Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, CHỨC DANH VÀ BIÊN CHẾ CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH VÀ CHI CỤC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN 2012 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.15 KB, 45 trang )

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.1-CS12
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÁC ĐỊNH
VỊ TRÍ VIỆC LÀM, CHỨC DANH VÀ BIÊN CHẾ CỦA
CỤC THỐNG KÊ TỈNH VÀ CHI CỤC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
Cấp đề tài:

Cơ sở

Thời gian nghiên cứu:

2012

Đơn vị thực hiện:

Vụ Tổ chức Cán bộ

Chủ nhiệm:

CN. Nguyễn Văn Tuyên
MỞ ĐẦU

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã thông
qua Luật cán bộ, công chức và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2010. So
với các quy định của pháp luật hiện hành, Luật cán bộ, công chức có nhiều
quy định mới trong đó có quy định về mô tả, xác định vị trí việc làm và cơ
cấu công chức để xác định số lƣợng biên chế.
Tuy nhiên, thế nào là "vị trí việc làm" và sử dụng tiêu chí nào để đánh
giá, xác định về vị trí việc làm thì đến nay chƣa đƣợc xác định cụ thể. Theo
quy định của Luật cán bộ, công chức có những tƣơng đồng, khác biệt nào về
nội dung giữa vị trí việc làm với ngạch công chức và vị trí công tác, đây là


một vấn đề đã đƣợc đề cập trong một số cuộc họp của giới chức Lãnh đạo
Bộ, ngành Trung ƣơng cũng nhƣ của địa phƣơng, nhƣng còn nhiều vƣớng
mắc và đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý.
Xác định vị trí việc làm là bảng mô tả công việc, khung năng lực của
việc làm cụ thể của từng vị trí công chức đang đảm nhiệm của đơn vị. Là căn
cứ để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá một
cách chính xác, khách quan, công bằng đối với công chức. Qua đó, khẳng
định và phân biệt đƣợc đúng ngƣời làm tốt và ngƣời làm chƣa tốt. Từ đó xác
định đƣợc bao nhiêu vị trí việc làm của đơn vị tƣơng ứng với số biên chế

206


công chức cần. Thông qua đó phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ ngƣời
tài, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đƣợc minh bạch, công khai.
Thực tế bảng mô tả vị trí công việc đƣợc ví nhƣ một công thức chuẩn
để chấm điểm công chức. Bởi tính hiệu quả của bản mô tả là thƣớc đo định
lƣợng về chất lƣợng công chức mà không dựa trên sự bằng lòng hay qua
những yếu tố khác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngƣời quản lý giao việc cho
công chức một cách chính xác hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, ngành Thống kê
hiện nay đang thực hiện khối lƣợng công việc lớn với hơn 6.000 công chức,
viên chức để hoàn thành chức năng nhiệm vụ thì việc xác định vị trí việc làm
nhằm sắp xếp công việc hợp lý cho công chức làm việc làm cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2012, đƣợc sự đồng ý của Lãnh đạo Tổng
cục Thống kê, Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở với
tiêu đề: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định vị trí việc làm,
chức danh và biên chế của Cục Thống kê tỉnh và Chi cục Thống kê cấp huyện
giai đoạn 2012 - 2016” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện
nay cũng nhƣ giai đoạn tiếp theo.
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG VỊ

TRÍ VIỆC LÀM, CHỨC DANH, BIÊN CHẾ CỦA CỤC THỐNG KÊ CẤP
TỈNH, CHI CỤC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm, phạm vi, mục đích ý nghĩa và phương pháp xác định
vị trí việc làm
1.1.1 Khái niệm về vị trí việc làm
Với tính chất, phạm vi, ý nghĩa khác nhau nên vị trí việc làm đƣợc tiếp
cận, nhận thức bằng nhiều cách nhƣ:
- Vị trí việc làm là một trong số các hệ thống công chức trên thế giới.
Theo các kết quả nghiên cứu đã đƣợc phổ biến thì có nhiều hệ thống công vụ
khác nhau nhƣ: chức nghiệp, việc làm, cán bộ, phối hợp. Quốc gia tiêu biểu
cho nghiên cứu và áp dụng chế độ vị trí việc làm trong quản lý, sử dụng công
chức là Mỹ, Úc, Đức, Pháp…;

207


- Vị trí việc làm là biện pháp quản trị nhân sự. Biện pháp quản trị nhân
lực, vị trí việc làm giúp nhà quản lý xác định tính chất, quy trình thực hiện
công việc và các yêu cầu đối với ngƣời thực hiện công việc để từ đó xác định
số lƣợng, chất lƣợng nhân lực cần và đủ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Vị trí việc làm là một trong số những nguyên tắc quản lý cán bộ, công
chức. Điều 5 Luật cán bộ, công chức quy định về các nguyên tắc quản lý cán
bộ, công chức, trong đó có nguyên tắc “Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh,
vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”;
- Vị trí việc làm là một trong những căn cứ để tuyển dụng công chức.
Theo quy định của khoản 3, điều 38 Luật cán bộ, công chức cụ thể là: “Tuyển
chọn đúng ngƣời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm” (tính chất,
phạm vi áp dụng của nguyên tắc quy định tại khoản 3, điều 38 hẹp hơn so với

nguyên tắc quy định việc áp dụng vị trí việc làm theo quy định tại khoản 2,
điều 5 Luật cán bộ, công chức);
- Vị trí việc làm là một quy phạm pháp luật hành chính. Theo khoản 3
điều 7 Luật cán bộ, công chức thì vị trí việc làm là: công việc gắn với chức
danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công
việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây là nội dung giải thích về thuật ngữ
“vị trí việc làm”.
Mặc dù đƣợc tiếp cận nhận thức với tính chất, phạm vi, ý nghĩa khác
nhau nhƣng nói đến vị trí việc làm là nói đến những vấn đề căn bản sau đây:
Các bộ phận tạo thành vị trí việc làm gồm, bốn bộ phận chính tạo thành
vị trí việc làm:
- Thứ nhất là, tên gọi vị trí việc làm (chức vị);
- Thứ hai là, nhiệm vụ và quyền hạn mà ngƣời đảm nhiệm vị trí việc
làm phải thực hiện (chức trách);
- Thứ ba là, yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn mà ngƣời đảm
nhiệm vị trí việc làm phải đáp ứng (tiêu chuẩn);
- Thứ tư là, tiền lƣơng (theo lý thuyết về vị trí việc làm thì tiền lƣơng
đƣợc trả tƣơng xứng với chức vị, chức trách, tiêu chuẩn của ngƣời đảm
nhiệm công việc. Điều này thể hiện rõ nét trong khu vực kinh doanh, do vậy
tiền lƣơng đƣợc xác định là bộ phận chính của vị trí việc làm).

