Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập nhóm Kỹ năng giải quyết vụ án lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.09 KB, 10 trang )

Kỹ năng giải quyết vụ án lao động

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
5.nhận xét diễn án.......................................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................9

Hồ sơ số 4. Yêu cầu:
- Xác định tư cách nguyên đơn, bị đơn
- Tóm tắt nội dung vụ án
Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 1


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
- Xem xét điều kiện thu lý vụ án
- Hướng giải quyết vụ án
- Nhận xét diễn án
Bài làm
1. Xác định tư cách nguyên đơn, bị đơn
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng khởi kiện vụ án dân
sự bảo vệ lợi ích của mình,lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, người được cá
nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm
hại. Để trở thành nguyên đơn thì cần đáp ứng các yêu cầu: các chủ thể cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại và phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi tố tụng dân sự thể hiện qua việc pháp luật quy định cho các chủ
thể có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự, và khả năng của chủ thể đó tự thực
hiện được quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự.
Trong vụ án này, nguyên đơn trong vụ án này là bà Trần Thị Thu Hương, sinh
năm 1977, thường trú tại Khu 13, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai. Bà đã khởi kiện công ty TNHH PRANDA Việt Nam ra tòa vì: thứ nhất, bà


cho rằng công ty đã chấm dứt HĐLĐ không đúng theo quy định của pháp luật, làm
xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà; thứ hai ,bà Hương là người đủ năng
lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng khi tự mình thực hiện được các quyền và
nghĩa vụ trong quá trình tố tụng dân sự.
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ
quan tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Xét về tính chất
việc tham gia tố tụng của bị đơn mang tính thụ động, do bị bắt buộc tham gia tố
tụng. Họ tham gia tố tụng không phải do họ gửi đơn khởi kiên tới tòa án mà buộc

Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 2


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn. Điều này trái ngược với
tính chủ động của nguyên đơn gửi đơn tới Tòa khi nhận thấy quyền lợi bị xâm hại.
Cụ thể, bị đơn trong vụ án này là công ty TNHH PRADA Việt Nam có trụ sở
đóng tại số 16, đường 2A, KCN Biên Hòa II, bị chị Trần Thị Thu Hương khởi kiện
do chị Hương cho rằng công ty đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị.
2. Tóm tắt nội dung vụ án
Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
- Ngày 28/8/1997, chị Trần Thị Thu Hương (Sinh năm 1977, trú tại khu 13, xã
Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vào làm việc tại công ty TNHH
PRANDA Việt Nam theo HĐLĐ xác định thời hạn là 01 năm.
- Đến ngày 1/1/2001, chị Hương ký với công ty HĐLĐ không xác định thời hạn,
với công việc là ráp hàng, mức lương hàng tháng là 1.231.000đ, trong đó có phụ
cấp độc hại là 50.000đ, phụ cấp khác là 100.000đ.
- Ngày 1/3/2006, công nhân tại công ty tiến hành đình công. Chị Hương khai là
đưa con đi khám bệnh, không tham gia đình công.
- Ngày 02/6/2006 và ngày 06/6/2006, công ty ra thông báo yêu cầu công nhân viên

nào có nguyện vọng vào làm việc tiếp thì đến đăng ký danh sách tại bộ phận nhân
sự hoặc tổ bảo vệ nhưng chị Hương không có mặt, không đăng ký
- Ngày 6/3/2006, công nhân vẫn tiếp tục đình công.
- Ngày 7/3/2006, công nhân và chị Hương đều trở lại làm việc.
- Ngày 20/3/2006, công ty đã tiến hành lập biên bản làm việc giữa công ty và chị
Hương về việc đình công. Sau đó giữa công ty và chị Hương tiếp tục có biên bản
làm việc về việc đình công lần hai vào ngày 21/3/2006 và lần ba vào ngày
22/3/2006.
- Ngày 25/3/2006, công ty ra quyết định số 19/QĐ/HC – TV chấm dứt HĐLĐ với
chị Hương theo điểm a khoản 1 Điều 85 BLLĐ.

Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 3


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
- Ngày 27/3/2006, chị Hương khởi kiện công ty THNN PRANDA Việt Nam ra tòa
với yêu cầu buộc công ty giải quyết cho chị các vấn đề sau:
+ Bồi thường tiền lương và phụ cấp trong những ngày chị Hương không
được làm việc là 1.381.692 x 22 ngày = 1.169.124 đồng
+ Bồi thường thêm hai tháng tiền lương và phụ cấp. 1.381.692 x 2 tháng =
2.763.384 đồng
+ Trả tiền trợ cấp thôi việc vì chị không muốn quay trở lại làm việc là ½ x
1.381.692 x 8 năm 8 tháng = 6.217.641 đồng
Tổng cộng là 10.150.149 đồng
+ các chế độ BHXH (từ ngày 28/8/1997 đến ngày 25/3/2006)
3. Điều kiện thụ lý vụ án
Khi nghiên cứu tính hợp lệ của việc khởi kiện, thẩm phán cần nghiên cứu
các vấn đề sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết của tòa án, đây là nội dung đầu tiên mà
thẩm phán cần phải làm rõ khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ việc lao động. Theo

quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì thẩm quyền của tòa án cần
được xem xét dưới ba góc độ: thẩm quyền chung, thẩm quyền theo cấp và thẩm
quyền theo lãnh thổ.
+ Về thẩm quyền chung, căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp ở tình
huống trên là giữ bà Trần Thị Thu Hương và công ty TNHH Pranda Việt Nam có
trụ sở đóng tại số 16, đường 2A, KCN Biên Hòa II là tranh chấp lao động cá nhân
về xử lý kỉ luật theo hình thức sa thải. Căn cứ Điều 200 BLLĐ 2012 về cơ quan, cá
nhan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm Hòa giải viên
và Tòa án nhân dân. Điểm a Khoản 1 điều 31 BLTTDS quy định về những tranh
chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mà không nhất thiết phải
qua hòa giải tại cơ sở, trong đó có trường hợp “Về xử lí kỷ luật theo hình thức sa
thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”. Như vậy,
Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 4


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
có thể khẳng định tòa án có quyền thụ lý vụ án này để giải quyết khi nhận được
đơn kiện nếu các điều kiện khởi kiện phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Về thẩm quyền theo cấp: đây là tranh chấp lao động cá nhân mà đối với
những tranh chấp lao động cá nhân thì Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết căn cứ điểm c khoản 1 Điều 33
BLTTDS sửa đổi năm 2011. Theo đó “Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này”. Vì
vậy, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án này là tòa án cấp huyện.
+ Về thẩm quyền theo lãnh thổ, căn cứ vào Điểm a, b khoản 1 Điều 35
BLTTDS quy định:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác
định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ

thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà
án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có
trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh
chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định
tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”
Ở trong tình huống này, tư cách bị đơn là công ty TNHH PRANDA Việt
Nam, có trụ sở tại số 16, đường 2A, KCN Biên Hòa II. Vì vậy, tòa án có quyền thụ
lý vụ việc sẽ là tòa án nhân dân huyện nơi có trụ sở của công ty, ở đây là tòa án
nhân dân thành phố Biên Hòa.
Thứ hai, kiểm tra tư cách khởi kiện của người khởi kiện: Theo quy định
của pháp luật, trong vụ án lao động những chủ thể có quyền khởi kiện gồm NLĐ,
Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 5


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
tập thể lao động, NSDLĐ, công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở, các chủ thể
khác có liên quan. Trong tình huống này, người khởi kiện là chị Trần Thị Thu
Hương, sinh năm 1977 (lớn hơn 18 tuổi), đã tham gia vào quan hệ lao động,
không phải người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, như vậy nguyên đơn là chị
Hương có đầy đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và có đầy đủ năng lực hành vi
tố tụng dân sự.
Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện. Theo điều 202 BLLĐ “Thời hiệu yêu cầu
Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra
hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi
phạm. Trong vụ án này, ngày 25/03/2006 công ty TNHH PRANDA Việt Nam ra
quyết định số 19/QĐ/HC – TV chấm dứt hợp đồng lao động với chị Hương. Đến
ngày 27/03/2006, chị Hương đã làm đơn khởi kiện lên tòa án. Do đó việc khởi kiện
của chị Hương vẫn trong thời hiệu theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, về thủ tục hoà giải cơ sở. Theo Điều 201 Bộ luật Lao động 2012,
vụ kiện này không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải cơ sở nhưng các bên có thể
yêu cầu hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải. Do đó, khi tiến hành nhận đơn
kiện, cán bộ thụ lý cần xem xét hai bên đã tiến hành hoà giải chưa. Nếu đã qua hoà
giải cơ sở thì toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án trong trường hợp hoà giải không
thành (có biên bản nộp theo) hoặc đã hoà giải thành nhưng các bên không thực
hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ.
Ngoài ra, vụ kiện trên vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định
của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào nên việc tòa án thụ lý là
chính xác.
4. Hướng giải quyết vụ án
Điều 126 BLLĐ 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải. Theo
đó, hình thức sử lý kỉ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các
trường hợp:
Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 6


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích,
sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây
thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử
dụng lao đông;
2. Người sử dụng lao động bị xử lý kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái
phạm trong thời gian chưa xóa kỉ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái
phạm.

3. người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng…”.
Khoản 1 Điều 123 BLLĐ 2012 quy định nguyên tắc, trình tự xử lý kỉ luật

lao động:
“1. Việc xử lý kỉ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) người lao động phải có mặt và có quyền bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác
bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha mẹ
hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỉ luật lao động phải được lâp thành biên bản…”.
Theo như tinh thần của hai điều luật trên, thì khi sa thải nhân viên đúng pháp luật,
cần đảm bảo hai yêu cầu là lý do sa thải và trình tự thủ tục sa thải.
Trong án này, bà Trần Thị Thu Hương kiện công ty TNHH Pranda Việt Nam
về việc sa thải không đúng pháp luật, vì thế cần dựa vào lời khai và những chứng
cứ kèm theo để xác định công ty có sa thải trái pháp luật hay không. Qua đó mới
có thể có định hướng giải quyết vụ án. Để xác định công ty sa thải đúng hay sai
pháp luật, cần phải có các chứng cứ, tài liệu chứng mình cho:
Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 7


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
- Lý do sa thải: Các chứng cứ cho thấy bà Hương đã vi phạm lỗi được quy
định tại Điều 126 BLLĐ 2012, các lý do để áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải
như giấy tờ chứng minh tổn thất của công ty trong những ngày xảy ra đình công.
- Thủ tục sa thải: Biên bản chứng minh đã có tổ chức cuộc họp xử lý kỉ luật sa
thải bà Hương theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều 123 BLLĐ 2012.
Trường hợp thứ nhất, nếu công ty sa thải đúng pháp luật thì công ty không
phải bồi thường cho bà Hương theo đơn yêu cầu khởi kiện mà chỉ phải giải quyết
quyền lợi cho bà Hương theo quyết định số 19/QĐ/HC-TV. Theo đó, công ty sẽ trả
lai cho bà Hương:
- Lương những ngày làm việc
- Các chế độ BHXH. Ngoài ra không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Trường hợp thứ hai, nếu công ty vi phạm một trong hai điều kiện trên thì công
ty đã sa thải trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ khi người sử dụng lao
động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật phải có nghĩa vụ:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao
kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người
lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản
tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ
cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và
người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều
này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa
thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương
theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 8


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động
mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại
khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho
người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước”. Các nghĩa vụ tại Điều 42 trên cũng chính là yêu
cầu của bà Hương đã ghi trong đơn kiện. Đó là:
- Lương và phụ cấp những ngày không được làm việc là 1.381.692 x 22 ngày
=1169124 đồng
- 2 tháng lương và phụ cấp những ngày không được làm việc 1.381.692 x 2

tháng = 2.763.384 đồng
- Mỗi năm làm việc nửa tháng lương ½ x 1.381.692 x 8 năm 8 tháng =
6.217.641 đồng.
Tổng cộng 10.150.149 đồng
- Các chế độ BHXH (từ ngaỳ 28/8/1997 đến 25/3/2006)
Tóm lại, nếu sa thải trái pháp luật, công ty Pranda Việt Nam phải bồi thường cho
bà Hương tổng số tiền là 10.150.149 đồng cùng các chế độ BHXH.
5. nhận xét diễn án

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 9


Kỹ năng giải quyết vụ án lao động
1. Bô luật Lao động 2012;
2, Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011.

Nguyễn Thị Huế- N01- nhóm 6 Page 10



×