Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm atonik và đầu trâu 902 đến sinh trưởng, quang hợp và khả năng ra hoa của một số giống hoa hồng trên địa bàn huyện mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 64 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI
s ư PHAM
HÀ NÔI
• HOC


• 2

TRƯƠNG THỊ MINH NGUYỆT

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ATONIK VÀ ĐẦU TRÂU 902
ĐẾN SINH TRƯỞNG, QUANG HỢP VÀ KHẢ NĂNG RA HOA
CỦA MÔT
SỐ GIỐNG HOA HỒNG TRÊN ĐIA
BÀN


HUYÊN MÊ LINH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

L U • N V Ă N T H A• C SĨ SIN H HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Đính

HÀ NỘI, 2015


LỜ I CẢM ƠN



Trước khi trình bày nội dung chính của luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Đính người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong thời gian qua để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu trường ĐHSP
Hà Nội 2 cùng các Thầy, Cô trong Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN trường
ĐHSP Hà Nội 2. Phòng Sau đại học trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều
kiện trong thòi gian tôi học tập chương trình thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. La Việt Hồng- Trưởng phòng thí
nghiệm Sinh lí thực vật và tập thể cán bộ phòng thí nghiệm sinh lí thực vật trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị, phương tiện và
có những đóng góp quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia đình Ông Nguyễn Văn Anh - xã Mê Linh - huyện Mê
Linh - Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn
thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lòi cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên, góp ý cho tôi trong thời gian qua.
Hà Nội, tháng 7 nãm 2015
Tác giả

Trương Thị Minh Nguyệt


LỜ I CAM ĐOAN

Luận văn của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Văn Đính cùng với sự cố gắng của bản thân. Đây là đề tài nghiên cứu
khoa học do tôi thực hiện trên đất trồng hoa trên địa bàn xã Mê Linh- Mê
Linh- Hà Nội. Trong quá trình thực hiện tôi có tham khảo một số tài liệu
(như đã nêu trong mục tài liệu tham khảo)
Em xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả của

quá trình tìm hiểu, tham khảo và học tập của bản thân, không trùng lặp với kết
quả của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 7 nẫm 2015
Tác giả

Trương Thị Minh Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà i.....................................................3
NỘI DUNG............................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa hồng.......................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử của cây hoa hồng................................................ 4
1.1.2. Vị trí phân loại cây hoa hồng.............................................................4
1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng........... 5
1.2.1. Đặc điểm thực vật học cây hoa hồng.................................................5
1.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng.............................................. 6
1.3. Phân bón lá và vai trò của phân bón l á .....................................................7
1.3.1. Tác dụng của phân bón l á .................................................................. 7
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Atonik và
Đầu trâu 902 đối với cây trồng.................................................................... 7
CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ................12
2.1. Đối tượng nghiên cứ u .............................................................................12
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................13
2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm.......................................................................13

2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ..................................................14
2.2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của hai giống hoa hồng............................ 14


2.22.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902
đến một số chỉ tiêu quang hợp của hai giống hoa hồng.............................. 15
2.2.2.2.I. Hàm lượng diệp lục tổng số........................................................ 15
2.22.2.2. Huỳnh quang diệp lục................................................................ 16
2.2.2.23. Cường độ quang họp..................................................................17
2.2.23. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902
đến thòi điểm (hoa nở, hoa tàn, độ bền của hoa) và tỷ lệ ra hoa hai
giống hoa hồng..........................................................................................18
2.2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902
đến một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoa hồng............................. 18
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm............................................ 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 21
3.1. Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng............................................................................................... 21
3.1.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm đến tỷ lệ nảy chồi, số chồi/cây
và thòi gian nảy chồi của hai giống hoa hồng........................................... 21
3.1.2. Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến chiều
dài cành (nhánh) hai giống hoa hồng....................................................... 22
3.1.3. Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến đường
kính thân cành (nhánh) hai giống hoa hồng.............................................26
3.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến số lá/
cành (nhánh) của hai giống hoa hồng....................................................... 28
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến một số chỉ
tiêu quang hợp................................................................................................. 33
3.2.1. Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến hàm

lượng diệp lục tổng số................................................................................ 34


3.2.2. Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến đến
huỳnh quang của diệp lục............................................................................36
3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến thời gian
và một số chỉ tiêu liên quan chất lượng hai giống hoa hồng........................ 41
3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến thời
gian và tỷ lệ ra hoa của hai giống hoa hồng............................................... 41
3.3.2. Anh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
kích thước nụ hoa........................................................................................ 42
3.3.3. So sánh ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
chiều dài cành, đường kính hoa và tỷ lệ hoa bị hỏng................................ 45
3.4. Giá trị kinh tế khi phun hai chế phẩm lên cây hoa hồng................................. 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 51