208


Ngoài các bộ phận trên, còn có các bộ phận hợp thành khác nhƣ chế độ
áp dụng đối với những vị trí việc làm đặc biệt (yêu cầu chức trách, tiêu chuẩn
và phụ cấp đƣợc hƣởng) hoặc các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ (nơi
làm việc, trang thiết bị, phối hợp thực hiện.v.v…).
Vị trí việc làm được phân thành 03 loại:
- Vị trí việc làm do một ngƣời đảm nhận;

- Vị trí việc làm do nhiều ngƣời đảm nhận;
- Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
Nguyên tắc xác định và quản lý vị trí việc làm: Dựa trên 04
nguyên tắc:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý công chức;
- Vị trí việc làm đƣợc xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
- Vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý
tƣơng ứng;
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp
với thực tiễn.
1.1.2 Phạm vi, mục đích, ý nghĩa của việc xác định vị trí việc làm
Đây là biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nên vị
trí việc làm có thể áp dụng đối với các tổ chức cả trong khu vực công và
tƣ. Tất nhiên do tính chất, mục đích hoạt động của các tổ chức trong hai
khu vực này khác nhau nên cách thức, phƣơng pháp, quy trình áp dụng
cũng nhƣ tên gọi, chức trách, tiêu chuẩn, tiền lƣơng v.v. của vị trí việc làm
giữa các tổ chức trong hai khu vực công và tƣ cũng không giống nhau (ví
dụ: yêu cầu về kỹ năng nghiệp vụ của kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
không thể giống nhƣ đối với kế toán của doanh nghiệp và theo đó chế độ
tiền lƣơng không nhƣ nhau).
Xác định đƣợc vị trí việc làm giúp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản
lý, sử dụng nhân lực có thể xác định đƣợc số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng
nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
đơn vị mình. Ngoài mục đích, ý nghĩa nêu trên, vị trí việc làm còn có giúp
cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tốt nguồn nhân lực bao gồm

209



việc trả lƣơng, áp dụng các biện pháp đảm bảo kỷ luật lao động, khen
thƣởng, tuyển dụng.v.v…
1.1.3 Phương pháp xác định vị trí việc làm
Đến nay, phƣơng pháp xác định vị trí việc làm đƣợc nhiều tài liệu nhắc
đến là phân tích và mô tả công việc. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy do
đối tƣợng phân tích đƣợc chia nhỏ thành nhiều nhóm khác nhau nên cũng
hình thành những tên gọi cụ thể, khác nhau của phƣơng pháp xác định vị trí
việc làm. Ví dụ, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc phân thành hai
nhóm là những nhiệm vụ thƣờng xuyên (tính ổn định của nhiệm vụ tƣơng đối
cao) và những nhiệm vụ bổ sung, đột xuất (nhiệm vụ phát sinh mới trong quá
trình thực hiện chức năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc do cấp trên ủy
thác); theo đó có phƣơng pháp phân tích truyền thống (áp dụng với nhóm các
nhiệm vụ thƣờng xuyên) và phƣơng pháp phân tích mở rộng nhiệm vụ (áp
dụng đối với những nhiệm vụ bổ sung, đột xuất). Tính hợp lý của vấn đề là ở
chỗ, nếu các nhiệm vụ bổ sung, đột xuất nhiều đến mức mà những ngƣời
đang đảm nhiệm vị trí việc làm hiện có không đảm nhiệm đƣợc thì phải bổ
sung vị trí việc làm mới với hình thức pháp lý là hợp đồng lao động có thời
hạn. Đây chính là ƣu điểm của chế độ vị trí việc làm (tính linh hoạt trong sử
dụng nhân lực lao động) so với chức nghiệp.
Qua nghiên cứu cho thấy công cụ, quy trình thực hiện phân tích công
việc đƣợc xác định, phân chia không giống nhau. Ví dụ: các nƣớc Anh, Mỹ
sử dụng công cụ để phân tích công việc là bảng câu hỏi với quy trình thực
hiện gồm 6 bƣớc; một số nƣớc châu Âu nhƣ Thụy Điển, Hà Lan... sử dụng
phối hợp giữa bảng câu hỏi với các công cụ khác nhƣ nhật ký công tác, quan
sát, phỏng vấn và chia quy trình thực hiện phân tích công việc thành các giai
đoạn, trong mỗi giai đoạn lại phân thành các bƣớc khác nhau (ví dụ: quy trình
phân tích công việc đƣợc chia thành các giai đoạn nhƣ phân tích công việc,
đo lƣờng công việc và xác định biên chế. Hoặc trong giai đoạn đo lƣờng công
việc chia thành ba bƣớc từ chọn thời đoạn nghiên cứu đến tổng hợp thời gian
đo lƣờng cho các phần việc).

Phƣơng pháp xác định vị trí việc làm và những nội dung yêu cầu của
phân tích công việc đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
- Bước 1: Tthống kê công việc theo chức nãng, nhiệm vụ, quyền hạn của
đơn vị.

210


- Bước 2: Phân nhóm công việc.
- Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hƣởng.
- Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ công chức.
- Bước 5: Xác định bảng danh mục vị trí việc làm cần thiết của đơn vị.
- Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm.
- Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm.
- Bước 8: Xác định chức danh nghề nghiệp tƣơng ứng với danh mục vị
trí việc làm cần thiết.
Nói chung, về mặt lý thuyết thì phƣơng pháp phổ biến hiện nay mà các
nƣớc áp dụng để xác định vị trí việc làm là phƣơng pháp phân tích. Để thực hiện
phân tích, các nhà quản trị nhân sự phân chia đối tƣợng phân tích thành hai
nhóm là: tổ chức (trọng tâm là chức năng, nhiệm vụ của tổ chức) và cá nhân
(trọng tâm là trách nhiệm và quyền hạn của công chức) theo đó hình thành hai
nhóm phƣơng pháp cơ bản là: phân tích tổ chức và phân tích công việc để xác
định vị trí việc làm.
1.2. Tiêu chí và phân loại vị trí việc làm
1.2.1 Tiêu chí xác định vị trí việc làm
- Công việc chính, cơ bản của một chức danh hoặc chức vụ (phải thực
hiện thƣờng xuyên, liên tục, có tính ổn định lâu dài và lặp đi lặp lại gắn với
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo từng vị trí việc làm và dự tính thời gian
thực hiện dành cho công việc chính đó theo mỗi nhiệm vụ).
- Các công việc khác (phối hợp, đột xuất, tham gia khảo sát, nắm tình

hình thực tế cơ sở).
- Công việc theo nội dung, quy trình, thông tin đầu vào, thủ tục, thời gian
xử lý, sản phẩm đầu ra hay kết quả công việc thực hiện theo vị trí việc làm.
1.2.2 Phân loại vị trí việc làm
a. Vị trí việc làm theo ngạch công chức
Ngạch công chức là một trong những nội dung quan trọng của công tác
quản lý công chức theo hệ thống chức nghiệp. Tác giả Tô Tử Hạ khẳng định
“Theo hệ thống chức nghiệp thì công chức đƣợc tổ chức theo các ngạch và
theo ngành chuyên môn”. Nhƣ vậy, ngạch không chỉ là bộ phận cơ sở để tổ
chức hệ thống công chức mà còn là căn cứ để thực hiện các hoạt động thi
211


