Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiên cứu điển hình tại tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 198 trang )

1

PHẦN MỞ ðẦU
1. Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu
Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu ñã là chủ ñề ñược quan tâm
trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả trên
phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Về mặt lý luận, cách tiếp cận sinh kế bền vững
ñược dựa trên sự phát triển các tư tưởng về giảm nghèo, cách thức con người duy trì
cuộc sống và tầm quan trọng của các vấn ñề thể chế. Với việc ñặt con người và
những ưu tiên của con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, cách tiếp cận này
tập trung vào các hoạt ñộng giảm nghèo bằng cách ñể người nghèo tự xây dựng
cuộc sống dựa trên các cơ hội của họ, hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn lực và tạo dựng
môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách ñể giúp họ thực hiện các cơ hội. Về
mặt thực tiễn, cách tiếp cận này xuất phát từ mối quan tâm về tính hiệu quả của hoạt
ñộng phát triển với kỳ vọng rằng việc ñặt trọng tâm vào con người sẽ tạo ra sự khác
biệt ñáng kể trong việc ñạt ñược các mục tiêu giảm nghèo. ðiều này khác với những
nỗ lực giảm nghèo trước ñây thường có xu hướng tập trung vào tăng cường các
nguồn lực hoặc cung cấp các dịch vụ hơn là tập trung vào con người. Chính vì vậy,
các nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về sinh kế bền vững vẫn sẽ là chủ ñề
có tính thời sự cao khi những nhu cầu của con người, ñặc biệt là của người nghèo,
luôn ñược ưu tiên trong mọi chính sách và hoạt ñộng phát triển của các quốc gia
trên thế giới. Trên thế giới, từ cuối những năm 1990, ñã có những nghiên cứu áp
dụng các lý thuyết về khung sinh kế bền vững ñể phân tích các cơ hội và thách thức
về sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn và ven biển, từ ñó ñề xuất những
hình thức hỗ trợ sinh kế phù hợp nhằm ñạt ñược mục tiêu xóa ñói giảm nghèo và
phát triển bền vững.
Biến ñổi khí hậu (climate change), với các biểu hiện chính là sự gia tăng
nhiệt ñộ toàn cầu, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực ñoan, ñược
coi là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Với xu thế
gia tăng khoảng 0,2oC mỗi thập kỷ, theo dự ñoán của Ủy ban Liên chính phủ về
BðKH, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt ñộ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 2,3oC ñến 4,5oC




2

so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa và mực nước biển toàn cầu sẽ dâng từ 1 m ñến 3
m [17]. Với các tác ñộng tiềm tàng ñến tất cả các quốc gia, mọi ñối tượng và trên cả
3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường nên BðKH là một trong những vấn ñề phát
triển quan trọng nhất hiện nay. Trong bối cảnh ñó, sinh kế của hàng trăm triệu dân
trên toàn thế giới sẽ bị ñe dọa nghiêm trọng; từ ñó gây ra các tác ñộng ñến hoạt
ñộng sản xuất và cuộc sống của người dân ở vùng núi, ñồng bằng và ven biển trên
phạm vi toàn cầu.
Gắn kết sinh kế bền vững với biến ñổi khí hậu, có thể nhận thấy rằng,
BðKH là một yếu tố chủ chốt liên quan ñến khả năng bị tổn thương của sinh kế, bởi
vì BðKH gây ảnh hưởng ñến các nguồn lực sinh kế, từ ñó ảnh hưởng ñến các hoạt
ñộng sinh kế và kết quả sinh kế. Trong bối cảnh BðKH ngày càng trở nên phức tạp
cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế ñược ñánh giá không chỉ dựa vào việc các
sinh kế này có bền vững trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế
hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể thích ứng với BðKH hay
không. Chính vì vậy, gắn kết sinh kế bền vững với yếu tố BðKH sẽ giúp xây dựng
các sinh kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh BðKH.
Với khoảng 2,7 tỷ người (chiếm 40% dân số thế giới) ñang sinh sống ở các
vùng ven biển trên thế giới, vùng ven biển ñược coi là một trong những khu vực
phát triển năng ñộng nhất thế giới hiện nay [78]. Mặc dù là khu vực có nhiều tiềm
năng phát triển nhưng vùng ven biển cũng là nơi chịu những tác ñộng mạnh nhất
của tự nhiên và hoạt ñộng của con người. Các tác ñộng do BðKH ñược dự ñoán sẽ
tiếp tục làm khuyếch ñại và trầm trọng hơn những áp lực hiện tại ñối với vùng ven
biển, ñặc biệt làm gia tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các
nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng ñồng ven biển. Giảm khả năng bị tổn
thương và tăng cường năng lực thích ứng trước tác ñộng của BðKH từ trước ñến
nay vẫn ñược coi là trách nhiệm của các hộ gia ñình thông qua các lựa chọn về sinh

kế. Do ñó, thích ứng về sinh kế là chìa khóa ñể giảm thiểu khả năng bị tổn thương
và tăng cường khả năng chống chịu với BðKH ở các cộng ñồng ven biển.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt ñộ trung bình ñã tăng khoảng
2-3oC và mực nước biển ñã dâng thêm khoảng 20 cm. Dự ñoán rằng, vào cuối thế
kỷ 21, theo kịch bản phát thải cao, nhiệt ñộ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm


3

2,5oC ñến 3,7oC và mực nước biển có thể dâng thêm từ 78 cm ñến 95 cm [4]. ðối
với một quốc gia có ñường bờ biển dài và hai ñồng bằng châu thổ lớn thì mối ñe
doạ do BðKH với các biểu hiện như mực nước biển dâng cao, bão, lũ lụt, xói lở bờ
biển và xâm nhập mặn… ñối với Việt Nam là thực sự nghiêm trọng. Khoảng 58%
sinh kế ven biển của Việt Nam ñều dựa vào nông nghiệp, ñánh bắt và nuôi trồng
thủy sản – là những sinh kế phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước [53]. Theo
ñánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi nước biển dâng và không nơi nào ở Việt Nam bị ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn vùng ven biển.
Với nguy cơ nước biển dâng cao do BðKH, những ảnh hưởng của BðKH
ñối với vùng ven biển nói chung và sinh kế của người dân ven biển nói riêng là
không thể tránh khỏi. Mặc dù Việt Nam nằm trong số các quốc gia trên thế giới bị
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BðKH nhưng khái niệm BðKH và những tác ñộng
tiềm tàng của nó cũng như nhu cầu thích ứng với BðKH vẫn chưa ñược hiểu ñúng
mức ở Việt Nam trừ cộng ñồng nhỏ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và một số
cơ quan nhà nước liên quan ở trung ương và ñịa phương [53]. Chương trình Mục
tiêu Quốc gia Ứng phó với BðKH ở Việt Nam giai ñoạn 2010-2015 ñã ñược Chính
phủ phê duyệt năm 2008 nhằm ñánh giá các ảnh hưởng của BðKH lên các ngành và
ñịa phương, xây dựng các kế hoạch hành ñộng nhằm ứng phó với BðKH và ñưa
yếu tố BðKH vào lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, ngành và ñịa
phương. Quan ñiểm của Việt Nam về ứng phó với BðKH ñược nêu trong Chiến

lược Quốc gia về BðKH (2012) là “Việt Nam coi ứng phó với BðKH là vấn ñề có
ý nghĩa sống còn; ứng phó với BðKH của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền
vững, hướng tới nền kinh tế các bon thấp, tận dụng các cơ hội ñể ñổi mới tư duy
phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia; tiến hành ñồng thời
các hoạt ñộng thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ñể ứng phó hiệu quả với
BðKH, trong ñó ở thời kỳ ñầu thích ứng là trọng tâm; …tăng cường năng lực thích
ứng với BðKH của con người và các hệ thống tự nhiên nhằm bảo vệ và nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo ñảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia” [8]. Như
vậy, thích ứng với BðKH vẫn sẽ là mục tiêu trước mắt của Việt Nam trong thời
gian tới, bởi vì, tính ñến năm 2000, Việt Nam chỉ phải chịu trách nhiệm cho 0,35%