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến tỷ lệ nảy
chồi, số chồi/cây và thời gian bật chồi hai giống hoa hồng............... 21
Bảng 2: Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến chiều dài
cành (nhánh) hai giống hoa hồng.........................................................24
Bảng 3: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đường kính thân
của hai giống hoa hồng........................................................................ 27
Bảng 4: Ảnh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến số
lá/cành (nhánh) của hai giống hoa hồng............................................. 29
Bảng 5: Anh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến hàm
lượng diệp lục tổng số của hai giống hoa hồng.................................. 35
Bảng 6 : Anh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến

huỳnh quang của diệp lụ c .................................................................... 38
Bảng 7. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến cường độ
quang hợp của hai giống hoa hồng......................................................39
Bảng 8 . Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến thòi gian và
tỷ lệ ra hoa của hai giống hoa hồng........................................................ 41
Bảng 9. Anh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến kích
thước nụ hai giống hoa hồng................................................................ 43
Bảng 10. Ảnh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
chiều dài cành, đường kính hoa và tỷ lệ hoa hỏng.............................45
Bảng 11. giá trị kinh tế khi phun hai chế phẩm lên cây hoa hồng................... 47


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Đồ thị ảnh hưởng của các chế phẩm đến tăng trưởng chiều dài
cành của giống hoa hồng đ ỏ .................................................................25
Hình 2: Đồ thị ảnh hưởng của các chế phẩm đến tăng trưởng chiều dài
cành của giống hoa hồng vàng............................................................. 25
Hình 3: Đồ ứiị Ảnh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
đường kính thân của giống hoa hồng đỏ..............................................27
Hình 4: Đồ ứiị Ảnh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
đường kính thân của giống hoa hồng vàng..........................................28
Hình 5: Đồ thị ảnh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
số lá/cành của giống hoa hồng đ ỏ ........................................................ 32
Hình 6 : Đồ thị ảnh hưởng của các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
số lá/cành của giống hoa hồng vàng.................................................... 33
Hình 7: Ảnh hưởng của các chế phẩm đến hàm lượng diệp lục tổng số của
giống hoa hồng đỏ................................................................................. 35
Hình 8 : Ảnh hưởng của các chế phẩm đến hàm lượng diệp lục tổng số của
giống hoa hồng vàng............................................................................. 36
Hình 9: Ảnh hưởng của các chế phẩm đến cường độ quang hợp của giống

hoa hồng đỏ........................................................................................... 40
Hình 10: Ảnh hưởng của các chế phẩm đến cường độ quang hợp của
giống hoa hồng vàng.............................................................................40
Hình 11: Anh hưởng của các chế phẩm đến kích thước nụ hoa của giống
hoa hồng đỏ........................................................................................... 44
Hình 12: Ảnh hưởng của các chế phẩm đến kích thước nụ hoa của giống
hoa hồng vàng....................................................................................... 44


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoa và cây cảnh đang trở thành một trong những hướng phát triển
mạnh của ngành nông nghiệp do nhu cầu ngày càng tăng của con người. Một
trong số những loài hoa được trồng nhiều nhất là cây hoa hồng.
Cây hoa hồng thường được sử dụng làm hoa cắt cành với nhiều màu
sắc, kích thước, chủng loại đa dạng và phong phú. Với vẻ đẹp, hình dáng và
hương thơm nổi bật hoa hồng là loài hoa biểu trưng và cũng là loài hoa tượng
trưng cho tình yêu. Cây hoa hồng có nhiều công dụng khác nhau. Hoa hồng
được dùng trang trí trong các bữa tiệc hay được dùng làm thảo dược, điều chế
mỹ phẩm, nước hoa. Hiện nay, việc sản xuất và kinh doanh hoa hồng đang
đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nông dân ở một số khu vực điển hình
phát triển thành công cây hoa hồng như: Mê Linh (Hà Nội); Tây Tựu (Hà
Nội); Sapa (Lào Cai) [5][6].
Trong quá trình canh tác cây hoa hồng, việc sử dụng các loại phân bón
có vai trò rất quan trọng. Ngoài các loại phân bón qua rễ, việc bổ sung các
nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và các chế phẩm bằng phương
pháp phun lên lá có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sinh trưởng,mẫu mã
và tăng năng suất của hoa hồng. Một số loại chế phẩm bón lá đang được sử
dụng tốt như: Atonik, các loại chế phẩm Đầu trâu 502, 702 và 902, Biomit

Pluzz, Pisomix, pomior ... [35][36[37][38][39] có tác dụng làm kích thích
sinh trưởng, tăng kích thước hoa, kích thước cành. Đặc biệt, các chế phẩm
này giúp cây hoa hồng có bộ lá đẹp bóng, làm tăng giá trị về mặt thương
phẩm của cây hoa hồng. Trong các loại chế phẩm được sử dụng trên thì
Atonik và Đầu trâu 902 được sử dụng nhiều nhất. Ở Mê Linh - Hà Nội, một
trong những khu vực có diện tích trồng hoa hồng lớn nhất, cung cấp 67% tổng
sản lượng hoa hồng của cả nước. Chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 hiện đang


2
được ngưòi trồng hoa hồng ở Mê Linh sử dụng để phun lên lá nhằm kích
thích sinh trưởng, ra hoa, tăng sản lượng và chất lượng hoa. Tuy nhiên, sử
dụng các chế phẩm này như thế nào? Dùng chế phẩm nào có hiệu quả cao hơn
còn ít tài liệu bàn đến.Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh
hưởng của chế phẩm Atonỉk và Đầu trâu 902 đến sình trưởng, quang hợp
và khả năng ra hoa của một số giống hoa hồng trên địa bàn huyện Mê
Linh ” trong vụ Đông xuân năm 2014-2015.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 dùng để
phun lên lá đến khả năng sinh trưởng, quang hợp và khả năng ra hoa của hai
giống hoa hồng được trồng phổ biến ở huyện Mê Linh. Trên cơ sở kết quả
thực nghiệm để đưa ra hướng ứng dụng hoặc không ứng dụng các chế phẩm
này vào sản xuất.
3. Phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là:
Chủng loại
Hồng đơn