tuyển, xếp lƣơng, đào tạo, đánh giá... trong quản lý công chức. Theo Luật cán
bộ công chức thì hiện có hai cách tiếp cận phổ biến khi nghiên cứu về ngạch
với phạm vi, tính chất, mức độ khác nhau:
- Ở mức độ chung nhất, ngạch đƣợc hiểu là hệ thống các chức danh
đƣợc sắp xếp theo thứ tự, từng loại theo quy định của nhà nƣớc, cụ thể:
+ Chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng;
+ Chuyên viên chính và tƣơng đƣơng;
+ Chuyên viên và tƣơng đƣơng;
+ Cán sự và tƣơng đƣơng;
+ Nhân viên.
- Theo quy định của khoản 4 điều 7 Luật cán bộ, công chức thì ngạch là
tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức.
Nhƣ vậy, cũng giống nhƣ vị trí việc làm, ngạch đƣợc tiếp cận từ những
giác độ khác nhau theo đó có những cách hiểu tƣơng ứng. Tuy vậy, qua các
quan niệm trên cho thấy các bộ phận căn bản tạo nên ngạch công chức là:
chức danh, tiêu chuẩn, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công

chức. Theo đó, có thể nhận thức ngạch là hệ thống các chức danh công chức
với các quy định về chức trách, tiêu chuẩn và trình độ, năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của công chức khi đƣợc bổ nhiệm vào ngạch.
Có thể lập bảng so sánh cấu trúc các bộ phận chính tạo nên vị trí việc
làm với ngạch công chức nhƣ sau:
Vị trí việc làm

Ngạch

Chức vị

Chức danh

Chức trách

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Hiểu biết

Tiền lƣơng

Trình độ

Các điều kiện làm việc

Tiền lƣơng

Qua bảng so sánh cho thấy có những điểm tƣơng đồng giữa các bộ phận

tạo thành vị trí việc làm với ngạch công chức, cụ thể là: tên gọi; yêu cầu về
trình độ chuyên môn (tiêu chuẩn); nhiệm vụ, quyền hạn và tiền lƣơng đƣợc
212


hƣởng. Tuy nhiên, giữa các bộ phận của vị trí việc làm với ngạch công chức
cũng có những điểm riêng, chẳng hạn nhƣ: vị trí việc làm đề cao kỹ năng
thực hiện nhiệm vụ của công chức; còn ngạch yêu cầu công chức không chỉ
về trình độ chuyên môn mà còn cả hiểu biết chung trên những phƣơng diện
khác nhau của xã hội.
b. Vị trí việc làm theo chức danh công chức
Cũng giống nhƣ vị trí việc làm và ngạch công chức, vị trí công tác cũng
đƣợc nghiên cứu xem xét với những phạm vi, mức độ khác nhau:
Ở mức độ chung nhất vị trí công tác là công việc mà công chức đảm
nhiệm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó có rất nhiều những vị trí công
tác với các tên gọi khác nhau nhƣ: đánh máy, văn thƣ, thủ quỹ, kế toán…
Theo quy định của khoản 2 điều 34 Luật cán bộ, công chức thì vị trí
công tác dùng để phân loại công chức, cụ thể là: công chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý (làm công tác lãnh đạo, quản lý) và công chức không giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý (không làm công tác lãnh đạo, quản lý).
- Vị trí việc làm của công chức lãnh đạo
+ Công việc chính, cơ bản của một chức danh hoặc chức vụ (phải thực
hiện thƣờng xuyên, liên tục, có tính ổn định lâu dài và lặp đi lặp lại gắn với
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo từng vị trí việc làm và dự tính thời gian
thực hiện dành cho công việc chính đó theo mỗi nhiệm vụ).
+ Các công việc khác (phối hợp, đột xuất, tham gia, khảo sát, nắm tình
hình thực tế cơ sở).
+ Công việc theo nội dung, quy trình, thủ tục, thời gian xử lý, sản phẩm
đầu ra hay kết quả công việc thực hiện theo vị trí việc làm.
+ Kết quả chung sản phẩm phải đạt đƣợc theo vị trí việc làm trong ngày,

tháng năm (khối lƣợng công việc hoàn thành, sản phẩm, dịch vụ cơ bản; đối
tƣợng đƣợc hƣởng lợi ích từ những kết quả công việc này và hƣởng thế nào).
- Vị trí việc làm của công chức thực thi
+ Công việc chính, cơ bản của một chức danh hoặc chức vụ (phải thực
hiện thƣờng xuyên, liên tục, có tính ổn định lâu dài và lặp đi lặp lại gắn với
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo từng vị trí việc làm và dự tính thời gian
thực hiện dành cho công việc chính đó theo mỗi nhiệm vụ).
213


+ Công việc khác (phối hợp, đột xuất, tham gia, khảo sát, nắm tình hình
thực tế cơ sở).
+ Công việc theo nội dung, quy trình, thủ tục, thời gian xử lý, sản phẩm
đầu ra hay kết quả công việc thực hiện theo vị trí việc làm.
+ Kết quả chung sản phẩm phải đạt đƣợc theo vị trí việc làm trong ngày,
tháng năm (khối lƣợng công việc hoàn thành, sản phẩm, dịch vụ cơ bản; đối
tƣợng đƣợc hƣởng lợi ích từ những kết quả công việc này và hƣởng thế nào).
Nhƣ vậy, giữa vị trí việc làm với vị trí công tác cũng có những mặt
tƣơng đồng và những mặt khác biệt. Mặt khác biệt rõ nhất là phạm vi áp dụng
vị trí việc làm rộng hơn so với vị trí công tác; hoặc đối tƣợng áp dụng vị trí
việc làm rộng hơn nhiều so với vị trí công tác vì tỉ lệ công chức lãnh đạo,
quản lý luôn ít hơn so với công chức không làm lãnh đạo, quản lý.
2. Cơ sở thực tiễn xác định vị trí việc làm
Căn cứ để xác định vị trí việc làm gồm 05 căn cứ, cụ thể nhƣ sau:
(1) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế;
(2) Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị;
(3) Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tƣợng phục
vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật
chuyên ngành;
(4) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và

ứng dụng công nghệ thông tin;
(5) Thực trạng bố trí, sử dụng công chức của Cục Thống kê tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng và Chi cục Thống kê cấp huyện, cụ thể:
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thống kê và Chi cục Thống kê
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thống kê
(1) Thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý,
năm và nhiều năm; đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và phân tích thống kê chuyên đề theo
chƣơng trình, kế hoạch công tác của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê
giao; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều
hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền thành phố Hà Nội và cho các cơ quan,
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; (2) Tổ chức thu thập, xử lý,
214


tổng hợp thông tin từ báo cáo thống kê cơ sở và các cuộc điều tra, tổng điều
tra thống kê theo phƣơng án và hƣớng dẫn của Tổng cục Thống kê. Thực
hiện các cuộc điều tra thống kê do Chủ tịch UBND thành phố giao và sử
dụng ngân sách địa phƣơng sau khi có thẩm định về chuyên môn của Tổng
cục Thống kê; (3) Tổng hợp các báo cáo thống kê và báo cáo kết quả điều tra
thống kê do các Sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố
và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn thành phố cung cấp; (4) Biên soạn,
xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê khác; (5) Quản lý và
thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ
thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê;
(6) Truy cập, khai thác, sao lƣu, ghi chép các cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu
và hồ sơ đăng ký hành chính của các Sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thị
xã thuộc thành phố để sử dụng cho mục đích thống kê theo quy định của pháp
luật. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn

thành phố; (7) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thống kê; thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch,
chƣơng trình, dự án, đề án sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành, phê
duyệt; (8) Thẩm định chuyên môn, nghiệp vụ thống kê theo phân cấp của Tổng
cục trƣởng Tổng cục Thống kê. Hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê
đối với thống kê sở, ngành; thống kê doanh nghiệp và thống kê xã, phƣờng, thị
trấn; (9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành Luật
Thống kê của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố theo quy định của
pháp luật; (10) Thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến
vào hoạt động thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt
động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến, lƣu trữ thông tin
thống kê và hoạt động quản lý hành chính theo chƣơng trình, kế hoạch của
Tổng cục Thống kê; (11) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cộng tác viên
thống kê, thực hiện chế độ tiền lƣơng, chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề thống
kê và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác; thi đua, khen thƣởng, kỷ luật; đào
tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thống kê
thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục
trƣởng Tổng cục Thống kê; (12) Lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và
quyết toán kinh phí hàng năm theo hƣớng dẫn của Tổng cục Thống kê; quản
lý tài chính, tài sản và các dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc giao theo quy định
của pháp luật; (13) Thực hiện cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng
215


và lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành
vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và ngƣời lao động thuộc phạm vi
quản lý theo quy định của pháp luật; (14) Thực hiện cung cấp dịch vụ công về
thống kê theo quy định của pháp luật; (15) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng
cục trƣởng Tổng cục Thống kê giao.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thống kê

(1) Thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý,
năm và nhiều năm; đánh giá mức độ hoàn thành một số chỉ tiêu chủ yếu về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phân tích thống kê chuyên đề
theo chƣơng trình, kế hoạch công tác của Cục trƣởng Cục Thống kê giao;
cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành
của lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật; (2) Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin
báo cáo thống kê cơ sở, các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê theo phƣơng
án và hƣớng dẫn của Tổng cục Thống kê; (3) Tổng hợp các báo cáo thống kê
và báo cáo kết quả điều tra thống kê do các phòng, ban, UBND xã, phƣờng,
thị trấn thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn
vị khác trên địa bàn huyện cung cấp; (4) Biên soạn, xuất bản Niên giám thống
kê và các sản phẩm thống kê khác; (5) Quản lý và thực hiện công bố, cung
cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê
huyện, xã cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Cục trƣởng Cục Thống kê; (6) Truy cập, khai thác, sao lƣu, ghi
chép các cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu và hồ sơ đăng ký hành chính của các
Phòng, ban, UBND xã, phƣờng, thị trấn trực thuộc huyện để sử dụng cho
mục đích thống kê theo quy định của pháp luật. Xây dựng và quản lý cơ sở
dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; (7) Phổ biến, tuyên
truyền giáo dục pháp luật về thống kê trên địa bàn. Tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình, dự
án, đề án sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; (8) Phối hợp
với Thanh tra Cục Thống kê và các phòng nghiệp vụ Cục Thống kê thực hiện
kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành pháp luật
thống kê của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; (9) Thực hiện
cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng và lãng phí; (10) Ứng dụng
công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích,
216



dự báo, phổ biến, lƣu trữ thông tin thống kê và hoạt động quản lý hành chính;
(11) Quản lý biên chế, tiền lƣơng, chế độ phụ cấp theo nghề thống kê và các
chế độ chính sách đãi ngộ khác của cán bộ, công chức; thực hiện công tác thi
đua, khen thƣởng và đánh giá, phân loại công chức hàng năm đối với cán bộ,
công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; (12) Lập dự
toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm theo hƣớng
dẫn của Cục Thống kê; quản lý tài chính, tài sản và các dự án đầu tƣ xây
dựng đƣợc giao theo quy định của pháp luật; (13) Thực hiện cung cấp dịch vụ
công về thống kê theo quy định của pháp luật; (14) Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Cục trƣởng Cục Thống kê giao.
2.2 Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của Cục Thống kê và Chi
cục Thống kê
Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin thống kê ngày càng tăng trong
công tác xây dựng, giám sát đánh giá kết quả thực hiện các Chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, hàng năm của Đảng,
Nhà nƣớc cũng nhƣ các Chiến lƣợc, chính sách phát triển của các Ngành, lĩnh
vực, địa phƣơng, Cục Thống kê và Chi cục Thống kê đã và đang thực hiện
các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ và lĩnh vực Thống kê nhƣ: Đề án
Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê ban hành theo Quyết định số
312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ (gọi tắt là
Đề án 312); Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 về
việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (tăng từ 274 chỉ tiêu lên
350 chỉ tiêu); Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn
2011-2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/11/2011
của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển
giới của quốc gia; Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28/6/2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia. Đồng thời Bộ
trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã ban hành Thông tƣ số 02/2011/BKH-ĐT ngày

10/01/2011 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và chuẩn bị ban
hành Hệ thống chỉ tiêu thông kế phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã.
Trƣớc yêu cầu cấp bách hiện nay trong việc tổ chức thu thập thông tin
thống kê đầu vào từ các cơ sở tại các địa bàn ở địa phƣơng, đề tài đã xác định vị

217


trí việc làm, chức danh công chức cho các Cục Thống kê và Chi cục Thống kê
cấp huyện đến năm 2016, trên cơ sở đó xác định nhu cầu biên chế cho giai đoạn
2012 - 2016.
2.3 Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tượng phục vụ;
quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Thống kê
Căn cứ vào số lƣợng các chỉ tiêu thống kê, ngành Thống kê phải thu thập,
tổng hợp và công bố tăng lên rất nhiều. Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 02
tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia quy định ngành Thống kê phải thu thập, tổng hợp, công
bố 350 chỉ tiêu cấp quốc gia (cấp Trung ƣơng 350 chỉ tiêu, cấp tỉnh 242 chỉ tiêu,
cấp huyện 80 chỉ tiêu, cấp xã 28 chỉ tiêu) thay vì 274 chỉ tiêu nhƣ trong Quyết
định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ (tăng 76 chỉ tiêu).
Triển khai thực hiện Đề án 312, Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã ban
hành Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 quy định
nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống
chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã, bao gồm: 242 chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,
80 chỉ tiêu thống kê cấp huyện và 28 chỉ tiêu thống kê cấp xã.
Số lượng cuộc điều tra thống kê, đối với Chƣơng trình điều tra
thống kê quốc gia, Tổng cục Thống kê chủ trì 42 cuộc, trong đó: 3 cuộc
Tổng điều tra, 11 cuộc điều tra toàn bộ và 28 cuộc điều tra chọn mẫu.
Nếu chia theo chu kỳ điều tra có 3 cuộc điều tra 10 năm/1lần, 6 cuộc điều

tra 5 năm/1lần, 4 cuộc điều tra 2 năm/1lần, 15 cuộc điều tra 1 năm/ 1lần,
9 cuộc điều tra 1 năm/4 lần hàng quý và 7 cuộc điều tra 1 năm/12 lần
(tháng 1 lần). Nhƣ vậy, tính trong vòng 10 năm Tổng cục Thống kê thực
hiện khoảng 1.660 lƣợt cuộc điều tra, bình quân 1 năm điều tra 138 lƣợt
cuộc điều tra.
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê còn tiến hành các cuộc điều tra đột
xuất phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành riêng của các Bộ, ngành và địa
phƣơng. Tính bình quân 2 đến 3 tuần, Chi cục Thống kê cấp huyện với
biên chế từ 5 đến 6 ngƣời đã phải thu thập xong số liệu cho 01 cuộc
điều tra.

