Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Báo cáo thực tập tại cơ quan báo tuổi trẻ (văn phòng đại diện miền bắc ở hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.76 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Thực tập sự phạm và thực tập chuyên môn nghiệp vụ là một hoạt động
thường niên nằm trong kế hoạch đào tạo của trường Học Viên Báo Chí và
Tuyên Truyền dành cho sinh viên năm thứ 4 của các ngành thuộc khối lý luận.
Nhằm mục đích giúp cho sinh viên từng bước tiếp cận với thực tế giảng dạy ở
trên lớp và hoạt động chuyên môn của giảng viên ở các trường chính trị tỉnh,
thành phố; tìm hiểu hoạt động của các khoa, phòng, ban, các chức năng,
nhiệm vụ của nhà trường cũng như các quan hệ công tác của giảng viên. Đồng
thời giúp cho sinh viên tìm hiểu, tiếp cận với Hệ thống chính trị các cấp từ
Trung ương đến cơ sở thông qua việc thực tập nghiệp vụ tại các cơ quan Đảng
và Nhà nước để từ đó giúp sinh viên nắm chắc được chuyên môn nghiệp vụ
của mình, gắn lý thuyết với thực tiễn chính trị nhằm hoàn thiện kiến thức
chính trị học của bản than sinh viên, phục vụ viết khóa luận tốt nghiệp, ngoài
ra tạo nền tảng cho công tác sau khi tốt nghiệp.
Là sinh viên năm thứ 4, nhận kế hoạch đi thực tập do Khoa Chính trị
học chỉ đạo theo chương trình học của Nhà trường. Trong thời gian thực tập
từ ngày 2 tháng 3 năm 2015 đến ngày 24 tháng 4 năm 2015 tôi đã được Ban
lãnh đạo khoa Chính trị học phân công về thực tập tại cơ quan báo Tuổi trẻ
(văn phòng đại diện miền Bắc ở Hà Nội). Dưới sự chỉ đạo của anh Nguyễn
Văn Hải, phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội tôi đã không
bị bỡ ngỡ khi làm quen với báo. Báo chí tuy không thuộc phạm vi đào tạo của
khoa Chính trị học, nhưng nhờ những kiến thức trong suốt 4 năm qua được
đào tạo về lý luận Chính trị học đã giúp tôi rất nhiều trong công việc viết báo.
Trong 2 tháng thực tập tôi đã bắt đầu hiểu rõ hơn về công việc làm
báo. Mục đích tôi về báo Tuổi trẻ thực tập, vừa để tìm kiếm cơ hội khẳng định
mình, đồng thời cũng để học hỏi, và được sống và làm báo trong một môi
trường chuyên nghiệp. Để có được những thành quả trên tôi xin chân thành
cảm ơn: Lãnh đạo Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, cảm ơn Khoa Chính
1



trị học và đồng thời cảm ơn Lãnh đạo báo Tuổi trẻ (văn phòng đại diện miền
Bắc ở Hà Nội) đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và hoàn
thành bản báo cáo sau.
Nội dung của báo cáo gồm 3 phần như sau:
Phần một: vài nét về báo Tuổi trẻ
Phần hai: Bài học kinh nghiệm
Phần ba: Sản phẩm
Trong quá trình thực hiện báo cáo này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót vì lý do cá nhân còn nhiều hạn chế về những kiến thức thực tế
cũng như cách trình bày. Vì vậy tôi rất mong nhận được mọi sự nhận xét đánh
giá và góp ý của các thầy cô cũng như ban lãnh đạo khoa. Tôi xin chân thành
cảm ơn.

2


NỘI DUNG
PHẦN 1: VÀI NÉT VỀ BÁO TUỔI TRẺ
1.

Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của báo Tuổi trẻ TP HCM
Tiền thân của báo Tuổi trẻ là tờ bản tin Roneo của Thành đoàn TP
HCM phát hành ngay sau 30/4/1975 bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp. Sau sự
gợi ý của cố Tổng bí thư Lê Duẩn: “Thanh niên thành phố phải có một tờ
báo”, Tờ Tuổi trẻ mới chính thức ra mắt số đầu tiên vào ngày Quốc khánh
2/9/1975. Đến số thứ hai mới có măng – sét “Tuổi trẻ - tiếng nói của Thanh
niên TP HCM”
Ban đầu thành lập, Tuổi trẻ chỉ có 9 thành viên, số báo đầu tiên có 4
trang, khổ 25 x 32 cm, số lượng in 3.000 bản. Số thứ hai tăng lên 8 trang khổ
40 x 30 cm. Khi ra đời, báo Tuổi trẻ được xem như là tờ báo phong trào.

