Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tiểu luận lý thuyết CTXH và áp dụng các lý thuyết về Công tác xã hội trong Bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.94 KB, 16 trang )

Lý thuyết công tác xã hội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Bạo lực gia đình hiện nay không còn là chuyện riêng của mỗi cá nhân, gia đình mà
bạo lực gia đình đang là một trong những vấn nạn được cả xã hội quan tâm. Nó không
chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng và toàn xã hội.
Chuyện bạo hành đối với phụ nữ, trẻ em, người già và thậm chí chính các ông chồng
cũng là nạn nhân của bạo lực đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội của chúng ta.
Tuy nhiên, nạn nhân chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là những người phụ nữ bởi từ xưa đến
nay trong tư tưởng của họ luôn sẵn có tính nhẫn nhịn chịu đựng, sợ bị mọi người chê
cười, bản thân và con cái phải xấu hổ với bạn bè.
Những người gây ra bạo lực gia đình hay những nạn nhân của bạo lực ngày nay
vẫn còn duy trì lối suy nghĩ lạc hậu, thiển cận, an phận và rất khó để thay đổi. Thông
thường, người phụ nữ khi bị chồng bạo hành thường cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ
của chồng, không muốn làm to chuyện sợ “xấu chàng hổ ai”. Đặc biệt, rất hiếm khi
nạn nhân bạo lực gia đình tố cáo với cơ quan chức năng vì tâm lý xấu hổ hay bởi
nhiều lý do khác nhau như sợ bị đánh nhiều hơn, gia đình chồng ghẻ lạnh,… Họ chỉ
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

1


Lý thuyết công tác xã hội

trông chờ vào sự hồi tỉnh của người chồng, sự giúp đỡ của người thân và những người
xung quanh mà rất ít người nhờ đến sự giúp đỡ của xã hội. Còn đối với đa số những
ông chồng là người gây ra bạo lực gia đình, họ vẫn giữ tư tưởng gia trưởng, xem nhẹ
vai trò và giá trị của người phụ nữ trong gia đình.
Trách nhiệm của xã hội trước vấn nạn bạo lực gia đình là phải hành động tích cực,


coi bạo hành gia đình là vấn đề chung của cả cộng đồng, tăng cường tuyên truyền, phổ
biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới.
Trước tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng như vậy, là một nhân viên xã
hội trong tương lai, trong bài tiểu luận của mình em đã lựa chọn về đề tài là bạo lực
gia đình để đi sâu tìm hiểu và phân tích qua các lý thuyết công tác xã hội.
Bài tiểu luận về đề tài: Bạo lực gia đình gồm 4 nội dung lớn:
I- MÔ TẢ CA CỤ THỂ
II- NỘI DUNG CÁC THUYẾT
III- ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀO CA “ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
IV- TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
Trong quá trình tìm hiểu, phân thích và giải quyết vấn đề của mình, với kiến
thức và kinh nghiệm còn ít ỏi nên dù đã cố gắng bài tiểu luận vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn
để bài viết được hoàn thiện hơn!
I- MÔ TẢ CA CỤ THỂ: Bạo lực gia đình.
T năm nay 38 tuổi, đã lập gia đình từ năm 24 tuổi. Giờ T có 4 con trai rất đáng yêu,
khỏe mạnh và khôi ngô. Hồi vợ chồng T còn đang yêu nhau, bố mẹ T phản đối quyết
liệt nhưng vì T và anh ấy quá yêu nhau nên T không nghe, vẫn tin tưởng vào tình yêu
và hạnh phúc mà anh đã mang đến cho mình. T đã nói với bố mẹ rằng: “bố mẹ cứ cho
con lấy anh ấy, sướng con hưởng, mà khổ thì con chịu”. Rồi cuối cùng, bố mẹ cũng
chấp nhận cho T tổ chức đám cưới.
Khỏi phải nói, T đã hạnh phúc như thế nào khi được lấy người đàn ông mình thực
sự yêu và càng hạnh phúc hơn khi biết mình có thai bé trai đầu lòng. Cả chồng T và
bố mẹ anh cũng rất mừng nhưng niềm vui của T chẳng được bao lâu. Đến khi T mang
bầu đến tháng thứ 2, chồng T đã thẳng tay tát T một cái trời giáng trước mặt mẹ chồng
và cô em họ chỉ vì một chuyện hiểu lầm vụn vặt. T hoa cả mắt nhưng không đau bằng
nỗi đau trong lòng.
Sau lần đó, chồng T hành hung T thường xuyên hơn dù cho T đã chửa vượt mặt.
Cuối cùng, T cũng sinh được một đứa bé bụ bẫm, trông không khác gì tranh vẽ.
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1


