Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm dịch vụ ủy quyền của Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 56 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
Chương 1...............................................................................................................3
PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA................3
Chương 2...............................................................................................................9
PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM.........................9
DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA.............................................................9
CHƯƠNG 3.........................................................................................................14
TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG........................14
TRUNG TÂM.....................................................................................................14
Manatec FOX......................................................................................................22
Chương 4.............................................................................................................40
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ.............................40
KẾT LUẬN.........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................55


2
MỞ ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển của xã hội.
Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực
quốc phòng.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện
đại đã và đang được nhập khẩu hoặc lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ
thuật phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của Việt Nam. Ở nước ta chủ
yếu là khai thác, sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài hoặc lắp ráp ở
các nhà máy ngay trong nước với nhiều chủng loại khác nhau. Hầu hết các hãng
xe lớn trên thế giới như FORD, TOYOTA, HYUNDAI, AUDI,…đều đã có mặt
tại thị trường ô tô của Việt Nam với hình thức liên doanh mở nhà máy lắp ráp
hoặc đại lý bán hàng.


Cùng với việc mở các đại lý bán sản phẩm thì việc xây dựng các trung
tâm bảo hành bảo dưỡng xe cũng đang phát triển và dần hoàn thiện theo tiêu
chuẩn của từng hãng xe. Trong đó, hãng xe Ford tại thị trường Việt Nam là một
trong những hãng xe dẫn đầu về số lượng xe lưu hành và số lượng xe bán ra
hàng năm. Với số lượng xe lưu hành lớn như thế Ford Việt Nam đang thúc đẩy
phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa cho các dòng xe
của Ford trên toàn quốc.
Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Thiết kế Trung
tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm
dịch vụ ủy quyền của Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội đặt ra là cần thiết và
mang ý nghĩa thực tiễn. Trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó, đề tài đi sâu vào giải
quyết một số nội dung cơ bản sau:
Chương 1: Phân tích xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa
Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ
Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng
Chương 4: Hướng dẫn khai thác một số trang thiết bị


3
Chương 1
PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe
Trong quá trình sử dụng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến
tình trạng kỹ thuật của xe. Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấp
hành các chế độ quy định kỹ thuật còn xét đến các yếu tố khách quan tác động
đến.
1.1.1 Các yếu tố khách quan
a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Nước ta là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ
ẩm lớn, sẽ gây han gỉ kim loại do ăn mòn điện hóa, đồng thời khi hơi nước lớn

sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất bôi trơn. Hơi nước
đọng lại trên các vật liệu phi kim loại như gỗ, cao su, da,….gây nên nấm mốc
làm thay đổi tính chất cơ lý như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọng
lượng. đẩy nhanh quá trình lão hóa vật liệu.
Độ ẩm lớn làm cho hơi nước lọt vào các bề mặt làm việc của các mối
ghép động, gây ra hao mòn nhanh, giảm tuổi thọ của chi tiết.
b- Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ
Khi nhiệt độ ngoài trười cao thì hiệu suất làm mát động cơ và các cụm
máy như : ly hợp, hộp số, bộ phận treo,… sẽ bị giảm rất nhiều, dẫn đến công
suất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu,
dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm. Nhiệt độ cao làm cho các
chi tiết bằng vật liệu cao su như bánh xe, bánh tỳ, dây đai nhanh bị già hóa.
c- Ảnh hưởng của điều kiện đường sá
Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá bụi bẩn, bụi sẽ bám lên các bề
mặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào bề mặt làm việc của các khớp dẫn
động điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hợp, dải phanh và tang trống làm
giảm khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho các
chi tiết.
Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá xấu như: đường có mấp mô


4
lớn, trơn lầy nhiều, nhất là trong điều kiện đồi núi, sẽ dẫn đến khả năng thông
qua của xe giảm; động cơ, hệ thống truyền lực và bộ phận treo, vận hành liên tục
trong điều kiện làm việc nặng nhọc, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, độ tin cậy làm
việc cũng như tính năng và tuổi thọ của các cụm, cơ cấu, các hệ thống và toàn
xe.
1.1.2. Các yếu tố chủ quan
a- Ảnh hưởng của chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa
Bảo dưỡng kỹ thuật là tổng hợp các biện pháp tổ chức công nghệ quản lý

kỹ thuật nhằm duy trì trạng thái tốt của xe và kéo dài tuổi thọ của xe.
Thông qua chẩn đoán kỹ thuật sẽ phát hiện kịp thời và dự đoán trước các
hư hỏng để bảo dưỡng – sửa chữa. Thường xuyên tiến hành các công việc kiểm
tra, điều chỉnh, siết chặt, bôi trơn, vệ sinh ngoài,…
Qua thực nghiệm, theo dõi thống kê số liệu, người ta rút ra một số kết
luận như sau:
+ Nếu góc đánh lửa sớm không đúng tiêu chuẩn (sớm quá hoặc muộn
quá) thì tiêu hao nhiên liệu tăng (10 - 15)%, công suất động cơ giảm 10%.
+ Nếu góc đặt bánh xe dẫn hướng sai làm tăng độ mòn của lốp và tiêu hao
nhiên liệu tăng 10%.
+ Khi áp suất lốp giảm 20% thì tuổi thọ của lốp sẽ giảm 25%.
+ Khe hở giữa má phanh và tang trống tăng từ 0,5mm đến 1mm thì quãng
đường phanh tăng 20%.
Điều đó nói lên chất lượng của công tác bảo dưỡng – sửa chữa ảnh hưởng
rất nhiều đến quãng đường xe chạy sau khi bảo dưỡng – sửa chữa. Vì vậy, việc
nâng cao trình độ kỹ thuật của kỹ thuật viên bảo dưỡng – sửa chữa có tác động
lớn đến việc nâng cao tuổi thọ sử dụng của ô tô.
b- Ảnh hưởng của kỹ thuật lái xe
Hầu hết thời gian sử dụng xe là do người lái xe làm chủ, vì vậy tuổi thọ
của xe phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm, trình độ kỹ thuật điều
khiển xe của người lái xe.