Người làm báo là cán bộ Đoàn từ chiến khu trở về, là sinh viên, học sinh của
phong trào đấu tranh dô thị trước đây. Năm 1979, báo cũng chỉ có 23 người
nhưng luôn thực hiện tốt việc tuyên truyền các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước.
Những năm từ 1975 – 1979, do hoạt động trong cơ chế bao cấp nên báo hoạt
động rất khó khăn, mọi cơ sở, vật chất luôn thiếu thốn. Bình quân mỗi năm
báo chỉ xuất bản 600.000 bản. Báo in ra được phát hành theo phương thức
phân phối do Ban biên tâp quyết định cho mỗi cơ sở Đoàn. Chỉ tiêu này đáp
ứng được 1/3 lượng đăng ký. Mỗi chi đoàn chỉ nhận được từ 1 đến 5 tờ. Như
vậy , trong thời kỳ bao cấp, Tuổi trẻ không đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Giai đoạn này, báo phát hành vào thứ 5, sau chuyển sang thứ 6 hàng tuần. Đến
số 15 (14/12/1975), Tuổi trẻ tăng lên 12 trang. Đầu năm 1979, số 6/79
(9/2/1979), báo lại rút xuống 8 trang và chỉ tăng them 1 trang khi ra những số
đặc biệt vào dịp lễ hội. Giai đoạn 1975 – 1979, nội dung và phạm vi phản ánh
của báo còn nhỏ hẹp, chỉ gói gọn ở TP HCM.
Giai đoạn từ 1980 đến 1985 là thời kỳ báo tự xoay xở để thoát khỏi bao
cấp, đồng thời xây dựng phát triển đi lên một cách bền vững, chuẩn bị những
3


tiền đề cho sự phát triển sau này. Năm 1980. Báo bắt đầu tự cung ứng giấy in
báo. Thời kỳ này, Tuổi trẻ từng bước thực hiện công tác kinh tế báo chí.
Tháng 7 năm 1980, Tuổi trẻ bắt đầu phát hành 2 kỳ/tuần. Thực tế cuộc sống
thôi thúc Tuổi trẻ đáp ứng như cầu cách mạng và nhu cầu của độc giả ngày
một nhiều hơn. Tháng 8 năm 1982, Tuổi trẻ đã tăng 3 số/tuần vào các thứ 3 –
5 – 7. Thời điểm này, báo cải tiến về hình thức. Trang nhất của tờ báo không
còn in ảnh lớn mà dành chỗ cho tin, bàì và các lĩnh vực khác. Tháng 1 năm
1983, tờ Tuổi trẻ chủ nhật ra đời, mỗi tuần cung cấp một chuyên đề về các
lĩnh vực khác nhau mà xã hội quan tâm, đồng thời đáp ứng như cầu của người
đọc về các nội dung văn hóa – văn nghệ, thể thao, khoa học – kỹ thuật…
Những số đầu, Tuổi trẻ chủ nhật in 24 trang, về sau tăng 36 trang để đáp ứng

