ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
TÕNG VĂN TOẢN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN SINH
KẾ CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN SƠN – XÃ VÙNG ĐỆM
CỦA VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế và PTNT
: 2011 – 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
TÕNG VĂN TOẢN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN SINH
KẾ CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN SƠN – XÃ VÙNG ĐỆM
CỦA VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế và PTNT
: 2011 – 2015
: Th.S. Đỗ Hoàng Sơn
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
luôn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện và đóng góp
những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo trong suốt thời gian thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Nhân dịp này, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế & PTNT - Trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt thầy giáo Th.S. Đỗ Hoàng Sơn đã
luôn động viên giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực
hiê ̣n và hoàn thành khoá luâ ̣n.
Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn : Toàn thể các cô chú tại xã Xuân Sơn đã tiế p
nhâ ̣n và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài trong quá trình thực tập tại
cơ sở.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi luôn nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ
của gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Tòng Văn Toản
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1.1.2 Tình hình sử dụng đất đai tại xã Xuân Sơn .........................................25
Bảng: 4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động xã Xuân Sơn........................................26
Bảng 4.2.1.1: Phân loại kinh tế hộ theo tự đánh giá của các hộ ...............................30
Bảng 4.2.1.2: Phân loại hộ nghèo theo danh sách hộ nghèo tại địa phƣơng ............30
Bảng 4.2.1.3: Các tài sản chủ yếu của các hộ điều tra ..............................................31
Bảng 4.2.1.4: Hiện trạng nhà ở của các hộ điều tra ..................................................32
Bảng 4.2.2: Các chỉ tiêu thu nhập – chi phí của 3 nhóm kinh tế hộ .........................33
Bảng 4.2.3. Ma trận về tầm quan trọng và mức độ sử dụng các loại
lâm sản.......................................................................................................................34
Bảng 4.2.4: Thu nhập trung bình năm của các nhóm kinh tế hộ ..............................37
Bảng 4.2.5: Thu nhập từ rừng và các hoạt động liên quan đến rừng của các
nhóm hộ ......................................................................................................................37
Bảng 4.3.1: Diện tích lúa nƣớc theo nhóm hộ ..........................................................38
Bảng 4.3.2. Nhân khẩu lao động của các hộ điều tra ................................................39
Bảng 4.3.3: Thực trạng vay vốn của các hộ điều tra .................................................40
Bảng 4.3.5: Các thông tin và khả năng tiếp cận thông tin ........................................41
Bảng 5.1: Chiến lƣợc sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm .................................45
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ĐỀ TÀI
Viết tắt
Nguyên Ngữ
VQG
Vƣờn quốc gia
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
KT – XH
Kinh tế - xã hội
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND
Ủy ban nhân dân
TNR
Tài Nguyên rừng
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
ĐDSH
Đa dạ sinh học
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
CN
TTCN
BCH
– Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Ban chấp hành
HTX
Hợp tác xã
BHYT
Bảo hiểm y tế
BVR
Bảo vệ rừng
KHHGD
Kế hoạch hóa gia đình
iv
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................3
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ...................................................................................3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ...........................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5
2.1.1. Khái niệm vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong việc bảo tồn tài nguyên
rừng tại các VQG ........................................................................................................5
2.1.2. Khái niệm sinh kế, tài sản sinh kế và sinh kế bền vững ...................................6
2.1.3. Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ ................................................7
2.1.4. Những chủ chƣơng, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội các
vùng đệm VQG ...........................................................................................................8
2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................9
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm tại các VQG ....9
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm tại các VQG ...10
2.2.3. Kết quả và những bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện và tạo sinh kế mới
của các dự án trong và ngoài nƣớc tại Việt Nam ......................................................12
2.2.4. Những vấn đề tồn tại trong phát triển sinh kế của ngƣời dân tại các xã vùng
đệm nghiên cứu. ........................................................................................................17
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............19
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................19
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................19
v
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................19
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ...................................................19
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................19
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
3.3.1 Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội tại xã nghiên cứu ....................19
3.3.2 Đánh giá thực trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nghiên cứu ...........20
3.3.3 Thực trạng quản lý, sử dụng các tài sản sinh kế của hộ ...................................20
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................20
3.4.1. Phƣơng pháp chung .........................................................................................20
3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................20
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................24
4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................24
4.1.1. Thực trạng về điều kiện tự nhiên ....................................................................24
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................24
4.1.2. Thực trạng về điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................25
4.1.3. Điều kiện về hạ tầng cơ sở ..............................................................................27
4.1.4. Những vấn đề tồn tại chính trong phát triển kinh tế - xã hội ..........................29
4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO SINH KẾ CỦA CÁC
HỘ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................30
4.2.1. Các thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu ....................................................30
4.2.2. Hiện trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nghiên cứu .........................32
4.2.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ........................................34
4.3. Thực trạng quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực của hộ .................................38
4.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai .................................................38
4.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng lao động của các hộ ..........................................39
4.3.3. Đánh giá thực trạng vay và sử dụng vốn sản xuất ..........................................39
4.3.4. Đánh giá thực trạng kinh nghiệm sản xuất......................................................40
vi
4.3.5. Đánh giá khả năng tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất ..................................41
4.3.6. Đánh giá điều kiện thị trƣờng .........................................................................42
4.3.8. Đánh giá các điều kiện vốn xã hội ..................................................................42
4.4. Những vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế hộ ở vùng đệm –
Nguyên nhân của nó ..................................................................................................42
Phần 5. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CÁC
HỘ NÔNG DÂN XÃ XUÂN SƠN THUỘC VÙNG ĐỆM VQG XUÂN SƠN .....45
5.1. Xây dựng chiến lƣợc cải thiện sinh kế cho các hộ dân vùng đệm .....................45
5.2. Các giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm ..........48
5.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân
vùng đệm VQG. ........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 4 thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khu bảo
tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng. Đây là những tài sản
thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị trƣớc mắt cho thế hệ hôm nay mà còn là di
sản cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên, nhƣng giá trị này chịu ảnh hƣởng rất lớn từ vùng
nằm sát ranh giới (vùng đệm) với các khu rùng đặc quản lý tài nguyên rừng ở các
VQG và các khu BTTN thực tế dang đối mặt với nhƣng mâu thuẫn giƣa nhu cầu sử
dụng tài nguyên với quản lý bảo tồn nghiêm ngặt.
