Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Luận chứng vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với sự phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.29 KB, 11 trang )

Bài tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Họ và tên:

Nguyễn Viết Tuấn

CQ503613
Lớp:

Kinh tế Đầu tư A

Khoá:

50

Học tai giảng đường: Nhà văn hóa
Tiết:

1_3

Mã sinh viên:


Đề bài:Luận chứng vai trò của tri thức khoa học, công nghệ đối với sự
phát triển
Bài làm
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ, thế kỷ “khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp”, thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Vì vậy vai trò của tri thức khoa
học đối với sự phát triển mỗi quốc gia nói riêng và của cả nhân loại nói
chung là rất to lớn,đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Chính vì thế em
xin đặt ra vấn đề “Vai trò của tri thức khoa học ,công nghệ đối với sự


phát triển kinh tế”.
Tri thức là gì?
Tri thức hay kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, nhưng lúc
nào cũng có liên quan với những khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa,
thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi và kích thích
trí óc. Môn học về tri thức được gọi nhận thức luận. Trong nhận thức
luận, một định nghĩa phổ biến của tri thức là nó bao gồm ba tiêu chí khả
tín, xác thực, và chứng minh được.
Tri thức là:
- Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác
nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải
nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý
thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về


2


- Là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể
hay toàn bộ, trong tổng thể;
- Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ
tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống,
hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu
với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên
không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi
người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học
thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức.
Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá
trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình
tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. Tri thức có

2 dạng tồn tại chính là tri thức ẩn và tri thức hiện:
- Tri thức hiện là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng
văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời
hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn
mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện
ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống
giáo dục và đào tạo chính quy.
- Tri thức ẩn là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế,
dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và
chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết,
kỹ năng... VD: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng
cảm nhận bóng rất tốt. Đây là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi

3


cầu thủ. Nó không thể “mã hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao,
mà người ta chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện tập.
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.Sự hình thành và phát
triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình nhận thức thế
giới,tích lũy những tri thức về cắc sự vật và hiện tượng của thế giới
xung quanh,tri thức của con người về sự vật càng nhiều thì ý thức về sự
vật càng cao.Chỉ nhờ có tri thức,đặc biệt là tri thức khoa học chúng ta
mới thoát được khỏi bệnh chủ quan duy ý chí thuần túy,tình cảm chung
chung. Chúng ta đều biêt rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp
phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn
minh nhân loại. Mặc dù những câu hỏi có tính triết học về bản chất của
tri thức, về quá trình hình thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí
tuệ...Vẫn không ngừng được tranh luận và chưa có được câu trả lời thoả
đáng, nhưng trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kinh tế, văn hoá,

tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát hiện, và tác động ngày càng lớn
đến sự phát triển xã hội loài người.
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ
thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động nầy có mục
tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri
thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập
được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong
hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong
khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử
học, kinh tế học, toán học, sinh học,…Tri thức khoa học đã xâm nhập
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,là cái cần thiết trong sản xuất vật
chất,trong kinh tế,trong chính trị,trong lĩnh vực quản lý,trong hệ thống
4


giáo dục.Chỉ trên cơ sở khoa học mới có hệ thống công nghệ.Chỉ trên
cở sở của tri thức khoa học,công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước mới đi tới thành công.
Khái niệm phát triển là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến
nhưng xác định cho đúng khái niệm này theo nghĩa biện chứng lại
không đơn giản.Có sự khác nhau căn giữa giữa quan niệm biện chứng
và quan niệm siêu hình về sự phát triển.Nói chung có thể định nghĩa
khái niệm phát triển từ nhiều giác độ, từ những đặc trưng nhất định
nhưng có thể định nghĩa khái niệm phát triển từ giác độ 3 quy luật đó
như sau:
- Một là: phát triển là một quá trình biến đổi về vật chất của sự vật
trên cơ sơ sự biến đỏi về lượng,về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của sự vật.
- Hai là: Phát triển là một quá trình triển khai và giải quyết mâu
thuẫn biện chứng của sự vật.Nói cách khác phát triển là một cuộc đấu