nhu cầu độc giả, hiện nay là 44 trang, bìa in nhiều màu. Đầu năm 1994, tờ
Tuổi trẻ cười ra đời để đáp ứng như cầu giải trí của độc giả.
Giai đoạn từ 1986 đến nay, báo Tuổi trẻ vẫn không ngừng khẳng định
vị trí, vai trò của nó trong lòng bạn đọc. Báo vẫn giữ nguyên số kỳ ra báo vào
thứ 3 – 5 – 7 hàng tuần. Đến ngày 2/9/2002, Tuổi trẻ tăng kỳ phát hành lên 6
số/tuần, lien tục từ thứ 2 đến thứ 7. Đến nay, báo Tuổi trẻ là một trong những
tờ báo thu hút được số lượng lớn độc giả, không chỉ ở tầng lớp học sinh, sinh
viên, giới trẻ mà còn mở rộng ra nhiều đối tương khác nhau. Báo in 16 trang
không kể quảng cáo với việc phân nhiều chuyên trang, chuyên mục hấp dẫn
nư: trang nhất giới thiêu và đăng tải những tin bài quan trọng, trang 2, 3, 14
Thời sự, trang 4 Pháp luật – Nhà nước – công dân, trang 5 Tuổi trẻ và bạn
đọc, trang 6 Thành phố hôm nay, trang 7 Phóng sự & ký sự, trang 8, 9 Nhịp
sống trẻ,, trang 10 giáo dục – khoa học, trang 11 Kinh tế, trang 12 Văn hóa –
nghệ thuật – giải trí, trang 13 Thể thao, trang 15 Thế giới hôm nay, trang 16
Thế giới 24 giờ qua. Báo Tuổi trẻ còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra khắp
các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Những thông tin đăng tải
trên báo Tuổi trẻ thường hấp dẫn, nhiều chiều, đảm bảo tính thời sự cao. Vì
vậy, báo Tuổi trẻ luôn tạo được uy tín trong lòng bạn đọc cả nước.

4


Măng – sét của báo thường có 2 màu chủ đạo là màu đỏ ở những số báo
ra ngày chẵn (2 – 4 – 6) và màu xanh da trời ở những số báo ra ngày lẻ (3 – 57).
Các Tổng biên tập qua các thời kỳ của báo Tuổi trẻ:
Tổng biên tập Võ Như Lanh (1979 – 1983)
Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh (1983 – 1992)
Tổng biên tập Lê Văn Nuôi (1992 – 2003)
Tổng biên tập Lê Hoàng (2003 – 2008)
Tổng biên tập Phạm Đức Hải (2009 – 2014)

Tổng biên tập Tăng Hữu Phong (tháng 4/2015 đến nay)
2.

Các văn phòng đại diện
Hiện nay, báo Tuổi trẻ đã có văn phòng đại diện tại 8 tỉnh, thành trong
cả nước. Văn phòng đại diện là một bộ phận của báo Tuổi trẻ . Việc đặt và mở
rộng văn phòng đại diện ra các tỉnh không chỉ chứng minh sự lớn mạnh của
báo Tuổi trẻ, sự lan tỏa nhằm làm phong phú thông tin, nâng cao chất lượng
phục vụ độc giả trong cả nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
Là đầu mối thông tin về tòa soạn các hoạt động thuộc khu vực đại
diện. Riêng văn phòng đại diện tại Hà Nội có nhiệm vụ trọng tâm và quan
trọng nhất là thông tin các hoạt động chủ trương, chính sách mới của Đảng,
Nhà nước, của các cơ quan Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Ban Bí thư,
Các cơ quan Trung ương…).
Các văn phòng đại diện còn phải thực hiện nhiệm vụ đưa tin, ảnh, viết
bài gửi về tòa soạn. Thực hiện tốt công tác cộng tác viên, thu nhập phản ánh
dự luận bạn đọc đối với tờ báo. Văn phòng đại diện còn thực hiện cả công tác
hành chính, trị sự, phát hành. Hiện tại, Tuổi trẻ đã có các văn phòng đại diện
tại các tỉnh sau:

-

Văn phòng ĐD tại Hà Nội: Đ/C: 72A Thụy Khuê, quận Tây Hồ
Văn phòng ĐD tại Nghệ Sn: 43 Trần Phú, TP Vinh
Văn phòng ĐD tại Đà Nẵng: 9 Trần Phú
Văn phòng ĐD tại Huế: 23 Trần Cao Vân, TP Huế
Văn phòng ĐD tại Bình Định: 187 Phan Bội Châu, TP Quy Nhơn
5



-

Văn phòng ĐD tại Nam Trung Bộ: 64 Lê Đại Hành, TP Nha Trang
Văn phòng ĐD tại Cần Thơ: 95 Ngô Quyền
Cơ quan chủ quản: Cơ quan của đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP HCM.
Tòa soạn: 60A Hoàng Văn Thụ: ĐT: (08) 9973939
Mail:
Website: WWW.tuoitre.com.vn

3.
-

Cơ cấu tổ chức tòa soạn của báo Tuổi trẻ.
Đứng đầu là Tổng biên tập, dưới có 4 Phó Tổng biên tập giúp việc, thực hiện