Khi xây dựng VQG và các BTTN với nguyên tắc quản lý nguyên trạng tài
nguyên rừng, cộng đồng dân tộc sống ở các vùng đệm vốn sống dựa vào rừng bị tác
động ảnh hƣởng lớn tới điều kiện sống, thu nhập, thậm trí cả các giá trị văn hóa
truyền thống. Hầu hết đời sống ngƣời dân vùng đệm còn nhiều khó khăn, do không
còn đất để canh tác nƣơng rẫy, nguồn thu từ rừng không còn, do không tìm đƣợc
sinh kế mới thây thế việc khai thác nguồn lợi từ rừng trƣớc đây. Nhu cầu đất đai và
thu nhập tức thời của những ngƣời dân vùng đệm trong cả quá khứ và thực tại đã và
đang tạo ra tình trạng xâm lấn rùng và khai thác TNTN và các VQG. Với các
phƣơng thức kiếm sống truyền thống là khai thác các sản phẩm từ rừng, canh tác
nƣơng rẫy, ngƣời dân vùng đệm VQG đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng của các VQG. Ngƣợc lại sự suy giảm diện tích
và chất lƣợng rừng dẫn đến sự thiếu hụt lƣơng thực, giảm các nguồn thu nhập, tác
động xấu đến điều kiện kinh tế của ngƣời dân và gia tăng độ rủi ro cho ngƣời dân có
sinh kế phụ thuộc vào rừng. Việc đẩy mạnh công tác quản lý nhằm bảo vệ TNTN
trong các VQG và khu BTTN, đồng thời giúp cải thiện đời sống của ngƣời dân đang
sinh sống ở đây là vấn đề khá bức xúc hiện nay.
Giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh tế vùng đệm,
cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu, đáp ứng những nhu cầu trƣớc mắt của
nhân dân địa phƣơng, nhƣng đồng thời cũng đạt đƣợc những yêu cầu của bảo tồn.
2
Các giải pháp cho phát triển KT – XH các vùng đệm phải lấy ngƣời dân làm trung
tâm quản lý và sử dụng các yếu tố nguồn lực có hiệu quả và phải dựa trên cơ sở
hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cƣờng đầu tƣ, cũng nhƣ nâng cao nhận thức
của từng ngƣời dân, từng cấp chính quyền nơi có vùng đệm nếu các giải pháp của
vùng đệm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân sẽ góp phần hạn chế
và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác tài nguyên rừng tại các VQG và các khu
BTTN. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại Xã Xuân
Sơn – Xã vùng đệm của VQG Xuân Sơn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Nghiên cứu thực trạng sinh kế của các hộ dân tại xã Xuân Sơn, từ đó phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh kế, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế
cho các hộ nông dân tại xã Xuân Sơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc những điều kiện của địa phƣơng có ảnh hƣởng đến hoạt
động sinh kế của các hộ nông dân tại xã Xuân Sơn thuộc vùng đện VQG Xuân Sơn.
- Đánh giá đƣợc thực trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nông dân tại
xã Xuân Sơn.
- Đánh giá đƣợc những vấn đề tồn tại trong các hoạt động tạo sinh kế của các
hộ nông dân tại xã Xuân Sơn phân tích làm rõ nguyên nhân của nó.
- Phân tích cụ thể đƣợc các tiềm năng cho việc cải thiện các hoạt động tạo
sinh kế của các hộ nông dân tại xã Xuân Sơn.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông
dân tại xã Xuân Sơn thuộc vùng đệm VQG Xuân Sơn.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này đã giúp tác giả nâng cao kiến
thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau
này. Ngoài ra, đề tài cũng giúp tác giả nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý
thông tin trong quá trình nghiên cứu và bƣớc đầu biết vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết các vấn đề cấp thiết ngoài thực tiễn.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời làm công tác
nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn tại các vùng miền núi, những ngƣời làm công
tác phát triển và bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để
chính quyền địa phƣơng các cấp đƣa ra đƣợc các dự án, đề án cho phát triển kinh tế
tại các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn nói chung và cải thiện sinh kế cho các hộ nông
dân vùng đệm nói riêng.
