ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
ĐINH DUY ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY THÔNG PÀ CÒ (PINUS
KWANGTUNGENSIS CHUN EC TSIANG ) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PHIA OẮC - PHIA ĐÉN HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
:
CHÍNH QUY
Chuyên ngành
:
LÂM NGHIỆP
Khoa
:
LÂM NGHIỆP
Khóa học
:
2011 - 2015
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
ĐINH DUY ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY THÔNG PÀ CÒ (PINUS
KWANGTUNGENSIS CHUN EC TSIANG ) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PHIA OẮC - PHIA ĐÉN HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn
:
:
:
:
CHÍNH QUY
LÂM NGHIỆP
NO2-K43-LN
LÂM NGHIỆP
:
:
2011 - 2015
Th.S LA QUANG ĐỘ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
ĐINH DUY ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY THÔNG PÀ CÒ (PINUS
KWANGTUNGENSIS CHUN EC TSIANG ) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PHIA OẮC - PHIA ĐÉN HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn
:
:
:
:
CHÍNH QUY
LÂM NGHIỆP
NO2-K43-LN
LÂM NGHIỆP
:
:
2011 - 2015
Th.S LA QUANG ĐỘ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh
viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà
trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng
một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S La
Quang Độ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học
của cây Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis Chun ec Tsiang) tại Khu bảo
tồn loài Thiên Nhiên Phia Oắc-Phia Đén Huyện Nguyên Bình Tỉnh Cao
Bằng ” Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của Th.s La Quang Độ và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp
giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo KBT Phia Oắc-Phia Đén và người dân xã
: Ca Thành, Thành công. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến
các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo Th.s La Quang
Độ người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận này hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đinh Duy Định
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Thông Pà Cò ..... 25
Bảng 4.2. Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Thông Pà Cò........................ 28
Bảng 4.3. Công thức tổ thành sinh thái của 12 OTC ..................................... 29
Bảng 4.4. Số lượng cây tái sinh trong OTC 11 ............................................. 30
Bảng 4.5. Đặc điểm tầng cây bụi ÔTC 11 .................................................... 30
Bảng 4.6. Trạng thái rừng............................................................................. 31
Bảng 4.7. Đai cao ......................................................................................... 32
Bảng 4.8 Tần suất xuất hiện loài Thông Pà Cò trong khu vực nghiên cứu .... 32
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp điều tra phẫu diện đất ....................................... 32
Bảng 4.10. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi ................. 33
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Hình thái thân cây Thông Pà Cò ............................................... 26
Hình 4.2. Lá Thông Pà Cò ....................................................................... 27
Hình 4.3. Cành lá Thông Pà Cò ............................................................... 27
Hình 4.4. Nón Cái .................................................................................... 28
Hình 4.5. Nón trưởng thành .................................................................... 28
Hình 4.6. Thông Pà Cò bị chặt ................................................................ 34
Hình 4.7. Khai thác gỗ Nghiến................................................................. 34
Hình 4.8. Khai thác Bách vàng ............................................................... 34
Hình 4.9. Re hương bị chặt ...................................................................... 34
v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
Hvn
Chiều cao vút ngọn
IUCN
International Union for Conservation of Natural
Resources - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
ODB
Ô dạng bản
OTC
Ô tiêu chuẩn
VN
Việt Nam
Th.S
Thạc Sỹ
D1.3m
Đường kính ngang ngực (đo ở vị trí 1.3 m)
vi
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.......................................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 6
2.3. Điều kiện cơ sở của địa phương khu vực nghiên cứu .................................. 9
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................... 9
2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ..........................................................11
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ..............................................................12
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......16
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................16
3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................16
3.2.1 Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Thông
Pà Cò.............................................................................................. 16
3.2.2. Đặc điểm phân loại của loài Thông Pà Cò ...............................................16
3.2.3 Đặc điểm nổi bật về phân loại, hình thái của loài Thông Pà Cò. (Rễ,
thân, lá, hoa,...) ..................................................................................... 16
3.2.4 Một số đặc điểm sinh thái của loài Thông Pà Cò: .....................................16
3.2.5 Tác động của con người tới khu bảo tồn và loài cây nghiên cứu. ..............16
3.2.6 Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài Thông Pà Cò tại
khu vực nghiên cứu. .........................................................................................16
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................17
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................17
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................18
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!
