Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã tân sơn thuộc vùng đệm của vườn quốc gia xuân sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.99 KB, 76 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ DUYÊN
Tên đề tài:
NGHÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ
CHO CÁC HỌ NÔNG DÂN TẠI XÃ TÂN SƠN THUỘC VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA XUÂN SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT&PTNT

Lớp

: K43 - KTNN

Khóa học

: 2011 – 2015


Thái Nguyên, năm 2015


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ DUYÊN
Tên đề tài:
NGHÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ
CHO CÁC HỌ NÔNG DÂN TẠI XÃ TÂN SƠN THUỘC VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA XUÂN SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT&PTNT

Lớp

: K43 - KTNN


Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Đỗ Hoàng Sơn

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, Ngày 30 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Duyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trƣờng và sau hơn 4 tháng thực tập tốt nghiệp
tại cơ sở em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và PTNT; Các phòng ban cùng
các thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có

những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng nhƣ ngoài xã hội.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Đỗ Hoàng
Sơn đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn,
ngƣời dân xã Tân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ
để em có điều kiện đƣợc thực tập và nâng cao sự hiểu biết.
Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
kính mong các thầy cô và giáo viên hƣớng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Duyên


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai tại xã Tân Sơn....................................... 28
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Tân Sơn 2012 – 2014 ................. 31
Bảng 4.4: Tình hình phát triển một số giống cây trồng chính của xã ............. 34
Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của xã từ năm 2012 – 2014 ........................... 35
Bảng 4.6: Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Tân Sơn năm 2014 ........ 38
Bảng 4.7: Phân loại kinh tế hộ theo tự đánh giá của các hộ ........................... 41
Bảng 4.8: Phân loại hộ nghèo theo danh sách hộ nghèo tại địa phƣơng ........ 41
Bảng 4.9: Các tài sản chủ yếu của các hộ điều tra .......................................... 42

Bảng 4.10: Hiện trạng nhà ở của các hộ điều tra ............................................ 43
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu thu nhập – chi phí của 3 nhóm kinh tế hộ ................ 44
Bảng 4.12: Thu nhập trung bình năm của các nhóm kinh tế hộ ..................... 47
Bảng 4.13: Thu nhập từ rừng và các hoạt động liên quan đến rừng của các nhóm hộ
......................................................................................................................... 48
Bảng 4.14: Diện tích các loại đất đai theo nhóm hộ điều tra .......................... 49
Bảng 4.15: Nhân khẩu lao động của các hộ điều tra ....................................... 50
Bảng 4.16: Thực trạng vay vốn của các hộ điều tra ........................................ 50
Bảng 5.1: Chiến lƣợc sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm ....................... 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Cơ cấu diện tích đất đai của xã Tân Sơn năm 2014 ........................ 28


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
VQG

: Vƣờn quốc gia

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

QĐ – TTg

: Quyết định Thủ Tƣớng Chính phủ

IUCN


: Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên

thiên nhiên
KBT

: Khu bảo tồn

UNESCO

: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc

NĐ – CP

: Nghị định Chính phủ

GEF/SGP

: Quỹ môi trƣờng toàn cầu

DED

: Tổ chức hỗ trợ và phát triển Đức

TUAT

: Trƣờng đại học nông nghiệp và công nghiệp Tokyo

DTTS

: Dân tộc thiểu số


UBND

: Ủy ban nhân dân

GTSX

: Giá trị sản xuất

CN – TTCN

: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LX

: Liên xóm

WTO

: Tổ chức thƣơng mại thế giới

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á




: Lao động

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

Ngân hàng CSXH: Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng NN & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
BQC

: Bình quân chung


v

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 4
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ......................................................................... 5
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 5

1.5. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 6
Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
2.1.1. Khái niệm VQG, vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong việc bảo tồn
tài nguyên rừng tại các VQG ............................................................................ 7
2.1.2. Khái niệm sinh kế, tài sản sinh kế và sinh kế bền vững ....................... 10
2.1.3. Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ .................................... 11
2.1.4. Những chủ chƣơng, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã
hội các vùng đệm VQG ................................................................................... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm tại các
VQG................................................................................................................16
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm tại các VQG...17
2.2.3. Kết quả và những bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện và tạo sinh
kế mới của các dự án trong và ngoài nƣớc tại Việt Nam ................................ 18
2.2.4. Những vấn đề tồn tại trong phát triển sinh kế của ngƣời dân tại địa bàn
nghiên cứu. ...................................................................................................... 21


vi

Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ......................................... 23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 24

