Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

142 bài tập nhóm luật thương mại TÌNH HUỐNG TM 1 NT 2 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.4 KB, 14 trang )

Luật Thương Mại

TÌNH HUỐNG: TM 1 NT 2 – 19
Tháng 6/2007, A cùng hai người bạn của mình là B và C hùn vốn thành
lập công ty TNHH ABC. A góp vốn bằng một chiếc ôtô được các thành viên
nhất trí định giá theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn là 1 tỉ đồng, chiếm
50% vốn điều lệ. B và C mỗi người cam kết góp 500 triệu đồng bằng tiền mặt
chiếm 25% vốn điều lệ. Sau khi được cấp GCN ĐKKD, A, B đã thực hiện
việc góp vốn cho công ty theo đúng quy định của pháp luật, C mới góp trước
280 triệu.
Câu hỏi: Phân tích để thấy rõ:
1/ Tháng 7/2007, A tặng cho G một nửa phần vốn góp của mình tại
công ty ABC nhưng B và C không đồng ý để G trở thành thành viên của công
ty. G có thể trở thành thành viên công ty không?
2/ Ông E ký hợp đồng cho công ty ABC vay 1 tỷ, hạn thành toán là
12/12/2008. Tháng 7/2008, ông E yêu cầu công ty thanh toán nhưng công ty
không thanh toán được. Ông E có quyền nộp đơn yêu cầu TA mở thủ tục phá
sản với công ty ABC không?
3/ Sau ba năm hoạt động, công ty làm ăn thua lỗ và tạo ra khoản nợ lên
tới 3,5 tỷ đồng. Mặt khác, chiếc ô tô A góp vốn chỉ còn trị giá 500 triệu. Các
chủ nợ yêu cầu các thành viên của công ty phải bỏ thêm tài sản để trả cho hết
nợ?
4/ Tháng 8/2009, công ty ABC bị TA áp dụng thủ tục thanh lý tài sản
để trả nợ. Tài sản của công ty còn lại đem bán đấu giá, được 2 tỷ. Thứ tự
thanh toán sẽ như thế nào nếu các khoản nợ là:
1. Nợ lương người lao động: 200 tr.
2. Nợ ngân hàng 1 tỷ, thế chấp bằng nhà xưởng (định giá tại thời điểm
vay: 1,2 tỷ, bán đấu giá được 1,3 tỷ).
3. Nợ ông E 1 tỷ thế chấp bằng ô tô (định giá tại thời điểm vay là 800
tr, bán đấu giá được 500 tr)
4. Nợ bà F 800 tr.


5. Nợ thuế 500 tr.
6. Phí phá sản xác định là 30 tr.

Nhóm C2-2

Lớp KT33C

1


Luật Thương Mại

NỘI DUNG
1/ Tháng 7/2007, A tặng cho G một nửa phần vốn góp của
mình tại công ty ABC nhưng B và C không đồng ý để G trở thành
thành viên của công ty. G có thể trở thành thành viên công ty
không?
Theo điểm h khoản 1 điều 41 Luật doanh nghiệp 2005 (LDN 2005) quy
định: thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền “định đoạt
phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và
cách khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty”. Đồng thời, khoản
5 điều 45 LDN 2005 quy định: “Thành viên có quyền tặng cho một phần
hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác”. Như vậy,
tặng cho một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình là một trong các quyền của
thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Tuy nhiên, G có thể trở thành
thành viên của công ty TNHH ABC hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố.
Theo điểm b khoản 4 điều 13 LND 2005 quy định các cá nhân không
được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh: “Các đối tượng không được góp vốn vào doanh

nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”. Mặt khác, khoản 5
điều 45 LDN 2005 quy định: “…Trường hợp người được tặng cho là người
có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của
công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành
thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận”.
Như vậy theo quy định tại các điều này thì tình huống trên có thể xảy ra
3 trường hợp:
Trường hợp 1: nếu G là người thuộc đối tượng không được góp vốn
vào công ty TNHH theo quy định tại khoản 4 điều 13 LDN 2005. Điều 19
pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 quy định: “Người đứng đầu,

Nhóm C2-2

Lớp KT33C

2


Luật Thương Mại
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó
không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề
mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”. Như vậy, pháp luật
hạn chế quyền được góp vốn của cán bộ công chức là người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu; vợ hoặc chồng của những người đó. Những người
này không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành,
nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý và bởi vậy những người
này không thể trở thành thành viên của doanh nghiệp nói chung và công ty
nói riêng. Bởi vậy, nếu G thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì đương nhiên G
không thể trở thành thành viên công ty ABC theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: G không thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty
TNHH và là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba của ông A thì theo
quy định tại khoản 5 điều 45 Luật doanh nghiêp 2005 như trên thì cho dù B
và C không đồng ý thì G vẫn đương nhiên trở thành thành viên của công ty
ABC.
Trường hợp 3: G không thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh
nghiệp và là người không cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba của ông A.
Theo quy định tại khoản 5 điều 45 LDN 2005 thì: "Trường hợp người được
tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được
Hội đồng thành viên chấp thuận". Tại điểm n khoản 2 điều 47 LDN 2005
cũng quy định một trong các quyền của hội đồng thành viên là: “Các quyền
và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty". Như vậy có
thể thấy việc quyết định để một người được tặng cho phần vốn góp có thể trở
thành thành viên của công ty hay không thuộc thẩm quyền của hội đồng thành
viên. Vì vậy, phải do hội đồng thành viên quyết định. Mà quyết định của hội
đồng thành viên được quy định tại điều 52 LDN 2005. Điều 52 LDN 2005
quy định:

Nhóm C2-2

Lớp KT33C

3


Luật Thương Mại
"Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng
hình thức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức
khác do Điều lệ công ty quy định.
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết

định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết
tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

2. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp
trong các trường hợp sau đây:
a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành
viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành
viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi,
bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ
công ty quy định.
3. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức
lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều
lệ chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”.
Vì vậy, việc thông qua quyết định để G trở thành thành viên công ty
TNHH ABC hay không sẽ tùy theo quy định của điều lệ mà có thể thông qua
tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Nếu điều lệ công ty TNHH ABC quy định: quyết định để một người
được cho phần vốn góp có trở thành thành viên công ty hay không phải được
thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Khi
đó, việc có cho G trở thành thành viên công ty ABC hay không phải được số
phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp

Nhóm C2-2

Lớp KT33C

4



Luật Thương Mại
thuận (vì điều lệ công ty chỉ có thể đưa ra tỷ lệ số phiếu chấp thuận trên tông
số vốn góp lớn hơn 65% nên 65% vẫn lã tỷ lệ bé nhất có thể);
- Nếu điều lệ công ty TNHH ABC quy định: quyết định để một người
được cho phần vốn góp có trở thành thành viên công ty hay không phải được
thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên; Hoặc
điều lệ công ty không có quy định về vấn đề này. Khi đó, việc có cho G trở
thành thành viên công ty ABC hay không sẽ được đưa ra hội đồng thành viên
dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và phải được số thành viên đại diện ít
nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận (vì điều lệ công ty chỉ có thể đưa ra tỷ lệ số
phiếu chấp thuận trên tông số vốn góp lớn hơn 75% nên 75% vẫn là tỷ lệ bé
nhất có thể).
Số phiếu biểu quyết của mỗi thành viên tương ứng với phần vốn góp
(điểm b khoản 1 điều 42 LDN 2005). Trong đó phần vốn góp được hiểu theo
quy định tại khoản 5 điều 4 LDN 2005, nghĩa là tỷ lệ vốn mà mỗi thành viên
của công ty góp vào vốn điều lệ, bên cạnh đó, khoản 6 điều 4 định nghĩa:
“Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp
trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty” do vậy số
phiếu biểu quyết của mỗi thành viên sẽ tương ứng với phần vốn mà thành
viên đó đã cam kết góp vào công ty. Trong khi đó, phần vốn góp của A, B, C
trong công ty ABC tương ứng là 50%, 25%, 25%. Như vậy, khi đưa việc có
cho G trở thành thành viên công ty ABC hay không ra hội đông thành viên và
bị B, C phản đối thì chỉ có 50% số phiếu của A (trên tổng số vốn góp) chấp
thuận. Vì vậy, G không thể trở thành thành viên của công ty ABC khi không
được sự đồng ý của B và C.
Như vậy, G có thể trở thành thành viên công ty ABC nếu G không
thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp và là người có cùng huyết
thống đến thế hệ thứ ba của ông A.


Nhóm C2-2

Lớp KT33C

5


Luật Thương Mại

2/ Ông E ký hợp đồng cho công ty ABC vay 1 tỷ, hạn thành
toán là 12/12/2008. Tháng 7/2008, ông E yêu cầu công ty thanh toán
nhưng công ty không thanh toán được. Ông E có quyền nộp đơn yêu
cầu TA mở thủ tục phá sản với công ty ABC không?
Luật Phá sản năm 2004 quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản của chủ nợ tại khoản 1 điều 13: “Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có
bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã đó”.
Theo quy định này thì điều kiện đầu tiên để một chủ nợ có thể nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản là: “nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản”. Trong đó, “Lâm vào tình trạng phá sản” được hiểu theo điều 3 luật
Phá sản năm 2004 như sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng
thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm
vào tình trạng phá sản”. Và phần 2 chương I nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP
của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số
quy định của Luật phá sản giải thích: “Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm
vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
2.1. Có các khoản nợ đến hạn.
Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có

bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các
bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có
tranh chấp;
2.2. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã
không có khả năng thanh toán.
Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ
chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp
tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của
doanh nghiệp, hợp tác xã...)”.
Nhóm C2-2

Lớp KT33C

6


Luật Thương Mại
Như vậy, “nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” nghĩa
là nhận thấy doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ
nợ có yêu cầu. Bên cạnh đó khoản 2 điều 13 Luật phá sản cũng quy định đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung như:
“…
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến
hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản”.
Bởi vậy, để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chủ nợ phải có đầy đủ
các giấy tờ tài liệu để chứng minh các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có
bảo đảm một phần đến hạn, chủ nợ đã có yêu cầu nhưng không được doanh
nghiệp thanh toán (như như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của

doanh nghiệp).
Trong trường hợp của ông E, ông E ký hợp đồng cho công ty ABC vay
1 tỷ, hạn thanh toán là 12/12/2008. Tháng 7/2008, ông E yêu cầu công ty
thanh toán nhưng công ty không thanh toán được. Vì thời điểm ông E yêu cầu
công ty ABC thanh toán là chưa đến thời hạn thanh toán nên không thể coi
việc không thanh toán được của công ty ABC đối với khoản nợ của ông E là
không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Nhưng chúng ta có thể nhận thấy một vấn đề đó là: trong nội dung Luật
phá sản không quy định các chủ nợ chỉ được dùng chính khoản nợ của mình
để chứng minh doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi
chủ nợ có yêu cầu, nhưng vì việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có
các giấy tờ, tài liệu đi kèm để chứng minh doanh nghiệp không có khả năng
thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Vì vậy ông E sẽ rất khó có được
những loại giấy tờ này nếu ông không phải là chủ nợ của khoản nợ đến hạn
đó.

Nhóm C2-2

Lớp KT33C

7


Luật Thương Mại
Còn nếu là các chủ nợ của các khoản nợ đến hạn khác mà nộp đơn yêu
cầu tòa án mở thủ tục phá sản thì khi đó ông E sẽ là người có quyền lợi lien
quan bởi khoản nợ của ông E khi đó sẽ được coi là đến hạn và sẽ được thanh
toán cùng các khoản nợ khác. Nhưng khi đó Tòa án sẽ yêu cầu tự chủ nợ của
khoản nợ đến hạn đó nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không chấp
nhận cho ông E sử dụng khoản nợ đến hạn đó để nộp đơn. Chính vì vậy trong

trường hợp này ông E không có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá
sản với công ty ABC.

3/ Sau ba năm hoạt động, công ty làm ăn thua lỗ và tạo ra
khoản nợ lên tới 3,5 tỷ đồng. Mặt khác, chiếc ô tô A góp vốn chỉ còn
trị giá 500 triệu. Các chủ nợ yêu cầu các thành viên của công ty phải
bỏ thêm tài sản để trả cho hết nợ?
Việc xác định nghĩa vụ của các thành viên trong công ty TNHH ABC
đối với khoản nợ 3,5 tỷ của công ty cần xem xét các vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất, giảm sút giá trị tài sản góp vốn. Tại thời điểm thành
lập công ty, A góp vốn bằng chiếc ôtô được các thành viên nhất trí định giá
theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn là 1 tỉ đồng, ba năm sau chiếc ô tô A
góp vốn chỉ còn trị giá 500 triệu. Vì việc góp vốn của A bằng chiếc xe ô tô đã
được các thành viên nhất trí là 1 tỷ đồng theo đúng giá thị trường tại thời
điểm góp vốn nên không xem xét áp dụng khoản 2 điều 30 LDN năm 2005 về
định giá tài sản góp vốn để xác định nghĩa vụ của các thành viên trong trường
hợp định giá cao hơn giá trị thực của tài sản tại thời điểm góp vốn. Vì vậy,
việc sau ba năm chiếc ô tô mà A góp vốn chỉ còn trị giá 500 triệu đồng sẽ
được xác định như sau:
Vì công ty TNHH có sự phân tách tài sản (tài sản của công ty và tài sản
của thành viên). Khi góp vốn vào công ty các thành viên công ty có trách
nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản đó sang cho công ty theo quy định tại điều
29 Luật Doanh nghiệp năm 2005 vì vậy, kể tự thời điểm thành viên công ty
chuyển quyền sử hữu tài sản góp vốn sang cho công ty thì thành viên đó
Nhóm C2-2

Lớp KT33C

8



Luật Thương Mại
không phải chịu trách nhiệm về sự mất giá của tài sản đó. Mọi sự mất giá tài
sản của công ty các thành viên trong công ty không phải chịu trách nhiệm. Vì
vậy, tuy sau ba năm chiếc ô tô mà A đã góp vào công ty chỉ còn trị giá 500
triều đồng nhưng vì chiếc ô tô đó giờ không còn là tài sản của A nữa mà đã
trở thành tài sản của công ty, nó không thuộc trách nhiệm của các thành viên
trong công ty nên chủ nợ không có quyền yêu cầu họ phải bỏ thêm tài sản bù
vào phần tài sản hao hụt này để trả nợ.
Vấn đề thứ hai, trách nhiệm của các thành viên công ty đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trong ông ty TNHH vấn đề
trách nhiệm của các thành viên được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản
1 điều 38 LDN 2005: “Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào
doanh nghiệp”. Như vậy, trong công ty TNHH có sự phân tách tài sản: tài sản
của công ty và tài sản của thành viên. Công ty phải tự chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình.
Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Vì vậy, khi
công ty không đủ khả năng thanh toán nợ thì các chủ nợ cũng không có quyền
yêu cầu các thành viên trong công ty góp thêm tài sản (trừ những tài sản đã
cam kết góp vào công ty mà chưa thực hiện) để trả cho hết nợ.
Vấn đề thứ ba, việc C chưa góp đủ tài sản vào công ty như đã đăng ký
tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh tuy C
đăng ký góp 500 triệu đồng nhưng mới chỉ góp được 280 triệu đồng, C chưa
hoàn thành nghĩa vụ góp vốn của mình đối với công ty. Vì vậy, theo quy định
tại điểm b khoản 1 điều 38 và khoản 1 điều 42 LDN năm 2005 về nghĩa vụ
của thành viên công ty TNHH thì C có nghĩa vụ: “Góp đủ, đúng hạn số vốn
đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty…”. Vì vậy, khi

công ty làm ăn thua lỗ và tạo ra khoản nợ lên tới 3,5 tỷ đồng thì các chủ nợ có
Nhóm C2-2

Lớp KT33C

9


Luật Thương Mại
quyền yêu cầu C bỏ thêm 220 triệu đồng trong tài sản của mình đã cam kết
góp vào công ty mà chưa thực hiện để trả nợ.
Như vậy, sau ba năm hoạt động, công ty làm ăn thua lỗ và tạo ra khoản
nợ lên tới 3,5 tỷ đồng. Mặt khác, chiếc ô tô A góp vốn chỉ còn trị giá 500
triệu. Tuy nhiên, các chủ nợ chỉ có thể yêu cầu C bỏ thêm tài sản đã cam kết
góp vào công khi đăng ký kinh doanh để trả nợ còn đối với A và B thì các chủ
nợ không thể đưa ra những yêu cầu này.

4/ Tháng 8/2009, công ty ABC bị TA áp dụng thủ tục thanh lý
tài sản để trả nợ. Tài sản của công ty còn lại đem bán đấu giá, được
2 tỷ. Thứ tự thanh toán sẽ như thế nào nếu các khoản nợ là:
1. Nợ lương người lao động: 200 triệu.
2. Nợ ngân hàng 1 tỷ, thế chấp bằng nhà xưởng (định giá tại thời điểm
vay: 1,2 tỷ, bán đấu giá được 1,3 tỷ).
3. Nợ ông E 1 tỷ thế chấp bằng ô tô (định giá tại thời điểm vay là 800
triệu, bán đấu giá được 500 triệu)
4. Nợ bà F 800 triệu.
5. Nợ thuế 500 triệu.
6. Phí phá sản xác định là 30 triệu.
Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại điều 35 Luật Phá sản về xử lý các khoản

nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố:
“Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế
chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế
chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được
thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu
giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch
được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Nhóm C2-2

Lớp KT33C

10


Luật Thương Mại
Bên cạnh đó, tại điều 6 Luật Phá sản năm 2004 có giải thích: “
1. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
2. Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị
tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
3. Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo
đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Như vậy, tại thời điểm Công ty TNHH ABC bị TA áp dụng thủ tục
thanh lý tài sản để trả nợ (theo thủ tục phá sản), công ty còn:
Nợ ngân hàng 1 tỷ, thế chấp bằng nhà xưởng (định giá tại thời điểm
vay: 1,2 tỷ). Vì tại thời điểm vay, tài sản thế chấp được định giá là 1,2 tỷ lớn
hơn tài sản vay (1 tỷ) nên đây là khoản nợ có bảo đảm.

Nợ ông E 1 tỷ thế chấp bằng ô tô (định giá tại thời điểm vay là 800
triệu). Vì tại thời điểm vay, tài sản thế chấp được định giá là 800 triệu thấp
hơn tài sản vay (1 tỷ) nên đây là khoản nợ có bảo đảm một phần. Khi thanh
toán sẽ được xác định là công ty vay ông 800 triệu có bảo đảm và 200 triệu
không có bảo đảm. Tuy phần nợ có bảo đảm của ông E là 800 triệu nhưng vì
tài sản dùng để bảo đảm cho khoản nợ của ông bán đấu giá chỉ được 500
triệu, không đủ thanh toán số nợ mà theo quy định tại điều 35 luật Phá sản thì
nợ có bảo đảm được thanh toán bằng chính tài sản bảo đảm, phần nợ còn lại
của ông sẽ được thanh toán như các khoản nợ không có bảo đảm khác.
Vì vậy, áp dụng điều 35 Luật Phá sản năm 2004 thì trước hết công ty sẽ
thanh toán 1 tỷ cho ngân hàng và 500 triệu cho ông E. Tài sản còn lại sau khi
thanh toán là 500 triệu.
Thứ hai, khoản 1 điều 37 luật Phá sản năm 2004 quy định về thứ tự
phân chia tài sản như sau: “Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục
thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
Nhóm C2-2

Lớp KT33C

11


Luật Thương Mại
a) Phí phá sản;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và
hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh
sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản

nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản
không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một
phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng”.
Vì vậy, nghĩa vụ tài sản tiếp theo mà công ty phải thanh toán là phí phá
sản 30 triệu. Tài sản còn lại sau khi thanh toán là 470 triệu.
Tiếp đến là trả nợ lương người lao động 200 triệu. Tài sản còn lại sau
thanh toán là 270 triệu.
Sau khi thanh toán các khoản nợ có bảo đảm, phí phá sản, nợ lương
người lao động tài sản thanh lý còn lại 270 triệu. Trong khi đó công ty còn nợ
các khoản nợ không có bảo đảm bao gồm:
- Nợ ông E 500 triệu (sau khi đã trừ đi số nợ đã được thanh toán bằng
tài sản bảo đảm),
- Nợ bà F 800 triệu,
- Nợ thuế 500 triệu.
Tổng số nợ là 1,8 tỷ. Tài sản thanh ý còn lại (270 triệu) không đủ để
thanh toán các khoản nợ nên các chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản
nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng (điểm c khoản 1 điều 37 luật Phá sản).
Các khoản nợ còn lại được chia theo tỷ lệ:
ông E : bà F : thuế = 5 : 8 : 5
Nghĩa là, trả cho ông E 75 triệu, bà F 120 triệu, cơ quan thuế 75 triệu.
Khi công ty ABC bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản để thanh toán nợ
thì thứ tự thanh toán sẽ là:
- Trả cho ngân hàng 1 tỷ
Nhóm C2-2

Lớp KT33C

12



Luật Thương Mại
- Trả cho ông E 500 triệu đồng
- Thanh toán phí phá sản 30 triệu đồng
- Trả nợ lương người lao động 200 triệu đồng
- Trả cho ông E 75 triệu đồng
- Thả cho bà F 120 triệu đồng
- Trả nợ thuế 75 triệu đồng.

Nhóm C2-2

Lớp KT33C

13


Luật Thương Mại

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại – Đại học Luật Hà Nội – NXB Công An
nhân dân.
2. Luật Doanh nghiệp năm 2005
3. Luật Phá sản năm 2004
4. Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003

Nhóm C2-2

Lớp KT33C

14




×