Người viết cam đoan
Th.S La Quang Độ
Đinh Duy Định
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng Đông
Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam,
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một
trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa
ĐDSH cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tài nguyên rừng Việt
Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều các nguyên nhân khác
nhau như nhu cầu lâm sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, khai thác quá mức, không đúng kế hoạch, chiến tranh,… Theo số liệu mà
Maurand P. công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm
1943 Việt Nam còn khoảng 14,3 triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ là
43,7% diện tích lãnh thổ. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến
đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1976 -1990 diện tích rừng tự nhiên giảm
mạnh, chỉ trong 14 năm diện tích rừng giảm đi 2,7 triệu ha, bình quân mỗi năm
mất gần 190 ngàn ha (1,7%/năm) và diện tích rừng giảm xuống mức thấp nhất
là 9,2 triệu ha với độ che phủ 27,8% vào năm 1990 (Trần Văn Con, 2001).
Việc mất rừng, độ che phủ giảm, đất đai bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, sông
hồ bị bồi lấp, môi trường bị thay đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn
đến mọi mặt đời sống của nhiều vùng dân cư. Mất rừng còn đồng nghĩa với sự
mất đi tính đa dạng về nguồn gen động thực vật.
Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis Chun ec Tsiang) là loài thực vật
cổ, đặc hữu của Miền Bắc Việt Nam và nam Trung Hoa, được phát hiện lần
đầu tiên ở Việt Nam vào những năm 1980 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang
Kia - Pà Cò tỉnh Hòa Bình. Loài Thông năm lá này có phân bố tự nhiên rải
rác tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn
(Nguyễn Tiến Hiệp et al, 2004) Đây là loài cây lớn được dùng làm nhà và các
đồ gia dụng tại địa phương, ngoài ra còn có tiềm năng làm cây cảnh do tán lá
đẹp (Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P. I. 2004) và làm thuốc (Nguyễn Văn
Tập et a;, 2011).
2
Việt Nam được công nhận là một trong những điểm nóng về đa dạng
sinh học. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều
taxon bậc loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong
tương lai gần. Nhận thấy tầm quan trọng phải bảo vệ và phát triển rừng, Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã thành lập các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên mục tiêu là đảm bảo các giá trị cảnh quan được gìn giữ, đa
dạng sinh học sẽ được bảo tồn. Hiện nay cả nước có khoảng 128 khu bảo tồn
nhằm gìn giữ nguồn gen của địa phương, là cơ sở quyết định cho sự phát triển
hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đa dạng và bền vững. Cũng
như các khu bảo tồn khác, khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén là nơi
lưu giữ những nguồn gen và các loài động thực vật có giá trị, đặc biệt là một
số loài thực vật quý hiếm như: Nghiến, Sến mật, Thông Pà Cò, Giảo cổ lam...
Tuy nhiên việc nghiên cứu về các loài thực vật này còn rất hạn chế đặc biệt là
loài cây Thông Pà Cò. Để có thể bảo tồn và phát triển loài cây Thông Pà Cò
này tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp nhằm: “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học của cây Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis Chun ec
Tsiang) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao Bằng ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Thông Pà
Cò trong khu vực nghiên cứu.
Xác định được một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài
Thông Pà Cò, từ đó đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển loài.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Thực hiện đề tài khoa học này nhằm củng cố phương pháp nghiên cứu
khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã được học trong
trường vào công tác nghiên cứu khoa học.
