa ra lệnh
hình thức. Lệnh hình thức có mức độ khác nhau theo luồng xanh, vàng, đỏ của
hàng hóa.
- Luồng xanh: Doanh nghiệp có thể xuất trình một vài chứng từ theo yêu cầu
của cơ quan hải quan, nếu phù hợp thì được thông quan trên toàn hệ thống. Doanh
nghiệp có thể đi lấy hàng.
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Luồng vàng: Doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ do cơ quan hải quan yêu
cầu. Nếu các chứng từ không phù hợp, có nhiều sai sót thì cơ quan hải quan sẽ yêu
cầu kiểm tra thực tế. Trong trường hợp phù hợp thì quyết định thông quan trên toàn
hệ thống.
- Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra
thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa. Trường hợp phù hợp thì quyết
định thông quan, không phù hợp thì chuyển lên lãnh đạo xem xét.
Sau đó công chức hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận tính thuế rồi
chuyển cho lãnh đạo đội và cuối cùng là lãnh đạo chi cục.
Lãnh đạo chi cục sẽ xem xét và quyết định lại lệnh hình thức và mức độ
kiểm tra. Việc xét duyệt này thể hiện trên Phiếu kiểm tra hình thức được quyết
định bởi máy tính, hải quan tiếp nhận tở khai và lãnh đạo chi cục trong đó ý kiến
của lãnh đạo chi cục là quyết định cuối cùng.
Nếu là hàng hóa luồng xanh và vàng thì sẽ được lãnh đạo chi cục ký thông
quan ngay sau khi hải quan chấp nhận việc kê khai phân luồng của doanh nghiệp.
Nếu là luồng đỏ thì chuyển cho lãnh đạo đội phân công kiểm hóa. Đội
trưởng sẽ quyết định tỉ lệ phần trăm kiểm hóa trong khoảng từ 5%, 10% đến 100%.

Nếu lãnh đạo hải quan chi cục đã chấp nhận miễn kiểm thì ra nhận lại tờ
khai tại quầy trả tờ khai, nộp lệ phí và nộp thuế nếu phải nộp thuế ngay. Còn nếu
hàng hóa bị kiểm hóa thì cần xem trên bảng thông báo tên nhân viên hải quan chịu
trách nhiệm kiểm hóa và liên lạc với hai hải quan này.
1.2.3. Nhận lại tờ khai.
Nhân viên giao nhận nộp lệ phí và đóng thuế tại kho bạc nhà nước nếu phải
đóng thuế ngay.
Cuối cùng nhân viên giao nhận ký vào tờ khai và lấy lại tờ khai. Tờ khai được
lấy ra phải có đóng dấu mộc vuôn màu đỏ “Đã làm thủ thục hải quan” ở góc phải.
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.2.4. Lấy hàng và vận chuyển cho người ủy thác.
Nhân viên giao nhận tiến hành thanh lý với hải quan giám sát cổng bằng
cách mang tờ khai có xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan” cùng với phiếu xuất trình
cho hải quan cổng, hải quan bãi (kho). Hải quan cổng, bãi (kho) sẽ xem xét các
chứng từ trên và ký nhận, đóng dấu, ký tên.
Phiếu giao nhận container (EIR) sẽ được giao cho tài xế để xuất trình khi
đưa container ra cổng nhằm chứng tỏ người vận tải đã đưa đúng container như đã
làm thủ tục trên phiếu EIR ra khỏi cảng.
Sau khi đã hoàn tất thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận sẽ cho tài xế chở
container về kho của chủ hàng. Sau khi đợi chủ hàng rút hàng khỏi container và
kiểm tra hàng hóa thì tài xế xe sẽ chở container rỗng về trả lại cho hãng tàu.

