Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

73 phân tích các điều kiện để cá nhân có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.68 KB, 4 trang )

Phân tích các điều kiện để cá nhân có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành
chính. Cho ví dụ minh họa.
BÀI LÀM
I. Đặt vấn đề
Các cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực chủ thể
quan hệ pháp luật hành chính.Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính
được xem xét dưới hai phương diện: năng lực pháp luật hành chính và năng lực
hành vi hành chính.
II. Giải quyết vấn đề
- Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng
các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do Nhà
nước qui định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lý
hành chính phản ánh địa vị pháp lý hành chính của cá nhân.
Năng lực pháp luật hành chính của công dân xuất hiện từ khi công dân sinh ra,
từ thời điểm này, công dân được công nhận là chủ thể pháp luật nói chung, chủ
thể pháp luật hành chính nói riêng. Cuộc sống, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân
phẩm, các giá trị xã hội của họ được pháp luật bảo vệ. Nhưng năng lực chủ thể
đó phát triển tăng dần về khối lượng cùng với độ tuổi và đến một độ tuổi nhất
định thì phát triển đầy đủ. Về nguyên tắc, mọi công dân đều có năng lực pháp
luật hành chính như nhau, nghĩa là có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quản lý
hành chính nhà nước.Do năng lực pháp luật hành chính của cá nhân hoàn toàn
phụ thuộc vào những qui định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi
khi pháp luật có sự thay đổi và có thể bị nhà nước hạn chế trong một số trường
hợp.
Ví dụ: Người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung: “Cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.”
Như vậy, đối với người phạm tội nếu Tòa án áp dụng thêm hình phạt bổ sung
trên thì bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định năng lực pháp luật hành chính bị hạn chế so với các chủ thể khác.
Tuy pháp luật quy định năng lực pháp luật hành chính của công dân như nhau,
nhưng việc thực hiện năng lực ấy trên thực tế lại khác nhau tuỳ thuộc vào khả
năng của mỗi một công dân như: sức khoẻ, trình độ, lứa tuổi v.v... có nghĩa là


tuỳ thuộc vào năng lực hành vi hành chính.
Năng lực hành vi pháp luật hành chính là khả năng thực tế của chủ thể pháp luật
hành chính được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện các
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp luật hành chính tham gia vào các quan hệ pháp
luật hành chính.
1


Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ
thể mà Nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ
tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính… khi tham gia vào
quan hệ đó.
Pháp luật có thể qui định về độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định năng lực
hành vi hành chính của cá nhân.
Ví dụ:điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi bổ
sung năm 2007 và 2008) có qui định: Cá nhân phải từ đủ 14 tuổi trở lên mới có
thể bị xử phạt vi phạm hành chính; công dân từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi mới
có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Ngoài độ tuổi, tình trạng sức khỏe là điều kiện phổ biến để xác định năng lực
hành vi hành chính của cá nhân theo nguyên tắc: Người mắc bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi của mình thì không có năng lực hành vi hành chính đối với mọi loại quan hệ
pháp luật hành chính.
Trình độ đào tạo, khả năng tài chính….cũng là điều kiện xác định năng lực hành
vi hành chính của cá nhân đối với một số loại quan hệ pháp luật hành chính nhất
định.
Ví dụ: điều 5 của Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002
qui định: Công dân Việt Nam phải có trình độ cử nhân Luật và đã được đào tạo
về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn…mới được tuyển chọn và
bổ nhiệm làm thẩm phán.

Như vậy, cá nhân có năng lực hành vi hành chính nhưng không đáp ứng đầy đủ
điều kiện về trình độ đào tạo, sức khỏe, đạo đức…không được tuyển chọn, bổ
nhiệm làm thẩm phán.
Cá nhân không có đủ số lượng vốn nhất định đối với các ngành nghề đòi hỏi
phải có vốn pháp định hoặc không có giấy phép hành nghề đối với những ngành
nghề đòi hỏi phải có giấy phép hành nghề thì không được thành lập Doanh
nghiệp theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2005
Năng lực hành vi hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng
thực tế của cá nhân mà còn phụ thuộc vào cách thức Nhà nước thừa nhận khả
năng thực tế đó. Nhà nước có thể mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành
chính của cá nhân khi họ có đủ những điều kiện nhất định hoặc phải thông qua
hành vi pháp lý cụ thể để thừa nhận năng lực đó.
Ví dụ: khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50
cm3;
2


b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có
dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải,
máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; …”
Cá nhân có thể biết điều khiển những loại phương tiện trên, tuy nhiên nhà nước
không mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính của cá nhân này trong
việc điều khiển các loại xe nói trên mà Nhà nước chỉ thừa nhận khi họ được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện
đó.
III. Kết luận
Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi pháp luật hành chính là
những thuộc tính pháp lý có liên quan mật thiết với nhau. Chủ thể pháp luật
hành chính chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi pháp luật

hành chính thì không thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tức là
không thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Như vậy, năng
lực pháp luật hành chính là tiền đề, điều kiện cho năng lực hành vi pháp luật
hành chính. Cá nhân muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thì
đồng thời phải có cả năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi pháp
luật hành chính. Nói cách khác, cá nhân muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp
luật hành chính phải có hai điều kiện cần và đủ: điều kiện cần - có năng lực pháp
luật hành chính, điều kiện đủ - có năng lực hành vi pháp luật hành chính.

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội,Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, nxb CAND
2008
2. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình Luật hành chính và tài phán
hành chính nxb Giáo Dục 2005
3. Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002
4. Luật giao thông đường bộ 2008
5. Luật doanh nghiệp 2005
6. Bộ luật hình sự 2009
7. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi ,bổ sung )

4



×