4

lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới và ñây là một trong những tỷ lệ thấp
nhất trên toàn cầu [23]. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì việc cộng ñồng tự xây
dựng năng lực thích ứng với BðKH ñược coi là một phần rất quan trọng trong các
chính sách thích ứng với BðKH ở Việt Nam.
Vùng ven biển ðồng bằng sông Hồng (ðBSH), với 4 tỉnh là Hải Phòng, Thái
Bình, Nam ðịnh và Ninh Bình, là khu vực có mật ñộ dân cư cao và hoạt ñộng sản
xuất nông nghiệp và ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước. Tuy
nhiên, ñây lại là vùng ñất thấp ven biển với 30% diện tích vùng ðBSH có ñộ cao
dưới 2,5m so với mặt nước biển. Do ñó, vùng ven biển ðBSH thường xuyên phải
gánh chịu những tác ñộng mạnh mẽ của thiên tai, ñặc biệt là các thiên tai có nguồn
gốc biển [25]. Nếu mực nước biển dâng 1m thì khoảng 11% diện tích vùng ðBSH
sẽ bị ngập [8]. Vùng ven biển ðBSH là một trong những khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi BðKH ở Việt Nam [54]. Các sinh kế chính tại các cộng ñồng ven
biển ðBSH là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và làm muối) và thuỷ sản
(ñánh bắt và nuôi trồng) ñang ngày càng bị ñe doạ trước tác ñộng của BðKH bởi sự
phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên nhạy cảm với BðKH. Chính vì vậy, xây dựng

sinh kế ven biển bền vững và thích ứng với BðKH là một nhu cấp cấp bách hiện
nay trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến ñổi bất thường và gây ảnh hưởng nghiêm
trọng lên vùng ven biển nói chung và vùng ven biển ðBSH nói riêng.

2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến ñổi khí hậu ñối với các quốc
gia và vùng ven biển trên thế giới và ở Việt Nam
Báo cáo Phát triển Thế giới (2010) của Ngân hàng Thế giới với chủ ñề “Phát
triển và Biến ñổi khí hậu” ñã nhấn mạnh sự cần thiết của thế giới trong việc cần
hành ñộng ngay bây giờ, hành ñộng cùng nhau và hành ñộng theo một cách khác
trong cuộc chiến chống lại BðKH toàn cầu. Giảm khả năng bị tổn thương của con
người và giúp mọi người tự giúp chính mình là những vấn ñề ñược ñặc biệt chú
trọng trong báo cáo này. Ngoài ra, quản lý ñất và nguồn nước, quản lý tốt tài
nguyên thiên nhiên, phát triển các nguồn năng lượng bền vững, huy ñộng vốn, phát
triển thể chế cũng là những chính sách thông minh về khí hậu nhằm giúp thế giới
ứng phó hiệu quả với BðKH.


5

Nghiên cứu của ADB (2009) về “Tác ñộng kinh tế của BðKH tại ðông Nam
Á: Báo cáo khu vực” ñã phân tích thực trạng BðKH tại khu vực ðông Nam Á, các
biện pháp thích ứng với BðKH ñể tăng cường khả năng tồn tại của khu vực này; và
ñề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu BðKH ở khu vực này ñể ñóng góp vào các
giải pháp toàn cầu về ứng phó với BðKH.
Báo cáo phát triển con người của UNDP (2008) “Cuộc chiến chống lại
BðKH: ðoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cắt” ñã ñưa ra một số dự
ñoán về thiệt hại mà Việt Nam phải gánh chịu trước tác ñộng của BðKH. Nếu nhiệt
ñộ trái ñất tăng thêm 2oC và mực nước biển tăng thêm 1m vào cuối thế kỷ 21 thì
khoảng 22 triệu người ở Việt Nam sẽ bị mất nhà ở; 12,3% diện tích ñất trồng trọt sẽ

bị mất; 40.000km2 diện tích ñồng bằng và 17km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lưu vực
sông Mêkông sẽ chịu tác ñộng của lũ ở mức ñộ không thể dự ñoán và Việt Nam sẽ
ñối mặt với mức thiệt hại khoảng 17 tỉ USD/năm. Nghiên cứu này cũng ñánh giá
ðBSH và ðBSCL là hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BðKH ở Việt Nam.
Trong một nghiên của Ngân hàng Thế giới (2007) về “The Impact of Sea
Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis”, Susmita Dasgupta và
các cộng sự ñã ñánh giá ảnh hưởng của nước biển dâng (với các kịch bản từ 1m ñến
5m) ñến 84 quốc gia ñang phát triển (ñược nhóm thành 5 khu vực) dựa trên 6 chỉ tiêu:
ñất ñai, dân số, GDP, diện tích ñô thị, diện tích nông nghiệp và diện tích ñất ngập
nước. Có 3 kết quả chính ñược rút ra từ nghiên cứu. Thứ nhất, xét trên phạm vi toàn
cầu, khoảng 0,3% diện tích ñất ñai, 1,28% dân số, và 1,3% GDP sẽ bị ảnh hưởng nếu
nước biển dâng 1m và con số này sẽ tăng lên 1,2% diện tích ñất ñai, 5,6% dân số, và
6% GDP nếu mực nước biển dâng 5m. Thứ hai, khu vực ðông Á sẽ bị ảnh hưởng rất
lớn bởi sự gia tăng mực nước biển, trong ñó, từ mức tăng 1m ñến 5m, diện tích bị ảnh
hưởng tăng từ 0,5% ñến 2,3%, dân số bị ảnh hưởng tăng từ 2% ñến 8,6%, và GDP bị
ảnh hưởng tăng từ 2% ñến 10%. Thứ ba, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất ở khu vực ðông Á và nằm trong số 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 1m thì sẽ có khoảng 5% diện tích, 11%
dân số bị ảnh hưởng và tổn thất ñối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng
3m thì sẽ có khoảng 12% diện tích, 25% dân số bị ảnh hưởng và tổn thất ñối với GDP
là 25%. ða số các ảnh hưởng này tập trung ở ðBSH và ðBSCL vì một bộ phận lớn
dân cư Việt Nam và các hoạt ñộng kinh tế ñều nằm trên hai vùng ñồng bằng này.


6

Trong một nỗ lực nhằm tìm ra các vấn ñề ưu tiên phục vụ cho công tác thích
ứng với BðKH ở Việt Nam, Jeremy Carew-Reid (2008) trong nghiên cứu về
“Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Vietnam” ñã sử
dụng công nghệ GIS ñể xác ñịnh các khu vực sẽ bị ngập ở Việt Nam nếu mực nước

biển dâng 1m vào cuối thế kỷ 21, từ ñó phân tích những tổn thương về kinh tế, xã
hội và môi trường ñối với các khu vực này. Theo Jeremy Carew-Reid, ñến cuối năm
2100, 39/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, khoảng 4,4% diện tích ñất, 7,3% dân số (6
triệu người), 4,3% diện tích ñường, 36 khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi
sự gia tăng 1m của mực nước biển, trong ñó 12 tỉnh thuộc vùng ñồng bằng sông
Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất: 85% diện tích ngập lụt, 90% người
nghèo bị ảnh hưởng và 90% diện tích ñường bị ảnh hưởng ñều nằm ở khu vực này.
Tô Văn Trường (2008) trong Chương trình trọng ñiểm cấp Nhà nước KC
08/06-10 về “Tác ñộng của BðKH ñến An ninh lương thực quốc gia” ñã phân tích
những ảnh hưởng của BðKH ñến nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Việt Nam.
Với các tác ñộng tiềm tàng của BðKH lên tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp
và an ninh lương thực, giải quyết các vấn ñề liên quan ñến chính sách an ninh lương
thực quốc gia và bài toán quy hoạch tam nông (bao gồm nông nghiệp, nông thôn, và
nông dân) trong thời gian tới ñóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với
BðKH trong nông nghiệp.