3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc nghiên cứu giúp tôi củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã học.
Qua đó giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, viết và trình bày báo
cáo khoa học.
Việc điều tra, đánh giá tình hình phân bố và tái sinh của loài nghiên
cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài này trong
thời gian tới.
Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói
chung và loài cây Thông Pà Cò nói riêng.
Đây là tài liệu tham khảo cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về các vấn
đề nêu trong đề tài.
4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, đa dạng sinh học đang ngày
càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm từng ngày từng
giờ, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Có những loài thực vật rất
phong phú như họ Thông, nhưng hiện nay một số loài trong họ vẫn có nguy cơ
bị tuyệt chủng. Họ Thông là một trong số những họ thực vật đa dạng nhất của
Việt Nam có khoảng 6-8 họ với khoảng 65-70 chi và 600-650 loài, nhưng hiện
nay số lượng đó ngày càng suy giảm do vậy cần nâng cao công tác bảo tồn.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính
phủ Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy
công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học
được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà
nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi
trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe
dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể
(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức
độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation).
Nhóm tuyệt chủng
+ Tuyệt chủng (EX)
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
Nhóm bị đe dọa
+ Cực kì nguy cấp (CR)
+ Nguy cấp (EN)
+ Sắp nguy cấp (VU)
+ Nhóm ít nguy cấp LR
- Phụ thuộc bảo tồn (LR/cd)
- Sắp bị đe dọa LR/nt
5
- Ít lo ngại: Least Concern (LR/lc)
+ Thiếu dữ liệu: Data Deficient
+ Không được đánh giá: Not Evaluated
Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã
ban hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP) [13]. Nghị định quy định các loài
động, thực vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính:
+ IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).
+ IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Dựa vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học tại khu bảo tồn
Thiên Nhiên Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng có rất
nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được
bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Một trong những loài thực vật cần
được bảo tồn gấp đó chính là loài Thông Pà Cò tại khu bảo tồn, đây là cơ sở
khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đối với bất kì công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc
đi tìm hiểu kĩ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất.
Ở khu bảo tồn Thiên nhiên Phia Oắc- Phia Đén tỉnh Cao Bằng, tôi đi tìm hiểu
tình hình phân bố của loài Thông Pà Cò, thống kê số lượng, tình hình sinh
trưởng và đặc điểm sinh học của chúng tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở
thứ hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Nhưng do giới hạn của đề tài và
năng lực của bản thân còn hạn chế nên tôi chưa thể phân tích đánh giá một
cách cụ thể mà chỉ tiến hành “tìm hiểu” và đánh giá khái quát để đưa ra những
biện pháp bảo tồn và phát triển loài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng
Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ
6
lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá hình vảy, hình kim,
hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim.
Cơ quan sinh sản thường đơn tính, có cấu tạo nón khác với cấu tạo
hoa, gồm các lá bào tử xếp xoắn ốc hoặc xếp vòng trên một trục ngắn có
dạng nón. Thụ phấn nhờ gió, ít khi nhờ côn trùng. Lá noãn mở không bao
hạt, mang một đến nhiều lá noãn ở nách hoặc mép. Hạt có phôi thẳng,
mang một đến nhiều lá mầm.
+ Nguồn gốc tiến hóa
Thực vật ngành Thông phát sinh từ kỷ Devon trong đại Cổ Sinh, phát
triển mạnh ở kỷ Than đá, kỷ Permi và giảm dần từ kỷ Tam điệp trong đại
Trung Sinh. Nhiều loài hiện đã tuyệt diệt hoặc thu hẹp phạm vi phân bố.
Người ta tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch của thực vật ngành thông có niên đại
các bon từ khoảng 300 triệu năm trở lại đây. Những loài còn xuất hiện ngày
này cũng có hóa thạch tìm được có niên đại tới 60-120 triệu năm và người ta
gọi chúng là những loài thực vật cổ.