2


Lý thuyết công tác xã hội

Những tưởng chồng T sẽ yêu vợ, thương con hơn nhưng anh ấy vẫn không ngại
thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với T.
Chồng T đi làm ăn xa, khai thác than đá ở dưới Quảng Ninh thu nhập chẳng được
bao nhiêu mà ba tháng mới về nhà cùng vợ con một lần. T ở nhà làm ruộng chăm 4
đứa con và bố mẹ chồng, bao nhiêu công to việc lớn, T đều lo cả, từ làm ruộng đến
chăn bò, nuôi lợn. T còn phải đi đánh cá cùng với bố chồng để kiếm thêm tiền. Dù đi
xa lâu ngày nhưng khi về chồng T cũng không bỏ được cái thói hành hung vợ. Chỉ có
đêm đầu tiên là vợ chồng tâm sự vui vẻ, còn sáng hôm sau đến mấy ngày ở nhà,
không ngày nào chồng T không cho T ăn đòn, chỉ vì những lý do không đâu. Dù T
phân bua thế nào, chồng T cũng không nghe và cứ đánh T cho thỏa nỗi bực tức. Đánh
T đã trở thành một hành động và một thói quen của chồng T.
Vì vợ chồng T không thể kế hoạch do chồng đi xa lâu ngày nên T lần lượt có chửa
4 đứa con. Ở nhà cùng bố mẹ chồng nên thỉnh thoảng bố mẹ chồng T cũng trông con
cái cho đi làm việc đồng áng. Tuy nhiên, mẹ chồng T là người ghê gớm, bà soi mói dù
ở nhà T làm không biết mệt, việc gì cũng đến tay nhưng chẳng bao giờ bà vừa lòng.
Trước mặt chồng T, bà lúc nào cũng tỏ ra yêu quý T nhưng khi chồng T không có nhà
thì T không thở nổi với bà. Chồng T cứ đi làm xa về là vào nói chuyện ngay với bà,
mẹ con to nhỏ một lúc rồi mới ra ngoài hỏi đến T và các con. Và sau đó y như rằng T
được hưởng mấy cú đánh của chồng. Có hôm anh đánh bằng tay, hôm thì bằng quân
gỗ, hôm thì bằng thanh củi, thậm chí còn có lần cầm dao đuổi đánh T. Trên tay T giờ
còn vết sẹo to hôm ngã do bị chồng đuổi.
Hôm đó, đêm đã khuya, đứa thứ ba nhà T đã được 4 tháng. Như mọi khi, chồng T
về là thể nào T cũng bị ăn đòn. T bồng con chạy sang nhà hàng xóm để trốn, không
may bị vấp ngã vào đống gạch. Vì đang chạy nhanh nên T ngã rất mạnh, may mà T

lấy tay che được đầu con, nếu không chắc cháu đã bị vỡ đầu do cú ngã ấy. Thế là tay
T còn vết sẹo đến tận bây giờ. Nhưng không vì thế mà chồng T bỏ thói vũ phu, có lần
T đã uống thuốc sâu để tự tử nhưng mọi người phát hiện ra và đưa đi cấp cứu.
Mọi người hàng xóm ai cũng bảo T là bỏ cái loại chồng vũ phu ấy đi. T cũng
không chịu đựng nổi đã bế con về bên ngoại nhưng rồi chồng T lại đến năn nỉ xin lỗi
nên T lại mềm lòng. Với lại cũng nghĩ thương các con phải chịu cảnh cha mẹ li tán,
nên T không nỡ. Nhưng chỉ được đôi ba hôm tử tế, rồi chồng T lại giáng cho T vài cái
tát hay vài cái đạp đau điếng. T còn nghe nói chồng T không chung thủy, nhưng vì sĩ
diện, T cũng chẳng thể làm gì được nên đành cho qua.
Đến khi sinh cháu thứ tư, T bàn với chồng ra ở riêng. Chồng T cũng đồng ý nhưng
dù ở riêng, T vẫn không yên được với mẹ chồng. Bà không chỉ hay soi mói, xét nét
như trước đây, mà còn càng theo dõi T hơn. Nhất cử nhất động gì của T bà đều để mắt
tới. Dù T bận tối tăm mặt mũi vì việc nhà việc cửa rồi một mình chăm 4 đứa con
nhưng khi đi làm xa về, chồng T lại nện cho T mấy trận và ghép cho T cái tội đi theo
trai. Dù không có bằng chứng và T có thề thốt đến thế nào, chồng tôi cũng không tin.
Các con T đứa lớn đã học lớp 8, đứa bé thì lớp 1, suốt tuổi thơ của chúng chỉ toàn
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

3


Lý thuyết công tác xã hội

thấy bố đánh đập mẹ chứ chẳng có được một ngày sống trong mái ấm. Giờ T thực sự
không thể chịu đựng nổi nữa, lúc nào T cũng chỉ nghĩ đến cái chết, mà chẳng thể nghĩ
được gì khác. Nếu cứ mãi luẩn quẩn với suy nghĩ này, chắc T cũng chẳng còn sống
trên đời này được bao lâu nữa. T cảm thấy, cuộc sống của mình đã bị đạp xuống đáy
rồi./
II- NỘI DUNG CÁC THUYẾT
1. Thuyết nhu cầu của con người

Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển.
Là con người xã hội, mỗi người đều phải có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất,
nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú và phát triển.
Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn
cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.
• Để tồn tại, con người cần phải đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống
như: ăn, mặc,nhà ở, y tế…; để phát triển con người cần đáp ứng các nhu cầu cao hơn
như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng
định. Việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ giúp con người tham gia vào
hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
• Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người là một thực thể sinh- tâm lý xã hội. Do
đó con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội. Theo đó ông chia
nhu cầu con người thành 5 bậc thang khác nhau từ thấp đến cao:
- Nhu cầu sống còn, bao gồm: nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà
ở, nghỉ ngơi…
- Nhu cầu an toàn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới hòa bình,
không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những trường hợp bị mất kế sinh
nhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp đỡ.
- Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: Là con người xã hội, con người có nhu cầu
giao tiếp, nhu cầu cần sự yêu thương chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra
ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia thuộc vào một
nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng).
-Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người; được
người khác tôn trọng là sợ mong muốn được người khác thừa nhận giá trị của bản thân
mình.
- Nhu cầu hoàn thiện: Trong cuộc sống ai cũng có mong muốn tự khẳng định mình
và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân.
• Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con
người nói chung. Tuy nhiên đối với mỗi trường hợp cụ thể và nhất là đối với từng cá

SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

4


Lý thuyết công tác xã hội

nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau vì họ là những các thể độc lập với những
đặc điểm riêng nằm trong những bối cảnh không giống nhau.
• Tiếp cận theo thuyết nhu cầu là tiếp cận mang tính chất nhân văn. Bời vì, nó coi
trọng con người và những nhu cầu của chính bản thân họ. Tiếp cận theo nhu cầu đặt
con người và những đặc điểm riêng có của họ vào vị trí trung tâm. Điều đó giúp cho
nhân viên xã hội loại bỏ tính chủ quan khi tiếp cận với đối tượng. Thay vào đó họ cần
phải lắng nghe để cảm thông một cách sâu sắ với mong muốn của đối tượng.
• Cách tiếp cận theo thuyết nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các đối
tượng.
♦ Thứ nhất, trong xã hội vẫn luôn tồn tại những nhười thường thiếu thốn các nguồn
lực để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những người đặc biệt
khó khăn.
♦ Thứ hai, việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người
tham gia vào quá trình sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng nhu cầu của
con người thì họ cũng mất động cơ tham gia đóng góp cho xã hội, thay vào đó là các
hành vi chống đối và phá hoại.
♦ Thứ ba, giúp các hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả khi tránh được sự
dư thừa hay không đầy đủ khi hỗ trợ.
 Là nhân viên công tác xã hội chúng ta có thể áp dụng thuyết nhu cầu này vào trong
quá trình tham vấn trợ giúp thân chủ rất hiệu quả như:
- Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được những
nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm
hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu

cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng.
- Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều
nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần
được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy
bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp
thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nũa phải tập trung trợ giúp cho
thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn.
- Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của
họ. Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ để giúp họ xác định các
hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề
tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ.
- Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản,
việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề
công tác xã hội. Còn nhà tham vấn tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng
nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu
được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu
cầu cao hơn.
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

5


Lý thuyết công tác xã hội

2. Thuyết nhận thức – hành vi.
• Theo lập luận về hành vi, cứ ứng với một tác nhân kích thích sẽ có các phản ứng phù
hợp. Dựa vào đó con người có thể đổ lỗi cho ngoại cảnh để bao biện cho hành vi mà
họ không làm được hoặc cố tình làm không tốt.
• Thuyết nhận thức hành vi lập luận rằng: Chính tư duy quyết định phản ứng chứ
không phải tác nhân kích thích ( ngoại cảnh) quyết định phản ứng. Sở dĩ có những

hành vi đó hay tình cảm lệch chuẩn là vì có những suy nghĩ không phù hợp. Như vậy,
để làm thay đổi những hành vi thì cần thay đổi chính những suy nghĩ không thích
nghi.
Theo đó mô hình hành vi nêu trên đã được phát triển thêm yếu tố nhận thức như sau:
S→C→R→B
Trong đó:
S:Tác nhân kích thích
C: Nhận thức
R: Phản ứng của con người
B: Kết quả hành vi.
Theo sô đồ trên, trong nhiều trường hợp tác nhân kích thích không phải là nguyên
nhân trực tiếp của hành vi. Thay vào đó, chính nhận thức về tác nhân kích thích và
nhận thức về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng của con người.
• Theo một số nhà thuyết gia nhận thức, các vấn đề nhân cách và hành vi của con
người được tạo tác bởi các những suy nghĩ sai lệch, trong mối quan hệ tương tác với
môi trường bên ngoài. Đồng thời hầu hết các hành vi mà con người học tập, trừ những
phản ứng bẩm sinh, đều bắt nguồn từ mối tương tác với thế giới bên ngoài bản thân
họ. Từ đó thấy rằng, con người hoàn toàn có khả năng học tập các hành vi mới để thỏa
mãn nhu cầu trong quá trình phát triển của mỗi các nhân hoặc để thay thế các hành vi
đang có xong không phù hợp. Nói cách khác thì con người có thể học hỏi để tập trung
suy nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều đó sẽ sinh sản các hành vi, thái độ thích nghi và
củng cố nhận thức.
 Như vậy, nhận thức- hành vi là trường phái trị liệu dựa trên quan điểm cho rằng
cảm xúc của con người được tạo ra không phải bởi hoàn cảnh, môi trường mà bởi
cách nhìn nhận vấn đề.
• Lý thuyết hành vi tập trung vào các trị liệu nhằm hướng tới sự thay đổi trong hành
vi. Thuyết không thực sự quan tâm đến tiến trình thay đổi trong tâm trí con người khi
họ thay đổi hành vi.
 Là một nhân viên xã hội thì việc sử dụng thuyết nhận thức- hành vi có vai trò rất
quan trọng trong quá trình trợ giúp và hỗ trợ đối với cá nhân, nhóm, gia đình và cộng


SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

6


Lý thuyết công tác xã hội

đồng. Đó là công cụ đắc lực của nhân viên xã hội trong việc sử dụng vào việc trị liệu
và thay đổi nhận thức- hành vi cho thân chủ.
3. Thuyết hệ thống
• Lý thuyết hệ thống được đề xuất năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng
Ludwig von Bertalanffy và ông cũng là người đầu tiên khởi xướng thuyết hệ
thống.
• Đây là một thuyết sinh học cho rằng, mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ
thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ
thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo
nên nên từ các phần tử nhỏ hơn.
• Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ. Những thay đổi của phần
tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động đến các phần tử khác.
• Tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao gồm hệ thống nhỏ hơn và các phần tử
của hệ thống lớn. Mọi hệ thống đều có thể chia thành các hệ thống khác nhỏ
hơn. Như vậy, mỗi hệ thống luôn bao gồm các hệ thống con cho đến đơn vị
nhỏ nhất là phần tử.
• Phần tử là đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân
chia đã cho và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có mối quan hệ giữa
các phần tử, sẽ dẫn đến xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới
mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt.
• Bất kỳ hệ thống nào cũng bao gồm 3 thành tố: Vật thể, thuộc tính và mối quan
hệ giữa các phần tử trong môi trường hệ thống.

• Không có hệ thống nào đứng riêng lẻ mà hệ thống luôn nằm trong một môi
trường nào đó tương tác với các hệ thống khác trong môi trường.
• Bertalanffy cho rằng, những hệ thống trong thực tế là hệ thống mở, nghĩa là
chúng có sự tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường. Sự tương tác giữa
các phần tử trong hệ thống tạo ra những đặc tính mới cho tổng thể.
• Thuyết hệ thống trong công tác xã hội sử dụng nhiều cặp khái niệm về hệ thống
đóng và hệ thống mở.
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

7


Lý thuyết công tác xã hội

- Hệ thống đóng là hệ thống không có sự thay đổi năng lượng và
tin vượt qua biên giới của nó.

thông

- Hệ thống mở là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đổi bằng
cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó.
■ Các thuộc tính khác được sử dụng trong thuyết hệ thống:
- Hệ thống lớn bao gồm hệ thống nhỏ.
- Hệ thống lớn có các thuộc tính, chức năng năng lớn hơn là tổng hợp các
hệ thống nhỏ.
- Các hệ thống phụ thuộc và tác động lẫn nhau.
- Hệ thống luôn luôn có đường biên để tạo ra sự khác biệt giữa hệ thống
này với hệ thống khác.
• Áp dụng thuyết hệ thống vào trong công tác xã hội ta thấy:
- Thuyết hệ thống sử dụng như một công cụ giúp nhân viên xã hội khi học

phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác
định mức độ nghiêm trọng của vấn đề để tìm cách can thiệp.
- Thuyết hệ thống quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố.
- Xem xét mỗi trường hợp trong một hệ thống tổng thể.
- Tạo tư duy hệ thống và các cấu thành trong hệ thống đó như là: tổng
quát, phân tích.
- Sử dụng hệ thống để phân loại thông tin về trường hợp.
- Sơ đồ hóa các quan hệ tương tác, các thành tố.
- Nhân viên xã hội và thân chủ nhìn nhận các hệ thống trợ giúp hoặc chưa
trợ giúp.
- Thúc đẩy chính sách trợ giúp thân chủ .
- Phát huy sự tham gia của thân chủ.

SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

8


Lý thuyết công tác xã hội

- Thay đổi cung cấp sự trợ giúp khi cần thiết và sự tương tác giữa các cơ
quan.
 Nhìn ở góc độ xã hội, thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tách rời của
quan điểm sinh thái. Hành vi của con người không bộ lộ tự phát một cách độ lập, mà
nằm trong mối quan hệ qua lại với các hệ thống khác trong xã hội. Con người là một
bộ phận của xã hội chịu sự tác động của các hệ thống xã hội. Sự thay đổi ở bất kỳ mắc
xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống con nằm
trong đó, cụ thể là hệ thống các cá thể thuộc xã hội đó.
III- ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀO CA “ BẠO LỰC GIA ĐÌNH”.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ,

êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫn nhau và khi cần
thiết thì biết hy sinh cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm
áp, thuận hoà trong gia đình. Trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị
trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của giao lưu và hội nhập về mọi
mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của gia đình nói
chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng, đang có nguy cơ mai
một dần. Và đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình
trên thế giới và ở Việt Nam (cả thành thị và nông thôn), đang ảnh hưởng không nhỏ
tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình – hiện tượng bạo lực gia đình đang diễn
ra một cách khá nghiêm trọng
Từ góc độ đạo đức, có thể nói rằng, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố,
nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. Những kẻ gây ra bạo lực gia
đình thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các
thành viên khác trong gia đình. Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành
động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích riêng tư,
cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu
quả cao nhất. Trầm trọng hơn, có những trường hợp bạo lực là do sự vô nhân tính,
thiếu lương tâm của thủ phạm gây ra bạo lực. Họ không còn nghĩ đến tình thương,
trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã sinh ra họ, những người đã cùng họ
chia ngọt, sẻ bùi, hay những người do họ đã sinh ra. Chính họ đã làm cho gia đình
không còn là mái ấm, mà trở thành địa ngục đối với những nạn nhân của bạo hành gia
đình.

SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

9


Lý thuyết công tác xã hội


Là một nhân viên xã hội đứng trước tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày
càng nhiều thì vai trò và nhiệm vụ của nhân viên Công tác xã hội càng đóng vai trò
quan trọng trong trợ giúp và hỗ trợ cho họ giải quyết các vấn đề cho những người bị
bạo lực gia đình đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Với ca Bạo lực gia đình trên vận dụng vào ba thuyết: thuyết nhu cầu, thuyết nhận
thức- hành vi, thuyết hệ thống vào trong Công tác xã hội ta thấy:
1. Áp dụng thuyết về nhu cầu con người.
Trong ca trên ta thấy những nhu cầu về vật chất và tinh thần của T không được
đáp ứng đặc biệt là về nhu cầu được an toàn về thể xác của T. T luôn luôn trong tình
trạng bị T hành hung đánh đập. Trước những nhu cầu trên của T chúng ta nên áp dụng
lý thuyết nhu cầu của Maslow để thấy được những nhu cầu mà T đáng được hưởng và
T đang mất và cần đáp ứng những nhu cầu gì. Áp dụng 5 bậc thang nhu cầu trong
thuyết nhu cầu của Maslow vào trường hợp bạo lực gia đình của T ta có thể thấy rõ
rằng chị T đang bị mất một số nhu cầu và cũng cần một số nhu cầu như:
- Điều đầu tiên có thể nhận thấy trong trường hợp của T là chị đang bị mất nhu cầu
an toàn và chị đang cần đáp ứng nhu cầu an toàn ngay lập tức vì: Mặc dù là vợ chồng
với nhau nhưng chồng chị T không những không yêu thương vợ mà lại luôn luôn bị
chồng hành hung đánh đập liên tục và dã man cho dù khi chị mang thai con, anh cũng
thẳng tay đánh vợ không chút xót xa nào. T bị đánh đập không chỉ một lần mà là
nhiều lần và việc đánh đập của chồng T đối với T ngày càng nhiều và nó đã trở nên
đều đặn như một thói quen, một bản năng đối với T. Theo T kể lại thì việc đánh đập
của chồng chị không chỉ dừng lại bằng tay mà còn dùng đến những dụng cụ rất là tàn
bạo khác để đánh vợ trong khi vợ đang mang bầu như dùng “Có hôm anh đánh bằng
tay, hôm thì bằng quân gỗ, hôm thì bằng thanh củi, thậm chí còn có lần cầm dao đuổi
đánh T. Trên tay T giờ còn vết sẹo to hôm ngã do bị chồng đuổi.” . Người xưa có câu:
“ bát đũa còn có lúc xô nữa là vợ chồng” . Chuyện vợ chồng thỉnh thoảng có lúc to
tiếng, cãi vã xung đột nhiều lúc có động tay, động chân với nhau cũng là chuyện hiếm
gặp nhưng đó chỉ là những lúc nóng nảy giận giữ quá không kiềm chế nổi bản than.
Con đây thì chị T bị chồng đánh đập thường xuyên, hầu như ngày nào cũng trận đòn
có ngày thì vài lần. Thói hành hung bạo lực với vợ như là một hành động quen tay mà

T có thể dự đoán trước được, nhiều lúc chị còn phải chốn chạy ra ngoài nhà hang xóm
để trốn:” Như mọi khi, chồng T về là thể nào T cũng bị ăn đòn. T bồng con chạy sang

SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

10


Lý thuyết công tác xã hội

nhà hàng xóm để trốn, không may bị vấp ngã vào đống gạch”. Nếu như vợ chồng
người ta, chồng đi làm xa thỉnh thoảng mới được về như thế thì vợ con người ta được
đoàn tụ, sum vầy vui vẻ bên nhau cùng gia đình. Nhưng trái lại với Chị T đó như là
cơn ác mộng với chị mỗi khi chồng đi làm về. Phải ôm con chạy sang nhà hang xóm
trốn không thì bị ăn đòn, còn những đứa con lại phải chứng kiến cảnh bố mẹ đánh
nhau giữa bố và mẹ khiến cho tuổi thơ chúng cũng bị ảnh hưởng phần nào đó từ thói
quen bạo lực gia đình. Nhiều lúc bị chồng đánh đập đau khổ mà T đã có ý định uống
thuốc sâu tự tử.
 Từ những thói quen vũ phu trên của người chồng đối xử với vợ ta thấy chị T ta
thấy rằng chị T đang sống trong một môi trường gia đình dù là an toàn nhưng thực
chất không hề an toàn chút nào. Luôn luôn bị chồng rình rập tìm các đánh đập dã man
ảnh hưởng đến sự an toàn của T và cac con của T. Vì vậy nhu cầu bức thiết cần được
đảm bảo cho chị T hiện nay là nhu cầu đảm bảo an toàn cho T.
- Nhu cầu tiếp theo mà chị T cần đảm bảo là nhu cầu được tôn trọng. Nhu cầu tôn
trọng ở đây không chỉ là sự tôn trọng của chồng với vợ T mà còn có sự tôn trọng của
bố mẹ chồng T với T. Bởi vì: Mỗi con người đều có giá trị riêng của bản thân mình
cần được mọi người tôn trọng. Nhưng trong trường hợp của chị T thì Chị bị mất sự
tôn trọng từ phía gia đình và bản thân người chồng của mình. Chồng T không hề coi
trọng T, mặc dù hai vợ chồng lấy nhau xuất phát từ tình yêu và quá trình tìm hiểu yêu
đương nhau thật lòng chứ không phải là sự ép buộc đến với nhau hay do ba mẹ bắt ép.

