Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÁO cáo THỰC tập quản lý kinh doanh: Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.76 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

PHẦN I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GỐM SỨ THÀNH
ĐÔ
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
1.1.1 Tên và địa chỉ Công ty
Tên Công ty bằng Tiếng Viêt : CÔNG TY TNHH GỐM SỨ THÀNH ĐÔ
Thương hiệu: VINAITA
Trụ sở chính: Thôn Đông Cơ – Huyện Tiền Hải – Tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 0363.823359
Fax: 0363.782626
Mã số thuế: 1000263667
Vốn điều lệ : 2.700.000.000 VNĐ
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 080200053 do sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thái
Bình cấp ngày 24/10/2000.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô thành lập từ năm 1999 với quy mô hoạt động
sản xuất kinh doanh nhỏ, cơ sở vật chất trung bình.
Tình hình sản xuất kinh doanh ngày một hiệu qủa, lượng hàng hoá lưu thông ngoài
thị trường nhiều, người tiêu dùng tín nhiệm. Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư văn phòng
nhà xưởng, tuyển dụng lao dộng có trình độ, tay nghề cao, ứng dụng các giải pháp kỹ
thuật cơ khí chính xác vào quá trình sản xuất.
Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô chính thức ra đời vào ngày 19/05/2000 với
thương hiệu VINAITA.
Trong thời gian qua, VINAITA đã tạo dựng được một hệ thống khách hàng thân


thiết, một hệ thống đại lý bán hàng gồm 3 miền: Miền Nam, Miền Trung, Miền Bắc.
Công ty đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng đáp ứng nhu cầu sản
xuất, với trình độ cao, an toàn, tiết kiệm thời gian.

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 2

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Với dự án sản xuất sứ vệ sinh, nguyên liệu ngành sứ Công ty sứ Thành Đô đã phát
huy được tiềm năng kinh tế kỹ thuật tại khu công nghiệp Tiền Hải mang lại hiệu quả kinh
tế cao phục vụ kịp thời cho sự phát triển của công nghiệp tỉnh nhà.
Mong muốn đem lại tiện ích thiết thực cho khách hàng, phát triển, quảng bá thương
hiệu VINAITA, tất cả các cán bộ, công nhân viên Công ty cùng bắt tay nhau độc lập, làm
việc và tâm niệm rằng chỉ có thể phát triển lớn mạnh bằng cách đáp ứng tốt nhất các yêu
cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp chất lượng cao.

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty sứ Thành Đô
Công ty sứ Thành Đô là Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sứ vệ
sinh cao cấp. Việc sản xuất kinh doanh của Công ty là tạo ra các sản phẩm hoàn mỹ nhất,
chất lượng tốt nhất, không gian sang trọng nhất... để cung cấp cho khách hàng, thoả mãn
nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty, đồng thời tiến hành mở

rộng lĩnh vực sản xuất, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy tín trong
môi trường kinh doanh và hợp tác lâu bền với các đối tác.
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty sứ Thành Đô
Công ty sứ Long Hai có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học đảm bảo điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách hợp lý, đưa Công ty vững bước phát triển
trong nền kinh tế thị trường.
Theo mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty, để thực hiện đúng quy
chế quản lý, quản lý có hiệu qủa, các phòng ban đã thực hiện đúng chức năng và nhiệm
vụ được giao phó, cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty sứ Thành Đô

Giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Phòng kỹ thuật
SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 3

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Phòng kế toán tổng hợp
Phòng sản xuất kinh doanh


Ghi chú:

Quan hệ điều hành trực tiếp

* Giám đốc Công ty: Hiện nay, giám đốc Công ty là ông Nguyễn Văn Dương, là người
đại diện theo pháp luật của Công ty, nắm quyền quản lý, điều hành mọi hoạt động của
Công ty và là người ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty
có trách nhiệm quản lý mọi tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động mạng lưới kinh doanh của
Công ty, chỉ đạo và điều hành nhằm đặt hiệu quả kinh doanh cao, ký kết các hợp đồng
mua bán với các đối tác trong và ngoài tỉnh, giữ vững và nâng cao vai trò chủ đạo của
Công ty trên địa bàn.
* Phó giám đốc: Là người trực tiếp chỉ đạo các phòng tài chính kế toán, phòng tiếp
thị kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng vật tư và thiết bị. Có trách nhiệm báo cáo trước
giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính
trong toàn Công ty theo đúng pháp luật nhà nước và của Công ty, có nhiệm vụ cung cấp
thông tin kinh doanh kịp thời đầy đủ và chính xác cho quản lý và tham mưu cho giám đốc
nhằm đảm bảo hiệu qủa kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Tổng hợp các báo cáo kế
toán, báo cáo tài chính theo mẫu quy định với cơ quan nhà nước.
* Phòng Kỹ thuật: Duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm, phân tích sản phẩm,
hoá nghiệm các mẫu.
* Phòng sản xuất kinh doanh: Là phòng quản lý công tác kế hoạch sản xuất kinh
doanh và thực hiện việc sản xuất kinh doanh.Với nhân viên Markting có trách nhiệm tiếp
thị và tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị trường đầu ra, tiếp cận với khách hàng.
SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 4

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Danh sách thành viên góp vốn:
STT

Tên thành viên

1

Hoàng Văn Sỹ

2

Tô Ngọc Lũy

3

Nguyễn Văn
Dương

Nơi đăng ký hộ
khẩu
Xã Nam
Thắng,H.Tiền
Hải,Tỉnh Thái

Bình
Xã Tây
Giang,H.Tiền
Hải,Tỉnh Thái
Bình
Xã Nam
Thắng,H.Tiền
Hải,Tỉnh Thái
Bình

Gt phần vốn
góp(VNĐ)
700.000.000

Tỷ lệ
(%)
25.93

Số giấy
CMND
150079701

200.000.000

7.41

150954517

1.800.000.000


66.66

151534350

Ghi chú

1.3.Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thành Đô
1.3.1.Những ngành nghề kinh doanh chính
STT
1
2
3

Tên ngành
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác chi tiêt:sx sứ cách điện,sứ vệ sinh,sứ dân dụng
Sx NVL cho sx gốm sứ
Xây dựng công trình dân dụng
Xây dựng công trình giao thông
Xây dựng công trình công nghiệp
Hoạt động kinh doanh tour du lịch

Mã ngành
4933
2393
Ngành nghề chưa
khớp mã với Hệ
thống ngành kinh
tế Việt Nam


1.3.2.Quy trình sản xuất
Với một số ngành nghề kinh doanh chính như trên nhưng sản phẩm chính mà Công
ty cung cấp ra thị trường hiện nay là sứ vệ sinh. Với quy trình sản xuất gọn nhẹ, tiết kiệm
nhưng hiệu quả Công ty đã đưa ra thị trường những sản phẩm có uy tín, chất lượng tốt và
kiểu dáng mẫu mã đẹp. Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất sứ vệ sinh

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 5

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Đất sét, cao lanh, trường thạch

Men

Tuyển chọn
Chế biến tinh
Thạch Cao

Phối liệu


Chế biến
Sản xuất khuôn TC
Nghiền

Nghiền ướt

Sản xuất

Khử từ

khuôn con

SVTH:Đào Thu Huyền
Ngâm ủ lọc
Lớp:TCNH3-K4

Page 6

Sấy

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Đổ rót


Phơi sấy,kiểm tra,phun
men, thử dầu,tạo ẩm.

Nung

Làm nguội

Phân Loại

Nhập kho

1.3.3.Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty sứ Thành Đô
Công ty sứ Thành Đô là Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh có đặc
điểm: Tổ chức theo dây chuyền, máy móc thiết bị chuyên dùng chu kỳ sản xuất ngắn, sản
xuất hàng loạt, khối lượng lớn. Công nhân được đưa vào biên chế các tổ này được bố trí
thành ca sản xuất. Khi hết ca làm việc các trưởng ca và thủ kho cùng nhau ghi sổ giao
nhận ca theo biểu mẫu quy định tại Công ty.

