Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

trình bày cách thức soạn thảo các quy phạm nguyên tắc trong văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.8 KB, 4 trang )

I.

Phần mở bài
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối

hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định
trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để một văn bản quy phạm pháp luật có
chất lượng cao trong thực tiễn thì việc soạn thảo các loại quy phạm pháp luật cần phải
có cách thức để giữa các văn bản có sự thống nhất với nhau. Trong phạm vi bài này,
em xin trình bày cách thức soạn thảo các quy phạm nguyên tắc trong văn bản quy
phạm pháp luật.
II.

Phần thân bài

Những quy phạm nguyên tắc là các tư tưởng mang tính chủ đạo, định hướng đối với
các quy phạm khác (nên còn được gọi là quy phạm đường lối). Để soạn thảo hoàn
chỉnh các quy phạm nguyên tắc trong văn bản quy phạm pháp luật thì :
-Các quy phạm nguyên tắc có khả năng chi phối đến nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau và khi đó chúng được xác lập trong một văn bản quy phạm pháp luật,
là cơ sở cho việc xây dựng và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật khác đồng
thời cũng chi phối sâu sắc hướng quy định về những nội dung cơ bản của những loại
văn bản này. Ví dụ : Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc
hội khóa XIII về lĩnh vực tài chính có viết: “ Thực hiện có hiệu quả các biện pháp
chống thất thu ngân sách Nhà nước; kiểm soát tình trạng chuyển giá làm thất thu; xây
dựng lộ trình giảm bội chi ngân sách Nhà nước; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý
nợ công; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh và do các địa
phương vay”. Nguyên tắc này không chỉ chi phối việc quản lý trong lĩnh vực tài chính
Nhà nước mà còn chi phối đến các quy định quản lý kinh tế ở các địa phương
1




- Đối với các quy phạm nguyên tắc chỉ có khả năng chi phối đến toàn bộ hoặc một
nhóm quy phạm trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật. Khi đó, các quy phạm
nguyên tắc được xác lập và bố trí trong cùng văn bản với những quy phạm khác.Tuy
nhiên, do vai trò quan trọng là định hướng cho những quy định cụ thể nên các nguyên
tắc cần được tách ra thành những quy định riêng, bố trí độc lập với những nội dung
khác.
- Trong trường hợp này thì mỗi nguyên tắc nên được tách riêng thành một đơn vị
(điều, khoản) độc lập, nếu có số lượng lớn thì bố trí chung trong một đơn vị lớn hơn,
độc lập với các đơn vị quy định về những vấn đề khác. Ví dụ: trong luật thương mại, ở
Chương I “Những quy định chung” do có số lượng khá lớn nên các nguyên tắc được bố
trí thành chương riêng – Mục 2 “Những nguyên tắc cơ bản” (đặt sau chương quy định
về phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ và hiệu lực của văn bản…).
- Ngược lại với trường hợp trên, chúng ta có thể đặt chúng trong một đơn vị nhỏ hơn,
như: Điều, khoản, đặt cùng chương, mục với những nội dung khác. Ví dụ: trong Luật
hôn nhân và gia đình, do Chương “Những quy định chung” được thể hiện bằng nhiều
câu độc lập với nhau nên chúng được bố trí thành Điều 2 “Những nguyên tắc cơ bản
của chế độ hôn nhân và gia đình”, trong đó mỗi nguyên tắc được tách thành một khoản
riêng.
- Các nguyên tắc bao gồm nhiều loại khác nhau về mức độ chi phối tới các nội dung
khác có trong văn bản quy phạm pháp luật. Đối với những nguyên tắc chi phối tới
nhiều vấn đề trong đó có nhiều đơn vị cấu thành văn bản (phần, chương, mục) thì nên
đặt nguyên tắc đó trong phần, chương đầu tiên của văn bản. Trong trường hợp nguyên
tắc chỉ có khả năng chi phối đến một số nội dung có trong một phần, chương, mục nhất
định của văn bản quy phạm pháp luật thì nên đưa nguyên tắc đó vào trong phần,
chương, mục đó của văn bản mà không đưa vào Chương “Những quy định chung”. Ví
2



dụ: Trong Bộ luật tố tụng dân sự, nguyên tắc hoà giải (Điều 180) được đặt ở Chương
XII “Hoà giải và chuẩn bị xét xử” (thuộc Phần thứ II “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà
án cấp sơ thẩm”) mà không đưa vào Chương II “Những nguyên tắc cơ bản” (thuộc
Phần thứ nhất “Những quy định chung”) cùng với những nguyên tắc khác.
- Trong thực tiễn hiện nay, đang tồn tại cách hiểu phổ biến thể hiện trong nhiều văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành, coi “nguyên tắc” là một trong các nội dung thuộc
“quy định chung”; và như vậy, quy định chung là quy định về nguyên tắc và những vấn
đề có ý nghĩa chi phối tới toàn bộ các nội dung khác trong văn bản, như: Giới hạn về
phạm vi tác động, về cách hiểu đối với các thuật ngữ pháp lý, về cơ chế tổ chức, giám
sát và bảo đảm thực hiện văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, trong phần, chương
“Những quy định chung” của nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về các
nguyên tắc, trong đó các chương, điều chứa đượng những nguyên tắc chung được tách
riêng và có tiêu đê là “Các nguyên tắc…”. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các nguyên
tắc và những quy định chung khác không được phân biệt, các điều trong văn bản không
có tiêu đề và cùng được đặt trong chương “Những quy định chung” của văn bản, như
trong Luật khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, khi xác lập các nguyên tắc cần phải xuất phát từ việc đánh giá mức độ quan
trọng, khả năng chi phối tới các những nội dung khác để có thể xác lập các nguyên tắc
một cách chính xác nhất
III.

Phần kết luận

Như vậy cho thấy việc xác lập các quy phạm nguyên tắc rất quan trọng trong qua
trình xây dựng văn bản pháp luật và việc đánh giá được khả năng chi phối của quy
phạm đó cũng rất quan trọng để xác lập chính xác quy phạm đó. Từ đó xác lập nên các
quy phạm khác có tính thống nhất cao với các quy phạm nguyên tắc đã được xây dựng
trước đó
3



Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật,

Nxb. CAND, Hà Nội – 2008.
2.

Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008.

3.

tailieu.vn

4



×