Tất cả đều là tự nguyện. Nhưng khi lấy nhau về làm vợ chồng thì chồng T không hề
tôn trọng vợ mình, xâm phạm đến sức khỏe người vợ do bị đánh đập thường xuyên và
không tin tưởng lời vợ mình nói. Cho dù có là vợ chồng đi chăng nữa thì chồng T
cũng không có quyền gì mà bạo hành với T như vậy. Việc đánh đập vợ như chồng chị
T là biểu hiện của một kẻ vũ phu thiếu hiểu biết và còn vi phạm pháp luật ( Vi phạm
luật Hôn nhân và gia đình)
Người chồng không tôn trọng đã đành lòng, nhưng chính chị T cũng không tôn
trọng chính bản thân mình. Nhiều lần T đã có ý định uống thuốc sâu tự tử khi nhiều
lần bị chồng đánh đập.
Như vậy, Chị T không những bị bạo hành gia đình từ người chồng vũ phu của mình
mà chị còn mất đi những nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu được an toàn và
nhu cầu được tôn trọng. Vậy việc đầu tiên cần đáp ứng cho chị T là nhu cầu được an
toàn và tôn trọng.
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

11


Lý thuyết công tác xã hội

2. Áp dụng thuyết nhận thức- hành vi
Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow vào trong trường hợp của chị T ta thấy
Chị không được đáp ứng nhu cầu an toàn và nhu cầu được tôn trọng. Với việc chị T
thường xuyên phải chịu đựng những hành vi bạo lực gia đình từ người chồng có thể
thấy rõ ý thức, cách nhận thức về hành vi đánh vợ của một người chồng là hèn kém,
thiếu đạo đức. Để giúp hiểu rõ hơn về cách nhận thức và hành vi đánh chồng của
người vợ, áp dụng Lý thuyết nhận thức hành vi vào trường hợp trên để ta thấy được sự
bạo lực của người chồng và có phương pháp thay đổi hành vi tích cực đối với người
chồng. Vì lý thuyết nhận thức- hành vi tập trung vào trị liệu nhằm hướng tới sự thay
đổi trong hành vi.

Trong trường hợp của chị T trên ta thấy, mặc dù người chồng lấy vợ (chị T) xuất phát
tờ tình yêu thương giữa hai bên chứ không phải do ép buộc mà là tự nguyện. Đáng lẽ
ra chồng chị phải luôn yêu thương chăm sóc vợ mình hết mực vì khó khăn lắm họ mới
lấy được nhau (vì: ‘Hồi vợ chồng T còn đang yêu nhau, bố mẹ tôi phản đối quyết liệt
nhưng vì T và anh ấy quá yêu nhau nên T không nghe, vẫn tin tưởng vào tình yêu và
hạnh phúc mà anh đã mang đến cho mình. T đã nói với bố mẹ rằng: “bố mẹ cứ cho
con lấy anh ấy, sướng con hưởng, mà khổ thì con chịu”). khi lấy được nhau họ đã
hạnh phúc biết bao nhất là khi chị mang bầu đứa con trai đầu lòng nhưng hạnh phúc
đó chẳng với vợ chồng chị chỉ được 1 thời gian sau đó thì hạnh phúc như sụt đổ trức
mắt khi chồng chị thẳng tay tát chị vào mặt khi chị t đang mang bầu tháng thức hai và
sau đó thì hành vi vũ phu của chồng chị T diễn ra đều đặn và ngày càng vũ phu hơn.
Anh ta không chỉ đánh chị bằng tay mà nhiều khi còn dùng quân gỗ, thanh củi để đánh
chị, thập chí chồng chị còn dùng dao đánh đuổi chị.
Chồng chị T là một người đi ra ngoài làm việc cũng hiểu biết về bên ngoài xã hội chứ
không phải là dân đen. Anh ta nhận thức được hành vi bạo lực của mình với vợ là điều
sai trai, hèn hạ của một người đàn ông đánh vợ mình nhưng anh ta không thể bỏ được
cái thói vũ phu đó của mình. Mặc dù nhiều lúc anh ta nhận thức được hành vi của
mình là sai trái thấy ân hận có lỗi với vợ khi vợ không chịu được bỏ nhà đi thì anh ta
vẫn đến nhà bố mẹ chồng đón chị về lăn nỉ và thề thốt nhưng được vài này a ta lại
quyay trở về thói đánh đập hành hung vợ :” T cũng không chịu đựng nổi đã bế con về
bên ngoại nhưng rồi chồng T lại đến năn nỉ xin lỗi nên T lại mềm lòng….” Nhường
như cái ành vi đánh vợ của Chồng T đã ngấm vào máu thịt anh đấy và trở thành bản
năng mà không ngày nào a ta không đánh vợ dù không có chuyện gì hoặc chỉ vài lý do
vụn vặt.
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