1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh
1.4.1. Một số kết quả đạt được về sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây:
Mặc dù hoạt động trong điều kiện còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ
lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Trong những năm qua
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng tốt dần lên, năm sau có hiệu
quả tốt hơn năm trước. Kết quả đó được thể hiện qua bảng
Bảng số 02: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua hai năm 2010 – 2011

ĐVT: Đồng
SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4


Page 7

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần

14.839.573.569

16.792.838.746

2011/2010
Giá trị
%
1.953.391.177
13%

Giá vốn hàng bán

13.299.927.199

15.043.805.486

1.743.828.287

14%


1.452.250.370

1.652.653.260

200.402.890

14%

thuế
Nộp NS nhà nước

464.720.118

528.849.043

64.128.925

14%

Lợi nhuận thuần

987.530.252

1.123.804.217

136.273.965

14%


584.800

672.600

87.800

15%

Lợi nhuận trước

Năm 2010

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Thu nhập bq tháng

Năm 2011

Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả đạt được trong những năm gần đây của Công
ty sứ Thành Đô chúng ta có thể thấy như sau:

-

Doanh thu thuần năm 2011 đã tăng lên 1.953.391.177 đồng so với năm 2010
( ứng với tỷ lệ tăng là 13% ) chứng tỏ năm 2011 Công ty sứ Thành Đô nhiều công trình
hơn, giá trị công trình hoàn thành nhiều hơn năm 2010.

-

Cùng với tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011

cũng tăng 200.402.890 đồng ( ứng với tỷ lệ tăng 14%) so với năm 2010. Đây là một kết
quả đáng khích lệ và cần thiết phải phát huy vì nó không chỉ góp phần tăng tích luỹ cho
nhà nước ( nộp ngân sách năm 2011 tăng 64.128.925 đồng so với năm 2010 ) tăng nguồn
vốn tự bổ sung của Công ty mà còn nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho
người lao động ( mức lương bq tháng năm 2011 là 672.000đ/người, tăng 87.800đ/người
so với năm 2010).Mặt khác, với kết quả này Công ty còn chứng tỏ được khả năng của
một doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng những
đồng vốn được nhà nước giao.
1.4.2.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.4.2.1.Chính sách giá cả
SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 8

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Giá cả bao giờ cũng là công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường. Do vậy mà công ty xác định cần phải có một giá cả hợp lý vừa đảm bảo bù đắp
chi phí lại có thể khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm. Vì vậy một chính sách giá
cả đúng đắn và hợp lý luôn là mục tiêu quan trọng mà công ty cần phấn đấu. Công ty đã
lập cho mình khung giá cần thiết đối với từng loại sản phẩm. Căn cứ vào: chi phí, lợi
nhuận, mục tiêu của công ty, căn cứ vào chất lượng sản phẩm, nhu cầu của thị trường, quy
chế thanh toán. Công ty có quyết định từng loại theo 3 mức giá khác nhau và được áp

dụng thống nhất cho các đại lý tại thời điểm phù hợp với sức mua của thị trường. Căn cứ
vào thời gian khách hàng thanh toán tính từ khi nhận hàng đến ngày thanh toán đến các
nức giá ưu đãi cụ thể sau:


Thanh toán trong vòng 20 ngày được hưởng với mức giá ưu đãi 1.



Thanh toán từ 21 ngày đến ngay thứ 30 được hưởng mức giá ưu đãi 2.



Thanh toán từ ngày 31 đến ngày thứ 40 được hưởng mức giá ưu đãi 3.

Ngoài ra công ty còn có cơ chế thưởng khuyến khích cho khách hàng trong các
trường hợp như:


Nếu khách hàng trả đủ ngay 100% số tiền của lô hàng thì được hưởng 1%

trên tổng giá trị của lô hàng.


Nếu khách hàng trả được 50% số tiền của lô hàng thì sẽ được hưởng 0,4%

trên tổng giá trị của lô hàng.
Định giá sản phẩm là do công ty. Điều này cũng đã tạo điều kiện cho công ty áp
dụng một số chính sách giá cả sau:



Chính sách giá cả căn cứ theo thị trường: Công ty căn cứ vào giá bán của

các đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh sản phẩm là gạch ốp lát để định giá bán

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 9

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

cho sản phẩm của công ty mình. Như vậy công ty sẽ không bị bất ngờ khi có sự
thay đổi giá cả của thị trường và cũng tạo được tâm lý cho khách hàng.


