Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỜI báo tài CHÍNH VIỆT NAM GIAI đoạn 2010 2015 và tầm NHÌN 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.62 KB, 19 trang )

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN THỜI BÁO TÀI CHÍNH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN 2020

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương
Lớp: Báo in 30B

Hà Nội 11/2010


KẾT CẤU NỘI DUNG
Đề án gồm 6 phần chính:
Phần I. Đặt vấn đề
Vị trí, vai trò của TBTCVN trong việc hoàn thành nhiệm vụ của
ngành, cùng với bối cảnh phát triển mạnh mẽ của báo chí nói chung và báo
chí kinh tế nói riêng đang đặt ra yêu cầu cho TBTCVN phải có những bứt
phá mạnh mẽ vươn lên xứng tầm với vai trò cơ quan ngôn luận của ngành
Tài chính, một ngành kinh tế huyết mạch của đất nước.
Phần II. Đánh giá thực trạng của TBTCVN hiện nay
Tình hình chung và các mặt công tác cụ thể như: Tổ chức bộ máy,
thu nhập; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Nội dung, hình thức; Tài chính; Phát
hành; Quảng cáo, nhuận bút.
Phần III. Lộ trình củng cố và phát triển TBTCVN (2011 – 2015)
Lộ trình của từng năm từ 2011 đến 2015 và tầm nhìn 2020 với các
mục tiêu cụ thể cho từng mặt công tác như: tổ chức, bộ máy, nội dung, tài
chính (thu nhập, phát hành, quảng cáo).
Phần IV. Các giải pháp thực hiện
Trình bày các giải pháp tổ chức để thực hiện cho các mục tiêu trên.



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời báo Tài chính Việt Nam, trong chức năng nhiệm vụ được giao là
cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, diễn đàn về lĩnh vực tài chính của
các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và của toàn xã hội, là cầu nối trong
viện tuyên truyền đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực
Tài chính tới mọi tầng lớp xã hội, đồng thời cũng là kênh phản biện quan
trọng trong việc giúp hoàn thiện các chính sách của Đảng, Nhà nước trong
lĩnh vực tài chính.
18 năm qua kể từ ngày thành lập, với vai trò cơ quan ngôn luận của
ngành TBTCVN đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của mình là. Tuy nhiên
trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế và đặc biệt của lĩnh vực tài
chính, với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực tài chính cụ thể như ngân
sách, chứng khoán, tiền tệ, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản công… kéo theo
đó là những nhu cầu thông tin trong lĩnh vực này, đang đặt ra cho TBTCVN
những yêu cầu mới.
Mặt khác, đặt trong bối cảnh chung của sự phát triển mạnh mẽ của
báo chí nói chung và của báo chí kinh tế nói riêng, TBTCVN cũng đang
đứng trước những thách thức lớn. Có thể nói trong gần 10 năm trở lại đây hệ
thống báo chí kinh tế nói chung và thông tin tài chính nói riêng đã bùng nổ
mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ có vài ba tờ báo chuyên ngành về kinh tế đến nay đã
hình thành hệ thống báo chí kinh tế với hơn 20 đầu báo chính thống (Công
thương, Đầu tư, Ngân hàng, Doanh nghiệp…). Hệ thống các tờ báo in không
phải là báo kinh tế như Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động… cũng
đều đã cho ra đời các chuyên trang kinh tế; Hệ thống các đài truyền hình,
phát thanh, báo mạng… cũng nở rộ. Các chương trình chuyên sâu về kinh tế
(mà cốt lõi là thông tin về tài chính như: Chứng khoán, Đầu tư, Ngân


sách…) như bản tin Tài chính, Việt Nam và các chỉ số (VTV1), Info TV
(VTC)… Tóm lại hệ thống thông tin về kinh tế, đặc biệt là thông tin về lĩnh

