Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đánh giá mức độ phù hợp trong các quy định bảo vệ môi trường không khí của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam với các cam kết quốc tế về môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.74 KB, 19 trang )

1
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề: Đánh giá mức độ phù hợp trong các quy định bảo vệ môi trường không
khí của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam với các cam kết quốc tế về môi trường.

Sinh viên : Vũ Cường Việt.

Những vấn đề chung.

I.
1.










2.

Các khái niệm
Không khí: là hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm 78,9%, oxy chiếm khoảng 0,95%,
acgong chiếm 0,93%, dioxit cácbon chiếm 0,32% và một số khí hiếm khác như
neeon ,heli,meetan.Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm
gần 1-3% thể tích không khí.
Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của các vật thể lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng


trong thành phần không khí, làm cho không khí trong sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa.
Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí là sự thay đổi tính chất không khí, vi phạm
tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định.
Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt của nó trong
không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và
phát triển của động thực vật…
Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi trường từ nguồn
phát sinh : SO2, CO2, CO, bụi …
Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua phản ứng giữa các
chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí quyển: SO3 sinh ra từ SO2 +
O2; H2SO4 sinh ra từ: SO2 + O2 + H2O…
Hiện trạng ô nhiễm không khí.
+ Thực trạng tại một số quốc gia tiêu biểu.
Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố
ngày 26/9/2012 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều
quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối
với sức khỏe con người, loài người bắt đầu phải gánh chịu những thảm hoạ khủng
khiếp do không khí gây ra. Trái đất đang nóng dần lên do các hoạt động của con người
đã thải quá nhiều khí CO2, SO2, NO2, ... rồi hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra,
1


2
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

mưa axit, nhiều lỗ thủng tầng ôzôn xuất hiện ... Tất cả các thảm hoạ đó đều có nguyên
nhân là do các hoạt động của con người.
Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng cảnh báo tình trạng chất lượng không khí giảm
sút ở hơn 2.000 thành phố. Điều này liên quan chặt chẽ tới việc gia tăng dân số, sự

bùng nổ của phương tiện giao thông cá nhân và đốt nhiên liệu hóa thạch. Ô nhiễm
không khí trên toàn thế giới cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân kết hợp, bao gồm:
khí thải phương tiện giao thông, bếp đun nấu, bụi xây dựng... Chúng gia tăng nguy cơ
bệnh tim và đột quỵ.
Đầu năm 2016, các dữ liệu báo cáo về chất lượng không khí tại London đã cho
thấy ô nhiễm ở đây vượt qua vạch giới hạn. Theo số liệu mới nhất cho thấy hàng năm,
ở Anh có 29.000 người chết do ô nhiễm bụi và tiếp xúc lâu dài với khí Nitơ oxit thải
ra từ động cơ diesel. Con số này trên toàn cầu lên tới 7 triệu người, nhiều hơn cả các
ca tử vong do sốt rét và HIV cộng lại.
New Delhi, thủ đô của Ấn Độ là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cho vấn
đề này. Với 25 triệu dân, Delhi đứng đầu danh sách ô nhiễm với trung bình 153
microgam bụi mỗi mét khối khí. Trong khi đó, giới hạn an toàn cho phép tại Châu Âu
chỉ là 25 microgam trên một mét khối.

2


3
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới
(nguồn: Báo cáo thường niên của WTO 2014)
Ô nhiễm không khí dường như đang tập trung nhiều ở Châu Á. Báo cáo của
WHO cho thấy đỉnh điểm ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố vượt xa rất nhiều mức
báo động. Điển hình, sương mù Bắc Kinh có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ. Con
số lên đến 291 microgam bụi mỗi mét khối so với Delhi là 377 microgam.
Mặc dù các dữ liệu trên đã đủ để WHO cảnh báo tình trạng báo động toàn cầu.
Nhiều thành phố được dự báo là sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí cực kì
3



4
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc không có một thống kê đầy đủ được tiến hành ở đây
khiến việc định lượng vấn đề của toàn thế giới phải đối mặt rất khó khăn.
Trong khi đó, tất cả các quốc gia trên thế giới đều sẽ phải quan tâm nhiều hơn
đến sức khỏe và y tế cộng đồng vì ô nhiễm không khí. Nó sẽ khiến chi tiêu gia tăng,
tác động đến nền kinh tế. WHO ước tính Châu Âu sẽ phải chi thêm 1.600 nghìn tỷ
USD cho hệ thống y tế so với năm 2010.
Năm 2006, Trung Quốc trở thành nước có lượng khí thải carbon lớn nhất thế
giới (ở mức cao gấp đôi so với Mỹ). Thậm chí, sương mù ô nhiễm còn lan sang cả
Hàn Quốc và Nhật Bản