2.2. Các nghiên cứu về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của sinh
kế ven biển trước tác ñộng của biến ñổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam
Trần Thọ ðạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012) trong cuốn sách chuyên khảo về
“Biến ñổi khí hậu và sinh kế ven biển” ñã tổng hợp một số lý thuyết và nghiên cứu
thực tiễn về chủ ñề BðKH và sinh kế ven biển, bao gồm tổng quan về BðKH, khả
năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác ñộng của BðKH, năng lực thích
ứng của sinh kế ven biển trước tác ñộng của BðKH, hỗ trợ sinh kế ñể thích ứng với
BðKH và một tóm tắt về BðKH và sinh kế ven biển ở Việt Nam.
Cuốn sách của Derek Armitage và Ryan Plummer (2010) về “Adaptive
Capacity and Environmental Governance” tập hợp rất nhiều nghiên cứu khác nhau
trên thế giới về vấn ñề năng lực thích ứng nói chung cả về lý thuyết và thực tế và


7


gắn năng lực thích ứng với quản trị môi trường trên các khía cạnh: quản lý ñất ñai,
nguồn nước, và tài nguyên rừng. Các nghiên cứu về năng lực thích ứng với BðKH
ít ñược ñề cập trong cuốn sách này.
Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Cơ quan
Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
thực hiện nghiên cứu về “Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều
rủi ro nhất do tác ñộng của BðKH ở miền Trung Việt Nam”. Nghiên cứu cho rằng
hệ thống sinh kế nông thôn vùng ven biển có nguy cơ cao nhất trước BðKH là
những sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lực tự nhiên. Vì vậy, việc xây dựng
khả năng phục hồi cho các sinh kế ven biển chịu tác ñộng của BðKH ñòi hỏi các
biện pháp nhằm ñảm bảo khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
ðể xây dựng sinh kế ven biển có khả năng thích ứng với khí hậu, cần áp dụng cách
tiếp cận song hành, bao gồm tăng cường quản trị môi trường và phát triển sinh kế
ñịa phương. Ngoài ra, các sinh kế khác nhau trong cùng một khu vực có thể chịu
những tác ñộng không giống nhau do BðKH nên không có một mô hình chung cho
tất cả các sinh kế mà cần thiết kế và thực hiện các chiến lược sinh kế một cách linh
hoạt. Một số biện pháp hỗ trợ sinh kế nhằm thích ứng với BðKH ñược ñề xuất là:
cải tiến công tác quản trị môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và mềm, hỗ trợ
sinh kế theo ngành và di cư/tái ñịnh cư như một sự ña dạng hóa sinh kế.
Cuốn sách về Adapting to the Impact of Climate Change (2010) của Viện
Nghiên cứu Quốc gia Mỹ chủ yếu phân tích những ảnh hưởng của BðKH lên nước
Mỹ, những hoạt ñộng thích ứng khác nhau ñược ñề xuất thực hiện ở Mỹ, ñưa ra
chiến lược và cách thức quản lý chiến lược thích ứng cấp quốc gia và ñề xuất những
cơ chế nhằm thúc thúc ñẩy những hành ñộng thích ứng có hiệu quả trước tác ñộng
của BðKH, bao gồm thích ứng về sinh kế, ở Mỹ cũng như trên toàn cầu.
Nghiên cứu của Koos Neefjes (2009) về “Biến ñổi khí hậu và Sinh kế bền
vững” chỉ ra rằng, BðKH gây ra những tác ñộng chính ñối với sinh kế của người
nghèo ở nông thôn trên một số lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ñánh
bắt và nuôi trồng thủy sản, nơi người nghèo chủ yếu dựa vào các nguồn lực tự nhiên

ñể thực hiện các chiến lược sinh kế. Theo Koos Neefjes, ñể tạo lập sinh kế bền vững
trước những tác ñộng của BðKH, người dân và các cộng ñồng cần có các nguồn lực


8

sinh kế chất lượng cao và các chính sách và thể chế cần ñược thiết kế sao cho các
nguồn lực sinh kế này ñược tiếp cận một cách công bằng ñể người dân có thể quản
lý và sử dụng chúng một cách bền vững. Việc tạo ra các cơ hội sinh kế ở nông thôn
là quan trọng, nhưng cũng cần phải liên kết với các cơ hội sinh kế ở ñô thị ñể ñảm
bảo tính bền vững của sinh kế. Do ñó, Koos Neefjes cho rằng, ña dạng hóa các
chiến lược sinh kế là rất cần thiết, trong ñó bao gồm cả việc di cư.
Cuốn sách của USAID (2009) về “Adapting to Coastal Climate Change: A
Guidebook for Development Planners” tổng hợp cách tiếp cận và khung lý thuyết
về ñánh giá những vấn ñề liên quan ñến BðKH ở vùng ven biển, bao gồm ñánh giá
khả năng bị tổn thương do BðKH, xây dựng và thực hiện các hoạt ñộng thích ứng
với BðKH, lồng ghép các hoạt ñộng thích ứng với BðKH vào các chương trình, kế
hoạch phát triển và các dự án ở cấp quốc gia và cấp ñịa phương ở vùng ven biển.
Báo cáo của Oxfam (2008) về “Việt Nam: Biến ñổi khí hậu, sự thích ứng và
người nghèo” tập trung phân tích cuộc sống của các hộ gia ñình nghèo ở hai tỉnh
Bến Tre và Quảng Trị trong bối cảnh khí hậu ñang thay ñổi và tìm hiểu xem người
dân ñối phó như thế nào trước sự thay ñổi của khí hậu trong tương lai. Một số kết
quả ñược rút ra từ nghiên cứu này là: (i) người dân và lãnh ñạo ñịa phương ñều
nhận thấy khí hậu ñang thay ñổi ngày càng bất thường, (ii) phụ nữ và nam giới
nghèo, ñặc biệt là phụ nữ, là ñối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác ñộng của
BðKH, (iii) sinh kế của những người dân phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên bị
ảnh hưởng lớn bởi tác ñộng của BðKH, và (iv) cần phải có những biện pháp thích
ứng với BðKH, trong ñó công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai nhằm
giảm mất mát về người và sinh kế của người dân ñóng vai trò rất quan trọng.
R. Selvaraju và cộng sự trong một nghiên cứu về “Livelihood Adaptation to

Climate Variability and Change in Drought-prone Areas of Bangladesh” (2006) ñã
sử dụng phương pháp phân tích ñịnh tính (bao gồm thảo luận nhóm và phỏng vấn
sâu cá nhân) ñể phân tích ñặc ñiểm của hệ thống sinh kế vùng nông thôn ven biển,
những thay ñổi của khí hậu trong quá khứ, hiện tại và dự báo cho tương lai, phân
loại các ñối tượng bị tổn thương trước tác ñộng của BðKH, ñánh giá nhận thức của
người dân về các tác ñộng của BðKH và ñề xuất các hoạt ñộng sinh kế ứng phó
trước tác ñộng của hạn hán gây ảnh hưởng ñến sản xuất nông nghiệp ở Bangladesh.


