Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA dưới góc NHÌN tư DUY NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.8 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THÙY LINH
THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA DƯỚI GÓC NHÌN TƯ DUY NGHỆ THUẬT

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

Tóm tắt luận văn thạc sĩ (ngành): Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2011

1


Công trình được hoàn thành tại Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Nguyễn Bá Thành
Phản biện 1: PGS – TS Lưu Khánh Thơ
Phản biện 2: PGS – TS Nguyễn Bích Thu

Luận văn này được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Văn phòng
khoa văn học – Đại học khoa học xã hội và nhân văn
…giờ…ngày…tháng…năm…

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-

Trung tâm thư viện Đại học quốc gia Hà Nội


-

Phòng lưu trữ khoa văn học – Đại học khoa học xã hội và nhân văn

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, văn học Việt Nam nói
chung và thơ ca nói riêng đã hòa vào khí thế chung của đất nước, góp phần ngợi ca
cuộc kháng chiến thần kì của toàn dân tộc. Giữa dàn đồng ca đa thanh, đa điệu ấy đã
vút lên một giọng ca hồn nhiên, trong trẻo, chan chứa tình cảm yêu thương của một
em bé yêu thơ bên dòng sông Kinh Thày. Thần đồng thơ ca có lẽ là từ thích hợp nhất
để nói về nhà thơ Trần Đăng Khoa cùng những bài thơ làm từ góc sân ngày ấy.
Xuất phát từ một cậu bé thích làm thơ, đến với thơ như một em bé đến với trò
chơi yêu thích, Trần Đăng Khoa đã trở thành một nhà thơ thiếu nhi tài năng, tiêu biểu
cho những nhà thơ thiếu nhi khác cùng thời. Tài năng sớm bộc lộ, lại nhận được sự
quan tâm, dìu dắt của các nhà thơ lớn đương thời như nhà thơ Xuân Diệu, Tố
Hữu…thơ Trần Đăng Khoa viết ngày càng có chiều sâu hơn trong suy nghĩ cũng như
mạch nguồn cảm xúc. Năm 1970, Trần Đăng Khoa quyết định thử bút với đề tài
trường ca. Trường ca “Đi đánh thần hạn” ra đời, sau đó của những trường ca khác:
“Trừng phạt”, “Khúc hát người anh hùng”…Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ
thông, Trần Đăng Khoa tạm gác giấc mơ vào đại học để lên đường nhập ngũ. Năm
1985, Trần Đăng Khoa cho in tập thơ “Bên của sổ máy bay”, tạo dựng hình ảnh mới
mẻ, trưởng thành của nhà thơ – chiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp tại trường viết văn
Nguyễn Du, năm 1986 Trần Đăng Khoa sang Liên Xô tu nghiệp 7 năm tại trường
viết văn Macxim Gorki. Năm 1992 ông về nước, tham gia công tác tại tạp chí Văn
nghệ quân đội. Đến năm 1998, Trần Đăng Khoa đã trở lại văn đàn với tác phẩm bình
luận văn học “Chân dung và đối thoại”. Trần Đăng Khoa là một trong những nhà

thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, theo sát hành trình nghệ thuật
của ông, chúng ta thấy rằng thành công quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông là
thơ ca.
Tư duy thơ là một vấn đề lí luận mới và hấp dẫn. Nghiên cứu thơ từ góc độ tư duy
sẽ là một hướng tiếp cận mới mẻ, có thêm những đóng góp mới trong lĩnh vực
nghiên cứu văn học. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi mong muốn vận dụng
những lí luận của tư duy thơ để nghiên cứu, đi sâu phân tích từng giai đoạn phát triển
trong đời thơ Trần Đăng Khoa, từ đó tìm ra những điểm riêng biệt tạo nên phong
cách thơ của tác giả này.
3


2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử phát triển của ngành lí luận, phê bình văn học Việt Nam, số lượng
các tác phẩm nghiên cứu về tư duy nghệ thuật, tư duy thơ là không nhiều. Tác phẩm
“Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bá Thành xuất bản
năm 1996 được xem là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu vào vấn đề này. Vì vậy,
chúng tôi xem tác phẩm này là những định hướng lí luận cơ bản để tiến hành các
bước tiếp theo trong việc nghiên cứu đề tài.
Năm 2006, nhà xuất bản giáo dục đã cho in cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”
của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong đó có đề cập
đến khái niệm tư duy nghệ thuật. Thơ Trần Đăng Khoa viết trong thời thơ ấu là một
giọng thơ tiêu biểu và đặc biệt. Những bài phê bình thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu
được in trên nhiều tờ báo lớn như Tiền phong, Văn nghệ, Nhân dân, Phụ nữ Việt
Nam, An ninh thế giới…Có thể kể đến những bài viết đáng chú ý như: “Em kể
chuyện này” trên báo Văn nghệ số 452 (1972) của tác giả Lê Đình Kỵ, “Thơ em
Khoa” của nhà thơ Xuân Diệu in trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” năm 1973,
“ Đọc Góc sân và khoảng trời” trên báo Nhân dân số 7344 (9/6/1974) của tác giả
Phong Lan, “Đọc Khúc hát người anh hùng” in trên báo Văn nghệ số 29 (1975) của
tác giả Bàng Sỹ Nguyên, “ Nhà thơ non trẻ của Việt Nam” trên báo Văn nghệ Hải

Hưng số 6 (1975) của tác giả N.Niculin, “Đọc tập thơ Bên của sổ máy bay” in trong
tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 2/1987 của tác giả Hồng Diệu, “Nói về thơ Trần
Đăng Khoa” in trên báo An ninh thế giới số 116 (11/3/1999) của nhà thơ Tố Hữu…
Trong bài “Thơ Trần Đăng Khoa – Nhà thơ Việt Nam hiện đại” (NXB Khoa học xã
hội – 1984) tác giả Vân Thanh lí giải về thế giới thơ Trần Đăng Khoa, đồng thời tác
giả cũng nhận định rằng khi Trần Đăng Khoa đã là một nhà thơ trưởng thành, thơ
Khoa vẫn tiếp tục gợi được sự chú ý của người đọc, nhưng cả người viết và người
đọc hôm nay vẫn đang đòi hỏi ở nhà thơ một nội dung mới, một giọng điệu khác.
Trong bài viết “Trần Đăng Khoa trước con đường hình thành một cá tính thơ”
(NXB Văn học – 1997), tác giả Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử lại viết dưới dạng
một cuộc trò chuyện để đưa ra những nhận xét, đánh giá về giai đoạn thơ thiếu nhi
của Trần Đăng Khoa. Tác phẩm bàn về thơ Trần Đăng Khoa tương đối đầy đủ được
xuất bản gần đây nhất là cuốn “Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” (NXB Văn hóa
thông tin – 2000) của tác giả Vũ Nho, chủ yếu tập trung bàn về thơ Trần Đăng Khoa
4


trong giai đoạn thiếu nhi. Tác giả cũng tập hợp một số bài bình, nghiên cứu của một
số tác giả khác nhằm nêu bật những nét riêng biệt của Trần Đăng Khoa so với những
nhà thơ thiếu nhi cùng thời. Khi “Chân dung và đối thoại” ra đời, các thông tin, bài
viết phản hồi đã được tập hợp khá đầy đủ trong cuốn “Xung quanh cuốn Chân dung
và đối thoại của Trần Đăng Khoa” (NXB Thanh niên – 1999). Song song với các bài
viết, các tác phẩm bình luận, nghiên cứu trên, thơ Trần Đăng Khoa còn thu hút một
số lượng lớn các công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, nghiên
cứu sinh yêu mến thơ ông. Có thể kể đến là chuyên luận “Tìm hiểu vài nét về thế giới
nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn thiếu nhi” của tác giả Hoàng Thị Hạnh,
luận văn thạc sỹ “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa”, tác giả Chu Thị Bích
Thủy,“Trần Đăng Khoa từ Góc sân và khoảng trời đến Chân dung và đối thoại” của
Lưu Thanh, khóa luận“Tìm hiểu những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của những vần
thơ Trần Đăng Khoa viết ở lứa tuổi thiếu nhi” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh

Ngân… Trong đề tài này, chúng tôi sẽ căn cứ trên những tài liệu nghiên cứu của các
tác giả đi trước để từ đó có những đánh giá, nhận xét khách quan và chân thực nhất
khi bàn về thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật.
3. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Thơ Trần Đăng Khoa từ góc nhìn tư duy nghệ thuật”, chúng
tôi sẽ tiến hành khảo sát trên hầu hết tác phẩm của Trần Đăng Khoa bao gồm thơ,
trường ca, lí luận, phê bình bao gồm các tác phẩm:
-

Các tập thơ: “Từ góc sân nhà em”, “Góc sân và khoảng trời”, “Bên cửa sổ máy
bay”, “Thơ Trần Đăng Khoa” (Tập 1, Tập 2)

-

Các trường ca:“Đánh Thần Hạn”,“ Trừng phạt”, “ Khúc hát người anh hùng”

-

Lí luận, phê bình: “Chân dung và đối thoại”

4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp loại hình: Căn cứ trên các vấn đề về loại thể để nghiên cứu thơ Trần
Đăng Khoa.
2. Phương pháp lịch sử: Chúng tôi đặt nhà thơ vào trong hoàn cảnh lịch sử đương
thời để nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn yếu tố thời đại trong thơ Trần Đăng Khoa.
3. Phương pháp thống kê: Chúng tôi dựa trên những số liệu thống kê trong các tác
phẩm để đưa ra những đánh giá, nhận định khái quát về nhà thơ.
5. Kết cấu luận văn
5



Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi được chia thành ba
chương bao gồm các nội dung sau
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƯ DUY THƠ
VÀ TƯ DUY THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
CHƯƠNG 2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
CHƯƠNG 3. BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƯ DUY THƠ VÀ
TƯ DUY THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
1. TƯ DUY THƠ
1.1. Tư duy thơ là một phương thức tư duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan, là sự hình
tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật là tư duy được
thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật. Trong tư duy nghệ
thuật, bản chất, các quy luật của hiện thực, cuộc sống không hiện ra dưới dạng trừu tượng
của khái niệm mà biểu hiện qua hình tượng cụ thể, sinh động. Xét về mặt nhận thức luận,
hình tượng nghệ thuật về bản chất, cũng là sự phản ánh hiện thực, tuy nhiên, sự phản ánh
này không phải là trực tiếp, mà là gián tiếp và được thực hiện thông qua sự sáng tạo mang
tính cá nhân, in đậm dấu ấn chủ thể. Vì thế, tư duy nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại,
sự sao chép; nó luôn giả định tính cá biệt, điển hình và độc đáo. Trần Đăng Khoa là một ví
dụ điển hình cho một phong cách thơ thần đồng, độc đáo. Trần Đăng Khoa đã biết cách đưa
thế giới cổ tích, thần thoại vào trong tác phẩm bằng một tâm hồn nhạy cảm và ngập tràn tình
yêu thương dành cho con người và vạn vật. Những chất liệu dân gian trong những lời ca
dao, những câu chuyện của bà của mẹ đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong tư duy thơ Trần
Đăng Khoa, tác giả đã khéo léo biến chất liệu dân gian truyền thống mà ai cũng biết ấy
thành của riêng mình với một tư duy trẻ thơ vô cùng sáng tạo. Trong thơ, liên tưởng là một
trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho một tác phẩm bởi liên tưởng là
quy luật của sự nhận thức và cũng là quy luật của cảm xúc, sự vận động của trí tưởng tượng
ấy là có định hướng chứ không phải là một sự vô ý. Đây được xem là một đặc điểm tạo nên

sự thành công vang dội dành cho thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.
Yếu tố trữ tình là một trong những yếu tố xuyên suốt những tác phẩm thơ Trần Đăng
Khoa. Khi còn nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa làm thơ với tư duy của một cậu bé, cậu bé ấy mỗi
6


năm một lớn lên, bản thân tư duy trẻ thơ ấy cũng có sự phát triển nhất định. Đến khi trở
thành một nhà thơ khoác áo lính thì tư duy thơ Trần Đăng Khoa lại là tư duy của một người
lính trưởng thành. Và sau cùng, khi nhà thơ đã gác súng để đi theo con đường học vấn thì tư
duy ấy lại có sự chuyển biến khác, những vấn đề ông quan tâm có tầm ảnh hưởng lớn hơn,
mang tầm vĩ mô hơn. Có thể nói, chính những biến động, thay đổi trong cuộc sống là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng vận động của tư duy thơ nói chung và tư duy thơ Trần
Đăng Khoa nói riêng. Tất nhiên sự vận động này không thể diễn ra trong một sớm một
chiều mà là cả một quá trình lâu dài, cũng như Trần Đăng Khoa đã có mười năm làm thơ
thiếu nhi và cũng chừng ấy thời gian làm thơ với tư cách một người chiến sĩ.
1.2. Tư duy thơ Trần Đăng Khoa
Tìm hiểu tư duy thơ Trần Đăng Khoa, trước hết cần xem xét nghiên cứu những yếu tố
ảnh hưởng đến hồn thơ Trần Đăng Khoa, đó là yếu tố gia đình, thời đại cũng như quan niệm
về thơ của chính tác giả. Trần Đăng Khoa được sinh ra và lớn lên trên một vùng quê chiêm
trũng của đồng bằng sông Hồng trong một gia đình thuần nông. Ngay từ ngày nhỏ, nhà thơ
đã được tiếp xúc với những bài hát ru, những câu ca dao, những truyện kể mang đầy màu
sắc dân gian thần thoại của bà và mẹ. Đọc thơ Trần Đăng Khoa, người đọc dễ nhận thấy một
phong cách rất riêng trong việc sử dụng từ ngữ cũng như phương pháp liên tưởng, tưởng
tượng vô cùng độc đáo, sáng tạo. Là một em bé nông thôn, lớn lên trong hoàn cảnh đất nước
đang trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược, bởi vậy yếu tố thời đại đã góp phần tạo nên
những sắc thái khác nhau trong thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn này. Điều khiến cho thơ Trần
Đăng Khoa trở nên đặc biệt hơn so với bạn bè cùng trang lứa là ở chỗ cậu bé có tầm suy
nghĩ sâu sắc lớn hơn so với tuổi và có cách lí giải vô cùng ngộ nghĩnh, sáng tạo cho các sự
vật, hiện tượng. Thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn này luôn thể hiện một tư duy mở
rộng, đó là việc mở rộng lòng mình với vạn vật, cỏ cây. Sự hồn nhiên, trong sáng hầu hết

đều được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà thơ thiếu nhi, tuy nhiên yếu tố để một cá
nhân vượt trội hơn hẳn lại là yếu tố bẩm sinh. Tài năng và ý thức trách nhiệm đối với sản
phẩm nghệ thuật của bản thân đã giúp Trần Đăng Khoa có những bài thơ có chiều sâu, phản
ánh những suy nghĩ sâu sắc.
Trải qua một thời gian dài trong quân đội, Trần Đăng Khoa đã có quá trình trưởng thành
tích cực, có quá trình chuyển đổi khá rõ rệt trong tư duy thơ. Lúc này, những vần thơ đã mất
dần tính hồn nhiên trẻ thơ vốn là đặc điểm rất quan trọng tạo nên danh tiếng cho thơ Trần
Đăng Khoa ngày nhỏ. Nhà thơ hướng lòng mình đến những người đồng đội, đến “em”, và
7


những tâm tư của chính mình. Cũng bởi hướng đến những đối tượng trữ tình mới như vậy
nên thơ Trần Đăng Khoa cũng phải tìm đến những cách thể hiện mới. Người đọc không còn
nhìn thấy hơi hướng của những thể thơ truyền thống, những câu chuyện cổ tích hay lời ru
đưa nôi ngày xưa nữa, thay vào đó ông viết thơ hầu hết theo thể tự do để thể hiện một cuộc
sống nội tâm đa chiều, chứa đựng nhiều tâm trạng, ngẫm nghĩ về cuộc đời, về số phận con
người.
Trong hai giai đoạn thơ của Trần Đăng Khoa, dù là tư duy hướng nội hay hướng ngoại
thì người đọc vẫn nhận thấy ở nhà thơ một tâm hồn nồng hậu, luôn suy nghĩ cho những sự
vật, con người xung quanh trước khi nghĩ cho bản thân mình. Vì vậy cũng không có gì lạ
khi nói rằng thơ Trần Đăng Khoa sinh ra là để dành cho yêu thương.
2. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
2.1. Sự xuất hiện của một thần đồng thơ
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn,
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong một gia đình thuần nông. Ngay từ thuở ấu thơ, cậu
bé đã được nghe bà và mẹ hát ru bằng những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích, truyện
Kiều…Thế giới kì ảo, lạ lùng của những câu chuyện cổ, những hình ảnh thân thuộc, giàu
màu sắc trong những bài ca dao, những câu tục ngữ đã sớm in sâu trong tâm trí non nớt và
trở thành mạch nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Trần Đăng Khoa – một trong những yếu tố quan
trọng tạo nên một thần đồng thơ giai đoạn sau này.

Khi biết đọc, Trần Đăng Khoa rất ham đọc sách, tủ sách của anh trai đã dần trở thành
thế giới riêng của cậu bé, bởi vậy nên tuy còn ít tuổi nhưng cậu bé đã có trong tay một “lưng
vốn” kha khá gồm hàng trăm câu ca dao và truyện Kiều. Bài thơ đầu tiên Trần Đăng Khoa
viết là bài “Con bướm vàng” (1964) đã thể hiện trực tiếp những cảm xúc của một cậu bé
chưa đầy tám tuổi với lời thơ mộc mạc và hồn nhiên. Bài thơ có cách diễn đạt mang dáng
dấp một khúc đồng dao, các câu mở đầu và câu cuối cùng hiệp vần với nhau để có thể đọc
liên tiếp, xoay tròn. Bài thơ ra đời, gây nên sự ngạc nhiên cho người lớn và sự thích thú của
những độc giả nhỏ tuổi. Sau cái ngưỡng đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ ấy, cậu bé đã từng bước
bước vào thế giới thơ ca. Những nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa là những sự vật rất gần
gũi hàng ngày như cây cối, con vật, góc sân, những trò chơi của trẻ em nông thôn…Thơ của
cậu bé nhanh chóng được những người xung quanh biết đến và yêu thích, tiếng đồn về một
cậu bé thần đồng thơ ca ngày càng lan xa. Nhiều tờ báo trung ương và địa phương đã đăng
thơ Trần Đăng Khoa. Năm 1968, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” gồm 52 bài thơ của Trần
8