5
1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa
Đất nước ta dang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại
quốc tế (WTO). Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại
thì hiện nay nhiều loại xe hiện đại với nhiều chủng loại khác nhau đã và đang
được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được lắp ráp tại các nhà máy ngay trong

nước. Ở Việt Nam, hiện có trên 1,6 triệu xe ôtô đang lưu hành, trong đó có
khoảng 40% là các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, cùng với đó là lượng ôtô mới
được đưa vào sử dụng hàng năm tăng từ (15 – 20)%.
Gia nhập ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam từ năm 1995, với tổng vốn
đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD , trong đó Ford Motor dóng góp
75% số vốn và công ty Diesel Sông Công Việt Nam có 25% vốn góp. Đây là
liên doanh ôtô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong những dự án đầu tư
lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. Ford Việt Nam đã và đang phát triển cùng với sự
phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Ford Việt Nam luôn là một
trong những nhà sản xuất ôtô có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường
Việt Nam, hiện tại thì đã nằm trong nhóm 3 thương hiệu ôtô dẫn đầu thị trường
với 7,4% thị phần toàn ngành tính đến hết tháng 11 năm 2013. Từ đó, ta có thể
nhận thấy các dòng xe của Ford đã và đang khẳng định được chất lượng, tạo
dựng được niềm tin đối với khách hàng Việt Nam, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà
Nội đã có trên 40000 xe Ford các loại đang lưu hành.
Ford Việt Nam luôn khẳng định kế hoạch tiếp tục mở rộng mạng lưới đại
lý trên toàn quốc để mang những dịch vụ khách hàng đẳng cấp thế giới tới người
tiêu dùng Việt Nam. Cùng với sự phát triển đại lý, để tăng tính tiện ích cũng như
cam kết song hành với khách hàng, nhất là dịch vụ sau bán hàng, Ford Việt Nam
đã và đang phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủy
quyền trên toàn quốc với quy trình dịch vụ Quality Care hiện đại với mạng lưới
cung cấp phụ tùng tiêu chuẩn của Ford tại Việt Nam, cùng các trang thiết bị hiện


6
đại và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản bởi các chuyên gia của Ford
Việt Nam.
Năm 2013, Ford Việt Nam tiếp tục có thêm hai đại lý là Phú Mỹ Ford
(TP. HCM) và Thanh Xuân Ford (Hà Nội). Với sự góp mặt của hai đại lý này,
Ford Việt Nam đã có 24 đại lý của mình trên toàn quốc, tính đến hết năm 2013.

Tính riêng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Ford Việt Nam có 6 đại lý ủy quyền.
Qua khảo sát, các đại lý ủy quyền tại Hà Nội của Ford luôn hoạt động với
công suất cao với lượng xe vào trung tâm dịch vụ hàng tháng là rất lớn. Số lượt
xe vào bảo dưỡng – sửa chữa theo từng tháng tại trung tâm Ford Thăng Long
trong 3 năm 2011, 2012, 2013 được chỉ ra trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Số lượng xe vào trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa theo tháng
Chỉ
tiêu
Tháng

Lượng xe vào Trung tâm
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Trung bình

1
1430
1174
1373
1326
2
1050
1264
848
1054
3

1391
1227
1091
1236
4
1322
1161
1122
1202
5
1361
1227
1355
1314
6
1254
1203
1092
1183
7
1249
1171
1198
1206
8
1269
1192
1179
1213
9

1181
1000
1146
1109
10
1207
1230
1204
1214
11
1400
1141
1285
1275
12
1435
1202
1336
1324
Theo thống kê của trung tâm thì trong số xe vào hàng tháng thì có 60% số
xe vào để sửa chữa khung vỏ (sơn – gò - hàn), 40% xe vào để bảo dưỡng – sửa
chữa các cấp (30 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 và 10 % vào để bảo
dưỡng – sửa chữa cấp 2)
Từ thống kê của trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Thăng Long
Ford qua các năm 2011, 2012, 2013 ta xây dựng được biểu đồ số lượng xe vào
bảo dưỡng – sửa chữa tại trung tâm như hình 1.1