Tên giông


Màu săc

Ký hiệu

Red Mide

Đỏ nhung

Đỏ pháp

GolEmBLem

Vàng

VR41

- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến sinh
trưởng, quang hợp và khả năng ra hoa của hai giống hoa hồng Red Mide và
GolEmBLem đang được trồng phổ biến trên địa bàn huyện Mê Linh - Hà Nội.
- Thời gian thực hiện đề tài tò tháng 10/2014 đến 04/2015


3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu
về ảnh hưởng của chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến sinh trưởng, quang
hợp và khả năng ra hoa của hai giống hoa hồng.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng
định các chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 phù hợp với cây hoa hồng từ đó

khuyến cáo để người nông dân sử dụng trong việc trồng hoa hồng.


4
N Ộ IDUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa hồng
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử của hoa hồng
Theo cuốn “All about rose”, hoa hồng xuất hiện đầu tiên ở Bắc bán cầu.
Các nhà khoa học đã tìm thấy mẫu hoa hồng hoá thạch ở bang Colorado-Mỹ
được xác định đã có niên đại hơn 30 triệu năm. Như vậy, hoa hồng đã xuất
hiện trên trái đất từ vài chục triệu năm, chúng đã thực sự được trồng từ vài
ngàn năm nay và được nhân giống lai tạo từ vài trăm năm nay [ 1].
Theo Hoàng Ngọc Thuận [11] [12], có 3 trung tâm phát sinh hoa hồng
lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Trong đó, các nước Trung Đông
đã trồng hoa hồng từ trước Công Nguyên, còn Trung Quốc và Ấn Độ là hai
trung tâm phát sinh hoa hồng lớn nhất thế giới và tò hai trung tâm này hoa
hồng được phát triển sang Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Pháp, Đức, Ý và các nước
Tây Âu khác....
Hoa hồng hiện nay có nguồn gốc rất phức tạp, nó là kết quả tạp giao
của Tầm xuân (Rosa multiflora) với mai khôi (Rosa rugosa) và hoa hồng Ấn
Độ (Rosa indica) Giống lai này có tên gọi là floribunda hybrid tea hay
grandiflora [12].
1.1.2. Vị trí phân loại
Cây hoa hồng (Rose) có tên khoa học là Rosa sinensis, thuộc:
Giới:
Plantae
Ngành:
Magnoliophyta
Lớp:

Magnoliopsida
Phân lớp: Rosidea
Bộ:
Rosales
Họ:
Rosaceae
Phân họ:
Rosoideae
Chi:
Rosa


5
1.2. Đặc
cầu ngoại
• điểm thực
• vật
• học
• và yêu
4/
о • cảnh của cây
ư hoa hồng
о
1.2.1. Đăc
điểm thưc
vât
hoc

I



т*

-R ễ

Rễ cây hoa hồng thuộc loại rễ chùm, chiều ngang ăn tương đối rộng,
khi bộ rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ.
-Thân
Thân thuộc nhóm thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành và gai cong.
-L á
Lá kép lông chim, mọc cách, cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá kép có từ
3-5 hoặc 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ, tuỳ giống mà
lá có màu sắc xanh đậm hoặc nhạt, răng cưa nông hay sâu và có nhiều hình
dạng khác nhau.
-H oa
Hoa có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, một số giống với hương
thơm đặc trưng. Hoa hồng thường ra một hoa hay tập hợp trên một cuống dài,
cứng, có gai, hoa lớn, cánh dài, hợp thành chén ở gốc, xếp thành một hay
nhiều vòng, sít chặt hay lỏng lẻo tuỳ thuộc vào từng giống. Hoa hồng thuộc
loại hoa lưỡng tính, các nhị đực đính vào nhau bao quanh vòi nhuỵ. Khi phấn
chín rơi trên đầu nhuỵ nên có thể tự thụ phấn. Đài hoa có màu xanh [6 ].Cánh
hoa có túi tiết chứa tinh dầu thơm có thể chiết tách thành dầu thơm có công
dụng cao trong đời sống.
- Quả và hạt
Quả có nhiều hình dạng khác nhau, hình cầu, cầu dẹt, hình bầu dục,
kích cỡ lớn nhỏ tuỳ thuộc vào từng giống. Khi quả chín có màu hồng điều,
màu vàng, màu đỏ đun, tuỳ theo màu sắc hoa. Mỗi quả có chứa nhiều hạt nhỏ
(8-15 hạt). Hạt hoa hồng có dạng đa diện, vỏ dày có lớp lông trắng bao phủ,
hạt khó nảy mầm [ 11].