3.4.1. Phƣơng pháp chung ............................................................................... 24
3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 24
3.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu chính sử dụng trong nghiên cứu......................... 26
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 27
4.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................28
4.1.1. Thực trạng về điều kiện tự nhiên .......................................................... 27
4.1.2. Thực trạng về điều kiện kinh tế - xã hội ............................................... 30
4.1.3. Điều kiện về hạ tầng cơ sở .................................................................... 36
4.1.4. Những vấn đề tồn tại chính trong phát triển kinh tế - xã hội ................ 38
4.1.5. Đánh giá chung về ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn xã Tân Sơn ..................... 39
4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO SINH KẾ CỦA
CÁC HỘ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 40
4.2.1. Các thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu .......................................... 40
4.2.2. Hiện trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nghiên cứu ............... 43
4.3. Thực trạng quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực của hộ ...................... 48
4.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ....................................... 48


vii

4.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng lao động của các hộ ................................ 49
4.3.3. Đánh giá thực trạng vay và sử dụng vốn sản xuất ................................ 50
4.3.4. Đánh giá thực trạng kinh nghiệm sản xuất ........................................... 51
4.3.5. Đánh giá khả năng tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất ....................... 52
4.3.6. Đánh giá điều kiện thị trƣờng ............................................................... 53
4.3.8. Đánh giá các điều kiện vốn xã hội ........................................................ 53
4.4. Những vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế hộ ở vùng đệm – Nguyên
nhân của nó...................................................................................................... 54

Phần 5 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO
CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ TÂN SƠN THUỘC VÙNG ĐỆM VQG XUÂN
SƠN ................................................................................................................. 56
5.1. Xây dựng chiến lƣợc cải thiện sinh kế cho các hộ dân vùng đệm ........... 56
Bảng 5.1: Chiến lƣợc sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm ....................... 56
5.2. Các giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm 60
5.2.1. Các giải pháp đề xuất để cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng
đệm .................................................................................................................. 60
5.2.2. Các giải pháp định hƣớng để tạo sinh kế mới cho các hộ nông dân vùng
đệm..................................................................................................................61
5.3. Đề xuất/kiến nghị ..................................................................................... 61
KẾT LUÂN ..................................................................................................... 63


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vƣờn quốc gia (VQG) Xuân Sơn là một vƣờn quốc gia nằm trên địa bàn
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. đƣợc thành lập theo Quyết định của Thủ tƣớng
chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17
tháng 4 năm 2002. Với tổng diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích
vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục
hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành chính, dịch
vụ: 900 ha. Điểm đặc trƣng của Xuân Sơn là vƣờn quốc gia duy nhất có rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn đƣợc đánh giá là rừng có đa
dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa
dạng cảnh quan. Diện tích vùng đệm của Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là 18.639
ha, bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng

Sơn, Tân Sơn, Kim Thƣợng, Xuân Đài, đều cùng huyện. Vƣờn quốc gia Xuân
Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, Hà
Nội 120 km [19].
Một trong những điểm khác biệt tại các địa phƣơng vùng đệm của VQG so
với các vùng miền núi khác đó là nguồn sinh kế từ rừng đã giảm hoặc không còn
khi VQG đƣợc thành lập. Vì vậy, sinh kế và sinh kế bền vững tại các vùng đệm
của VQG là mối quan tâm hàng đầu của các hộ nông dân tại nơi đây. Nó là điều
kiện cần thiết cho quá trình phát triển nâng cao đời sống của con ngƣời nhƣng vẫn
đáp ứng đƣợc đòi hỏi về chất lƣợng môi trƣờng, tự nhiên. Phần lớn ngƣời dân ở
khu vực vùng đệm vƣờn quốc gia tạo thu nhập từ hoạt động nông nghiệp trong khi
đó vẫn sử dụng tài nguyên từ VQG nhƣ một nguồn cung cấp thực phẩm, cây
thuốc, nƣớc uống và nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, nơi chăn thả gia súc. Những
vấn đề khó khăn trong đời sống, sản xuất của cƣ dân vùng đệm các VQG nhƣ:


2

+ Khi xây dựng các VQG làm cho ngƣời dân vùng đệm (trong và ngoài)
thiếu đất để canh tác, đặc biệt là canh tác nƣơng rẫy. Nguồn thu từ rừng của
ngƣời dân giảm hoặc không còn, do những quy định trong quản lý bảo vệ
VQG.
+ Vùng đệm các VQG hầu hết là vùng sâu, vùng khó khăn có hạ tầng cơ
sở kém phát triển đã hạn chế giao thƣơng kinh tế và đi lại khó khăn. Bên cạnh
đó, trình độ sản xuất lạc hậu nên năng suất, sản lƣợng thấp. Hầu hết các xã
vùng đệm của VQG có tỷ lệ hộ nghèo cao.
+ Vùng đệm các VQG là nơi sinh sống chủ yếu của cộng dân tộc ít ngƣời,
vẫn còn nhiều hủ tục thói quen lạc hậu (cƣới hỏi, ma chay, bình đẳng giới, khai
thác sử dụng tài nguyên,…..) gây tốn kém, lãng phí nguồn lực của hộ, tài nguyên
tự nhiên.
+ Trình độ quản lý, tổ chức và kỹ thuật sản xuất của các hộ nông dân

vùng đệm hạn chế nên sinh kế của họ trở nên bấp bênh. Bên cạnh đó, sự thiếu
thông tin và thiếu sự giúp đỡ kịp thời phù hợp từ bên ngoài cũng làm cho sản
xuất và đời sống của các hộ nông đân khó khăn và thiếu tính bền vững.
Hiện nay, ngƣời dân vùng đệm các VQG đã và đang trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng của các VQG. Ngƣợc lại, sự
suy giảm diện tích và chất lƣợng rừng dẫn đến sự thiếu hụt lƣơng thực, giảm
các nguồn thu nhập, tác động xấu tới điều kiện kinh tế của ngƣời dân và gia
tăng độ rủi ro cho ngƣời dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng.
Tìm kiếm giải pháp cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm, trong
khi vẫn bảo tồn bền vững tài nguyên rừng của VQG là vô cùng cấp thiết. Đánh giá
thực trạng sinh kế, các nguồn lực sinh kế làm cơ sở cho việc đề xuất những biện
giải pháp cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã vùng đệm VQG Xuân Sơn
có ý nghĩa không chỉ thực tiễn mà còn có ý nghĩa cả về lý luận. Những giải pháp
sinh kế phù hợp tại vùng đệm sẽ giúp cho các hộ nông dân phát triển những sinh


3

kế mới, cải thiện những sinh kế hiện có và khai thác có hiệu quả các nguồn lực
sinh kế hiện có một cách bền vững tạo thêm đƣợc nhiều việc làm, nâng cao thu
nhập cho họ. Phát triển sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm VQG Xuân Sơn
bền vững sẽ góp phần hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác trái phép
tài nguyên rừng.
Xã Tân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ là một xã thuộc vùng đệm của
Vƣờn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn có diện tích tự nhiên 2889,14 ha, với tổng
dân số 4223 ngƣời trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mƣờng. Kinh tế của
xã Tân Sơn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo 38,3%. Năm
2002 VQG Xuân Sơn đƣợc thành lập, các hộ nông dân vùng đệm vốn sống dựa
vào rừng bị tác động ảnh hƣởng lớn đến điều kiện sống, việc làm, thu nhập và
thậm chí cả các giá trị văn hóa truyền thống. Các hộ nông dân vùng đệm VQG

Xuân Sơn trƣớc đây vốn quen với phƣơng thức kiếm sống truyền thống là khai
thác các sản phẩm từ rừng, canh tác nƣơng rẫy, nhƣng từ khi thành lập Vƣờn
Quốc gia nguồn thu từ rừng không còn, không còn đất để canh tác nƣơng rẫy
nên hầu hết các hộ nông dân vùng đệm đời sống còn nhiều khó khăn. Tìm kiếm
các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã vùng đệm Tân
Sơn là vô cùng cấp thiết góp phần giảm áp lực lên công tác bảo tồn tài nguyên
rừng tại VQG Xuân Sơn.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông
dân tại xã Tân Sơn thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn”.