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
8



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
2.1.1. Thông tin chung về công ty.
- Tên công ty: Công ty TNHH vận tải thương mại Hà Anh.
- Tên giao dịch: Hà Anh Trade Transport Co.LTD.
- Địa chỉ: Hạ Đoạn 2, Đường Trần Hưng Đạo, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng.
- Điện thoại: 031.3978 897 – 031.3978898.
- Fax: 031.3978880.
- Mail:
- Vốn điều lệ: 500.000.000 triệu đồng (năm 2000). Năm 2011 công ty đăng ký lại
thay đổi số vốn điều lệ lên 40.000.000.000 tỷ đồng.
2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH vận tải thương mại Hà Anh được thành lập vào ngày 24
tháng 4 năm 2000 với số vốn điều lệ là 500 triệu đồng do ông Lê Văn Tiến là giám
đốc. Từ một công ty nhỏ, sau quá trình nỗ lực hết sức công ty đã thể hiện được
năng lực và sự uy tín của mình, lấy được sự tín nhiệm nơi khách hàng để trở thành
một trong số những doanh nghiệp vận tải hàng đầu Hải Phòng. Sau 14 năm công ty
đã đăng ký lại giấy phép kinh doanh, nâng tổng số vốn điều lệ của công ty lên đến
con số 40 tỷ đồng.
Không những thế, quy mô sản xuất kinh doah của công ty cũng được mở
rộng đáng kể. Từ một công ty nhỏ chỉ với vài đầu xe container, hiện nay số đầu xe
đã lên tới con số 40, một sự phát triển vô cùng nhanh, mạnh. Ngoài ra, công ty còn
kinh doanh dịch vụ cho thuê bãi đỗ xe, nhà xưởng với diện tích khoảng hơn 14ha.
Cho đến nay quy mô sản xuất của công ty là rất rộng và khang trang, vững chắc.
Ông Lê Văn Tiến, giám đốc công ty, đồng thời cũng là Chủ tịch Hiệp hội
vận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng, vì vậy công ty TNHH Vận tải thương mại
GVHD: Đỗ Thanh Tùng

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hà Anh luôn nắm bắt, phổ biến cho đội ngũ lái xe kịp thời, chính xác và tuân thủ
đúng theo các quy định của pháp luật, đảm bảo lái xe an toàn. Trong nhiều năm
liền công ty đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ngày
27 tháng 12 năm 2013 vừa qua công ty cũng xuất sắc trở thành một trong 6 công ty
được nhận bằng khen của Bộ, có 2 cá nhân trong đội ngũ lái xe công ty được nhận
giấy khen Lái xe giỏi trong số 25 lái xe được khen thưởng của toàn thành phố.
Hơn 10 năm, một khoảng thời gian không dài, công ty TNHH vận tải thương
mại Hà Anh đã đạt được những kết quả đáng khâm phục mà không phải công ty
nào cũng làm được trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Điều đó chứng tỏ
sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, tài năng lãnh đạo cũng như
tầm nhìn xa trông rộng của giám đốc công ty.
2.2. Chức năng và phạm vi hoạt động của công ty.
2.2.1. Chức năng của công ty.
Các chức năng hoạt động chính của công ty bao gồm:
- Hoạt động giao nhận hàng hoá: Công ty nhận vận chuyển và giao hàng hoá cho
tất cả các công ty trong và ngoài nước khi có nhu cầu vận chuyển. Công ty hiện có
đội ngũ liên kết vận chuyển đa quốc gia, ở nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Trung
Quốc, Đài Loan, Ấn Độ,...
- Hoạt động vận tải đa phương thức: vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường
sông, đường bộ, đường sắt trong và ngoài nước:
+ Môi giới thương mại, xúc tiến thương mại.
+ Dịch vụ khai thuê hải quan, uỷ thác xuất nhập khẩu.
+ Thuê và cho thuê kho baĩ , nhà xưởng, văn phòng: đây là một hình thức không thể
thiếu trong hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hoá, công ty hiện nay rất chú
trọng vấn đề này.


GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Đại lý tàu biển: hiện nay công ty đang liên kết với các đội tàu rất mạnh trong và
ngoài nước: APL, PIL, WANHAI, HYUNDAI, ZIM, OOCL, RCL....
2.2.2. Nhiệm vụ của công ty.
Với các chức năng trên, công ty phải thực hiêṇ những nhiê ̣m vu ̣ chủ yế u sau:
- Xây dựng kế hoa ̣ch và thực hiêṇ các dich
̣ vu ̣ kinh doanh của công ty theo quy chế
hiêṇ hành nhằ m thực hiện các mu ̣c đıć h và chức năng đã nêu.
- Đảm bảo viêc̣ bảo toàn và bổ sung vố n trên cơ sở tự ta ̣o nguồ n vố n, bảo đảm
trang trải về tài chính, sử du ̣ng hơ ̣p lý, theo đúng chế đô ̣, sử du ̣ng có hiê ̣u quả các
nguồ n vố n, làm tròn nghĩa vu ̣ nô ̣p ngân sách Nhà nước.
- Mua sắ m, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiế n, hoàn thiên,
̣ nâng cấ p
phương tiêṇ vâ ̣t chất kỹ thuật của công ty.
- Thông qua các liên doanh, liên kế t trong và ngoài nước để thực hiêṇ viê ̣c giao
nhâ ̣n, chuyên chở hàng hóa bằ ng các phương thức tiên tiến, hợp lý an toàn trên các
luồng, tuyến vâ ̣n tải, cải tiế n viê ̣c chuyên chở, chuyể n tải, lưu kho, lưu baĩ , giao
nhận hàng hóa và bảo đảm bảo quản hàng hóa an toàn trong pha ̣m vi trách nhiêm
̣
của công ty.
2.2.3. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.
STT

Tên ngành


Mã ngành

1

Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.

4933

2

Vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa.

5022

3

Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương.

5012

4

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

5229

Chi tiết: Dịch vụ đại lý tàu biển, khai thuê hải quan, dịch
vụ logistics, giao nhận hàng hoá.
5


Kho bãi và lưu giữu hàng hoá.

5210

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
6

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ 6810
sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Chi tiết: Cho thuê kho bãi.

7

Bốc xếp hàng hoá.

5224

8

Sữa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô 3315
tô, xe máy và xe có động cơ khác).

9


Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.

4520

10

Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại.

2592

11

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông 4653
nghiệp.

12

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên 4661
quan.
Chi tiết: Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan.

13

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa 8299
được phân vào đâu.
Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá.

14

Xây dựng nhà các loại.


4100

15

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.

4210

16

Xây dựng công trình công ích.

4220

17

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

4290

Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp.
18

Chuẩn bị mặt bằng.

4312

Chi tiết: San lấp mặt bằng.
19


Khai thác thuỷ sản biển.

0311

20

Khai thác thuỷ sản nội địa.

0312

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
21

Nuôi trồng thuỷ sản biển.

0321

22

Nuôi trồng thuỷ sản nội địa.

0322

23


Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 1020

24

Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác.

4511

25

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.

4669

Chi tiết: Bán buôn vỏ container.
26

Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

7730

Chi tiết: Cho thuê vỏ container.

2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG XNK


PHÒNG KINH

PHÒNG

PHÒNG

DOANH

KẾ TOÁN

KỸ THUẬT

BỘ PHẬN GIAO

BỘ PHẬN

BỘ PHẬN SỬA

NHẬN

CHỨNG TỪ

CHỮ A

NHÀ CÂN

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban.
Như sơ đồ trên ta thấy, cơ cấu tổ chức của công ty là một hệ thống được liên
kết chặt chẽ, khoa học. Đứng đầu công ty là Ban giám đốc gồm Giám đốc và Phó