Gỗ tương đối mềm, chỉ có quản bào chưa có mạch gỗ và sợi gỗ.
Cây gỗ to, cao đến hơn 25 m, đường kính thân 50-70 cm, thường xanh,
có chồi đông với các vảy chồi màu nâu nhạt. Lá mọc 5 chiếc một ở đầu cành
ngắn và các cành ngắn này lại mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong, dài 4
- 7 cm, rộng 1 - 1,2 mm, mặt cắt ngang hình 3 cạnh, mép có răng cưa.
Nón cái mọc đơn độc, hình trứng, khi chín hơi nằm ngang hay dựng
đứng dài 6 - 7 cm, đường kính 4,5 - 5,5 cm; gồm 20 - 35 vảy, hình trứng
ngược, dài 2,5 cm, rộng 1,5 cm, mái vảy gần hình thoi, có rốn ở giữa mái. Hạt
hình bầu dục, dài 10 - 12 mm, rộng 5 - 6 mm, mang một cánh mỏng dài 2 cm,
rộng 8 mm ở đỉnh. So với thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalatensis) thì lá và
nón cái của loài Thông Pà Cò ngắn hơn.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo các tài liệu đã công bố (Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học),
Việt Nam hiện có khoảng 29 loài cây lá kim, trong đó có 2 loài Thông 5 lá:
Thông 5 lá Đà Lạt và thông 5 lá Pà Cò.Thông 5 lá Đà Lạt được xem là loài
đặc hữu hẹp, hiện mới có ở Thừa Thiên - Huế (Phú Lộc), Kon - Tum (Ngọc
7
Linh, RonPlong), Gia Lai (Khu Bảo tồn Thiên nhiên Konkakinh), Lâm Đồng
(Núi Bi đúp).
Thông 5 lá Pà Cò được phát hiện đầu tiên ở Hang Kia - Pà Cò (Mai
Châu, Hòa Bình). Sau đó, tiếp tục phát hiện được ở Mường Do (Phù Yên, Sơn
La), Mộc Châu (Sơn La), Thài Phìn Tủng (Đồng Văn, Hà Giang), Cao Bằng.
Cả 2 loài này đều được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, là những loài có nguy cơ
tuyệt chủng, cần bảo vệ.
Ngày 11 - 24/12/2011, Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học đã tiến
hành điều tra đa dạng sinh học tại các Khu Bảo tồn Xuân Nha, Tà Xùa, Sơn
La phục vụ Dự án phát triển lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La. Đoàn đã khảo
sát khu vực thuộc đỉnh Pha Luông. Sau một chặng đường khá vất vả, thậm chí
cả nguy hiểm, nhưng bù lại đến độ cao 1.009 m tại tọa độ 20042'2" vĩ độ Bắc
và 104040'6" kinh độ Đông, Đoàn đã phát hiện được 4 cá thể thông 5 lá, cao
tới 30 m, đường kính ngang ngực tới 50 cm. Về mặt hình thái, loài này có
những đặc điểm khác hoàn toàn với 2 loài Thông 5 lá đã nêu ở trên. Ngoài lá
chụm 5, loài này có lá hình kim dài tới 12 - 16 cm, thiết diện tam giác, quả to
đến 5 - 6 x 8 - 10 cm.
Xác định sơ bộ, loài này có một số đặc điểm gần với loài Pinus
armandii Franchet hiện có ở vùng núi cao Trung và Tây Trung Quốc, Nhật và
Đài Loan. Mọc trên đất phát triển từ đá mẹ là sa phiến thạch. Thông 5 lá mọc
xen lẫn với một số loài thuộc các họ Dẻ, Long não và sặt cao khoảng 2 m.
Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis) là một trong 2 loài thông 5 lá của
Việt Nam, được xếp hạng bảo tồn (VU - Sẽ nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007) và là đối tượng bảo vệ quốc gia (nhóm Ia) trong Nghị định
32/2006/NĐ - CP của Chính phủ. Nhằm bảo tồn, phát triển loài cây quý này,
Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) đã tiến hành thử nghiệm
nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng và đã thành công.