9

Nghiên cứu của Jouni Paavola (2004) về Sinh kế, khả năng bị tổn thương và
sự thích ứng với BðKH ở vùng Morogoro, Tanzania chỉ ra rằng thâm canh và
quảng canh trong nông nghiệp, chuyển ñổi mùa vụ, thay ñổi thời gian gieo trồng, ña
dạng hóa sinh kế (với các sinh kế phi nông nghiệp), di dân (tạm thời hoặc lâu dài) ...
là các chiến lược sinh kế thích ứng mà các hộ gia ñình ở Tanzania áp dụng trước sự
biến ñổi của khí hậu. Mặc dù các chiến lược sinh kế này ñã góp phần nâng cao thu
nhập cho người dân nhưng lại gây ra những tác ñộng ñến môi trường như làm xói
mòn ñất, suy thoái nguồn nước và gia tăng tình trạng chặt phá rừng. Chính vì vậy,
bên cạnh việc thực hiện các chiến lược sinh kế thích ứng thì quản lý hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên và môi trường cũng có vai trò rất quan trọng.
Nghiên cứu của IUCN, SEI, và IISD (2003) về “Livelihoods and Climate
Change” ñã ñưa ra cách tiếp cận tổng hợp trong việc giải quyết vấn ñề sinh kế bền
vững trong bối cảnh BðKH, ñó là kết hợp chặt chẽ giữa quản lý rủi ro và thiên tai,
quản lý tài nguyên thiên nhiên và tăng cường thực hiện các biện pháp thích ứng với
BðKH nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do BðKH gây ra, giảm nghèo ñói
và cải thiện phúc lợi cho người dân.

2.3. Các nghiên cứu về sinh kế vùng ven biển ñồng bằng sông Hồng trong
bối cảnh biến ñổi khí hậu

ðề tài nghiên cứu khoa học của Trường ðại học Quốc gia Hà Nội về “Ảnh
hưởng của BðKH ñến sử dụng ñất và biến ñổi sinh kế của cộng ñồng dân cư ñồng
bằng sông Hồng” do Lưu Bích Ngọc và cộng sự (2012) thực hiện ñã (i) mô tả
những ảnh hưởng của BðKH ñến biến ñổi sử dụng ñất; (ii) phân tích các nguyên
nhân ñể làm rõ ảnh hưởng của BðKH ñến biến ñổi sinh kế của hộ gia ñình trên các
khía cạnh: việc làm, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu nguồn thu, cơ cấu thu nhập, cơ cấu
sản xuất, cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi; (iii) phân tích nhận ñịnh của các hộ gia
ñình về ảnh hưởng của BðKH ñến sản xuất nông nghiệp của hộ gia ñình và phương
thức ứng phó của họ; (iv) và ñề xuất các chiến lược sinh kế ứng phó của các hộ gia
ñình trước tác ñộng của BðKH. ðề tài ñã tiến hành khảo sát hộ gia ñình tại 5 xã
thuộc 5 tỉnh ñồng bằng sông Hồng là: xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình; xã Thái ðô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; xã Giao Thiện, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam ðịnh; xã Vân Nội, huyện ðông Anh, thành phố Hà Nội và xã Tản


10

Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ñể minh hoạ cho các phân tích và ñánh giá.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chủ yếu mang tính ñịnh tính, các tác ñộng của
BðKH ñến sinh kế người dân chưa ñược lượng hóa.
Vũ Thị Hoài Thu (2011) trong ðề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về
“ðánh giá nhu cầu hỗ trợ sinh kế của các cộng ñồng ven biển ñồng bằng sông
Hồng trong bối cảnh BðKH” ñã áp dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh tính ñể
bước ñầu ñánh giá: (i) nhận thức của người dân về vấn ñề BðKH tại ñịa phương,
(ii) những ảnh hưởng chính của BðKH lên sinh kế hộ gia ñình, (iii) những biện
pháp thích ứng ñã ñược thực hiện ở cấp hộ gia ñình và cấp cộng ñồng và (iv) nhu
cầu hỗ trợ sinh kế của người dân trước tác ñộng của BðKH. Nghiên cứu ñược thực
hiện tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam ðịnh – một trong 5 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều
nhất bởi BðKH ở vùng ven biển ñồng bằng sông Hồng.
Trần Thọ ðạt và Vũ Thị Hoài Thu (2011) trong bài viết về “Sự thích ứng

của sinh kế ven biển trước tác ñộng của BðKH: Nghiên cứu ñiển hình tại huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam ðịnh” ñăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển (số 9/171) ñã
phân tích những hoạt ñộng thích ứng về sinh kế của người dân ven biển trước tác
ñộng của BðKH thông qua một nghiên cứu ñiển hình tại xã Giao Xuân và xã Giao
Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam ðịnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù người dân
ñã bước ñầu thực hiện một số biện pháp nhằm ứng phó với sự biến ñổi của khí hậu
nhưng họ ñang thích ứng bị ñộng hơn là thích ứng chủ ñộng trước các rủi ro về sinh
kế do BðKH gây ra. Do ñó, việc thích ứng trước tác ñộng của BðKH không chỉ
bằng nỗ lực của người dân mà rất cần các chính sách hỗ trợ của nhà nước ñể ñạt
ñược sự bền vững về sinh kế cho người dân ven biển trong bối cảnh BðKH.
Bài viết về “Tác ñộng của BðKH ñến sinh kế vùng ven biển ñồng bằng sông
Hồng” của Vũ Thị Hoài Thu (2011) tại Hội thảo quốc gia về “ðịnh hướng ñào tạo
nhân lực về Kinh tế-Quản lý Tài nguyên & Môi trường trong ñiều kiện ñẩy mạnh
hội nhập và phát triển bền vững” ñã phân tích một số ảnh hưởng của BðKH ñến
sinh kế vùng ven biển ðBSH. Dựa trên việc tổng hợp các tài liệu của các cá nhân và
cơ quan nghiên cứu, bài viết ñã chỉ ra rằng các sinh kế chính bị ảnh hưởng là sản
xuất nông nghiệp, ñánh bắt và nuôi trồng thủy sản do dải ven biển vùng ðBSH là
khu vực có mật ñộ dân cư cao và sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp phụ thuộc


11

nhiều vào khí hậu và nguồn nước. Nam ðịnh là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi BðKH ở vùng ven biển ðBSH, ñặc biệt về diện tích ñất, số người
bị ảnh hưởng và số người nghèo bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Dũng (2010) về “BðKH và sản xuất nông
nghiệp vùng ðBSH: Thực trạng và Giải pháp” ñăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát
triển (Số 159, tháng 9/2010) chỉ ra rằng ñến năm 2100, nhiệt ñộ ở vùng ðBSH sẽ
tăng thêm 1,6 ñến 3,1oC; mực nước biển sẽ dâng thêm 65-100 cm; những hiện
tượng thời tiết cực ñoan sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Do ñó, BðKH sẽ gây ngập

lụt, làm giảm ñáng kể diện tích ñất canh tác cũng như năng suất cây trồng của vùng
ðBSH và ñặt ra những thách thức lớn về vấn ñề ñảm bảo an ninh lương thực. Tuy
nhiên, nhận thức về BðKH và những tác ñộng tiềm tàng của BðKH ñến sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn của cán bộ và người dân ñịa phương vùng
ðBSH còn chưa ñầy ñủ. Một số biện pháp thích ứng với BðKH như chuyển ñổi cơ
cấu cây trồng, thay ñổi lịch thời vụ, sử dụng giống mới và thay ñổi kỹ thuật canh tác,
tăng cường ñầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi,… ñã và ñang ñược triển khai trong
vùng và thu ñược những kết quả nhất ñịnh. Nghiên cứu kết luận rằng ñể chủ ñộng
ứng phó với BðKH và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực do BðKH gây ra ñối
với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian tới thì việc tăng
cường năng lực thích ứng và tiếp tục triển khai các hành ñộng thích ứng với BðKH
là rất cần thiết.

2.4. Nhận xét chung về các nghiên cứu về sinh kế bền vững vùng ven biển
trong bối cảnh biến ñổi khí hậu và khoảng trống cho nghiên cứu của Luận án
Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về sinh kế bền vững vùng ven
biển trong bối cảnh BðKH tập trung chủ yếu vào các vấn ñề sau:
Về hướng nghiên cứu chính:
-

Phân tích ñặc ñiểm của hệ thống sinh kế nông thôn ven biển,

-

Phân tích những thay ñổi của khí hậu trong quá khứ và hiện tại và dự báo
xu hướng BðKH trong tương lai ñối với vùng ven biển,

-

Phân loại các ñối tượng dễ bị tổn thương trước tác ñộng của BðKH ở

vùng ven biển,


12

-

ðánh giá nhận thức của người dân về các tác ñộng của BðKH ñối với
cuộc sống và sinh kế của họ,

-

Phân tích một số biện pháp thích ứng về sinh kế mà người dân ven biển
ñã thực hiện trước tác ñộng của BðKH,

-

ðề xuất một số sinh kế ứng phó với BðKH cho vùng ven biển.

Về cơ sở lý luận áp dụng:
Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững (SLF
- Sustainable Livelihoods Framework) ñơn lẻ ñể phân tích những ảnh hưởng của
BðKH ñến sinh kế hộ gia ñình, từ ñó ñề xuất một số sinh kế ứng phó với BðKH.
Về phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng:
Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ñịnh tính (bao gồm
thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân) và phương pháp phân tích thống kê, mô
tả, so sánh sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp.
Về các kết quả nghiên cứu ñạt ñược:
Các kết quả nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở một số phát hiện chính sau:
-


BðKH ñã, ñang và sẽ tiếp tục diễn ra và gây ảnh hưởng ñến cuộc sống của
người dân ven biển.

-

Phụ nữ, người già và trẻ em là những ñối tượng dễ bị tổn thương nhất trước
tác ñộng của BðKH.

-

Các sinh kế ven biển bị tác ñộng mạnh nhất bởi BðKH là sản xuất nông
nghiệp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) và thuỷ sản (ñánh bắt và nuôi trồng
thủy sản) vì ñây là các sinh kế mà người nghèo chủ yếu dựa vào các nguồn
lực tự nhiên ñể thực hiện các hoạt ñộng sinh kế.

-

Các sinh kế khác nhau trên cùng một khu vực chịu ảnh hưởng không giống
nhau trước tác ñộng của BðKH, do ñó các chiến lược sinh kế thích ứng cho
từng nhóm sinh kế cần ñược thiết kế một cách linh hoạt.

-

Một số chiến lược sinh kế thích ứng trong nông nghiệp và thủy sản ñã ñược
ñề xuất cho cộng ñồng ven biển cũng như các biện pháp hỗ trợ của nhà nước
nhằm thực hiện các chiến lược sinh kế thích ứng này.


13


Hạn chế và khoảng trống cho nghiên cứu của Luận án:
-

Về nội dung nghiên cứu:
• Thực trạng sinh kế hộ gia ñình chưa ñược phân tích một cách toàn diện
trên 5 yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia ñình, bao gồm: nguồn lực sinh kế,
hoạt ñộng sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế-chính sách và tác ñộng của các
yếu tố bên ngoài sử dụng các số liệu cấp hộ gia ñình.
• Khả năng bị tổn thương trước tác ñộng của BðKH ñối với các nhóm sinh
kế khác nhau của hộ gia ñình chưa ñược phân tích một cách cụ thể trên
từng khía cạnh: tổn thương về nguồn lực sinh kế, hoạt ñộng sinh kế và
kết quả sinh kế và chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố này.
• Năng lực thích ứng về sinh kế của các hộ gia ñình chưa ñược ñánh giá là
thích ứng bị ñộng hay thích ứng chủ ñộng.
• Các sinh kế nào là bền vững và thích ứng với BðKH chưa ñược phân tích
một cách toàn diện.
• ðối với vùng ven biển ðBSH nói chung và tỉnh Nam ðịnh nói riêng, mặc
dù ñã có một số nghiên cứu về sinh kế hộ gia ñình ven biển trong bối
cảnh BðKH nhưng các vấn ñề về: thực trạng sinh kế hộ gia ñình, khả
năng bị tổn thương và năng lực thích ứng về sinh kế của các hộ gia ñình
trước tác ñộng của BðKH, các chính sách hỗ trợ sinh kế của nhà nước,
tính bền vững và thích ứng của các sinh kế hiện tại chưa ñược ñề cập một
cách toàn diện ñể làm cơ sở cho việc xây dựng các sinh kế bền vững và
thích ứng với BðKH.

-

Về cơ sở lý luận:
• Rất ít nghiên cứu gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BðKH ñể

phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế, từ ñó ñề xuất các sinh kế
bền vững và thích ứng với BðKH.
• Tính bền vững và thích ứng của sinh kế chưa ñược phân tích cụ thể trên
các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế và có khả
năng thích ứng trước tác ñộng của BðKH.


14

-

Về phương pháp nghiên cứu:
• Chưa có nghiên cứu ñịnh lượng ñể chỉ ra mối quan hệ về khả năng bị tổn
thương của các nhóm sinh kế khác nhau trước tác ñộng của BðKH.
• Phương pháp phân tích ña tiêu chí chưa ñược áp dụng ñể phân tích tính
bền vững và thích ứng của sinh kế.
Với những hạn chế trên, Luận án “Sinh kế bền vững vùng ven biển ñồng

bằng sông Hồng trong bối cảnh biến ñổi khí hậu: Nghiên cứu ñiển hình tại tỉnh
Nam ðịnh” kỳ vọng sẽ lấp ñược một phần khoảng trống này trong nghiên cứu.

3. Mục ñích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục ñích nghiên cứu
Áp dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods
Framework) dưới góc ñộ hộ gia ñình gắn với yếu tố BðKH, mục ñích nghiên cứu
tổng quát của Luận án là ñề xuất các sinh kế bền vững và thích ứng với BðKH cho
các huyện ven biển của tỉnh Nam ðịnh dựa trên năng lực của ñịa phương và ñịnh
hướng chính sách của Nhà nước.
Các mục ñích nghiên cứu cụ thể bao gồm:
(i)


Phân tích hiện trạng sinh kế hộ gia ñình ven biển ðBSH,

(ii) Nhận diện những ảnh hưởng của BðKH ñối với vùng ven biển ðBSH,
(iii) Phân tích nhận thức của các hộ gia ñình ven biển về khả năng bị tổn
thương trước tác ñộng của BðKH ñối với các nhóm sinh kế khác nhau
thông qua nghiên cứu ñiển hình tại tỉnh Nam ðịnh,
(iv) ðánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác ñộng của BðKH ñối
với các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia ñình ven biển thông qua
nghiên cứu ñiển hình tại tỉnh Nam ðịnh,
(v) Xác ñịnh các chính sách hỗ trợ sinh kế của Nhà nước nhằm giúp các hộ
gia ñình ven biển ở tỉnh Nam ðịnh thích ứng với BðKH,
(vi) ðề xuất các sinh kế bền vững và thích ứng với BðKH cho các huyện
ven biển của tỉnh Nam ðịnh và một số gợi ý chính sách cho vùng ven
biển ðBSH.


15

3.2. Câu hỏi nghiên cứu
ðể ñạt ñược 06 mục ñích nghiên cứu cụ thể nêu trên, Luận án tập trung trả
lời 06 câu hỏi nghiên cứu chính sau ñây:
(i)

Các hộ gia ñình ven biển ðBSH ñã sử dụng các nguồn lực sinh kế nào
ñể thực hiện các hoạt ñộng sinh kế và ñạt ñược các kết quả sinh kế gì?

(ii) BðKH gây ra những ảnh hưởng gì ở vùng ven biển ðBSH?
(iii) Các hộ gia ñình ven biển ở tỉnh Nam ðịnh nhận thức như thế nào về
khả năng bị tổn thương trước tác ñộng của BðKH ñối với các nhóm

sinh kế khác nhau, cụ thể là: BðKH ảnh hưởng ñến các nguồn lực sinh
kế nào? Các nguồn lực sinh kế ảnh hưởng như thế nào ñến các hoạt
ñộng sinh kế? Các hoạt ñộng sinh kế ảnh hưởng như thế nào ñến các kết
quả sinh kế?
(iv) Các hộ gia ñình ven biển ở tỉnh Nam ðịnh có năng lực thích ứng về
sinh kế như thế nào trước tác ñộng của BðKH?
(v) Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ sinh kế gì ñể giúp các hộ gia
ñình ven biển ở tỉnh Nam ðịnh thích ứng với BðKH?
(vi) Các sinh kế nào là bền vững và thích ứng với BðKH ñối với các huyện
ven biển của tỉnh Nam ðịnh và những gợi ý chính sách nào ñược rút ra
cho các tỉnh ven biển vùng ðBSH?

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu chính của Luận án là sinh kế hộ gia ñình ở các cộng
ñồng ven biển trong bối cảnh BðKH, bao gồm các vấn ñề liên quan ñến nguồn lực
sinh kế, hoạt ñộng sinh kế, kết quả sinh kế, khả năng bị tổn thương và năng lực
thích ứng về sinh kế trước tác ñộng của BðKH, và các hình thức hỗ trợ sinh kế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về không gian
• Vùng ven biển ðBSH gồm 4 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Nam
ðịnh và Ninh Bình là bối cảnh chính của nghiên cứu.


16

• Một cuộc ñiều tra khảo sát của Tác giả ñã ñược thực hiện tại 3 huyện ven
biển của tỉnh Nam ðịnh như một nghiên cứu ñiển hình ñể minh họa cho
các phân tích và ñánh giá.


4.2.2. Về thời gian
• Luận án tập trung xem xét sự thay ñổi về sinh kế của hộ gia ñình ven biển
ðBSH trong khoảng 10 năm qua. Do vậy, số liệu thứ cấp sử dụng cho các
phân tích và ñánh giá ñược thu thập cho giai ñoạn 2000-2010.
• ðể phân tích những nội dung liên quan ñến sinh kế ven biển trong bối
cảnh BðKH ñang diễn ra, số liệu sơ cấp ñã ñược thu thập vào năm 2012.

4.2.3. Về nội dung nghiên cứu
• Biến ñổi khí hậu: xem xét 5 biểu hiện chính của BðKH ñối với vùng ven
biển: hạn hán, bão lụt, nhiệt ñộ tăng, nước biển dâng, xâm nhập mặn.
• Sinh kế ven biển trong bối cảnh BðKH: ñược giới hạn ở 2 nhóm sinh kế:
nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và làm muối) và thủy sản
(bao gồm ñánh bắt và nuôi trồng). ðây là các sinh kế phụ thuộc rất lớn
vào các nguồn lực tự nhiên chịu tác ñộng mạnh nhất của BðKH.
• Khung sinh kế hộ gia ñình ñề cập ñến 5 nhóm yếu tố: (i) nguồn lực sinh
kế, (ii) hoạt ñộng sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách
tại ñịa phương, và (v) bối cảnh bên ngoài.
• Tính bền vững của sinh kế ñược ñánh giá trên 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội,
môi trường và thể chế.
• Khả năng bị tổn thương về sinh kế của hộ gia ñình: ñược phân tích dựa
trên mối quan hệ: (i) BðKH ảnh hưởng ñến các nguồn lực sinh kế, (ii)
các nguồn lực sinh kế ảnh hưởng ñến các hoạt ñộng sinh kế, (iii) các hoạt
ñộng sinh kế ảnh hưởng ñến các kết quả sinh kế.
• Năng lực thích ứng về sinh kế của hộ gia ñình: ñược ñánh giá dựa trên
những sự ñiều chỉnh (thích ứng) về sinh kế của các hộ gia ñình trước tác
ñộng của BðKH và ñược phân chia thành 2 cấp ñộ: (i) thích ứng bị ñộng
và (ii) thích ứng chủ ñộng.



17

5. Cấu trúc của Luận án
Ngoài Phần mở ñầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục
bảng biểu, Danh mục hình vẽ, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án
ñược cấu trúc thành 4 Chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững vùng ven biển trong bối
cảnh biến ñổi khí hậu. Nội dung chính của chương bao gồm tổng quan về sinh kế
bền vững, gắn khung sinh kế bền vững với BðKH và sinh kế bền vững vùng ven
biển trong bối cảnh BðKH.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương này mô tả chi tiết các
phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng ñể ñạt ñược các mục tiêu nghiên cứu, bao
gồm mô tả về khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu; các nguồn dữ liệu ñược
thu thập và các phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 3: Sinh kế hộ gia ñình ven biển ñồng bằng sông Hồng trong bối
cảnh biến ñổi khí hậu: Nghiên cứu ñiển hình tại tỉnh Nam ðịnh. Bên cạnh phần
tổng quan về thực trạng sinh kế hộ gia ñình ở 4 tỉnh ven biển ðBSH (Hải Phòng,
Thái Bình, Nam ðịnh và Ninh Bình) giai ñoạn 2000-2010, nội dung chính của
chương là phân tích khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng về sinh kế của
các hộ gia ñình ven biển trước tác ñộng của BðKH thông qua một nghiên cứu ñiển
hình tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam ðịnh.
Chương 4: Một số gợi ý chính sách. Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở
Chương 3, chương này ñề xuất một số sinh kế bền vững và thích ứng với BðKH
cho các huyện ven biển của tỉnh Nam ðịnh và gợi ý một số chính sách hỗ trợ sinh
kế trong bối cảnh BðKH cho tỉnh Nam ðịnh và các tỉnh ven biển ðBSH.

6. Những ñóng góp mới của Luận án
Luận án ñã có những ñóng góp mới trên cả 2 phương diện: lý luận và thực
tiễn về chủ ñề BðKH và sinh kế ven biển, cụ thể là:


Về mặt lý luận:
• Các nghiên cứu trước ñây chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền
vững ñơn lẻ ñể phân tích sinh kế hộ gia ñình trong bối cảnh BðKH. Luận án
ñã tiếp cận theo hướng gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BðKH ñể


18

phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác ñộng của
BðKH và chỉ ra cơ chế tác ñộng: (i) BðKH sẽ ảnh hưởng ñến các nguồn lực
sinh kế, (ii) các nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng ñến các hoạt ñộng sinh kế,
và (iii) các hoạt ñộng sinh kế sẽ ảnh hưởng ñến các kết quả sinh kế ñạt ñược.
• Luận án chỉ ra rằng, trong bối cảnh BðKH, do bị tổn thương trước tác ñộng
của BðKH nên sinh kế không chỉ cần bền vững mà còn phải thích ứng với
BðKH ñể giảm thiểu thiệt hại do BðKH gây ra. Sử dụng phương pháp phân
tích ña tiêu chí, Luận án ñã ñưa ra bộ tiêu chí ñánh giá tính bền vững về kinh
tế-xã hội-môi trường-thể chế và thích ứng với BðKH của sinh kế.

Về mặt thực tiễn:
Dựa vào kết quả ñiều tra 286 hộ gia ñình ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam
ðịnh, nghiên cứu ñịnh lượng chỉ ra rằng:
• Nhận thức của các hộ gia ñình về khả năng bị tổn thương trước tác ñộng của
BðKH ñối với các nhóm sinh kế khác nhau ñược thể hiện như sau:
-

Bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng cùng chiều lên các nguồn
lực tự nhiên (ñất trồng lúa, ñất nuôi trồng thuỷ sản, ñất làm muối) và nguồn
lực vật chất (hệ thống ñường giao thông, hệ thống thuỷ lợi). ðây cũng là
những nguồn lực sinh kế rất nhạy cảm với sự biến ñổi của khí hậu. Ngoài ra,
bão lụt, hạn hán, và nhiệt ñộ tăng gây ảnh hưởng cùng chiều ñến nguồn lực

con người (sức khoẻ). Nguồn lực tài chính (tiếp cận vay vốn ngân hàng) và
nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin) ít bị ảnh hưởng bởi BðKH.

-

Khi các nguồn lực sinh kế chính (ñất trồng lúa, chuồng trại chăn nuôi, tàu
thuyền lưới ñánh bắt, ñất nuôi trồng thuỷ sản, ñất làm muối) bị ảnh hưởng
bởi BðKH, các hoạt ñộng sinh kế tương ứng cũng bị ảnh hưởng cùng chiều.
Ngoài ra, nguồn lực vật chất (hệ thống thuỷ lợi) gây ảnh hưởng ñến hoạt
ñộng trồng lúa; nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin) gây ảnh hưởng ñến hoạt
ñộng ñánh bắt; nguồn lực tài chính (tiếp cận vốn vay ngân hàng) gây ảnh
hưởng ñến hoạt ñộng chăn nuôi, ñánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.


19

-

Các kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BðKH có mối quan hệ chặt chẽ và
cùng chiều với các hoạt ñộng sinh kế bị tác ñộng bởi BðKH; tức là khi hoạt
ñộng sinh kế càng bị ảnh hưởng bởi BðKH thì kết quả sinh kế cũng càng bị
ảnh hưởng.

• Các hộ gia ñình tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam ðịnh ñang thực hiện các
hoạt ñộng thích ứng về sinh kế một cách bị ñộng, mang tính ñối phó hơn là
những hoạt ñộng thích ứng chủ ñộng, ñược lập kế hoạch trước các rủi ro về
sinh kế do BðKH gây ra.
• ðể giúp các hộ gia ñình chuyển từ thích ứng bị ñộng sang thích ứng chủ ñộng
trước tác ñộng của BðKH, nhà nước cần hỗ trợ ñể tạo ra một môi trường
thuận lợi cho các hộ gia ñình thực hiện các sinh kế, bao gồm: (i) tăng cường

các nguồn lực sinh kế cho hộ gia ñình, ñặc biệt là các nguồn lực tự nhiên và
nguồn lực vật chất và (ii) tăng cường thể chế và chính sách thích ứng với
BðKH ở cấp quốc gia và ñịa phương.
• Sử dụng phương pháp phân tích ña tiêu chí và phương pháp cho ñiểm, 5 sinh
kế chính ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam ðịnh trong bối cảnh BðKH ñược
sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng lúa,
làm muối và ñánh bắt thủy sản. Các sinh kế mới có thể khả thi trong bối cảnh
BðKH là: du lịch sinh thái và các nghề truyền thống.


20

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG VÙNG VEN BIỂN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ðỔI KHÍ HẬU

Sinh kế bền vững (sustainable livelihoods) từ lâu ñã là chủ ñề ñược quan tâm
trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả trên
phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Trong bối cảnh BðKH, sinh kế của hàng trăm
triệu dân trên toàn thế giới sẽ bị ñe dọa nghiêm trọng bởi những hệ quả của
BðKH; từ ñó gây ra các tác ñộng nghiêm trọng ñến cuộc sống của người nghèo và
những người cận nghèo ở vùng núi, ñồng bằng và ven biển trên phạm vi toàn cầu.
Với khoảng 2,7 tỷ người (chiếm 40% dân số thế giới) ñang sinh sống ở các vùng
ven biển trên thế giới, vùng ven biển ñược coi là một trong những khu vực phát
triển năng ñộng nhất thế giới hiện nay. Các tác ñộng do BðKH ñược dự ñoán sẽ
làm khuyếch ñại và trầm trọng hơn những áp lực hiện tại mà vùng ven biển ñang
phải ñối mặt. Sự gia tăng các rủi ro từ BðKH là một trong những áp lực làm tăng
khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên
nhiên tại các cộng ñồng ven biển. Giảm khả năng bị tổn thương và tăng cường năng
lực thích ứng với BðKH ñược coi là trách nhiệm chính của các hộ gia ñình và cộng

ñồng thông qua các biện pháp thích ứng về sinh kế. Bên cạnh các hoạt ñộng thích
ứng của hộ gia ñình, sự hỗ trợ của nhà nước nhằm tăng cường năng lực thích ứng
của các hộ gia ñình ven biển trước những rủi ro từ BðKH ñóng vai trò rất quan
trọng trong việc ñạt ñược thu nhập bền vững và an ninh lương thực cho các cộng
ñồng ven biển trong dài hạn.

1.1. Sinh kế bền vững
Cách tiếp cận sinh kế bền vững ñã làm thay ñổi các cách tiếp cận ñối với
phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và 1990 theo hướng tập trung vào phúc lợi
của con người và tính bền vững hơn là mục tiêu tăng trưởng kinh tế. ðược khởi
nguồn từ tư tưởng phát triển bền vững trong Báo cáo Bruntland (1987) và Báo cáo
Phát triển Con người ñầu tiên (1990), khái niệm sinh kế bền vững sau ñó ñã ñược


21

các nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển và áp dụng vào
các dự án phát triển quốc tế về xóa ñói giảm nghèo. Cách tiếp cận này cũng ngày
càng nhận ñược sự ñồng thuận của các nhà hoạch ñịnh chính sách bởi cách tiếp cận
hướng vào con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người.

1.1.1. Khái niệm
Khái niệm sinh kế bền vững về cơ bản ñược dựa trên nền tảng của khái niệm
phát triển bền vững. Rất nhiều bộ phận cấu thành trong sinh kế bền vững ñều dựa
trên tư tưởng của Báo cáo Bruntland và Báo cáo Phát triển Con người, ñó là: tập
trung vào người nghèo và nhu cầu của họ; tầm quan trọng của sự tham gia của
người dân; nhấn mạnh vào tính bền vững; và những giới hạn về sinh thái [74].
Khái niệm về sinh kế thường xuyên ñược sử dụng và trích dẫn trong các
nghiên cứu ñều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong
ñó, sinh kế, theo cách hiểu ñơn giản nhất, là phương tiện ñể kiếm sống. Một ñịnh

nghĩa ñầy ñủ hơn của Chambers và Conway về sinh kế là: “sinh kế bao gồm khả
năng, nguồn lực và các hoạt ñộng cần thiết làm phương tiện sống của con người”.
Một sinh kế là bền vững “khi có thể giải quyết ñược hoặc có khả năng phục hồi từ
những căng thẳng và ñột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra
các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh
kế khác ở cả cấp ñịa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn” [52, tr.6].
Dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1992),
Scoones (1998) ñịnh nghĩa sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các
nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt ñộng cần thiết làm phương tiện
sống của con người. Một sinh kế ñược coi là bền vững khi nó có thể giải quyết ñược
hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả năng và
nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại ñến cơ sở tài nguyên thiên nhiên” [72, tr.5].
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) ñưa ra khái
niệm về sinh kế ñể hướng dẫn cho các hoạt ñộng hỗ trợ của mình, theo ñó, sinh kế
“bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt ñộng cần thiết làm phương tiện sống
cho con người” [56, tr.5]. Khái niệm này về cơ bản hoàn toàn giống với khái niệm
về sinh kế của Chambers và Conway (1992) và Scoones (1998).


22

Trong Luận án này, sinh kế ñược hiểu là việc sử dụng các nguồn lực cần
thiết ñể thực hiện các hoạt ñộng nhằm ñạt ñược các kết quả mong muốn. Sinh kế có
thể ñược nghiên cứu ở các cấp ñộ khác nhau như cá nhân, hộ gia ñình, thôn, vùng…
nhưng phổ biến nhất là cấp hộ gia ñình.

1.1.2. Tính bền vững của sinh kế
Chambers và Conway (1992) ñánh giá tính bền vững của sinh kế trên 2
phương diện: bền vững về môi trường (ñề cập ñến khả năng của sinh kế trong việc
bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, ñặc biệt cho các thế hệ tương lai)

và bền vững về xã hội (ñề cập ñến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết những
căng thẳng và ñột biến). Sau này, Scoones (1998), Ashley, C. và Carney, D. (1999),
DFID (2001) và Solesbury (2003) ñã phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả
phương diện kinh tế và thể chế và ñi ñến thống nhất ñánh giá tính bền vững của sinh
kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
• Một sinh kế ñược coi là bền vững về kinh tế khi nó ñạt ñược và duy trì một
mức phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau
giữa các khu vực.
• Tính bền vững về xã hội của sinh kế ñạt ñược khi sự phân biệt xã hội ñược
giảm thiểu và công bằng xã hội ñược tối ña.
• Tính bền vững về môi trường ñề cập ñến việc duy trì hoặc tăng cường năng
suất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
• Một sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc qui trình hiện
hành có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn
ñịnh theo thời gian ñể hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt ñộng sinh kế.
Theo các tác giả trên, cả 4 phương diện này ñều có vai trò quan trọng như
nhau và cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả 4 phương diện. Cùng trên quan
ñiểm ñó, một sinh kế là bền vững khi: (i) có khả năng thích ứng và phục hồi trước
những cú sốc hoặc ñột biến từ bên ngoài; (ii) không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên
ngoài; (iii) duy trì ñược năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, và (iv) không làm phương hại ñến các sinh kế khác.


23

1.1.3. Tiêu chí ñánh giá tính bền vững của sinh kế
Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) ñều thống nhất ñưa ra
một số tiêu chí ñánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã
hội, môi trường và thể chế.
• Bền vững về kinh tế: ñược ñánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập

của hộ gia ñình.
• Bền vững về xã hội: ñược ñánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm
việc làm, giảm nghèo ñói, ñảm bảo an ninh lương thực.
• Bền vững về môi trường: ñược ñánh giá thông qua việc sử dụng bền vững
hơn các nguồn lực tự nhiên (ñất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản…), không
gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường).
• Bền vững về thể chế: ñược ñánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống
pháp lý ñược xây dựng ñầy ñủ và ñồng bộ, qui trình hoạch ñịnh chính sách
có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu
vực tư hoạt ñộng có hiệu quả; từ ñó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể
chế và chính sách ñể giúp các sinh kế ñược cải thiện liên tục theo thời gian.

1.1.4. Khung sinh kế bền vững
1.1.4.1. Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững
Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững ñều phân tích sự tác ñộng qua lại của
5 nhóm yếu tố ảnh hưởng ñến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt ñộng sinh
kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài [56].
* Nguồn lực sinh kế
Khả năng tiếp cận của con người ñối với các nguồn lực sinh kế ñược coi là
yếu tố trọng tâm trong cách tiếp cận sinh kế bền vững. Có 5 loại nguồn lực sinh kế:
• Nguồn lực tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự
nhiên mà con người có thể sử dụng ñể thực hiện các hoạt ñộng sinh kế, ví dụ
như ñất ñai, rừng, tài nguyên biển, nước, không khí, ña dạng sinh học,…
• Nguồn lực vật chất: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các
hoạt ñộng sinh kế, ví dụ như: ñường giao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước,
năng lượng (ñiện), thông tin,…


24


• Nguồn lực tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử
dụng ñể ñạt ñược các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm,
tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,…
• Nguồn lực con người: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả
năng lao ñộng, sức khỏe, trình ñộ giáo dục, … giúp con người thực hiện các
hoạt ñộng sinh kế khác nhau và ñạt ñược các kết quả sinh kế mong muốn.
• Nguồn lực xã hội: bao gồm các mối quan hệ trong xã hội mà con người dựa
vào ñể thực hiện các hoạt ñộng sinh kế, chủ yếu là các mạng lưới xã hội (các
tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng ñồng, …
* Hoạt ñộng sinh kế
Hoạt ñộng sinh kế là cách mà hộ gia ñình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn
có ñể kiếm sống và ñáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Các nhóm dân cư khác
nhau trong cộng ñồng có những ñặc ñiểm kinh tế-xã hội và các nguồn lực sinh kế
khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt ñộng sinh kế không giống nhau. Các hoạt
ñộng sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, ñánh bắt, nuôi trồng thủy
sản, sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ, buôn bán, du lịch, di dân…
* Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia ñình ñạt ñược khi kết hợp các
nguồn lực sinh kế khác nhau ñể thực hiện các hoạt ñộng sinh kế. Các kết quả sinh
kế chủ yếu bao gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương,
tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Thể chế, chính sách
Các thể chế (cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư nhân) và luật
pháp, chính sách ñóng vai trò quan trọng ñối với việc thực hiện thành công các sinh
kế. Các thể chế và chính sách ñược xây dựng và hoạt ñộng ở tất cả các cấp, từ cấp
hộ gia ñình ñến các cấp cao hơn như cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Các thể chế và
chính sách quyết ñịnh khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các
hoạt ñộng sinh kế của các cá nhân, hộ gia ñình và các nhóm ñối tượng khác nhau.



25

* Bối cảnh bên ngoài
Sinh kế bị ảnh hưởng rất lớn bởi 3 yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài là (i) các
xu hướng (về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt ñộng kinh tế cấp quốc gia và quốc
tế, sự thay ñổi công nghệ), (ii) các cú sốc (về sức khỏe do bệnh dịch, về tự nhiên do
thời tiết và thiên tai, về kinh tế do khủng hoảng, về mùa màng/vật nuôi) và (iii) tính
mùa vụ (sự thay ñổi giá cả, hoạt ñộng sản xuất, các cơ hội việc làm có tính thời vụ).

1.1.4.2. Một số khung sinh kế bền vững tiêu biểu
Khung sinh kế nông thôn bền vững (Sustainable Rural Livelihoods Framework)

BỐI CẢNH
BÊN NGOÀI

NGUỒN LỰC
SINH KẾ

THỂ CHẾ VÀ
CHÍNH SÁCH

HOẠT ðỘNG
SINH KẾ

Chính sách

Sinh kế

Lịch sử
Chính trị

ðiều kiện kinh tế
vĩ mô
Thương mại

Nguồn lực
tự nhiên

Thâm canh
trong nông
nghiệp

Nguồn lực
tài chính
Nguồn lực
con người

Thể chế

Khí hậu
Nhân khẩu
học

Nguồn lực
xã hội

chính sách

Sinh thái
nông nghiệp


Các loại
nguồn lực khác



ða dạng hoá
sinh kế
Di dân

Phân tích các
nguồn lực sinh
kế: Sự ñánh ñổi,
kết hợp,
xu hướng

1. Tăng số ngày
làm việc
2. Giảm nghèo
ñói
3. Cải thiện phúc
lợi và năng lực
Tính bền vững
4. Tăng khả năng
thích ứng của
sinh kế và giảm
khả năng bị tổn
thương
5. ðảm bảo tính
bền vững của tài
nguyên thiên

nhiên

Phân tầng
xã hội

Phân tích các ñiều
kiện, xu hướng và
bối cảnh chính
sách

KẾT QUẢ
SINH KẾ

Phân tích ảnh
hưởng của thể
chế/chính sách
ñến việc tiếp
cận nguồn lực
sinh kế và hoạt
ñộng sinh kế

Phân tích
Phân tích
các kết quả
các hoạt ñộng sinh
kế khác nhau
sinh kế và sự ñánh
ñược thực hiện
ñổi


Nguồn: Scoones, 1998.
Hình 1.1: Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998)

Scoones (1998) là người ñầu tiên ñưa ra khung phân tích về sinh kế nông
thôn bền vững. Câu hỏi then chốt ñược ñặt ra là: trong một bối cảnh bên ngoài cụ
thể (về môi trường chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái và các ñiều kiện kinh tế-


×