6
1.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng
- Nhiêt
• đô•
Cây hoa hồng ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho cây hoa hồng
sinh trưởng và phát triển tốt là từ 18-25°c. Nhiệt độ trên 35°c và dưới 8°c
đều làm ảnh hưởng đến cây.
- Đô ẩm
Cây hoa hồng yêu cầu độ ẩm đất khoảng 60-70% và độ ẩm không khí
từ 80-85% vì cây hoa hồng là loại cây có tán rộng, bộ lá nhiều nên diện tích
thoát hơi nước của cây rất lớn.
- Ánh sáng
Cây hoa hồng là loại cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt.
- Đất đai
Loại đất thích hợp cho cây hoa hồng sinh trưởng phát triển tốt là đất có thảnh
phần cơ giói nhẹ, nhiều mùn và chất hữu cơ, thoát nước tốt, pH từ 5,6 - 6,5.
- Dinh dưỡng
Những chất dinh dưỡng mà cây cần bao gồm phân hoá học như N, p,
K; phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh... Ngoài ra phải cần một lượng
nhỏ phân vi lượng.
Đạm: Đạm là một thành phần quan trọng làm phát triển nhanh quá trình
phân chia tế bào, làm cho tế bào phát triển nhanh về số lượng và trọng lượng,
bởi vậy nó là yếu tố quyết định sự sinh trưởng của cây
Lân: Lân có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng của rễ, hoa, quả, hạt. Lân
cần cho sự tích luỹ Protein trong cây.
Kali: Kali là yếu tố tham gia cấu tạo nên chất hữu cơ,có vai trò trong sự
tích lũy nước.
Ngoài ra để tăng năng suất phẩm chất hoa, cần bón thêm vi lượng như
Fe, Zn, M n... Các phân vi lượng thường dùng để tưới phun qua lá vào thòi kỳ

cây con [2] [7] [8] [9].


7
1.3. Phân bón lá và vai trò của phân bón lá
Phân bón lá là loại phân hoá học dạng bột hay dạng chất dinh dưỡng gồm
các chất đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng khi pha với nước
phun trực tiếp lên lá cây hay thân cây.
1.3.1. Tác dụng của phân bón lá
- Giúp cây sinh trưởng nhanh, đâm chồi đẻ nhánh, kích thích tăng
trưởng phát triển, ra chồi ra hoa kết trái. Phân bón lá còn giúp hạn chế tác hại
của sâu bệnh, chống vàng lá do hạn hán cây không hấp thụ được nước hay
sương muối làm nấm lá. Phân bón lên lá rút ngắn con đường vận chuyển các
nguyên tố hóa học không phải vận chuyển tò rễ, cây sử dụng chất dinh dưỡng
một cách hiệu quả , các quá trình sinh lý nhanh nhất là quá trình sinh trưởng.
- Cung cấp chất dinh dưỡng giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây phân hóa
nhiều cành, xanh tốt tự nhiên, bộ lá phát triển mạnh mẽ.
- Tăng sức đề kháng với nhiều loại bệnh.
- Tăng khả năng ra hoa, tăng tỉ lệ đậu quả.
- Giúp quả lớn nhanh, hạt to, chắc, mẩy, tăng chất lượng hạt.
- Ngoài ra cung cấp vi lượng, chất khoáng giúp chovi khuẩn nốt sần
hoạt động mạnh ở các cây họ đậu.
- Có thể kết họp việc bón phân với tưới nước và sử dụng các phyto-hoocmon.
Hiệu quả khi sử dụng phân bón lá: Sử dụng phân bón lá mang lại năng
suất cao, chất lượng nông sản tốt, tăng lợi nhuận, giảm chi phí đầu tư mang lại
hiểu quả kinh tế cao.
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Atonik và Đầu trâu
902 đối với cây trồng
*


Atonik là một sản phẩm của tập đoàn Asahi, Nhật Bản. Atonik là một

chất điều hòa sinh trưởng thực vật, là sản phẩm thương mại ngoài các chất
dinh dưỡng cơ bản còn có chứa các thành phần hoạt hóa: Natri-5-


8
nitroguaiacolat

(NaC7ỈỈ 6N 04 ):

l,25g/L,

Naüi

ortho-nitrophenolat

(NaC6H4N 0 3): 2,5g/L và Natri para-nitrophenolat (NaC6H4N 0 3): 3,75 g/L.
Các thành phần hoạt hóa này thuộc nhóm nitrophenolat, được tìm thấy trong
cơ thể thực vật, có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật bằng cách
thay đổi hoạt động của các enzym đặc hiệu chẳng hạn như superoxit
dismutaza (SOD), catalaza (CAT) và peroxidaza (POX) (Djanaguiraman và
c s , 2004) [18]. Các enzym chống oxy hóa này tham gia vào quá trình dọn dẹp
các gốc oxy tự do (reactive oxygen species - ROS), chẳng hạn như hydro
peroxit (H2 O2 ), hydroxyl (OH-) và oxy singlet (02-) (Shanker và c s ,
2004) [28]. Các tác giả này cho rằng việc tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất quả
là do các enzym chống oxy hóa SOD, CAT, POX và hàm lượng auxin hoạt
động mạnh hơn.
Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả của Atonik đối với cây trồng rất
khác nhau, phụ thuộc vào từng loài cụ thể thậm chí là từng giống. Trên đối