Như vậy, hệ thực vật Việt Nam sẽ được bổ sung thêm 1 loài thông 5 lá;
riêng Sơn La, cho đến thời điểm này là địa phương có 2 loài thông 5 lá Thông
Pà Cò hay còn gọi là Thông Quảng Đông (danh pháp hai phần: Pinus
kwangtungensis) là một loài thông. Cây gỗ to, cao đến hơn 25 m, đường kính
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh
viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà
trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng
một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S La
Quang Độ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học
của cây Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis Chun ec Tsiang) tại Khu bảo
tồn loài Thiên Nhiên Phia Oắc-Phia Đén Huyện Nguyên Bình Tỉnh Cao
Bằng ” Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của Th.s La Quang Độ và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp
giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo KBT Phia Oắc-Phia Đén và người dân xã
: Ca Thành, Thành công. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến
các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo Th.s La Quang
Độ người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận này hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đinh Duy Định
9
Thông đuôi ngựa
: Pinus massoniana
Thông nhựa (thông ta, thông hai lá) : Pinus merkusii
Thiết sam
: Tsuga dumosa
2.3. Điều kiện cơ sở của địa phương khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ca Thành là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Nguyên
Bình, xã nằm về phía tây của huyện, cách thị trấn Nguyên Bình 36km và cách
thị xã Cao Bằng 81 km về phía tây, có diện tích tự nhiên là 8714 ha và có vị
trí địa lý như sau :
- Phía đông giáp xã Vu Nông và Yên Lạc.
- Phía bắc giáp xã Yên Lạc và huyện Bảo Lạc.
- Phía tây giáp xã Mai Long và thị trấn Tĩnh Túc.
- Phía nam giáp xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Địa hình: Phần lớn diện tích xã Ca Thành là các núi đá vôi với địa hình
phức tạp, chia cắt mạnh, xen kẽ giữa những dải đồi núi là các thung lũng
tương đối bằng phẳng. Đồi núi có độ cao và độ dốc lớn.
Khí hậu: Xã Ca Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang
đặc thù của khí hậu miền núi phía bắc. Mùa đông có khí hậu gió mùa đông
bắc thổi về đem theo khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn gây ra hiện tượng băng
giá, sương muối và tuyết,độ ẩm không khí thấp. Mùa hè nóng, lượng mưa và
độ ẩm cao, đôi khi có lốc xoáy cục bộ và mưa đá xảy ra.
Khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều.
- Mùa mưa từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ thấp và ít mưa.
Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C.
Nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C.
Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 00C.
10
Thủy văn: Địa bàn xã chỉ có một con sông nhỏ do nguồn từ xóm Nộc
Soa, Khuổi Ngọa chảy qua xã từ phía Tĩnh Túc sang huyện Bảo Lạc. Đây là
nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
2.3.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén chủ yếu là kiểu địa hình
trung bình và núi cao mấp mô lượn song tạo thành những giải đất xen kẽ núi
đã vôi và bị chia cắt bởi nhiều khe suối độ dốc lớn, địa hình địa cao nhất ở
phía bắc và thoải dần xuống ở phía nam. Là nơi phát nguyên của nhiều con
suối chính của huyện Nguyên Bình như: sông Nhiên, sông Năng, sông Thể
Dục (một nhánh của sông bằng)… Quá trình kiến tạo địa chất đã chia thành 2
tiêu vùng chính: địa hình núi đất phân bổ chủ yếu ở xã Thành Công, Quang
thành: địa hình vùng núi đá ở xã Phan Thanh, thị trấn Tĩnh túc, Ca thành
2.3.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật
* Về thực vật: Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén là hệ sinh
thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam
có giá trị bảo tồn cao. Tại đây có nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá
trị dược liệu. Các loài Lan hài và Tuế cũng là những đối tượng quan trọng
của công tác bảo tồn trong khu vực.