218


II. Thực trạng nguồn nhân lực Cục Thống kê cấp tỉnh
1. Quy mô, cơ cấu công chức
- Cơ cấu công chức chia theo cấp hành chính
Năm 2011, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc
giao 5.724 biên chế, tính đến 30/3/2012 tổng số công chức có 5.130 ngƣời,
chiếm 89,62% trong đó, công chức Cơ quan Cục Thống kê 1.958 ngƣời,
chiếm 38,2%; Chi cục Thống kê cấp huyện là 3.172 ngƣời, chiếm 61,8%.
Bảng 1. Cơ cấu công chức
STT Cấp hành chính

Số lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

1


Cơ quan Cục Thống kê

1.958

38,2

2

Chi cục Thống kê cấp huyện

3.172

61,8

Tổng số

5.130

100,00

- Cơ cấu công chức theo giới tính, độ tuổi
+ Trong tổng số 5.130 công chức, nam là 2.879 ngƣời, chiếm 56,12%,
nữ 2.251 ngƣời, chiếm 43,88%.
+ Theo độ tuổi, trong tổng số 5.130 ngƣời, độ tuổi dƣới 30 tuổi có 1.262
ngƣời, chiếm 26,6%, từ 30 - 40 tuổi có 1.583 ngƣời, chiếm 30,86%, từ 41 50 tuổi có 1.155 ngƣời, chiếm 22,51%, từ 51 - 60 tuổi có 1.130 ngƣời, chiếm
22,03%.
Bảng 2. Cơ cấu công chức theo giới tính và độ tuổi
Chỉ tiêu

STT


Số ngƣời

Tỷ lệ (%)

1

Nam

2.879

56,12

2

Nữ

2.251

43,88

3

Dƣới 30 tuổi

1.262

26,6

4


Từ 30 đến 40 tuổi

1.583

30,9

5

Từ 41 đến 50 tuổi

1.155

22,5

6

Từ 51 đến 60 tuổi

1.130

22,0

Tổng số

5.130

100,00

219



2. Chất lƣợng công chức
2.1. Về trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn
- Về nhóm có trình độ trên đại học: Số ngƣời có trình độ tiến sỹ là 01
ngƣời, số ngƣời có trình độ thạc sỹ là 31 ngƣời, chiếm 0,6%, tỷ lệ công chức
có trình độ trên đại học so với tổng số công chức của Cục Thống kê rất thấp;
đặc biệt số ngƣời có trình độ thạc sỹ đúng chuyên ngành Thống kê chỉ có 9
ngƣời. Do vậy, để ngành Thống kê cần có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân
lực có chất lƣợng cao và đúng chuyên ngành trong thời gian tới.
- Về nhóm trình độ đại học: Tỷ lệ công chức có trình độ đại học
đạt 66,5% nhƣng tỷ lệ đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê chỉ
chiếm 21,2%.
- Về nhóm có trình độ dƣới đại học: Bộ phận công chức có trình độ Cao
đẳng chiếm 5,9%; trình độ Trung cấp chiếm 25,4% trong tổng số công chức
của Cục Thống kê.
2.2. Về cơ cấu ngạch công chức
Cơ cấu ngạch công chức của Cục Thống kê hiện nay có nhiều điểm bất
cập và hạn chế, hiện nay không có Thống kê viên cao cấp. Thống kê viên cao
cấp là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao nhất và
giàu kinh nghiệm công tác, có trách nhiệm chủ trì, xây dựng chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ của ngành Thống kê; tổ chức, chỉ đạo
hƣớng dẫn các ngành, các địa phƣơng, các tổ chức triển khai các hoạt động
thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin thống kê. Tuy nhiên với đội ngũ
Thống kê viên cao cấp không có nhƣ hiện nay thì việc thực hiện các nhiệm
vụ trên gặp nhiều khó khăn.
Thống kê viên chính và tƣơng đƣơng chỉ có 184 ngƣời chiếm 3,6%. Bình
quân mỗi đơn vị có 2,92 ngƣời, đây là một tỷ lệ rất thấp bởi vì Thống kê viên
chính là những ngƣời có trình độ chuyên môn vững vàng, là lực lƣợng chủ lực
trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động thống kê. Còn lại chủ yếu là Thống kê

viên có 3.189 ngƣời, chiếm 62,1%, thống kê viên cao đẳng và Trung cấp
chiếm 33,4%.

220


CHƢƠNG II: XÂY DỰNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM, CHỨC DANH CÔNG
CHỨC, BIÊN CHẾ CỦA CỤC THỐNG KÊ CẤP TỈNH VÀ CHI CỤC
THỐNG KÊ CẤP HUYỆN
I. Vị trí việc làm, chức danh công chức của Cục Thống kê cấp tỉnh
và Chi cục Thống kê cấp huyện
1. Vị trí việc làm, chức danh công chức của Cục Thống kê cấp tỉnh
Hiện nay, 63 Cục Thống kê tỉnh đƣợc tổ chức theo 02 mô hình: Cơ quan
Cục Thống kê tỉnh (có 5 hoặc 6 phòng chuyên môn và Thanh tra Cục) và Chi
cục Thống kê cấp huyện trực thuộc với tổng số biên chế công chức đƣợc giao
tính đến tháng 31/12/2011 là 5.724 biên chế công chức, đáp ứng đƣợc 75,8%
nhu cầu cần thiết.
Nhu cầu bố trí các vị trí làm việc của cơ quan Cục Thống kê tỉnh và Chi
cục Thống kê cấp huyện đƣợc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn
vị; điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở, đặc điểm lịch
sử văn hóa và trình độ dân trí của từng địa phƣơng, khái quát chung nhƣ sau:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,… của từng tỉnh khác nhau nên số
lƣợng lãnh đạo cấp Cục, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm của Cục Thống kê do
đó cũng khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ kết quả khảo sát, cơ quan Cục Thống
kê tỉnh hiện nay cả nƣớc thực hiện mô hình từ 6 - 7 phòng Thống kê chuyên
ngành và bình quân mỗi Cục Thống kê có gần 3 lãnh đạo cấp Cục. Vì vậy,
mô hình tổ chức chung của Cục Thống kê tỉnh là: Lãnh đạo Cục gồm 03
ngƣời, cơ quan Cục Thống kê tỉnh gồm 7 phòng Thống kê chuyên ngành và
Chi cục Thống kê cấp huyện để bố trí các vị trí việc làm nhằm hoàn thành
chức năng, nhiệm vụ, từ đó xác định nhu cầu biên chế công chức cần thiết

của Cục Thống kê tỉnh, cụ thể gồm 2 nhóm công việc chính: công việc thực
thi và thừa hành.
Lãnh đạo Cục: số lƣợng lãnh đạo một cơ quan Cục Thống kê tỉnh là 03
ngƣời, các tỉnh, thành phố lớn có thể cần bố trí nhiều hơn. Trƣờng hợp bố trí
03 lãnh đạo Cục, gồm các chức danh sau:
- Cục trƣởng: quản lý, phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt
động của cơ quan trƣớc Tổng cục trƣởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh; trực
tiếp quản lý, phụ trách các lĩnh vực chuyên môn: Thống kê Tổng hợp, Tổ
chức - Hành chính và Thanh tra Cục;

