Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tại sao hồ chí minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.66 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ tên: Phạm Minh Nguyên
Mã SV: CQ522594
Lớp chuyên ngành: Kinh tế Kế
hoạch 52A

1


CÂU HỎI: Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?
ĐỀ CƯƠNG
1. Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kì quá độ và kinh tế nhiều
thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1.Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kì quá độ
1.2.Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền kinh tế nhiều thành phần
trong thời kì quá độ
1.2.1.Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ
1.2.2.Các thành phần kinh tế của nền kinh tế trong thời kì quá độ
2. Kinh nghiệm của Liên Xô về vấn đề phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần trong thời kì quá độ
Chính sách Kinh tế mới (NEP) 1921 - 1929
2.1. Bối cảnh ra đời chính sách NEP
2.2. Nội dung, biện pháp của chính sách NEP
2.3. Thành tựu đạt được
2.4. Ý nghĩa của chính sách NEP


2.4.1. Ý nghĩa của chính sách NEP với Liên Xô
2.4.2. Ý nghĩa của chính sách NEP với thế giới
3. Thực tiễn Việt Nam

2


Đặc điểm tình hình Việt Nam thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta
4.1.Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài và chủ trương phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
4.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta
5. Tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta
Chủ trương Đổi mới của Đảng và Nhà nước 1986
5.1.Bối cảnh ra đời (giai đoạn trước năm 1986): thời kì bao cấp
5.2.Nội dung Đổi mới về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
5.3.Thành tựu đạt được sau hơn 20 năm Đổi mới
5.4.Tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh
tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta

3


1. Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kì quá độ và kinh tế nhiều
thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1. Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kì quá độ

Vận dụng học thuyết Mác vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô trước đây, Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc
gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh
tế rất phát triển
Tất nhiên, đối với các nước có nền kinh tế phát triển, thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể diễn ra ngắn hơn so với các
nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế
lạc hậu.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu
sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội. Nó
diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào xây dựng
xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa
xã hội cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc
thượng tầng.
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được quy định bởi
đặc điểm ra đời, phát triển của cách mạng vô sản và những đặc trưng kinh tế,
xã hội của chủ nghĩa xã hội.
Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa:
4


Theo Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa là:
Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được
chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh
làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các
nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.

Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con
đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp.

1.2.Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền kinh tế nhiều thành phần
trong thời kì quá độ
1.2.1.Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ
Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh
tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội
khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay
đổi một cách sâu sắc.
Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài,
có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Theo Lênin,
mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mâu thuẩn giữa chủ
nghĩa xã hội đã giành thắng lợi nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã
bị đánh bại nhưng vẫn còn khả năng khôi phục. Vì vậy, thời kỳ quá độ là thời
kỳ diễn ra cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản quyết liệt, quanh co, khúc khuỷu và phức tạp.
1.2.2.Các thành phần kinh tế của nền kinh tế trong thời kì quá độ

5


Vận dụng tư tưởng về tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành
phần vào quá trình chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết,
Lênin đã phân tích kết cấu nền kinh tế nước Nga lúc đó với 5 thành phần,
được xếp theo trình độ phát triển của chúng từ thấp đến cao trong lịch sử, đó
là: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản,
kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế
này tồn tại trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn và đấu tranh với

nhau. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế đó chỉ có thể được giải quyết
trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Kinh nghiệm của Liên Xô về vấn đề phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần trong thời kì quá độ
Chính sách Kinh tế mới (NEP) 1921 - 1929
2.1. Bối cảnh ra đời chính sách NEP
Sau cách mạng tháng 10 Nga năm1917, việc thực hiện kế hoạch xây
dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 19181920 .Trong thời kì này, Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến là
trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối
thiểu, đồng thời xóa bỏ quan hệ hàng hóa tiền tệ, xóa bỏ việc tự do mua bán
lương thực trên thị trường ,thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội
và bộ máy nhà nước vào nền kinh tế: cuối giai đoạn nội chiến tiền lương trả
cho công nhân còn 7,4%.
Tuy nhiên khi hòa bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không
còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó chính
sách trưng thu lương thục thừa đã làm mất động lực đối với nhân dân. Việc
xóa bỏ quan hệ hàng hóa - tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn
6


dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy,khủng hoảng kinh tế chính trị
diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay
thế. Chính sách kinh tế mới (1921 – 1929) được V.I.Lênin khởi xướng để đáp
ứng nhu cầu này nhằm tiếp tục xây dựng kế hoạch xây dưng chủ nghĩa xã hội
trong giai đoạn mới.
2.2. Nội dung, biện pháp của chính sách NEP
Thứ nhất, bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân và thay
vào đó là thuế lương thực.
Thứ hai, những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa, nay cho tư

nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tự do (chủ yếu là xí nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng).
Thứ ba, cho phép mở rộng trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông
thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân được tự do hoạt
động (chủ yếu trên lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục kinh tế, củng cố
lại lưu thông tiền tệ trong nước.
2.3. Thành tựu đạt được
Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở
cả thành thị và nông thôn, vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế
của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hóa và có nhiều
thành phần. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, Nhà nước Xô Viết đã khôi
phục được nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, củng cố thêm khối liên minh
công nông; thành lập nên Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
(ngày 30 tháng 12 năm 1922)
Về nông nghiệp, chính sách kinh tế mới được quán triệt trong các ngành
kinh tế và lấy việc khôi phục nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu. Đến cuối
năm 1922, Liên Xô đã vượt qua được nạn đói. Tổng sản lượng lương thực
của Liên Xô đã tăng từ 42,2 triệu tấn (năm 1921) đến 74,6 triệu tấn (năm
1925).
7


Về công nghiệp, tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm
1913 mới đạt 75,5%, đến năm 1926 mới khôi phục 100%. Ngành cơ khí chế
tạo và điện đã vượt mức trước chiến tranh.
Về thương nghiệp, trong việc thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin
coi thương nghiệp là “mắt xích” trong chuỗi dây xích các sự biến lịch sử mà
Nhà nước phải đem toàn lực ra mà nắm lấy nó. Thương nghiệp đã tăng cường
mạnh mẽ (về mặt nội thương: tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 1926 đã
bằng 2 lần năm 1924; về ngoại thương: mở rộng quan hệ buôn bán với hơn

40 nước)
2.4. Ý nghĩa của chính sách NEP
2.4.1. Ý nghĩa của chính sách NEP với Liên Xô
Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trước
hết nó khôi phục được nền kinh tế Xô Viêt sau chiến tranh. Chỉ trong một
thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói”
thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó đã khắc phục được
khủng hoảng kinh tế chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi
tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội mà Leenin đã vạch ra.
2.4.2. Ý nghĩa của chính sách NEP với thế giới
Chính sách kinh tế mới của Lênin đã mang lại ý nghĩa quốc tế trọng đại,
đã chỉ ra cho các dân tộc trên thế giới con đường đúng đắn để đi lên CNXH,
nhất là các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH.
Chính sách kinh tế mới của Lênin đánh dấu một bước phát triển mới về
lí luận kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành
phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng
hóa - tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân, là
những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội
chủ nghĩa.

8


3. Thực tiễn Việt Nam
Đặc điểm tình hình Việt Nam thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ
nghĩa xã hội:
Thứ nhất, là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản
xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản để lại hết sức kém cỏi và
non yếu. Công nghiệp nhỏ bé, nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán,
chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai, miền Bắc chịu sự tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh,
chính sách khai thác thuộc địa nặng nề của thực dân Pháp.
Thứ ba, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội
đã trở thành một hệ thống trên thế giới.
Thứ tư, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc diễn ra khi đất
nước ta đang bị chia cách làm hai miền.Đảng và Nhà nước đã chủ trương:
“đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.”
4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta
4.1.Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài và chủ trương phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh
lực lượng sản xuất chưa phát triển cần làm kinh tế nhiều thành phần để đảm
bảo đời sống nhân dân, cung cấp kịp thời cho kháng chiến. Do đó tất yếu phải
phát triển kinh tế nhiều thành phần
Năm 1953, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng nước ta còn tồn tại nhiều thành
phần kinh tế vùng tự do, đó là:
+ Kinh tế địa chủ, phong kiến bóc lột địa tô
+ Kinh tế quốc doanh có tính chất XHCN
9