Chính sách định giá thấp:Công ty áp dụng chính sách này khi muốn thâm

nhập vào một thị trường nào đó. Nó giúp cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn,
nhưng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn nếu gặp đối thủ mạnh hơn sẽ khó bảo toàn
vốn nếu gặp các biến động về thị trường đầu vào. Do vậy mà công ty chỉ áp dụng
trong 1 thời gian ngắn.



Chính sách giá cả có chiết khấu theo khối lượng hoặc là giá cả hàng hoá tiêu

thụ. Tức là tuy theo giá trị hay khối lượng lô hàng của công ty thực hiện theo chế
độ chiết khấu khác nhau cho khách hàng của mình.
1.4.2.2. Chính sách phân phối sản phẩm của công ty:
Cơ chế thị trường đã tạo ra một bước phát triển lớn trong công tác tổ chức mạng
lưới phân phối sản phẩm của công ty. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước
đây, khâu tổ chức mạng lưới bán hàng hầu như là không được chú trọng, toàn bộ mọi hoạt
động phân phối hàng hoá đều là do cấp trên quy định. Từ khi nền kinh tế cả nước chuyển
sang cơ chế mới, cơ chế thị trường công ty được nhà nước giao quyền tự chủ để kinh
doanh, từ đó mà việc đầu tiên công ty làm là đổi mới toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản
phẩm. Đó là việc khuyến khích bán hàng tự do, các cá nhân làm đại lý cho công ty.
Ngoài ra công ty còn hoạt động tiêu thụ và kế hoạch tiêu thụ để đưa ra các chỉ tiêu.
Doanh số bán hàng theo từng quý, chi phí theo từng quý...trên cơ sở chia toàn bộ công
việc thành từng mảng theo trình tự để dễ thực hiện, giao cho mỗi đơn vị cá nhân phụ trách
một mảng công việc. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp khi có sự biến động của thị trường
thì công ty có thể thay đổi chương trình hàng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 10

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH


1.5.Tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ & TSCĐ tại Công ty
sứ Thành Đô
1.5.1.Tình hình sử dụng nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ
* Đặc Điểm
Công ty sứ Thành Đô chuyên sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh phục vụ cho ngành
xây dựng và trang trí nội thất. Việc sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm tạo ra các sản
phẩm có chất lượng tốt nhất đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Đặc điểm sản xuất của
Công ty là chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, chủng loại phong phú đa dạng, sản xuất liên
tục. Do đó nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong Công ty được sử dụng để sản xuất sản
phẩm cũng rất đa dạng và phong phú.
* Phân loại
Để giúp cho công tác hạch toán chính xác với từng nguyên vật liệu thì kế toán
Công ty sứ Thành Đô phải phân loại nguyên vật liệu theo từng loại để nhằm quản lý tốt
tình hình kho và sự biến động của từng nguyên vật liệu. Do đó có thể cung cấp các thông
tin chính xác và kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu, Công ty
đã phân loại nguyên vật liệu thành các loại chủ yếu như sau:
Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấu thàng
nên thực thể của sản phẩm như Đất sét, cao lanh, trường thạch, ziccol, kẽm...
Nguyên vật liệu phụ: Gồm rất nhiều loại, tuy không cấu thành nên thực thể của sản
phẩm nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên mẫu mà của sản phẩm như
bari, sô đa, muối cô ban, thuỷ tinh...
Nhiên liệu: Nhiên liệu của Công ty chủ yếu dùng trực tiếp cho sản xuất là nguồn
khí thiên nhiên.
Công cụ dụng cụ chính Công ty sử dụng là các máy móc chuyên dụng như: xe
nâng, máy nén, quạt công nghiệp, bơm màng... và một số công cụ dụng cụ khác như quần
áo lao động, dây điện, vật tư phục vụ sản xuất.
* Tình hình quản lý
Nguyên vật liệu của Công ty phần lớn được sản xuất ở trong nước, do vậy cũng có
nhiều thuận lợi trong việc mua, bán. Trong giai đoạn hiện nay một số loại hàng dùng bán