* Về động vật:
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của tổ chức BirdLife năm 2000 đã ghi
nhận tổng số 222 loài động vật có xương sống, trong đó có 87 loài thú thuộc
26 họ: 90 loài chim thuộc 37 họ và 14 bộ (trong đó bộ Sẻ có số loài nhiều
nhất 48 loài): 17 loài lưỡng cư; 28 loài bò sát và hang ngàn loài động vật
không xương sống, côn trùng, động vật nhuyễn thể, động vật đất.
2.3.1.5. Điều kiện giao thông, thủy lợi
* Giao thông
Xã Ca thành đã có đường giao thông đến trung tâm xã, từ trung tâm
xã đi các thôn đều bằng đường đất, tuy nhiên do đường đất, độ dốc cao,
nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở, thậm chí trượt núi gây
tắc đường không có khả năng khắc phục ngay. Hiện nay để đi một số thôn
trong xã phải đi bộ. Việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn,
11
không muốn nói là cách biệt với bên ngoài. Xã đã chú trọng xây dựng
đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa đi lại rất
khó khăn.
* Thuỷ lợi
Trên các khu vực canh tác nông nghiệp điều kiện nguồn nước không
khó khăn, nhưng do chưa được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi chưa phát triển.
Người dân địa phương thường đắp các phai đập nhỏ làm hệ thống tự chảy
phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các công trình tự tạo này chỉ tồn tại được trong
mùa khô, đến mùa mưa chúng bị nước cuốn trôi và rất cần đầu tư cho hệ
thống thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm
bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo
tồn đa dạng sinh học.
2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Tình hình dân cư kinh tế
* Dân số
Xã được chia thành 11 xóm hành chính với tổng số là 449 hộ dân.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Tổng số hộ nghèo của xã là 230 hộ, chiếm 51,22 %
tổng số hộ.
- Thành phần dân tộc: Phần lớn người dân của xã thuộc dân tộc Tày,
Mông và Dao cùng sống xen kẽ. Trong đó dân tộc Mông chiếm 36,5 %, dân
tộc Tày và dân tộc Dao chiếm 63,4 %.
- Lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 97%, còn lại
là các cán bộ và giáo viên
2.3.2.2. Tình hình văn hóa xã hội
* Về Y Tế
Xã có trạm y tế và cán bộ y tế, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của
nhân dân địa phương và cần tăng cường cán bộ y tế tuyến xã để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của người dân. Các dịch bệnh lớn không xảy ra do làm tốt công
tác phòng bệnh
12
* Về Giáo Dục
Giáo dục: Toàn xã có 13 điểm trường với tổng số 41 lớp, trong đó có
5 lớp mầm non, 32 lớp tiểu học va 4 lớp trung học cơ sở.
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
2.3.3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích.
Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ
yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn…
Ruộng nước được phân bố nơi thấp gần khu dân cư, ven suối và một số
diện tích nhỏ ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa
cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống chưa được cải thiện. Lúa
nương được canh tác trên các sườn đồi núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện tích
lúa nương thường không ổn định do sự du canh qua nhiều vùng khác nhau
quanh các điểm dân cư.
Trồng lúa: diện tích trồng lúa là 115,5 ha. Do khí hậu và địa hình nên
chỉ canh tác được một vụ lúa trong năm (từ tháng 6 đến tháng 10). Kỹ thuật
canh tác chủ yếu theo tập quán địa phương, ít áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Sảm phẩm từ canh tác chủ yếu là phục vụ nhu cầu lương thực tại địa
phương và chăn nuôi.
Các loại rau màu thường như Ngô, Sắn… được trồng trên nơi đất cao,
bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích
ruộng nước chỉ hơn 1sào/người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương
rẫy để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích đất nương rẫy hiện nay tuy không
cao nhưng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng
nhanh đáng kể.