+ Kinh tế HTX tiêu thụ, HTX cung cấp, các tổ đổi công ở nông thôn có
tính chất nửa XHCN
+ Kinh tế cá nhân của nhân dân và thợ thủ công mĩ nghệ
+ Kinh tế tư bản tư nhân
+ Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước)
Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho
dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành.
Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 chính sách

mấu chốt:
+ Công tư đều lợi
+ Chủ thợ đều lợi
+ Công nông đều lợi
+ Lưu thông trong ngoài
Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ngày càng phát triển, thành phần
kinh tế phong kiến địa chủ bị tiêu diệt. Vì vậy trong thời kì quá độ lên CNXH
ở Việt Nam chỉ còn 5 thành phần kinh tế đó là:
+ Kinh tế quốc doanh
+ Các hợp tác xã
+ Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ công
+ Tư bản tư nhân
+ Tư bản nhà nước công tư hợp danh
Theo Hồ Chí Minh, nến kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì
quá độ là vì 2 ló do:

10


- Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất
khác nhau
- Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất
lớn XHCN, việc thực hiện kinh tế nhiều thành phần đảm bảo sợ phù hợp của
quan hệ sản xuất cũ với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún.
Những mảnh vụn của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên CNXH.
4.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta
Hồ Chí Minh xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành
phần kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền
tảng vật chất cho CNXH, thúc đẩy việc cải tạo XHCN. Kinh tế hợp tác xã là

hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước cần đặc biệt
khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về tổ chức hợp tác xã, Hồ
Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng
có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức. Đối với người làm nghề thủ công và
lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra
sức hướng dẫn và giúp cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con
đường hợp tác. Đối với những nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia ủng
hộ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có đóng góp nhất định trong khôi
phục kinh tế và sẵn sang tiếp thu, cải tạo để góp phần xây dựng nước nhà,
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư
liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho
quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ họ
cải tạo theo CNXH bằng hình thức tư bản nhà nước.
5. Tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta

11


Chủ trương Đổi mới của Đảng và Nhà nước 1986
5.1.Bối cảnh ra đời (giai đoạn trước năm 1986): thời kì bao cấp
Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã
hội (1976-1980 và 1981-1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu và
tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong cuộc đấu tranh bảo vệ
Tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém, chủ
yếu là do sai lầm khuyết điểm gây nên, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Thời gian này, trên thế giới cũng đang diễn ra nhiều thay đổi to lớn, sâu
sắc. Sau một thời gian dài phát triển, đạt được những thành tựu vĩ đại trong
lịch sử nhân loại, đế cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, các
nước XHCN đều lần lượt lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Ở các nước

tư bản chủ nghĩa (TBCN) cũng đang diễn ra những thay đổi to lớn do tác
động không thể cưỡng lại và phản ứng dây chuyền của cuộc cách mạng khoa
học – công nghệ.
Những diễn biến trên đây của tình hình trong nước và thế giới đã dẫn
đến cuộc đổi mới toàn diện ở Đại hội VI (1986). Đổi mới là vấn đề sống còn
của CNXH ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời
đại. Những yếu tố của hoàn cảnh quốc tế là quan trọng, không có nó, không
có đổi mới. Nhưng những diễn biến của tình hình trong nước là nguyên nhân
cơ bản, sâu xa nhất buộc chúng ta phải “Đổi mới”. Từ sự nắm bắt kịp thời
những diễn biến của tình hình thế giới, cảm nhận chính xác hoàn cảnh đất
nước, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng và nhân dân ta đã chủ động tiến
hành công cuộc đổi mới. Đảng và nhân dân đã kết hợp làm một như đã từng
thống nhất nhận thức, ý chí, thống nhất hành động trong chiến tranh, đã phát
huy nguồn nội lực dồi dào của dân tộc, kết hợp với sức mạnh của ngoại lực,
của thời đại để phát động và tiến hành công cuộc đổi mới. Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng lần thứ VI (12 - 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là
mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đất nước sang thời kỳ đổi mới.
12


5.2.Nội dung Đổi mới về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Đại hội VI đã xem xét lại một cách căn bản vấn đề cải tạo xã hội chủ
nghĩa và đã đưa ra quan điểm mới về nền kinh tế nhiều thành phần: “Đi đôi
với việc phát triền kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích
lũy tập trung của nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách sử
dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác.”
Thứ nhất, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Từng bước mở rộng quyền
tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước đi đôi với xóa bỏ dần chế độ Nhà nước
bao cấp tài chính, cung ứng và bao cấp giá vật tư, và định giá đối với hầu hết
các sản phẩm do doanh nghiệp nhà nước sản xuất và tiêu thụ. Chế độ thu

quốc doanh cũng được bãi bỏ, thay bằng chế độ thuế. Sắp xếp lại các doanh
nghiệp nhà nước theo hướng giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả, thua lỗ kéo dài, sáp nhập các doanh nghiệp có liên quan với nhau về
công nghệ và thị trường. Chuyển sang các hình thức sở hữu khác: cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước, giao, bán, khoán kinh doanh đổi với các doanh
nghiệp quy mô nhỏ, mô hình công ty mẹ – công ty con.
Thứ hai, đổi mới kinh tế hợp tác. Giải thể các tập đoàn sản xuất hoặc
các hợp tác xã làm ăn kém, thua lỗ kéo dài hoặc chỉ tồn tại trên hình thức.
Giao khoán hoặc bán nhượng, bán tư liệu sản xuất cho xã viên để họ trực tiếp
quản lý, sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình. Chuyển các hợp tác xã còn
hoạt động kinh doanh thành các hợp tác xã cổ phần, hoạt động theo Luật hợp
tác xã (ban hành năm 1997).
Thứ ba, phát triển kinh tế cá thể, tư nhân và các loại hình sở hữu hỗn
hợp. Ở nông thôn, các hộ gia đình đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ hoàn
toàn. Quyết định 26 và 27/HĐBT ngày 9-3-1988 cho phép các cơ sở kinh tế
tư nhân quy mô nhỏ được hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp,
xây dựng, vận tải và dịch vụ. Năm 1990, Quốc hội ban hành một số đạo luật
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của khu vực này. Các hình thức sở hữu, kinh
doanh hỗn hợp mới ra đời. Riêng trong công nghiệp năm 2000 đã có 1063
13


doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 2787 doanh nghiệp hỗn hợp.
5.3.Thành tựu đạt được sau hơn 20 năm Đổi mới
- Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao.
Nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, nghề
rừng và thủy sản. Thành tựu nổi bật là đã giải quyết vững chắc, an toàn lương
thực quốc gia. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ hai con
số. Bình quân hàng năm thời kỳ 1991-1995 tăng 13,7%, thời kỳ 1996-2000
tăng 13.2%. Hoạt động thương mại và dịch vụ có nhiều khởi sắc.

- Kiểm chế và đẩy lùi được lạm phát.
Trong những năm 1986-1988, lạm phát đã tăng tới 3 con số làm nền
kinh tế chao đảo. Từ năm 1989, lạm phát được chặn lại ở mức 2 con số và
sau đó giảm xuống còn 1 con số (năm 1999: 0,1%), tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng năng động và hiệu quả.
Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch giảm tỷ trọng khu vực I (nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), tăng tỷ trọng của khu vực II (công nghiệp và
xây dựng cơ bản) và khu vực III (dịch vụ).
Cơ cấu sở hữu trong thời kỳ đổi mới là cơ cấu nhiều thành phần, đa sở
hữu, tương ứng với năm thành phần kinh tế.
Cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch theo hướng hình thành ba vùng kinh tế
trọng điểm ở ba miền: Bắc, Trung, Nam.
- Cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu được hình thành.
Nhà nước đã xóa bỏ về cơ bản cơ chế kinh tế kế hoạch hóa quan liêu
bao cấp, xây dựng một bước nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động

14


theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Kinh tế đối ngoại được phát triển nhanh, mở rộng về quy mô, đa
dạng hóa hình thức và đa phương hóa thị trường.
Kim ngạch ngoại thương tăng rất nhanh: năm 1986, kim ngạch ngoại
thương đạt 2,97 tỷ USD; năm 2005, kim ngạch ngoại thương vượt mốc 69 tỷ
USD. Thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ: đến năm 2005, tổng số vốn FDI
theo đăng ký đã lên đến 53,6 tỷ USD, nguồn vốn FDI chiếm khoảng 20%
tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Thu nhập của dân cư tăng bình quân 10% trong 16 năm đổi mới, GDP
bình quân đầu người đạt 400 USD/năm. Cùng với đời sống vật chất, đời sống
tinh thần của nhân dân cũng được nâng lên đáng kể: chỉ số phát triển con
người HDI của Việt Nam tăng từ 0,464 năm 1992 lên 0,671 năm 2000, xếp
thứ 108 trong 174 nước được xếp hạng.
5.4.Tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh
tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ ở nước ta
Sau 25 năm thực hiện quá trình đổi mới (1986-2011), bộ mặt nước ta đã
thay đổi hoàn toàn. Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội làm cơ sở lý luận trong việc hoạch định đường lối xây dựng đất
nước. Và cho đến nay, tư tưởng đó vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của mình.

15


16



×