7


Hình 1.1 : Biểu đồ Số lượng xe vào trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa
chữa Thăng Long Ford qua các năm 2011, 2012, 2013
* Nhận xét: Ta nhận thấy số lượt xe vào bảo dưỡng – sửa chữa tại trung
tâm dịch vụ bảo dưỡng Ford Thăng Long có biến đổi theo từng tháng trong 1
năm, và trong các năm với nhau. Năm có lượng xe vào nhiều nhất là năm 2011,
đến các năm sau (năm 2012, năm 2013) có giảm nhưng không đáng kể, do nền
kinh tế khủng hoảng nên nhu cầu đi lại bằng phương tiện ô tô có hạn chế, bên
cạnh đó là do sự ra đời của nhiều trung tâm, gara tư nhân nên số lượng xe vào
trung tâm để bảo dưỡng – sửa chữa cũng giảm đi. Nhưng theo dự báo thị trường
thì trong các năm tiếp theo của các trung tâm đại lý ủy quyền của Ford thì nhờ
vào việc nền kinh tế đang dần hồi phục và tăng trưởng trở lại nên nhu cầu đi lại
và sử dụng phương tiện ô tô cũng tăng theo. Trong các tháng trong 1 năm có số
lượng lượt xe vào tương đối đồng đều, nhưng các tháng cuối năm (tháng 11,
tháng 12), và tháng đầu năm (tháng 1) thì lượng xe vào trung tâm có tăng cao
hơn, do nhu cầu đi lại trong các tháng này của người dân tăng cao, do đó các


8
cụm máy, bộ phận của xe phát sinh nhiều hư hỏng nên số lần bảo dưỡng – sửa
chữa cũng tăng lên so với
các tháng trong năm.
Tuy nhiên, với số lượng đại lý ủy quyền của Ford tại Hà Nội so với số
lượng xe thuộc dòng xe Ford đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh
lân cận thì vẫn chưa tương ứng để đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa
của khách hàng đang tin dùng dòng xe Ford. Do đó yêu cầu đặt ra của Ford
trong thời gian tới là phải phát triển thêm đại lý, trung tâm ủy quyền trên địa bàn
Hà Nội, để đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa chính hãng cho các
khách hàng của mình. Vì thế, đề tài “Thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng –
sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm dịch vụ ủy quyền của
Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội là cần thiết và hoàn toàn thiết thực. Bên cạnh

đó đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào trung tâm dịch vụ bảo dưỡng –
sửa chữa Ford Thăng Long trong tháng 12 năm 2011.


9
Chương 2
PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM
DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA
2.1. Các yêu cầu đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa
Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa là nơi thực hiện các công tác
bảo dưỡng – sửa chữa kỹ thuật nhằm khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu
cầu cơ bản đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa là:
- Bảo dưỡng – sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo
đúng yêu cầu kỹ thuật
- Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo an toàn cho người
lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Để thực hiện được các yêu cầu trên Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa
chữa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quá
trình bảo dưỡng – sửa chữa, đặc biệt là các trang thiết bị chuyên dùng, xây dựng
đủ số cầu bảo dưỡng – sửa chữa. Phải biên chế đủ kỹ thuật viên theo yêu cầu
công việc của trung tâm, sắp xếp các trang thiết bị hợp lý, đúng vị trí, phù hợp
với quy trình công nghệ bảo dưỡng – sửa chữa, thực hiện tốt quá trình bảo
dưỡng – sửa chữa xe của hãng.
2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ
Việc tiến hành thiết kế xây dựng Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa
phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng – sửa chữa và bảo đảm các thông số kỹ
thuật xe. Để chọn phương án thiết kế mặt bằng Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng –
sửa chữa hợp lý, ta hãy phân tích tất cả các phương án có thể sử dụng, trên cơ sở
đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất. Có 3 phương án cơ bản để thiết kế Trung
tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, đó là:

+ Thiết kế theo mẫu: Phương án này chủ yếu dựa vào Trung tâm bảo
dưỡng – sửa chữa hiện có để thiết kế.
+ Thiết kế cải tiến bổ sung: Phương pháp dựa vào các Trung tâm dịch vụ
đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, để hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình thực tế
và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, cần tính toán thiết kế bổ sung.


10
+ Thiết kế mới hoàn thoàn: Để đáp ứng yêu cầu của một Trung tâm dịch
vụ bảo dưỡng – sửa chữa ta phải áp dụng phương pháp thiết kế mới toàn bộ.
Do ta đang tiến hành thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủy
quyền của Ford Việt Nam, nên dựa theo yêu cầu đặt ra của Ford nhằm hoàn
thiện đáp ứng được các tiêu chuẩn của Ford cũng như theo nhu cầu của khách
hàng; bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế tại các đại lý ủy quyền của Ford tại Hà
Nội, em nhận thấy các đại lý vẫn còn khá nhiều bất cập về các hệ thống bố trí
trang thiết bị, hệ thống thông gió, chiếu sáng, vị trí các phòng làm việc,….không
còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, vì thế, đồ án tiến hành thiết kế mới
hoàn toàn Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủy quyền của Ford Việt
Nam tại Hà Nội.
Ta đã biết ở Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, phần lớn các công
việc bảo dưỡng – sửa chữa đều được thực hiện trên cầu bảo dưỡng. Việc bảo
dưỡng – sữa chữa trên các cầu có thể được tiến hành bằng một trong các phương
pháp sau:
* Phương pháp cầu vạn năng:
Với phương pháp này, tất cả các công việc bảo dưỡng – sửa chữa được
thực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gian
bảo dưỡng – sửa chữa. Tất cả các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được bố
trí xung quanh cầu.
Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một thứ tự
nhất định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc. Với phương pháp này các

cầu bảo dưỡng – sửa chữa có thể bố trí theo một trong các phương án sau:
+ Các cầu bảo dưỡng đều là cầu cụt, xe ra vào bảo dưỡng theo một cửa,
như hình 2.1, phương pháp này có ưu – nhược điểm sau:
Ưu điểm: Trang thiết bị bố trí từ 3 phía của cầu bảo dưỡng – sửa chữa về
mùa đông giữ được nhiệt cho các phòng bảo dưỡng, các phòng sửa chữa bố trí
xung quanh phòng bảo dưỡng tạo sự cân đối của trung tâm, tạo điều kiện bố trí
Nhược điểm: Thông gió và chiều sáng tự nhiên cho các phòng bảo dưỡng


11
khó khăn và phước tạp. Vì không có cầu thông nên đưa xe ra vào cầu bảo
dưỡng gặp nhiều khó khăn.

Hình 2.1 Phương án bố trí cầu cụt
(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa
+ Các cầu bảo dưỡng đều là cầu thông, các xe vào trung tâm theo 2 chiều,
như hình 2.2, phương án này có ưu – nhược điểm sau:
Ưu điểm: Dễ đang cho xe vào bảo dưỡng – sửa chữa thuận tiện khi đưa xe
chết máy vào cầu, thông gió chiếu sáng tự nhiên tốt.
Nhược điểm: Cầu bảo dưỡng kỹ thuật chiếm nhiều diện tích, bố trí các bộ
phận của trung tâm và các trang thiết bị không được liên hoàn, tách rời nhau,
gây khó khăn trong sử dụng, quản lý và quan hệ giữa các bộ phận trong quá
trình bảo dưỡng – sửa chữa.

Hình 2.2 Phương án bố trí cầu thông
(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa
+ Phương án kết hợp 2 phương án trên, phương án này được áp dụng khi
số cầu bảo dưỡng – sửa chữa tính toán lớn hơn một cầu, bố trí như hình 2.3.
Nó tận dụng được ưu điểm của 2 phương án trên, đồng thời khắc phục
được nhược điểm cơ bản của chúng.



12

Hình 2.3 : Phương án kết hợp
(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa
* Phương pháp dây chuyền
Với phương pháp này toàn bộ khối lượng công việc bảo dưỡng –sửa chữa
được tiến hành trên một số cầu. Mỗi cầu thực hiện một vài công việc nhất định.
Các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa theo phương án này nhất thiết phải di chuyển
từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng. Sơ đồ bố trí được thể hiện trên hình 2.4.

Hình 2.4 Phương án bố trí theo phương pháp dây chuyền
(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa;
Theo phương án này các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nội
dung nhất định và phải bảo đảm quá trình sản xuất liên tục có nhịp điệu, nghĩa
là: Thời gian tiến hành công việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi.
Trên thực tế ở các trung tâm, gara bảo dưỡng – sửa chữa vừa và nhỏ rất khó đạt
được điều này, khoảng thời gian đó luôn dao động trong phạm vi lớn, nó phụ
thuộc vào tình trạng kỹ thuật của xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa. Như vậy
nếu dùng phương pháp này thì quá trình bảo dưỡng – sửa chữa tiến hành không
liên tục, mất thời gian dừng xe lâu trong trung tâm dịch vụ, phương pháp này chỉ
phù hợp với các đơn vị sửa chữa lớn (các nhà máy, xí nghiệp,…).
* Phương pháp chuyên môn hóa: Là phương pháp mà trên đường dây
công nghệ được bố trí 1 số cầu và trên mỗi cầu đó được tiến hành một công việc


13
chuyên môn nhất định sửa chữa từng cụm, bộ phận nhất định.
Ưu điểm: cho năng suất cao hơn; sửa dụng có hiệu quả các dụng cụ, thiết

bị chuyên dùng; giảm yêu cầu về tính vạn năng đối với công nhân.
Nhược điểm: tổ chức sản xuất phức tạp. Cũng vì nhược điểm này mà
phương pháp cầu chuyên môn hóa ít được áp dụng tại các trung tâm dịch vụ,
gara bảo dưỡng – sửa chữa ôtô.
Qua phân tích ở trên ta chọn cách bố trí như hình 2.3 (phương pháp cầu
vạn năng, kết hợp cầu cụt và cầu thông) làm phương án bố trí trung tâm vì nó
hợp lý với tình hình thực tế và tiện lợi trong bố trí khu vực bảo dưỡng.
Để giải quyết được các công việc phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa
chữa, trong trung tâm phải được trang bị đủ các phương tiện, trang thiết bị và
dụng cụ cần thiết, chúng được bố trí phù hợp với quá trình công nghệ bảo dưỡng
– sửa chữa của trung tâm.


14
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG
TRUNG TÂM
3.1. Tính toán công nghệ
3.1.1. Phân tích cấu trúc trung tâm dịch vụ
Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ
thuật cấp 01 và 02 cho ô tô, sửa chửa nhỏ, vừa và các công việc chuyên môn về
bảo dưỡng – sửa chữa.
Trung tâm gồm khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung, các phòng sửa
chữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sản
xuất. Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà.
a- Khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung
Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa nhỏ xe, trong khu
vực được bố trí các cầu bảo dưỡng. Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe vào
bảo dưỡng – sửa chữa. Cầu xe chủ yếu gồm 02 loại : Cầu cụt và cầu thông.
Trong khu vực còn bố trí các trang thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho bảo dưỡng

và sửa chữa nhỏ như giá để chi tiết, mễ kê, máy nạp ắc quy, máy nạp ga, tủ đựng
dụng cụ, kích nâng vận chuyển…Số lượng các trang thiết bị đều được chọn và
tính toán tỷ mỷ, đầy đủ.
b- Các phòng sửa chữa:
Gồm có:
- Khu vực sửa chữa động cơ;
- Phòng cơ - nguội;
- Phòng sửa chữa vỏ thùng xe;
- Phòng điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu;
- Phòng sửa chữa thiết bị điện;
- Phòng sửa chữa động cơ;
- Khu vực sơn;
Các phòng ban khác bao gồm:
- Phòng hành chính;


15
- Phòng điện, phòng máy nén của trung tâm.
- Kho dụng cụ vật tư.
Để đảm bảo sinh hoạt cho công nhân cần bố trí các phòng khác nhau:
Phòng rửa tay, phòng thay quần áo, phòng nghỉ trưa, phòng vệ sinh. Từ khu vực
bảo dưỡng phải thông sang các phòng sửa chữa chuyên môn.
Trong khu vực bảo dưỡng có lắp hệ thống thông gió và dẫn thoát khí xả
của xe cũng như khí thải của toàn bộ tòa nhà.
3.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa
a- Các phương pháp xác định
Trên lý thuyết, việc xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa xe thường
được xác định theo 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo kế
hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Phương pháp

này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp hay
bị thay đổi. Vì vậy việc xác định theo cách này không thỏa mãn được giới hạn
sai số cho phép, phương pháp này chỉ áp dụng cho đơn vị nhỏ hoặc đơn vị có xe
hoạt động theo kế hoạch hàng tháng ổn định.
+ Phương pháp thứ hai: Xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo
cường độ sử dụng xe trung bình. Bằng phương pháp này sẽ đảm bảo thiết kế hợp
lý, trung tâm sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụng
cao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí công
suất của thiết bị.
Nhưng trên thực tế, khi thiết kế mới các trung tâm dịch vụ ủy quyền tại 1
khu vực thì Ford thường dựa theo các tiêu chí thực tế của khu vực đó, ví dụ như
sau:
- Số lượng xe của khu vực đó.
- Số lượt xe vào các trung tâm gần kề với khu vực định thiết kế trong các
năm trước.
- Doanh số bán hàng của các đại lý bán hàng trong khu vực đó trong các


16
năm trước.
Để từ đó xác định công suất của trung tâm dịch vụ. Do đó đồ án dựa vào
số lượng xe của khu vực và số lượt xe vào các trung tâm gần kề với khu vực
trong các năm trước để tính toán xác định khối lượng công việc bảo dưỡng – sửa
chữa của trung tâm dịch vụ.
b- Xác định số xe vào bảo dưỡng – sửa chữa
Như đã nêu ở trên, thì đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào
trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Ford Thăng Long trong tháng 12 năm
2011. Số lượt xe vào trung tâm Ford Thăng Long trong tháng 12 năm 2011 là
1435 (xe/tháng). Theo số lượng thống kê của trung tâm, trong tổng số lượt xe
vào trung tâm thì bảo dưỡng – sửa chữa chiếm 40% với 30% là bảo dưỡng kĩ

thuật cấp 1 và 10% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2, do đó ta xác định được:
+ Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 trong 1 tháng là :
NBD-1= 30% . 1435 = 430. 5[xe/tháng]
Chọn tính: NBD-1= 430 [xe/tháng]
+ Số xe vào bảo dưỡng cấp 2 trong 1 tháng là:
NBD-2= 10% . 1435 = 143.5 [xe/tháng]
Chọn tính: NBD-2= 143 [xe/tháng]
3.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa
chữa và các bộ phận khác trong trung tâm
a- Xác định số lượng KTV làm việc trên các cầu bảo dưỡng:
Dựa vào khối lượng công việc và định mức, giờ công bảo dưỡng – sửa
chữa, nhu cầu bảo dưỡng- sửa chữa của khách hàng, ta xác định số lượng thợ
làm việc trên các cầu bảo dưỡng .Theo tài liệu [2] thì số lượng thợ được xác
định như sau:
Z
Z

cBD-2

cBD-1
=

N

=

N

(t
+ t' )

BD−1 BD−1 sc
T.η

(t
+ t' 'sc )
BD−2 BD−2
T.η

[người]
[người]

(3-1)

(3-2)


17
Trong đó:

,- Số thợ để bảo dưỡng – sửa chữa các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 và
cấp 2 [người];

,- Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, cấp 2 theo tháng[xe/tháng];
= 430 [xe/tháng];
= 143 [xe/tháng];

,- Khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2, không tính đến thời
gian bổ xung nhiên liệu, dầu, nước làm mát [người-giờ/xe]

,- Khối lượng công việc cần thiết khắc phục hỏng hóc và sửa chữa nhỏ khi tiến

hành bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 [người/giờ/xe]
Giá trị của , được xác định trên cơ sở xử lý các số liệu thống kê và được
tính:
Theo tài liệu số [2] ta có:

(3-3)
(3-4)
T – Thời gian làm việc theo tính toán của các cầu bảo dưỡng trong tháng,
Theo tình hình thực tế, ta chọn T = 200 h/tháng.
η - Hệ số sử dụng thời gian làm việc của các cầu bảo dưỡng. Theo tài liệu [1,2]
ta có: η = 0,7 ÷ 0,8. Ta chọn tính là: η = 0,8.
Từ tài liệu hướng dẫn kết hợp với thực tế ta lấy các giá trị cụ thể như sau:
= 2 [người-giờ/xe];
= 5 [người-giờ/xe];
= 0,3 [người-giờ/xe];
= 4 [người-giờ/xe];
Thay các giá trị vào công thức (3-1) và (3-2) ta có:
[người]
Chọn tính: = 6 [người]
[người]
Chọn tính: = 8 [người]


18
Vậy tổng công nhân làm việc trong khu vực bảo dưỡng là:
[người]
= 6 + 8 = 14

(3-5)


[người]

b- Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác
Việc xác định số lượng thợ bảo dưỡng – sửa chữa ở các bộ phận khác
được tiến hành dựa vào các cơ sở sau:
-

Nhu cầu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa

-

Khối lượng công việc phục vụ sửa chữa

-

Số lượng trang bị trong trung tâm và tình trạng kỹ thuật của các loại xe
Dựa vào các cơ sở trên đối với một trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ủy

quyền trong điều kiện thực tế ta có thể chọn số lượng thợ ở các bộ phận khác
trong trung tâm như ở bảng (3-1).
Bảng 3.1: Số lượng công nhân trong trung tâm
STT
(1)
1
2
3
4
5
6
7

(1)
8
9

Loại kỹ thuật viên
(2)
Sửa chữa thiết bị điện
Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô
Kỹ thuật viên sửa chữa khung vỏ, sơn
Thủ kho, thống kê
Xưởng trưởng
Đốc công
Cố vấn dịch vụ
(2)
Vệ sinh công nghiệp
Dọn vệ sinh xe

Số lượng
(3)
3
14
16
3
1
3
5
(3)
3
3
Tổng = 51


c- Chọn bậc thợ
Việc chọn bậc thợ cho trạm bảo dưỡng – sửa chữa được tiến hành dựa
vào các yếu tố sau:
- Khối lượng công việc bảo dưỡng – sửa chữa
- Mức độ phức tạp của công việc
- Chủng loại trang thiết bị


19
- Khả năng làm việc của từng kỹ thuật viên và phải phù hợp với tình
hình thực tế của trung tâm
Đối với công việc bảo dưỡng – sửa chữa nhỏ không cần kỹ thuật viên giỏi
nên kỹ thuật viên của trung tâm chỉ cần đạt chứng chỉ kỹ thuật viên do Ford cấp.
Xuất phát từ những cơ sở trên ta chọn trình độ kỹ thuật viên ở từng bộ
phận trong trung tâm như bảng 3.2
Bảng 3.2: Trình độ của kỹ thuật viên(KTV), đốc công và xưởng trưởng

STT

Loại KTV

Số lượng

Chứng chỉ
KTV

Ghi chú

1


Xưởng trưởng

1

Kỹ sư

2

Đốc công

3

Kỹ sư

3

Cố vấn dịch vụ

5

Kỹ sư

4

KTV sửa chữa thiết bị điện

3

3


5

KTV bảo dưỡng - sửa chữa ô tô

14

14

6

KTV sửa chữa khung, vỏ, sơn

16

16

7

Thủ kho – thống kê

3

3

Cử nhân

3.1.4 Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa
Số cầu bảo dưỡng – sửa chữa được tính toán trên cơ sở số lượng xe vào
bảo dưỡng – sửa chữa và thời gian cần thiết để bảo dưỡng định kỳ có tính đến

thời gian sửa chữa nhỏ.
Theo tài liệu [2] số lượng cầu bảo dưỡng được tính theo công thức sau:

[cầu]

(3-6)

[cầu]

(3-7)

Trong đó:

,- Số lượng cầu bảo dưỡng cấp 1, cấp 2 cho các xe [cầu]
,- Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, cấp 2 trong tháng [xe/tháng]


20
- Khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2, không tính đến thời
gian bổ xung nhiên liệu, dầu, nước làm mát [người-giờ/xe]

,- Khối lượng công việc cần thiết khắc phục hỏng hóc và sửa chữa nhỏ khi tiến
hành bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 [người/giờ/xe]
T – Thời gian làm việc theo tính toán của các cầu bảo dưỡng trong tháng,
Theo tình hình thực tế, ta chọn T = 200 h/tháng.
η - Hệ số sử dụng thời gian làm việc của các cầu bảo dưỡng. Theo tài liệu [1,2]
ta có: η = 0,7 ÷ 0,8. Ta chọn tính là: η = 0,8.
R – Số lượng công nhân làm việc trên một cầu bảo dưỡng, thông thường để
thuận lợi trong quá trình tính toán cũng như bảo đảm trên cầu không quá đông
người, gây lộn xộn làm giảm hiệu quả công việc thì theo tài liệu [2] ta có:

R = (2÷3) người /cầu;
Chọn tính R = 2 [người/cầu]
= 430 [xe/tháng]
= 143 [xe/tháng]
= 2 [người-giờ/xe]
= 5 [người-giờ/xe]
Theo công thức (3-3) và (3-4) ta có

= 0,3 [người-giờ/xe]
= 4 [người-giờ/xe]
Thay các giá trị vào công thức (3-6) và (3-7) ta được:

[cầu]
[cầu]
Vậy tổng số cầu bảo dưỡng trong trạm bảo dưỡng – sửa chữa sẽ là:

[cầu]
= 3,09 + 4,02= 7,11 [cầu]
Chọn = 7 [cầu]

(3-8)


21
3.1.5 Tính toán chọn trang thiết bị cho trung tâm
Khi chọn trang thiết bị ta tiến hành như sau:
+ Trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa được trang bị một số trang thiết bị để
nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa, giảm sức lao
động cho công nhân, trong đó đối với các dụng cụ đơn giản có thể chọn theo yêu
cầu công việc, số lượng thợ của trạm và số cầu bảo dưỡng.

+ Đối với trang thiết bị lớn dùng chung như máy ép, máy hàn, máy nén
khí, máy bơm mỡ, máy tiện… được xác định bằng công thức sau:

[chiếc]

(3-9)

Trong đó:
α - Hệ số tự phục vụ tính đến thời gian mất mát do kiểm tra và thu dọn trang
thiết bị;
ti – Thời gian thiết bị tham gia sửa chữa 1 xe chủng loại i [giờ];
ni – Số lượng xe chủng loại i [chiếc];
ftb – Quỹ thời gian làm việc của trang thiết bị [giờ/tháng];
y – Số ca làm việc trong một ngày đêm;
η - Năng suất sử dụng thiết bị.
Theo nguyên tắc đó ta chọn được các trang bị cơ bản cho trung tâm và
được thống kê ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Các trang thiết bị cơ bản cho trung tâm
STT
(1)
I

Tên thiết bị
(2)
Khu vực bảo dưỡng,sửa

Kiểu mác
(3)

Số

lượng
(4)

Ghi chú(mm)
(5)

chữa
1

Bơm mỡ bằng tay

2
3
4
5
6

Giá để lốp
Giá và khay để đồ
Tủ dụng cụ kỹ thuật viên
Máy láng đĩa phanh
Cầu nâng 2 trụ

Flexbimex
5115
DC-Kingtool
DBL-5000
ROTARY

01

05
14
08
01
05

1000 x 500
700 x 400
500 × 500 × 1000
1200x700
Sức nâng 3T


22
7
8
9
10
11
12
13
(1)
14
15
II

Cầu nâng 4 trụ
Bộ vam chuyên dùng
Bộ clê chuyên dùng
Hệ thống kiểm tra góc lệch

bánh xe
Dụng cụ kiểm tra tay lái
Ống nghe tiếng gõ động

Xe hứng dầu thải
(2)
Kích cá sấu
Mễ kê
Phòng cơ nguội và sửa
Máy khoan bàn

2
3
4
5
6
7
8
9

Máy mài 2 đá
Giá kim loại
Bộ dụng cụ cơ nguội
Bàn nguội
Máy mài cầm tay
Khoan điện cầm tay
Tủ dụng cụ
Máy hàn

10


Máy cắt

11

Thiết bị kéo, nắn

III
1
2
IV

Phòng khí nén
Quạt thông gió
Máy nén khí
Kho vật tư
Giá kim loại (loại có 6

3
V
1
2
(1)

EKCK
Manatec FOX

02
04
04


Sức nâng 6T

01

K402

02

C1154

02

Flexbimec
(3)
AK-038

04
(4)
02
08

(5)
600x300

01

410x410

01

02
02
02
02
02
04
01

350x400
1200x600

chữa khung vỏ xe

1

1

ROTARY

tầng)
Bàn làm việc
Phòng thay quần áo
Giá mũ áo
Tủ đựng đồ (2 tầng)
(2)

ASAKI
ZJQ4116
Makita GB801


Makita MT900
Makita 6411
TIG
Makita
2414NB
TORIN và
SHANDONG
DFT60
PUMA

(3)

1400 × 800 × 800
800x500
345x215

02

400x300

02

600x400

01
01
12

3000 × 600


03

1200 × 700

02
24
(4)

400x400
(5)


23
VI
1
2
VII
1

Phòng nghỉ trưa
Điều hòa nhiệt độ
Quạt mát
Phòng khách
Bàn ghế uống nước(bộ)

2

Tivi

3


Máy tính truy cập mạng
Phòng xưởng trưởng -

VIII
1
2
3
4
IX
1
2
3
4
X
1
2
3
4
5
6
(1)
XI
1
2
3
4
5
6
7

8

PANASONIC
VINAWIND

03
SONY

02
01
01
08

1200 × 700

02
03
03

FY-TECH

động

nhiên liệu
Bàn nguội
Giá để thiết bị
Bệ rửa bầu lọc nhiên liệu
Bệ thử vòi phun
Bệ rửa chi tiết
Bệ thử bơm nhiên liệu

Tủ đựng dụng cụ
Tủ làm sạch bầu lọc không

1400 × 800

02

phòng
Bệ tiểu tiện
Bệ đại tiện
Phòng sửa chữa thiết bị

(2)
Phòng sửa chữa hệ thống

01
03

đốc công
Bàn làm việc
Máy tính
Tủ đựng hồ sơ
Ghế ngồi
Phòng vệ sinh
Bồn rửa tay
Bình đựng dung dịch xà

điện
Bàn nguội
Giá kim loại

Máy nạp điện
Bộ dụng cụ đo kiểm
Tủ dụng cụ thử nghiệm
Giá để thiết bị điện di

02
03

(3)

01
02
01
01
01

1400 × 800
1200 × 600
450x400
320 × 270
1000 × 500

02

1000 × 750

(4)

(5)


02
04
02
02
02
02
02
01

1400 x 800
1200 x 600
1400 x 500
1500 x 700
1000 x 600
1400 × 500
800 x 400
700 x 500


24

XII
1
2
3
XIII
1
2
3
4

5
6
XIV
1
(1)
XV

khí
Phòng sửa chữa động cơ
Giá đựng đồ
Giá để động cơ
Bàn nguội
Phòng pha dung dịch
Máy chưng cất
BioMedical
Bình đựng axit
Bình đựng nước chống
bỏng
Bình đựng nước cất
Bộ dụng cụ pha chế dung

1200 x 600
1000 x 600
1400 x 800

02

5 lít

01


2 lít

04

5 lít

01

dich
Giá đựng đồ
Phòng sơn và chuẩn bị

03

bề mặt
Phòng sơn và các thiết bị
(2)
Phòng dụng cụ chuyên

03
03
01

1200 x 600

01
(3)

(4)


(5)

dùng
1
Tủ dựng dụng cụ
05
1200x700
2
Bàn làm việc
01
1500x700
XVI Phòng sửa chữa bánh xe
1
Máy cân bằng bánh xe
Heshbon
01
2
Máy + dụng cụ ra lốp
Corghi A2000
01
3
Tủ đựng dụng cụ
02
1200x700
4
Giá để bánh xe
04
XVII Phòng hành chính
1

Bàn ghế (bộ)
06
2
Tủ đựng tài liệu
04
1200x700
3
Máy tính (bộ)
06
Phòng họp, sinh hoạt
XIII
chung
1
Bàn họp
01
2600 x 1000
2
Ghế ngồi
18
3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa.
Mục đích của việc tính toán diện tích các phòng là để bảo đảm đủ diện
tích bố trí các trang bị và thuận lợi cho việc tiến hành bảo dưỡng - sửa chữa


25
nhưng cũng phải bảo đảm được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tránh gây lãng phí
nguyên vật liệu cho xây dựng, tránh thừa hoặc thiếu diện tích sử dụng.
Việc tính toán diện tích theo tài liệu [2] có thể được tiến hành bằng các
phương pháp sau:
+ Phương pháp thứ nhất: Tính theo diện tích chiếm chỗ của xe, trang

thiết bị theo [2] ta có công thức tính như sau:
F = k M . F0 . N

[m2]

(3-10)

Trong đó:
kM - Hệ số tính đến diện tích cần thiết cho việc đi lại, di chuyển, thao tác của
công nhân;
F0 - diện tích xe, trang bị trong phòng [m2];
N - Số lượng xe, thiết bị trong phòng [chiếc];
+ Phương pháp thứ hai: Xác định bằng đồ giải trên cơ sở quy hoạch, kích
thước trang bị, kích thước, số lượng xe, vẽ sơ đồ bố trí chúng với tỷ lệ đã định
sao cho bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các xe và giữa các
thiết bị với nhau, giữa thiết bị với tường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, thao
tác làm việc của công nhân.
+ Phương pháp kết hợp: nghĩa là kết hợp cả hai phương pháp trên.
Trên cơ sở các số liệu tính toán được, ta có thể dùng phương pháp đồ giải
để lập quy hoạch bố trí, điều chỉnh lại diện tích của các công trình, bộ phận dựa
vào kích thước của xe, thiết bị, số cầu bảo dưỡng chiếm chỗ trong phòng để bảo
đảm việc đi lại làm việc của công nhân.
Nội dung của phương pháp này là vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng với đầy đủ các
trang bị bố trí ở trong đó, sao cho đúng vị trí thực tế, kích thước, khoảng cách
giữa các cầu, các xe, trang bị với nhau và giữa chúng với tường theo quy định tỷ
lệ nhất định so với kích thước thực tế.
Trên cơ sở xác định chiều dài và chiều rộng của khu vực cần xác định
nghĩa là xác định được diện tích khu vực đó.
a - Tính diện tích khu vực bảo dưỡng (F1)
Diện tích khu vực bảo dưỡng được tính trên cơ sở một số nguyên tắc sau:



×