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 11

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

thường hiếm và đắt nên Công ty cần có chế độ quản lý nguyên vật liệu hợp lý, tránh thất
thoát, hao hụt...Mặt khác Công ty cũng phải có chế độ bảo quản, dự trữ tương đối tốt đối
với các loại NVL chịu sự tác động của yếu tố thời tiết như cao lanh, trường thạch, kẽm,
ziccol...Nếu bảo quản không tốt các loại NVL này thì sẽ không đủ tiêu chuẩn, chất lượng
để đưa vào quá trình sản xuất.
NVL giữ vai trò cực kỳ cần thiết trong quá trình sản xuất, nếu cung ứng chậm NVL
cũng đồng nghĩa làm chậm đi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc quản lý và
cung ứng NVL phải hợp lý nhằm cung cấp cho các phân xưởng sản xuất những vật liệu
cần thiết được nhanh nhất, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng. Do NVL được cung
cấp chủ yếu là thị trường trong nước cho nên giá cả biến động không lớn vì vậy Công ty
không cần dự trữ NVL với khối lượng lớn. Từ đó sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn,
tránh được những mất mát trong khâu quản lý cũng như việc bảo quản, dự trữ NVL theo
đúng kế hoạch sản xuất
1.5.2. Đặc điểm và tình hình quản lý tài sản cố định của Công ty.
TSCĐ của Công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình, hàng năm có sự biến động tăng,
giảm liên tục để đáp ứng cho quá trình đổi mới, mở rộng sản xuất và phát triển. TSCĐ
tăng thường do mua ngoài hay xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, TSCĐ giảm do hư

hỏng hay Công ty đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến.
Để quản lý TSCĐ mỗi tháng nhân viên quản lý thiết bị cùng với kế toán tài sản và
những người có liên quan tiến hành kiểm kê tăng, giảm TSCĐ, chi tiết kiểm kê TSCĐ,
bảng kê chi tiết TSCĐ không cần dùng, hư hỏng, chờ thanh lý.
TSCĐ của Công ty bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Thiết bị dụng cụ quản lý

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 12

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

1.6.Đặc điểm lao động của Công ty sứ Thành Đô
Trong điều kiện hiện nay, việc quản lý và sử dụng lao động có ý nghĩa vô cùng lớn
lao, giải quyết đúng đắn quan hệ giữa người lao động với người lao động, môi trường lao
động sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của
công tác quản lý lao động, Công ty sứ Long Hai đã cố gắng hoàn thiện công tác quản lý
và sử dụng lao động ngày một hiệu quả.

Nếu so với các ngành nghề khác như dệt may,giầy da…thì số lượng lao động của
công ty chưa phải là nhiều.Tuy nhiên,so với các công ty khác cùng ngành thì công ty sứ
Thành Đô có một đội ngũ công nhân khá lớn.
Ban lãnh đạo công ty hiểu rõ rằng yếu tố con người là một yếu tố then chốt,quyết
định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty.Nhờ có nhận thức đúng đắn
này,bên cạnh những đổi mới về kỹ thuật công nghệ,công ty còn tổ chức đào tạo vào đào
tạo lại tay nghề cho cán bộ công nhân viên,có kế hoạch cải tiến lại phương pháp lao động
để công nhân làm việc có hiệu quả cao nhất có thể.Ngoài ra,ban lãnh đạo công ty đã rất
chú ý đến việc sắp xếp,kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất,quản lý cũng như công việc của
các tổ dưới phân xưởng sản xuất-sử dụng hợp lý,hiệu quả lao động,thời gian phân công
lao động theo trình độ chuyên môn,giáo dục thái độ làm việc đúng đắn,ý thức tiết kiệm
của từng cá nhân lao động.
Lao động của Công ty được sử dụng và phân công một cách hợp lý đảm bảo tiết
kiệm lao động và sản xuất kinh doanh có hiệu qủa. Tuy là một Công ty TNHH nhưng bên
cạnh mục tiêu kinh tế Công ty cũng chú trọng đảm bảo các mục tiêu xã hội. Tạo công ăn
việc làm cho người lao động nhất là lao động địa phương, chăm lo cải thiện mức sống của
cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tất cả các cán bộ trong Công ty đều phải ký kết hợp
đồng lao động theo luật lao động hiện hành và được tham gia các chế độ xã hội theo các
quy định hiện hành của nhà nước. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng số 01: Cơ cấu lao động của Công ty sứ Thành Đô