tượng cây bông trồng thủy canh, khi được xử lý bằng nitrophenolat (Atonik)
làm tăng hấp thụ các ion K+, Ca2+ và Mg2+ với tỷ lệ tương ứng là 23,5%,
22,2% và 27,8% (Guo và Oosterhuis, 1995)[22]. Hơn nữa, nitrophenolat cũng
cho thấy làm tăng hoạt động của enzym nitrat reductaza ở cây đậu vua
(Chickpea - Cicer arietinum) (Sharma và c s , 1984)[29] và nó có tác dụng
làm tăng hàm lượng nitrat ở cuống lá so với cây không được xử lý trong giai
đoạn mới hình thành quả ở cây bông (Femamsez và c s , 2003)[20].
Nitrophenolate cũng cho thấy có tác dụng làm tăng quá trình quang hợp lên
đến 24,3% và làm giảm 34,5% sự biến tính của màng sinh chất (Guo và
Oosterhuis, 1995)[22]. Theo Fernandez và c s (2002)[21], khi xử lý
nitrophenolat làm giảm chiều cao cây và số mấu, đồng thòi làm tăng phần
trăm đậu quả ở cây bông. Ở cây ớt (Capsicum annuum), xử lý bằng Atonik ở
nồng độ 0,08% 3 lần, khoảng cách mỗi lần phun là một tuần trước khi ra hoa,


9
làm tăng năng suất lên 13% (Srinivas và c s , 1986)[31]. Việc tăng năng suất
quả khi sử dụng các hợp chất nitrophenolat cũng được nghiên cứu trên các đối
tượng cây trồng khác như cây ớt chuông (giống Brigadier và X3R Camelot)
bằng phương pháp phun lên lá (Csizinszky, 2001)[17]. Khi sử dụng để phun
lên lá trên cây củ cải đường (Beta vulgaris L.) được xử lý bằng Atonik làm
tăng năng suất củ khoảng 3,4% trong 3 năm, trong khi năng suất đường thu
được tăng khoảng 4,3% so với đối chứng (Pulkrabek, 1996)[27], cũng trên
đối tượng này, theo Zahradnicek và Pulkrabek (2001)[33], xử lý bằng Atonik
làm tăng năng suất từ 3-5%. Trên đối tượng cây táo, khi phun Atonik lên lá ở
nồng độ từ 0,05-0,1% trong 10 ngày sau khi cánh hoa bắt đầu rụng (thời điểm
bắt đầu đậu quả), kết quả cho thấy không có ảnh hưởng đến năng suất quả
nhưng lại làm tăng số quả có đường kính lớn hơn 65mm từ 12-16% (Koupil,
1997)[24]. Sử dụng Atonik cũng làm tăng năng suất ở cây dâu tây tò 3-30%
(Eftimoz, 1988). Trên đối tượng cây khoai lang, hàm lượng tinh bột và năng

suất tăng lên khi được xử lý bằng Atonik ở nồng độ 1000 hoặc 2000ppm (Lee
và c s , 1990)[25]. Tương tự kết quả này, nhóm nghiên cứu của Azab và c s
(1993)[15] nhận thấy ở cây bông, giống Giza 80 khi được phun 2 lần với
Atonik ở nồng độ 1,2 hoặc 3 ml/L, làm tăng năng suất hạt và không ảnh
hưởng đến chất lượng sợi, lượng dầu trong hạt và hàm lượng protein.
Theo tác giả Arora và c s (1981)[14], khi phun Atonik ở nồng độ
0,05% lên cây cà chua ở thời điểm ra hoa hoặc đậu quả làm tăng năng suất
quả lên 37%, nếu sử dụng ở nồng độ 0,15% thì năng suất quả tăng 29%
(Sumiati, 1989)[32]. Theo tác giả Hamon S.A và c s (2011)[23], cây cà chua
giống Beto 86 được xử lý xuân hóa trước khi xử lý bằng Atonik ở các nồng
độ 250, 500 và lOOOppm cho thấy các chỉ tiêu sinh lý (chiều dài rễ, khối
lượng tươi của rễ, số lá, số lóng, tổng diện tích lá, khối lượng tươi - khô của
thân và hàm lượng nước tương đối) đều tăng lên so với đối chứng (cây chỉ xử


10
lý xuân hóa), ngoài ra khi xử lý bằng Atonik nồng độ lOOOppm cũng làm thúc
đẩy quá trình ra hoa. Việc xử lý bằng Atonik cũng làm tăng hàm lượng diệp
lục a và b, hàm lượng glucozơ, saccarozơ, polysacarit, amon, axit amin, nitơ
tổng số và protein đều tăng ở cây cà chua khi được xử lý bằng Atonik. Hơn
nữa, hàm lượng của các ion K+, Na+ và Ca2+ được tìm thấy ở rễ và chồi cũng
cao hơn so với đối chứng chưa xử lý. Cũng trên đối tượng cây cà chua, tác giả
Shi và Shi (1999)[30] phun Atonik 2 lần ở thời điểm bắt đầu ra hoa và bắt đầu
đậu quả làm tăng số quả đến 24% và năng suất tăng lên 20% so với đối
chứng. Mặt khác, theo tác giả Castro và c s (1987)[16], Atonik có tác dụng ức
chế sự sinh trưởng của rễ mầm và trụ dưới lá mầm khi hạt của cây cà chua
(giống Kada) được xử lý bằng Atonik 0,5ml/L.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đính (2013)[3] cho thấy chế
phẩm Atonik dùng phun cho giống lạc L14 đã làm tăng khả năng sinh trưởng,
các chỉ tiêu quang hợp và năng suất lạc từ 6,3% đến 7,4%. Cũng theo tác giả