Lượng khí thải cacbon của một số quốc gia trong báo cáo của The Economist
năm 2012
(nguồn: />Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thuộc Dự án Carbon Toàn cầu GCP, mức
khí thải carbon được thải ra tính đến hết năm 2013 đạt mức 36 tỷ tấn, tăng 2,1 % so
với năm 2012. Điều này cũng cho thấy lượng khí thải toàn cầu từ hoạt động đốt các
nhiên liệu hóa thạch tăng khoảng 60% so với năm 1990. Vốn là loại khí tác động
mạnh mẽ đến hiệu ứng nhà kính.
4


5
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Có thể thấy rằng ô nhiễm không khí đang đặt ra những bài toán khó cho tất cả
các chính trị gia. Họ đang nỗ lực hành động với các giải pháp nhằm cải thiện chất
lượng không khí. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng bắt đầu tập trung đầu tư vào khai

thác năng lượng sạch. Biện pháp này có thể giúp giảm ô nhiễm không khí từ việc đốt
nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cũng giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu
+ Thực trạng tại Việt Nam.
Theo một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt
Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe.
Trên cơ sở tiêu chuẩn cho phép của thế giới về đánh giá chất lượng không khí
(Air Quality Index- AQI), nếu mức độ sạch của không khí từ 150-200 điểm thì đã bị
coi là ô nhiễm, từ 201-300 thì coi là cực kỳ cấp bách, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của người dân.Trong khi đó, tại Việt Nam, hai khu vực ô nhiễm nhất là Hà
Nội và TP HCM, chỉ số trong ngày lúc nào cũng ở mức 152-156. Các thông số dưới
đây có thể phản ánh mức độ ô nhiễm không khí của Việt nam.

5


6
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Kết quả quan trắc bụi, CO tại một số trạm quan trắc chất lượng không khí
2014-6/2015
( nguồn: Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường TP.HCM)
Có thể điểm qua một số vấn đề nổi cộm về ô nhiễm không khí ở nước ta như
sau:
Ô nhiễm bụi: Theo số liệu quan trắc và phân tích cho thấy: Ở hầu hết các đô thị
nước ta đều bị ô nhiễm bụi, có những nơi tới mức báo động. Nồng độ bụi trong các
khu dân cư cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần đường giao thông lớn đều vượt trị
số tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Ở những nơi diễn ra việc xây dựng nhà cửa,
đường sá thì nồng độ này vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần. Ví dụ, nồng độ
bụi ở một số nơi bị ô nhiễm tương đối nặng như: Vĩnh Yên (0,7 -1,23 mg/m3), Phúc

Yên ( 0,99-1,33 mg/m3), thị trấn Hoà Mạc – Hà Nam (1,31 mg/m3).
Ô nhiễm khí: CO2, SO2, NO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra
mưa axit. Nồng độ khí SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta hầu hết
vẫn nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép. Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì
ở các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Long
An có nồng độ khí SO2 lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 2
lần, ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh Hoá,
Vinh, Huế... nồng độ khí SO2 trung bình ngày đều dưới 0,1 mg/m3, tức là thấp hơn trị
số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần
Ô nhiễm mùi: thường xảy ra ở hai bên bờ kênh rạch thoát nước trong đô thị do
sự thối rữa các chất hữu cơ, vi sinh vật và rác thải tạo ra các khí ô nhiễm như H2S,
NH3, CH4...
Và hệ quả chung cho toàn thế giới là mỗi năm, con người thải vào môi trường
trái đất 700 triệu tấn bụi, 600 nghìn tấn khí độc, 20 tỉ tấn CO2, 1.53 triệu tấn SiO2.
Tác động mạnh mẽ đến chất lượng không khí, đồng thời một hiểm họa chung cho thế
giới là hiệu ứng nhà kính diễn ra quy mô lớn hơn.
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề “thảm họa” của nhân loại khi mỗi năm có
hàng triệu người chết vì nguyên nhân này. Theo thông tin mới nhất được công bố gần
đây (2012) của Tổ chức Y tế thế giới thì cứ 8 người chết trên thế giới mỗi ngày thì có
1 người chết vì ô nhiễm không khí, làm cho tổng số người chết trên thế giới lên đến 7
6


7
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

triệu người riêng trong năm 2012 và tại Việt Nam trung bình mỗi năm có 16.000
người chết do ô nhiễm không khí gây nên. Ngoài ra thì nó còn gây nên các bệnh về
đường hô hấp, viêm phế quản, viêm abidanh của con nhười trên toàn thế giới…….
=> Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại mà tổ chức y tế thế giới (WTO) vừa cảnh

báo, và nó là 1 bài toán toàn cầu đặt ra với tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là
đối với môi trường ô nhiễm do giao thông, xây dựng, sinh hoạt (đun nấu). Giải quyết
vấn đề ô nhiễm không khí là đồng nghĩa với việc duy trì một cuộc sống trong lành và
đảm bảo chất lượng sống cho con người. Bởi thế, không chỉ Việt nam mà các quốc
giai trên thế giới đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật bằng
cách cùng nhau thỏa thuận các cam kết quốc tế để bảo vệ môi trường không khí chung
cho toàn nhân loại.

Đánh giá sự phù hợp của pháp luật bảo vệ môi trường không khí trong
pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam với các cam kết quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.

II.

1. Các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia.







Công ước viên 1985, Công ước về bảo vệ tầng ozon. Việt Nam trở thành thành viên
ngày 26/4/1994.
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (ký kết 1987). Việt Nam
trờ thành thành viên vào ngày 26/1/1994.
Công ước khung về thay đổi khí hậu của liên hợp quốc (ký kết tại Newyork, UNFCCC,
1992). Việt Nam trở thành thành vên ngày 16/11/1994.
Nghị định thư Kyoto năm 1997 công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu. VIệt Nam đã ký nghị định thư kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày

25/9/2002.
Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu ( COP21)
2. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của Việt nam.
- Luật bảo vệ môi trường 2014






Điều 64. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Điều 63. Quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh
Điều 62. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí
Chương XII quy định về hoạt động quan trắc môi trường
7


8
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

- Nghị định 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường cụ thể:




Điều 15. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại
vào môi trường.
Điều 16. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào
môi trường

Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy
móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không
đúng quy định về bảo vệ môi trường
- Nghị định số 187/2012/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (Phụ lục I có quy định đối với sản
phẩm có hại cho tầng Ozon).
- Thông tư 32/2013/ TT–BTNMT ngày 25/10/2013 quy định quy chuẩn kĩ thuật
quốc gia về môi trường.
- Thông tư 30/2009/ TT - BGTVT ngày 19/11/2009 Quy định kĩ thuật quốc gia
về khí thải xe mô tô, gắn máy sản xuất, láp ráp và nhập khẩu mới.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 26/11/2009 quy định quy chuẩn kĩ
thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 42/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 quy định quy chuẩn quốc
gia về môi trường.
- Thông tư số 45/2014/TT-BGTVT ngày 3/10/2014 quy định quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu
mới.

- Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 Quy định
việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
- Quyết định số 15 /2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 Về việc ban hành Danh
mục thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC cấm nhập khẩu.
8


9
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế


- Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ
quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ.
- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTG ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ : Về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư trên đã ban
hành kèm hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường khí của Việt Nam nhằm để dánh giá
và đảm bảo chất lượng không khí, gồm 2 loại quy chuẩn kĩ thuật chính như sau.
1.



2.








Quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
QCVN: 05/2013/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
QCVN: 06/2009/BTNMT Quy chuẫn kĩ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
+ Hai quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn của các thông số cơ bản gồm lưu
huỳnh ddiooxit, cacbonn, nito oxit, bụi lơ lửng, ôzôn, bụi PM10 và chì trong không
khí xung quanh và nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí

xung quanh
+ Mục đích của hai quy chuẩn này là để đánh giá chat lượng môi trường không
khí xung quanh và giám sát tình trạng ôi nhiễm môi trường không khí xung quanh.
Quy chuẩn kĩ thuật về khí thải.
Quy chuẩn kĩ thuật về khí thải đối với nguồn thải tĩnh.
QCVN: 51/2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản
xuất thép
QCVN: 34/2010/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc hóa
dầu đối với bụi và các chất vô cơ.
QCVN: 19/2009/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
QCVN: 20/2009/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
một số chất hữu cơ.
QCVN: 21/2009/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản
xuất phân bón hóa học.
QCVN: 22/2009/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt
điện.
9


10
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

QCVN: 23/2009/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản
xuất xi măng.
+ Các quy chuẩn này được áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ, vô cơ
và bụi ttrong thành phần khí thải công nghiệp trước khi khí thải vào môi trường không
khí xung quanh
 Quy chuẩn kĩ thuật về khí thải đối với nguồn thải động (khí thải từ các phương tiện
giao thông).

• QCVN: 04/2009/BGTVT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, gắn máy
sản xuất, láp ráp và nhập khẩu mới.
• QCVN 77:2014/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô
tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.


3.
3.1.

Sự phù hợp giữa các quy phạm pháp luật về bảo vệ không khí.
Đối với công ước viên 1985 và nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ozon:
Để thực hiện các cam kết trên đồng thời cũng vì đảm bảo chất lượng không khí
nói chung, và bảo vệ tầng ozon nói riêng. Việt nam cũng đã cụ thể hóa các cam kết đó
thành pháp luật quốc gia để thực hiện triệt để mục tiêu chung của các thành viên trong
hai văn bản trên là giảm khí thải có tác hại đến tầng ozon.
Nhằm ngăn ngừa kiểm soát cũng như việc hạn chế để sử dụng một số hóa chất
hay chất khí có thể làm suy giảm tầng ozon. Việc bảo đảm tuân thủ hạn định loại trừ
các chất HCFC theo Nghị định thư Montreal, thì Thông tư liên tịch số 47 ngày 30
tháng 12 năm 2011 quy định về hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC phù hợp với
nghĩa vụ quốc gia về loại trừ các chẩt HCFC do Nghị định thư Montreal quy định.
Đây là văn bản pháp quy phạm pháp luật được đánh giá cao về mức độ sự phù hợp và
cũng là một văn bản duy nhất quy định một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ với các cam
kết về việc cắt giảm các hợp chất nguy hại đến tầng ozon trong quy định của nghị định
Montreal.
Các biện pháp chính sách khác cũng đang được xem xét xây dựng và ban hành
trong thời gian tới. Đồng thời cũng đã xây dựng kế hoạch hành động, trong đó có các
biện pháp chính như thiết lập cơ sở thu gom, tái chế chất halon; tổ chức kiểm định
chất khí lạnh sử dụng trong các máy điều hòa không khí của ô tô thông qua chương
trình đăng kiểm cơ giới; cung cấp thiết bị giảng dạy, phương tiện kỹ thuật cho các
trung tâm đào tạo, cơ sở sản xuất các sản phẩm có sử dụng các chất làm suy giảm tầng

ôzôn.
10


11
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Ngoài ra cũng có thể kể đến các văn bản như Điều 25 Nghị định 179/2013/NĐCP; Nghị định số 187/2012/NĐ-CP; Quyết định số 15 /2006/QĐ-BTNMT
ngày 08/09/2006 để ban hành danh mục các sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu,
xử phạt đối với các hành vi nhập khẩu các thiết bị, máy móc vì có sử dụng chất làm
lạnh là CFC, một hợp chất gây ra lỗ thủng của tầng ozon hiện nay.
Đối với các quy chuẩn dùng để đánh giá chất lượng không khí đó cũng là những
nổ lực của Việt nam để đảm bảo được các quy phạm trong cam kết mà Việt nam tham
gia được thực hiện. Các thông số trong những quy chuẩn được đánh giá là nằm trong
ngưỡng cho phép theo như các quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Công ước
viên 1985 và Nghị định Montreal. Hệ thống các quy chuẩn nói chung, tuy không phải
là một văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật, nhưng có thể nói rằng ngoài việc
sử dụng các quy chuẩn để đánh giá chất lượng không khí thì nó cũng là loại văn bản
cơ sở quan trọng trong việc làm chuẩn mực để xem xét các hành vi vi phạm đối với
các cá nhân tổ chức khi có các tác động đến các thành tố của môi trường không khí
Việc nghiên cứu khoa học, phối hợp với các quóc gia khác trong quan trắc môi
trường có hệ thống liên quan tới tầng ozon, sự biến đổi tầng ozon, những chất làm ảnh
hưởng đến tầng ozon cũng như những chất thay thế đã được quy định trong công ước
Viên 1985 thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào rõ ràng và chi tiết
trong quan trắc môi trường không khí mà chỉ là những quy định chung đối với môi
trường được quy định tại Chương XII Luật bảo vệ môi trường 2014.
Nhìn một cách tổng thể giữa các quy phạm pháp luật của Việt nam về bảo vệ
không khí và các cam kết Việt nam tham gia thì sự lõng lẽo và những hạn chế vẫn còn
tồn tại trong việc cụ thể hóa cam kết thành pháp luật để thực hiện của Việt nam. Sự
thiếu sót vẫn còn đấy và bỏ ngõ hoặc có thì mức độ vẫn còn hạn chế, thiếu cụ thể

trong các quy định như về khí thải CO2 của các phương tiện giao thông vận tải vốn
cũng là thành tố gây nên hiệu ứng nhà kính.
3.2.

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).
Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp
ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi
trường và Phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái
Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992. Mục tiêu của hội
nghị là "ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa
được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu".
11


12
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế



Bản thân công ước này không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhà kính cho các
quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Do đó công ước này là không bắt
buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước cung cấp một bộ khung cho việc đàm
phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "nghị định thư") có khả năng đặt ra những
giới hạn ràng buộc về khí nhà kính.
Nghị định thư Kyoto
Việt Nam cũng đã tham gia Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính,
nhằm ngăn chặn tình trạng trái đất ấm lên.
“Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc
của Chương trình khung của Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó

những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí
gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Emission
trading nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
Theo một bài báo về Chương trình biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc thì:
Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề
cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến
năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc
giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitơ ôxít, lưu huỳnh
hexafluorua, clorofluorocarbonvà perflourocarbon trong khoảng thời gian 2008-2021.
Mức trần đã được quy định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên
minh châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn
ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland .
Đó là sơ thảo do Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hiệp
quốc đưa ra - UNFCCC khi được nhất trí trong Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tại Rio
de Janeirovào 1992. Khi đó chỉ có những nước thuộc Chương trình khung về vấn đề
biến đổi khí hậu mới tham gia kí kết. Sau đó Nghị định thư Kyoto mới được đệ trình
trong phiên họp thứ ba của Hội nghị các bên tham gia nằm trong Chương trình khung
về vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản.
Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước công
nghiệp phát triển - được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và không có hiu lực
đối với các nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không và hàng hải thuộc phạm vi quốc
tế.
Nghị định thư giờ đây có hiệu lực với hơn 170 quốc gia, chiếm khoảng 60% các nước
liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính. Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa
Kỳ vàKazakhstan là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có
tham gia kí kết nghị định thư. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012, để vun
đắp thành công cho nghị trình hiện tại, nhiều hội nghị quốc tế với sự tham gia của các
bên liên quan đã được tiến hành từ tháng 5/2007.”
12



13
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Tháng 3 năm 2003, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận bổ
sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập Cơ quan quốc gia về CDM thuộc Văn phòng
Ozone và biến đổi khí hậu, trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường. Hiện nay, Việt
Nam đã phê duyệt 105 dự án CDM và 15 dự án CDM được quốc tế công nhận. Các dự
án này đã đem lại những hiệu quả rõ rệt, góp phần vào các chính sách cho Việt nam
thực hiện triệt để các cam kết quốc tế.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007
của Chính phủ, Bộ TN&MT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu (CTMT). Chương
trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 158/QĐ-TTg ngày
02/12/2008 và trở thành định hướng và chiến lược cơ bản quốc gia để ứng phó với
BĐKH.
Ngày 05/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2193/QĐ-TTg
về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trong đó nêu rõ, mục tiêu chung
của chiến lược là phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các biện
pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày 30/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1183/QĐTTg về Phê duyệt Chương tình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai
đoạn 2012 - 2015. Theo đó, Mục tiêu chung của Chương trình là từng bước hiện thực
hóa Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng cường nhận thức và năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu, định hướng giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh
tế carbon thấp, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống trái đât.
 COP 21(kế tiếp nghị định thư Kyoto 1997-2012).
Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc,
trong đó, những quốc gia tham gia phải chấp thuận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại
khí gây hiệu ứng nhà kính khác.
Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012, vì vậy, trước đó, Liên hợp

quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán nhằm đạt tới sự đồng thuận về văn bản thay thế
nghị định này (COP15, COP16, COP 17…COP20), đặt tiêu chí ràng buộc về nghĩa vụ
cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song liên tiếp không đạt được kết quả.
Mục tiêu chính của COP 21 là thông qua một số khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới
về biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau năm 2020 (gọi là Thỏa thuận Pa-ri 2015).
COP21 đã kết thúc thành công khi thông qua Thỏa thuận Pa-ri. Sau gần 2 tuần đàm
phán căng thẳng với nhiều cuộc thương lượng kéo dài.
13


14
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Tham gia COP 21, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã
thể hiện trách nhiệm, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam
đã, đang và tiếp tục chủ động, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ
lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và
quốc tế.
Một là, giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong điều kiện khó khăn về nguồn lực
nhưng Việt Nam tiếp tục tích cực triển khai chiến lược, chương trình, kế hoạch về ứng
phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực. Thực hiện
nghiêm túc các nghĩa vụ trong UNFCCC và Nghị định thư Kyoto. Việt Nam sẽ đóng
góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 - 2020.
Hai là, đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển còn
nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết
giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu
nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ xem xét định kỳ, điều
chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.
Về các giải pháp mà Việt Nam sẽ thực hiện, bao gồm:
- Trong lĩnh vực năng lượng vốn được coi là nguồn phát thải chính, các biện

pháp của Việt Nam tập trung vào việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, sử
dụng năng lượng tái tạo.
- Trong giao thông, Việt Nam hướng đến việc tăng sử dụng các phương tiện giao
thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn, chuyển đổi sử dụng
các loại nhiên liệu ít phát thải như là sử dụng các loại nhiên liệu mới, xăng sinh
học…
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam xây dựng những phương án tăng khả
năng hấp thụ của rừng thông qua việc bảo tồn rừng bền vững, trồng rừng ngập mặn ở
ven biển để làm tăng bể chứa các-bon
Cùng với Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp
quốc, Việt Nam tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ và sự hợp tác chặt chẽ
trong thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các cam kết quốc gia của mình trong
Thỏa thuận khí hậu toàn cầu.
III. Những kết quả đạt được, hạn chế và đề xuất giải pháp.
1.
1.1.

Kết quả đạt được:
Tại Việt Nam, sau hơn 2 thập kỷ tham gia vào Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn
(4/1994) và Nghị định thư Montreal (1/1994) đến nay chúng ta đã đạt được những
thành công đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng
ozone.
14


15
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn holon
và gần 400 tấn methyl bromide - những chất gây suy giảm tầng ozone. Song nhờ các

chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài nguyên Môi trường cùng
các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu
dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế, Việt Nam đã loại trừ được trên 200 tấn chất
làm lạnh CFC (Chloro-Fluoro-Carbons) 12; giảm trung bình mỗi năm 3,6 tấn CFC 11
trong ngành dệt may; 5,8 tấn CFC 12 trong sử dụng điều hoà không khí ô tô và 40 tấn
CFC trong các thiết bị làm lạnh thương mại và gia dụng.
Đến năm 2009, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu 10 tấn R-12 (chất làm suy giảm
tầng ozone nhóm CFC) và bắt đầu từ 1/1/2010 toàn bộ các chất nhóm CFC bị cấm
nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng giống như một số nước đang phát triển, chất HCFC-22 là môi
chất lạnh được ưa dùng trong các hệ thống và cơ sở làm lạnh (đặc biệt đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ) vẫn đang tồn tại ở Việt Nam.
Để loại trừ HCFC, Bộ Tài nguyên và Môi trường với sự hỗ trợ của Ngân hàng
Thế giới đã xây dựng “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam”
với nguồn kinh phí 25 triệu USD. Kế hoạch này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn
1 từ 2012 - đến 2016 dự kiến loại trừ khoảng 2.500 tấn HCFC và polyol trộn lẫn
HFFC. Giai đoạn 2 từ 2017 đến 2040 để loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC ở Việt
Nam theo như lộ trình mà Nghị Định Montreal đã đặt ra.
Để nhân rộng những việc làm thiết thực bảo vệ tầng ozone trong Ngày Quốc tế
bảo vệ tầng ozone năm nay, Bộ TN&MT kêu gọi tăng cường các nỗ lực ở cấp độ quốc
gia và cấp độ cá nhân bảo vệ tầng ozone, vì sự phát triển bền vững của con người.
1.2. Thành quả chính của Nghị định thư Kyoto là xác định những chỉ tiêu giảm phát thải
của các nước công nghiệp và thành lập ba cơ chế linh hoạt để các bên tham gia Nghị
định thư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung, đó là: Cơ chế cùng thực
hiện (JI); Cơ chế phát triển sạch (CDM); Buôn bán phát thải quốc tế (IET).
Kết quả thu được từ các dự án CDM ở nước ta trong thời gian qua là hết sức
thiết thực. Điển hình là Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi
hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC
(Nhật). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng
lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ

đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ dự
án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, nhờ tăng cường được hiệu
suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%.
2. Hạn chế:
15


16
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

Nhìn chung, sau nhiều năm thực hiện các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu,
Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thực thi các điều ước quốc tế và còn
nhiều điểm cần khắc phục, cụ thể là:
+ Thiếu công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và khí hậu, mặc dù đã có
một số chính sách khuyến khích áp dụng và phát triển công nghệ mới.
+ Các luật và văn bản dưới luật chỉ sơ lược đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu
và có rất ít công cụ pháp luật để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Vẫn những
điểm bất cập về khung pháp lý; về cơ chế chính sách phối hợp, về các hoạt động ưu
tiên trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Một số quy định về hành vi vi phạm còn rộng, chưa có tính răn đe đối với tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng, khối lượng xả thải lớn và
chưa hợp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm ở mức độ ít nghiêm trọng,
chưa đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, chưa đảm bảo công bằng
trong quá trình xử phạt.Ngoài ra,mức xử phạt quy định một số hành vi còn thấp, chưa
tương xứng với hành vi vi phạm, chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa ô nhiễm và
thực tế, nhiều doanh nghiệp chịu nộp phạt thay cho việc xử lý ô nhiễm…
+ Các dự án CDM của Việt Nam được đăng ký với quốc tế chưa nhiều, chưa thu
hút được nhiều các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM tại Việt
Nam.
3.







Các giải pháp khắc phục:
Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện một số văn bản còn thiếu hoặc quy định chưa
đầy đủ như: quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong công tác quản lý
môi trường không khí, tránh chồng chéo; xây dựng các quy chế phối hợp về quản lý
chất lượng không khí; nghiên cứu, đánh giá và đề xuất lồng ghép quy định bảo vệ môi
trường không khí vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây dựng và ban hành các
văn bản quy định về kiểm kê nguồn thải; cơ chế công bố thông tin; kế hoạch quản lý
môi trường không khí.
Nên đưa trách nhiệm của pháp nhân vào bộ luật hình sự để xử lý trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không
khí nói riêng.
Cần luật hóa, xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ về biến đổi khí hậu
để nhằm mục đích thực hiện các cam kết quốc tế và hạn chế các tác động của biến đổi
khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Để làm được điều này trước hết phải nâng cao
16


17
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế









-

-

nhận thức của toàn dân về vấn đề biến đổi khí hậu.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính
sách pháp luật, đặc biệt nên xây dựng luật bảo về không khí.Vì đất đai, nước, rừng
cũng đều tài nguyên thiên nhiên và đều có luật chuyên ngành điều chỉnh nhưng không
khí thì chưa có.
Tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại các thành phố lớn,
khu công nghiệp để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí, hoặc các nguồn
khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
Giảm nhẹ phát thải nhà kính ở các nước phát triển: nhóm cho rằng các mục tiêu giảm
phát thải khí nhà kính của các nước phát triển cần có cơ chế giám sát, báo cáo, và
kiểm tra (MRV); đồng thời cần có một khung tính toán phổ quát và có tính đối chiếu
cho các loại khí nhà kính, và một mẫu báo cáo chuẩn.
Cần đầu tư và hoàn thiện các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường không khí.
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện
đại cho trạm quan trắc không khí.
Để phát triển các dự án CDM ở nước ta cần:
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc chỉ đạo, xem xét phê duyệt và thu hút những
chương trình dự án.
Lồng ghép các hoạt động thực hiện CDM vào trong các chính sách phát triển kinhtế xã
hội của quốc gia, chính quyền địa phương các cấp.
Có các chương trình chính sách, cơ chế thu hút vốn đầu tư đối với các nước, các tổ
chức doanh nghiệp nước ngoài.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc chỉ đạo, xem xét, phê duyệt và thu hút những
chương trình dự án thực hiện CDM từ bên ngoài.

Thúc đẩy dự án nông nghiệp phát thải thấp.
Phải có những chính sách cụ thể, xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể
để tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trong việc thực hiện các dự án đầu tư của
các nước côngnghiệp phát triển.
Khuyến khích việc phát triển các mô hình thân thiện với môi trường, các mô hìnhnông
lâm kết hợp hiệu qủa. Áp dụng các công nghệ sạch, tiến bộ trong quá trình sảnxuất.
Có các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và áp dụng CDM
một cách sâu rộng.
IV. Tổng kết.
Nhìn tổng quan hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ không khí vẫn còn nhiều
thiếu sót, trong khi đó không khí là yếu tố hết sức phức tạp khó kiểm soát. Đối với hệ
thống pháp luật Việt nam Nhóm 5 không phủ nhận các quy phạm pháp luật hiện tại,
17


18
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

tuy nhiên các quy phạm đó đủ để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn cũng như của
các cam kết mà Việt Nam đã tham gia
Thách thức ở hiện tại và sau này là thúc đẩy các hành động về khí hậu càng
nhanh càng tốt không chỉ ở bên trong mà còn ở bên ngoài các cuộc đàm phán chính
thức về Biến đổi khí hậu nói chung và cách riêng cho môi trường Không khí. Ở cấp độ
quốc tế, một thỏa thuận khí hậu toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý cần được các quốc
gia ủng hộ hơn nữa trong việc ký kết và thực. Phối hợp các hành động ứng phó với
Biến đổi khí hậu từ tất cả các quốc gia trong bối cảnh mà các tác động dài hạn của
Biến đổi khí hậu là không chắc chắn và thay đổi theo khu vực địa lý, mức độ phát
triển và sự tăng trưởng dân số ở các quốc gia là khác nhau, mối quan tâm và ưu tiên
của các quốc gia cũng khác nhau luôn là những thách thức rất lớn. Pháp luật của các
quốc gia cũng như của Việt nam cần phải siết chặt hơn nữ trong các quy phạm về bảo

vệ môi trường không khí.
Có thể bạn chưa biết (những con số)?
1. Ô nhiễm không khí được xếp thứ bảy trong danh sách các yếu tố đe dọa tính
mạng loài người trên toàn thế giới, 3,2 triệu ca tử vong trong năm 2010. Trung Quốc
có tới 1,2 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí trong năm 2010, chiếm tới 40% tổng
số ca tử vong vì nguyên nhân này trên toàn cầu.
3. Một công trình nghiên cứu của đại học MIT (Mỹ) được công bố trên tạp chí
Global Environmental Change năm 2011 cho biết vào năm 2005, tình trạng ô nhiệm
không khí nghiêm trọng tại Trung Quốc đã gây thiệt hại 112 tỷ USD. Khoản thất thu
đó cao hơn gấp 5 lần so với năm 1975.
4. Theo điều tra của Tổ chức DARA International, ước tính mỗi năm biến đổi
khí hậu đã làm thiệt hại 15 tỉ USD, tương đương với 5% GDP của Việt Nam.
5. Ô nhiễm không khí, chủ yếu từ các thiết bị vận hành bằng than đốt khiến Liên
minh châu Âu EU mất đến 189 tỉ euro, tương đương 235 tỉ USD trong năm 2012,
tương đương tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Phần Lan, Reuters dẫn nguồn Cơ
quan Môi trường Châu Âu (EEA).
6. Các báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của biến đổi khí hậu làm giảm
1,6% GDP thế giới mỗi năm, tương đương 1.200 tỉ USD. Và con số thiệt hại này có
thể tăng lên 3,2% trước năm 2030 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng cao.
18


19
Vũ Cường Việt-Đh luật Huế

7. Mỗi năm con người thải vào môi trường Trái đất: 1.53 triệu tấn SiO2; 700
triệu tấn bụi; 900 tấn Coban; 600.000 tấn khí độc; 20 tỉ tấn CO2; 1.5 triệu tấn Asen.
8. 130 năm qua nhiệt độ Trái đất tăng 0,4oC, dự báo đến 2050 sẽ tăng thêm 1,5 4,5oC nếu như con người không có biện pháp khắc phục ngay từ bây giờ
9. Việt Nam có 2 thành phố trong 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm
trọng nhất trên thế giới: Bắc Kinh; Thượng Hải; New Delhi; Dhakar; Hà Nội; Hồ Chí

Minh.
10. Đến 70% chất thải khí ra môi trường là từ các phương tiện giao thông, lượng
benzen trong không khí tại các trục giao thông TP Hồ Chí Minh đã lên mức báo động
đỏ với nồng độ trung bình là 66,6 microgam/m3, cao gấp 6,72 lần tiêu chuẩn WHO.

Danh mục tài liệu tham khảo:
Luật bảo vệ môi trường 2014
Giáo trình Luật môi trường, NXB Đại học Huế
Giáo trình Luật môi trường, Đại học Luật Hà nội, NXB Công an Nhân dân
Công ước viên 1985, Công ước về bảo vệ tầng ozon
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon
Công ước khung về thay đổi khí hậu của liên hợp quốc
Nghị định thư Kyoto năm 1997 công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu
8. Trang thông tin điện tử bảo vệ môi trường:
9.
10. />11. Nguồn: Tạp chí Môi trường và sức khỏe
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

19




×