12


Lý thuyết công tác xã hội


Đánh vợ đã là một hành vi vô cùng xấu của một người chồng (nói cách khác là
một người đàn ông với một người phụ nữ) nhưng Chồng T còn không ý thức đươc
rằng hậu quả của việc anh bạo lực trong gia đình nặng nề như thế nào. Nó không chỉ
ảnh hưởng tới vợ anh, tứi những đứa con thơ của anh và còn ảnh hưởng trực tiếp đến
mái âm gia đình của anh.
- Với vợ anh( chị T):
+ Hành vi bạo lực của anh khiến cho vợ anh đau khổ, buồn bã, thất vọng về người
chồng, người bạn đời của mình. Để lại viết thương lòng và sự hối hận lựa chọn bạn
đời của mình nhiều lúc tuyệt vọng chị T đã nghĩ đến uống thuốc sâu tự tử(”Đến khi T
mang bầu đến tháng thứ 2, chồng T đã thẳng tay tát T một cái trời giáng trước mặt mẹ
chồng và cô em họ chỉ vì một chuyện hiểu lầm vụn vặt. T hoa cả mắt nhưng không
đau bằng nỗi đau trong lòng.”)
+ Để lại vết thương trên cơ thể chị: “Trên tay T giờ còn vết sẹo to hôm ngã do bị
chồng đuổi.
- Với những đứa con thơ và mái ấm gia đình mình:
+ Hành động thiếu nhận thức và suy nghĩ của Chồng T đã khiến cho anh đang dần dần
làm phá vữ hạnh phúc gia đình mình và những đứa con lớn lên trong một tuổi thơ toàn
sự cãi vã đánh đập từ cha mẹ mình. Nó ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách
cho trẻ vì sống trong môi trường gia đình bạo lực: “Các con T đứa lớn đã học lớp 8,
đứa bé thì lớp 1, suốt tuổi thơ của chúng chỉ toàn thấy bố đánh đập mẹ chứ chẳng có
được một ngày sống trong mái ấm”.
Từ chồng người T ta thấy được sự tư duy nhận thức không đúng sẽ dẫn đến những
hành vi sai lệch. Là một Nhân viên xã hội thì trước tình trạng bạo lực gia đình trên ta
cần có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời cho gia đình nhanh chóng thoát khỏi tình
trạng bạo lực. Đặc biệt là chúng ta nên có các biện pháp trị liệu tích cực để giúp chồng
T thay đổi được hành vi của bạo lực của mình với vợ mình.
3. Áp dụng thuyết hệ thống
- Từ những hành vi bạo lực gia đình trên của Chồng T ta thấy: Hành vi của con
người không bao giờ bộc lộ tự phát mà nằm trong mối quan hệ qua lại với các hệ

thống khác trong xã hội. Con người là một bộ phận của xã hội chịu sự tác động của
các hệ thống xã hội. Sự thay đổi ở bất kỳ mắc xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo
ra những ảnh hưởng đến hệ thống con nằm trong đó, cụ thể là hệ thống các cá thể
thuộc xã hội đó. Áp dụng thuyết hệ thống trong trường hợp bạo lực trên của T nhận
thấy chị T không không chỉ tồn tại riêng biệt mà chị T còn sống trong một gia đình
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

13


Lý thuyết công tác xã hội

gồm 3 thế hệ là: bố, mẹ chồng, hai vợ chồng và 4 đứa con. Đây là gia đình mở rộng.
Là một hệ thống gia đình gồm nhiều thành viên có mối quan hệ qua lại tác động đến
nhau. Cụ thể là: Bố mẹ chồng, hai vợ chồng và 4 đứa con đều ở trong một gia đình.
Quan hệ của T với bố chồng thì không mâu thuẫn gì, nhưng quan hệ giữa mẹ chồng
với T thì lại mâu thuẫn bà là người ghê gớm hay soi mói từng hành vi, cử chỉ của T.
Thêm vào đó bà mẹ chồng còn hay hùa vào cùng con trai đánh vợ, gây mâu thuẫn cho
vợ chồng ( ghép cho vợ cái tội đi theo trai). Quan hệ giữa vợ chồng T và các con
không mâu thuẫn gì. T rất yêu thương con, còn cha T thì cũng bình thường không
đánh đập các con nhưng cũng không quan tâm con cái. Có điều cần quan tâm là các
con của T luôn sống và lớn lên trong tuổi thơ và môi trường đầy sự bạo lực, đánh đập
bạo lực gia đình của bố mẹ. khiến chúng không có mái ấm gia đình hoàn hảo. Còn T
và chồng luôn luôn có mối quan hệ mâu thuẫn với nhau để xảy ra xung đột và hậu quả
là người vợ ( chị T) luôn phải chịu cảnh đánh đập từ người chồng của mình.
- Gia đình T thuộc hệ thống mở: vì hệ thống mà năng lượng và thôngtin cụ thể được
trao đổ bằng cách thẩm thấu qua vách ngăn biên của chính nó. Cụ thể là: Khi mỗi lần
hai vợ chồng T cãi vã, đánh đập nhau không chỉ có mình T và bố mẹ mà còn có những
người ngoài, hàng xóm biết chứ không phải nội bộ trong nhà biết với nhau, vì có lần
khi bị chồng đánh T đã bồng con chay sang nhà hàng xóm. Và mọi người trong làng