4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đƣợc các tiềm năng, những tồn tại và nguyên nhân của nó
trong những hoạt động tạo sinh kế của các hộ nông dân xã Tân Sơn thuộc
vùng đệm của Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn Trên cơ sở những phân tích trên, đề
tài nhằm tìm kiếm và đề xuất những giải pháp cho việc cải thiện sinh kế cho
các hộ nông dân tại xã nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc những điều kiện của địa phƣơng có ảnh hƣởng đến hoạt động
sinh kế của các hộ nông dân tại xã Tân Sơn thuộc vùng đệm VQG Xuân Sơn.
- Đánh giá đƣợc thực trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nông
dân tại xã Tân Sơn
- Đánh giá đƣợc những vấn đề tồn tại trong các hoạt động tạo sinh kế của
các hộ nông dân tại xã Tân Sơn phân tích làm rõ nguyên nhân của nó.
- Phân tích cụ thể đƣợc các tiềm năng cho việc cải thiện các hoạt động
tạo sinh kế của các hộ nông dân tại xã Tân Sơn.

- Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ
nông dân tại xã Tân Sơn thuộc vùng đệm VQG Xuân Sơn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này đã giúp tác giả nâng cao kiến
thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này. Ngoài ra, đề tài cũng giúp tác giả nâng cao khả năng tiếp cận, thu
thập và xử lý thông tin trong quá trình nghiên cứu và bƣớc đầu biết vận dụng
kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cấp thiết ngoài thực tiễn.


5

- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời làm công tác
nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn tại các vùng miền núi, những ngƣời làm
công tác phát triển và bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
để chính quyền các cấp đƣa ra đƣợc các dự án, đề án cho phát triển kinh tế,
cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm.
- Đối với Ban quản lý VQG Xuân Sơn, kết quả nghiên cứu của đề tài
cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đƣa ra những giải pháp đảm bảo hài hòa
đƣợc mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên rừng VQG và sinh kế của ngƣời
dân vùng đệm.
- Những giải pháp mà đề tài đề xuất là những gợi mở, những định hƣớng
giúp các hộ nông dân vùng đệm VQG có thể cải thiện và phát triển những
sinh kế mới nhằm đảm bảo về mặt thu nhập và việc làm trong tƣơng lai.
- Đối với tác giả của đề tài, thông qua nghiên cứu này đã nâng cao đƣợc
những hiểu biết về thực tế phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sinh kế của
các hộ nông dân vùng đệm VQG nói riêng.

1.4. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ thực tế những khác biệt trong hoạt động sinh kế của
các hộ nông dân tại vùng đệm VQG Xuân Sơn so với các vùng nông thôn miền
núi khác.
- Đề tài cũng làm rõ đƣợc mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn tài nguyên rừng
VQG Xuân Sơn với những hoạt động sinh kế của các hộ nông dân vùng đệm.
- Phát hiện và làm rõ những tiềm năng cho cải thiện sinh kế của các hộ
nông dân vùng đệm VQG Xuân Sơn làm cơ sở cho việc đƣa ra những giải
pháp cải thiện sinh kế bền vững tại địa bàn nghiên cứu


6

1.5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu và sơ đồ, phần
kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo,.... Khóa luận gồm có 5 phần chính sau:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần III: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần V: Các giải pháp...........


7

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm VQG, vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong việc bảo
tồn tài nguyên rừng tại các VQG

2.1.1.1. Khái niệm về Vườn Quốc gia (VQG)
Theo Quyết định số 62 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1]: Vƣờn quốc gia là một khu vực
tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nƣớc/biển, có diện tích đủ
lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trƣng hoặc
đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật
đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vƣờn quốc gia là
nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt
động du lịch sinh thái đƣợc kiểm soát và có ít tác động tiêu cực.
Theo Liên Minh Quốc tế Bảo Tồn Thiên Nhiên Và Tài Nguyên Thiên
Nhiên (IUCN) : Vƣờn quốc gia: là một khu vực đất hay biển đƣợc bảo tồn
bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vƣờn quốc gia đƣợc bảo
vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con ngƣời. Vƣờn quốc gia
thƣờng đƣợc thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa
học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động – thực
vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt trƣớc sự khai
thác của con ngƣời. Các vƣờn quốc gia là một khu vực đƣợc bảo vệ theo quy
định của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế ( IUCN) loại II [15].
2.1.1.2. Khái niệm về vùng đệm
* Khái niệm về vùng đệm trên thế giới
Tƣ duy về khái niệm quản lý vùng đệm đã phát triển qua 3 giai đoạn trên
thế giới nhƣ sau:


8

– Giai đoạn đầu: Các vùng đệm chủ yếu đƣợc xác định nhƣ là những
phƣơng tiện bảo vệ con ngƣời và mùa màng để tránh sự tấn công và phá hoại của
động vật sống trong các khu bảo tồn và rừng.
– Giai đoạn kế tiếp (10-20 năm trƣớc đây): Các vùng đệm đã đƣợc xem

nhƣ là những phƣơng cách để bảo vệ các khu bảo tồn tránh khỏi những tác động
tiêu cực của con ngƣời.
– Giai đoạn hiện nay: Vùng đệm thƣờng đƣợc áp dụng đồng thời cho việc
giảm thiểu các hoạt động của con ngƣời lên các khu bảo tồn với việc hƣớng tới
những nhu cầu và mong muốn về kinh tế – xã hội dƣới tác động của dân số
(những đối tƣợng sử dụng tài nguyên của KBT trƣớc đây).
Hiện tại chƣa có một định nghĩa chung về vùng đệm trên phạm vi toàn thế
giới mà chỉ có các định nghĩa và sự mô tả khác nhau về vùng đệm ở cấp quốc
gia hoặc tổ chức quốc tế, chẳng hạn:
Chƣơng trình con ngƣời và sinh quyển của UNESCO đã đƣa ra khái
niệm vùng đệm ở mức độ cấu trúc. Sơ đồ cấu trúc của KBT của UNESCO
gồm 3 vùng sau:
+ Vùng hạt nhân
+ Vùng đệm sơ cấp
+ Vùng đệm thứ cấp
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau:
” Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc
không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý để nâng cao
việc bảo tồn của KBT và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân
dân sống quanh KBT. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các
hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống
kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm” [15].


9

Khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định số 08/2001/
QĐ – TTg của Chính phủ như sau: “Vùng đệm là vùng rừng hoặc vùng đất
đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN; có tác động
ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động

trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và
bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm
săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là
đối tượng bảo vệ”. Một lần nữa vùng đệm đƣợc xác định nằm ngoài KBT và
không thuộc KBT [13].
- Vùng đệm đƣợc hình thành dựa theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng [4]
thì Điều 3 Khoản 15 nêu: “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có
mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc
giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng”;
Theo Luật Đa dạng sinh học [5] quy định tại Điều 3, Khoản 30 thì “Vùng
đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm
nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn”;
Đến năm 2006, ranh giới vùng đệm với đƣợc quy định trong Quyết định
186/2006/QĐ - TTg tại Điều 24, Khoản 2 “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất
hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh
giới với Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên” [ 11]. Theo Quyết định này
vùng đệm đƣợc chia thành 2 loại chính: Vùng đệm có dân sinh sống và vùng
đệm không có dân sinh sống. Vị trí vùng đệm: nằm liền kề ngoài VQG, bao
quanh VQG và không thuộc VQG.
– Xác định ranh giới vùng đệm: Gồm ranh giới phía bên trong và phía
bên ngoài vùng đệm:


10

+ Ranh giới phía bên trong vùng đệm: là ranh giới giữa VQG và vùng
đất đai bao quanh VQG.
+ Ranh giới phía bên ngoài vùng đệm: là ranh giới giữa vùng đất bao
quanh VQG với vùng đất không trực tiếp bao quanh VQG; ranh giới đó

