Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giao an ky nang song lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.77 KB, 15 trang )

Kế hoạch dạy kỹ năng sống lớp 8
Năm học 2015 - 2016
Tiết
1+2
3+4
5+6
7+8
9+10
11+12
13+14

Tên bài dạy

Ghi
chú

Kỹ năng đạt mục tiêu
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng kiên định
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Kỹ năng thơng lợng
Kỹ năng cảm thông, chia sẻ

GV: Phan Thanh Phơng

Ngy son: 10-09-2015
Ngy dy:12- 09 - 2015
:03-10 - 2015

Tờn bi :


Đ1- K NNG T MC TIấU
(Lng ghộp HNGLL)

Tit: 1 + 2

Trong tit hc ny chỳng ta s tho lun xem lm th no lờn k hoch
cho tng lai tt hn bng cỏch t ra cỏc mc tiờu. Nhng ngi luụn ra mc
tiờu cho tng lai thng gt hỏi thnh cụng v trỏnh c nhng sai lm ln m
cú th cn tr con ng tin ti gic m ca h. Chỳng ta s cựng tho lun xem
gm nhng mc tiờu gỡ v cỏc bc xõy dng mc tiờu nh th no?
Mc tiờu l nhng thnh tu m chỳng ta mun t c trong tng lai.
Chỳng ta s d dng t c mc tiờu nu chỳng ta lp k hoch trc. Chỳng ta
1


sẽ cùng bàn về hai loại mục tiêu, đó là “mục tiêu ngắn hạn/trước mắt” (mục tiêu sẽ
đạt được trong khoảng 6 tháng) và “mục tiêu dài hạn” (mục tiêu sẽ đạt được trong
một năm hoặc lâu hơn).
Lập kế hoạch cho tương lai
Hãy nghi đến tương lai của bạn.Tưởng tượng xem cuộc sống của bạn trong
năm tới sẽ thế nào. Hãy tự hỏi xem khi đó:
Bạn đang sống cùng ai?
Những ai là bạn của bạn?
Bạn có người yêu chưa?
Bạn làm gì trong thời gian rỗi?
Bạn có hút thuốc, uống rượu, hay dùng chất kích thích không?
Liệu bạn có mắc một căn bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS?
Bạn đang học phổ thông hay học đại học hay đã đi làm?
Tiếp tục hình dung cuộc sống của bạn trong những năm sau đó như thế nào
và cũng tự đặt những câu hỏi tương tự.

Giờ hãy nghĩ tới cuộc sống của bạn khi bạn được khoảng 27, 28 tuổi. Khi
đó:
Bạn đã lập gia đình rồi chứ?
Bạn đang làm việc gì?
Liệu bạn có thể bị AIDS?
Liệu cuộc sống của bạn có bị tác động bởi rượu, bia hay chất kích thích?
Cuối cùng hãy tưởng tượng là bạn đã có con khoảng 13-14 tuổi.
Bạn lo ngại điều gì cho chúng?
Liệu HIV/AIDS có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng?
Xem xem bạn có thể đưa ra những quyết định gì (cả tốt cả xấu) sẽ ảnh hưởng tới
tương lai của bạn (cả tích cực lẫn tiêu cực). Hãy để những ước vọng và giấc mơ chỉ
lối cho bạn tránh những hành vi bất lợi. Hiện giờ những quyết định nào bạn đưa ra
có ảnh hưởng tới tương lai của bạn? Bạn đang làm gì để có thể đạt được các mục
tiêu đề ra.
Mục tiêu trước mắt
Mục tiêu trước mắt là kế hoạch có thể hoàn thành trong vòng 6 tháng. Ví dụ:
Hôm nay, tôi sẽ lau nhà.
Tôi sẽ vượt qua kì thi trong hai tháng tới.
Tôi sẽ thêu khăn trải bàn để tháng tới đem ra chợ bán.
Đặt ra mục tiêu ngắn hạn có thể giúp bạn lập kế hoạch để hoàn thành những công
việc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Khi bạn đề ra những mục tiêu thì hãy viết ra và
lên kế hoạch làm thế nào để đạt được chúng như vậy bạn sẽ dễ dàng hoàn thành
mục tiêu hơn. Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là giành được điểm tốt trong kì thi hai
tháng tới thì hãy ngồi xuống và ghi ra bạn sẽ chuẩn bị như thế nào để có thể làm tốt
bài thi. Bạn sẽ xắp xếp thời gian học như thế nào (hàng ngày hay tuần ba buổi...)?
Bạn sẽ học ở đâu? Ai sẽ động viên bạn? Bạn sẽ học với thời gian bao lâu? Nếu bạn
2