Nguyễn Văn Đính [4] phun chế phẩm Pisomix lên lá cho cây lạc đã làm tăng
năng suất tò 12,7% đến 17,3% so với đối chứng.
Trần Thị Ngọc (2011) [10] cho thấy sử dụng chế phẩm Pomior phun
lên lá cho cây dâu đã làm tăng năng suất và chất lượng lá dâu vì vậy ảnh
hưởng đến chất lượng kén tằm.
*

Chế phẩm Đầu trâu 902 có thành phần gồm: N: 17%, P2O5: 21%,

K20: 21%, CaO: 0,03%; MgO: 0,03%; Zn: 0,05%; Cu: 0,05%; B: 0,03%; Fe:
0,01%; Mn: 0,01%; PenacP, GA3, aAA, bNOA: 0,002%. Khi xử lý trên cây
trồng có tác dụng kích thích sinh trưởng, cho bông to đều, bằng cổ, ít bông kẹ,
nhiều hạt chắc, giảm quả non rụng, quả mau lớn, thu hoạch sớm, tăng sức
chống chịu sâu bệnh, hạn và rét. Tăng năng suất, rau và quả mã đẹp, tăng chất
lượng nông sản.


11
Theo Đặng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
hoa, cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết: Nếu trước khi thu hoạch 35
ngày, nhiệt độ dưới 18 độ c , chiều dài nụ hoa vẫn nhỏ hơn 3cm, dùng nilon
quây kín và thắp điện vào ban đêm hoặc phun chế phẩm Đầu trâu 902 (có tác
dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của lily từ 3 - 6 ngày) [40].
Theo Nguyễn Thị Kim Thanh khi sử dụng phân bón lá Đầu trâu 702
cho cây hoa Đồng tiền có thể giảm 1/3 lượng phân bón gốc. Đồng thời làm
tăng số lá/cây, số nhánh/cây, tăng tỷ lệ ra hoa và giảm tỷ lệ hoa dị dạng so
với đối chứng [41].
Theo Đặng Văn Đông khi xử lý phân bón lá Đầu trâu 502 trên đối
tượng hoa Lily được phun sau 20 ngày mọc mầm và tiến hành đo đếm chỉ tiêu
sinh trưởng sau khi phun 10 ngày cho thấy: Hệ số nhân giống cao gấp 8,7 lần

so với đối chứng, tỷ lệ củ có kích thước lớn chiếm 49,4%. Đồng thời các chỉ
tiêu về sinh trưởng như số lá/cây, chiều cao cây đều tăng cao so với đối chứng
(3%; 15%) [42].


12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu
*

Đối tượng thực vật: Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng hai

giống hoa hồng ghép có một số đặc điểm theo bảng sau:
Tên giông
Red Mide
GolEmBLem

Màu săc

Ký hiệu

Nguôn gôc

Thòi gian nhập

Màu đỏ

Hông pháp

Pháp


1998

Màu vàng

VR41

Đài Loan

1998

Giống hoa Red Mide, GolEmBLem dùng làm thí nghiệm đã trồng được
3 năm và đang cho thu hoạch ổn định. Khi tiến hành thí nghiệm, cây hoa hồng
sẽ tiến hành đốn tỉa cành, lá cũ và xử lý các chế phẩm hoặc không xử lý chế
phẩm nhằm tái sinh cành mới để cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển và ra hoa
lần tiếp theo.
* Các chế phẩm dùng trong nghiên cứu
Chế phẩm Atonik:
-

Thành phần gồm: Natri - s - Nitrogualacolat 0,03 % ; Natri - o -

Nitrophenolat 0,06 %; Natri - p - Nitrophenolat 0,09 %.
Mô tả: Chất kích thích sinh trưởng cây trồng trên lúa, cây ăn trái, rau
màu, hoa kiểng. Liều lượng sử dụng:Pha một gói 10 ml/10 lít nước lã ; phun 2
lần cho 360m2 .
Atonik là chế phẩm chứa các hợp chất nitơ, là thuốc kích thích sinh
trưởng cây trồng thế hệ mới, làm tăng khả năng sinh trưởng. Thành phần
chính ở chế phẩm Atonik chứa các nguyên tố đa lượng, vi lượng, chất điều
hòa sinh trưởng thuộc nhóm kích thích sinh trưởng thực vật...

Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra
chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh
trưởng, ra hoa đậu quả của các loại cây trồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất
và chất lượng nông sản.


