Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

104 các quy định của pháp luật về chủ thể giao kết hợp đồng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.55 KB, 5 trang )

BÀI LÀM:
I.

LỜI NÓI ĐẦU

Việc trao đổi hàng hóa sức lao động không thể giống như các giao dịch hàng
hóa thông thường khác mà cần thiết phải có một hình thức pháp lý vừa tạo ra sự
lưu thông bình thường, thuận tiện vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp các
bên trong quan hệ lao động. Hình thức pháp lý đó chính là hợp đồng lao động
(HĐLĐ). Và một trong những yếu tố không thể thiếu của HDLĐ yếu tố chủ thể.
Sau đây, em xin trình bày các quy định của pháp luật về chủ thể giao kết hợp
đồng lao độNg.
II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Nêu và phân tích các quy định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng lao
động.
Theo quy định tại Điều 6, BLLĐ : “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi,
có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động
là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ
18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động ”).Theo quy định này, để tham
gia giao kết hợp đồng lao động, công dân cần có năng lực pháp luật lao động và
năng lực hành vi lao động. Năng lực pháp luật lao động là khả năng mà pháp luật
quy định hay ghi nhận cho công dân có quyền làm việc, được làm việc, được
hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của người lao động. Năng lực hành vi lao
động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của mình trực tiếp tham gia
vào quan hệ lao động, tự mình hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ phát sinh
trong quan hệ đó. Năng lực hành vi của công dân được biểu thị qua hai yếu tố: thể



lực và trí lực.(1) Như vậy, khi đủ các điều kiện đó, họ có thể tham gia vào các quan
hệ pháp luật lao động phù hợp.
Ở đây có một câu hỏi đặt ra: Tại sao pháp luật lại quy định độ tuổi để thỏa
mãn điều kiện chủ thể của NLĐ là 15 tuổi mà không phải là một độ tuổi nào khác
sự quy định này xuất phát từ những lý do về mặt kinh tế, xã hội, pháp lý như sau:
Thứ nhất: Trên cơ sở sự yêu cầu về mặt nhận thức và thể lực của quan hệ lao
động ta thấy tuổi 15 là lứa tuổi kết thúc trung học cơ sở (cấp II) các em đã có một
quá trình rèn luyện, học tập nên nhận thức đã đạt đến một mức độ nhất định và sức
khỏe đang ở giai đoạn phát triển.
Thứ hai: xuất phát từ đòi hỏi về việc làm và giải quyết việc làm của xã hội,
khi hết cấp II nhiều em vì nguyên nhân nhất định không tiếp tục học lên và có nhu
cầu tìm kiếm việc làm, hơn nữa một thực tế là nhiều đơn vị cơ sở đang sử dụng lao
ở độ tuổi này (các đơn vị sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ, may mặc, ...) và các em
cũng đáp ứng được yêu cầu của công việc. Với những lý do như vậy pháp luật quy
định đổ tuổi nói chung để tham gia quan hệ lao động là NLĐ đủ 15 tuổi và phát
triển bình thường..
Tuy nhiên quy định cũng có những ngoại lệ: đó là đối với một số công việc
nhất định như: Diễn viên: Múa, hát, xiếc; Các nghề truyền thống: Chấm men gốm,
cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài... (thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH), NSDLĐ có
thể kí hợp đồng với NLĐ dưới 15 tuổi nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản
của cha mẹ hoặc đỡ đầu (Điều 120 BLLĐ). Do tính chất của các công việc này
cần phải đào tạo các em ngay từ lúc còn nhỏ để đảm bảo tính gia truyền của các
ngành nghề trên.
Về phía NSDLĐ là tất cả các đợn vị, tổ chức, doanh nghiệp...có tư cách
pháp nhân, có đăng ký kinh doanh... Nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có
1

,Nguyễn Hữu Chí, Luận văn thạc sỹ luật học, Hợp đồng lao động với vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của

người lao động trong nền kinh tế thij tường. Hà Nội Năm 1997. Tr 71



khả năng trả công lao động, tùy vào loại hình tổ chức,quy mô, tính chất...mà cần có
những điều kiện pháp lý nhất định. Tuy nhiên, bên SDLĐ bao giờ cũng phải tiến
hành giao kết hợp đồng lao động thông qua người đại diện hợp pháp của mình, đây
là những người đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi đầy đủ.
Tuy nhiên, ngoài những quy định chung nói trên, tùy từng trường hợp, đối
tượng mà pháp luật có những quy định riêng. Cụ thể:
- Đối với người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam,
theo quy định tại khoản 1 Điều 133; khoản 2 Điều 184 BLLĐ.
- Đối với người Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt
Nam, theo quy định tại Điều 131, 132 BLLĐ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật lại có những quy định có tính chất
ngoại lệ về điều kiện chủ thể của HĐLĐ. Không được sử dụng lao động nữ, lao
động tàn tật, lao động cao tuổi... làm những công việc mà pháp luật cấm.2
III. ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ
Qua sự phân tích trên ta thấy: những quy định này một mặt thỏa mãn những đòi
hỏi khách quan của quan hệ lao động, mặt khác phúc đáp được nhu cầu của đời
sống kinh tế xã hội, đồng thời góp phần đảm bảo và giải quyết việc làm cho người
lao động.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 30 BLLĐ “Hợp đồng lao động được giao kết
trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động”. Trong điều kiện phát
triển như hiện nay cần phải có cách hiểu cho đúng. Nếu quan niện khi giao kết hợp
đồng nhất thiết các chủ thể phải trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thương lượng, thỏa
thuận và ký kết hợp đồngthì hiện nay những quy định này đã không còn phù hợp.
Bởi trong thực tế, giao dich trong thị trường (kể cả tuyển dụng lao động) đều có thể
thực hiện qua phương tiện thông tin như; internet, điện thoại...Vì vậy điểm này

2


Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, năm 2009, Tr226.


chúng ta nên có sự điều chỉnh quy phạm pháp luật nhằm tính đến những nhu cầu
thực tế của quan hệ xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Hữu Chí, Luận văn thạc sỹ luật học,
Hợp đồng lao động với vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động trong nền kinh tế thij tường. Hà Nội Năm 1997.Tr 71, 72
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, năm
2009,Tr226.
3. Bộ Luật Lao động Việt Nam, Nxb Lao động.
4. .
5.


MỤC LỤC
Nêu và phân tích các quy định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng



×