-

các công việc chuyên môn theo sự phân công sắp xếp.
Tiếp theo là Tòa soạn, có Ban thư ký tòa soạn, nơi tập trung cao nhất về

-

chuyên môn nghề báo.
Các Ban, tổ chức môn theo dõi từng lĩnh vực cụ thể như Kinh tế, chính trị nội

-

chính, Quốc tế, Thể thao…
Các Văn phòng đại diện: Thu thập thông tin hoạt động tại khu vực đại diện.
Phòng Kỹ thuật trình bày: Lên maket, trình bày báo trước khu đưa sang nhà


-

in.
Văn phòng: Chịu trách nhiệm thực hiện mọi công việc về tiền lương, tổ chức,

-

hành chính…
Phòng quảng cáo – phát hành: Là một hình thức kinh doanh cho báo, thực
hiện quảng cáo thu lợi nhuận, tiếp thị tìm kiếm thị trường, tìm bạn đọc mới

-

tăng số lượng phát hành báo.
Đội ngũ phóng viên của báo Tuổi trẻ có khoảng…người và một lực lượng
cộng tác viên đông đảo trải rộng trên khắp mọi miền đất nước vì vậy lượng

4.

thông tin mà báo thu nhận được rất phong phú.
Công tác biên tập tin bài, hình thức, trình bày và phát hành của báo Tuổi

-

trẻ.
Phóng viên, cộng tác viên thu nhận tin tức, viết tin, bài gửi về trưởng đại diện
khu vực. Sau khi biên tập, duyệt, tin bài được truyền vào tòa soạn. Tòa soạn

-


sắp xếp, lựa chọn những tin bài phù hợp để đăng.
Tin bài gửi về được sắp xếp theo từng chuyên mục cụ thể. Từ trang 5 đến
trang 12 được sắp xếp xong trước 5h chiều, sau đó in trước, các trang còn lại
có thể chờ đến 12h đêm mới in.

6


-

Một số yếu tố về hình thức của báo Tuổi trẻ: Báo in khổ vừa (A2); sử dụng
khá nhiều ảnh mang lại giá trị thông tin cao. In 2 màu đơn giản. Sử dụng rất

5.

nhiều biểu đồ, sơ đồ đặc biệt là các box dữ liệu thu hút người đọc.
Báo Tuổi trẻ có mạng lưới phát hành rộng khắp trên cả nước thông qua các
văn phòng đại diện và các đại lý..
Chiến lược thoong tin cuat báo tuổi trẻ
5.1 Quan điểm, đường lối của báo Tuổi trẻ
Năm 1984, Tuổi trẻ chính thức bắt tay vào công cuộc đổi mới với
mong muốn “thoát khỏi bao cấp”, phải “tự cứu mình”, phải “tháo gỡ bung ra”
để tự đi lên và khẳng định mình. Khẩu hiệu Đ – T – S đã trở thành phâm
châm hành động cho tờ báo”
Đ: Đỏ (Đảng): Chứng tỏ Tuổi trẻ là tờ báo của Đảng.
T: Trẻ: Thể hiện tính năng động, trẻ trung.
S: Sài Gòn: Lấy phong cách làm báo Sài Gòn mang tính năng động
nhạy bén với thời cuộc.
Trong quá tình đổi mới, dưới ánh sáng của các Nghị quyết của Đại hội

Đảng VI và VII về các vấn đề tuyền thông, nêu cao nhiệm vu của báo chí
trong công cuộc đổi mới, “tích cực đóng góp cho sự nghiệp CNH – HĐH đất
nước đi đến thắng lợi, trên tinh thần đó, Tuổi trẻ có thêm sức mạnh tiến hành
đổi mới về cả hình thức lẫn nội dung nhằm góp phần đảm nhiệm vai trò, sứ
mệnh chính trị - kinh tế - xã hội…mà Đảng, Nhà nước giao phó và đáp ứng
được mong mỏi nhu cầu thông tin của quần chúng nhân dân.
Ngay trong thời kỳ đổi mới, quan điểm, phâm châm hành động
của báo Tuổi trẻ đã được hoạch định rõ, thể hiện những việc làm của
báo:

-

Tham gia tuyên truyền và đưa các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà
nước đi vào công việc cùng với việc xây dựng không khí đổi mới trong xã

-

hội.
Giáo dục quan điểm lao động, phản ánh toàn diện nền kinh tế, thức đẩy cho
sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần/

7


-

Tham gia chống tiêu cực và các hiện tượng xấu trong xã hội, nêu cao ý thức

-


pháp luật cho toàn dân.
Biểu dương những gương thanh niên tốt…
Trong giai đoạn hiện nay, khi các phương tiện truyền thông không
ngừng phát triển và cùng nỗ lực hết mình góp phần xây dựng đất nước ngày
một giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đồng thời đáp ứng được mong muốn ngày
một khắt khe của công chúng, báo Tuổi trẻ từng bước khẳng định mình và
làm tốt hơn nữa những phương châm đã đề ta trong thời kỳ đổi mới.
Về tôn chỉ , mục đích của báo Tuổi trẻ, trong giấy phép xuất bản của
Bộ VHTT ngày 2/3/1994 đã quy định, Tuổi trẻ phải” “tuyên truyền đường lối
của Đảng và Nhà nước, chính sách, nhiệm vụ về công tác thanh niên. Thông
tin hoạt động của Đoàn TNCS TP Hồ Chí Minh. Biểu dương điển hình tốt,
nhân tố mới của thanh niên, cổ vũ phong trào đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, xã hội///”.
Là một tờ báo nằm trong hệ thống vô sản, báo Tuổi trẻ thực sự là công
cụ của Đảng. Bên cạnh đó, tiếng nói của Đoàn viên thanh niên trong cuộc
sống ngày càng có ý nghĩa vì nó đại diện cho một “sức trẻ”, và tiếng nói đó
đòi hỏi phải được thanh niên cũng như quần chúng nhân dân biết đến để cùng
tham gia. Tuổi trẻ thực sự trở thành diễn đàn thanh niên, vì thanh niên. Vì vậy,
trên báo Tuổi trẻ luôn đăng tải những tin tức về thanh niên, giới trẻ. Báo Tuổi
trẻ không chỉ đưa tin những sự kiện về thanh niên mà cả những vấn đề liên
quan đến thanh niên ở mọi lĩnh vực. Dần dần, những thông tin mà Tuổi trẻ
cung cấp không chỉ đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của giới thanh niên
mà cả những đối tượng khác trong xã hội cũng yêu thích tờ báo vì nguồn
thông tin phong phú, đa dạng.
5.2. Tổ chức đội ngũ phóng viên có đội ngũ cộng tác viên (CTV)
Hiện nay, phóng viên báo Tuổi trẻ tỏa đi khắp cả nước. Ngoài tòa soạn
của báo tại 161 Lý Chính Thắng. Q3 TPHCM, thường trực khaorng 40 đến 50
phóng viên, Tuổi trẻ còn có văn phòng đại diện tại các tỉnh khu vực. Hà Nội

8



là trung tâm cung cấp thông tin toàn bộ khu vực phía Bắc thường có dao động
10 – 15 phóng viên, các văn phòng đại dienehj khác ở Cần Thơ, Đà Nẵng,
Quy Nhơn, Huế thường có từ 3 đến 5 phóng viên cung cấp thông tin Nam
Trung Bộ - miền Trung. Chưa kể đội ngũ công tác viên có mặt ở khắp các tỉnh
thành.

PHẦN 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Những thuận lợi
Thuận lợi của tôi, cũng như những bạn khác về thực tập tại văn phòng
báo Tuổi trẻ tại Hà Nội là phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Trước hết, anh Nguyễn Văn Hải là người hướng dẫn chúng tôi thực tập
luôn nhiệt tình, tận tụy với chúng tôi. Những đề tài tôi đăng ký với anh, chủ
yếu là qua email và điện thoại, thì luôn nhận được câu trả lời rất sớm. Đề tài
có làm được hay không, nếu làm được thì nên làm theo hướng nào, anh luôn
nói rõ ràng.
9


Báo Tuổi trẻ luôn tạo điều kiện để sinh viên thực tập cũng như cộng tác
viên được phát huy hết năng lực. Dù là sinh viên hay cộng tác viên thì trong
giấy giới thiệu của tòa soạn luôn ghi là Phóng viên để thuận lợi cho quá trình
tác nghiệp.
Văn phòng không yêu cầu bắt buộc các sinh viên lên văn phòng mà
luôn khuyến khích sinh viên “lăn lộn” ở ngoài để phát hiện, tìm kiếm đề tài.
Các anh chị phóng viên, biên tập của Văn phòng luôn nhiệt tình giúp đỡ
các em sinh viên thực tập. Tuy tôi không phải sinh viên khoa báo chí, nhưng
anh chị ở tòa soạn luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi làm quen với
báo, hướng dẫn và cho đi tác nghiệp cùng với anh chị.