vực tài chính, đã bùng nổ cả về quy mô, chiều rộng và chiều sâu với hình
thức ngày càng đa dạng, phong phú.
Trong khi đó TBTCVN với nhiều lý do khác nhau, đang ngày càng
trở nên « tụt hậu ». Những tiêu chí để đánh giá về giá trị cho một tờ báo đều
ở mức rất kém: Nội dung còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu, số lượng phát
hành nhỏ lẻ, quảng cáo thưa thớt, nhuật bút thấp, thu nhập của cán bộ, phóng
viên… hết sức khiêm nhường.
Từ thực trạng và yêu cầu trên đang đặt ra cho TBTCVN phải
có những bứt phá mạnh mẽ cả về quy mô, cơ cấu, mô hình tổ chức… thì mới
có thể xứng tầm vai trò là người phát ngôn của ngành Tài chính – một ngành
đóng vai trò huyết mạch trong nền kinh tế của đất nước.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THỜI BÁO TÀI CHÍNH
VIỆT NAM
1. KHÓ KHĂN
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, TBTCVN đang đứng trước
những khó khăn, thách thức không nhỏ.
Trước hết về tổ chức bộ máy: Do nhiều nguyên nhân tồn tại từ
trước, tổ chức bộ máy của TBTCVN cồng kềnh, đông nhưng không mạnh.
Bên cạnh đó là việc thiếu những cơ chế quản lý phù hợp, dẫn tới chồng
chéo, kém hiệu lực.
Về khả năng tài chính: Có thể nói là tình hình tài chính của
TBTCVN luôn trong tình trạng căng thẳng. Nguồn lực tài chính của báo


ngày càng khó khăn do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do nguồn thu
của báo ngày càng hạn hẹp. Doanh thu quảng cáo bị sụt giảm từ 8 tỷ/năm
(2006) nay chỉ còn hơn 5 tỷ/năm. Số lượng phát hành cũng bị sụt giảm
nghiêm trọng (từ 12.00 bản/số năm 2006 – nay chỉ còn hơn 7000 bản/số).
Các nguồn tài trợ các tổ chức… cũng bị mất dần do khó khăn chung của nền
kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức… phải cắt giảm chi tiêu. Tình trạng

thu không đủ chỉ, dẫn tới các khoản nợ tiền in, nợ nhuận bút, nợ bảo hiểm xã
hội… gia tăng, trở thành gánh nặng lớn cho tòa soạn.
Từ thực trạng tài chính nêu trên dẫn tới đời sống của cán bộ phóng
viên gặp nhiều khó khăn: Tiền lương, thu nhập ở mức rất thấp (trung bình
chưa được 2 triệu đồng/người/tháng). Tiền nhuận bút thuộc hàng thấp nhất
trong hệ thống báo chí. Cũng do tài chính khó khăn nên các Quý phúc lợi,
khen thưởng… không có gì để hoạt động
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc: Nhiều năm
không được quan tâm nên nhiều trang thiết bị đã xuống cấp trầm trọng. Phần
lớn các trang thiết bị này đều đã lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu hoạt
động của một tòa soạn hiện đại.
Về ấn phẩm báo tuần: Cũng do tồn tại lịch sử để lại, đội ngũ phóng
viên còn yếu, hệ thống CTV chắp vá, đội ngũ lãnh đạo phòng không đồng
đều… dẫn tới việc tổ chức nội dung khó khăn. Từ các nguyên nhân trên dẫn
tới nội dung còn nhạt nhòa, thiếu tính thời sự, hình thức nghèo nàn, đơn
điệu.
2. THUẬN LỢI
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn tồn tại do lịch sử để lại vừa nêu
trên, Thời báo Tài chính Việt Nam đang đứng trước những thời cơ hết sức
thuận lợi để phát triển, tạo bước bứt phá lên một vị thế mới, đó là:


- Sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Bộ, sự ủng hộ của các đơn
vị trong Bộ cả về tinh thần lẫn vật chất.
- Về phía Thời báo, sau khi được Bộ củng cố tổ chức, bổ sung lãnh
đạo mới, đã tạo ra một sức sống mới, khí thế mới, quyết tâm mới trong toàn
thể cán bộ, phóng viên, CNV của Tòa soạn. Anh em đoàn kết, lãnh đạo
quyết tâm cùng nhau chia sẻ khó khăn, toàn tâm toàn ý hướng tới mục tiêu
đưa Thời báo ra khỏi khó khăn.
- Về tiềm lực của báo: Đa số anh em phóng viên và đội ngũ cán bộ

chuyên trách được đào tạo cơ bản về chuyên môn, chuyên ngành, có năng
lực và tâm huyết với nghề.
- Tuy mới chỉ thực hiện đổi mới chưa đầy 4 tháng, kể từ khi có lãnh
đạo mới, nhưng Thời báo đã có một bộ mặt mới, cả về nội dung lẫn hình
thức, bước đầu được dư luận đánh giá cao, mở ra một triển vọng hứa hẹn
trong việc đưa Thời báo vào giai đoạn phát triển mới.
- Một thuận lợi tiềm năng khác đó là: Thương hiệu TBTCVN là một
thương hiệu có tiềm năng lớn, thu hút được sự quan tâm của các doanh
nghiệp, các nhà quản lý kinh tế và của nhiều tầng lớp xã hội.
III. LỘ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2011
– 2015
Trên cơ sở xác định rõ thuận lợi và khó khăn, và những yêu cầu
nhiệm vụ được giao, TBTCVN đề ra Chiến lược phát triển từ nay đến năm
2015 và nhãng năm tiếp theo với những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như
sau:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 được xác định làm 2 giai đoạn
chính:


- Giai đoạn I: từ 2010 – 2015: Giai đoạn củng cố và ổn định tổ chức.
- Giai đoạn II: từ 2015 – 2020: Giai đoạn bứt phá và phát triển.
Lộ trình củng cố và phát triển giai đoạn 2010 – 2015: TBTCVN
xác định đây là giai đoạn củng cố tổ chức đưa tờ báo từng bước thoát ra
khỏi khó khăn về tài chính và đặt nền móng, tạo thế và lực ban đầu để
phấn đấu đến 2015 đưa TBTCVN trở thành một tờ báo kinh tế mạnh nằm
trong Top 3 những tờ báo kinh tế hàng đầu Việt Nam, đóng vãi trò là một
Trung tâm báo chí tài chính của đất nước, một tiếng nói có uy lực trong lĩnh
vực tài chính quốc gia, một cơ quan ngôn luận mạnh của ngành Tài chính.
Từ nay đến 2015, Thời báo xác định rõ lộ trình như sau:
I. GIAI ĐOẠN 2011 – 2012:

Thời báo xác định đây là một năm bản lề rất quan trọng với mục tiêu
chính là sắp xếp lại bộ máy, củng cố và ổn định tổ chức để tạo đà bứt ra
khỏi khó khăn và đặt nền tảng quan trọng cho các bước phát triển tiếp theo.
Cụ thể với các mặt công tác sau:
1. Mục tiêu giai đoạn 2011 – 2012:
1.1. Về tổ chức bộ máy: Trên cơ sở Đề án Tổ chức bộ máy của
TBTCVN đã được Bộ phê duyệt, sẽ rà soát, nghiên cứu, sắp xếp lại bộ máy
tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, đúng người, đúng việc.
1.2. Về Tài chính:
- Về doanh thu của báo: Phấn đấu đạt 22 tỷ đồng/năm (năm 2010 là
gần 15 tỷ đồng).