- Đối với Ban quản lý VQG Xuân Sơn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ gợi
mở ra hƣớng quản lý bảo vệ và phát triển rừng VQG theo hƣớng có sự tham gia của
ngƣời dân, đảm bảo hài hòa đƣợc mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên rừng VQG
và sinh kế của ngƣời dân vùng đệm.
- Những giải pháp mà đề tài đề xuất là những gợi mở, những định hƣớng
giúp các hộ nông dân vùng đệm VQG có thể cải thiện và phát triển những sinh kế
mới nhằm đảm bảo về mặt thu nhập và việc làm trong tƣơng lai.
- Đối với tác giả của đề tài, thông qua nghiên cứu này đã nâng cao đƣợc
những hiểu biết về thực tế phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sinh kế của các hộ
nông dân vùng đệm VQG nói riêng.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ thực tế những khác biệt trong hoạt động sinh kế của các
hộ nông dân tại vùng đệm VQG Xuân Sơn so với các vùng nông thôn miền núi khác.
4
- Đề tài cũng làm rõ đƣợc mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn tài nguyên rừng VQG
Xuân Sơn với những hoạt động sinh kế của các hộ nông dân vùng đệm.
- Phát hiện và làm rõ những tiềm năng cho cải thiện sinh kế của các hộ nông
dân vùng đệm VQG Xuân Sơn làm cơ sở cho việc đƣa ra những giải pháp cải thiện
sinh kế bền vững tại địa bàn nghiên cứu
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu và sơ đồ, phần kết
luận, phụ lục, tài liệu tham khảo,.... Khóa luận gồm có 5 phần chính sau:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần III: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần V: Các giải pháp, kiến nghị
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong việc bảo tồn tài nguyên
rừng tại các VQG
Theo công văn số 1568/LN – KL của bộ lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT)
Ngày 13/9/1993, vùng đệm là một vùng “nằm ở rìa khu bảo tồn, bao quanh toàn bộ
các phần khu bảo tồn. Vùng đệm không thuộc khu bảo tồn và không chị sự quản lý
của Ban quản lý khu bảo tồn”.
Tại Hội thảo “Vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” tháng
5/2001 tại Vinh – Nghệ An có tác giả đã đƣa ra định nghĩa vùng đệm của khu bảo
tồn Việt Nam nhƣ sau: “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng,
có hoặc không có rừng nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để
nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm đồng thời mang lại
lợi ích cho nhân dân sống xung quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được
bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc
nâng cao đời sống KT – XH của các cư dân sống trong vùng đệm” [12].
Định nghĩa trên đã nói chức năng của vùng đệm là: Góp phần vào việc bảo
vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh, nâng cao các giá trị bảo tồn của chính bản thân
vùng đêm, và tạo điều kiện mang lại cho những ngƣời sinh sống trong vùng đệm
những lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn.
Tại điều 8 – Quyết định số 08/2001/QĐ – TTg ngày 11/1/2001 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng sản xuất và rừng tự nhiên quy định ghi rõ: “Vùng đệm là vùng rừng, đất hoặc
vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và khu BTTN, có tác dụng
ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong
vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ các
khu rừng đặc dụng, hạn chế di dân từ ngoài vào vùng đệm, cấm săn bán, bẫy bắt
các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện
6
tích của vùng đệm không tính vào diện tích của vùng đặc dụng, dự án đầu tư xây
dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của khu rừng
đặc dụng. Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trắc nhiệm phối hợp với UBND các cấp
và các cơ quan đơn vị, các tổ chức KT – XH trên địa bàn của vùng đệm, đặc biệt
Nông – Lâm – Ngư nghiệp, định canh định cư trên cơ sở có sự tham gia của cộng
đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để
ổn định và nâng cao đời sống của người dân”.
Nhƣ vậy, vùng đệm phải đƣợc xác định trên cơ sở theo ranh giới của các xã
năm ngay bên ngoài khu bảo tồn, những lâm trƣờng quốc doanh tiếp giáp với khu
bảo tồn nên đƣa vào trong vùng đệm vì những hoạt động của lâm trƣờng này có ảnh
hƣởng đến công tác công tác bảo tồn của cả vùng đệm và khu bảo tồn. Trong những
trƣờng hợp nhƣ thế, ranh giới vùng đệm không nhất thiết cách đều một khoảng và
chạy song song với ranh giới các khu bảo tồn.
Chúng ta thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc thành lập các vùng đệm tại các
VQG và khu bảo tồn ở Việt Nam không theo một khuôn khổ thống nhất. Cho dù
các vùng đệm đƣợc tạo ra theo hình thức nào, hay khi thành lập các VQG và các
khu BTTN không nói đến vùng đệm thì những công việc hàng ngày xảy ra, do cƣ
dân sinh sống xung quanh khu bảo tồn đã tạo ra sức ép nặng nề lên khi bảo tồn. Để
hạn chế những tác động từ cƣ dân vùng đệm, các VQG và khu BTTN đã có nhiều
những hoạt động nhƣ tăng cƣờng các biện pháp tuần tra bảo vệ, đẩy mạnh tuyên
truyền giáo dục ý thức ngƣời dân bảo vệ rừng, khuyến khích ngƣời dân tham gia
bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện nhiều dự án với nguồn tài trợ trong và ngoài nƣớc
cait thiện thu nhập và tạo việc làm cho ngƣời dân.