Giám đốc, dưới Ban giám đốc là các phòng ban.
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Theo mô hình quản lý trên thì các vấn đề phát sinh trong các bộ phận chức
năng sẽ do cán bộ phụ trách chức năng quản lý. Đứng đầ u công ty là Giám đố c
công ty. Giám đốc là người điề u hành hoa ̣t dô ̣ng kinh doanh hàng ngày của công
ty, chiụ trách nhiêm
̣ trước Hô ̣i đồ ng thành viên về việc thực hiêṇ các quyề n và
nghıã vụ của mı̀nh. Giám đố c là người đa ̣i diêṇ theo pháp luâ ̣t của công ty. Đối với
các vấn đề chung của công ty, sẽ có sự bàn bạc giữa giám đốc và phó giám đốc,
giám đốc sẽ là người đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về quyết định của mình.
 Phó Giám Đốc: là người thay mặt giám đốc điều hành công việc theo chỉ
đạo trực tiếp của giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh
doanh, hỗ trợ Giám đốc trong quản lí và hoạch định.
 Phòng xuất nhập khẩu: bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ,
đây là phòng có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếp
nhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, phân công cho các nhân
viên thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng.
- Bộ phận giao nhận: bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận,
chịu trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàng
cho khách hàng của công ty. Với đội ngũ nhân viên năng động, được đào tạo thành
thạo nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói phòng giao nhận giữ vai trò trọng yếu
trong việc tạo uy tín với khách hàng
- Bộ phận chứng từ: theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn. Soạn
thảo bộ hồ sơ hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn

thành tốt công việc được giao. Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc
tiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng.
 Phòng kinh doanh: tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công
ty, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
khách hàng mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trong trong hoạt động của
công ty, góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty.
 Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về các khoản chi của công ty và các khoản
thu từ khách hàng. Nhận và kiểm tra chứng từ: tổng phí, giá bán, điều kiện thanh
toán, đối tượng xuất hóa đơn (trong nước hay ngoài nước), hoạch toán đầy đủ các
nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, chi tạm ứng cho
nhân viên giao nhận hoàn thành công tác.
 Phòng kỹ thuật: bao gồ m bô ̣ phận sửa chữa và nhà cân. Là mô ̣t công ty
thương ma ̣i vâ ̣n tải nên công ty Hà Anh có đô ̣i ngũ phương tiêṇ vận tải và lái xe
hùng hậu với 40 xe container, 35 xe vận tải nhẹ,… đang hoa ̣t đô ̣ng.
- Bô ̣ phâ ̣n sửa chữa: có vai trò đảm bảo hoa ̣t đô ̣ng liên tu ̣c cho đô ̣i xe và hê ̣
thống máy móc thiế t bị của công ty. Công việc bảo trı,̀ bảo dưỡng phương tiêṇ luôn
đươ ̣c thực hiêṇ chu đáo ta ̣o điề u kiêṇ vâ ̣n tải an toàn đa ̣t hiêụ quả cao.
- Nhà cân: là mô ̣t bộ phận quan tro ̣ng của công ty. Với việc đầ u tư trang bi ̣
cân tro ̣ng tải 120 tấ n, nhà cân của công ty Hà Anh có thể hoa ̣t đô ̣ng liên tu ̣c 24/24,
phu ̣c vu ̣ nhu cầ u của công ty và các ba ̣n hàng, đố i tác.
2.4. Tình hình tài sản, nhân sự, công nghệ của công ty.
2.4.1. Tình hình nhân sự.
Hiện nay công ty có 80 nhân viên rất năng động và nhiều kinh nghiệm, thích
ứng nhanh với môi trường, có trình độ lao động và tay nghề khá cao, có tinh thần

trách nhiệm cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Trong đó :
- 20 nhân viên làm nhiê ̣m vu ̣ quản lý.
- 60 nhân viên làm viê ̣c trực tiếp.