Đăng Khoa đã được Ty giáo dục Hải Hưng xuất bản. Cũng trong năm này, nhà xuất bản
Kim Đồng đã in ấn và phát hành tập “Từ góc sân nhà em” gồm 12 bài thơ. Tập thơ “Góc
sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa sau này còn được tái bản nhiều lần. Các tờ báo
trung ương, địa phương, trong nước và nước ngoài đều đăng nhiều bài phóng sự và bút kí về
cậu bé thần đồng Trần Đăng Khoa. Thơ của cậu bé làng Điền Trì lần lượt được dịch và đăng
tải trên nhiều tờ báo ở các nước như Pháp, Cuba, Liên Xô, Hungari…
Năm 1970, Trần Đăng Khoa đến với một thể tài thơ lớn – Trường ca. Đây là một thể
loại khó viết nhưng với “lưng vốn” khiêm tốn của mình, Trần Đăng Khoa đã mạnh dạn trình
làng trường ca “Đi đánh thần Hạn”. Đây là bản trường ca hư cấu theo cốt truyện “Cóc kiện
trời” kết hợp với những yếu tố hiện đại về bút pháp nghệ thuật của thể loại trường ca. Tác
phẩm này dài gần 1000 câu được viết theo thể tự do với những hình ảnh phóng khoáng miêu
tả cảnh đoàn người đói khát bước lên lưng cua thần, bay lên trời để đánh nhau với thần Hạn.
Trong thời gian không quân Mỹ quay lại ném bom miền Bắc, làng quê yên tĩnh của Trần
Đăng Khoa cũng không thoát khỏi những trận oanh tạc của máy bay B52, cậu bé lại miệt

mài với với ý tưởng mới, và trường ca “Trừng phạt” ra đời. Khoa đã viết “Trừng phạt” bằng
những cảm nhận của một cậu bé nông thôn về sự độc ác của kẻ thù, những vết thương và sự
mất mát trong chiến tranh cũng như thể hiện rõ nét sự tàn phá của chiến tranh trên mảnh đất
quê hương. Năm 1974, sự ra đời của trường ca “Khúc hát người anh hùng” đã đánh dấu
bước chuyển biến dài trên con đường sáng tác của Trần Đăng Khoa. So với những tác phẩm
dài hơi trước đây của mình, “Khúc hát người anh hùng” của Trần Đăng Khoa có sự thay đổi
rõ rệt về quy mô với việc sắp xếp các tuyến nhân vật chính, phụ. Năm khúc với gần 1300
câu thơ, trường ca “Khúc hát người anh hùng” được viết xen kẽ giữa thể thơ tự do và thể
lục bát khá nhuần nhuyễn, thủ pháp đan cài này tạo cho tác phẩm có giọng điệu đa dạng. Có
thể nói “Khúc hát người anh hùng” như một cây cầu nối tiếp giữa hai giai đoạn sáng tác của
nhà thơ, dần xa rời những vần thơ “trẻ con” và bắt đầu trên con đường trở thành một nhà thơ
“người lớn”. Điều đó thể hiện sự phát triển vững chãi của tư duy thơ Trần Đăng Khoa, từ
những bài thơ đơn lẻ nay đã biết phát triển những câu thơ thành một hệ thống có quy mô lớn
với những quy định niêm luật tương đối chặt chẽ.
“Thần đồng thi ca” có lẽ là những từ ngữ thích hợp nhất để nói về Trần Đăng Khoa cùng
những bài thơ làm từ góc sân ngày ấy. Những bài thơ hồn nhiên của tuổi thơ đã gây ấn
tượng mạnh đối với người đọc bởi Trần Đăng Khoa đã thể hiện sức tưởng tượng, liên tưởng
đạt đến trình độ siêu việt. Ở mỗi bài thơ, cậu bé đều có cách nhìn, cách cảm, cách nghe
9


riêng, cùng trí tưởng tượng, liên tưởng tràn ngập sắc màu dân gian. Giai đoạn mở đầu này
có ý nghĩa rất lớn với đời thơ Trần Đăng Khoa. Đây là giai đoạn thiên về năng khiếu bẩm
sinh, là đỉnh cao rực rỡ nhất mà từ trước đến nay chưa có một nhà thơ thiếu niên nào có
được.
2.2. Thơ Trần Đăng Khoa ở tuổi trưởng thành
Tốt nghiệp phổ thông trung học, nhà thơ không vào đại học ngay mà xung phong đi bộ
đội. Năm 1985, Trần Đăng Khoa đã ra mắt bạn đọc tập thơ “Bên cửa sổ máy bay” với chân
dung một nhà thơ Trần Đăng Khoa – người lớn. Với tác phẩm này, Trần Đăng Khoa đã
chính thức khép lại những vần thơ của chú bé thần đồng ngày nào để trở thành một nhà thơ

khoác áo lính với những suy nghĩ sâu rộng hơn và nhiều sự trải nghiệm hơn. Trong tập thơ
này Trần Đăng Khoa đóng vai trò như một người lính tiên phong, đặt những viên gạch đầu
tiên cho việc phác họa chân dung những người lính hải quân trong thời bình – Một đề tài mà
mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX người ta mới nói đến nhiều hơn và kĩ hơn. Ngòi bút
của Trần Đăng Khoa, bằng một cách kín đáo đã đi vào chiều sâu tâm trạng cũng như truyền
đạt được những cung bậc tình cảm. Điều dễ nhận thấy trong tập “Bên cửa sổ máy bay” của
Trần Đăng Khoa là xu hướng giảm yếu tố dân gian vốn là một điểm mạnh của nhà thơ. Có
thể nói trong tập thơ này, nét hồn nhiên, tươi mới, vui vẻ và lạc quan đã kém đi nhiều so với
giai đoạn trước. Trong tập thơ này, Trần Đăng Khoa đã khá đa dạng, phong phú trong cách
nhìn, cách nói, cách thể hiện trong từng thể loại thơ. Tuy vậy thơ ông ít có sự hư cấu, tưởng
tượng, liên tưởng mà thiên về tính triết lí và đề cao yếu tố nội cảm. Nhà thơ ít nói về mình,
hầu như cái “tôi” cá nhân đã hòa chung với cái “ta” của đồng đội, dân tộc. Từ không gian
làng quê, gia đình, thơ Trần Đăng Khoa đã mở ra không gian rộng lớn bao la và đắm mình
vào trong thế giới ấy. “Bên cửa sổ máy bay” chưa hẳn là một tập thơ đặc sắc song khi tiếp
nhận nó, người đọc sẽ cảm nhận được tình cảm gắn bó sâu đậm, những suy nghĩ, những trăn
trở của bản thân tác giả trong nỗ lực tìm kiếm không ngừng để thể hiện cái tôi của mình.
Sau khi kết thúc chương trình học tập tại Trường viết văn Nguyễn Du, năm 1986 Trần Đăng
Khoa sang Liên Xô tu nghiệp bảy năm tại Trường viết văn M.Gorki. Đến năm 1992, ông về
nước và tham gia công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Trong thời gian này, ngoài việc
tiếp tục sáng tác thơ, ông còn viết văn, viết báo, tham gia bình luận văn học. Năm 1998, tập
khảo luận ‘Chân dung và đối thoại” của ông ra đời, chỉ trong một thời gian ngắn đã được tái
bản đến 9 lần. Cuốn sách không chỉ đề cập tới các tác giả mà còn đặt ra những vấn đề của
đời sống văn học đương đại. Đối với tác giả, có lẽ sau “Góc sân và khoảng trời” qua 30 năm
10


cầm bút làm thơ, đến nay ông đã khởi động một hành trình kiếm tìm mới. Với sự chuyển
hướng đầy khởi sắc của thần đồng thơ ca năm nào, Trần Đăng Khoa đã tự khẳng định được
vị trí của mình trên văn đàn ở một địa hạt mới.
Từ tháng 6 năm 2004, khi đang mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam,

ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức
Giám đốc của Hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.
2.3. Quan niệm thơ qua “Chân dung và đối thoại”
Tập khảo luận “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa ra đời năm 1998 đã đánh
dấu sự trở lại trên văn đàn của nhà thơ sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng. Thông qua
việc khắc họa chân dung và đối thoại cùng các nhân vật của Trần Đăng Khoa người đọc
cũng đã phần nào hiểu được những quan niệm về thơ của chính tác giả.
Mở đầu tác phẩm Trần Đăng Khoa đã trân trọng đặt vào đó chân dung nhà thơ Tố Hữu,
với vai trò là “một nhà thơ lớn”, “một nhà thơ lãng mạn”, “một bút pháp bậc thày”…Không
phải ngẫu nhiên mà tác giả đã khẳng định: “ Tố Hữu chính là người thư kí của cách mạng.
Thơ ông là biên niên sử cách mạng Việt Nam” [13, tr.10]. Bút pháp, tài nghệ bậc thày của
Tố Hữu đã dựng lên hàng loạt những trang sử thơ hào hùng của dân tộc, từ “Từ ấy”, “Việt
Bắc”, qua “Gió lộng”, “Ra trận” rồi đến “Máu và hoa”…Có thể nói, “viết về lịch sử thì
không ai bằng được ông”. Tính sử thi là một chất liệu vô cùng quan trọng trong sự phát triển
của thơ ca cách mạng nước ta, qua việc khắc họa chân dung nhà thơ Tố Hữu, chúng ta nhận
thấy rằng Trần Đăng Khoa đánh giá rất cao thơ ca cách mạng cũng như luôn đề cao chất sử
thi trong thơ mà nhà thơ Tố Hữu là một tác giả tiêu biểu.
Trong tác phẩm này, Trần Đăng Khoa có ý kéo những “chân dung” ông khắc họa lại gần
hơn với công chúng, bởi vậy người đọc không tiếp cận Xuân Diệu với những “Vội vàng”,
“Giục giã”, “Đây mùa thu tới”…mà được tiếp xúc với nhà thơ trong cuộc sống hàng ngày.
Xuân Diệu là người đa tài, vừa viết văn vừa làm thơ, lại vừa là một nhà phê bình sắc sảo
“Phê bình thơ khó khăn lắm…Thế nên mình cứ phải khó tính, cứ phải làm con gà mái đứng
gác cửa chuồng. Mặc dù là cái việc lườm nguýt bất lịch sự đó chẳng hay ho gì” [13, tr.48].
Đó là sự khẳng định nghề thơ là một công việc khó khăn, cao cả và vinh quang. Nếu bản
thân người nghệ sĩ không khắt khe với chính mình thì sẽ không thể cho ra đời những tác
phẩm có giá trị - Bài học này đã trở thành kim chỉ nam định hướng cho suốt đời thơ Trần
Đăng Khoa.