thực hiện theo kế hoạch, có thể bạn sẽ làm tốt bài thi. Như vậy bạn sẽ đạt được

mục tiêu của mình.
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn kế hoạch có thể hoàn thành trong một năm hoặc lâu hơn. Chẳng
hạn như:
Tôi sẽ đi học đại học để trở thành bác sĩ.
Tôi sẽ sinh hai đứa con và chúng nó sẽ học ở những trường có chất lượng.
Tôi sẽ có một doanh nghiệp tư nhân sau 5 năm nữa.
Mục tiêu dài hạn là những kế hoach giúp bạn đạt được ước mơ của mình. Khi bạn
lập ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu bạn sẽ tránh được những hành vi
có thể cản trở việc bạn đạt được ước mơ đó. Mục tiêu dài hạn được hoàn thành nhờ
việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ, nếu bạn muốn học ở một trường đại
học uy tín bạn cần phải lập ra các kế hoach ngắn hạn để giành được điểm tốt ở
trường, để sau này có thể làm tốt bài thi đại học và tránh xa các tệ nạn xã hội - cái
có thể làm bạn mất cơ hội đặt chân vào cổng trường đại học. Nếu bạn bỏ qua
những việc mà bạn cần phải làm ngay từ bây giờ để thì có nghĩa bạn đang đánh
mất cơ hội để thực hiện ước mơ của mình. Một người sáng suốt sẽ thực hiện theo
cách, “Nỗ lực cho những gì đáng giá (làm)” Nếu bạn thực sự muốn giành được
mục tiêu của mình thì bạn cần phải nỗ lực hết mình để giành được mục tiêu đó.
Xây dựng mục tiêu
Khi xây dựng mục tiêu bạn nên nhớ một số điểm sau:
Ghi các mục tiêu ra thật rõ ràng. Trình bày những gì bạn cần làm chứ không phải
những gì bạn nên tránh. Ví dụ: nếu bạn cảm thầy thói quen ăn uống của mình có
vấn đề thì bạn có thể đưa ra mục tiêu như sau “Tôi sẽ ăn nhiều hoa quả và rau xanh
hơn để có lối sống lành mạnh hơn”. Bạn không nên nói “Tôi sẽ không ăn kẹo, bánh
và các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ”. Nếu bạn luôn nghĩ đến những việc
bạn cần làm (thay vì những việc không nên làm) thì sẽ dễ dàng thành công hơn và
sẽ có ý nghĩ tích cực hơn về việc cần làm để đạt được mục tiêu.
Đặt ra những tiêu chuẩn cao nhưng phải thiết thực. Đưa ra mục tiêu có thể đạt
được nhưng đừng đưa ra những mục tiêu có thể dễ dàng đạt được như vậy bạn sẽ
thấy các mục tiêu này nhàm chán. Thách thức bản thân cũng là một điều rất quan

trọng.
Phải cụ thể: Nếu bạn đề ra mục tiêu không rõ ràng thì bạn sẽ khó xác định được
bạn cần làm những gì để đạt được mục tiêu và bạn sẽ dễ dãi với bản thân khi bạn
không thực hiện đúng theo kế hoạch. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là “Năm 19 tuổi
tôi sẽ học tại trường Đại học Y Hà Nội để trở thành bác sĩ ” thì không nên chỉ đề ra
mục tiêu là “Tôi muốn đi học” vì như vậy quá chung chung. Liệu bạn có muốn học
tại một trường đại học, cao đẳng hay trường chuyên nghiệp nào đó? Nếu bạn
không cụ thể hoá những gì bạn thực sự muốn thì bạn biết làm thế nào để giành
được mục tiêu của mình.
Các bước sau đây sẽ giúp bạn thành lập mục tiêu của mình:
3