Trồng ngô: Diện tích trồng ngô là 280,98 ha. Chủ yếu là canh tác
nương rẫy, địa hình dốc và nguồn nước tưới không chủ động, hoàn toàn phụ
thuộc vào nguồn nước mưa nên năng suất đạt được còn thấp ( 20,4 tạ/ha )
13
Trồng đậu tương: diện tích trồng đậu tương là 0,7 ha. Chủ yếu là nương
rẫy đất dốc, lẫn đá và nguồn nước hoàn toàn phụ thuộc vào nước mưa nên
năng suất chỉ đạt 10 tạ/ha.
Trồng dong giềng: diện tích trồng dong giềng là 3 ha. Địa hình đất dốc,
có phần tương đối bằng phẳng, nguồn nước tưới phụ thuộc vào nước mưa.
Canh tác chủ yếu là để bán và một phần nhỏ là để ăn.
2.3.3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi
Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển và chưa được trú trọng đầu tư.
Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lơn,
gà… Ngựa là vật nuôi quan trọng đối với người dân vùng cao, trong khi chưa
có đường giao thông thì ngựa còn là phương tiện vận chuyển hữu hiệu. Có
một số hộ đã xây dựng ao nuôi cá, tuy nhiên số hộ chăn nuôi cá không nhiều.
Đa số chỉ là các ao tạm thời, chưa có kỹ thuật chăn nuôi cá tốt. Điều kiện tự
nhiên ở địa phương rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, chăn thả rông gia súc được xem như là một mối đe dọa. Trâu và
Bò thả rông quanh năm và chỉ đưa về nhà vào mùa sản xuất. Gia súc chăn thả
trong khu bảo tồn không chỉ từ các thôn có ranh giới với khu bảo tồn, thậm trí
cả từ các xã lân cận.
2.3.3.3. Tình hình phát triển lâm nghiệp
Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ,
các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở
thành hàng hoá. Từ khi thành lập khu bảo tồn, thực hiện giao đất giao rừng
(một số thôn), lực lượng kiểm lâm cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì
hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường
xuyên, công khai như trước. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm
sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Hoạt động khai thác củi đun: Gỗ củi là chất đốt chủ yếu ở vùng nông
thôn, người dân thường lấy cành khô, cây khô từ Khu bảo tồn, đặc biệt để có
củi khô thì sau những lần đi lấy củi họ đều chặt một số cây tươi trong khu vực
để lần sau lại có củi khô. Ngoài lượng củi do các thôn nằm trong và giáp khu
bảo tồn khai thác ra thì hàng năm lượng củi do các thôn khác trong xã vào
14
Khu bảo tồn khai thác cũng rất lớn. Chính vì thế cần thiết phải có các hoạt
động nhằm hạn khai thác với số lượng củi đun lớn thông qua xây dựng các
loại bến đun cải tiến tiết kiệm củi).
Hoạt động khai thác gỗ: Hiện tại còn một số ít người dân vẫn lén lút
vào khu bảo tồn khai thác trái phép để làm nhà, đóng đồ gia dụng cho gia
đình, và tìm mọi kẽ hở của lực lượng kiểm lâm để tiêu thụ. Các loài cây gỗ
thường được người dân khai thác như Bách Vàng, Trai, Dâu rừng Thiết sam
giả lá ngắn... việc khai thác được thực hiện ngay trong rừng và vận chuyển về
nhà. Đây là hoạt động khai thác tài nguyên trái pháp luật và không bền vững
làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn tài nguyên rừng. Hầu hết các thôn đều có
khai thác nhưng do có sự tuyên truyền, quản lý chặt chẽ của lực lượng Kiểm
lâm nên hoạt động này ngày một giảm dần. Hoạt động này sẽ được làm tốt
hơn khi năng lực quản lý của lực lượng kiểm lâm được tăng lên. Hoạt động
khai thác măng: Măng, nấm, mộc nhĩ được người dân thu hái để sử dụng và
bán, không chỉ những người dân sống trong khu bảo tồn thu hái mà cả những
người dân ở ngoài vùng đệm vào KBT khai thác.