221


- Phó Cục trƣởng 1: giúp cục trƣởng trực tiếp quản lý, phụ trách các
lĩnh vực chuyên môn: Thống kê Thƣơng mại - Dịch vụ, Thống kê Dân
số - Văn xã;
- Phó Cục trƣởng 2: giúp Cục trƣởng trực tiếp quản lý, phụ trách các
lĩnh vực chuyên môn: Thống kê Công nghiệp - Xây dựng, Thống kê Nông,
Lâm nghiệp và Thủy sản.
(1). Phòng Tổ chức - Hành chính
a) Công chức lãnh đạo
- Vị trí 1 (Trƣởng phòng): phụ trách chung; tham mƣu, giúp Cục trƣởng
trực tiếp quản lý, phụ trách công tác tổ chức cán bộ; công tác xây dựng cơ bản;
- Vị trí 2 (Phó Trƣởng phòng 1): giúp Trƣởng phòng trực tiếp quản lý,
phụ trách công tác tài chính, kế toán, lao động tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội;
- Vị trí 3 (Phó Trƣởng phòng 2): giúp Trƣởng phòng trực tiếp quản lý,
phụ trách công tác hành chính, quản trị, văn thƣ lƣu trữ.
b) Công chức thừa hành
- Vị trí 4 (Công chức 1): Kế toán trƣởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
công tác kế toán theo quy định hiện hành và giúp Cục trƣởng giám sát tài

chính trong phạm vi toàn Cục Thống kê tỉnh.
- Vị trí 5 (Công chức 2): làm kế toán Cơ quan cục Thống kê có nhiệm vụ
thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc
kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán; Kiểm tra, giám sát các khoản thu,
chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử
dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi
vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán;
tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính của đơn vị kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu kế toán của Cơ
quan Cục Thống kê tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Vị trí 6 (Công chức 3): làm công tác văn thƣ, lƣu trữ, trực điện thoại
của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh.
- Vị trí 7 (Công chức 4): làm nhiệm vụ thủ kho, thủ quỹ Cơ quan Cục
Thống kê, công tác lao động tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội phạm vi toàn Cục
Thống kê.
222


(2). Phòng Thống kê Tổng hợp
a) Công chức lãnh đạo
- Vị trí 1 (Trƣởng phòng): phụ trách chung; giúp Cục trƣởng trực tiếp
triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Tổng cục, Cục Thống kê giao đến
công chức thuộc phạm vi quản lý; quản lý về việc chấp hành nội quy, quy chế
cơ quan của công chức trong phòng; kiểm tra, đôn đốc công chức thực hiện
công việc đƣợc giao; thẩm định, duyệt báo cáo của công chức theo lĩnh vực
phân công; tổ chức triển khai các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực phòng phụ
trách; đồng thời trực tiếp quản lý, phụ trách công tác thống kê tổng hợp của
khối các ngành sản xuất và đầu tƣ (gồm các ngành: công nghiệp, xây lắp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, vốn đầu tƣ thực hiện) và của chung toàn
bộ nền kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; trực tiếp soạn thảo báo cáo phân tích

tình hình và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm trình Lãnh đạo Cục phụ
trách ký duyệt và công bố theo quy định.
- Vị trí 2 (Phó trƣởng phòng): giúp trƣởng phòng trực tiếp kiểm tra,
giám sát thực hiện công tác thống kê tài khoản quốc gia; công tác thống kê
tổng hợp khối các ngành dịch vụ và lĩnh vực văn hóa - xã hội (gồm các
ngành: thƣơng mại, du lịch, xuất - nhập khẩu, giá cả - lạm phát, giao thông vận tải, tài chính, tín dụng, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục, …).
b) Công chức thừa hành
- Vị trí 3 (Công chức 1): làm nhiệm vụ quản lý, phụ trách công tác thống
kê tổng hợp khối các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh; trực tiếp hƣớng dẫn,
kiểm tra, thu báo cáo thống kê của các phòng Thống kê chuyên ngành, của
các Sở, ban, ngành liên quan (Công - Thƣơng (phạm vi công nghiệp), Xây
dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…) để xử lý, tổng hợp, lập báo
cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng
phụ trách duyệt.
- Vị trí 4 (Công chức 2): làm nhiệm vụ quản lý, phụ trách công tác thống
kê tổng hợp khối các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh; trực tiếp hƣớng dẫn,
kiểm tra, thu báo cáo thống kê của các Phòng Thống kê chuyên ngành, của
các Sở, ban, ngành liên quan (Công - Thƣơng (phạm vi thƣơng mại, xuất nhập khẩu), Giao thông - Vận tải, Thông tin - Tuyên truyền,…) để xử lý, tổng

223


hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh
đạo Phòng phụ trách duyệt.
- Vị trí 5 (Công chức 3): phụ trách công tác thống kê tổng hợp khối
các ngành tài chính, ngân hàng, tín dụng; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra,
thu báo cáo thống kê của Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc,
các Chi nhánh Ngân hàng chuyên doanh, Chi cục Hải quan, Chi nhánh
Kho bạc Nhà nƣớc, Quỹ tín dụng khu vực để xử lý, tổng hợp, báo cáo định

kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng trực
tiếp phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 6 (Công chức 4): phụ trách công tác thống kê tổng hợp khối các
ngành y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo
cáo thống kê của Phòng Dân số - Văn xã, phối hợp với Phòng Dân số - Văn xã
đôn đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và thể dục thể thao, Lao
động - Thƣơng binh - Xã hội,… lập và gửi báo cáo thống kê để xử lý, tổng
hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, trình Lãnh
đạo Phòng phụ trách duyệt.
- Vị trí 7 (Công chức 5): phụ trách công tác thống kê tài khoản quốc gia;
trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của các cơ quan, đơn vị
không thuộc phạm vi của các Chi cục Thống kê và của các Phòng Thống kê
chuyên ngành quản lý, theo dõi nhƣ: các chi nhánh, văn phòng đại diện của
các doanh nghiệp đóng ở ngoài tỉnh, vận tải đƣờng sắt, các cơ sở hoạt động
vô vị lợi (các nhà thờ, nhà chùa, các tổ chức hoạt động mang tính nhân đạo,
từ thiện,…), dịch vụ nhà tự có, tự xây, tự ở thuộc sở hữu cá nhân để xử lý,
tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình
Lãnh đạo Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt; trực tiếp đôn đốc và thu nhận
báo cáo tài chính 6 tháng, năm của các cơ quan hành chính, sự nghiệp công
lập, các doanh nghiệp Nhà nƣớc do tỉnh và Trung ƣơng quản lý, các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài.
(3). Phòng Thống kê Thương mại
a) Công chức lãnh đạo
- Vị trí 1 (Trƣởng phòng): phụ trách chung; giúp Cục trƣởng trực tiếp
triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Tổng cục, Cục Thống kê giao đến
công chức thuộc phạm vi quản lý; quản lý về việc chấp hành nội quy, quy chế
cơ quan của công chức trong phòng; kiểm tra, đôn đốc công chức thực hiện
224



công việc đƣợc giao; thẩm định, duyệt báo cáo của công chức theo lĩnh vực
phân công; tổ chức triển khai các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực phòng phụ
trách; đồng thời trực tiếp phụ trách, tổng hợp các báo cáo thuộc lĩnh vực
thống kê thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng.
- Vị trí 2 (Phó trƣởng phòng): giúp trƣởng phòng trực tiếp quản lý, thẩm
định, duyệt các báo cáo thống kê giá, vận tải, bƣu chính - viễn thông.
b) Công chức thừa hành
- Vị trí 3 (Công chức 1): phụ trách công tác thống kê thƣơng mại; trực
tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của Chi cục Thống kê cấp
huyện (báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của các cơ sở cá thể, các hợp
tác xã, doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc hoạt động kinh doanh thƣơng mại đóng
trên địa bàn từng huyện), doanh nghiệp Nhà nƣớc đã cổ phần hóa, doanh
nghiệp Nhà nƣớc do bộ, ngành Trung ƣơng và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản
lý, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh thƣơng mại
trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6
tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng phụ trách duyệt.
- Vị trí 4 (Công chức 2): phụ trách công tác thống kê xuất, nhập khẩu;
trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của Chi cục Thống kê
cấp huyện (báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của cơ sở cá thể, hợp tác
xã, doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu
đóng trên địa bàn từng huyện), doanh nghiệp Nhà nƣớc đã cổ phần hóa,
doanh nghiệp Nhà nƣớc do Bộ, ngành Trung ƣơng và do Uỷ ban nhân dân
tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh
xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp, lập báo cáo định kỳ
hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng trực tiếp
phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 5 (Công chức 3): phụ trách công tác thống kê dịch vụ, du lịch,
khách sạn, nhà hàng; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của
các Chi cục Thống kê cấp huyện (báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của
cơ sở cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc hoạt động kinh doanh

dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng đóng trên địa bàn từng huyện), doanh
nghiệp Nhà nƣớc đã cổ phần hóa, doanh nghiệp Nhà nƣớc do Bộ, ngành
Trung ƣơng và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng trên
225


địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng,
9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng phụ trách duyệt.
- Vị trí 6 (Công chức 4): phụ trách công tác thống kê giao thông, vận tải,
bƣu chính, viễn thông; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của
các Chi cục Thống kê cấp huyện (báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của
các cơ sở cá thể, các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc hoạt động
kinh doanh giao thông, vận tải, bƣu chính, viễn thông, đóng trên địa bàn từng
huyện), của các doanh nghiệp nhà nƣớc đã cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà
nƣớc do Bộ, ngành Trung ƣơng và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý, các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh giao thông,
vận tải, bƣu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp, báo cáo
định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.
Phụ trách công tác thống kê giá sản xuất; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra,
nghiệm thu phiếu điều tra thu thập thông tin của màng lƣới điều tra viên giá
nguyên, nhiên vật liệu của các cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và công nghiệp trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng
tháng chỉ số giá sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
công nghiệp, trình Lãnh đạo Phòng phụ trách duyệt.
- Vị trí 7 (Công chức 5): phụ trách công tác thống kê giá tiêu dùng, giá
vàng và giá đô la Mỹ trên địa bàn tỉnh; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra,
nghiệm thu phiếu điều tra thu thập thông tin của màng lƣới điều tra viên giá
tiêu dùng của trên 800 mặt hàng thiết yếu, giá vàng và giá đôla Mỹ để xử lý,
tổng hợp báo cáo, trình Lãnh đạo Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt định kỳ

10 ngày/1 lần phục vụ việc theo dõi tình hình và chỉ số lạm phát trên địa bàn
tỉnh hàng tháng.
(4). Phòng Thống kê Nông nghiệp
a) Công chức lãnh đạo
- Vị trí 1 (Trƣởng phòng): phụ trách chung; giúp Cục trƣởng trực tiếp
triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Tổng cục, Cục Thống kê giao đến
công chức thuộc phạm vi quản lý; quản lý về việc chấp hành nội quy, quy chế
cơ quan của công chức trong phòng; kiểm tra, đôn đốc công chức thực hiện
công việc đƣợc giao; thẩm định, duyệt báo cáo của công chức theo lĩnh vực
phân công; tổ chức triển khai các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực phòng phụ
trách; trực tiếp quản lý, phụ trách công tác thống kê nông nghiệp.
226


- Vị trí 2 (Phó trƣởng phòng): giúp trƣởng phòng trực tiếp thẩm định,
duyệt báo cáo thống kê lâm nghiệp và thủy sản.
b) Công chức thừa hành
- Vị trí 3 (Công chức 1): phụ trách công tác thống kê về diện tích, năng
suất, sản lƣợng cây trồng nông nghiệp; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo
cáo thống kê của Chi cục Thống kê cấp huyện (báo cáo tình hình và kết quả
hoạt động của cơ sở cá thể, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài Nhà
nƣớc hoạt động sản xuất trồng cây nông nghiệp đóng trên địa bàn từng huyện),
doanh nghiệp Nhà nƣớc đã cổ phần hóa, doanh nghiệp Nhà nƣớc do Bộ, ngành
Trung ƣơng và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài hoạt động trồng các cây nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để xử lý,
tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quí, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh
đạo Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 4 (Công chức 2): phụ trách công tác thống kê chăn nuôi; trực tiếp
hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của Chi cục Thống kê cấp huyện
(báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của các cơ sở cá thể, các trang trại,

các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc hoạt động chăn nuôi gia
súc, gia cầm, đóng trên địa bàn từng huyện), của các doanh nghiệp nhà nƣớc
đã cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nƣớc do bộ, ngành Trung ƣơng và do
Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nƣớc
ngoài hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng
hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh
đạo Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 5 (Công chức 3): phụ trách công tác thống kê lâm nghiệp, thống
kê thủy sản; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của Chi cục
Thống kê cấp huyện (báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của các cơ sở cá
thể, các trang trại, các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc hoạt động
sản xuất lâm nghiệp, thủy sản đóng trên địa bàn từng huyện), của các doanh
nghiệp Nhà nƣớc đã cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nƣớc do Bộ, ngành
Trung ƣơng và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài hoạt động sản xuất lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh để xử lý,
tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình
Lãnh đạo Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.