thƣờng đƣợc xác định bởi các mốc tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo ra nhƣ:
vách núi, đƣờng mòn, đƣờng ô tô, đƣờng sông, đƣờng sắt, các con suối, hồ
chứa nƣớc…
2.1.2. Khái niệm sinh kế, tài sản sinh kế và sinh kế bền vững
 Sinh kế: sinh kế là một khái niệm rộng bao gồm các phƣơng tiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, và văn hóa mà các cá nhân, gia đình hoặc nhóm xã hội
sỡ hữu để tạo ra thu nhập hoặc có thể sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu
của họ.
 Sinh kế bền vững: năm 1992 Chambers và Gordo đƣa ra khái niệm về
sinh kế bền vững ở cấp độ gia đình: “Một Sinh kế bền vững có thể đối phó
với những rủi ro và những cú sốc duy trì và tăng cƣờng khả năng và tài sản,
đồng thời cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau góp phần tạo
ra lợi ích cho cộng đồng, địa phƣơng và toàn cầu, trong ngắn và dài hạn. Sinh
kế bền vững cung cấp một phƣơng pháp tiếp cận tích hợp chặt chẽ với vấn đề
nghèo đói“ [17].
 Tài sản sinh kế:
Tài sản sinh kế gồm 5 loại:
- Nguồn lực con ngƣời: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục từng

cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm
việc của họ để đạt đƣợc những kết quả sinh kế.
- Nguồn lực xã hội: đề cập đến mạng lƣới và mối quan hệ xã hội, các tổ

chức xã hội, các nhóm chính thức cũng nhƣ phi chính thức mà con ngƣời
tham gia để từ đó có đƣợc những cơ hội và lợi ích khác nhau.


11

- Nguồn lực tự nhiên: là các cơ sở các nguồn tự nhiên ( của một hộ hoặc


một cộng đồng ) mà con ngƣời trông cậy vào, ví dụ nhƣ đất đai, mùa màng,
vật nuôi, rừng, nƣớc và các nguồn tài nguyên biển.
- Nguồn lực tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con ngƣời có đƣợc

nhƣ nguồn thu thập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và
các luồng thu nhập tiền mặt khác nhƣ lƣơng hƣu, tiền do thân nhân gửi về hay
những trợ cấp của nhà nƣớc.
- Nguồn lực vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và

các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế nhƣ giao thông, hệ thống cấp
nƣớc và năng lƣợng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
2.1.3. Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ
 Khái niệm Hộ: Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã
hội bao gồm một hay một nhóm ngƣời ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn
chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 ngƣời trở lên, các thành viên
trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ
gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những ngƣời trong hộ gia
đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dƣỡng hoặc hôn
nhân hoặc cả hai.
 Hộ Nông Dân: Hộ Nông Dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông
nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn.
 Kinh Tế Hộ: là hình thức tỏ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội
trong đó các nguồn lực nhƣ đất đai, tiền vốn và tƣ liệu sản xuất đƣợc coi là
của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung; mọi quyết định trong sản xuất-kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào
chủ hộ, đƣợc nhà nƣớc thừa nhận hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển [18].



12

2.1.4. Những chủ chương, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội các vùng đệm VQG
Chương trình 135 đến Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững ở 62
huyện nghèo: khoản 4 điều 1 theo quyết định số 551/QĐ – TTg của thủ tướng
Chính Phủ
4. Nội dung
a. Hỗ trợ phát triển sản xuất:
- Hỗ trợ giống, phân bón, vật tƣ phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có
giá trị kinh tế ;
- Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản;
- Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm
- Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho ngƣời dân
tham quan, học tập, nhân rộng mô hình;
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản
xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú
y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng:
- Hoàn thiện hệ thống đƣờng giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh
doanh và dân sinh.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt, sản xuất, kinh doanh.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa trên địa bàn xã gồm: trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh
hoạt cộng đồng ở xã, thôn, bản
- Hoàn thiện các công trình để đảm bảo chuẩn hóa trạm y tế xã.


13


- Hoàn thiện các công trình để đảm bảo chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn
xã, xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang bị bàn ghế,
điện, nƣớc sinh hoạt, công trình phụ trên địa bàn thôn, bản.
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản.
- Các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất phù hợp
với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Duy tu, bảo dƣỡng các công trình hạ tầng cơ sở.
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Điều 34. Trách nhiệm quản lý vùng đệm
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm nhƣ sau:
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng đệm thực hiện các biện
pháp ngăn chặn xâm hại vào khu rừng đặc dụng.
b) Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng đúng quy định hiện hành của Nhà
nƣớc và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đƣợc duyệt.
c) Phối hợp với Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực
hiện dự án đầu tƣ vùng đệm.
2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm
a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cƣ vùng đệm tham gia
quản lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tƣ vùng đệm.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án
đầu tƣ vùng đệm.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ cƣ trú hoặc có các hoạt
động trong vùng đệm có trách nhiệm, quyền tham gia thực hiện, phối hợp quản
lý dự án đầu tƣ vùng đệm.