13
Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ dàng áp
dụng vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng kể tò giai đoạn nẩy
mầm cho đến giai đoạn thu hoạch.
- Tổ chức xin đăng ký: Asahi chemical MFG Co., Ltd. Nhà phân phối:
Công ty Thuốc sát trùng cần Thơ.
- Liều lượng sử dụng: pha 1 gói 10 ml trong 10 lít lã phun cho 360 m2.
Phun 2 lần.
Chế phẩm Đầu trâu 902
- Thành phần: N: 17%, p 20 5: 21%, K20 : 21%, CaO: 0,03%; MgO:
0,03%; Zn: 0,05%; Cu: 0,05%; B: 0,03%; Fe: 0,01%; Mn: 0,01%; PenacP,
GA3, aAA, bNOA: 0,002%.
- Công dụng: Tăng sinh trưởng, cho hoa to đều, bằng cổ, ít bông kẹ,
nhiều hạt chắc, giảm quả non rụng, quả mau lớn, thu hoạch sớm, tăng sức
chống chịu sâu bệnh, hạn và rét. Tăng năng suất, rau và quả mã đẹp, tảng chất
lượng nông sản và lợi nhuận.
- Cách sử dụng: Pha 1 gói 20g/ 1 bình 10 lít nước lã phun cho 360m2.
Đối với hoa cây cảnh phun dưỡng cây định kỳ 7 ngày/1 lần. Phun khi trời râm
mát.
* Các máy móc, dụng cụ, hoá chất phục vụ cho nghiên cứu:
- Máy đo hàm lượng diệp lục SPAD-502 (Minolta-Nhật Bản, 2009).
- Máy đo cường độ quang hợp pp SYSTEM TPS-2 (Mỹ, 2011).
- Máy đo huỳnh quang Chlorophyll fluorometer OS-30.
- Cân phân tích Satorius, cân kĩ thuật, thước đo chiều cao, đường kính v.v

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng mộng theo khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô 50m2, chăm sóc đảm bảo sự đồng đều
giữa các công thức:


14
- Đối chứng: Chỉ phun nước lã cùng đợt với phun các chế phẩm.
- Phun chế phẩm Atonik: Trước khi đốn tỉa cành, lá hai giống cây hoa
hồng nghiên cứu 1 tháng chúng tôi tiến hành phun chế phẩm Atonik. Phun 2
lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Liều lượng phun 1 gói pha trong 10 lít nước
máy, phun đều lên toàn bộ thân, gốc, lá. Thời điểm phun từ 7 đến 8 giờ sáng.
- Phun chế phẩm Đầu trâu 902: Trước khi đốn tỉa cành, lá hai giống cây
hoa hồng nghiên cứu 1 tháng chúng tôi tiến hành phun chế phẩm Đầu trâu 902.
Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Liều lượng phun 1 gói pha trong 10 lít
nước máy, phun đều lên toàn bộ thân, gốc, lá. Thòi điểm phun từ 7 đến 8 giờ
sáng.
2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
2.2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonỉk và Đầu trâu 902 đến
một sổ chỉ tiêu sinh trưởng của hai giống hoa hồng
Để đánh giá ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik và Đầu trâu 902 đến
sinh trưởng của hai giống hoa hồng chúng tôi tiến hành xác định một số chỉ tiêu:
* Tỷ lệ nảy chồi (nhánh) của cây hoa hồng: Sau đốn tỉa 7 ngày chúng tôi
tiến hành quan sát trực tiếp ở 30 gốc cây hoa hồng ngẫu nhiên số chồi nhú ra
khỏi thân, mắt thường nhìn rõ.
* Số chồi trên/cây hoa hồng (nhánh/cây): Tiến hành đếm trực tiếp của 30
cây ngẫu nhiên sau một tuần đốn tỉa cành lá các cây hoa hồng nghiên cứu.
* Động thái tăng trưởng chiều dài nhánh: Tiến hành đo chiều dài nhánh
7 ngày 1 lần (8 lần đo) bằng thước có độ chính xác đến milimet đo từ cổ

nhánh đến đỉnh sinh trưởng ở 30 cây ngẫu nhiên. Mồi cây đo 3 nhánh và lấy
trung bình.
* Động thái tăng trưởng đường kính nhánh: Tiến hành đo đường kính
nhánh 7 ngày 1 lần (6 lần đo) bằng thước kẹp ở tại điểm cổ nhánh đầu tiên ở
30 cây ngẫu nhiên. Mồi cây đo 3 nhánh và lấy trung bình.


15
* Động thái tăng trưởng số lá/nhánh: Tiến hành quan sát và đếm trực
tiếp số lá/nhánh 7 ngày 1 lần (7 lần đếm) được xác định bằng cách đếm trực
tiếp ở 30 cây ngẫu nhiên. Mồi cây đếm số lá/nhánh ở 3 nhánh ngẫu nhiên và
lấy trung bình.
2.22.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonỉk và Đầu trâu 902 đến
một sổ chỉ tiêu quang họp của hai giống hoa hồng
Các chỉ tiêu quang hợp được xác định vào các thời điểm sau khi nảy
chồi định kì vào ngày thứ 21; 35; 49 ngày. Mỗi công thức đo ở 3 mẫu ngẫu
nhiên ở tầng lá thứ 3 từ trên trở xuống.
2.2.2.2.I.

Hàm lượng diệp lục tổng sổ:

Xác định hàm lượng diệp lục tổng số bằng máy SPAD - 502[34].
* Nguyên tắc thí nghiệm:
Sử dụng máy đo hàm lượng diệp lục là phương pháp xác định nhanh
hàm lượng diệp lục mà không gây tổn thương tới cây trồng. Máy dựa trên
nguyên tắc đo mật độ quang tại hai bước sóng 940nm và 660nm do đó xác
định được hàm lượng diệp lục tổng số (diệp lục a và diệp lục b).
* Thiết bị, vật liệu:
Sử dụng máy đo hàm lượng diệp lục tổng số SPAD - 502, đơn vị đo
mặc định của máy là SPAD , tò đơn vị này quy đổi sang mg/cm2.