Cây thuốc: Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số
thường thu hái các loại thảo dược để dùng cho mục đích chữa bệnh. Nhìn
chung việc thu hái cây thuốc của các thầy lang là không nhiều và không ảnh
hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học, sự bền vững vì nó phụ thuộc vào nhu cầu
của người bệnh đi tìm thầy lang. Một tác nhân lớn gây ảnh hưởng đến sự phục
hồi của các loại cây thuốc là chiến dịch thu mua cây thuốc quý như Ba kích,
Sâm cau, Sâm trâu, khúc khắc, Hoàng đằng, huyết đằng, Tầm gửi,...của các
tay buôn, họ gom hàng và chuyển đi tiêu thụ ở nơi khác hoặc bán sang Trung
Quốc. Săn bắt động vật rừng: Tất cả các loài thú, rùa, rắn đều là đối tượng bị
săn bắn. Những người này săn bắn bằng nhiều cách khác nhau: súng săn tự
chế, bẫy đặt trên mặt đất, bẫy thòng lọng và bẫy bằng đèn ánh sáng. Các loài
hiện nay thường bị săn bắt hoặc gài bãy là chồn, hon, sóc, dúi, cầy, hươu, nai,
rắn, rùa và các loài chim...
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Thông Pà Cò ..... 25
Bảng 4.2. Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Thông Pà Cò........................ 28
Bảng 4.3. Công thức tổ thành sinh thái của 12 OTC ..................................... 29
Bảng 4.4. Số lượng cây tái sinh trong OTC 11 ............................................. 30
Bảng 4.5. Đặc điểm tầng cây bụi ÔTC 11 .................................................... 30
Bảng 4.6. Trạng thái rừng............................................................................. 31
Bảng 4.7. Đai cao ......................................................................................... 32
Bảng 4.8 Tần suất xuất hiện loài Thông Pà Cò trong khu vực nghiên cứu .... 32
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp điều tra phẫu diện đất ....................................... 32
Bảng 4.10. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi ................. 33
16
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm sinh học của loài Thông Pà Cò phân
bố tự nhiên tại khu bảo tồn Phia Oắc-Phia Đén- Nguyên Bình- Cao Bằng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài tập trung triển khai tại Khu bảo tồn Phia Oắc-Phia
Đén trong diện tích rừng tự nhiên thuộc các xã: Ca Thành, Phan Thành Thành
Công Huyện Nguyên Bình- Cao Bằng
- Thời gian tiến hành: Đề tài tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu,
phân tích và tổng hợp tài liệu hoàn thiện đề tài từ ngày 25/2 - 10/5/2015.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu, tiến hành điều tra khảo sát địa điểm đã chọn
với các nội dung sau:
3.2.1 Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Thông Pà Cò
3.2.2. Đặc điểm phân loại của loài Thông Pà Cò
3.2.3 Đặc điểm nổi bật về phân loại, hình thái của loài Thông Pà Cò. (Rễ, thân,
lá, hoa,...)
3.2.4 Một số đặc điểm sinh thái của loài Thông Pà Cò:
- Tàn che
- Tổ thành tầng cây gỗ (tổ thành sinh thái)
- Tổ thành tái sinh.
- Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi tới tái sinh cây Thông Pà Cò.
- Đặc điểm đất nơi cây Thông Pà Cò.
- Đặc điểm phân bố của loài: Theo đai cao, theo trạng thái rừng và tần
suất xuất hiện của loài.
3.2.5 Tác động của con người tới khu bảo tồn và loài cây nghiên cứu.
3.2.6 Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài Thông Pà Cò
tại khu vực nghiên cứu.