11



Quan điểm coi việc sáng tạo nghệ thuật là một hành trình khó khăn, gian khổ, Trần Đăng
Khoa còn khẳng định lại một lần nữa trong bức chân dung viết về nhà văn Lê Lựu. Lê Lựu
trong góc nhìn của Trần Đăng Khoa luôn là “một tảng đá nguyên khối xù xì của thiên nhiên
hoang dã mà đời sống và văn minh thế giới không thể đẽo gọt được” [13, tr.77]. Tuy nhiên
khi bước vào địa hạt của văn chương thì chúng ta nhận ra chân dung một Lê Lựu hoàn toàn
khác, nhà văn này phải “lặn ngụp bì bõm, xẻ xắn từng khối chữ trên trang giấy”. Bởi thế
mới có một Lê Lựu “không chấp nhận sự nhạt nhẽo tầm thường…Ngay cả khi tác phẩm
hình thành rồi, có vấn đề, có cốt truyện, có nhân vật hẳn hoi rồi, Lê Lựu vẫn viết một cách
vất vả, chật vật” [13, tr.80]. Trần Đăng Khoa vẽ chân dung người bạn thân thiết của mình
với vẻ hài hước, dí dỏm và đề cao công việc của bạn nhưng cũng đồng thời khẳng định lại
với độc giả một lần nữa: Sáng tác văn chương không phải một trò chơi, đó là một công việc
nghiêm túc, vất vả nhưng vô cùng vinh quang.
Trong những ngày tháng ấu thơ, Trần Đăng Khoa được mệnh danh là thần đồng thơ ca.
Khi đã trở thành một nhà thơ người lớn, Trần Đăng Khoa càng ý thức được rằng chính tính
chất trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng của những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường ấy đã tạo
nên giá trị cho những vần thơ của mình. Bởi vậy Trần Đăng Khoa đã đánh giá cao chất trẻ
thơ trong những tác phẩm của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Hoàng Nhuận Cầm luôn “mang
chất trẻ thơ ra mặt trận” [13, tr.171], trong thơ Hoàng Nhuận Cầm người lính lại là những
người học trò cầm súng ra trận, bởi vậy những người lính này “in đậm tính nết trẻ con” [13,
tr.172]. Thơ trong kháng chiến là thế, thơ Hoàng Nhuận Cầm viết trong thời hậu chiến cũng
không thay đổi, yếu tố trẻ thơ vẫn được nhà thơ này duy trì với những âm thanh trong trẻo,
hồn nhiên của trẻ thơ. Việc khẳng định một trong những yếu tố tạo nên “thương hiệu” cho
thơ Hoàng Nhuận Cầm là chất trẻ thơ trong từng tác phẩm, bản thân tác giả Trần Đăng
Khoa cũng một lần nữa đề cao tính chất này trong việc sáng tác thơ.
Thơ hay không chỉ căn cứ vào các biện pháp tu từ hay việc sử dụng ngôn từ đẹp, hình
ảnh đẹp…mà còn dựa trên cái hồn của người nghệ sĩ được thể hiện trong thơ. Nguyễn Đình
Thi là một nhà thơ như vậy. Thơ Nguyễn Đình Thi hấp dẫn người đọc không phải ở câu chữ
bởi nhà thơ này thường chỉ sử dụng một thứ ngôn ngữ “mòn nhẵn, bạc phếch, mang tính
khái niệm” [41, tr.206] – Một điều mà bất kì một tác giả nào cũng muốn tránh xa. Ấy vậy

nhưng thơ Nguyễn Đình Thi vẫn có một sức sống mãnh liệt và bền bỉ trong lòng người đọc,
đó là bởi tác giả này đã biết thổi hồn vào từng câu chữ. Chính cái màu sắc thần thái của nhà
thơ trên cái nền của những từ ngữ sờn cũ đã tạo nên những câu thơ bất hủ trên văn đàn,
12


chính điều khác biệt này đã tạo nên phong cách thơ Nguyễn Đình Thi – Sự khác biệt đã
nhận được sự ủng hộ và đánh giá rất cao của tác giả “Chân dung và đối thoại”.
Ngòi bút của Trần Đăng Khoa không chỉ hướng tới những nhà văn, nhà thơ lớn mà còn
biết trăn trở khi viết về những nhà văn mà văn nghiệp lận đận đã đẩy họ xa rời bạn đọc và
văn giới. Chân dung nhà văn Phù Thăng là một ví dụ điển hình. Lịch sử văn học hiện đại đã
từng chứng kiến vụ án “Nhân văn – Giai phẩm” kéo dài suốt ba mươi năm, Phù Thăng cũng
chỉ vì vài lời bàn luận về tiểu thuyết “Phá vây” mà bỗng nhiên trở thành một ông nông dân
tại gia có nhiệm vụ giúp vợ chăn gà nuôi vịt. Chum văn của ông có lẽ sẽ chẳng bao giờ được
“mở nắp” vì với đồng lương còm cõi của mình thì đến bao giờ ông mới có đủ tiền để in
sách. Vậy là suốt đời Phù Thăng “vẫn đứng ngoài dòng văn học”. Người đọc ai không nhói
lòng khi đọc những trang viết thật sự xúc động về số phận của một con người như vậy? Trần
Đăng Khoa không chỉ nhìn nhận, đánh giá các tác giả dựa trên tiếng vang mang tính bề nổi
mà còn đưa ra những uẩn khúc, những số phận chìm nổi trong văn học Việt Nam hiện đại,
thể hiện một tinh thần nhân văn sâu sắc. Biết bao câu hỏi, bao sự trăn trở Trần Đăng Khoa
dành cho người đọc cùng suy ngẫm.
Bên cạnh việc khắc họa chân dung các tác giả, thông qua đó để thể hiện những quan
điểm nghệ thuật của bản thân, Trần Đăng Khoa còn hướng ngòi bút của mình tới nhiều vấn
đề xung quanh đời sống văn học đương đại. Thông qua “Chân dung và đối thoại” và trong
một số bài viết khác, Trần Đăng Khoa đã gián tiếp nêu lên những quan điểm nghệ thuật của
bản thân, việc khen chê trong văn học đối với ông là chuyện bình thường, bởi vậy mới có
chuyện “ mọi tác phẩm đều tồn tại bằng giá tri thực của nó, ngọn lửa phê bình chỉ đốt được
hàng mã mà thôi, còn vàng thật thì càng đốt càng sáng”.
3. TIỂU KẾT
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, vào thời kì kháng chiến

chống Mỹ, bên cạnh những bạn bè đồng trang lứa là các nhà thơ thiếu nhi khác như Cẩm
Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên…Trần Đăng Khoa vụt lên như một ngôi sao
sáng. Thần đồng là bởi thơ Khoa thể hiện được đầy đủ các yếu tố để tạo nên những tác
phẩm đặc sắc. Mười năm thơ trên chặng đường đầu tiên tuy không phải là dài nhưng Trần
Đăng Khoa đã có những đóng góp không nhỏ vào nền thơ hiện đại. Với tư duy hướng ngoại
tích cực, Trần Đăng Khoa đã cất cao tiếng nói hồn nhiên, lạc quan của trẻ em Việt Nam
trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước đầy gian lao của dân tộc. Mười năm thơ về sau,
khi đã trở thành một người lính, Trần Đăng Khoa viết về đồng đội và tâm sự của chính mình
13


bằng những suy tư, trăn trở về cuộc đời mỗi con người. Tư duy thơ của Trần Đăng Khoa đã
chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội, sự vận động này là một cuộc hành trình dài được
đánh dấu từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đến tập thơ “Bên cửa sổ máy bay”, và sau
này là cuốn khảo luận “Chân dung và đối thoại”. Từ việc coi trọng nghề viết, xem đây là
một nghề gian khổ mà bản thân mỗi người nghệ sĩ là những người thợ luôn phải cần mẫn,
chăm chỉ cày cuốc trên những cánh đồng văn chương, cho đến việc coi trọng các yếu tố
nghệ thuật trong một tác phẩm thơ đã phần nào giúp người đọc vẽ được chân dung của
chính tác giả “Chân dung và đối thoại”.

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
1. CÁI TÔI TRỮ TÌNH XƯNG “EM” VÀ TƯ DUY TRẺ THƠ HỒN NHIÊN
Trần Đăng Khoa có cái Tôi của riêng mình trong thơ. Thơ Trần Đăng Khoa không hề
mới (theo quan niệm nào đấy), càng không lạ, chỉ dung dị trung thành với một lối nói, một
lối diễn. Với những bài thơ giàu mạch nguồn cảm xúc trong trẻo với những hình ảnh nghệ
thuật độc đáo, Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ mình tất cả dáng vẻ, phong vị, hơi thở chất
phác của làng quê mình. Nhà nghiên cứu Vũ Nho đã cho rằng yếu tố đầu tiên tạo nên sức
hấp dẫn của thơ Trần Đăng Khoa chính là kiểu xưng hô: “Trần Đăng Khoa làm cho người ta
ngạc nhiên, khoái trá vì cách quan sát tinh tế, cách nhìn nhận sự vật hồn nhiên, cách liên

tưởng rất riêng, cùng với cách nói lên những gì nghĩ ra, cảm nhận và trông thấy. Một phần
làm nên cái gọi là giọng điệu thể hiện trong cách xưng hô” [37, tr 11
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta đều bất ngờ bởi cách xưng hô lạ mà quen “mày” –
“tao”, nó vừa in đậm cái tươi tắn, hồn nhiên của trẻ thơ, lại vừa có cái suồng sã, dân dã đời
thường. Những cảm xúc người đọc nhận thấy trong những câu thơ như thế này không phải
bởi sự trau chuốt, tinh tế mà bởi những tình cảm chân thực của tác giả, đó là tình yêu
thương, sự gắn bó gần gũi như máu thịt với những sự vật, hiện tượng xung quanh. Trần
Đăng Khoa nhìn những việc đó bằng cả tâm hồn thơ trẻ với những cảm xúc trong sáng nhất,
chính những tình cảm ấy đã thổi hồn vào thơ, giúp chúng đi sâu vào tâm hồn người đọc.
Điều này cũng lí giải cho việc tại sao những vần thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa không
chỉ nhận được sự yêu mến của các bạn cùng trang lứa mà còn nhận được sự quan tâm,
những tình cảm gắn bó từ những độc giả “người lớn”. Tuy nhiên, khi lớn dần lên thì cách
xưng hô này cũng dần dần rời bỏ cậu bé. Trần Đăng Khoa vẫn gọi những con vật xung
quanh mình là “mày” nhưng không còn xưng “tao” nữa, thay vào đó là “ta”. Năm 1972,
14


trong bài “Bến đò”, Trần Đăng Khoa đã lần đầu tiên xưng “ta” – Một chữ “Ta” trọn vẹn,
không chỉ là việc xưng hô với các con vật nữa. Cả một quá trình chuyển đổi trong cách
xưng hô đã thể hiện sự trưởng thành, lớn lên từng ngày của nhà thơ nhí, từ “cháu” đến “em”
và nay là “ta”
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta nhận thấy một điều: Càng nhỏ tuổi thơ càng hồn
nhiên. Sự hồn nhiên ấy là một đặc tính rất quan trọng tạo nên sự thành công trong thơ Trần
Đăng Khoa giai đoạn thiếu nhi. Chỉ có cái nhìn ấy, đôi tai ấy mới có thể nghe thấy, cảm
thấy những điều kì diệu mà không ai thấy được khi đã trở thành người lớn. Chính sự hồn
nhiên, trong trẻo ấy đã biến những thứ tưởng như đơn giản, nhàm chán trở thành những điều
mới mẻ, đầy sự non tơ với ánh sáng muôn màu. Từ việc xưng “cháu”, xưng “em” Khoa đã
nâng các sự vật ấy lên cao hơn mình một bậc, và tư góc độ khiêm tốn ấy Khoa dễ dàng thả
mình vào trí tưởng tượng, liên tưởng hơn. Tư duy của một nhà thơ thiếu nhi được thể hiện
thông qua một hệ thống các hình ảnh sự vật, hiện tượng được nhân hóa. Yếu tố thần thiên,

thần thoại trong những câu chuyện cổ tích được nghe, được đọc nay đã được cậu bé vận
dụng trong những tác phẩm đầu tay của mình. Trong thế giới của trí tưởng tượng ấy, Trần
Đăng Khoa không phân biệt đâu là người đâu là vật, vật và người có vị trí như nhau, đều
được gọi tên đầy yêu thương, trìu mến, tất cả đều được kết nối với hiện thực bằng sợi dây
liên tưởng mong manh nhưng bền vững.
2. CÁI TÔI CHIẾN SĨ VÀ SỰ GIA TĂNG YẾU TỐ LUẬN LÝ, YẾU TỐ NỘI CẢM
Cái tôi cá nhân trong thơ Trần Đăng Khoa lúc này đã vượt xa khỏi lối xưng “em” của
ngày xưa, thay vào đó là chân dung của một cái tôi chiến sĩ – cái tôi cá nhân. Những chiêm
nghiệm, những suy tư là dấu ấn của sự trưởng thành, khi trở thành một nhà thơ khoác áo
lính, Trần Đăng Khoa đã đưa cuộc đời mình sang một lối rẽ khác. Cuộc đời người lính,
trách nhiệm của một công dân, cuộc sống với bao biến động đã biến thơ Trần Đăng Khoa
nặng trĩu những suy tư, trăn trở.
Cái tôi chiến sĩ được thể hiện trong thơ Trần Đăng Khoa bởi hai nội dung chủ yếu là yếu
tố luận lý và yếu tố nội cảm. Yếu tố nội cảm được thể hiện rõ nét trong những bài thơ tình
của Trần Đăng Khoa, gọi là thơ tình người lính là bởi vì thơ tuy viết về tình yêu nhưng tình
yêu ấy rất trong sáng và mang đậm chất lính. Đề cao tình yêu cũng như các cung bậc của
tình yêu, thơ Trần Đăng Khoa cho thấy sự khác biệt giữa hai mảnh ghép trong cuộc đời
mình: tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu đôi lứa sâu sắc, thủy chung. Yếu tố luận lý
là một trong những đặc điểm nổi bật nhất khi bàn về cái tôi chiến sĩ của Trần Đăng Khoa.
15


Cái tôi ấy đã cho thấy một tinh thần, trách nhiệm cao độ, luôn hướng cuộc sống của mình
đến những lí tưởng của thời đại, cho dù cuộc sống ấy luôn bộn bề những khó khăn, thiếu
thốn. Những câu thơ của Trần Đăng Khoa tuy đề cao yếu tố luận lý nhưng lại không hề khô
cứng, đó là bởi vì nhà thơ luôn biết cân bằng giữa yếu tố lí luận và hiện thực cuộc sống. Yếu
tố nội cảm luôn thường trực trong suy nghĩ của nhà thơ, nhất là trong những bài thơ viết về
quê hương, tuy nhiên, cái tôi chức năng vẫn luôn mang tính chất định hướng cho cái tôi cảm
xúc.
Khi quay về với cuộc sống hàng ngày, cái tôi trong thơ Trần Đăng Khoa lại có sự chuyển

biến, tuy vẫn tiếp tục phát huy yếu tố luận lý và yếu tố nội cảm nhưng được thể hiện bằng
những phương thức khác. Khép lại những vần thơ trong sáng thời niên thiếu, nhà thơ đã có
một chặng đường dài tự hoàn thiện bản thân trở thành một người lính với tất cả những niềm
vui, nỗi buồn trong những tháng ngày trường chinh gian khổ. Thơ ông ít nhiều đã thoát ly
khỏi thể lục bát truyền thống, hướng đến những thể thơ khác, đặc biệt là thơ tự do để không
bị gò ép bởi câu chữ, để có thể thoải mái trải lòng mình trên những trang giấy. Cái tôi thể
hiện trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, những bài thơ của ông tuy mang
đậm màu sắc triết lý nhưng vẫn mềm mại, không theo kiểu hô hào khẩu hiệu vẫn thường
thấy ở những tác phẩm mà trong đó yếu tố luận lý được thể hiện quá nhiều. Đề tài trong thơ
Trần Đăng Khoa giai đoạn trưởng thành khá phong phú, đa dạng nhưng có lẽ những vần thơ
đi vào lòng người nhất của ông trong giai đoạn này là những bài thơ tự sự thể hiện những
trải nghiệm của chính tác giả.
3. TƯ DUY THƠ HƯỚNG NGOẠI QUA MỘT SỐ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH KHÁC
3.1. Những sự vật được nhân hóa
Trong suốt quá trình sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa, tính đến nay tập thơ “Góc sân và
khoảng trời” vẫn là một trong những tập thơ xuất sắc nhất dành cho thiếu nhi của văn học
Việt Nam hiện đại. Có thể nói, chính nhờ vào việc sử dụng biện pháp nhân hóa Trần Đăng
Khoa đã tạo nên một thế giới cổ tích sinh động ngay trong cuộc sống đời thường. Mọi vật
đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong bản hòa tấu không ngừng của sự sống, hàng ngày
hàng giờ vẫn không ngừng chuyển động để tạo hương sắc cho cuộc đời. Không chỉ nhân
hóa những sự vật vô tri vô giác, Trần Đăng Khoa còn sử dụng biện pháp nhân hóa đó cho
những con vật. Cậu bé đã đa dạng hóa hoạt động của từng con vật khiến chúng cũng có
những chức năng, nhiệm vụ như con người, hoạt động trong một tập thể thống nhất, mang

16


tính xã hội hóa cao. Việc tính cách hóa cho từng con vật đã thể hiện một trí tưởng tượng rất
độc đáo như cách sắp xếp vô cùng tài tình và khéo léo của cậu bé.
3.2. Những người thân trong gia đình

Trong suốt quá trình mười năm làm thơ giai đoạn thiếu nhi, thơ Trần Đăng Khoa luôn
đầy ắp hình ảnh thiên nhiên và con người trên quê hương. Miêu tả thiên nhiên, vạn vật sinh
động, thơ Trần Đăng Khoa còn đầy ắp những tình cảm ấm áp, gần gũi với những người thân
ruột thịt trong gia đình mình. Tác giả Vũ Nho khi nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa đã
nhận xét rằng: “Thơ của Trần Đăng Khoa được viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương
thắm thiết với những phẩm chất tốt đẹp vượt trội nhất của một thần đồng” [37, tr. 29]. Vị trí
của mẹ trong đời thơ Trần Đăng Khoa luôn chiếm một vai trò rất quan trọng, không chỉ
được thể hiện qua những vần thơ thiếu nhi mà ngay cả khi đã trở thành một người lính
trưởng thành, Khoa vẫn luôn hướng về mẹ với những tình cảm cao đẹp nhất. Bên cạnh hình
ảnh mẹ là hình ảnh của bà. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với những câu chuyện cổ tích thần
kì, những lời ru ngọt ngào về cánh cò chớp trắng...Hình ảnh bà trong thơ Trần Đăng Khoa
thường hiện lên với những ưu tư, trầm ngâm. Trong lời ru của bà, cậu bé Khoa đã dần lớn
lên với một tâm hồn phong phú và sự nhạy cảm đặc biệt tinh tế.
Hình ảnh người bố trong thơ Trần Đăng Khoa không nhiều nếu so sánh với hình ảnh của
bà và mẹ, tuy vậy ông vẫn được cậu bé khắc họa với những nét bút rất riêng, nếu không
muốn nói là vô cùng độc đáo. Bố Trần Đăng Khoa là một người nông dân chăm chỉ, quanh
năm gắn bó với ruộng đồng, vì vậy đối với cậu bé, bố luôn là con người của công việc, thậm
chí ngay cả trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì bố vẫn hiện ra như một người đàn
ông to lớn, là nơi chở che vững chắc cho những đứa con bé bỏng. Nhân vật tiếp theo trong
gia đình hay được nhà thơ nhắc tới là bé Giang – cô em gái bé bỏng, người đã đóng góp rất
lớn cho việc đưa những bài thơ của Khoa đến với những người xung quanh. Cô em gái bé
bỏng vừa là độc giả, là nhà phê bình thơ anh Khoa đã in đậm hình ảnh của mình vào thơ anh
rất tự nhiên. Không chỉ trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” mà cô em gái bé bỏng ngày
nào của Trần Đăng Khoa còn xuất hiện trong tập “Bên cửa sổ máy bay” với những tình cảm
thương yêu, gần gũi không hề phai nhạt của người anh trai.
3.3. Anh bộ đội
Gắn bó với quê hương trong suốt quá trình đắp bồi nhân cách, cuộc sống chiến đấu và
lao động của toàn dân tộc đã ngấm vào Trần Đăng Khoa một cách tự nhiên và sâu sắc. Trai
làng lần lượt tòng quân, người thày thân yêu của cậu bé cũng lên đường nhập ngũ. Đến khi
17



thày đã quay trở về còn có thêm một người bạn đồng hành bất đắc dĩ nữa, đó là một đôi
nạng gỗ mà mỗi dấu chân tròn in dấu trên nền đất như đang chạm khắc vào thời gian.
Tình yêu chú bộ đội cũng vì vậy mà cũng lớn dần theo ngày tháng. Từ cách xưng “cháu”
đến xưng “em” đã thể hiện rõ yếu tố thời gian trong từng câu thơ, điều này cũng đồng nghĩa
với việc “chú” bộ đội xuất hiện trong thơ Trần Đăng Khoa ngày nào giờ đã chuyển thành
“anh” bộ đội. Đối với Trần Đăng Khoa, từ một cậu bé quê viết thơ về các chú bộ đội cho
đến khi trở thành người lính viết về các đồng đội và về chính mình – Đó quả là một cuộc
hành trình dài. Những hình ảnh đẹp đẽ, cao cả về người lính đã theo Trần Đăng Khoa suốt
những tháng năm tuổi thơ, để đến khi đứng trước ngưỡng của lựa chọn của cuộc đời nhà thơ
đã quyết định đi theo con đường binh nghiệp. Qúa trình vận động của hình ảnh người lính
trong thơ Trần Đăng Khoa là một bước tiến mới mẻ của bản thân nhà thơ khi viết về đề tài
này. Vẫn là một chủ đề cũ nhưng Trần Đăng Khoa đã tìm ra được những điều mới mẻ khi
viết về những người lính hải quân thời bình. Nếu như trong giai đoạn trước đây, thơ cậu bé
Trần Đăng Khoa viết là thơ chơi, yếu tố “tình” luôn chiếm ưu thế tuyệt đối, thì nay yếu tố
ấy đã được nhà thơ đặt xuống phía sau yếu tố “lý”.
3.4. Bác Hồ
Đối với Trần Đăng Khoa cũng như biết bao thế hệ người Việt Nam, hình ảnh vị lãnh tụ
dân tộc luôn là hình ảnh vô cùng cao đẹp và gần gũi. Nếu như các nhà thơ người lớn khác
luôn kì vĩ hóa vị lãnh tụ dân tộc, đưa Bác lên đỉnh cao muôn trượng với những công lao to
lớn đối với nền độc lập của nước nhà, thì đối với cậu bé Khoa Bác Hồ lại hiện lên thật giản
dị và gần gũi, Bác luôn gắn bó với cuộc sống hàng ngày của em, từ những công việc nhỏ
như trồng rau, quét bếp, đuổi gà…cho đến việc phải chạy ra hầm để tránh máy bay Mỹ đang
dội bom lên quê hương. Đến khi Bác không còn nữa, trái tim cậu bé cũng rung lên thổn thức
cùng nỗi đau chia biệt của hàng triệu con người. Trong niềm tiếc thương vô hạn ấy, Trần
Đăng Khoa cũng như biết bao thiếu niên cùng trang lứa luôn đinh ninh trong lòng một điều
sẽ nguyện gắng hết sức mình góp phần vào công cuộc kháng chiến trường kì của toàn dận
tộc, quyết giải phóng, thống nhất đất nước. Có lẽ chính những nghĩ ý lớn trước tuổi được
Trần Đăng Khoa thể hiện trong những vần thơ kính yêu dành cho vị lãnh tụ đã góp phần

thúc đẩy thần đồng thơ ngày nào vững bước trên con đường trở thành một người lính, một
người chiến sĩ.
3.5. Những người lao động chân quê và bất khuất

18


Trên quê hương ấy, Trần Đăng Khoa đã trải qua những tháng ngày tuổi thơ tươi đẹp
nhất. Cuộc sống của những người nông dân nơi đây đã được nhà thơ miêu tả rất chi tiết, cụ
thể, mặc dù những bài thơ viết về chủ đề này có số lượng không lớn. Khi đất nước bị kẻ thù
xâm lược thì chính những người nông dân trước đây chỉ biết đến ruộng đồng, vườn tược,
nay đều trở thành những người chiến sĩ, biết cầm súng bảo vệ quê hương. Khi viết về đề tài
này, Trần Đăng Khoa như vụt lớn hơn hẳn so với tuổi, không còn trong thơ hơi hướng của
những câu chữ hồn nhiên, vô tư nữa, thay vào đó là sự trưởng thành trong ý thức, là việc
biết hô khẩu hiệu trong thơ, sử dụng thơ như một phương thức tuyên truyền tinh thần cách
mạng.
Chân dung về những con người lao động trên vùng đất quê hương một lần nữa đã được
Trần Đăng Khoa khắc họa chi tiết trong trường ca “Khúc hát người anh hùng”. Với năm
trường đoạn, tái hiện lại các khung cảnh khác nhau, Trần Đăng Khoa miêu tả rõ nét cuộc
đấu tranh cam go của chị Bưởi khi bị sa vào tay giặc cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân
đòi tự do cho chị từ bên ngoài nhà lao. Cùng tuyến nhân vật “ta” trong trường ca còn xuất
hiện hình ảnh của tuyến nhân vật phụ, đó chính là những người nông dân yêu nước trên
vùng đất quê hương như cụ Đình, bà cụ mù…Trần Đăng Khoa đã gửi vào trong thơ những
hình ảnh đẹp nhất của quê hương với một tình yêu thắm thiết và xiết bao tự hào.
4. TIỂU KẾT
Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đem đến cho Trần Đăng Khoa một cái nhìn trinh nguyên,
ngộ nghĩnh và kì diệu. Óc liên tưởng, tưởng tượng phong phú và tinh tế đã khiến cho thế
giời loài vật trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên sống động như những bức tranh của họa sĩ
tí hon thiên tài. Một trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương từ loài vật cho đến cỏ cây đã
cho cậu bé những bài thơ hồn nhiên nhưng sâu sắc và xúc động về tình yêu với những người

thân. Chính tình yêu đó đã hình thành dần trong cậu bé tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc
hành trình của cái tôi ngay trong giai đoạn đầu tiên đến với thơ của Trần Đăng Khoa đã
được thể hiện rõ trong cách xưng hô, cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng, con người trong
từng năm tháng. Từ cái “tôi” trữ tình xưng “em” đến cái “tôi” của người chiến sĩ, từ “Góc
sân và khoảng trời” đến “Bên cửa sổ máy bay” là một cuộc hành trình dài, là một chặng
đường sáng tác liên tục của nhà thơ. Khép lại những vần thơ trong sáng của tuổi hoa niên,
Trần Đăng Khoa hướng đến thế giới rộng lớn bên ngoài góc sân và khoảng trời. Tư duy thơ
của Trần Đăng Khoa đã có sự thay đổi, tính hướng nội được thể hiện không chỉ ở trong
những chủ thể mà còn nhận thấy trong những khách thể. Đề tài về người lính đảo quả thực
19


là một yếu tố lạ, rất mới mẻ song cũng ở nơi đó ta vẫn bắt gặp những đề tài quen thuộc, gần
gũi trong thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn thiếu nhi, đó là hình ảnh mẹ, là hình ảnh làng quê
thân thương vẫn luôn tràn đầy trong suy nghĩ của nhà thơ. “Bên cửa sổ máy bay” có thể
chưa phải là một tập thơ đặc sắc, song điều đáng nói ở đây là tập thơ này đã thể hiện được
một tình cảm gắn bó sâu đậm, thắm thiết với thơ cũng như những suy nghĩ, trăn trở của
Trần Đăng Khoa trong công cuộc nỗ lực không ngừng để tìm kiếm, chứng minh một cái tôi
độc đáo trên văn đàn.

CHƯƠNG 3: BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ THƠ
TRẦN ĐĂNG KHOA
1. BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
1.1. Biểu tượng trong thơ
Trong lịch sử phát triển lâu đời, các dân tộc, các cộng đồng người khác nhau đã có ý
thức tạo ra những biểu tượng mang tính văn hóa và tính cộng đồng cao, hội tụ những tinh
hoa, tinh thần đại diện cho số đông các cá thể. Những biểu trưng ấy – với việc tồn tại qua
những sóng gió, thăng trầm lịch sử dần trở thành những hằng số văn hóa đại diện cho mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người. Mỗi nhà thơ Việt Nam, dù ít hay nhiều cũng
chịu ảnh hưởng của những biểu tượng mang tính truyền thống như thế. Thơ Trần Đăng

Khoa cũng không là một ngoại lệ, song song với hệ thống biểu tượng mới mẻ mang đậm
dấu ấn cá nhân, nhà thơ vẫn có sự tiếp nhận những biểu tượng truyền thống. Những biểu
tượng này tuy không còn lạ, nhưng bằng sức sáng tạo và việc thể hiện cái tôi đầy bản lĩnh
của một thần đồng thơ, Trần Đăng Khoa đã đưa những biểu tượng cũ này lên trên một
phông nền mới, mang những sắc thái biểu cảm mới, đạt được những hiệu quả bất ngờ. Biểu
tượng thơ Trần Đăng Khoa trong hai giai đoạn phát triển mang những sắc thái cảm xúc khác
nhau, đó là do chúng đã chịu sự ảnh hưởng từ thời gian, môi trường sống và quá trình
trưởng thành của nhà thơ.
Trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, Trần Đăng Khoa đã tạo nên
một hệ thống biểu tượng mới, mang những tâm tư suy nghĩ của một người lính. Tất nhiên,
trong cả hai giai đoạn sáng tác, chúng ta có thể thấy sự lặp lại của một số biểu tượng. Sự lặp
lại đó là sự lặp lại về hình ảnh phản chiếu bên ngoài, trên thực tế trong nội hàm của các biểu
tượng đó đều có sự vận động theo những suy nghĩ, cảm xúc mới của tác giả. Đó là con
đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và phát triển tất yếu của biểu tượng.
20


Đối với Trần Đăng Khoa, bên cạnh việc tiếp nhận và làm mới những biểu tượng cũ, nhà thơ
đã sáng tạo nên một hệ thống biểu tượng mới mang đậm dấu ấn cá nhân.
1.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Trần Đăng Khoa
1.2.1. Góc sân
Góc sân là một biểu tượng mang tính hình tượng cao trong thơ Trần Đăng Khoa. Nhà
thơ Xuân Diệu đã có sự so sánh rất thú vị khi cho cái góc sân ấy chính là “cái vũ trụ tí hon”
của Khoa: “Chùm thơ đầu tiên của Khoa là, em đặt tên là “Từ góc sân nhà em”. Tôi đã đến
thăm cái sân ấy. Nó nhỏ lắm. Nhưng nó là cái thế giới đầu tiên của bé Khoa, từ lúc bé chập
chững biết đi, cho tới lúc bé tám tuổi, làm những câu thơ đầu tiên. Cái vũ trụ tí hon ấy quan
trọng như lòng đỏ của quả trứng gà” [37, tr.118].
Góc sân – Đó là cả một thế giới trẻ thơ mà Trần Đăng Khoa khám phá ra biết bao điều
thú vị, “viết về thiên nhiên có thể nói Trần Đăng Khoa là một tài năng nổi bật trong phong
trào thơ thiếu nhi” [37, tr 150). Từ góc sân nhỏ ấy, trong buổi sáng mai rực rỡ ánh hồng, cậu

bé Khoa cặm cụi ghi lại những sự kiện đang diễn ra xung quanh như một người thư kí cần
mẫn. Cái sân chơi dành cho trẻ em là một trong những đặc điểm quan trọng biểu hiện cho
một làng quê thuần nông, đây là nơi diễn ra mọi hoạt động của một gia đình, thậm chí còn là
không gian sinh hoạt chung của cả làng xóm. Bởi vậy, đối với một cậu bé nông thôn như
Trần Đăng Khoa, góc sân ấy là xuất phát điểm, là nơi đầu tiên cậu bé bước chân ra với thế
giới xung quanh để tìm hiểu, để vui chơi. Nơi góc sân ấy Trần Đăng Khoa đã biết đến
những sự vật, hiện tượng tự nhiên với một khoảng không rộng lớn. Góc sân - nói cách khác
chính là cuộc sống thơ ấu của nhà thơ, nơi chứng kiến những ngày Khoa chập chững biết đi,
nơi chứng kiến những kỉ niệm vô giá trong cuộc đời nhà thơ.
1.2.2. Khoảng trời
Khoảng trời là một trong những biểu tượng nghệ thuật độc đáo trong đời thơ Trần Đăng
Khoa. Có thể nói khoảng trời giống như một ô cửa sổ, như một chiếc gương soi mà từ góc
sân nhà hàng ngày cậu bé vẫn nhìn lên để có thể quan sát, ngắm nhìn những hiện tượng của
tự nhiên. Khoảng trời như là một cánh cửa mở ra thế giới rộng lớn – thế giới mà một cậu bé
tiểu học chưa từng được chiêm ngưỡng, qua cánh cửa ấy Trần Đăng Khoa đã gửi gắm biết
bao ước mơ của thời thơ ấu. Người đọc còn gặp lại khoảng trời xanh bát ngát ấy trong cuốn
“Bên cửa sổ máy bay”, lúc này không còn là khoảng trời của những năm tháng thơ ấu nữa,
thay vào đó là cả bầu trời xanh rộng lớn. Khi đã trở thành một người lính được rèn luyện
trong quân ngũ, khoảng trời ngày nào của cậu bé Khoa giờ đã mở ra rộng lớn hơn, mang
21


theo những tâm tư, tình cảm và cả những triết lí sâu xa hơn. Nếu như trong những ngày thơ
ấu, mỗi khi nhìn lên bầu trời, ngắm những đám mây, ngắm sự thay đổi của vũ trụ trong
những thời điểm khác nhau mang lại cho nhà thơ những trải nghiệm thú vị…thì khi đang
được bay trên chính bầu trời ấy, những trải nghiệm ấy lại được nhìn từ những suy nghĩ của
một người trưởng thành với những sắc thái khác. Từ những câu chuyện ấy, Trần Đăng Khoa
đã nhìn thấy một bầu trời ước mơ khác, đó là một thiên đường có thực, là thiên đường vẫn
đang hiện hữu trên trần gian. Thiên đường ấy không có trong câu chuyện cổ tích mẹ kể năm
nào nhưng thiên đường ấy luôn có thực, luôn hiện hữu trong tâm trí nhà thơ. Bầu trời đã

được tác giả đặt trong những góc nhìn đối lập, khác nhau, nhưng dù là ở góc độ nào, dù
mang ý nghĩa thực tế hay tượng trưng thì biểu tượng này vẫn luôn mang tính tích cực giúp
Trần Đăng Khoa có những trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc đời.
1.2.3. Mưa
Mưa trong thơ Trần Đăng Khoa không phải là những cơn mưa mùa đông xám xịt, ảm
đạm, lạnh lẽo mà là những trận mưa rào mùa hè vô cùng rất sôi động. Trong con mắt trẻ
thơ, mưa không phải là một hiện tượng tự nhiên có thể gây nên những tác động to lớn với
cuộc sống con người mà mưa chỉ đơn giản là một bản hòa ca với những con vật quen thuộc
vẫn cùng cậu bé thi sĩ vui chơi nơi góc sân nhà.
Khi đã ở tuổi trưởng thành, mưa vẫn là một hình ảnh đẹp, tràn đầy sức sống trong thơ
Trần Đăng Khoa. Nơi Trường Sa này, mỗi giọt mưa như những hạt vàng, đem lại sự sống
cho mọi sinh vật sống nơi đây. Trên những hòn đảo“dưới chân mây – trên đầu sóng nước”
ấy, những thiếu thốn đầu tiên phải kể đến là thiếu nước ngọt - Điều tưởng như đơn giản đối
với người sống trong đất liền, thì ở đây đó lại là ước mơ cháy bỏng của những người lính.
Khi mưa về, mọi vật nơi đây sẽ có sự biến đổi diệu kì, tất cả như được tái sinh trên vùng đá
sỏi khô cằn. Cũng là những nỗi niềm mong mưa, nhưng đối với nhà thơ thì những cơn mưa
ấy lại có những ý nghĩa thật khác biệt, cùng là mưa mang đến niềm vui sướng, nhưng mưa
của ngày xưa có tính chất giản đơn hơn, còn mưa của người chiến sĩ ngoài đảo xa của hôm
nay là những giọt mưa đem lại sự sống cho những con người.
Cùng là những cơn mưa như nhau, nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau, ở độ tuổi
khác nhau, đã mang đến những ý nghĩa cách biệt to lớn. Sự vận động của biểu tượng “mưa”
trong tiến trình thơ của Trần Đăng Khoa có thể nói chính là những đổi thay trong tầm nhìn
của một cậu bé từ làng Điền Trì nhỏ bé ra đến biển khơi mênh mông, rộng lớn của cuộc đời.
2. NGÔN NGỮ TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
22


2.1. Ngôn ngữ trong tư duy thơ
Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy, muốn hiểu được, cảm thụ được nghệ thuật
phải bắt đầu từ ngôn từ. Ngôn ngữ, đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính

đặc trưng của văn học. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những sản phẩm bằng ngôn ngữ,
như vậy có thể nói rằng ngôn ngữ vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích.
Ngôn ngữ thơ – yếu tố biểu hiện quan trọng của tư duy thơ, vì vậy mà mang đậm tính chủ
quan và phản ánh phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.
Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm
sâu sắc, vừa gián tiếp qua liên tưởng, tưởng tượng, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu
nhạc điệu. Ngôn ngữ thơ có tính hình tượng, đây là sự phản ánh hiện thực một cách khái
quát bằng nghệ thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được nhận thức
trực tiếp bằng cảm tính. Ngôn ngữ mang tính hình tượng là ngôn ngữ gợi hình cụ thể. Nhà
thơ không làm thơ bằng phạm trù của tư duy logic trong các môn khoa học tự nhiên mà
thông qua hình ảnh cụ thể để diễn đạt những ý niệm trừu tượng. Tính biểu cảm trong thơ
chính là sự bộc lộ cảm xúc trực tiếp hay gián tiếp qua mỗi từ ngữ thơ. Đó là đầy đủ các cung
bậc tình cảm của lòng người. Vì vậy, tính biểu cảm của ngôn ngữ thơ trước hết phải xuất
phát từ những xúc cảm chân tình, dào dạt của nhà thơ.
2.2. Ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho nhà thơ, “Góc
sân và khoảng trời” ra đời khi Trần Đăng Khoa mới là một cậu bé mười tuổi – Cái tuổi hồn
nhiên, vô tư và nhạy cảm nhất khi quan sát, tìm hiểu về thế giới xung quanh mình. Ở vào
tuổi chưa hề biết gì đến những đặc điểm ngôn ngữ thơ, tính hàm súc, tính xác…hay bất kì
một lý thuyết nào khi nghiên cứu, phê bình thơ, vậy mà Trần Đăng Khoa đã có những câu
thơ xuất sắc – những câu thơ có một không hai trong lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam.
Những bài thơ hay nhất trong “Góc sân và khoảng trời” cũng là những bài thơ hay nhất
trong đời thơ Trần Đăng Khoa.
Ngôn ngữ thơ Trần Đăng Khoa đạt được những thành công vượt bậc như vậy là do yếu
tố về thể tài và giọng điệu thơ. Theo thống kê của tác giả Vũ Nho thì trong số 108 bài thơ
trong tập “Góc sân và khoảng trời” thì song thất lục bát có một bài, riêng thể thơ lục bát
chiếm số lượng lớn là 44 bài. Cũng qua tập thơ này, chúng ta có thể liệt kê được khoảng 100
từ láy khác nhau, trong đó có những từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những dòng cảm
xúc khác nhau. Tạm thời có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm những từ láy chỉ
23



hình thái, tính chất, cách vận động của thiên nhiên, sự vật, con người. Nhóm thứ hai gồm
những từ láy diễn tả trạng thái tâm lí, cảm xúc, cảm giác của con người, sự vật và hiện
tương trong tự nhiên. Việc sử dụng thuần thục các từ láy cho thấy Trần Đăng Khoa có một
vốn từ vô cùng phong phú, chính nguồn vốn này đã góp phần giúp nhà thơ thể hiện những
tình cảm, cảm xúc của mình một cách thành công. Thể tài thơ ca dân gian trong tập thơ này
chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, những lối kể về, lối thơ lục bát…đều được nhà thơ sử dụng
hết sức nhuần nhuyễn và tự nhiên.
Đến giai đoạn viết “Bên cửa sổ máy bay”, do tư duy thơ Trần Đăng Khoa đã có sự
chuyển biến nên đã tạo những ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố ngôn ngữ trong cả tập thơ.
Nhà thơ hầu như không sử dụng những thể thơ truyền thống mà thay vào đó là việc sử dụng
gần như hoàn toàn thể tự do. Với thể thơ này Trần Đăng Khoa có thể thoải mái bộc lộ
những cảm xúc sâu kín của mình với một tư duy thơ ngày càng mang tính chất hướng nội.
Tuy nhiên, cũng phải nhận ra rằng, bên cạnh những đóng góp về mặt thể tài và nghệ thuật
trong giai đoạn trưởng thành, thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn này không tạo nên được
sức hấp dẫn đối với người đọc như những vần thơ viết trong giai đoạn thiếu nhi.
2.2.1. Ngôn ngữ trong thơ tự do
Thơ tự do chiếm một số lượng tương đối trong thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là ở giai
đoạn sau khi tác giả đã trở thành một nhà thơ chiến sĩ. Nếu như trong “Góc sân và khoảng
trời”, những bài thơ tự do của Trần Đăng Khoa mang dáng dấp của những bài đồng dao vần
vè với kết cấu vòng tròn, lặp đi lặp lại – Một trong những nhịp điệu bài hát quen thuộc với
những em bé ở nông thôn; thì trong “Bên cửa sổ máy bay” những bài thơ với ngôn từ trải
dài như không có đoạn kết, đó là những dòng tâm sự mang nặng chất suy tư của người lính
về bản thân mình, về những người đồng đội…Hẳn không ai có thể quên bài thơ “trình làng”
đầu tiên của Trần Đăng Khoa, đó là một bài thơ rất đặc biệt, gây ấn tượng lập tức với người
đọc bởi âm hưởng dân gian được thể hiện rất rõ – Bài “Con bướm vàng”. Cách kết cấu vòng
tròn với điệp khúc “Con bướm vàng” giống như những bài đồng dao, những câu hát của trẻ
chăn trâu, không phân biệt đâu là đầu, đâu là cuối. Bởi vậy mà câu thơ cứ như được kéo dài
ra mãi, khiến người đọc có thể hình dung là một bức tranh với hình ảnh cánh bướm vàng

đang bây rập rờn, xa dần rồi mất hút, để lại một mình cậu bé thi sĩ đang nhìn theo với bao sự
tiếc nuối.
Viết về mẹ, Trần Đăng Khoa cũng có những tứ thơ hay, “Khi mẹ vắng nhà” là một bài
thơ như vậy. Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng cách kết cấu đối đáp, vế đầu tạo ra
24


những câu hỏi và từ những câu nghi vấn ấy mà khai triển thành tứ thơ. Phần lớn trong tác
phẩm nhà thơ chỉ sử dụng một vế là vế tạo câu hỏi, chỉ hỏi chứ không đáp. Đó là một dạng
câu hỏi tu từ, một biện pháp nghệ thuật mà khi đó cậu bé thi sĩ dù chưa được học lý thuyết
nhưng đã thực hành thành thạo và rất thành công. Chúng ta có thể thấy dấu vết của sự đối
đáp trong những bài thơ “Con chim hay hót”, “Hỏi đường”, “Khi mẹ vắng nhà”, “Lời của
than”, “Cây đa làng”…Kết cấu vòng tròn, đối đáp là hai hình thức kết cấu được sử dụng
nhiều nhất trong thơ Trần Đăng Khoa. Bên cạnh đó một số khác như kết cấu so sánh, thời
gian cũng được nhà thơ sử dụng, có khi người đọc bắt gặp cả việc sử dụng lồng ghép các kết
cấu này trong cùng một tác phẩm để tạo nên hiệu quả tốt nhất cho nghệ thuật ngôn từ.
Nếu như khi nói đến ngôn ngữ thơ là đề cập đến tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu
cảm và tính hình tượng, thì trong “Góc sân và khoảng trời” Trần Đăng Khoa còn vận dụng
được ngôn ngữ dân gian – Một điều đặc biệt khiến Trần Đăng Khoa nổi trội hơn hẳn các
nhà thơ thiếu nhi khác. Vốn liếng về thành ngữ, tục ngữ và cả lối ví von so sánh cũng được
cậu bé đưa vào thơ, đâu đó vẫn phảng phất bóng dáng ngôn ngữ trong các bài hát đồng dao
làm nhịp trò chơi cho trẻ nhỏ, cậu bé làm thơ hồn nhiên chứ chưa ý thức được cách “nói
chữ” - Một đặc điểm hay có trong thơ người lớn. Những gì có được Trần Đăng Khoa chỉ sử
dụng một phần chứ chưa có ý thức sử dụng ngôn ngữ thơ dân gian vào để dân gian hóa thơ
mình. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giọng điệu là cách xưng hô rất đặc biệt của
nhà thơ, tính dân gian trong thơ Trần Đăng Khoa còn thể hiện qua việc nhà thơ thường sử
dụng các hình tượng có trong thơ ca cổ như hình tượng con cò, con trâu, con kiến, cây đa,
sân đình…
Song song với những đặc điểm trên, chúng ta còn nhận thấy trong thơ Trần Đăng Khoa
viết giai đoạn đầu có một tần suất xuất hiện dày đặc của những biện pháp tu từ như so sánh,

nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng rất thành công. Từ cách sử dụng các biện pháp tu từ này, nhà
thơ đã tạo nên những bức vẽ vô cùng sinh động về thiên nhiên, cỏ cây, con người. Những
tưởng tượng, liên tưởng thù vị đã khiến những vật vô tri vô giác, những khung cảnh quen
thuộc nơi làng quê trở thành một thế giới sinh động, ngộ nghĩnh. Nếu như biện pháp so
sánh, nhân hóa đem đến cho thơ Trần Đăng Khoa những bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh,
thì những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ cũng đóng góp một phần quan trọng
trong việc tạo dựng một thế giới ngập tràn âm thanh, hương thơm và màu sắc.
Trong tập “Bên cửa sổ máy bay”, đa số các bài thơ được viết theo thể tự do mang đậm
chất trữ tình, khi là những tâm tư, tình cảm của những người đồng đội, khi là lời tâm sự của
25


×