- Về số lượng phát hành: Phấn đấu đạt con số 10.000 bản/kỳ đối với
báo tuần (hiện nay là 7.000 bản/kỳ).
- Về doanh thu quảng cáo: Đạt 6 tỷ đồng/năm (hiện đang là 4 tỷ
đồng/năm)
- Về đời sống cán bộ công nhân viên: Phấn đấu nâng thu nhập trung
bình lên 1,2 lần so với hiện nay.
- Về nhuận bút: Nâng nhuận bút lên mức 2 (hiện nay đang ở mức 1).
1.3. Về phát triển các ấn phẩm: Hiện Thời báo đang có 3 ấn phẩm
chính là Tuần báo (ra Thứ 2, 4, 6); Số Đặc san hàng tháng và Tờ Tiếng Anh
(Vietnam Financial Reviews) xuất bản tháng 1 số.
- Đối với tờ báo tuần: Thực hiện đổi mới về nội dung và hình thức.
Về nội dung: Thay đổi cơ cấu, trang mục.
- Xem xét tiếp tục phát triển ấn phẩm Tiếng Anh.
- Xem xét thực hiện nhóm ấn phẩm Đặc san cho chi nhánh phía Nam.
- Nghiên cứu xuất bản Tài chính cuối tuần, nâng kỳ trong tuần lên 4
số/tuần. Nội dung Tài chính cuối tuần sẽ thiên về giải trí, lắng đọng các sự
kiện trong tuần với nhiều hơn các bình luận, nhận định…

2. Giải pháp giai đoạn 2011 – 2012:
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Thời báo sẽ thực hiện triển khai đồng bộ
các giải pháp sau:
2.1. Về tổ chức bộ máy:
- Đổi mới lề lối làm việc, xây dựng phương thức quản lý mới theo
hướng: Khuyến khích tinh thần lao động sáng tạo của anh em, đổi mới công


tác phóng viên theo mô hình lấy chất lượng bài vở làm thước đo hiệu quả
công việc, đi đôi với các biện pháp thưởng phạt nghiêm minh.
- Tổ chức, sắp xếp lại các phòng, ban theo hướng đúng người, đúng
việc;
- Luân chuyển, bố trí lại đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên
theo hướng phát huy năng lực, sở trường của từng người.
- Thành lập một số bộ phận chuyên trách phục vụ cho một số công
tác đặc thù của Tòa soạn hiện nay.
2.2. Về công tác chuyên môn – nghiệp vụ:
Thực hiện đổi mới về nội dung và hình thức:
- Về nội dung: Việc đổi mới nội dung sẽ được thực hiện theo hướng
loại bỏ các trang mục không còn phù hợp, kết cấu lại đưa vào các trang mục
theo nguyên tắc lấy trục thông tin kinh tế tài chính làm cốt lõi, làm tăng bản
sắc của TBTCVN làm cho tờ báo « chính trị hơn, tài chính hơn, dân sinh
hơn », phục vụ mục tiêu đưa tầm ảnh hưởng của tờ báo tới mọi tầng lớp xã
hội.
- Về hình thức: Thay đổi măng-xét, đổi mới cách trình bày, cải tiến
font chữ… theo hướng hấp dẫn, hiện đại, thể hiện được bản sắc tài chính
(thịnh vượng, sôi động…)
- Xây dựng lại Hệ thống Cộng tác viên theo nguyên tắc chất lượng,
tinh nhuệ, hiệu quả, tập hợp các cây bút trí tuệ trong giới khoa học về kinh tế
và báo chí.

2.3. Về công tác tài chính:


- Rà soát tổng thể các khoản chi, thực hiện tiết kiệm triệt để, cắt giảm
tất cả mọi chi phí không cần thiết theo tinh thần « thắt lưng buộc bụng »,
vượt qua khó khăn, phấn đấu tiết kiệm 10 phần trăm so với chi phí hiện nay
đối với tất cả các khoản chi.
- Thực hiện khoán tất cả các khoản chi tiêu có thể (văn phòng phẩm,
điện thoại, vật tư…)
- Thực hiện triển khai mạnh mẽ cơ chế mới về tài trợ, phát hành,
quảng cáo để thu hút các nguồn lực, tăng doanh thu cho báo.
- Khai thác mọi nguồn thu trong khả năng cho phép (từ phát hành
báo, tài trợ, quảng cáo, dịch vụ, tổ chức sự kiện…).
- Bắt đầu triển khai, thí điểm khai thác nguồn thu từ dịch vụ tổ chức
sự kiện để mở ra một kênh thu hút nguồn thu mới và quảng bá thương hiệu
TBTCVN.
- Xem xét tiếp tục huy động tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn lực tài
chính của các đơn vị trực thuộc Bộ như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải
quan, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán, Công ty mua bán nợ, Tổng
Công ty bảo hiểm…
2.4. Về công tác Phát hành:
Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TBTCVN
năm 2011.
Thời báo xác định Công tác phát hành không những mang ý nghĩa
tăng doanh thu cho báo mà còn là một hình thức để nâng tầm ảnh hưởng của
TBTCVN trong xã hội, để TBTCVN không những chỉ nhận được sự quan
tâm của nhà quản lý, giới doanh nghiệp… mà bước đầu sẽ có mặt trong các