- Xác định mục tiêu: Ghi ra một mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn. Ví dụ:
Tôi sẽ học tại một trường đại học ở Hà Nội chuyên nghành tiếng Anh để sau này
trở thành giáo viên dạy tiếng Anh.
- Những lợi ích mà tôi sẽ có được nếu tôi đạt được mục tiêu của mình là gì? Chẳng
hạn như là “Tôi sẽ có thể nói chuyện với người nước ngoài”, “vì tôi có thể hiểu
tiếng Anh nên tôi sẽ có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin trên mạng internet.”
- Những trở ngại ngăn cản tôi đạt được muc tiêu của mình? Nếu tôi không tạo được
thói quen học tốt từ bây giờ tôi sẽ không thể bước vào cổng trường đại học.” Sau
khi xác định những trở ngại bạn cần lập ra chương trình thay đổi hành vi để giúp
bạn khắc phục được bất kì thói quen nào làm hạn chế khả năng bạn giành được
mục tiêu. Để hiểu rõ thêm về thay đổi hành vi hãy xem mục Thay đổi hành vi
- Bạn cần phải học hay làm gì? “Tôi phải tập thói quen học tập hợp lý như vậy tôi
mới có thể làm tốt các bài thi.”, “Tôi cần học tiếng Anh.”
Ai sẽ đông viên tôi? “Cô giáo tôi, mẹ tôi, hoặc người bạn hàng xóm là người
Australia.”
Kế hoạch thực hiện của tôi như thế nào? “Trước tiên tôi sẽ học bài hàng ngày để
làm tốt các bài thi. Tôi sẽ dành thời gian để học tiếng Anh và luyện nói tiếng Anh

với người bạn Australia. Tôi sẽ nộp hồ sơ vào một trường đại học ngoại ngữ nào
đó ở Hà Nội
Ngày hoàn thành: Khi nào tôi sẽ hoàn thành mục tiêu? Ví dụ đưa ra ngày bạn sẽ
lên Đại học.
Bạn có thể dùng bảng dưới đây để hỗ trợ việc lập kế hoạch.
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn

Những lợi ích khi đạt mục tiêu

Những lợi ích khi đạt mục tiêu

Những trở ngại trong quá trình thực hiện Những trở ngại trong quá trình thực hiện

Cần học và làm những gì?

Cần học và làm những gì?

Ai là người động viên

Ai là người động viên

Kế hoạch – Các bước tiến hành

Kế hoạch – Các bước tiến hành
4


Ngày hoàn thành


Ngày soạn:05-11 - 2015
Ngày dạy:07- 11 - 2015
:05- 12 - 2015

Ngày hoàn thành

Tên bài :
§ KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
(Lồng ghép HĐNGLL)

Tiết: 3 + 4

Trong xã hội tri thức và thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mỗi người đều
cần có kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác, góp phần
vào thành công của bản thân trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong công
việc.
Các bước tìm kiếm và xử lý thông tin
Bước 1: Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ mình cần thực hiện
Bước 2: Xác định những thông tin cần tìm hiểu.
5


Bước 3: Xác định những nguồn/ địa chỉ có thể cung cấp các thông tin đó.
Bước 4: Tiến hành tìm kiếm thông tin qua từng nguồn/ địa chỉ.
I. Tìm kiếm thông tin bằng phỏng vấn người khác
(1) Xác định những đối tượng có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy về nội dung
cần tìm kiếm.
(2) Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thích hợp
(3) Xin phép và thông báo trước mục đích, chủ đề phỏng vấn và những thông tin
cụ thể muốn tìm hiểu để những đối tượng được phỏng vấn có sự chuẩn bị trước.