2.2. Những khó khăn
Đối với một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đòi hỏi cao như báo
Tuổi trẻ ,sinh viên chuyên ngành báo chí đã thấy khó khăn, và đối với tôi sinh viên lý luận lại càng khó khăn gấp đôi.
Trước khi đi thực tập, tôi đã luôn tự hỏi là đến đấy mình sẽ phải làm
việc như thế nào vì tôi chỉ mới tiếp cận báo chí thông qua một lớp học nghiệp
vụ báo chí ngắn do trường tổ chức.
Thời gian đầu khi đi thực tập, tôi chỉ ngồi đọc báo mỗi ngày để nghiên
cứu cũng như tìm hiểu phong cách viết báo ở T

uổi trẻ. Tôi được anh Vũ

Viết Tuân – phụ trách bên mảng văn hóa hướng dẫn viết bài, đôi khi tôi đi
cùng để học hỏi thêm. Tuy nhiên đối với tôi mọi thứ vẫn rất là khó khăn, nhất
là tìm kiếm, phát hiện đề tài: Đây thực sự là khó khăn lớn nhất của tôi trong
đợt thực tập vừa qua. Tôi không biết phải lấy nguồn tin ở đâu và như thế nào,
khi lấy tin xong phải viết như thế nào để có thể được đăng bài. Tuy nhiên, nhờ
những khó khăn và thử thách trong thời gian thực tập mà tôi đã tự tin hơn
cũng như có những trải nghiệm về nghề báo. Điều này giúp tôi rất nhiều trong
cuộc sống.
2.3. Những bài học đã học được trong quá trình thực tập

10


Sau 2 tháng thực tập tại Văn phòng báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí
Minh ở Hà Nội, tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ ích cho chính bản thân
mình.
Đối với bất kỳ phóng viên, cộng tác viên ở Văn phòng Hà Nội báo Tuổi
trẻ, khi gửi tin bài đều phải theo quy trình là gửi tin, bài qua văn phòng, để
các lãnh đạo văn phòng biên tập lần 1 rồi chuyển vào tòa soạn trong thành

phố Hồ Chí Minh. Nhưng trong đợt thực tập, vì nôn nóng, nên có bạn đã gửi
thẳng bài viết vào tòa soạn trong Nam. Sau đó bài viết lại được đẩy ra văn
phòng Hà Nội để kiểm tra thông tin. Như vậy rất mất thời gian và công sức
của mọi người, và hơn nữa, không đúng quy trình gửi bài của Báo.
Khi phát hiện đề tài, không nên quá dựa vào những trang thông báo sự
kiện, những trang diễn đàn, mà nên dựa vào khả năng quan sát, cảm nhận và
suy nghĩ của chính bản thân mình. Như vậy thì ta mới có nhiều đề tài hay, do
ta tự phát hiện và không trùng với đề tài mà các báo khác đã viết.Và quan
trọng là, khi phát hiện đề tài, hay viết bài, phải luôn đặt câu hỏi rằng, với đề
tài hay bài viết này, thì độc giả sẽ được gì. Cái gì có lợi cho độc giả và công
chúng nhiều hơn thì mới làm.
Khi viết bài, phải luôn viết thật ngắn gọn, sâu sắc, mỗi câu chữ đều
phải chứa đựng thông tin, tránh lối viết lan man, không phù hợp với xu thế
làm báo và nhu cầu của độc giả hiện nay.
Khi làm việc trong môi trường báo Tuổi trẻ, mọi người luôn phải nhanh
nhẹn, luôn trong tinh thần làm việc nhiệt tình, luôn tiếp cận các vấn đề, sự
kiện một cách sát thực nhất, khách quan nhất và đưa tin một cách nhanh
chóng nhất. Môi trường làm việc ở đây rất khắc nghiệt, có nhiều áp lực vì là
tờ báo hàng đầu củaViệt Nam, cho nên chất lượng bài viết cần phải đi đầu.
Tuy nhiên, sau thời gian được đào tạo, làm việc ở báo Tuổi trẻ, kinh nghiệp
cũng như chất lượng viết báo sẽ được tăng lên rõ rệt
Trong hai tháng thực tập, tôi cũng học được rằng, ở Tuổi trẻ là một môi
trường làm việc trong sự cố gắng liên tục, để có thể khẳng định được bản thân
11


