Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu Luận Quản Trị Học Ảnh Hưởng Của Môi Trường Vĩ Mô Vào Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.82 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGUYỄN HOÀNG DIỆN
Lớp : K15404. MSSV: K154040313

CHUYÊN ĐỀ MÔN QUẢN TRỊ HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀO
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Thành phố Hồ Chí Minh – 5/2016



PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại hiện nay, trước thị trường kinh tế mở các doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải có chiến lược, định hướng cụ thể,
xác định rõ mục tiêu cũng như đánh giá chính xác những tác động của các
yếu tố môi trường đến doanh nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục,
định hướng mới cho doanh nghiệp.
Có thể nói, các yếu tố môi trường rất quan trọng trong kinh doanh;
nó làm ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của
các doanh nghiệp. Là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra kế sách mới điều
hướng sự hoạt động của các doanh nghiệp.
Hiện nay, xu hướng tiêu dùng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
ngày càng tăng lên làm cho ngành công nghiệp chế biến sữa ngày càng phát
triển, trong đó công ty Vinamilk được đánh giá là công ty hàng đầu trong
lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế của cả thế giới nói chung và


của Việt Nam nói riêng đều khá bất ổn. Thêm vào đó, với sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt với sự ra đời của nhiều công ty cùng ngành đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển của công ty. Vậy để có thể tồn tại và
duy trì sự phát triển thì Vinamilk cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải quan tâm đánh giá và phân tích các ảnh hưởng của các yếu tố từ môi
trường đặc biệt là các yếu tố môi trường vĩ mô để làm căn cứ quan trọng
giúp nhà quản trị có thể có các chiến lược để phát triển công ty.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu. Việc phân
tích và đánh giá môi trường vĩ mô giúp cho doanh nghiệp hiểu và biết rõ
được những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng và tác động như

3


thế nào và với mức độ ra sao? Tác động tích cực hay tiêu cực? ... đối với
quá trình hoạt động sản xuất của mình. Từ đó đưa ra những chính sách, và
các giải pháp để góp phần hoàn thiện đề tài.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động quản trị doanh
nghiệp. Và sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô tới hoạt động
kinh doanh của công ty Vinamilk.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tất cả các doanh nghiệp, các loại hình tổ chức thuộc các ngành có
quy mô lớn hay nhỏ trong nền kinh tế mỗi quốc gia đều hoạt động trong
một cộng đồng xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp. Các yếu tố
của môi trường này tác động đan xen và ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh của công ty. Vì vậy, nhà quản trị phải xem xét tính chất tác động của
từng yếu tố, mối tương tác giữa chúng để dự báo mức độ, bản chất và thời
điểm ảnh hưởng nhằm xử lý tình huống một cách linh hoạt, đồng thời có
giải pháp hữu hiệu để tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn
kịp thời các nguy cơ nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu tổn thất trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Các yếu tố môi trường vĩ mô này bao gồm:

1.1. Yếu tố môi trường kinh tế
Trong môi trường kinh tế, doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố
như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), yếu tố lạm phát, tỉ giá hối đoái và lãi
suất, tiền lương và thu nhập.
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp, nhà nước tức
GDP đã chi phối và làm thay đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kì
nhất định. Vì vậy, nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động của quản trị;
các nhà quản trị phải dựa vào tổng sản phẩm quốc nội và tình hình thực tế
để từ đó hoạch định ra kế hoạch sắp tới phù hợp với xu hướng thị trường;
ra quyết định, tổ chức và lãnh đạo, giám sát việc thực thi kế hoạch.

5


 Yếu tố lạm phát


Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lí và chi phối hành vi tiêu dùng của
người dân; làm thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng; cho thấy tốc
độ tiêu thụ hàng hóa giảm ngày càng nhiều, nhất là ở những mặt hàng
mang tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày.
Trong thời kì lạm phát thì yếu tố về giá của sản phẩm càng được
người tiêu dùng quan tâm. Các nhà quản trị cần phải hoạch định lại chiến
lược sản xuất ở các khâu; cả nhà sản xuất và nhà phân phối cần quan tâm
cắt giảm các hình thức tiếp thị để tập trung vào ổn định giá sản phẩm. Kết
nối sản xuất với phân phối lại một cách phù hợp. Vì vậy, việc dự đoán
chính xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh
doanh.
 Tỷ giá hối đoái và lãi suất

Tỷ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập
khẩu; tức là làm ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: các
nguồn nguyên, vật liệu nhập khẩu có sự thay đổi dẫn đến kế hoạch sản xuất
bị chậm tiến độ so với dự kiến; làm ảnh hưởng đến thị trường cũng như
việc tiêu dùng của người dân.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của các doanh
nghiệp; các nhà quản trị phải dự báo trước về tỷ giá hối đoái và lãi suất để
từ đó có kế hoạch cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình.
 Tiền lương và thu nhập

Tác động đến giá thành và nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Thu nhập hay nó phản ánh tới mức sống của người dân. Người tiêu
dùng sẽ chi tiêu những sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế. Vì thế,
doanh nghiệp phải phân loại từng bậc sản phẩm để mọi khách hàng có thể
biết đến và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

6



Tiền lương của công nhân, nhân viên là yếu tố chính quyết định đến
nguồn nhân lực của doanh nghiệp; bởi tiền lương chính là nguồn sống của
hầu hết mọi người; mức lương thường được đặt lên hàng đầu trong tâm lí
và đó cũng chính là nguồn hứng khởi cho họ làm việc. Các nhà quản trị
phải có chính sách cụ thể quy định về mức tiền lương phù hợp với năng lực
làm việc của mỗi người, có sự thưởng, phạt công minh để tạo ra sự hài
lòng, tin tưởng trong môi trường làm việc. Có sự khuyến khích những sáng
kiến mới sáng tạo để tạo hứng khởi trong công việc; các nhà quản trị cũng
cần có chính sách đặc biệt với những công nhân, nhân viên có tuổi nghề lâu
năm để trong tâm lí của họ có sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật
Môi trường này bao gồm các yếu tố như: chính phủ, hệ thống pháp
luật… ngày càng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
 Chính phủ: cơ quan giám sát, duy trì và bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích

quốc gia. Vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài
chính, tiền tệ, thuế và các chương trình chi tiêu.
 Pháp luật: đưa ra những quy định cho phép hay không cho phép, hoặc
những ràng buộc, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo.
 Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật về chính sách điều chỉnh hành
vi kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp ngày càng phát triển trong môi trường pháp luật, chính
trị ổn định.
 Chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại…tác động lớn
đến doanh nghiệp. Những chính sách này thường xuyên được bổ sung phù
hợp với sự phát triển kinh tế đồng thời cũng là yếu tố tích cực hoặc kìm
hãm của doanh nghiệp.

Để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ, các doanh
nghiệp phải nắm bắt được các quan điểm, những quy định, những ưu tiên,

7


những chương trình chi tiêu của Chính Phủ và đảm bảo luôn tuân thủ pháp
luật.

1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm nhiều yếu tố như: dân số, văn
hóa, gia đình, tôn giáo. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và
kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các
yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi
một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một nghành kinh
doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
• Dân số: ảnh hưởng lên nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu ra của doanh

nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về nguồn dân số và xác định
quy mô thị trường để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện
ở từng nơi.
• Văn hóa: bao gồm toàn bộ những phong tục, tập quán, lối sống…được
dùng để định hướng hành vi tiêu dùng của mọi người trong xã hội. Nó chi
phối đến việc hình thành những nhu cầu về chủng loại chất lượng và kiểu
dáng hàng hóa. Khi bước vào một thị trường mới việc đầu tiên các doanh
nghiệp cần làm là phải nghiên cứu về yếu tố văn hóa xem sản phẩm doanh
nghiệp mình đưa đến có phù hợp với nhu cầu, phong tục…nơi đó không.
Nếu không phù hợp thì sản phẩm đó sẽ bị loại bỏ hoặc không có nhu cầu.
Trong trường hợp đó, các nhà quản trị phải có kế hoạch thay đổi hợp lí, có
thể thiết kế lại hình dáng bao bì, mẫu mã… sao cho phù hợp với từng nền

văn hóa; cố gắn định vị sản phẩm bằng Slogan để người tiêu dùng biết đến
và tiêu dùng sản phẩm.
Sự tác động của các yếu tố văn hóa có tính chất lâu dài và tinh tế,
khó nhận biết. Vì vậy, các nhà quản trị phải tìm hiểu kĩ các yếu tố văn hóa
để có kế hoạch phát triển đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn đưa sản
phẩm của doanh nghiệp đến với tất cả mọi người.

8


• Gia đình: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, năng suất lao động cũng như

hiệu quả làm việc của tất cả mọi người.
• Tôn giáo: ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức, tư cách của mọi người, trong
việc chấp hành và thực thi các quyết định.

1.4. Yếu tố công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp và tác
động đến hoạt động quản trị. Các thay đổi về công nghệ - kĩ thuật sẽ ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tương lai của một tổ chức về nhân lực. Các
yếu tố công nghệ thường biểu hiện như:
• Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanh

chóng làm bùng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông.
• Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên liệu vật liệu mới với những tính
năng và công dụng hoàn toàn chưa từng có trước đây.
• Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất cả
các khâu sản xuất, phân phối lưu thông và quản lý ngày càng cao hơn.
• Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền hơn
dẫn tới không gian sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn hơn…

Khi công nghệ phát triển,các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng
các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao
hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bên cạnh đó
hệ thống quản trị cũng phải thay đổi về chiến lược kinh doanh trong khâu
sản xuất, giới thiệu sản phẩm, rút ngắn thời gian thực hiện kế hoạch để phù
hợp với công nghệ hiện đại; công nghệ được cải tiến thì bản chất công việc
càng yêu cầu đến việc công nhân lành nghề, có kĩ thuật cao…như vậy dễ
dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lao động, nhà quản trị phải nghiên cứu và có
định hướng phù hợp về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không đổi mới về công nghệ kịp thời thì sẽ có
nguy cơ bị tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh.

9


1.5. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên
nhiên, đất đai, sông biển và các nguồn tài nguyên.
Môi trường tự nhiên Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi cho cho các
ngành như khai thác khoáng sản, du lịch, vận tải…
Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống con người, về nếp sống
sinh hoạt dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu hàng hóa.
Tự nhiên có tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Nó thường tác động
bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm
theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch…để chủ động đối phó với các tác
động của yếu tố tự nhiên các nhà quản trị cần phải phân tích, dự báo, đánh
giá tình hình thông qua các cơ quan chuyên môn, phải có biện pháp đề
phòng để giảm thiểu rủi ro tới mức có thể.
Những biến đổi trong môi trường đều ảnh hưởng đến hàng hóa và

sản phẩm mà các công ty sản xuất và đưa ra thị trường.
Sự khan hiếm của một số tài nguyên: các tài nguyên không tái tạo
được ngày càng cạn kiệt, nếu không sử dụng hợp lý nó sẽ tác động tới đầu
vào của sản xuất.
Tăng giá năng lượng: Vấn đề nóng hổi nhất trên thị trường hiện nay
là tình trạng tăng giá của xăng dầu. Nền kinh tế của những nước công
nghiệp phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp dầu mỏ trong khi
chưa tìm được nguồn nguyên liệu thích hợp để thay thế. Trong khi đó giá
dầu mỏ thì tăng vọt thất thường, gây nhiều trở ngại cho việc sản xuất.
Môi trường ngày càng ô nhiễm do các hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài cần phải chú ý cải
thiện khắc phục hạn chế này.

10


Tình hình thiên tai bão lũ, khí hậu cũng là một nhân tố ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình sản xuất sản phẩm. Làm thiệt hại đến nguồn
nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất.
Ngoài ra, nó cũng mở một cơ hội cho các công ty nhạy bén với tình
hình, bằng việc đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, tái sản xuất
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm được sản xuất trên dây truyền
công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, phù hợp với khí
hậu, thời tiết.

1.6. Yếu tố dân cư
Tổng dân số và tốc độ tăng dân số là yếu tố tác động tới quy mô nhu
cầu. Bất kỳ công ty nào cũng bị hấp dẫn bởi thị trường có quy mô dân số
lớn. Tốc độ tăng dân số là quy mô dân số được xem xét ở trạng thái động.
Dân số tăng nhanh, chậm hay giảm sút là chỉsố báo hiệu triển vọng tương

ứng của quy mô thị trường. Tuy nhiên đối với từng mặt hàng cụ thể tương
quan đó không phải bao giờ cũng ăn khớp tuyệt đối.
Sự phân bố dân cư về mặt địa lý và cơ cấu dân số cũng tác động rất
lớn đến cơ cấu nhu cầu của các hàng hóa dịch vụ cụ thể và các đặc tính nhu
cầu. Sự phân bố dân cư cũng chính là sự phân bố các hoạt động sản suất
của nền kinh tế. Cơ cấu dân số được xem xét dưới nhiều tham số như giới
tính, tuổi tác, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu theo thành thị và nông thôn, theo
trình độ học vấn.
Cấu trúc ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình chính là biểu hiện
cho nhu cầu tiêu dùng và mua sắm. Khi ngân sách cho chi tiêu hàng hóa
dịch vụ lớn sẽ kích thích các hoạt động sản suất của các doanh nghiệp.
Chính sách dân số - kế hoạch hóa của Việt Nam nhằm hạn chế sự gia
tăng dân số, tuy nhiên sẽ làm cho cơ cấu dân số già hóa. Đây sẽ là hạn chế
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.7. Yếu tố đạo đức
11


Mọi người và mọi tổ chức trong xã hội hoạt động luôn luôn chịu sự
tác động của luân thường đạo lý mà ta gọi đó là đạo đức. Đạo đức là hệ
thống các chuẩn mực về quan điểm ứng xử của con người trong xã hội,
hình thành những điều răn bảo mọi người cái gì nên làm và không nên làm.
Những quan điểm đạo đức ấy còn ảnh hưởng đến cách ứng xử của các nhà
quản trị trên thương trường với nhau, đến những người lao động và khách
hàng hay ta thường nói đó chính là đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh
doanh là biểu hiện của sự dung hòa giữa lợi ích của các nhà quản trị trong
việc thực hiện mục tiêu kinh doanh với lợi ích của người lao động làm việc
cho nhà quản trị, lợi ích của khách hàng, của đối tác và của cả cộng đồng
nói chung.

Một trong những chuẩn mực đạo đức kinh doanh là sự trung thực.
Trong kinh doanh không những phải trung thực với những việc lớn mà phải
trung thực với cả những việc nhỏ nhặt nhất. Các thương hiệu nổi tiếng
thường là thương hiệu của các nhà quản trị biết tôn trọng đạo đức kinh
doanh. Ví dụ như Bill Gate…
Đạo đức kinh doanh có quan hệ mật thiết với trách nhiệm xã hội của
nhà quản trị, vì vậy kinh doanh có đạo đức là một phần trách nhiệm xã hội
của nhà quản trị.

1.8. Yếu tố môi trường quốc tế
Đối với phần lớn các tổ chức, môi trường quốc tế sẽ có tác động rất
mạnh vào những công ty cung ứng nguồn tài nguyên ở nước ngoài hay
cạnh tranh với đối thủ quốc tế. Tầm quan trọng của các lực lượng quốc tế
đã tăng lên đáng kể khi có một tổ chức quyết định quốc tế hóa và tung các
sản phẩm hay dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài. Khi kinh doanh ở
nước ngoài, công ty sẽ phải đương đầu với môi trường luật pháp và những
thông lệ quốc tế hoàn toàn mới mẻ với môi trường trong nước. Ngoài ra sở
thích của người tiêu dùng cũng có thể khác, các chính sách định giá và

12


khuyến mãi cũng có thể rất xa lạ, những chính sách của các chính phủ trên
thị trường quốc tế có thể không giống với chính sách của quốc gia. Hệ
thống văn hóa, xã hội trên thị trường quốc tế cũng có thể khác biệt hẳn với
hệ thống các giá trị và niềm tin của mỗi nước. Một khi tổ chức đã được
quốc tế hóa thì những yếu tố quốc tế này sẽ trở thành những lực lượng trực
tiếp tác động vào các tổ chức có tham gia hoạt động trong môi trường quốc
tế.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TIỄN
2.1. Giới thiệu chung về công ty Vinamilk





Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint-Stock Company
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa.
Trụ sở chính: số 10, phố Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, TP
Hồ Chí Minh
Vinamilk được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa ở chế độ cũ: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ
và nhà máy sữa bột Dielac. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển,
Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã vinh dự nhận được
nhiều phần thưởng cao quý. Quan trọng phải kể đến: Huân chương Độc lập
hạng Nhì (2010), Huân chương Độc lập hạng Ba (2005), được phong tặng
danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới. Năm 2010, là doanh
nghiệp đầu tiên và duy nhất Việt Nam nằm trong 200 công ty có doanh thu
dưới 1 tỷ đô la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất châu Á được tạp chí
Fober vinh danh…
Danh mục sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng với trên 200 mặt hàng
sữa và các sản phẩm từ sữa. Phần lớn được cung cấp cho thị trường dưới

13


thương hiệu Vinamilk, thương hiệu này được bình chọn là một thương hiệu
nổi tiếng và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ công

thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm
top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1995 đến năm 2007.

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
2.3. Tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của
Vinamilk
2.3.1. Yếu tố môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và
phát triển của thị trường. Có sức mua mới có thị trường, tổng sức mua phụ
thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tùy thuộc bào sự
phát triển kinh tế của các lĩnh vực khác nhau, tình hình lạm phát tiết kiệm,
sự thay đổi kết cấu tiêu dùng cũng như sự thay đổi kết cấu sức mua của các
vùng khác nhau. Các yếu tố đó ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dùng
do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các
yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng hay sự suy thoái kinh tế chung,
tỷ lệ lạm phát kinh tế, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự
thay đổi cơ cấu chi tiêu trong dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế mà trực tiếp là
hệ thống giao thông, bưu chính và các ngành dịch vụ khác. Việc tìm hiểu
môi trường kinh tế giúp công ty qua đó có thể tìm hiểu được mong muốn,
nhu cầu của con người và khả năng chi tiêu của họ như thu nhập người dân,
nhu cầu tiết kiệm, điều kiện tài chính…
Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài
việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu
cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng. Họ có thể đòi hỏi

14


nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất
lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, thẩm mỹ… Ngoài ra, một xu hướng khác

là sự phân bố về thu nhập có nhiều phân hóa trong dân chúng cũng là một
vấn đề mà công ty cần quan tâm. Chính sự phân hóa này làm đa dạng hơn
về nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra trên thị trường nhiều
phân khúc khác biệt.
Mức tăng trưởng thực của tổng sản phẩm trong nước năm 2010 là
6,78%, năm 2011 GDP đã tăng 5,89% so với năm 2010. Thu nhập bình
quân của người Việt Nam, tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD,
năm 2011 là 1300 USD và năm 2012 đã đạt tới 1540 USD. Chứng tỏ tốc độ
tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân đang ngày một cao. Điều
này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sữa của công ty.

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng của GDP của nước ta giai đoạn 2005 – 2012
Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của doanh
nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm tăng, có thể sẽ
ảnh hưởng doanh thu trên thị trường. Chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu
dùng cho sản xuất năm 2011 tăng 21,27% so với năm 2010, trong đó chỉ số
giá nguyên, nhiên vật liệu quí III dùng cho sản xuất một số ngành tăng cao
trong đó thực phẩm và đồ uống tăng 22,75% so với cùng kì năm trước.

15


Hình 2: Lạm phát giai đoạn 2000 – 2012
Mặt bằng lãi suất đã giảm dần, tỷ giá dần ổn định, cán cân thanh toán
được cải thiện. Trần lãi suất tiền gửi đã được điều chỉnh giảm từ 14%
xuống còn 12 %, lãi suất vay tín dụng đã giảm so với đầu năm, xu thế này
đang được chỉ đạo đẩy nhanh và linh hoạt theo biến động của thị trường và
diễn biến của lạm phát. Đây chính là cơ hội cho công ty có thể tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng, duy trì và mở rộng sản xuất.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua

của thị trường. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, làm tăng giá sản phẩm, từ đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh
tranh trên thị trường. Một khi dịch vụ phân phối và xúc tiến diễn ra chậm
chạp trên thị trường do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng sẽ làm cho sản phẩm
khó tiếp cận hoặc tiếp cận chậm với sản phẩm của công ty.

2.3.2. Yếu tố chính trị và pháp luật
Tình hình chính trị ổn định của Việt nam có ý nghĩa quyết định trong
việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao
động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích

16


cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và Vinamilk nói riêng.
Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan
hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ năm 1995, gia nhập khối
ASEAN năm 1995. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc
gia. Bước ngoặt quan trọng phải kể đến là 11/1/2007, Việt Nam chính thức
trở thành thành viên thứu 150 của WTO.
Những điều này tác động không hề nhỏ đến sự mở rộng thị trường,
cũng như thu hút các nhà đầu tư, tăng doanh thu, tiếp cận các công nghệ
tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất…của Vinamilk.
Tuy nhiên, điều này cũng mang lại những thách thức khi phải cạnh tranh
với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt
Nam.
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc
hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các bộ luật. Một thể chế chính trị ổn
định, luật pháp rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo thuận lợi, bình đẳng cho các

doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh. Điều này giúp Vinamilk giới
hạn được hành lang pháp lí, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Thêm vào đó, các chính sách khuyến khích của Nhà Nước cũng có ý
nghĩa rất tích cực đến công ty. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế.
Ngành sản xuất về sữa được những ưu đãi trong Luật khuyến khích
đầu tư trong nước về thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu
máy móc thiết bị. Điều này như một sự khích lệ tinh thần, tạo điều kiện cho
công ty cố gắng hơn nữa.
Tuy nhiên với cách quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu
quả đã gây không ít khó khăn trong việc thực hiện “Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020 sản

17


xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm quy sữa chế biến đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước đạt bình quân 10kg/người/năm vào năm 2010,
20kg/người/năm vào năm 2020 và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.
Theo Quyết định 167 của Thủ tướng về quy hoạch và phát triển chăn
nuôi bò sữa thì chỉ có 15 tỉnh thành được phép nuôi. Nhưng thực tế phong
trào nuôi bò sữa đã lan ra 33 tỉnh thành, trong đó có cả những địa phương
không đủ điều kiện chăn nuôi như: không có đồng cỏ, cũng chẳng có nhà
máy chế biến sữa… Ngoài ra, việc kiểm định chất lượng sữa chỉ dừng lại ở
việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số chỉ tiêu in trên bào bì
nhưng chưa được kiểm tra, phân tích chất lượng và hàm lượng các vi chất
có trong thành phần sữa. Các phòng thí nghiệm chứa có khả năng để kiểm
định đầy đủ những vi chất này. Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn về tỉ lệ
các chất bổ sung vi lượng DHA, ARA trong sữa. Bên cạnh đó, việc không
kiểm soát nổi thị trường sữa cũng gây không ít trở ngại cho các doanh

nghiệp sản xuất sữa của Việt Nam.

2.3.3. Yếu tố văn hóa xã hội
Đối với Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như
các sản phẩm đóng hộp hay các sản phẩm liên quan đến sữa. Sự tiếp cận
các nguồn thông tin trở nên dễ dàng, qua loa đài, báo chí, tivi, tranh ảnh,
băng rôn…khiến con người càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối
với việc chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu về thể chất.
Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là thường
dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì
thế công ty Vinamilk phải tạo được niềm tin về uy tín chất lượng thì rất dễ
khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm của công ty.
Cũng phải nói thêm rằng, một trong những đặc điểm về hình thể của
người Việt là cân nặng cũng như chiều cao là thấp hơn so với trên thế giới
cộng thêm tâm lí muốn chứng tỏ bản thân và tạo được sự chú ý cả người

18


khác. Vì lẽ đó, một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công
ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống khỏe mạnh, phát triển
hoàn toàn về thể chất và trí tuệ, con người năng động và sáng tạo, một
hình mẫu lý tưở0ng, dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn.
Một điều thú vị nữa cũng không kém phần quan trọng trong quan
điểm của người Á đông việc tôn vinh hình ảnh quốc gia thông qua thương
hiệu mạnh trước các dòng sản phẩm của nước ngoài (Dù có các chính sách
hỗ trợ của nhà nước) cũng có một ý nghĩa gì đấy với người tiêu dùng.

2.3.4. Yếu tố khoa học công nghệ
Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cung tồn tại nhiều thách thức

buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để đưa ra các chiến lược kinh doanh.
Là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên đây là yếu tố
quan trọng quyết định việc sản xuất của doanh nghiệp có hiệu quả hay
không. Chính vì vậy mà cũng ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của
Vinamilk: Vinamilk sẽ sử dụng yếu tố công nghệ nào để thúc đẩy việc tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường.
Công nghệ này càng phát triển đa đem lại cho Vinamilk nhiều cách
thức tạo ra sản phẩm mới để khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của
mình. Vinamilk đã ứng dụng nhiều thành tựu mới về các loại máy móc
trang thiết bị sản xuất ra các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng vừa
tiện nghi. Mặt khác khoa học công nghệ tác động tới khâu quảng cáo và
mức độ truyền tin về sản phẩm. Khoa học phát triển đã đáp ứng được nhu
cầu cung cao sản phẩm cho người tiêu dùng về cả chất lượng và số lượng,
đồng thời khoa học công nghệ còn tạo ra nguồn lực sản xuất mới rất hiệu
quả cho doanh nghiệp giúp giảm bớt thời gian sản xuất sản phẩm và nâng
cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác Vinamilk cũng cần cảnh giác với việc sa
đà đầu tư quá nhiều chi phí cho quảng cáo dẫn tới tăng giá thành sản phẩm
gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một thách thức khác đó là các sản phẩm

19


chứa nhiều yếu tố khoa học công nghệ thường rất khó kéo dài chu trình
sống bởi những đòi hỏi không nhỏ từ người tiêu dùng, dẫn đến việc lạc hậu
về kĩ thuật của những dòng sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy thách
thức đặt ra là việc không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm.
Đối với việc tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng
những tiến bộ khoa học công nghệ, đó là những cơ sở hữu ích để tìm ra
cách thức chế biến sữa phù hợp với khẩu vị tiêu dùng khác nhau. Đây cũng
là một trong số những thách thức tìm hiểu thị trường nhanh hơn thông qua

các kênh tư vấn về chính sách khoa học công nghệ.
Hiện nay, hàng loạt công nghệ tiên tiến đã ra đời nhằm hỗ trợ nuôi
đàn bò sữa thêm mập mạp, khỏe mạnh và cho ra sản lượng sữa chất lượng
cao như mạng Athernet, công nghệ kết nối không dây Bluetooth, Wifi và kĩ
thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa với các thẻ RFID (Radio Frequency
Identification), gắn chip nhận dạng tự động, camera quan sát từ xa giúp
theo dõi đàn gia súc trong chuồng, hệ thống cảm biến sinh học giúp đo
bước song xác định mức độ linh hoạt của con bò và gần đây là công nghệ
cảm ứng nhiệt độ giúp xác định chu kỳ sinh sản của bò cũng như dò tìm
các dấu hiệu bênh. Hệ thống vi tính hóa ở các chuồng gia súc và trong văn
phòng điều hành nông trại giúp sản lượng đàn bò sữa ngày càng được nâng
cao.
Các sản phẩm sữa ngày càng đạt chất lượng cao với dây chuyền sản
xuất hiện đại, công suất lớn như hệ thống máy rót UHT đóng gói tự động
cho các loại hộp giấy chuyên dùng, dây chuyền sản xuất sữa chua ăn khép
kín với công nghệ lên men tiên tiến, dây chuyền sản xuất và đóng gói sữa
tươi thanh trùng…
Trại bò sữa Nghệ An có quy mô chăn nuôi 3000 con với 1500 con bò
vắt sữa và dự kiến cung cấp mỗi ngày 30 tấn sữa cho nhà máy chế biến sữa
của Vinamlik ở Nghệ An được đầu tư hiện đại, khép kín từ khâu trồng cỏ

20


đến chăn nuôi theo phương thức của các trang trại chăn nuôi bò của các
nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển như Úc, Hà Lan, Israel.
Trang trại có diện tích khoảng 36 hec-ta gồm chuồng trại, khu phụ
trợ 6 hec-ta và 30 hec-ta trồng các giống cỏ cho năng suất cao. Chuồng trại
được xây dựng theo công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn châu Âu. Đó là
chuồng có mái tôn lạnh chống nóng, quạt làm mát, hệ thống dọn phân bò tự

động, ô nằm của bò được lót nệm (nệm cao su được nập khẩu từ Thụy Điển
để bảo vệ chân và móng), máng uống nước tự động, hệ thống máy vắt sữa
tự động và đặc biệt, bò sữa ở đây được gắn chip điện tử để kiểm tra sản
lượng sữa chính xác từng cá thể.
Tất cả bò nuôi đều thuộc giống bò chất lượng cao, có gia phả rõ
ràng, mỗi con đều được gắn chíp điện tử nhận dạng và chip điện tử phát
hiện động dục. Thông qua con chip này, người nuôi sẽ kiểm tra thường
xuyên sức khