Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

NGHIÊN cứu một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO hộ NÔNG dân TRÊN địa bàn xã DƯƠNG QUANG HUYỆN mỹ hào TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.56 KB, 82 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có gần 80% dân số sinh sống ở nông thôn; trong các cuộc
chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc, lao động nông nghiệp nông
thôn nước ta đã có những đóng góp to lớn cả về sức người, sức của cho sự
thắng lợi của cách mạng, đấu tranh chống ngoại xâm và đánh thăng giặc Mỹ
để dành độc lập, thống nhất tổ quốc. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn có
nhiều chính sách phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và tạo điều kiện cho nông
dân phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển
nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người nông dân.
Sau 20 năm thực hiện đổi mới của Đảng và Nhà nước đề ra, kết hợp
với thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (4/1988) về: "Đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp”, từ đây hộ đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ,
góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế của đất nước.
Thực tế nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển
vượt bậc và đã đạt được những thành tựu đầy khích lệ về năng suất, chất
lượng sản phẩm và tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, tăng
thu nhập, tăng tích luỹ và đời sống nông dân được tăng lên cả về vật chất
và tinh thần.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì đời sống nông
dân ở nhiều vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa sản xuất kinh doanh vẫn còn
gặp nhiều những khó khăn, đời sống nông dân còn nghèo, đây là tính tất
yếu khách quan của xu thế phát triển xã hội từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, điểm xuất phát rất thấp và mới tiến hành thực hiện nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần đã tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, dẫn đến phân hoá


1


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Nhìn chung đời sống của người dân ở vùng
nông thôn còn nhiều khó khăn bởi thu nhập thấp, lao động vẫn còn thiếu
việc làm, số nông hộ sản xuất có tích luỹ và có cơ hội, điều kiện vươn lên
thành hộ khá và giàu còn ít.
Xã Dương Quang là xã thuộc vùng nông thôn nằm xa đô thị, thu
nhập của nhân dân chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện
hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,
năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động còn thấp, đời sống
nhân dân còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Vì vậy, xã đang
phải đứng trước thử thách về giải quyết việc làm, đẩy mạnh phát triển
kinh tế xã hội nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, đời sống của
nhân dân. Để tìm được hướng đi mới cho mình; Đảng uỷ, HĐND, UBND
Dương Quang đã có nhiều Nghị quyết, chủ trương, giải pháp để tạo điều
kiện cho nhân dân trong xã phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở
phát huy lợi thế so sánh của xã, tăng cao hiệu quả của sản xuất nông
nghiệp; bằng tiếp thu, áp dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuật mới,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý; thực
hiện thâm canh, tăng vụ kết hợp với khuyến khích các hộ gia đình phát
triển những ngành nghề Tiểu – thủ công nghiệp, phát triển nông trại để
tạo việc làm trong những thời điểm nông nhàn, đầu tư các vùng chuyên
canh, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi gia đình trong tổng giá trị
thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, đồng thời phát triển hợp lý các hoạt
động dịch vụ thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Để thực hiện đường lối chủ trương nêu trên Dương Quang đang tăng
cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường áp dụng công nghệ mới vào
sản xuất kinh doanh và tăng cường tri thức cho người lao động đồng thời
khuyến khích kinh tế nông hộ phát huy nội lực và tăng cường sự hợp

2


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

tác, liên doanh liên kết kinh tế với bên ngoài trên cơ sở đó nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân xã Dương Quang. Để góp phần
giải quyết vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Kinh tế, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội,Chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề
tài: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU
NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DƯƠNG QUANG HUYỆN MỸ HÀO - TỈNH HƯNG YÊN”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Vận dụng những lý luận và kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ trên thế giới
và các vùng ở Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở xã Dương Quang,
tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng cao thu nhập và
cải thiện đời sống nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển kinh tế nông hộ.
- Đánh giá thực trạng về phát triển kinh tế nông hộ ở xã Dương
Quang.

- Phân tích những nguyên nhân cản trở đến tăng thu nhập của hộ
nông dân trong xã. Trên cơ sở đó, đề ra định hướng và một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn xã.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là tình hình sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của xã
Dương Quang và các hộ nông dân. Thông qua điều tra, phỏng vấn để thấy
được thực trạng về thu nhập của các hộ nông dân trong xã, các nguồn thu

3


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

nhập của từng loại hộ, khả năng thu nhập, tình hình đời sống thực tế của
họ; từ đó nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
thu nhập của các nông hộ trong điều kiện hiện nay.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian tại địa bàn nghiên cứu: xã Dương Quang huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: đề tài tiến hành thực hiện nghiên cứu từ
ngày 15/ 01/2010 đến 25/5/2010

4


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về Hộ
Về khái niệm về hộ vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau:
Một số quan điểm cho rằng: "hộ là những người cùng sống chung trong
một ngôi nhà và nhóm người đó cùng chung huyết tộc và những người làm
chung, ăn chung”. Trong quá trình nghiên cứu, quá trình đô thị hoá ở các nước
Châu Á, giáo sư Mc. Gee và các đồng nghiệp đã lưu ý thêm rằng: Các thành
viên của hộ không nhất thiết sống chung trong một mái nhà, họ có thể sống xa
gia đình nhưng đóng góp vào phần thu nhập của hộ thì họ được coi là một
thành viên của hộ. Tuy nhiên đây chỉ là thiên về thu nhập của hộ. Một khái
niệm khác về hộ cho rằng "hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên hệ đến
sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”. Như vậy từ
các quan điểm khác nhau đưa ra về "hộ" cũng có những nét chung để phân biệt
về hộ, đó là:
1). Hộ là nhóm người có chung hay không có chung huyết tộc.
2). Hộ là một nhóm người cùng chung sống dưới một mái nhà.
3). Hộ là một nhóm người cùng có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
2.1.2. Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là hộ nông dân trong đó bao gồm những người có phương tiện
kiếm sống chủ yếu là từ ruộng đất và sử dụng lao động gia đình cho sản xuất,
luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi
sự tham gia từng thành phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao.
Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra làm
thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó hoạt động kinh tế của nông hộ cũng
có những biến đổi sâu sắc. Xã hội chắc chắn sẽ xuất hiện những nông hộ vì lý
do nào đó không có đất canh tác mà phải đi làm thuê tạo thu nhập. Cũng có

5



Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

hộ chuyển sang nghề khác và cho thuê đất sản xuất của mình theo kiểu “Phát
canh thu tô”. Tất cả những hộ này đều được coi là hộ nông dân (nông hộ).
Ngược lại, những hộ không kinh doanh kiếm lợi từ ruộng đất mà hoạt động
kinh tế trong lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp, tuy sống ở nông thôn
nhưng không được coi là hộ nông dân.
2.1.3 Khái niệm về kinh tế hộ
Theo Frank Ellis tại Đại học tổng hợp Cambridge (1988) cho rằng: "Kinh
tế hộ khác với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở 3
yếu tố: đất đai, lao động, vốn và sự tiêu dùng. Hộ là cơ sở lao động của xã hội
giúp cho các tổ chức xác định, đánh giá kinh tế, cùng chung một nguồn vốn,
các thành viên cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều
hưởng phần thu nhập, mọi quyết định đều dựa trên những thành viên (người
lớn trong hộ). Kinh tế nông hộ là một tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã
hội. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, vốn được góp chung,
chung một ngân sách, ngủ chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong
sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ phát ra".
Theo quan niệm của Mark và Ăng gen : Kinh tế nông hộ vẫn bị hạn chế
nên cần được cải tạo nó mới phát triển lên trình độ xã hội hoá ngày càng cao.
Do đó lúc đầu các ông dự đoán kinh tế nông hộ sẽ hoàn toàn bị xoá bỏ trong
điều kiện phát triển công nghiệp. Sau này với thực tế ở Anh và các nước tư bản
khác. Mark đã nhận thấy rằng: Phát triển nông nghiệp không giống như phát
triển công nghiệp, kinh tế nông trại gia đình tỏ ra là hình thức tổ chức sản xuất
nông nghiệp và "nông nghiệp hợp lý không mâu thuẫn với phát triển kinh
doanh TBCN ".

Từ những khái niệm và quan điểm trên cho thấy: Kinh tế hộ là hình thức
kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, được hình thành và tồn tại khách
quan, lâu dài dựa trên cơ sở sử dụng sức lao động, đất đai và tư liệu sản xuất
của gia đình mình là chính. Kinh tế nông hộ là hình thức cơ bản có hiệu quả,

6


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

phù hợp với sản xuất nông nghiệp; nó tồn tại, thích ứng và phát triển trong
mọi chế độ kinh tế xã hội.
Có thể khái quát thành 6 đặc trưng cơ bản chủ yếu của kinh tế nông hộ
như sau: Thứ nhất: Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình
quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Bởi vì sở hữu trong nông hộ là sở hữu
chung, mọi thành viên đều có thể sử dụng và tự quản lý các yếu tố sản xuất
như: vốn, đất đai ...để tạo ra của cải đóng góp vào ngân quỹ chung của hộ.
Thứ hai: Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ
với nhau và được chi phối bởi quan hệ huyết thống. Thông thường chủ hộ là
người quản lý, điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất. Với đặc điểm này,
việc tổ chức sản xuất trong nông hộ diễn ra tương đối linh hoạt và thống
nhất, cơ cấu tổ chức rất đơn giản.
Thứ ba: Quy mô sản xuất nhỏ, hơn nữa các nguồn lực có thể được huy
động hay thu hồi dễ dàng nên các nông hộ hoàn toàn có khả năng thích nghi
và tự điều chỉnh tốt. Gặp điều kiện thuận lợi, nông hộ có thể phát huy tối đa
nguồn lực cho sản xuất ngay cả khi giảm khẩu phần ăn tất yếu của mình.
Trong hoàn cảnh bất lợi, sản xuất được thu hẹp, thậm chí có thể quay về với
sản xuất giản đơn.

Thứ tư: Quan hệ huyết thống, họ tộc, văn hoá và đặc biệt là lợi ích kinh
tế chung của các thành viên...Tất cả nằm đan xen trong một trật tự tổ chức hết
sức đa dạng và phức tạp, song chúng cùng tác động tạo nên sự đồng tâm, hiệp
lực giữa các thành viên; họ cùng tự giác lao động để phát triển kinh tế mà
không cần đến thưởng - phạt, điều này không thể có ở các đơn vị kinh tế khác.
Thứ năm: Kinh tế nông hộ được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào
thị trường. Chính vì thế, trên thị trường đầu vào, hộ chỉ bán từng phần nguồn
lực của mình như: đất đai, sức lao động... với thị trường đầu ra, nông hộ chỉ
mua những gì mà họ không có khả năng tự túc như: quần áo, thuốc men hay
các đồ gia dụng khác...

7


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

Thứ sáu: Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động, nguồn vốn...của mình
là chủ yếu. Chỉ khi nào quy mô sản xuất vượt quá nguồn lực sẵn có, các hoạt
động mua bán hay đi thuê mới diễn ra.
Từ sự tổng hợp các đặc trưng nêu trên, có thể khẳng định rằng kinh tế
nông hộ luôn là hình thức tổ chức kinh tế rất thích hợp với sản xuất nông
nghiệp. Bởi vì, đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các sinh vật sống rất
cần sự chăm sóc trực tiếp và thường xuyên của con người. Người lao động
trong nông hộ với ý thức trách nhiệm cao, có sự gắn bó mật thiết với cây
trồng, vật nuôi nên hoàn toàn có thể đảm nhận công việc đó. Cho đến nay
nhiều học giả đều nhận thấy rằng kinh tế nông hộ không giống các hình thức
kinh tế khác vì:
- Nó là loại hình kinh tế thích nghi, cả lợi thế cũng như hạn chế bởi các

yếu tố đất đai, lao động, tiền vốn và thái độ tiêu dùng của chủ hộ.
- Nó là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất, vừa tiêu dùng nông sản, có sự
thống nhất giữa các đơn vị kinh tế và đơn vị xã hội. Do đó, nó thực hiện đồng
thời được nhiều chức năng mà đơn vị kinh tế khác không có được, kinh tế
nông hộ có khả năng tự điều chỉnh rất cao trong mối quan hệ sản xuất, trao
đổi, phân phối, tiêu dùng.
- Nó là tế bào của xã hội mang tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện tự
nhiên - kinh tế mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới và được phát triển từ
thấp đến cao.
- Kinh tế nông hộ tuy là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng không đối lập với
kinh tế hợp tác và kinh tế Nhà nước.
Ở nước ta hiện nay kinh tế nông hộ là một khái niệm chung chỉ các loại
nông hộ có trình độ sản xuất khác nhau, từ tự cung- tự cấp đến sản xuất hàng
hoá; kinh tế nông hộ đã có tác dụng to lớn để thúc đẩy nông nghiệp và nông
thôn nước ta phát triển.

8


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

Tuy nhiên, nông hộ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ.
2.1.4. Vai trò của kinh tế nông hộ
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự tồn tại và phát triển của các
thành phần kinh tế, các phương thức sản xuất hoàn toàn khách quan phù hợp

với xu hướng của sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông hộ là
một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Trong mọi thời đại thì kinh tế
nông hộ dù phát triển dưới bất cứ hình thức nào cũng đều góp phần quan trọng
giúp cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Kinh tế nông hộ ở mỗi nước có sắc
thái riêng, nhưng đều có sự đóng góp không nhỏ của các nông sản cho đời
sống xã hội.
Ở nước ta hiện nay, giá trị sản phẩm nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng
lớn trong nền kinh tế, mặt khác đối với nông nghiệp khả năng sản xuất hàng
hoá chưa cao nên kinh tế nông hộ cũng có vai trò hết sức to lớn, nó thúc đẩy
nông nghiệp và nông thôn phát triển. Kinh tế nông hộ hàng năm đã cung cấp
cho xã hội khoảng 90% sản lượng thịt, cá, sản lượng lương thực và sản lượng
rau quả. Trên cơ sở đó cần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây
công nghiệp, cây ăn quả; đẩy mạnh xuất khẩu và cải tạo tốt hơn tài nguyên đất,
lao động, vốn, vv...
Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế hiện nay, chúng ta đang chủ
trương xoá bỏ thế độc canh, tiến đến đa canh cây trồng, vật nuôi và phát triển
ngành dịch vụ ở nông thôn theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng bước xoá
bỏ cơ chế sản xuất tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hình
thức tập trung, để tăng khả năng đầu tư cũng như phát huy các tiềm lực khác,
góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, kết hợp phát triển các ngành
nghề, các loại hình dịch vụ nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho người

9


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

nông dân, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và

nông thôn vào năm 2020 theo tinh thần của Đại hội Đảng IX đã đề ra.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Vể thực tiễn mà nối kinh tế nông hộ đã trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử
cùng với sự thay đổi của xã hội, nó ngày càng được hoàn thiện về phương thức
và hoạt động. Nó trở thành một nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong
nền kinh tế nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hộ trên thế giới
Trên thế giới, trải qua nhiều phương thức sản xuất xã hội, kinh tế chính trị
có nhiều biến động nhưng kinh tế hộ vẫn tồn tại và phát triển. Ban đầu là
những hộ sản xuất tự cung, tự cấp sau đó tiến lên phát triển nhiều hộ sản xuất
hàng hoá và chuyển thành kinh tế trang trại gia đình. Mặc dù kinh tế nông hộ
trên thế giới tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng các hộ nông dân và
trang trại gia đình vẫn là lực lượng chủ yếu sản xuất các mặt hàng nông sản,
thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của con người. Các hộ nông dân vẫn và sẽ đang
đóng vai trò chủ lực trong ngành sản xuất nông nghiệp trên thế giới và thực tế
cho thấy đến nửa cuối thế kỷ XVIII Chủ nghiã Tư bản đã thực sự phát triển ở
các nước châu Âu, sau đó là châu Á, châu Mỹ... nền sản xuất hàng hoá lớn đã
hình thành và dần thay thế kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp trên cơ sở có sự
tích tụ tập trung về tư liệu sản xuất và sự phân công lao động xã hội, nhưng
đến nay kinh tế hộ vẫn phát triển mạnh ở hầu hết các quốc gia và đang có xu
hướng mở rộng thành các nông trại gia đình có tính chuyên môn hoá cao.
* Các nước châu Âu và Bắc Mỹ
Châu Âu và Bắc Mỹ mà điển hình là Mỹ, là những nước phát triển, dân
số là nông nghiệp rất ít, quy mô nông trại lớn.
Các nước châu Âu, điển hình là các nước thuộc cộng đồng kinh tế châu
Âu (EEC), những tế bào trong nông nghiệp là các trạng trại gia đình. Khối
EEC có khoảng 11,5 triệu trang trại, số nông trại có quy mô 50 ha trở lên

10



Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

chiếm10% nhưng lại chiếm tới 40% diện tích đất canh tác. Kinh tế của các
trang trại rất phát triển, sản xuất hàng hoá đạt trình độ cao. Tình trạng thừa
nông sản luôn đe doạ lợi ích của người chủ trang trại. Nhiều nước như Pháp,
Italia chính phủ đã phải can thiệp vào tình trạng dư thừa nông phẩm và có
chính sách trợ giá cho các chủ trại.
Ở Anh trong thời ký đâu của chủ nghĩa tư bản phát triển, quá trình phát
triển nông nghiệp cũng diên ra tình trạng tương tự như trong công nghiệp,
hình thành các xí nghiệp nông nghiệp lớn nhằm xây dựng một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá dựa trên các trang trại công nghiệp lớn. Trên thực tế
đã không diễn ra như mong muốn, số xí nghiệp lớn không thể phát triển được
phpải giảm dần, các nông trại có quy mô vừa và nhỏ vẫn tồn tại và phát triển
với hiệu quả cao. Như vậy ngày từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, kinh tế
trang trại gia đình đã khẳng định là hình thức sản xuất hiệu quả nhất trong
nông nghiệp.
Ở Pháp và Thuỵ Điển tình hình cũng tương tự, các trang trại gia đình đã
tỏ ra rất có hiệu quả. Quy mô các trang trại lớn dần, trước đây là 15 – 29 ha
thì nay là 30 – 35 ha/nông trại. Ở Thuỵ Điển bình quân quy mô nông trại là 30
ha. Về sản xuất, các nông trại kinh doanh cả trồng trọt và chăn nuôi, gia đình
tự mua sắm máy móc, ít thuê lao động ở bên ngoài.
Ở Mỹ, một nước kinh tế phát triển có các điều kiện tự nhiên ưu đãi lớn
cho nông nghiệp. Mỹ là nước xuất khẩu nông sản lớn vào bậc nhất thế giới.
Các nông trại gia đình được xác định là tế bào của sản xuất nông nghiệp. Năm
1987 nông trại gia đình chiếm tới 99,3% trong tổng số nông trại toàn nước
Mỹ. Quy mô nông trại ngày một tăng, năm 1960 là 120 ha thì hiện này là 150
– 200 ha/nông trại. Như vậy các nông trại ở châu Âu và Mỹ hình thành và

phát triển là do quy luật khách quan của kinh tế nông nghiệp quy định, các
nông trại gia đình là tế bào sản xuất của xã hội. Tính ưu việt của việc tổ chức
kinh tế trang trại gia đình hơn hẳn các hình thức tổ chức khác. Trong quá trình

11


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

phát triển các trang trại ngày càng có quy mô lớn hơn do được tập trung ruộng
đất. Đó là quy luật và phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội và đặc
điểm riêng của các cây trồng, vật nuôi. Về các hình thức hợp tác của các trang
trại, cấu trúc trang trại gồm 2 yếu tố: sản xuất tương đối độc lập của các trang
trại và liên kết giữa các trang trại với nhau hình thành các HTX, các hiệp hội.
Vì vậy sự ra đời của các HTX cũng mang tính tất yếu khách quan.
* Các nước Châu Á :
Hiện nay các nước châu Á đang thúc đẩy chương trình phát triển nông
thôn tổg hợp, trong đó mục đích quan trọng nhất là giúp đỡ kinh tế hộ nông
dân, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống ở nông thôn.
Phát triển kinh tế nông thôn là để ngăn chặn dòng người từ nông thôn
đổ về thành phố, ngăn ngừa những tệ nạn xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế
chung của đất nước. Đại diện phát triển kinh tế nông hộ là Trung Quốc.
Trung Quốc là nước có trên 1,2 tỷ dân, trong đó gần 70% là nông dân. Vì
vậy, phát triển kinh tế nông hộ được Trung Quốc đặt lên hàng đầu. Năm 1982
Trung Quốc đã thực hiện khoán tới hộ nông dân, năm 1984 tiếp tục thực hiện
giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Để thúc đẩy nền nông nghiệp
phát triển Chính Phủ Trung Quốc đã cho mở rộng hàng loạt dự án đầu tư nâng
cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư phát triển công nghệ - khoa học phục vụ

sản xuất nông nghiệp. Bước đầu các công nghệ mới đã được áp dụng vào trồng
trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, bước tiến thành công nhất của Trung Quốc phải
kể đến chính sách phát triển công nghiệp dịch vụ tại các vùng nông thôn, nhằm
phát huy lợi thế về nguồn lao động dồi dào, đồng thời tạo điều kiện phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện đô thị hoá nông thôn. Với phương châm ''ly
nông bất ly hương"và "lấy công bù nông", nhờ đó kinh tế nông thôn của Trung
Quốc phát triển rất mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn của Trung Quốc trong những
năm qua không ngừng được đổi mới. Đến năm 1990, Trung Quốc đã có trên

12


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

3000 thị trấn từ 3-5 vạn dân; 139 thị trấn từ 5-10 vạn dân đóng tại các vùng
nông thôn.
2.2.2 Những kinh nghiệm phát triển sản xuất hàng hóa ở các nước trên thế
giới nhằm tăng thêm thu nhập của nông hộ
Từ việc tổng kết, nghiên cứu lý luận về mô hình phát triển kinh tế nông
trại ở các nước phát triển, các nước công nghiệp mới và các nước chậm phát
triển, có thể rút ra những kinh nghiệm sau đây về phát triển sản xuất hàng hoá
nhằm tăng cao thu nhập cho nông trại:
- Tổ chức sản xuất nông trại hay nông hộ đã tồn tại từ lâu đối với tất cả
các nước muốn phát triển nông nghiệp, sản xuất nông trại đã tạo ra hiệu quả
rất cao trong việc sản xuất cũng như thoả mãn các sản phẩm trong gia đình.
Sản xuất nông hộ là đặc thù riêng của ngành nông nghiệp, nó tồn tại như là
yếu tố khách quan.
- Về cơ cấu sản xuất nông trại rất phong phú, có những nông hộ sản

xuất ngành nghề và làm dịch vụ. Tỷ lệ hộ thuần nông giảm xuống, tỷ lệ hộ
kiêm ngành nghề và dịch vụ tăng. Nhóm hộ chuyên làm ngành nghề và dịch
vụ trong tương lai có thể tách khỏi nông nghiệp , hình thành và phát triển
công nghiệp nông thôn. Công nghiệp nông thôn phát triển sẽ là nơi thu nạp rất
có hiệu quả lao động dư thừa ở nông thôn. Kinh tế nông thôn sẽ phát triển rất
đa dạng, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ.
- Khác với công nghiệp, sản xuất hàng hoá nông nghiệp cũng do các hộ
nông dân đảm nhận, họ trở thành lực lượng sản xuất hàng hoá chủ yếu trong
nông nghiệp. Các chủ trang trại ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơ với thị
trường. Như vậy cần phải khuyến khích các hộ sản xuất nhiều nông sản hàng
hoá bán cho xã hội và làm giàu cho gia đình họ.
- Các nông hộ đều sử dụng lao động trong gia đình là chính, một số
hộcó thuê lao động thời vụ song không nhiều. Sự hình thành và phát triển
nông trại là hình thức phát triển cao hơn của nông hộ. Trong quá trình phát

13


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

triển này có sự tập trung ruộng đất, vốn, tư liệu sản xuất. Nhà nước cần tạo
môi trường thuận lợi để cho người nông dân thực hiện các mục tiêu của họ.
- Ruộng đất là vấn đề quan trọng nhất đối với các nông trại, quy mô
nông trại phát triển như thế nào là tuỳ thuộc vào tính chất, cơ cấu của các cây
trồng vật nuôi. Việc giảm số hộ làm nông nghiệp và tăng quy mô là xu thế tất
yếu nhưng quá trình đó diễn ra nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế ở mỗi nước.
- Trong kinh tế trang trại tất yếu sẽ dẫn đến sự hợp tác trên cơ sở thật sự

tự nguyện, đảm bảo lợi ích của các chủ trang trại hợp tác với nhau. Trong quá
trình hợp tác nó vẫn không phá vỡ tính độc lập của nông trại. Người chủ nông
trại ngày càng được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp, nghiệp vụ quản trị kinh
doanh. Kinh tế trang trại được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và
có sự hướng dẫn của Nhà nước để phát triển đúng hướng.
2.2.3 Quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam
* Giai đoại trước thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (trước 12/1986)
Dưới thời kỳ pháp thuộc: thời kỳ này, tầng lớp địa chủ với 3% dân số,
nhưng đã chiếm 41,4% ruộng đất canh tác; hiệu quả khai thác và sử dụng đất
đai thấp, nông dân sống chính bằng làm thuê, cuốc mướn trong điều kiện sản
xuất chủ yếu là độc canh cây lúa mà lại phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, cộng với
phải chịu sự bóc lột của địa chủ, cường hào... vì vậy, có tới 98% nông dân phải
sống trong hoàn cảnh cuộc sống nghèo và đói. Từ khi Miền Bắc được giải
phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp năm 1955 – 1959 Đảng ta chủ
trương "người cày có ruộng", nông dân hăng hái sản xuất. Kinh tế hộ đã có
chuyển biến, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện, song vẫn rất khó
khăn- thiếu thốn, bởi lẽ quy mô tổ chức sản xuất vẫn trong thế thuần nông,
trình độ khoa học – kỹ thuật còn lạc hậu; tiểu - thủ công nghiệp chưa phát
triển. Từ năm 1960 - 1980: Chúng ta tiến hành phong trào hợp tác xã bắt đầu
hình thành và phát triển; đã có 84% số nông hộ vào làm ăn trong 2.639 hợp tác

14


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

xã (1964). Trong giai đoạn này năng lực quản lý, điều hành của Ban quản lý
HTX còn nhiều yếu kém, hiệu quả lao động sản xuất thấp; kinh tế hộ lúc này

vẫn còn bị bó buộc trong quỹ đất 5%, kinh tế hợp tác xã hiệu quả thấp, ngoài
ra chúng ta còn phải tập trung đầu tư cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ
xâm lược , do vậy đời sống nhân dân vẫn rất khó khăn.
Trước thực trạng của sản xuất nông nghiệp lúc này đã gây ra tình trạng
có thể đưa nền kinh tế nước ta đến nguy cơ khủng hoảng toàn diện, trong
quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bế tắc, kinh tế hợp tác xã bị
suy sụp. Trước tình hình này Hội nghị TW 6 (tháng 9 năm 1979) xác định:
“Những vấn đề kinh tế cấp bách” nhằm tìm giải pháp cho nông nghiệp phát
triển và chính trong thời gian này đã có nhiều địa phương tiến hành “ khoán
chui ”, “khoán gọn” đến từng nhóm người và đến từng người lao động. Ví dụ
như: ở Hải Phòng, Vĩnh Phú, Thái Bình... và hình thức này tỏ ra có hiệu quả
hơn HTX rõ rệt.
Cũng chính trên cơ sở này mà qua một thời gian đấu tranh và phân tích
kỹ lưỡng và ngày 13 tháng 1 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban
hành chỉ thị 100CT/ TW nêu rõ mục đích của việc thực hiện cơ chế khoán
mới nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, động viên
mọi người hăng hái tham gia sản xuất, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực
và cơ bản nâng cao thu nhập cho xã viên, tích luỹ cho HTX và tăng thu cho
Nhà nước. Nông dân chủ động đầu tư vốn, sức lao động trên ruộng nhận
khoán và được hưởng trọn phần vượt khoán so với mức khoán được giao, nên
kinh tế nông hộ được khôi phục và bước đầu đã được phát triển . Kết quả là từ
năm 1981 đến năm 1985 sản lượng lương thực tăng 20,7%, năng suất tăng
232%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, thu nhập quốc dân trong nông
nghiệp tăng 5,6% và lương thực bình quân đầu người liên tục tăng qua các
năm: từ 273kg năm 1981 lên 304kg năm 1985. Kinh tế nông hộ trong giai
đoạn này đã được tự chủ phần nào, tuy vậy nó vẫn còn nhiều hạn chế, bởi vẫn

15



Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

còn phụ thuộc vào tập thể và vẫn bị mô hình này chi phối. Và chỉ sau một thời
gian ngắn khoán 100 bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Bởi vì, tuy là khoán
nhưng HTX vẫn đảm nhiệm đến 5 khâu, còn xã viên chỉ đảm nhận 3 khâu,
HTX vẫn dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất, sản xuất tập trung và phân
phối theo công điểm. Định mức khoán lại do HTX quy định nên đã xảy ra
tình trạng chủ quan, quan liêu, áp đặt... như: mức khoán không hợp lý, không
công bằng, không xuất phát từ thực tế, từ đó đã làm cho xã viên khôn thật sự
phấn khởi trong việc đầu tư thâm canh; vì vậy mà xã viên trong giai đoạn cuối
này mong muốn mất mùa hơn là được mùa, sản xuất nông nghiệp lại đi vào
khủng hoảng.
* Kinh tế hộ trong thời kỳ đổi mới (1986) đến nay
Trước những hạn chế của chỉ thị 100CT/TW các địa phương tiên phong
như: Hải Phòng, Vĩnh Phú lại làm thử hình thức giao hẳn ruộng đất cho hộ
nông dân sử dụng, đảm bảo cho họ có quyền tự quyết trên mảnh đất của mình,
kết quả đã khả quan hơn rất nhiều. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của nhiều
địa phương, ngày 5/4/1988 Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông thôn,
trong từng hộ gia đình đã ra đời.Theo tinh thần Nghị quyết thì HTX, các tập
đoàn sản xuất thực hiện chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của mình. Thừa nhận kinh tế nông hộ là thành phần
kinh tế cơ bản của nông nghiệp và nông thôn.
Hộ gia đình nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài, khẳng định
quyền tự chủ của hộ gia đình nông dân trong việc đầu tư thâm canh. Chính từ
đây kinh tế nông hộ mới trở thành tự chủ, nông dân mới dồn hết tâm huyết và
trí lực của mình vào sản xuất làm giàu cho gia đình, cho xã hội trên mảnh đất
của mình được giao. Trong giai đoạn này HTX cũng được thay đổi, HTX

được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp sức, góp vốn của người nông dân và
được quản lý dân chủ. Kết quả là chỉ sau một năm thực hiện Nghị Quyết bộ

16


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

mặt nông nghiệp, nông thôn nước ta đã thay đổi rõ rệt. Từ một nước thiếu
lương thực và thường xuyên phải nhập khẩu của nước ngoài, thì đến năm
1989 lần đầu tiên chúng ta đã có 1,4 tấn gạo xuất khẩu. Và đến nay chúng ta
đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thư hai trên thế giới. Nghị quyết đại hội
Đảng lần VI, VII, VIII và gần đây là Đại hội Đảng toàn quốc lần IX, X đã
đưa ra những chủ trương phát triển 5 thành phần kinh tế cùng với 3 chương
trình kinh tế lớn của Nhà Nước, hộ nông dân luôn được khẳng định là chủ thể
sản xuất kinh tế hộ đã bước đầu phát triển. Giá trị nông sản xuất khẩu tăng
gấp 6 lần trong vòng 10 năm đổi mới (từ 542 triệu USD, năm 1987 lên 3.200
triệu USD năm 1996 chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu cả nước). Từ thực tế
này, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI quyết định "kinh
tế gia đình có một vị trí rất quan trọng cần được khuyến khích giúp đỡ phát
triển trong mối quan hệ hỗ trợ gắn bó với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
thể... thu nhập của kinh tế gia đình không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà
còn là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng". "kinh tế hộ đã phát huy tác
dụng rất quan trọng trong nông nghiệp". Từ đó đến nay Đảng và Nhà nước
đã không ngừng đầu tư, phát triển kinh tế nông hộ, thực tế trong những năm
qua kinh tế nông hộ đã có những phát triển đáng kể và đã đạt được những
thành tựu sau:
- Bước đầu thể hiện sự đa dạng hoá về tổ chức kinh doanh và hình thức

hợp tác theo hướng tiến bộ.
- Về cơ bản thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực, vươn lên đảm bảo an
ninh lương thực và thực hiện xuất khẩu lương thực. Nông sản hàng hoá tăng
về chủng loại.
- Huy động, sử dụng vốn và các nguồn lực cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn một cách có hiệu quả. Trước hết phải kể đến là vốn,
đất đai, lao động, tính tự chủ sáng tạo và mở mang ngành nghề.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

- Đại bộ phận dân cư nông thôn có thu nhập ngày càng cao, đời sống được
cải thiện, có triển vọng xoá đói giảm nghèo và có khả năng thực hiện mục tiêu
"Dân giàu - nước mạnh".
- Góp phần tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng thực tế kinh tế nông
hộ và điều kiện nông thôn đang đặt ra hàng loạt các vấn đề đòi hỏi cần có sự
nỗ lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước.

18


Khoá luận tốt nghiệp


Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình
Vị trí địa lý: Dương Quang có đường Quốc lộ 5A, trung tâm xã cách
thủ đô Hà Nội 28 km về phía tây, cách Hải Dương 28 km về phía đông, cách
thị xã Hưng Yên 34 km về phía nam. Vị trí địa lý của xã Dương Quang đã tạo
nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế - văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh
và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Có nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đặc điểm địa hình: Xã nằm về phía bắc tỉnh Hưng Yên, địa hình tương
đối bằng phẳng, đất đai xu thế thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, thuận lợi
trong việc cơ giới hóa, thuỷ lợi hóa phát triển nông nghiệp.
3.1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu và thuỷ văn
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Dương Quang chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết được chia thành hai mua rõ rệt, mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều và mùa đông hanh. Nhiệt độ trung bình là 23,2oC, lượng mưa
trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.600mm. Độ ẩm không khí trung bình là 85%.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Xã Dương Quang với tổng diện tích đất tự nhiên là 774,71 ha được sử dụng
vào ba mục đích khác nhau là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử
dụng.

19



Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm
CC
(%)
100

SL
(ha)
774,71

CC
(%)
100

SL
(ha)
774,71

CC
(%)
100

08/07

Tổng diện tích đất tự nhiên

SL

(ha)
774,71

So sánh (%)
09/08

100

100

100

I. Đất nông nghiệp

493,31

63,68

491,50

63,44

464,40

59,95

99,63

94,49


97,06

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

449,81

58,06

448,00

57,83

420,90

54,33

99,60

93,95

96,78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm

448,13

57,84

446,32


57,61

419,22

54,11

99,60

93,93

96,77

- Đất trồng lúa

441,53

56,99

439,72

56,76

412,62

53,26

99,60

93,84


96,72

- Đất trồng cây hàng năm khác

6,60

0.85

6,60

0.85

6,60

0.85

100

100

100

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1,68

0,22

1,68


0,22

1,68

0,22

100

100

100

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản

43.50

5,61

43.50

5,61

43.50

5,61

100

100


100

II. Đất phi nông nghiêp

274,42

35,42

276,23

35,66

303,33

39,15

101,14

121,94

111,05

2.1 Đất ở

78,45

10,12

78,57


10,14

78,59

10,14

100,15

100.03

100,09

2.2 Đất chuyên dùng

140.99

18,20

142,68

18,42

169,76

21,92

101,20

118.98


110,09

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng

1,56

0,20

1,56

0,20

1,56

0,20

100

100

100

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa

4,25

0,55

4,25


0,55

4,25

0,55

100

100

100

2.5 Đất có mặt nước chuyên dùng

49,17

6,35

49,17

6,35

49,17

6,35

100

100


100

III. Đất bằng chưa sử dụng

6,98

00.90

6,98

00.90

6,98

00.90

100

100

100

BQDT đất nông nghiệp/khẩu

0.070

0.069

0.065


BQDT đất nông nghiệp/lao động

0.13

0.13

0.12

0.172

0.170

0.168

Chỉ tiêu

BQDT đất nông nghiệp/lao động NN
Nguồn: Ban địa chính xã Dương Quang

2007

2008

27

2009

BQ



Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

Từ bảng 3.1 ta thấy rằng: diện tích đất nông nghiệp năm 2007 là 493,31
ha chiếm 63,68% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2008 là 491,50 ha, năm
2009 giảm xuống còn 464,60 ha chiếm 59,95% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bình quân qua 3 năm đất nông nghiệp giảm 2,94%. Nguyên nhân làm diện
tích đất nông nghiệp giảm đi một phần là do chuyển sang xây dựng khu công
nghiệp, một phần được chuyển sang đất chuyên dùng và chuyển sang đất thổ
cư do quá trình di dân và tách hộ của xã.
Trong diện tích đất nông nghiệp còn lại là ha thì có tới 419,22 ha đất
trồng cây hàng năm chiếm 54,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chỉ là
diện tích đất trồng lúa, không có diện tích đất trồng cây hàng năm khác. Bình
quân qua 3 năm diện tích đất trồng lúa giảm 3,28%. Diện tích đất trồng cây
lâu năm không đổi qua 3 năm với số lượng là 1,68 ha chiếm 0,22% tổng diện
tích đất tự nhiên. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản cũng không tăng lên và chỉ
chiếm 5,61% tương đương 43,50 ha.
Đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp giảm là sự tăng lên diện
tích đất phi nông nghiệp. Năm 2007 diện tích đất phi nông nghiệp là 274,42
ha chiếm 35,42% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2008 tăng 1,14% tức là
tăng lên 1,81 ha, năm 2009 tăng 21,94% tương ứng với 27,1 ha. Bình quân
qua 3 năm đất phi nông nghiệp tăng 11,05%. Diện tích đất phi nông nghiệp
tăng lên chủ yếu là do xây dựng khu công nghiệp và tăng lên về đất ở, ngoài
ra các loại đất khác như đất nghĩa trang nghĩa địa, tôn giáo tín ngưỡng… có
sự thay đổi không đáng kể. Diện tích đất chuyên dùng năm 2007 là 140,99 ha
chiếm 18,20% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2008 là 142,68 ha và năm
2009 tăng lên 167,76 ha. Mức độ tăng bình quân 3 năm là 10,09%. Đất chưa
sử dụng của xã qua 3 năm không có sự thay đổi với diện tích là 6,98 ha chiếm
0,90% tổng diện tích đất tự nhiên.

Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu đất đai là phù hợp với sự phát triển
kinh tế của vùng nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Song do

28


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

quá trình công nghiệp hoá diễn ra với tốc độ nhanh dẫn đến diện tích đất nông
nghiệp của các hộ nông dân giảm mạnh. Mặt khác xã Dương Quang là xã
thuần nông nên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của địa
phương và tạo ra áp lực lên vấn đề tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Là một xã thuần nông có dân số tương đối đông sống ở 8 thôn là: thôn
lê xá, thôn dương xá, thôn vinh xá, thôn bùi bồng, thôn mão chinh, thôn hiển
dương, thôn phú hữu, thôn vũ xá. Tình hình biến động dân số và lao động của
xã được thể hiện trong bảng 3.2.
Qua bảng 3.2 chúng ta thấy được rằng tổng số hộ trong toàn xã luôn
tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 cả xã có 1810 hộ gia đình, đến năm 2008
là 1814 hộ, năm 2009 là 1820 hộ. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng
0,28%. Sở dĩ số hộ tăng lên trong xã là do các cặp vợ chồng trẻ đã tách thành
hộ mới. Số hộ làm nông nghiệp trong xã là rất cao. Cụ thể năm 2007 toàn xã
có 1568 hộ nông nghiệp chiếm 86,63% tổng số hộ trong toàn xã, năm 2007
tăng lên thành 1569 hộ nông nghiệp chiếm 86,49% tổng số hộ trong toàn xã,
đến năm 2009 còn 1517 hộ nông nghiệp chiếm 83,35% tổng số hộ cả xã. Bình
quân qua 3 năm giảm đi 1,62%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do năm
2009 người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, một số hộ đã bị thu hồi
hết, số ít các hộ còn đất sản xuất nhưng với số lượng rất ít nên họ đã chuyển

sang nghề khác. Chính vì vậy mà số hộ phi nông nghiệp đã tăng lên qua các
năm. Cụ thể, năm 2007 số hộ phi nông nghiệp là 242 hộ chiếm 13,37% tổng
số hộ toàn xã, năm 2008 số hộ phi nông nghiệp là 245 hộ, năm 2009 là 303 hộ
chiếm 16,65% tổng số hộ. Bình quân qua 3 năm số hộ phi nông nghiệp tăng
12,51%.

29


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã
Chỉ tiêu

ĐVT
Hộ

SL
1810

1. Tổng số hộ
a.Chia theo nghề
Hộ nông nghiệp
Hộ
1568
Hộ phi NN
Hộ
242

b. Chia theo TN
Hộ khá, giàu
Hộ
431
Hộ trung bình
Hộ
1201
Hộ nghèo
Hộ
178
2.Tổng nhân khẩu
Người
6981
Nam
Người
3522
Nữ
Người
3459
3.Tổng số LĐ

3693
Lao động NN

2862
Lao động phi NN

831
4. Một số chỉ tiêu
BQ khẩu/hộ

người/hộ
3,86
BQ lao động/hộ
LĐ/hộ
2,04
BQ LĐNN/hộ NN
LĐ/hộ
1,83
Nguồn: Ban thống kê xã Dương Quang

2007
CC(%)
100

SL
1814

2008
CC(%)
100

86,63
13,37

1569
245

23,81
66,36
9,83

100
50.45
49.55
100
77,50
22,50

438
1211
165
7089
3542
3547
3731
2886
845

SL
1820

2009
CC(%)
100

08/07
100,22

So sánh(%)
09/08
100,33


BQ
100,28

86,49
13,51

1517
303

83,35
16,65

100,06
101,34

96,69
123,67

98,38
112,51

24,15
66,76
9,09
100
49.96
50.04
100
77,35

22,65

450
1224
146
7109
3548
3561
3768
2755
1013

24,73
67,25
8,02
100
49,91
50,09
100
73,12
26,88

101,62
100,83
92,70
101.55
100,57
102,54
101,03
100,84

101.68

102,74
101,07
88,48
100.28
100,17
100,39
100,99
95,46
119,88

102,18
100,95
90,59
100.91
100,37
101,47
101,01
98,15
110,78

3,91
2,06
1,84

3,91
2,07
1,82


30


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

Cũng qua bảng 3.2 ta nhận thấy rằng nếu chia hộ theo thu nhập thì số
hộ khá, giàu và hộ trung bình tăng lên, hộ nghèo giảm xuống. Năm 2007 số
hộ khá, giàu là 431 hộ, năm 2008 là 438 hộ và năm 2009 là 430 hộ. Bình quân
qua 3 năm số hộ khá giàu tăng lên 2,18%. Số hộ trung bình tăng không đáng
kể, 1201 hộ trung bình năm 2007 tăng lên thành 1211 hộ năm 2008 và năm
2009 là 1224 hộ. Bình quân qua 3 năm tăng 0,95%. Số hộ nghèo giảm từ 178
hộ năm 2007 xuống còn 165 hộ năm 2008 và 146 hộ năm 2009, bình quân 3
năm số hộ nghèo giảm 9,41%.
Là một xã đồng bằng nên dân số của Dương Quang là tương đối đông.
Tổng nhân khẩu của xã năm 2007 là 6981 người, năm 2008 có tổng số nhân
khẩu là 7079 người và có 7109 người năm 2009. Bình quân qua 3 năm dân số
tăng lên 0,91%. Tỉ lệ nam - nữ là tương đối xấp xỉ nhau. Năm 2007 là 3522 3459, năm 2008 là 3542 - 3547, và năm 2009 là 3548 - 3561. Qua bảng 3.2
chúng ta cũng thấy rằng số lao động nông nghiệp trước năm bắt đầu thu hồi
đất thì tăng còn sau khi thu hồi đất thì giảm. Năm 2007 là 2862 lao động nông
nghiệp, tăng lên thành 2886 lao động năm 2008 và còn 2755 lao động năm
2009 năm mà tiến hành thu hồi đất. Bình quân qua 3 năm lao động nông
nghiệp giảm 1,85%. Ngược lại thì lao động phi nông nghiệp lại có xu hướng
tăng lên. Năm 2007 là 831 lao động, tăng lên thành 845 lao động năm 2007
và năm 2009 thì tăng vọt lên thành 1013 lao động. Qua 3 năm bình quân lao
động phi nông nghiệp tăng lên 10,78%.
Nhìn chung dân số của xã là tương đối đông, số người trong độ tuổi lao
động là nhiều và có sự di chuyển giữa các ngành nghề qua các năm. Lao động
trẻ chiếm tỉ lệ cao và số lượng được đào tạo đang tăng dần. Đây sẽ là lợi thế

khi xây dựng khu công nghiệp trong xã.
3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Với bất kì địa phương nào muốn kinh tế phát triển thì vấn đề điện,
đường, trường, trạm phải đi trước một bước. Chỉ có như vậy mới tạo điều
kiện cho phát triển kinh tế cũng như các vấn đề xã hội. Nhận thấy tầm quan
31


Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Ngọc Dũng - Lớp KTB51

trọng của vấn đề này xã Dương Quang đã tập trung cho giao thông, hệ thống
thuỷ lợi cũng như trang bị cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo từ nhiều năm
trước. Tính đến năm 2009 về cơ bản xã đã có trạm y tế, trường học đạt chuẩn
quốc gia. Vì vậy mà quá trình xây mới không diễn ra, xã chỉ tập trung tu sửa và
phát triển nguồn nhân lực cũng như chăm sóc sức khoẻ cho bà con trong xã.
Về giao thông: Xã có đường quốc lộ 5 chạy qua cùng hệ thống đường
liên thôn, liên xã. Hiện xã có 8/8 thôn cơ bản đã cứng hoá bê tông đường giao
thông nông thôn. Tuy nhiên trong tương lai vẫn cần phải đầu tư, nâng cấp thì
mới đáp ứng được nhu cầu phát triển và lưu thông hàng hoá như hiện nay.
Về thuỷ lợi: Xã có các kênh mương tưới tiêu nội đồng, các trạm bơm
được phân bố khá hợp lý. Mặc dù vậy trong giai đoạn tới để đáp ứng kịp thời
nhu cầu tưới tiêu cần làm thêm một số tuyến kênh mương nữa đồng thời nạo
vét và cứng hoá các công trình hiện có.
Hệ thống điện: toàn xã có 9 trạm biến thế với số hộ dùng điện là 100%.
Như vậy xã đã có hệ thống điện tương đối tốt và tỉ lệ hộ dùng điện là rất cao
so với nhiều xã trong toàn tỉnh.
Giáo dục đào tạo: trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,
sự nghiệp giáo dục trong toàn xã luôn được giữ vững và phát triển cả về quy

mô, chất lượng 3 ngành học. Tuy không xây mới cơ sở vật chất nhưng chất
lượng đào tạo là rất cao. Công tác văn hóa thể dục thể thao được phát triển
đồng thời chú trọng đến giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đại trà, đầu
tư cho chất lượng mũi nhọn, thực hiện tốt công tác khuyến học và xây dựng
quỹ khuyến học. Thành tích có được của các trường là rất nhiều. Cùng với sự
phát triển và đòi hỏi của thời đại, cộng với việc mất đất sản xuất thì sự nghiệp
giáo dục của xã cần được quan tâm hơn nữa. Củng cố và hoàn thiện hệ thống
cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo việc dạy và học ngày một tốt hơn.
Về y tế: xã luôn chú trọng nâng cao chất lượng, tăng cường công tác
khám chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế từ xã đến thôn, xóm được quan
tâm hơn cả về con người và phương tiện. Xã có một trạm y tế phối hợp tốt với
32


×