(4) Khi phỏng vấn phải biết lắng nghe tích cực, có thái độ đúng mực, tôn trọng,
chân thành, cầu thị.
(5) Khi phỏng vấn, cần ghi chép đầy đủ các câu trả lời theo từng vấn đề, có thể sử
dụng thêm máy ghi âm, máy ảnh để hỗ trợ, nếu người trả lời phỏng vấn cho phép.
II. Tìm kiếm thông tin qua sách báo ở thư viện
(1) Xác định xem sách, báo mình cần thuộc chủ đề gì và tra cứu thư mục đó để tìm
các sách báo có liên quan (nếu có thể nhờ cán bộ thư viện giới thiệu tên những
cuốn sách, tờ báo có liên quan)
(2) Với mỗi cuốn sách, trước tiên cần đọc lướt phần mục lục để xem cuốn sách đó
có nội dung mình cần không.
(3) Sau khi đã chọn được những cuốn sách có nội dung cần thiết, cần đọc lời giới
thiệu để quyết định chọn ra một vài cuốn có độ tin cậy cao (tác giả và nhà xuất bản
có uy tín, sách mới xuất bản để cập nhật được các thông tin mới)
(4) Khi đọc sách, hãy ghi lại các từ khóa chứa đựng những nội dung chính trong
sách và đọc lại với cách đọc chỉ tập trung vào từ khóa, lướt nhanh các từ còn lại.
(5) Ghi chép các thông tin cần thiết theo từng nội dung
Bước 5: Sắp xếp các thông tin thu thập theo từng vấn đề/ nội dung
Bước 6: Sàng lọc các thông tin thu thập được
Bước 7: Kết nối thông tin giữa các vấn đề/ nội dung

Ngày soạn: 17-12-2015
Ngày dạy:21- 12 - 2015
:11- 01 - 2016

Tên bài :
§ KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
(Lồng ghép HĐNGLL)

Tiết: 5 + 6


Chẳng ai có quyết định đúng đắn ở tất cả mọi lúc. Nhưng nếu bạn có các kỹ năng
ra quyết định và biết cách phát triển các kỹ năng đó, bạn có thể làm cho cơ hội
thành công trong cuộc sống của bạn tăng lên. Vậy kỹ năng ra quyết định là gì? Các
bước để thực hiện quyết định của bạn như thế nào? Trang này, chúng ta sẽ cùng
nhau đề cập về vấn đề này.
Kỹ năng ra quyết định là gì?
6


Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra
một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản
thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn
ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra
những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - riêng tư, tài
chính và nghề nghiệp - vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa
chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của bạn.
Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn:



Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư.
Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn.

Với vị thành niên, đưa ra một quyết định chín chắn là rất có lợi và đó là một trong
những dấu hiệu bạn đã trở thành người lớn. Cho dù bạn đang học, đang làm việc,
kiếm tiền hay đang đi chơi cùng bạn bè thì điều quan trọng là vẫn phải nghĩ về
những hậu quả trước khi bạn đưa ra một quyết định. Sau đây là một ví dụ:
Hãy tưởng tượng bạn đang đi chơi cùng bạn bè, một người bạn mời bạn một điếu
thuốc lá, bạn sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối tuần, một
nhóm bạn bè đến rủ bạn đi uống rượu, bạn sẽ từ chối? nhận lời? Hay bạn phải nghĩ

đến một giải pháp nào đó?
Cuộc sống là vậy đó! Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm
với quyết định của mình. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng
việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra.
Các bước để đưa ra một quyết định
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đưa ra các quyết định của bản thân.
Quyết định có thể sẽ rất đơn giản, chỉ cần một "tích tắc" là chúng ta đã có thể cho
"ra đời" một quyết định đúng. Ví dụ như: sẽ quyết định hôm nay mình phải mặc bộ
quần áo nào đến trường? Nhưng cũng có những quyết định rất phức tạp đời hỏi
chúng ta phải suy nghĩ, có thể hàng ngày hàng giờ và đôi khi còn cần phải tham
khảo các ý kiến từ những người khác. Vậy với những quyết định phức tạp thì
bạn sẽ làm gì để đưa ra một quyết định chín chắn cho mình?Trong trường hợp
này, bạn hãy tham khảo và làm theo những "nấc bước" sau đây:
Bước 1: Hiểu vấn đề

Bạn phải quyết định điều gì?

Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào vấn đề mà gây ra sự rắc rối.
Bước 2: Nhận định các giải pháp
7


Những lựa chọn của bạn là gì?

Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề.

Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn bè
hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng.

Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân.

Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối của mỗi lựa chọn

Lựa chọn một số giải pháp thực thi.

Suy nghĩ và so sánh đến ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp.

Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn
và ảnh hưởng của nó đối với người khác.
Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó

Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất.

Quyết định và thực hiện.

Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.
Một số quyết định làm và không làm:

Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề

Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình

Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa
thời gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới

Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học
hỏi từ những sai lầm của bạn nữa.
Không làm:

Có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn – chắc chắn sớm hay
muộn bạn cũng sẽ có quyết định sai


Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân
thủ theo 4 bước khi đưa ra quyết định

Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không
làm gì cả

Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi
– nhưng không giải quyết được vấn đề
Đưa ra quyết định thì dễ – Nhưng để đưa ra quyết định đúng yêu cầu phải có
kiến thức và kỹ năng.
Một số câu hỏi và trả lời:
Thế nào là Tôi đưa ra quyết định sai?


Lỗi lầm có thể là những bậc thầy tốt nhất – Hãy tận dụng chúng cho bạn! Tìm xem
cái gì sai, và tập hợp các thông tin này lại để sử dụng cho các quyết định trong
tương lai của bạn sau này.
8


Thế nào là Tôi phải quyết định “trong chốc lát”?
Tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thời gian để sử dụng 4 bước. Nhưng sử
dụng chúng khi có thể bạn cũng sẽ xây dựng được năng lực đưa ra quyết định
“trong chốc lát”.
Tại sao lại liều lĩnh đưa ra quyết định mạnh bạo?
Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra
quyết định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc
sống và thành công của bạn. Hãy nhớ là: chịu trách nhiệm cho các quyết định
của mình là tính cách cơ bản của người lớn!

Mời bạn hãy đọc kĩ tình huống sau để hiểu rõ hơn về kĩ năng ra quyết định:
Lan là một học sinh cấp 3, năm nay Lan đã 18 tuổi. Thời gian gần đây Lan có quen
một người bạn trai và hai người cũng đã có thời gian để gặp gỡ và tìm hiểu nhau.
Đến một hôm, anh bạn trai có hỏi Lan rằng: “em có yêu anh không”? Lan đã trả lời
là “có” và Lan cũng hỏi lại người bạn trai ấy như vậy. Anh ta lại hỏi Lan rằng: “em
có dám làm chuyện đó với anh không”? Lan đã trả lời là “không”. Và anh ta nói:
“vậy em có yêu anh thật lòng không? Đến khi nào em dám làm chuyện đó với anh
thì mới chứng tỏ được tình yêu của em” và khi đó anh cũng sẽ yêu em thật
lòng”....!!!
Với những lời nói của bạn trai đã khiến Lan phải suy nghĩ rất nhiều. Vì Lan cũng
thích anh ấy, nên Lan rất băn khoăn về quyết định của mình. Không biết có nên
làm “chuyện đó” với anh ấy để chứng tỏ tình yêu của mình không? Một mặt Lan
muốn chứng tỏ tình yêu của mình, nhưng mặt khác Lan lại không muốn làm
“chuyện đó”.
Lan nghĩ rằng: Nếu làm chuyện đó thì mình sẽ chứng tỏ được tình cảm của mình
và sẽ có được tình yêu của anh ấy - người mà mình rất thích. Nhưng nếu làm
“chuyện đó” thì chưa thực sự sẵn sàng vì còn đang học và nếu có quan hệ tình dục
sớm - trước hôn nhân thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: Mang thai sớm, có
nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể sẽ phải bỏ học....Nếu
không làm “chuyện đó” thì mình sẽ không có được tình yêu của anh ấy nhưng
mình lại không gặp phải các hậu quả không tốt.
Mặc dù đã suy nghĩ rất nhiều nhưng Lan vẫn cảm thấy bối rối, không biết nên
quyết định như thế nào, những suy nghĩ cứ mâu thuẫn, đan xen...Và Lan đã quyết
định tâm sự những băn khoăn của mình với người chị gái họ - người mà Lan rất tin
tưởng và hay tâm sự. Người chị của Lan đã nói với Lan rằng: “không nên có quan
9


hệ tình dục trước hôn nhân vì có thể mang đến những hậu quả như: mang thai sớm,
có thể bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục...nếu gia đình, bố mẹ và bạn