đều biết chồng T là thằng vũ phu nên đã nhiều lần mọi người bảo :” Mọi người hàng
xóm ai cũng bảo T bỏ cái loại chồng vũ phu đấy đi”.
 Như vậy, mỗi thành viên trong hệ thống gia đình đều có sự tương tác với nhau,
và hệ thống gia đình lại tương tác với môi trường mà nó đang sống. Khi các
thành viên trong hệ thống gia đình có tương tác với nhau như vậy lại có thể nảy
sinh những thuộc tính mới.
IV- TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ.
Trước tình trạng bạo lực gia đình như trên, thì bạo lực gia đình là một vấn đề
đáng được quan tâm và hỗ trợ của Công tác xã hội.
Là một nhân viên xã hội, trong quá trình làm việc với gia đình xảy ra tình trạng
bạo lực, việc rất quan trọng là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia
đình (trong trường hợp trên nạn nhân của bạo lực gia đình là T). Các hoạt động có thể
bao gồm: can thiệp khẩn cấp, cung cấp dịch vụ tham vấn, hỗ trợ về tâm lý lâu dài,
giúp nạn nhân ổn định tinh thần tìm kiếm các nguồn lực bên trong và bên ngoài.
SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

14


Lý thuyết công tác xã hội

Bên cạnh đó với những nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình khác nhau thì nhân
viên xã hội cũng đưa ra các cách hỗ trợ khác nhau. Dưới đây là bảng một số nguyên
nhân và một số cách thức hỗ trợ cơ bản cụ thể với gia đình có bạo lực:
Nguyên nhân dẫn đến
hành vi bạo lực

Cách trợ giúp

Nhận thức về trách nhiệm

của các thành viên trong
gia đình

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong
gia đình qua những buổi chia sẻ công việc, động viên
tinh thần đoàn kết, tương hỗ, gắn bó trong gia đình.

Hạn chế về khả năng giáo
dục của cha và mẹ

Hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng về chăm sóc, hỗ trợ con
cái.

Thành viên gây bạo lực gặp - Cung cấp các dịch vụ tham vấn hoặc trị liệu tâm lý.
vấn đề về mặt tâm lý
- Giúp các thành viên trong gia đình hiểu và giúp đỡ các
thành viên có vấn đề tâm lý nhằm cải thiện mối quan hệ
với các thành viên trong gia đình.
Thành viên trong gia đình
- khích lệ và tăng cường giao tiếp, chia sẻ bộc lộ suy
có khó khăn trong giao tiếp nghĩ, tình cảm giữa các thành viên.
- Trang bị các kỹ năng giao tiếp cho các thành viên.
Chưa tôn trọng sự riêng tư
của nhau

Giúp các thành viên trong gia đình nhận thức được vai
trò, vị trí của mình trong gia đình.
- Xây dựng bầu không khí tôn trọng, bình đẳng và cởi
mở.
- Hướng dẫn các thành viên thể hiện sự tôn trọng, riêng

tư với các thành viên khác trong gia đình.

Lạm dụng quyền lực của
một các nhân

- Giúp thay đổi nhận thức, tư tưởng lạm dụng quyền cá
nhân trong gia đình.
- Hỗ trợ gia đình xây dựng mô hình gia đình bình đẳng
và tôn trọng lẫn nhau.

Hoàn cảnh kinh tế khó
khăn

SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

- Kết nối gia đình tiếp cận với nguồn vốn.
- Trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng nguồn vốn hiệu
quả.

15


Lý thuyết công tác xã hội

- Hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm.
- Giới thiệu gia đình tới các chương trình, chính sách xã
hội phù hợp.

Trong trường hợp của T thì cần đươc hỗ trợ theo nguyên nhân : Chưa tôn trọng sự
riêng tư của nhau. Lạm dụng quyền lực của một các nhân và hoàn cảnh kinh tế khó

khăn.
 Tóm lại, việc vận dụng các lý thuyết công tác xã hội vào quá trình quản lý và hỗ
trợ ca hay các trường hợp bạo lực gia đình có vai trò rất quan trọng đối với nghề Công
tác xã hội trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng bạo lực gia đình. Đặc biệt là với
nhân viên Công tác xã hội thì nội dung các Lý thuyết này càng quan trong hơn bao giờ
hết, nó như là công cụ để họ giúp đỡ họ làm việc được hiệu quả và tốt hơn.
Vấn nạn bạo lực gia đình là phải hành động tích cực, coi bạo hành gia đình là vấn
đề chung của cả cộng đồng, của những nhân viên xã hội, tăng cường tuyên truyền, phổ
biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới,
đem đến cho những phụ nữ bị bạo hành thông điệp: “Phòng chống bạo lực giới, họ
không đơn độc” để tạo dựng niềm tin cho họ.
Có thể nói, để trong mỗi chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta ai cũng có ý thức
cộng đồng, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội,
làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội,
cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong gia đình, đặc biệt là những
người đàn ông, xóa bỏ lối suy nghĩ lạc hậu, định kiến xã hội và hãy nêu cao khẩu hiệu
“nói không với bạo lực gia đình”./

SV: Đào Hồng Ngọc_Đ7CT1

16



×