227


- Vị trí 6 (Công chức 4): phụ trách công tác thống kê nông, lâm, thủy sản
hàng tháng, tình hình xây dựng nông thôn mới và các chỉ tiêu thống kê nông,
lâm nghiệp, thủy sản tổng hợp; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo
thống kê tổng hợp của Chi cục Thống kê cấp huyện về tình hình và kết quả
hoạt động của cơ sở cá thể, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài nhà
nƣớc hoạt động sản xuất nông - lâm - thủy sản đóng trên địa bàn từng huyện,
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông tỉnh, Chi
cục Thủy sản tỉnh, Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh,…để xử lý, tổng hợp,
báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo

Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.

(5). Phòng Công nghiệp - Xây dựng
a) Công chức lãnh đạo
- Vị trí 1 (Trƣởng phòng): phụ trách chung; giúp Cục trƣởng trực tiếp
triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Tổng cục, Cục Thống kê giao đến
công chức thuộc phạm vi quản lý; quản lý về việc chấp hành nội quy, quy chế
cơ quan của công chức trong phòng; kiểm tra, đôn đốc công chức thực hiện
công việc đƣợc giao; thẩm định, duyệt báo cáo của công chức theo lĩnh vực
phân công; tổ chức triển khai các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực phòng phụ
trách; trực tiếp phụ trách công tác thống kê công nghiệp, điều tra doanh
nghiệp.
- Vị trí 2 (Phó trƣởng phòng): giúp Trƣởng phòng trực tiếp phụ trách
công tác thống kê xây dựng và vốn đầu tƣ phát triển.
b) Công chức thừa hành
- Vị trí 3 (Công chức 1): phụ trách công tác thống kê công nghiệp khu
vực doanh nghiệp Nhà nƣớc; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống
kê của các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nƣớc do Bộ, ngành Trung ƣơng và
do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý đóng trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp,
báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo
Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 4 (Công chức 2): phụ trách công tác thống kê công nghiệp khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra,
thu báo cáo thống kê của các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tƣ của
nƣớc ngoài đóng trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng

228


tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng trực tiếp phụ trách

ký duyệt.
- Vị trí 5 (Công chức 3): phụ trách công tác thống kê công nghiệp khu
vực doanh nghiệp Nhà nƣớc đã cổ phần hóa, thống kê xây dựng; trực tiếp
hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của các doanh nghiệp công nghiệp
Nhà nƣớc đã cổ phần hóa; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống
kê của các Chi cục Thống kê cấp huyện (về tình hình và kết quả sản xuất của
các cơ sở xây dựng cá thể, các hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc
đóng trên địa bàn từng huyện), của các doanh nghiệp xây dựng Nhà nƣớc đã
cổ phần hóa, các doanh nghiệp xây dựng Nhà nƣớc, doanh nghiệp xây dựng
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng trên địa bàn tỉnh để xử lý, tổng hợp, báo cáo
định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng trực
tiếp phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 6 (Công chức 4): phụ trách công tác thống kê công nghiệp của
các Chi cục Thống kê cấp huyện; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo
thống kê của các Chi cục Thống kê cấp huyện về tình hình và kết quả hoạt
động của các cơ sở công nghiệp cá thể, của các hợp tác xã, các doanh nghiệp
công nghiệp ngoài nhà nƣớc đóng trên địa bàn từng huyện để xử lý, tổng hợp,
báo cáo định kỳ hàng tháng, quí, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, trình Lãnh đạo
Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 7 (Công chức 5): phụ trách công tác thống kê đầu tƣ phát triển;
trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo thống kê của các Chi cục Thống kê
cấp huyện (về tình hình và kết quả đầu tƣ của các hộ dân cƣ, các cơ sở sản
xuất kinh doanh cá thể, các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc
đóng trên địa bàn huyện), doanh nghiệp xây dựng Nà nƣớc đã cổ phần hóa,
các doanh nghiệp xây dựng Nhà nƣớc, doanh nghiệp xây dựng có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài, các đơn vị hành chính, sự nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để xử lý,
tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm về vốn
đầu tƣ thực hiện, trình Lãnh đạo Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.
(6). Phòng Dân số - Văn xã
a) Công chức lãnh đạo

- Vị trí 1 (Trƣởng phòng): phụ trách chung; giúp Cục trƣởng trực tiếp
triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Tổng cục, Cục Thống kê giao đến
công chức thuộc phạm vi quản lý; quản lý về việc chấp hành nội quy, quy chế
229


cơ quan của công chức trong phòng; kiểm tra, đôn đốc công chức thực hiện
công việc đƣợc giao; thẩm định, duyệt báo cáo của công chức theo lĩnh vực
phân công; tổ chức triển khai các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực phòng phụ
trách; trực tiếp quản lý, phụ trách công tác thống kê dân số.
- Vị trí 2 (Phó trƣởng phòng 1): giúp trƣởng phòng trực tiếp quản lý, phụ
trách công tác thống kê y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và xã hội - môi
trƣờng.
- Vị trí 3 (Phó trƣởng phòng 2): giúp trƣởng phòng phụ trách công tác
thống kê lao động, thu nhập, đời sống dân cƣ.
b) Công chức thừa hành
- Vị trí 4 (Công chức 1): phụ trách công tác thống kê lao động thu nhập
khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Trung ƣơng quản lý; các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo
thống kê của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do các Bộ, ngành Trung ƣơng
quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng trên địa bàn tỉnh để
xử lý, tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm;
Đôn đốc thu báo cáo lao động thu nhập hàng năm của các cơ quan, đơn vị
hành chính, sự nghiệp do cấp tỉnh và cấp Trung ƣơng quản lý, trình Lãnh đạo
Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.
- Vị trí 5 (Công chức 2): phụ trách công tác thống kê lao động, thu nhập
khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nƣớc đã cổ phần hóa, doanh
nghiệp Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu
báo cáo thống kê của các Chi cục Thống kê cấp huyện (phản ánh về lao động,
thu nhập của các cơ quan, đơn vị do cấp huyện và cấp xã quản lý, các doanh

nghiệp ngoài Nhà nƣớc đóng trên địa bàn huyện); cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp Nhà nƣớc do UBND tỉnh quản lý để xử lý, tổng hợp, báo cáo định kỳ
hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Lãnh đạo Phòng trực tiếp phụ
trách ký duyệt.
- Vị trí 6 (Công chức 3): phụ trách công tác thống kê mức sống của dân
cƣ, thống kê xã hội và môi trƣờng; trực tiếp hƣớng dẫn, kiểm tra, thu báo cáo
thống kê của Chi cục Thống kê cấp huyện phản ánh về tình hình đời sống,
nghèo đói của dân cƣ, tình hình xã hội - môi trƣờng trên địa bàn huyện để xử
lý, tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình
Lãnh đạo Phòng trực tiếp phụ trách ký duyệt.
230


×