tranh của các mặt đối lập.
- Ba là: Phát triển là một quá trình không ngừng diễn ra những phủ
định biện chứng và từ đó tạo ra quá trình phủ định của phủ định,tức là
quá trình sự vật diễn ra có tính chất chu kỳ lặp lại hình thức cũ nhưng
trên cơ sở cao hơn về trình độ.
Một trong những vấn đề đặt ra là:”Vai trò của tri thức khoa học công
nghệ đối với sự phát triển kinh tế” như thế nào?
Tri thức đóng góp cho sự phát triển theo nhiều cách khác nhau
như:ngồn lực sản xuất,nguyên vật liệu,công nghệ sản xuất cũng như
việc nghiên cứu công nghệ, khoa học.
5


Ngày nay thông tin,tri thức khoa học công nghệ đang trở thành đầu vào
quan trọng của quá trình phát triển kinh tế.Tất cả các hoạt động kinh tế
ngày càng sử dung nhiều tri thức.Giá thành sản phẩm của các ngành
công nghệ cao lớn hơn rất nhiều so với các ngành công nghệ
thấp.Trong khi đó lực lương lao đông cua các ngành nay lại thấp hơn
nhiều nhờ vào quá trình tự động hóa.Trên tất cả các ngành việc ứng
dụng những thành tự của khoa hoc công nghệ mang lại những giá trị rất
lớn như: công nghệ thông tin,điện tử viễn thông ,khoa học vũ trụ...
Nhiều nước sau khi đẩy mạnh phát triển khoa học,công nghệ đã có
những bước nhảy vọt về kinh tế.
Nhờ chiến lược vận dụng thích hợp tiến bộ khoa học và công nghệ vào
phát triển kinh tế xã hội, Malaysia đang trỗi dậy, trở thành một trong
những nước hàng đầu khu vực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mở
mang phát triển dịch vụ để đứng trong nhóm 20 nước hàng đầu thế
giới

về


thương

mại.

Phát triển kinh tế dựa vào khoa học và công nghệ, thành công ấn
tượng.
Nằm trên vùng giao nhau của các đường hàng hải Đông-Tây trong khu
vực châu á-Thái Bình Dương, có diện tích tự nhiên 336,7 nghìn Km2
và trên 25,1 triệu dân; từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đầu thập kỷ
1970, Malaysia bắt đầu thực hiện chính sách kinh tế mới để xoá đói
nghèo và cơ cấu lại nền kinh tế. 13 năm sau, khi tạo dựng được một số
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Chính phủ bắt đầu tự do hoá nền kinh tế với
những nới lỏng về đầu tư, tư nhân hoá hoạt động kinh doanh và các
công ty nhà nước. Cuối thập kỷ 1980, khu vực kinh tế tư nhân đã lớn
mạnh, có vai trò đáng kể trong vận dụng tiến bộ KH&CN. Gần 2 thập
6


kỷ thực hiện chính sách NSTP I 1986 và chương trình hành động phát
triển công nghiệp quốc gia (TAP 1990), Malaysia đã có những bước
tiến quan trọng, đưa khoa học và công nghệ trở thành nền tảng vững
chắc

để

phát

triển


kinh

tế-xã

hội.