2.1.2. Khái niệm sinh kế, tài sản sinh kế và sinh kế bền vững
Sinh kế có thể đƣợc mô tả nhƣ tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan
đến việc quyết định và hoạt động của một ngƣời nhằm cố gắng kiếm sống, đặt đƣợc
các mục tiêu và ƣớc mơ của mình (DFID – 2001). Tiêu chí sinh kế bền vững gồm:
An toàn lƣơng thực, cải thiện điều kiện môi trƣờng tự nhiên, cải thiện điều kiện môi
trƣờng xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, đƣợc bảo vệ, tránh rủi ro và các cú sốc.
7
Sinh kế bền vững có thể đƣợc mô tả là (FAO, 2001):
- Chống đỡ đƣợc cú sốc và áp lực bên ngoài.
- Không phụ thuộc các hỗ trợ từ bên ngoài (hoặc đƣợc hỗ trợ bằng các cách
thức bền vững về kinh tế và thể chế)
- Đƣợc thích nghi hóa để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn TNTN.
- Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hƣởng tới sinh kế của những
ngƣời khác.
Để đạt tới mức độ bền vững rõ ràng là một công đồng, một hộ gia đình hay
một cá nhân cần có một số tài sản đƣợc khái niệm hóa là “Năm loại vốn cần có để
có đƣợc sinh kế bền vững” (FAO, 2001)
- Vốn thiên nhiên: TNTN nhƣ đất đai, rừng, nƣớc và đồng cỏ.
- Vốn nhân lực: sức khỏe, mức độ dinh dƣỡng, kỹ năng và trình độ học vấn.
- Vốn xã hội: quan hệ họ hàng, bạn bè, xã hội kể cả các mối quan hệ với các
cơ quan tổ chức chính thức mà một ngƣời có thể dựa vào đó để mở rộng các giải
pháp sinh kế.
- Vốn tài chính: Tiền mặt nhƣ thu nhập hay tiền tiết kiệm có thể sử dụng làm
vốn luân chuyển.
- Vốn cơ sở vật chất: Đƣợc xếp vào ba nhóm là tài sản tƣ nhân nhƣ gia súc
và công cụ canh tác, tài sản công cộng nhƣ đƣờng xá, cơ sở hạ tầng nhƣ trƣờng học,
bệnh viện…[17].
2.1.3. Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ
Khái niệm về hộ:
“Hộ là sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình
cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống và tang them tích lũy cho
gia đình và xã hội”.
Khái niệm về hộ nông dân: “hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp,
tự kiếm kế sinh nhai trên nhƣng mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động
của gia đình để sản xuất, thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng chủ
8
yếu đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng và có xu hƣớng hoạt động
với mức độ không hoàn hảo cao”.
Khái niệm kinh tế nông hộ: là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tƣ liệu sản
xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để
sản xuất và thƣờng là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng chủ yếu đƣợc
đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng có xu hƣớng hoạt động với mức
độ không hoàn hảo cao.
2.1.4. Những chủ chương, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội
các vùng đệm VQG
* Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Điều 34. Trách nhiệm quản lý vùng đệm
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm như sau:
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng đệm thực hiện các biện pháp
ngăn chặn xâm hại vào khu rừng đặc dụng.
+ Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng đúng quy định hiện hành của Nhà nước
và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt.
+ Phối hợp với Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực hiện
dự án đầu tư vùng đệm.
- Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm
+ Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản
lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án đầu
tư vùng đệm.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt
động trong vùng đệm có trách nhiệm, quyền tham gia thực hiện, phối hợp quản lý
dự án đầu tư vùng đệm.
9
* Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 2020
Điều 8. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng
đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu
đồng/thôn, bản/năm.
- Khoản kinh phí này được chi cho các nội dung: Đầu tư nâng cao năng lực
phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế
biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các
công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên
lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).
- Ban quản lý rừng đặc dụng được giao quản lý kinh phí này theo quy định
của quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tư
vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc
dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng
phê duyệt (không phải lập dự án đầu tư). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế
hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không
tốt, Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác.
Cộng đồng dân cư tổ chức giám sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ
dân chủ cơ sở.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về sinh kế cho người dân vùng đệm tại các VQG
- Trung Quốc là một nƣớc đông dân cƣ nhất thế giới xấp xỉ 1,13 tỉ. Theo
thống kê diện tích rừng của Trung Quốc tổng cộng là 10.137 tỉ m2 với tỉ lệ đất phủ
rừng là 13,29% chiếm 3% diện tích toàn thế giới. Trong đại gia đình các dân tộc
Trung Quốc, dân tộc Dai ở Vân Nam đã nổi tiếng là thông minh vận dụng thiên
nhiên một cách tinh vi và kinh tế.
10
Trong thời gian dài thực hành các loại cây, ngƣời Dai đã tìm ra phƣơng pháp
nhận diện “ tìm ra cái khác trong giống, tìm ra cái giống trong cái khác nhau”, xây
dựng “ hệ thống hai chỉ định để phân loại cây”. Họ giáo dục con cháu họ cách sử
dụng các loại cây từ đời này sang đời khác dƣới dạng các bài thơ trào phúng và các
câu tục ngữ do tổ tiên để lại. Ví dụ khi thu hoạch tre, độ dài ngắn nhất có thể cắt
đốn đi nên ngắn hơn 25% tổng độ dài, những câu tục ngữ “ đốn tre chừa lại búp
non”. Sử dụng tài nguyên thực vật một cách thích hợp, bền vững trong thời gian dài,
dân tộc Dai đã hình thành nền văn minh canh tác riêng của họ . ngƣời Dai đã hiểu ra
ý nghĩa của việc bảo vệ rừng “ không có rừng thì không có nước, không có nước thì
không có đất, không có đất thì không có thức ăn và không có thức ăn thì không có
sự sống”. Và “đốn cây làm bạn giàu lên trong thời gian ngắn, nhƣng những quả đồi
trọc làm thế hệ sau nghèo khổ bần cùng”.
Nhƣ vậy đa dạng sinh thái có ảnh hƣởng đến đa dạng văn hóa và đa dạng văn
hóa bảo tồn và thúc đẩy đa dạng sinh học.
Nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Australia, New Zealand, Canada, Indonesia,….
Có những kinh nghiệm trong việc phối hợp giữa nhà nƣớc với ngƣời dân địa
phƣơng trong quản lý các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. ở Indonesia
vẫn có 13 bản làng ngƣời dân địa phƣơng sinh sống ở đó và việc săn bắn cổ truyền
của họ vẫn tồn tại. ở khu bảo tồn Nerfu ở Zambia Luangua, các cộng đồng địa
phƣơng vẫn đƣợc quyền thực hiện việc săn bắn truyền thống. ở vƣờn quốc gia
Sagarmatha tại vùng núi Everest , ngƣời ta đã đem lại quyền lợi cho ngƣời dân tộc
Sherpa và thu hút họ vào làm cho Vƣờn Quốc Gia theo chế độ ngƣời gác rừng.
Các dẫn chứng trên cho thấy rằng vai trò to lớn của cộng đồng dân địa
phƣơng trong việc bảo vệ rừng và bảo vệ vƣờn quốc gia,khu bảo tồn. họ gìn giữ
những tri thức bản địa vô cùng phong phú và đa dạng tự nguyện bảo vệ nơi sinh
sống một cách bền vững.
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về sinh kế cho người dân vùng đệm tại các VQG
Một số các hoạt động phát triển cộng đồng và thông qua đó để giáo dục bảo
tồn nhƣ : trồng rừng phục hồi hệ sinh thái bằng nhiều loài cây bản địa nhiều mục
11
đích, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong, trồng nấm, gieo ƣơm cây có nguồn gốc tại chổ
để phục vụ công tác trồng rừng và khai thác tiềm năng sẳn có của địa phƣơng phục
vụ cuộc sống con ngƣời. Một số mô hình vƣờn cây kinh tế, cải tạo vƣờn tạp,… đang
đƣợc triển khai ở nhiều nơi trong vùng đệm.
Cũng nhờ sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh phí của chƣơng trình tài trợ các dự
án nhỏ của Quỹ Môi trƣờng toàn cầu (GEF/SGP) và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức
(DED) thông qua sự điều phối với các tổ chức quần chúng trên địa bàn, một số mô
hình sản xuất tăng thu nhập cho cộng đồng đƣợc áp dụng cho các điểm nóng trong
vùng. Đó là các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng tối đa tiềm năng hạn
hẹp của đất đai để sản xuất nông nghiệp, mô hình sử dụng bếp tiết kiệm củi trong
cộng đồng.
Cũng trong phạm vi của sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, Vƣờn đã tổ chức
nhiều khóa tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học cho địa phƣơng, tổ chức định kỳ
hàng tháng các cuộc tiếp xúc, giao lƣu và tọa đàm với cộng đồng từng thôn bản
trong vùng đệm về các chủ để có liên quan đến bảo vệ rừng và đa dạng sinh học,
xây dựng mô hình khoán bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở thôn
Hiện nay, các Vƣờn Quốc Gia đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phƣơng khảo sát các điểm du lịch sinh thái trong vùng đệm để có thể giúp cộng
đồng khai thác, quản lý và thu hồi nguồn lợi từ các điểm du lịch này. Đây có thể nói
là một hoạt động rất mới và rất quan trọng đang đƣợc cộng đồng và chính quyền địa
phƣơng ủng hộ tích cực.
Ngoài các hoạt động giáo dục bảo tồn và trợ giúp phát triển kinh tế-xã hội
vùng đệm, cũng cần có một sự quan tâm đặc biệt hơn nữa để có thể khuyến khích
cộng đồng cùng tham gia với Vƣờn trong công tác bảo tồn Vƣờn. Đó chính là mô
hình bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng ở các địa bàn khác nhau trong vùng đệm.
12
2.2.3. Kết quả và những bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện và tạo sinh kế
mới của các dự án trong và ngoài nước tại Việt Nam
Tuy có những khó khăn nói trên, nhƣng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên và
VQG trong những năm qua đã có những dự án riêng lẻ về nâng cao nhận thức môi
trƣờng hay các dự án phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho ngƣời dân nhằm
giảm nhẹ sức ép của họ lên các khu bảo tồn đã thu đƣợc một số kết quả. Các “giải
pháp lớn” tầm quốc gia, quốc tế để giải quyết những nguyên nhân từ xa rất quan
trọng, nhƣng không biết bao giờ mới đạt đƣợc, trong lúc đó nhiều dự án và hoạt
động nhỏ có thể tạo nên những biến đổi lớn nếu nhƣ mọi ngƣời tham gia các hoạt
động hiểu rõ vai trò của mình. Các dự án về bảo vệ thiên nhiên thực hiện tại các địa
phƣơng không làm thay đổi đƣợc các chính sách ở mức quốc gia hay quốc tế nhƣng
lại có thể: làm giảm bớt ảnh hƣởng của các chính sách chƣa phù hợp với địa
phƣơng; giải quyết đƣợc những vấn đề suy thoái môi trƣờng có nguyên nhân trực
tiếp từ các hoạt động của địa phƣơng.
Để động viên đƣợc các cộng đồng địa phƣơng tại các vùng đệm giải quyết
đƣợc những khó khăn trƣớc mắt, khi xây dựng dự án ở đây cần phải chú ý khởi đầu
bằng những hành động nhỏ, giải quyết những vấn đề cấp bách nhất mà ngƣời dân
đang mong đợi.
- Đầu tiên nên chọn các hoạt động trực tiếp và nhanh chóng cải thiện đƣợc
cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân (lƣơng thực, nƣớc, sức khỏe, nhà ở, tăng thu
nhập). Hơn ai hết, ngƣời dân hiểu rất rõ họ đang làm cái gì.
- Tạo mọi điều kiện nâng cao nhận thức về thiên nhiên và môi trƣờng. Đây là
khâu then chốt để làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc vấn đề và nguyên nhân gây ra suy
thoái môi trƣờng tạo cho họ lòng tin là họ có thể cải thiện đƣợc cuộc sống của họ
bằng cách sử dụng một cách hợp lý và lâu dài tài nguyên thiên nhiên( rừng, đất,
nƣớc mà họ có).
- Tạo niềm tự hào về những đặc trƣng tự nhiên có một không hai của địa
phƣơng( nhƣ các loài đẹp và quý hiếm, các loài đặc hữu, các hình thái cây cỏ, các
cảnh quan đặc trƣng của địa phƣơng).
13
- Lập kế hoạch thực hiện, với mục tiêu ngắn hạn “thấy đƣợc và vƣơn tới
đƣợc”. Những kỳ vọng xa xôi, không luận giải đƣợc và không hoàn thành đƣợc sẽ
tạo ra những thất vọng và những cản trở dẫn đến tình trạng trì trệ và mất lòng tin.
- Tham khảo ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhân dân nhất là những ngƣời
hƣởng lợi, tránh áp đặt một kế hoạch cứng nhắc đƣa từ trên xuống, nhát định kông
để dân hiểu nhầm là dự án đến thuê họ làm công việc của họ, mà dự án đến hỗ trọ
họ giải quyết những khó khăn mà họ đang phải đối đầu.
- Tạo đƣợc mô hình tốt cho mọi ngƣời noi theo, mô hình đó nên chọn ngƣời
thực hiện phù hợp (nên lấy ý kiến của ngƣời dân).
- Xây dựng, tổ chức và phân phối công bằng lợi nhuận trong cộng đồng
- Lôi kéo sự tham gia và sự ủng hộ của những nhân vật chủ yếu nhƣ các nhà
lãnh đạo chính trị, tôn giáo các trƣởng bản, các nhân vật cao cấp ở địa phƣơng và sự
hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.
- Việc xây dựng, quy hoạch phát triển vùng đệm cần tham khảo ý kiến của
ban quản lý khu bảo tồn.
- Các dự án thực hiện tạo vùng đệm cần phải có sự tham gia trực tiếp của
chính quyền và cộng đồng địa phƣơng vì đó là công việc của chính họ, và qua việc
thực hiện dự án họ cũng đƣợc đào tạo, nâng cao hiểu biết và nhất là nâng cao trình
độ quản lý. Có nhƣ thế kết quả của dự án mới đƣợc bền vững.
- Các vấn đề vùng đệm thƣờng khó giải quyết một cách trọn vẹn trong thời
gian 2-3 năm nhƣ thƣờng lệ của các dự án hỗ trợ phát triển mà nên tìm cách kéo dài
dự án10 -15 năm, bằng những hành động thiết thực cho đến khi ngƣời dân có sự
hiểu biết đúng đắn về khu bảo tồn, về vai trò vùng đệm, về trách nhiệm và quyền lợi
của ngƣời dân vùng đệm và cuộc sống tƣơng đối ổn định.
- Chủ đề về phát triển kinh tế xã hội vùng đệm gắn với bảo tồn TNR tại các
khu bảo tồn thiên nhiên đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm trong
thời gian qua :
Đề tài tiến sỹ nghiên cứu sinh của Cao Thị Lý (2008) với đề tài: “Nghiên
cứu về bảo tồn đa dạng sinh học: Những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài
14
nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên”. Đề tài đã tập
trung vào việc luận giải những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý bảo tồn tài
nguyên rừng tại các khu BTTN và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề tài chỉ ra
rằng các cộng đồng dân cƣ vùng đệm chủ yếu sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày
phục vụ cho lƣơng thực với cơ cấu đất đai của hộ tập trung ở các loại đất màu, rẫy
và ruộng; tiềm năng đất đai để phát triển cây trồng hàng hóa, chăn nuôi chƣa đƣợc
sử dụng. Tuy vậy đất đai không phải là nhân tố chủ yếu tác động đến việc phụ thuộc
vào rừng của cộng đồng. Thu nhập bình quân của cƣ dân vùng đệm hiện rất thấp,
bình quân thu nhập/khẩu/tháng của hộ nghèo là 150.000đ và hộ thoát nghèo là
250.000đ. Đời sống còn rất khó khăn, mới chỉ đảm bảo an toàn lƣơng thực, cơ cấu
sản xuất hàng hóa, chăn nuôi chƣa đƣợc chú trọng phát triển. Khuyến nông chỉ tập
trung cho lúa nƣớc, cây ngắn ngày chƣa thể đáp ứng đƣợc mục tiêu giảm nghèo,
nâng cao đời sống và giảm áp lực vào rừng. Thu từ rừng so với tổng thu nhập biến
động từ 3% ở cộng đồng có mức tác động thấp đến 11% ở cộng đồng có mức tác
động cao. Việc phân loại các cộng đồng thôn buôn có mức tác động vào rừng khác
nhau là cần thiết, làm cơ sở để cân đối trong phát triển kinh tế hộ gắn với quản lý tài
nguyên rừng bảo tồn. Khoán quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) ở các địa phƣơng chƣa
chú ý đến phân loại kinh tế hộ, để có ƣu tiên về thu nhập cho nhóm hộ nghèo,
nguồn thu này chƣa thể làm giảm hoặc thay thế các khoản thu từ rừng của cộng
đồng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu những vấn đề liên quan dến quản lý tổng hợp
TNR ở một số khu BTTN vùng Tây Nguyên, đề tài bƣớc đầu đề xuất các giải pháp
định hƣớng quản lý tổng hợp TNR ở một số VQG tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, đề tài
chƣa đi sâu nghiên cứu các giải pháp cụ thể cho việc giải quyết các vấn đề KT – XH
cho cộng đồng dân cƣ vùng đệm, các giải pháp cho phát triển kinh tế hộ nông dân [11].
- Theo Trần Đức Thanh (2006) trong bài: “Một vài biến đổi ở vùng đệm
VQG Chư Mon Rây”, tác giả cho thấy để phát triển KT – XH cho các cọng đồng
dân tộc ở VQG Chƣ Mon Rây cần thiết phải quy hoạch nơi ở ổn định tại vùng đệm
cho đồng bào các dân tộc ít ngƣời, mở rộng diện tích đất canh tác Nông nghiệp,
thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng hàng hóa. Đối với ngƣời dân vùng
15
đệm, nâng cao các kiến thức Nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc gia
tăng thu nhập cho ngƣời dân. Nghiên cứu cũng nhƣ kiến nghị: Việc đầu tƣ cho vùng
đệm phải đi đôi với việc nâng cao nhận thức về bảo tồn, kiến thức trong nông lâm
nghiệp cho ngƣời dân, nhất là đồng bào dân tộc ít ngƣời [15].
- Theo tác giả Võ Quý (1997) trong bài viết: “Vấn đề quản lý vùng đệm ở
Việt Nam – những kinh nghiệm bước đầu” đã chỉ ra các vấn đề khó khăn chính
trong quản lý vùng đệm, các khu BTTN ở Việt Nam nhƣ:
+ Vùng đệm thuộc quản lý của chính quyền địa phƣơng (xã, huyện, tỉnh)
nhƣng thƣờng địa phƣơng ít quan tâm đến khu bảo tồn; họ không đƣợc lợi gì mà
còn mất đi một số quyền lợi so với trƣớc; không hiểu ý nghĩa của vùng đệm đối với
khu bảo tồn; không đƣợc cấp trên giao nhiệm vụ và cũng không có hƣớng dẫn cụ
thể về cách quản lý. Chính quyền địa phƣơng coi việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng
là việc của ban quản lý các khu rừng đó.
+ Nhân dân địa phƣơng đa số là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí thấp, họ
cho rằng việc thành lập khu bảo tồn không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt
vì họ không đƣợc tự do khai thác một phần TNTN nhƣ trƣớc; trong lúc đó có một
số khu bảo tồn làm ăn khấm khá, do tổ chức du lịch, có dự án, lấy thêm nhân viên
cho khu bảo tồn mà họ không đƣợc tham gia mà cũng không đƣợc chia sẻ mối lợi
có đƣợc từ khu bảo tồn.
+ Chính quyền tỉnh, trung ƣơng và các bộ ngành có liên quan chƣa có quan
niệm đúng mức về vùng đệm của các khu bảo tồn, chƣa chỉ đạo, hƣớng dẫn, chính
quyền địa phƣơng cách quản lý vùng đệm.
+ Tập quán của ngƣời dân sống trong vùng đệm ở một số nơi quá lạc hậu,
vẫn tồn tại phƣơng thức đót nƣơng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt vì vậy năng suất mùa
màng rất thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
+ Các chƣơng trình nhà nƣớc nhƣ chƣơng trình 327, 556, 134, 135, chƣơng
trình 30A, chƣơng trình tín dụng và nhiều chƣơng trình phi chính phủ thực hiện ở
các xã vùng đệm chƣa chú ý nhiều đến vai trò của vùng đệm đối với khu bảo tồn và
mục tiêu của bảo tồn [12]..
16
- Theo tác giả Nguyễn Bá Thụ (2001) đánh giá “Về chính sách cho vùng
đệm” các khu BTTN – Kỷ yếu hội thảo quốc tế “ Vùng đệm các khu BTTN Việt
Nam” cũng đƣa ra những kết luận: Đời sống của dân cƣ sống quanh khu bảo tồn
còn nhiều khó khăn, cuộc sống của họ còn gắn liền với khu BTTN; 90% các hoạt
động thu hái, săn bắt và khai thác các giá trị về ĐDSH đƣợc thực hiện bởi ngƣời
sống ở vùng đệm. Bài viết cũng chỉ ra rằng: Đầu tƣ vào vùng đệm để nâng cao nhận
thức bảo tồn nâng cao đời sông của ngƣời dân vùng đệm sẽ làm giảm áp lực về nhu
cầu khai thác tài nguyên của khu bảo tồn, làm cho hoạt động bảo tồn có hiệu quả
hơn. Các chƣơng trình đầu tƣ cho vùng đệm: Chƣơng trình 327 là một chƣơng trình
lớn nhằm hỗ trợ cho phát triển rừng đƣợc triển khai từ 1992, chƣơng trình trồng mới
5 triệu ha theo quyết định số 661/QĐ – TTg ngày 29/6/1998 của Thủ tƣớng Chính
phủ và Thông tƣ liên bộ (1999/TT – LT) với mục tiêu và hƣớng dẫn những hoạt
động đầy triển vọng tiếp nối chƣơng trình 327, các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn
viện trợ (kể cả vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại) cũng đƣợc tác giả đề cập,
Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Bá Thụ cho thấy, chúng ta chƣa có một chính sách cụ thể
riêng biệt nào chuyên đầu tƣ cho vùng đệm của các khu BTTN [16].
Các chính sách vĩ mô, các “giải pháp lớn” tấm quốc gia, quốc tế để giải
quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng tài nguyên với quản lú bảo tồn nghiêm ngặt
tại các khu BTTN thực sự trở nên rất quan trọng, nhƣng không biết bao giờ mới đạt
đƣợc, trong lúc đó nhiều dự án và các hoạt động nhỏ có thể tạo nên những biến đổi
lớn nếu nhƣ mọi ngƣời tham gia hoạt động hiểu rõ vai trò của mình các dự án nhỏ
về bảo vệ thiên nhiên thực hiện tại các địa phƣơng không làm thay đổi đƣợc chính
sách ở mức quốc gia hay quốc tế nhƣng lại có thể: làm giảm bớt ảnh hƣởng của các
chính sách chƣa phù hợp với địa phƣơng; và giải quyết đƣợc những vấn đề suy
thoái môi trƣờng có nguyên nhân trực tiếp từ các hoạt động của địa phƣơng. Ở một
số khu BTTN và VQG trong những năm qua đã có những dự án riêng rẽ về nâng
cao nhận thức môi trƣờng hay dự án phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho
ngƣời dân nhằm giảm nhẹ sức ép của họ lên khu bảo tồn đã thu đƣợc một số kết quả.
17
- VQG Cát Tiên đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ simh quyển quốc tế
Cát Tiên vào ngày 10/11/2011. Đây là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới
rộng 726.798 ha, trong đó vùng lõi là 71.920 ha, vùng đệm 251.445 ha và vùng
chuyển tiếp 403.443 ha. Cát Tiên bao gồm 86 xã nằm trên địa bàn của 11 huyện
thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc và Đăk Nông. Vùng đệm VQG Cát
Tiên có khoảng 17 vạn ngƣời đang sinh sống, với hơn 13 dân tộc. Trong đó, dân tộc
Kinh chiếm đa số (67%), dân tộc bản địa là Châu Mạ (6.2%) và Stiêng (2.3%).
Đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn di cƣ đến VQG
Cát Tiên từ những năm 1990. Hầu hết đời sống ngƣời dân vùng đệm còn nhiều khó
khăn, với tỷ lệ hộ đói nghèo khoảng 30%, trong đó còn nhiều hộ có tập quán dựa
vào tài nguyên rừng. Vào lúc nông nhàn hoặc mất mùa, ngƣời dân thƣờng vào rừng
để kiếm sống. Việc đẩy mạnh công tác quản lý nhằm bảo vệ TNTN trong VQG,
đồng thời giúp cải thiện đời sống của những ngƣời dân đang sinh sống ở đây là vấn
đề khá bức xúc. Trong những năm qua, VQG Cát Tiên đã vận dụng nhiều dự án
trong nƣớc và quốc tế nhằm góp phần giúp ngƣời dân vùng đệm nâng cao đời sống
trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa các phƣơng thức bảo tồn ĐDSH và phát triển cộng
đồng. Thông qua các dự án trong nƣớc và quốc tế, hạ tầng cơ sở các xã vùng đệm
đã đƣợc cải thiện rõ rệt nhiều công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng và phát huy có hiệu
quả nhƣ: hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi các công trình
nƣớc sạch, công tác khuyến nông đƣợc dự án triển khai đến từng hộ dân cũng nhƣ
đã giúp ngƣời dân tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng
cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Đến nay hầu hết mọi ngƣời dân đã bỏ hết
truyền thống canh tác cũ; thƣờng xuyên sử dụng các giống năng suất cao chất lƣợng
tốt và có định hƣớng hàng hóa thị trƣờng, canh tác bền vững [17].
2.2.4. Những vấn đề tồn tại trong phát triển sinh kế của người dân tại các xã
vùng đệm nghiên cứu.
- Diện tích canh tác ít: năng suất thấp, kết quả lƣơng thực thiếu hụt.