cuộc hội thảo, trên bàn nghị sự của Đại biểu Quốc hội… Để đạt mục tiêu 1

vạn bản vào tháng 6/2011 Thời báo xác định: Song song với việc đẩy mạnh
công tác phát hành trong các đơn vị trong ngành, đặc biệt chú ý tìm địa chỉ
phát hành mới ngoài ngành, đặc biệt là các « mặt trận » còn bỏ trống là hệ
thống các tổ chức kinh tế, các hiệp hội doanh nghiệp, các trường kinh tế…
2.5. Về công tác Quảng cáo:
Song song với công tác phát hành, công tác quảng cáo cũng được coi
là công tác trọng tâm cần được ưu tiên, bởi Thời báo xác định quảng cáo là
nguồn thu chủ yếu của báo. TBTCVN là một thương hiệu lớn, tiềm năng thu
hút quảng cáo là lớn, có nhiều ưu thế so với các tờ báo kinh tế khác, tuy
nhiên trong nhiều năm qua công tác tổ chức thu hút quảng cáo còn hết sức
chắp vá, thiếu chuyên nghiệp…, nguồn thu từ quảng cáo chưa tương xứng
với tiềm năng của Báo.
Để đưa công tác thu hút quảng cáo theo hướng chuyên sâu, chuyên
nghiệp, khai thác được tiềm năng của thương hiệu TBTCVN, Thời báo xác
định đây là công việc lâu dài, trước mắt sẽ nghiên cứu để tổ chức lại bộ máy,
ưu tiên đầu tư, tăng cường lực lượng cho công tác này (Thời báo sẽ tiến
hành xây dựng, trình Bộ đề án riêng về mô hình tổ chức bộ máy mới cho
công tác quảng cáo).
2.6. Về công tác Tổ chức sự kiện:
Đối với các báo thì công tác Tổ chức sự kiện cũng là một hoạt động
quan trọng không chỉ mang ý nghĩa quảng bá thương hiệu của báo mà còn


mang lại những nguồn thu lớn, ví dụ: Báo Nhân dân có Giải Bóng bàn, Báo
Tiền phong có cuộc thi Hoa hậu, Báo Đầu tư có giải Golf quốc tế, Thời báo
Kinh tế Việt Nam có Giải Rồng vàng… Mỗi sự kiện như vậy đều mang về
cho các báo hàng tỷ đồng. Tuy nhiên đây là chức năng hoàn toàn mới đối
với TBTCVN. Năm 2011 Thời báo dự kiến sẽ thí điểm công tác này bằng
việc bắt đầu tổ chức những sự kiện như: Kết hợp với Hiệp hội Bảo hiểm tổ
chức bình chọn Cúp Vàng Bảo Hiểm hoặc với Hiệp hội kế toán, kiểm toán