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 1. Cơ cấu nhân sự theo trình độ của công ty TNHH Vận tải thương
mại Hà Anh
Trıǹ h đô ̣

Số người

Tỷ lê ̣ %

Tha ̣c sỹ

2

3%

Đa ̣i ho ̣c

18

30%


Cao đẳ ng, trung cấ p

40

67%

(Nguồn : Phòng kế toán)
Biểu đồ 1. Cơ cấu nhân sự theo trình độ của
công ty TNHH Vận tải thương mại Hà Anh
Thạc sỹ

Đại học

Cao đẳng, trung cấp
3%

30%

67%

Bảng 2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Nhân viên

Số lượng

Tỷ trọng

Nam


25

31%

Nữ

55

69%
(Nguồn : Phòng kế toán)

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu đồ 2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Nữ
31%

Nam
69%

 Nhận xét :
Tổng số nhân viên nữ chiếm 31% tổng số nhân viên của công ty, tương ứng
25 người làm việc ở phòng kế toán, phòng kinh doanh và nhà cân.
Tổng số nhân viên nam chiếm 69% tổng số nhân viên của công ty, tương
ứng 55 người chủ yếu làm việc ở phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật và lái xe.
Công ty Vận tải thương mại Hà Anh là một công ty lớn chuyên về hoạt động

giao nhận vận tải vì vậy nhân viên nam chiếm đa số (gấp 2,2 lần tổng số nhân viên
nữ ) để đáp ứng đòi hỏi của công việc có áp lực cao, nhanh nhẹn.
2.4.2. Tình hình tài sản.
- Công ty TNHH Vâ ̣n tải Thương ma ̣i Hà Anh có diê ̣n tıć h kho baĩ lớn với diêṇ
tı́ch trên 80 000 m2 , trong đó :
+ Kho kıń rô ̣ng 10 000 m2.
+ Kho ngoa ̣i quan rô ̣ng trên 70 000 m2.
- Là mô ̣t công ty vâ ̣n tải lớn nên công ty có đô ̣i ngũ phương tiêṇ vâ ̣n tải hùng hâ ̣u
với tổ ng cô ̣ng 90 xe các loa ̣i. Trong đó :
+ Đô ̣i xe container có 40 xe (chiế m 44%)
+ Đô ̣i xe tải nhe ̣ vâ ̣n chuyể n hàng hóa có 35 xe (chiế m 39%)
+ Đô ̣i xe nâng phu ̣c vu ̣ bố c dỡ ta ̣i kho có 15 chiế c (chiế m 17%)

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.4.3. Tình hình công nghệ.
Hê ̣ thố ng vi tıń h kế t nố i toàn bô ̣ các văn phòng trong công ty và các đố i tác
nước ngoài. Tới đây công ty tiến hành đầ u tư cơ sở hạ tầng như:
- Đầ u tư xây dựng phát triể n kho bãi, hoàn thiêṇ và cải tiế n hê ̣ thố ng nhà kho bảo
quản hàng hóa.
- Mở rô ̣ng thêm diêṇ tıć h kho ngoa ̣i quan.
- Tiế p tu ̣c đầ u tư phương tiêṇ vâ ̣n tải, nâng quy mô đoàn xe lên khoảng 45 xe
container, 40 xe vâ ̣n tải nhe.̣
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần
đây.
Bảng 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm

2012 – 2014
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Doanh thu

59,948,819,703

67,354,493,710

109,703,361,784

Chi phí

57,787,970,578

62,796,649,830

102,306,862,028

Lợi nhuận trước thuế

2,160,849,125


4,557,843,880

7,396,499,756

Lợi nhuận sau thuế

1,620,636,844

3,418,382,910

5,769,269,810

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu đồ 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty qua các năm 2012-2014
120.000.000.000

Axis Title

100.000.000.000
80.000.000.000
Doanh thu

60.000.000.000


Chi phí

40.000.000.000
20.000.000.000
0
2012

2013
Axis Title

2014

Từ số liệu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2012 - 2014) ta có
bảng phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh:
Bảng 4. Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chênh lệch 2013/2012

Chênh lệch 2014/2013

Chỉ tiêu
Số tiền

tỷ lệ(%)

Số tiền

tỷ lệ(%)