Mẩu lá: Chọn các mẫu lá cùng tầng để đo . Diện tích lá của các mẫu đo
phải có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng lcm vì buồng lá để đo của
máy có hình tròn với diện tích cm2 .
* Cách tiến hành:
Bước 1: Xoay nút Power mở nguồn lên phía ON để mở máy
Sau khi mở nguồn chưa đặt mẫu vào kẹp mà dùng ngón cái và ngón trỏ
tay phải đưa kẹp vào trạng thái đóng - hoạt động, giữ khoảng 3 -5 giây cho
đến khi nghe tiếng pip là máy đã khỏi động xong.


16
Máy khởi động xong, trên màn hình xuất hiện hai dòng : n = 0 (thể hiện
số thứ tự của phép đo), và hàng dưới l à ---- (3 gạch ngang - thể hiện kết quả
đo).
Bước 2: Chọn mẫu đo rồi lau sạch và khô lá.
Bước 3: Dùng tay trái đưa mẫu vào kẹp sao cho phần mẫu cần đo vượt
qua đèn trên kẹp, tay phải đống kẹp, đợi khoảng 3 - 5 giây nghe tiếng kêu píp
là được. Kết quả được hiển thị trên màn hình. Cứ như vậy ta kẹp và đo mẫu
tiếp theo.
Bước 4: Khi đo xong ta xoay nút Power về OFF để tắt máy.
* Cách tính hàm lượng diệp lục:
Trong phương pháp này, chúng tôi tính hàm lượng diệp lục (a, b, a+b)
từ đơn vị SPAD sang mg/cm2 quy đổi theo Richardson A.D:
- Hàm lượng dla:
Y (mg/cm2 ) = 1,56.10-6 + 3,33.10-4x + 9,03.10-6x2 (r2 =0,952)
- Hàm lượng dlb:
Y (mg/cm2) = 5,46.10-4 + 6,89.10-5x + 3,37.10-6x2 (r2 =0,964)
- Hàm lượng dla+b :
Y = 5,52.10-4 + 4,04.10-4x + 1,25.10-5x2 (r2 =0,960).
Trong đó : Y- Hàm luợng diệp lục (mg/cm2 ); X

2.2.22.2.

-

giá trị SPAD.

Huỳnh quang diệp lục:

* Nguyên tắc thí nghiệm:
Diệp lục là sắc tố có khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng. Một phần
năng lượng ánh sáng được diệp lục chuyển cho trung tâm phản ứng sử dụng
cho việc tổng hợp chất hưu cơ, một phần lớn năng lượng còn lại được diệp lục
bức xạ trở lại ở dạng huỳnh quang.
Cây sống trong điều kiện thuận lợi, diệp lục không bị tổn thương sẽ làm
tốt nhiệm vụ thu nhận, vận chuyển năng lượng và phát huỳnh quang. Khi điều
kiện môi trường bất lợi hay trao đổi chất bị ảnh hưởng xấu, việc sử dụng ánh


17
sáng trong quang hợp kém và ít hiệu quả nên năng lượng dư thừa lớn, điều
này thấy rõ ở giá trị huỳnh quang F0 tăng và Fv/m giảm sút. Sự biến động của
hai giá trị này còn cho thấy mức độ tổn thương của diệp lục dưới tác động của
stress môi trường.
* Thiết bị, vật liệu:
Máy đo huỳnh quang Chlorophyll fluorometer OS-30. Mẩu lá cây.[34]
* Cách tiến hành:
- Chọn mẫu lá có kích thước phù hợp với buồng đo.
- Dùng kẹp của máy kẹp lá để tạo thời gian ủ tối 10 phút để các trung
tâm phản ứng về trạng thái mở. Đo giá trị F 0 . Sau đó đo giá trị Fm , rồi tính
Fv = Fm - Fq/ Fm.

Các kết quả đo được lưu lại và chuyển qua máy tính để xử lý.
2.2.2.2.3. Cường độ quang hợp:
Xác định cường độ quang hợp hấp thụ C 0 2 trong quang họp nhờ hệ
thống pp SYSTEM TPS-2 (Mỹ, 2001). [34]
* Nguyên tắc thí nghiệm:
Sử dụng thiết bị pp SYSTEM TPS-2 phân tích chỉ tiêu quang họp
(C 02) của cây trồng dựa trên phương pháp phát hiện bằng detector hồng
ngoại.
Máy sử dụng bộ vi xử lí điện tò điều khiển và thiết lập các thông số đo,
hiển thị kết quả đo trên màn hình LCD.
* Thiết bị, vật liệu: Máy đo cường độ quang hợp pp SYSTEM TPS-2,
mẫu lá.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Kết nối đầu dò thu tín hiệu vào chân PLC, kết nối đầu khí vào
của đầu dò (ký hiệu là A trên đầu dò) vào cổng PCL A trên máy đo. Kết nối
đầu khí ra của đầu dò (ký hiệu là R trên đầu dò) vào cổng PCL R trên máy đo.


×