bình chọn Báo cáo tài chính tốt nhất trong năm.
2.7. Về nâng cao đời sống của cán bộ phóng viên:
- Thời báo xác định 2011 mới chỉ là giai đoạn thoát khỏi khó khăn,
vẫn là giai đoạn cần « thắt lưng buộc bụng », chưa thể có tăng thu nhập lớn.
Do đó, nếu có các nguồn thu tăng cũng phải giải quyết hết nợ nần và tính
đến tích lũy trước đầu, giải pháp tăng thu nhập cho cán bộ phóng viên sẽ
được chú trọng tới.
- Tăng các nguồn thu cho tòa soạn.
- Tăng từ nhuận bút đối với phóng viên.
- Tăng từ việc thực hiện cơ chế mới về quảng cáo, phát hành.
II. GIAI ĐOẠN 2012 – 2013:
Mục tiêu của giai đoạn này là tạo bước bứt phá ban đầu với việc mở
rộng tầm hoạt động và lọt vào Top 4 những tờ báo kinh tế hàng đầu Việt
Nam. Giai đoạn này Thời báo sẽ triển khai thực hiện các mục tiêu chủ yếu
sau:


1. Mục tiêu:
1.1. Về các ấn phẩm:
- Ra báo ngày.
- Mở thêm chuyên san về Bảo hiểm, Bất động sản.
- Phấn đấu số lượng phát hành nhật báo đạt 30.000 bản/kỳ.
1.2. Về tổ chức bộ máy:
- Đổi mới tổ chức bộ máy, bổ sung trang thiết bị, nâng cấp chi nhánh
Thời báo Tài chính Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, đưa chi nhánh trở thành
một trung tâm mạnh, là nơi khai thác các nguồn thu cũng như quảng bá
thương hiệu của Thời báo Tài chính Biệt Nam tại một địa bàn kinh tế sôi
động của đất nước.
- Xây dựng 3 chi nhánh ở 3 trung tâm kinh tế lớn là: Quảng Ninh, Đà
nẵng, Cần Thơ để khuyếch trương thanh thế của TBTCVN cũng như thu

hút các nguồn tài chính ở đây.
- Thiết lập VP đại diện ở một số khu vực kinh tế trọng điểm của đất
nước và có các phóng viên thường trú tại tất cả các tỉnh, thành trong
cả nước. Từng bước có phóng viên thường trú ở nước ngoài phấn đấu sau
2015 phóng viên thường trú tại các quốc gia trong khu vực.
- Xây dựng phương án in 2 đầu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để tiết
giảm chi phí cũng như đảm bảo tính thời sự cho báo.


2. Các giải pháp chủ yếu cho giai đoạn 2012 – 2013:
- Tiếp tục hoàn thiện đổi mới tổ chức bộ máy.
- Triển khai tuyển chọn bổ sung vào đội ngũ phóng viên, nhiều phóng
viên trẻ, tâm huyết, có năng lực phóng cách làm báo chuyên nghiệp, hiện đại
để tăng cường một bước sức trẻ mới của Báo.
- Tăng cường một bước trang thiết bị hiện đại, theo tiêu chí của một
tòa soạn hiện đại theo tiêu chuẩn khu vực.
- Xây dựng Trung tâm báo chí Tài chính, là nơi trao đổi nghiệp
vụ thông tin, đào tạo báo chí chuyên ngành trong Bộ Tài chính; là trung tâm
họp báo của ngành Tài chính; là nơi tập hợp, cập nhật thông tin thời sự cung
cấp cho các lãnh đạo Bộ, Tổng cục, Cục, Vụ, Viện… để phục vụ công việc
chỉ đạo của Bộ.
III. GIAI ĐOẠN 2014 – 2015
Thời báo xác định đây là giai đoạn « tăng tốc về đích » sau khi đã
tạo đà ở giai đoạn trước. Mục tiêu của giai đoạn này sẽ là thực hiện « phủ
sóng » và thống lĩnh thông tin về tài chính trên phương diện quốc gia.
Mục tiêu và giải pháp:
3.1. Về các ấn phẩm: Bên cạnh các ấn phẩm ra hàng ngày và tờ cuối
tuần sẽ thực hiện:
- Tăng cường chuyên san đã có như Bảo hiểm, Bất động sản.