Doanh thu


7,405,674,007

12.35

42,348,868,074

62.87

Chi phí

5,008,679,252

8.67

39,510,212,198

62.92

110.93

2,838,655,876

62.28

110.93

2,350,886,900

68.77


Lợi nhuận trước thuế 2,396,994,755
Lợi nhuận sau thuế

1,797,746,066

Nhận xét:
Trong 3 năm hoạt động (2012 - 2014), Công ty Hà Anh luôn làm ăn có lãi,
doanh thu hoạt động trong 3 năm không ngừng tăng trưởng. Năm 2013 mức tăng
doanh thu là 7.405.674.007 đồng, tăng thêm 12,35% doanh thu của năm 2012.
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Năm 2014 mức tăng doanh thu là 42.348.868.074 đồng, tăng thêm 62,87% doanh
thu của năm 2013.
- Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2012 thấp cần xem xét đó là ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế. Do ảnh hưởng kinh tế nên hầu hết mọi hoạt động
xã hội của người dân cũng đều ảnh hưởng, tiêu dùng giảm mạnh, các công ty cũng
hạn chế sản xuất do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của
công ty.
- Một lý do nữa là do sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, ngày càng có
nhiều công ty giao nhận ra đời dẩn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Về vấn đề chi phí thì cũng có nhiều biến động. Chi phí năm 2013 tăng so với
năm 2012 là 5.008.679.252 đồng. Chi phí năm 2014 tăng so với năm 2013 là
39.510.212.198 đồng. Nguyên nhân là do năm 2013 đến 20134 công ty đã đầu tư
một khoản chi phí lớn để mở rộng phạm vi hoạt động và trang bị thêm một số máy
móc thiết bị phục phục cho công tác văn phòng. Còn về lợi nhuận sau thuế thì công

ty vẫn đảm bảo ở mức tăng an toàn. Năm 2013 so với 2012 tăng 1.797.746.066
đồng đạt mức 3.418.382.910 đồng và năm 2014 so với 2013 tăng 2.350.886.900
đồng đạt 5.769.269.810 đồng. Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng từ nhiều
phía song công ty vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động của mình. Điều này
chứng minh tầm nhìn, chiến lược và hoạch định mà ban lãnh đạo của công ty vạch
ra là đúng đắn.

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP
3.1. Tình hình sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp.
3.1.1. Các mặt hàng giao nhận chính của doanh nghiệp.
Các mặt hàng giao nhận chính của công ty là nguyên liệu sản xuất thức ăn
gia súc như: ngô, khô đậu, đỗ tương, bột đậu lành lên men.
Hàng hóa được đóng trong bao, thường là 25kg/bao và được đóng trong
container. Đây là các mặt hàng khô vì vậy việc bao gói, bảo quản, chống ẩm ướt
luôn được bảo đảm.
Bảng 5. Khối lượng các mặt hàng giao nhận chính của doanh nghiệp
năm 2014.
Tên hàng

Khối lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)


Ngô

9620

35

Khô đậu

8200

30

Đỗ tương

6500

24

Bột đậu nành lên men

3000

11

Tổng

27320

100
(Nguồn : Phòng Xuất nhập khẩu)


GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu đồ 4. Khối lượng các mặt hàng giao nhận
chính của công ty
30000
25000
20000
15000
Khối lượng (tấn)

10000
5000
0
Ngô

Khô đậu

Đỗ tương

Bột đậu
nành lên
men

Tổng


3.1.2. Thi trươ
̣
̀ ng và các khách hàng lớn của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Vận tải Thương mại Hà Anh chủ yếu nhận sự ủy thác của
các công ty khác trong nước nhập khẩu các loại hàng hóa khác nhau từ những thị
trường như Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia,…
Bảng 6. Các khách hàng lớn của doanh nghiệp
Công ty Thức ăn chăn nuôi
Hoa Kỳ - Hưng Thịnh, Bình
Giang, Hải Dương