bè mà biết chuyện đó thì sao? Hơn nữa làm sao em có thể tin rằng, anh ta yêu em
thật lòng? Không thể coi chuyện quan hệ tình dục nam nữ là bằng chứng của tình
yêu được em ạ. Mà tình yêu thật sự phải là tình cảm yêu thương trân thành mà một
người đó dành cho em. Trong đó còn chứa đựng cả sự tin yêu, tôn trọng, giúp đỡ
lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ và điều quan trọng nữa là phải biết gìn giữ cho
người mình yêu. Đó mới là một tình yêu”.
Sau khi nhận được lời khuyên như vậy Lan đã quyết định sẽ không làm chuyện đó
với anh ấy cho dù không có được tình cảm của anh ấy đi chăng nữa. Và Lan cũng
cảm thấy thật thoải mái và tự tin hơn khi đã nói KHÔNG với quan hệ tình dục
trước hôn nhân.
Sau đây là câu hỏi dành cho bạn:
Hãy thử đặt bạn vào tình huống của Lan, bạn sẽ làm gì?

Bạn có cân nhắc kĩ trước khi đi đến quyết định của mình không?

Bạn có nghĩ đến các cách mà bạn sẽ giải quyết không?

Với mỗi phương án giải quyết bạn có cân nhắc và lường trước các kết quả và
hậu quả của nó không?

Khi cảm thấy mình chưa tự tin trong quyết định của mình, bạn có cảm thấy
thoải mái và tự tin khi tham khảo ý kiến từ những người khác không?
Nếu những câu hỏi trên trả lời là có thì bạn có thể yên tâm trong các quyết định của
mình.


Ngày soạn: 10/2/2016
Tên bài :
Tiết: 7 + 8
Ngày dạy: 12 - 02 - 2016

§1 KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH
26-02-2016
Tính kiên định: là kỹ năng thực hiện những gì mà mình muốn hoặc từ chối
những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của
người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hoà đúng mực. Đó là tính
kiên định theo chiều hướng tích cực. Ví dụ như: Một cô gái từ chối sự tán tỉnh của
người bạn trai cùng lớp hoặc của người đàn ông lớn tuổi hơn, hoặc một em bé
thuyết phục mẹ để tiếp tục được đi học. Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng,
vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.
+ Tính hiếu thắng: luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân, quên đi
quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn mọi người phục tùng mình, bất kể
điều đó đúng hay sai.
10


+ Tính phục tùng: Thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi quyền và nhu
cầu của người khác là trên hết, quên mất quyền và nhu cầu của cá nhân mình, bất
kể điều đó là hợp lý.
Kỹ năng này giúp học sinh:
*Phân biệt được tính kiên định, hiếu thắng, phục tùng.
*So sánh với quyền và nhu cầu của bản thân cũng như biết tôn trọng quyền
và nhu cầu của người khác để lựa chọn thái độ và hành vi đúng.
Các yếu tố chính của kiên định
+ Biết rõ bạn muốn gì và cần gì.
+ Có thể nói lên điều mình muốn và cần.
+ Tin rằng mình có giá trị.
+ Cố gắng và có quyết tâm để lo cho nhu cầu và sự an toàn của mình.
Lưu ý:
-Kỹ năng kiên định có thể rèn luyện được.
-Kỹ năng kiên định làm tăng thêm sự tự tin.

-Kiên định giúp bạn cảm thấy thoải mái khi ứng phó với các tình huống.
THỂ HIỆN THÁI ĐỘ KIÊN ĐỊNH
• Thái độ kiên định:
+ Cởi mở và thành thật với bản thân và người khác.
+ Lắng nghe ý kiến của người khác.
+ Bày tỏ sự thông cảm với hoàn cảnh của người khác.
+ Tự trọng và tôn trọng người khác.
+ Xử lý cảm xúc của mình.
+ Thể hiện rõ ý kiến và mong muốn của mình.
+ Nói không và giải thích lý do.
+ Thực hiện theo ý muốn của mình mà không tổn hại đến quyền của người
khác.
• Thái độ hung hăng:
+ Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể điều gì, thậm chí làm phương
hại đến quyền lợi người khác.
+ Buộc người khác làm điều họ không muốn.
+ Nói lớn tiếng và thô lỗ.
+ Ngắt lời người khác.
+ Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên.
• Thái độ phục tùng:
+ Yên lặng vì sợ người khác giận.
+ Tránh xung đột.
+ Đồng ý khi trong lòng không muốn.
+ Luôn đặt nhu cầu người khác lên trên.
+ Chiều theo những việc mình không muốn.
+ Trong lòng giận giữ và khó chịu nhưng không nói ra.
11


+ Mơ hồ về ý nghĩa và điều mình muốn.