mình. Cũng nhờ thực tập ở báo Tuổi trẻ mà lần đầu tiên tôi được tham gia một
chương trình tư vấn tuyển sinh do Báo tổ chức. Đây là trải nghiệm thú vị đối
với tôi và cảm thấy có ý nghĩa khi tự tay mình đưa những tờ hướng dẫn,
những tờ báo có thông tin tư vấn tuyển sinh được các phụ huynh và các em

học sinh. Tôi hiểu hơn ý nghĩa thiết thực của chương trình tư vấn tuyển sinh
do báo Tuổi trẻ tổ chức.
2.4 Những điều chưa làm được
Điều đầu tiên, tôi thấy mình chưa làm được ở đợt thực tập này, đó là
mình chưa cố gắng hết mình.
Tôi ít lên Văn phòng, và chính vì vậy, tôi không quen biết và nói
chuyện, học hỏi được nhiều từ chính các anh chị trong văn phòng. Tôi còn
khá rụt rè khi làm việc ở môi trường này, cho nên tôi chưa thật sự thoải mái
khi làm việc ở đây.
Tôi chưa phát hiện, tìm ra được thế mạnh hay mảng đề tài yêu thích
của mình. Chính vì vậy, tôi vẫn lung túng trong việc tìm đề tài và chưa xác
định được mảng đề tài mình sẽ theo đuổi trong tương lai nếu như có cơ hội
được làm báo.

PHẦN 3: SẢN PHẨM
/>
12


KẾT LUẬN
Ra đời từ năm 1975. Báo Tuổi trẻ đến nay đã trải qua chẳng đường 40
năm với những thăng trầm và thách thức. Đã từng có những giai đoạn khó
khăn nhưng thực sự đó là một chặng đường phát triển liên tục xứng đáng và
Tuổi trẻ đã vượt qua những khó khăn để trở thành tờ báo có tiềm lực kinh tế
và chất lượng hàng đầu Việt Nam
Với những thành tích đạt được trong 40 năm qua, báo Tuổi trẻ đã thực
sự là trở thành tờ báo được hàng triệu độc giả trong nước những như ở nước
ngoài yêu mến và tin tưởng. Qua hai tháng thực tập ở báo Tuổi trẻ, tôi đã
dường như hiểu thêm những khó khăn, vất vả của nghề này và càng quý trọng
hơn những nhà báo trên đất nước. Nhờ những hy sinh, những cống hiến của

họ mà chúng ta mới có được những thông tin hay, đúng và kịp thời. Với
những người làm báo, cần phải có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, đưa
tin một cách chân thực, khách quan và bản lĩnh. Đặc biệt, khi thực tập ở báo
Tuổi trẻ, tôi được tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh do báo tổ chức.
Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa, giúp cho các em học sinh lớp 12 có những
thông tin khách quan về các trường đại học, giúp cho các em có thể lựa chọn
trường đại học mình yêu thích. Sau chương trình này, tôi đã học được rất
nhiều bài học bổ ích, quen thêm những người bạn tốt. Bên cạnh đấy, Tuổi trẻ
còn có những hoạt động ý nghĩa khác như trao học bổng các những em học
sinh khó khăn không có điều kiện học tập, giúp đỡ đồng bào lũ lụt…
Hai tháng thực tập vừa qua tại báo Tuổi trẻ, tuy tôi chỉ mới có thể viết
một tin ngắn nhưng quan trọng là tôi đã có những trải nghiệm đáng nhớ, tôi
cũng thấy tự tin hơn, học được nhiều bài học cũng như có sự tiếp cận thực tế
với việc làm báo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

13


MỤC LỤC

14



×