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 13

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

(Tính đến tháng 2 năm 2012)
STT

Chỉ tiêu

Số lượng(người)

Cơ cấu (%)

1

Tổng số lao động

180

100

2

Phân theo giới tính
- Lao động nam

109


60.78

- Lao động nữ

71

39.22

- Đại học

10

5.6

- Cao đẳng

6

3.45

- Lao động phổ thông

8

4.31

- Công nhân kỹ thuật

156


86.64

- Lao động trực tiếp

162

89.66

- Lao động gián tiếp

18

10.34

3

Phân theo trình độ

4

Phân theo tính chất công việc

( Nguồn số liệu: phòng kế toán)
Do đặc thù sản xuất của Công ty chủ yếu là sản xuất sứ vệ sinh (Lao động nặng) nên
phần lớn lao động là nam gới với 109 người, chiếm 60.78% và lao động nữ là 71 người
chiếm 39.22% tổng số lao động trên toàn Công ty. Hầu hết các lao động của Công ty đều
qua đào tạo, trong đó: Số lao động có trình độ đại học là 10 người, chiếm 5.6%, Số lao
động có trình độ cao đẳng là 6 người, chiếm 3.45%; số công nhân kỹ thuật là 156 người,
chiểm 86.64%; số lao động phổ thông là 8 người, chiểm 4.31%. Qua bảng trên ta thấy
Công ty rất quan tâm tới đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân

viên.

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 14

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

1.7. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán của Công ty sứ Thành Đô được tổ chức theo mô hình tập trung
nghĩa là: mọi công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán từ việc thu thập, kiểm
tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Đặc trưng của mô hình này là
mọi nhân viên trong phòng kế toán đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ,
thủ kho
KT giá thành,TP
Kế toán NVL
KT tiền lương

KT BHXH
KT TM
KT công nợ
KTNH

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 15

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Sơ đồ 03: Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty sứ Thành Đô

* Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận.
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phụ trách chung, điều hành, chỉ đạo và giám sát
mọi hoạt động trong phòng kế toán, xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở Công ty, tổ chức
các bộ phận thực hiện toàn bộ công việc của bộ máy kế toán, lập thuyết minh báo cáo tài
chính. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp là giám đốc Công ty
về các chính sách pháp luật và chế độ tài chính hiện hành.
- Thủ quỹ, thủ kho: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Công ty và là người trực
tiếp thực hiện việc thu, chi quỹ tiền mặt, theo dõi thu chi và lên báo cáo hàng ngày. Xác
định tổng thu, chi, tồn quỹ và đối chiếu với kế toán thanh toán . Lập báo cáo thu, chi hàng
tháng theo chế độ ngân hàng. Có nhiệm vụ phải bảo mật về quản lý tiền mặt. Đồng thời là

người chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho của Công ty, căn cứ vào chứng từ hợp pháp
để thực hiện việc nhập - xuất hàng hoá.
- Kế toán giá thành, thành phẩm, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ
tổng hợp và phản ánh đầy đủ những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Đồng thời
phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tình hình biến động nhập, xuất,
tồn kho vật tư, kho thành phẩm của Công ty. Tính toán giá trị thực tế của vật tư nhập, xuất
kho và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho đối tượng sử dụng.
- Kế toán tiền lương và BHXH: Thực hiện việc tính toán tiền lương và trích lập
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo đúng quy
định hiện hành. Đồng thời lập và báo cáo tiền lương cho các bộ phận trong Công ty.
- Kế toán công nợ, ngân hàng: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toán bộ các nghiệp
vụ thuộc phạm vi đối tượng thanh toán vào sổ đỏ. Đồng thời có nhiệm vụ theo dõi các
khoản tiền vay, tiền gửi, tiền chuyển về, các khoản tiền ký cược, ký quỹ với ngân hàng.
Nội dung cơ bản về tổ chức công tác kế toán tại Công ty.