+ Biện minh hành động của mình là vì người khác.
+ Không có thái độ kiên quyết.

Ngày soạn: 2-3-2016
Tên bài :
Tiết: 9 +
Ngày dạy: 12 - 3 - 2016
§1 KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG
10
26-3-2016
THẲNG
I. Mục đích:
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Nhận biết được những tình huống dễ gây căng thẳng trong cuộc sống.
- Biết được những cảm xúc thường có trong khi đang bị căng thẳng.
- Biết được cách ứng phó tích cực khi đang ở trong những tình huống gây căng
thẳng (nhất là khi đang phải chịu sức ép bên ngoài như từ bạn bè, gia đình và xã
hội).
II.Tài liệu và phương tiện học tập:
Giấy roki, bút lông viết bảng, tranh vẽ minh họa nét mặt, tâm trạng căng thẳng.
II.Các hoạt động trên lớp của GV và HS:
12


1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tình huống gây căng thẳng (30 phút):
a) Mục tiêu cụ thể: Giúp học sinh có khả năng:
- Biết được những tình huống thường gây ra những căng thẳng trong cuộc sống.
- Biết ý nghĩa của việc nhận thức được các tình huống gây căng thẳng.
- Biết được những cảm xúc thường gặp khi bị căng thẳng.
b) Cách tiến hành các hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tình huống thường gây ra căng thẳng trong
cuộc sống.
- Giáo viên ghi tóm tắt các tình huống đó lên bảng (theo các nhóm tình huống)
- Giáo viên trình chiếu các hình ảnh minh họa cho hoạt động01.
- Phát phiếu bài tập cho hoc sinh đoán biết tâm trạng căng thẳng qua các hình ảnh
- Giáo viên giải thích cho hoc sinh thấy được: đối với một tình huống gây căng
thẳng, ở mỗi người có thể có những tâm trạng khác nhau ẩn chứa trong lòng; vậy
những tâm trạng đó là gì?
- Giáo viên yêu cầu hoc sinh chọn một trong các tình huống gây căng thẳng đã nêu
ở trên, từ đó dự đoán các tâm trạng có thể có trước tình huống căng thẳng đó (cho
một vài học sinh phát biểu ý kiến nhanh trước lớp).
- Giáo viên phân nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, dự đoán về các
tâm trạng có thể có khi đang ở vào một tình huống trong số các tình huống đã được
liệt kê, ví dụ:
+ Nhóm 1: thảo luận về tâm trạng có khi bị thất bại trong học tập.
+ Nhóm 2: thảo luận về tâm trạng có thể có khi bị khiển trách oan.
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận (trình bày sẵn
trên giấy, nhóm cử đại diện lên thuyết trình trước lóp)
- Giáo viên kết luận: trong cuộc sống thường ngày chúng ta có thể gặp những tình
huống căng thẳng như: liệt kê một cách có hệ thống các tình huống có thể gây căng
thẳng mà giáo viên và học sinh vừa thảo luận đưa ra. Đồng thời xác định khi bị
căng thẳng người ta có thể có các tâm trạng như: liệt kê một cách có hệ thống các
tâm trạng có thể có mà giáo viên và học sinh vừa thảo luận và thống nhất đưa ra.
- Giáo viên nhận xét những tâm trạng đó đã làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
và tinh thần của con người; đồng thời cũng có thể những tâm trạng tích cực khác
như: hy vọng, mong muốn, cố gắng hơn…
- Giáo viên đưa ra một số hình ảnh minh họa tâm trạng căng thẳng và có ghi chú
những cảm xúc để minh họa.
2. Hoạt động 2: ý thức về các cảm xúc của bản thân trong tình huống bị căng
thẳng (30 phút)

a) Mục tiêu:hiểu được lợi ích và ý nghĩa của việc nhân thức được tâm trạng của
bản thân khi bị căng thẳng
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, thảo luận các câu hỏi:
+ Người ta có thể có những tâm trạng khác nhau khi bị căng thẳng hay không?
13