Bắt đầu từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 6, Nhà
nước Malaysia đã có một chương riêng về KH&CN. Nguồn ngân sách
phân bổ cho KH&CN, đã được thực hiện thông qua các chương trình
tài trợ và quản lý hoạt động R&D. Nhà nước khuyến khích đầu tư tăng
cường kết cấu hạ tầng, xây dựng các công viên khoa học, những cơ sở
ươm tạo công nghệ và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực KH&CN thông
qua Quỹ Học bổng Khoa học quốc gia. Trong khuôn khổ “chương
trình phát triển mới” còn gọi là tầm nhìn 2020, Malaysia có tham vọng
vươn lên để đứng trong hàng ngũ các nước phát triển. Từ tầm nhìn
2020, chiến lược tăng trưởng kinh tế Malaysia đã chú trọng vào các
ngành công nghệ cao và những hoạt động tri thức nhằm làm chủ các
công nghệ mũi nhọn như ICT, vi điện tử, công nghệ sinh học, khoa
học về sự sống, thực phẩm, vật liệu mới và các ngành liên quan đến
môi trường, năng lượng để đủ sức cạnh tranh toàn cầu, trở thành nước
đóng góp chứ không chỉ tiêu dùng tri thức và công nghệ. Phát triển
theo hướng này, kế hoach 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và thứ 8
(2001-2006) đã coi trọng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực
để tạo sự giàu có, thịnh vượng vươn lên một tầm cao mới. Với mức
thu nhập bình quân đầu người đạt trên 4.000USD, ngày nay Malaysia
đã đứng trong nhóm 20 nước hàng đầu thế giới về thương mại. Từ
năm 1986 đến nay, Malaysia đã thực hiện 2 chiến lược KH&CN quốc
gia. Trong vòng 16 năm, chính sách khoa học công nghệ lần thứ nhất
7



(NSTP I 1986) đã phát triển KH&CN thành một hệ thống vững chắc,
lồng ghép được vào lập kế hoach phát triển cả nước, tạo nền móng và
củng cố kết cấu hạ tầng KH&CN cho giai đoạn sau. Trong giai đoạn
này, Malaysia đã đầu tư đáng kể vào xây dựng hạ tầng và đào tạo
nguồn nhân lực hướng vào đảm bảo các nguồn lực còn tương đối hạn
chế được sử dụng có hiệu quả để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mà
thị trường cần. Tuy nhiên sự phát triển vẫn phụ thuộc nhiều vào nhà
nước, các chính sách và kế hoạch thiếu nhạy bén với những biến động
của kinh tế trong nước trước những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu
nên

hiệu

quả

phục

vụ

phát

triển

kinh

tế

chưa


cao.

Khắc phục những mặt hạn chế, chính sách KH&CN quốc gia lần thứ II
(NSTP II 2003) được xây dựng trên quan điểm: Trong nền kinh tế tri
thức, việc tiếp thu, sản sinh và chuyển hoá các ý tưởng thành sản phẩm
hoặc dịch vụ cần dựa vào nguồn nhân lực có kỹ năng, kết cấu hạ tầng
vững mạnh, tăng cường các mối liên kết chiến lược và xây dựng nền
văn hoá khoa học lành mạnh. Muốn làm chủ KH&CN phải trải qua
một chặng đường dài, gian khổ và tốn kém; không thể thụ động phó
mặc cho sự phát triển tự phát mà điều cốt yếu là phải có cách tiếp cận
thật tích cực và đồng bộ. Chương trình NSTPII đã thiết lập một tiến
trình chuyển đổi để kinh tế đất nước trở thành một nền kinh tế tri thức.
Nét nổi bật của chính sách mới là việc đầu tư vào những tài sản vô
hình như giáo dục-đào tạo, nghiên cứu phát triển (R&D) và nâng cao
kỹ năng quản lý. Số liệu thống kê cho thấy, Malaysia đã mở rộng
nhanh những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhu cầu
các nhà khoa học và công nghệ trong 10 năm tới(ngoài giáo dục cơ
bản 11 năm, cả nước hiện có 37 trường đại học công, tư và trên 600
8


trường cao đẳng và những cơ sở dạy nghề...). Với cách tiếp cận lâu dài
trên phạm vi rộng, Malaysia đặc biệt coi trọng phát triển, nâng cao
trình độ nguồn nhân lực để tập trung hỗ trợ cho các chương trungnghị
sự KH&CN.
Nước ta cũng đã có nhiều đầu tư cho phát triển tri thức khoa học
công nghệ và bước đầu đã đạt được những thành tựu to lớn
Có thể nói hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) ở
nước ta thời gian qua, tuy còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng đã
hướng vào mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được

nhiều kết quả khả quan. Một số đề tài, dự án đã tạo được nền tảng cơ sở
để các ngành kinh tế, xã hội khác lấy đó là "bàn đạp" để phát triển, hoặc
hoạch định phát triển. Tiêu biểu như: "Đánh giá kinh tế địa chất - môi
trường khoáng sản ở miền núi trung du bắc bộ, điểm mạnh trong phát
triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu long... Hoạt động nghiên cứu ứng
dụng KH&CN đã đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật vào các lĩnh vực sản xuất
và đời sống, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi ưu tú có năng suất cao,
chất lượng tốt; các sản phẩm CN - TTCN mới có giá trị, có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường như việc tạo ra các giống lúa NN1,NNH...có
năng suất cao góp phần đưa ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng
nhất nhì thế giới,việc cải tiến kĩ thuật trong ngành dày da hay gần đây
là việc nhập khẩu trang thiết bị hiện đại cho ngành công nghiệp đóng
tàu góp phần đưa ngành đóng tàu lên thứ 10 thế giới.... Ngoài ra,
KH&CN cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế. Trong
đó đã hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng CNTT thông qua các Dự án
"Hỗ trợ xây dựng trang web và sàn giao dịch điện tử trong doanh
nghiệp", "Hỗ trợ ứng dụng phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp
9


E.SOFT 2000 và quản trị doanh nghiệp theo mô hình quản lý tiên tiến
E.SOFT for ERP". Hiện nay, công cuộc phát triển KT-XH của nước ta
vẫn còn những khó khăn, thách thức đang đặt ra nhiệm vụ cho KH&CN
phải giải quyết. Đó là đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các
thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là công nghệ sinh
học và công nghệ thông tin để tạo ra đột biến trong sự phát triển kinh tế
- xã hội .
Ngay cả với hai ngành công nghệ có thể "đi tắt đón đầu" này vẫn cần
phải được xây dựng chiến lược đầu tư bài bản về cơ sở vật chất và phát
triển nhân lực đủ trình độ để tiếp nhận những thành tựu khoa học công

nghệ tiên tiến. Phát triển tiềm lực KH&CN nhằm đủ sức giải quyết các
nhu cầu của sản xuất và đời sống là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Hỗ trợ
các doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ, đây là "đòn bẩy" để các
doanh nghiệp phát triển đa dạng sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo
hiệu quả và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Để có thể tập trung các nguồn lực KH&CN, một mặt tự chúng ta phải
phát huy năng lực nội sinh mặt khác phải biết cách kết hợp với các
nguồn lực từ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo được bước phát triển một
số công nghệ vốn là thế mạnh đạt trình độ trung bình tiên tiến so với cả
nước ở một số lĩnh vực mũi nhọn… Đồng thời việc đẩy nhanh tốc độ
thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu - triển khai công nghệ cũng
sẽ tạo đà phát triển cho thị trường KH&CN. Những thành công đã đạt
được trong thời gian qua vừa là nguồn động viên để các nhà khoa học
nước ta tới những mục tiêu cao hơn, xa hơn vừa là cơ sở để ta hoạch
định các chính sách đầu tư ổn định và lâu dài góp phần hội nhập quốc tế

10


Trên đây là một vài suy nghĩ về tri thức khoa học công nghệ, vai trò, vị
trí của nó trong thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế ở nước ta. Chúng ta
cần khẳng định rằng kinh tế tri thức là nền kinh tế Việt Nam cần hướng
tới; và con đường nhanh nhất là công nghiệp hoá-hiện đại hóa .Đặc biệt
việc sử dụng rộng rãi các tri thức khoa học và công nghệ sẽ là cơ hội tốt
nhất để tranh thủ tận dụng những thành tựu mới nhất của công cuộc hội
nhập quốc tế. Để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực không cách nào
tốt hơn qua việc phát triển khoa học công nghệ. Tương lai xây dựng và
phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam đang mở rộng chờ đón chúng
ta.


11



×