14


Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020
Điều 8. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng
1. Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ cho cộng đồng dân cƣ thôn bản vùng
đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu
đồng/thôn, bản/năm.
2. Khoản kinh phí này đƣợc chi cho các nội dung: Đầu tƣ nâng cao năng lực
phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế
biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các
công trình công cộng của cộng đồng nhƣ nƣớc sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên
lạc, đƣờng giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).
3. Ban quản lý rừng đặc dụng đƣợc giao quản lý kinh phí này theo quy định
của quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tƣ
vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc
dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng
phê duyệt (không phải lập dự án đầu tƣ). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế
hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không
tốt, Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác.
Cộng đồng dân cƣ tổ chức giám sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ
dân chủ cơ sở.
Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban
hành Quy chế quản lý rừng
Điều 24. Vùng đệm của Vƣờn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
1. Vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phải xây dựng vùng đệm
cho khu rừng.


15

2. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nƣớc nằm liền kề

với vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các
xã, phƣờng, thị trấn nằm sát ranh giới với vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Vùng đệm đƣợc xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con
ngƣời tới vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cƣ vùng đệm
tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài
nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và
gắn sinh kế của ngƣời dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng.
Cơ quan chính quyền nhà nƣớc trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tƣ
phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng
đồng dân cƣ, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cƣ và
từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng.
4. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng
a) Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất nằm trong vùng đệm, Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền giao, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng.
b) Rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong vùng đệm đƣợc quản lý theo quy
định tại các Chƣơng III và Chƣơng IV Quy chế này.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và các chủ rừng đối với vùng đệm
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng các dự án phát triển
kinh tế - xã hội, sản xuất lâm, nông, ngƣ nghiệp, định canh định cƣ trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống
của ngƣời dân trong vùng đệm nằm trong ranh giới hành chính của cấp huyện.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đã đƣợc
phê duyệt quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; tuyên truyền, vận động nhân


16


dân trong xã có những hoạt động tích cực tham gia bảo vệ và phát triển vƣờn
quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn
chặn sự xâm hại của ngƣời dân ở vùng đệm vào vƣờn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng
trong vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý rừng vƣờn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về sinh kế cho người dân vùng đệm tại các VQG
Nghiên cứu trên thế giới mô hình của các vườn quốc gia ở Mỹ, Hàn
Quốc, Trung Quốc,….
- Trung Quốc là một nƣớc đông dân cƣ nhất thế giới xấp xỉ 1,13 tỉ. Theo

thống kê diện tích rừng của Trung Quốc tổng cộng là 10.137 tỉ m2 với tỉ lệ đất
phủ rừng là 13,29% chiếm 3% diện tích toàn thế giới. Trong đại gia đình các
dân tộc Trung Quốc, dân tộc Dai ở Vân Nam đã nổi tiếng là thông minh vận
dụng thiên nhiên một cách tinh vi và kinh tế.
Trong thời gian dài thực hành các loại cây, ngƣời Dai đã tìm ra phƣơng
pháp nhận diện “ tìm ra cái khác trong giống, tìm ra cái giống trong cái khác
nhau”, xây dựng “ hệ thống hai chỉ định để phân loại cây”. Họ giáo dục con
cháu họ cách sử dụng các loại cây từ đời này sang đời khác dƣới dạng các bài
thơ trào phúng và các câu tục ngữ do tổ tiên để lại. Ví dụ khi thu hoạch tre, độ
dài ngắn nhất có thể cắt đốn đi nên ngắn hơn 25% tổng độ dài, những câu tục
ngữ “ đốn tre chừa lại búp non”. Sử dụng tài nguyên thực vật một cách thích
hợp, bền vững trong thời gian dài, dân tộc Dai đã hình thành nền văn minh
canh tác riêng của họ . ngƣời Dai đã hiểu ra ý nghĩa của việc bảo vệ rừng “
không có rừng thì không có nước, không có nước thì không có đất, không có
đất thì không có thức ăn và không có thức ăn thì không có sự sống”. Và “ đốn



×