+ Những tâm trạng đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người?
+ Việc ý thức về các tình huống gay căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày và các
tâm trạng khi bị căng thẳng có ý nghĩa thiết thực như thế nào? vì sao?
- Giáo viên mời các nhóm thảo luận và trình bày
- Giáo viên có thể yêu cầu mỗi nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận về một
câu hỏi và cho các nhóm khác bổ sung thêm ý kiến
- Giáo viên kết luận:
+ Khi bị căng thẳng người ta có nhửng cảm xúc hoặc tâm trạng khác nhau;
+ Có những cảm xúc tiêu cực như: buồn, chán, tức giận,…nhưng cũng có những
cảm xúc tích cực như: mong muốn, hy vọng, cố gắng hơn,…
+ Chú ý đối với một tình huống căng thẳng, ở người này có thể có cảm xúc khác
với người kia.
+ Những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người.
+ Những cảm xúc tích cực có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và tinh thần của con
người.
- Vì vậy, việc ý thức được các tình huống trong cuộc sống hằng ngày có thể gây
căng thẳng đối với bản thân là rất cần thiết, nó giúp ta tránh được những tình
huống đó, hoặc tìm ra được cách ứng phó phù hợp khi ta gặp phải
- Ý thức được về các tâm trạng và cảm xúc có thể gặp phải khi căng thẳng sẽ giúp
bản thân hiểu được ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và tinh thần, từ đó có sự
bình tĩnh và cân bằng hơn (giúp bản thân không nên quá buồn, quá tức giận, quá
thất vọng,…).

3. Hoạt động 3: ảnh hưởng của bạn bè đến các tình huống gây căng thẳng (30
phút)
a) Mục tiêu:giúp học sinh biết được:
- Ảnh hưởng của bạn bè đến hành vi của bản thân.
- Sức ép của bạn bè có thể dẫn đến sự căng thẳng đối với bản thân.
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ví dụ về những tình huống cụ thể cho thấy những
ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bản thân mình.
- Giáo viên tóm tắt kết quả trình bày của học sinh lên bảng.
- Chia nhóm giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai ứng xử
một tình huống.
+ Ví dụ 1: khi bạn bè rủ rê bỏ học đi chơi.
+ Ví dụ 2: khi bạn bè ép hút thuốc lá, uống rượu, hoặc sử dụng chất ma túy.
- Các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai, đưa ra cách giải
quyết trong từng tình huống bị cẳng thẳng.
- Các nhóm lên đóng vai trong từng tình huống cụ thể, các nhóm khác quan sát rồi
nhận xét.
- Cả lớp thảo luận:
14


Vì sao ý kiến của bạn bè lại có thể chi phối tính suy nghĩ và hành động của
bản thân, trong đó có những ảnh hưởng tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực như
thế nào?
Khi bị áp lực tiêu cực từ bạn bè, bản thân cần phải biết quyết định đúng đắn,
biết kiên định từ chối những rủ rê xấu của bạn bè và biết tìm kiếm sự hỗ trợ giúp
đỡ cũa những người tin cậy như: bạn bè tốt, thầy cô và cha mẹ.
* Lưu ý: Bài tập trên chỉ phân tích ở những khía cạch tiêu cực của bản bè đến bản
thân; trong thực tế cũng có những ảnh hưởng từ bạn bè đến bản thân. Qua đó từng
học sinh có thể giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau trong học tập khuyến khích

những ảnh hưởng tích cực của bạn bè tốt đến bản thân.
- Giáo viên phát phiếu bài tập: tìm hiểu về sự căng thẳng và tâm trạng trong
khi căng thẳng. Khi một người bị căng thẳng thì bên trong họ có thể có rất nhiều
cảm xúc, các cảm xúc đó là gì?
- Giáo viên đưa ra hình ảnh trong tình huống bị căng thẳng, yêu cầu học sinh
phán đoán và ghi những cảm xúc có thể có xung quang hình ảnh đó./.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×