- Ra thêm chuyên san mới về Chứng khoán, Thị trường, Vốn, Thế giới
tài chính (Tài chính quốc tế) và nghiên cứu hợp tác xuất bản Thông tin tài
chính tiếng Nhật hoặc tiếng Trung…
- Bước đầu nghiên cứu hình thành tập đoàn báo chí đa phương tiện
với kênh truyền hình, phát thanh về tài chính.
3.2. Về tổ chức bộ máy:
- Hoàn thiện thiết lập mạng lưới chi nhánh và VPĐD ở tất cả các địa
phương trong cả nước.
- Mở VPĐD tại một số nước trong khu vực như Singapore, Thailand,
Malaysia,…
3.3. Về tài chính:
- Phấn đấu quy mô doanh thu 100 tỷ đồng/năm và theo cơ chế tự chủ
về tài chính.
- Thu nhập của CB, phóng viên: Đứng trong Top đầu các tờ báo kinh
tế của Việt Nam.
IV. TẦM NHÌN 2020:
Từ năm 2015 – 2020, mục tiêu của TBTCVN là trở thành một
tập đoàn báo chí mạnh của quốc gia và tầm ảnh hưởng trong khu vực với mô
hình tập đoàn Truyền thông tài chính đa phương tiện với các ấn phẩm: Báo
in, Báo mạng, Phát thanh và Truyền hình với đội ngũ phóng viên và CTV có
mặt ở khắp đất nước, với tiềm lực tài chính đủ mạnh để hoạt động với tư
cách là một tập đoàn kinh tế.


V. PHỤ LỤC:
1.

Phụ lục I: Cơ cấu tổ chức bộ máy của TBTCVN


Thực hiện Quyết dịnh số: 142/QĐ-BTC ngày 18/6/2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về viẹc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của
TBTCVN, và Quyết định số 2223/QĐ-BTC ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp năm 2010 đối với các
tổ chức, đơn vị sự nghiệp. theo đó, tổ chức bộ máy của TBTCN gồm có 10
đầu mối, đon vị và số lượng cán bộ, phóng viên là 82 người, cụ thể như sau:
-

Ban biên tập 02 người (01 Tổng bien tập; 01 Phó tổng biên tập);

08 Phòng; 01 chi nhánh; 01 Văn phòng Đại diện Bắc miền Trung, cụ thể:
+ Phòng thư ký toàn soạn.
+ Phòng phóng viên Kinh tế.
+ Phòng phóng viên Chính trị Xã hội;
+ Phòng phóng viên Thị trường và doanh nghiệp;
+ Phòng phóng viên Bạn đọc và Cộng tác viên;
+ Phòng phóng viên Báo điện tử;
+ Phòng Quảng cáo và tổ chức sự kiện;
+ Phòng Trị sự;
+ Chi nhánh TBTCVN tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Văn phòng đại diện Bắc mình Trung tại TP.Vinh.
2.Phụ lục II: Thực trạng Tài chính của TBTCVN


Thị phần của TBTCVN trên thị trường báo chí hiện nay (kể riêng báo
viết kinh tế là khoảng 7%, phấn đấu đến năm 2015 với dung lượng khoảng
15 nghìn bản/kỳ sẽ đạt khoảng 10% thị phần báo chí kinh tế trong cả nước).
- Doanh thu: (Dự kiến năm 2010)

14,53 tỷ đồng


+ Từ bán báo: 7.000 x 3.900 kỳ/năm x 152

5,26 tỷ đồng

+ Từ quảng cáo:
+ Từ thu khác:
+ Kinh phí ngân sách cấp:

3,2 tỷ đồng
0,07 tỷ đồng
4,0 tỷ đồng

Trong đó: - Dự toán chi thường xuyên

2,0 tỷ đồng

- Hỗ trợ tuyên truyền từ Bộ

2,0 tỷ đồng

số =

- Kinh phí trang thiết bị
- Chi phí (Dự kiến năm 2010)
+ In ấn, lương, phụ cấp, bảo hiểm, nhuận bút
+ Chi phí quảng cáo
+ Phí phát hành
+ Khấu hao, sctx, tích luỹ, trả nợ vay…
+ Chi mua sắm không thường xuyên

+ Chi phúc lợi tập thể, các khoản phải nộp
+ Nộp thuế
+ Lợi nhuận và trích nộp các quỹ…

2,0 tỷ đồng
16,0 tỷ đồng
7,3 tỷ đồng
1, 2 tỷ đồng
1,16 tỷ đồng
1,8 tỷ đồng
2,0 tỷ đồng
0,72 tỷ đồng
0,7 tỷ đồng
0,32 tỷ đồng

Qua tổng thu của năm 2010 và tổng chi, chênh lệch thu, chi (âm) –
1,47 tỷ đồng.
(14,53 – 16 = 1,47 tỷ đồng)
VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:


1. VỀ CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CHO TBTCVN:
Như phần thực trạng của Đề án đã trình bày, để hoàn thành mục tiêu
đề ra trong giai đoạn từ nay đến 2015 là củng cố đưa TBTCVN trở thành
một cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, “Người phát ngôn” uy lực
trong lĩnh vực tài chính tiền tệ quốc gia, đang đặt ta cho TBTCVN nhiệm vụ
hết sức nặng nề. Với thực trạng tài chính như hiện nay, dù có cố gắng hết
sức với những giải pháp quyết liệt và đồng bộ như đã nêu trên thì một vấn
đề hết sức nan giải đó là vấn đề tài chính nằm ngoài khả năng của TBTCVN.
Bởi với thực trạng tài chính như hiện nay (các nguồn thu khó khăn, nợ nần

còn lớn, đời sống thu nhập của phóng viên, cán bộ công nhân viên thấp…).
Với mỗi bước phát triẻn là một bước đi đầy thách thức. Đơn cử như tờ báo
tuần nếu tăng từ 3 kỳ hiện nay lên 4 kỳ/tuần sẽ phải tăng thêm bộ máy, con
người, nhuận bút, in ấn…, chi phí đã tăng thêm 25% với con số tuyệt đối là
chi phí tăng thêm 2,5 tỷ/năm, từ 8 tỷ tăng lên 10 tỷ. Tương tự như vậy, khi
tăng lên 5 kỳ/tuần chi phí sẽ tăng gấp đôi hiện nay và nếu ra báo điện tử thì
gần như tăng thêm một toà soạn nữa.
Thực tế cho thấy như năm 2010, lãnh đạo Bộ đã hỗ trợ 6 tỷ đồng
nhưng những khoản nợ của nhiều năm qua vẫn chưa trang trải hết. Toàn bộ
các khoản chi cho hoạt động của TBTC năm 2010 đang ở mức tối thiểu và
theo định mức. Nếu một số khoản chi được nâng lên mức trung bình xã hội
như: nhuận bút, giấy in, cơ cấu trang in màu tăng thêm (hiện nay chỉ có 8
trang màu, 8 trang đen trắng), tiền lương tăng thêm do tăng biên chế, chi phí
cho việc xuất bản báo điện tử…với những khoản chi phí trên TBTCVN chưa
biết huy động từ đâu, do vậy sự hỗ trợ của Bộ trong giai đoạn này là hết sức


cần thiết, mang tính quyết định cho sự ổn định và là nền tảng cho sự phát
triển bền vững của TBTCVN giai đoạn sau.
Do đó, để tạo điều kiện cho TBTCVN thực hiện thành công các mục
tiêu trên, TBTC cần một cơ chế tài chính đặc thù, trong giai đoạn từ nay đến
hết năm 2015 theo phương thức đơn vị sự nghiệp có thu, đó là:
1.

Đảm bảo hỗ trợ cho TBTCVN 100% chi cho con người (tiền

lương).
2.

Đảm bảo 100% kinh phí in báo.


3.

Đảm bảo cơ bản trang thiết bị cơ sở vật chất (trong đó có trị sở,

trang thiết bị vật chất đi kèm).



×