Thức ăn chăn nuôi
gia súc

6 298 000

20,10

5 120 000

19,54

31 328 000

100

- Phân bón
Các khách hàng khác

- Nông sản :lạc,

vừng, đỗ tương,…

Tổng

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Các khách hàng khác của công ty như :
- Công ty TNHH ANT (HN): Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Chi nhánh Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Hưng Yên: Khu công nghiệp Phố
Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
- Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (AFC): Phố Quán Gỏi, xã Hưng
Thịnh, huyện Bình Giang, Hải Dương.
- Công ty Cổ phần Nông nghiệp Nhiệt đới: Khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội), chuyên nhập khẩu phân bón.
- Công ty TNHH Nông sản Việt Mỹ: Khu đô thị mới, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà
Nội, chuyên nhập khẩu các mặt hàng nông sản và thức ăn gia súc.
- Công ty Cổ Phần Quốc tế Liên Á: Khu đô thị mới, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội,
chuyên nhập khẩu các mặt hàng nông sản như đỗ tương, lạc, vừng…
- Công ty TNHH Guymarch-VNC: Chèm, Từ Liêm, Hà Nội, chuyên nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.
Biểu đồ 5. Các khách hàng lớn của doanh nghiệp
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000

2000000
0
Công ty
Công ty
Công ty SX
TNHH ANT TNHH Cargill TĂCN Hoa
(HN)
Kỳ

Các khách
hàng khác

- Qua bảng trên ta thấy Công ty TNHH ANT (HN) là khách hàng lớn nhất của
công ty, chiếm 33,71% giá trị hoạt động giao nhận của công ty.
- Đứng thứ 2 là Công ty TNHH Cargill, chiếm 26,65% tổng giá trị.
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Công ty Sản xuất Thức ăn Chăn nuôi Hoa Kỳ là khách hàng lớn thứ 3 với 20,10%
tổng giá trị giao dịch.
=> Nhận xét: Các khách hàng của công ty đều ở khu vực miền Bắc, chủ yếu tập
trung ở Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên, hầu hết đều là các khách hàng lâu năm,
quen thuộc. Để phát triển tốt, công ty cần mở rộng mạng lưới khách hàng khắp cả
nước. Muốn vậy, công ty cần phải tăng cường tìm kiếm các khách hàng mới đồng
thời nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh để thu hút khách hàng.
3.2. Tình hình kinh doanh hoạt động giao nhận của công ty trong một vài năm
gần đây.

Bảng 7. Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty
Đơn vị: VNĐ
Năm 2012
Chỉ tiêu
Giá trị

Năm 2013

Tỷ trọng

Giá trị

(%)

Năm 2014

Tỷ trọng
(%)

Giá trị

Tỷ trọng
(%)

LN từ
hoạt
động

905.327.609


55,86

2.702.968.320

79,07

4.805.048.600

83,29

1.620.636.844

100

3.418.382.910

100

5.769.269.810

100

giao
nhận
Tổng lợi
nhuận

GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
24



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu đồ 6. Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận
hàng hóa nhập khẩu
7.000.000.000
6.000.000.000
5.000.000.000
4.000.000.000

Lợi nhuận từ hoạt động
giao nhận

3.000.000.000

Tổng lợi nhuận

2.000.000.000
1.000.000.000
0
2012

2013

2014

Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng hóa
nhập khẩu của công ty liên tục tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng lợi nhuận của công ty.

- Năm 2012: Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận đạt 905.327.609 đồng, chiếm
55,86% tổng lợi nhuận của công ty.
- Năm 2013: Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận tăng mạnh so với năm 2010,
đạt 2.702.968.320 đồng, kéo tổng lợi nhuận của công ty tăng mạnh, đạt
3.418.382.910 đồng. Chiếm 79,07% tổng lợi nhuận, lợi nhuận từ hoạt động giao
nhận dần trở thành nguồn lợi chính của công ty TNHH Vận tải Thương mại Hà
Anh.
- Năm 2014: Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận tiếp tục tăng, đạt
4.805.048.600 đồng, vượt 2.102.080.280 đồng so với năm 2013 và trở thành nguồn
lợi chính của công ty khi chiếm tới 83,29% tổng lợi nhuận.
Kết quả trên đạt được là do hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của
GVHD: Đỗ Thanh Tùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương - 43777
25


×