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 16

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Hiện nay, Công ty áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành là Quyết định số
48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính,cụ thể như sau:


- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là VNĐ - Việt Nam đồng.
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Xác định giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty sứ Thành Đô sử dụng các chứng từ và một số tài khoản kế toán theo QĐ
số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006.
*Hình thức kế toán và sổ kế toán áp dụng tại Công ty
Để công tác kế toán được thuận tiện, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phù hợp
với quá trình sản xuất, Công ty sứ Thành Đô đã sử dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi
sổ. Theo hình thức kế toán này, kế toán tại Công ty sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu
sau:

- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 17

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Phần II.ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI
TỐT NGHIỆP
2.1- Đánh giá chung:
Công ty gạch sứ Thành Đô xuất phát điểm là một công ty làm ăn có hiệu quả và có
uy tín trên thị trường. Sự thay đổi về cơ chế quản lý dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao
động , nguồn vốn và tiền đề vật chất khác nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả và sự
phát triển bền vững của công ty.


Mặt mạnh:

So với các công ty khác, công ty sứ Thành Đô có một lợi thế là: có 1 hệ thống dây
chuyền sản xuất tại chính nơi có khu công nghiệp phát triển
Với kinh nghiệm tích luỹ được qua các năm công ty đã có được vị trí nhất định
trong ngành gốm sứ .
Là một mắt xích không thể thiếu trong chiến lược phát triển chung của ngành .
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên, đội ngũ lao động, có trình độ tay nghề có kinh
nghiệm lâu năm.
Việc lấy đổi tên từ công ty gốm sứ Long Hai thành công ty TNHH gốm sứ Thành
Đô đã đem lại cho công ty một nguồn sinh khí mới, tăng nguồn vốn trong kinh doanh
( bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ). Người lao động đã ý thức được quyền làm chủ
của mình hăng hái trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động đặc biệt với lợi thế về vốn
đã giúp cho công ty có những dây chuyền sản xuất ở các nước có công nghệ tiên tiến như
Đức, Italia...
Hiện tại công ty có rất nhiều mặt hàng thương phẩm có mặt trên thị trường trong
nước. Công ty có một bộ máy quản lý gọn nhẹ, không cồng kềnh và mang lại hiệu quả
cao, năng động trong việc điều hành và tự chủ trong sản xuất kinh doanh.

Cuối cùng công ty có một hệ thống các đại lý rộng khắp tạo điều kiện rất thuận lợi
trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả nước.
SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 18

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản lý kinh doanh



Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành TCNH

Mặt yếu:

-Về việc công tác tiếp cận thị trường, trong cơ chế thị trường là việc đặt yêu cầu cho công
ty tạo ra lợi nhuận bằng chính nỗ lực của mình ở tất cả các khâu của quá trình kinh doanh,
từ việc sản xuất đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dụng thì công ty cũng có tuy
chưa nhiêù đội ngũ những người chuyên làm công tác marketing ( tiếp cận thị trường ).
Thực tế đòi hỏi tiếp cận thị trường phải một cách toàn diện: Marketing sản phẩm,
Marketing khách hàng, Marketing về nguyên liệu. Do vậy mà đôi khi những biến động về
nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng chưa được công ty cập nhật hoặc là cập nhật
chưa chính xác đã phần nào gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Công tác quản lý vốn và sử dụng vốn tại công ty còn chưa tốt gây tốn kém chi phí,thất
thoát vốn và mô hình chung có ảnh hưởng xấu tới mục tiêu lợi nhuận của công ty,điển
hình là :Chi phí cho hoạt động bán hàng thì ít trong khi chi phí cho công tác dữ trự hàng

tồn kho,chi phí NVL ,CC-DC…còn khá cao.

2.2- Lựa chọn đề tài tốt nghiệp:
Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty em đã hiểu và nắm bắt được tình hình sản
xuất và tiêu thụ hàng hoá của công ty từ đó em lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp
như sau:
“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH GỐM SỨ THÀNH ĐÔ”

SVTH:Đào Thu Huyền
Lớp:TCNH3-K4

Page 19

GVHD:Mai Thị Diệu Hằng



×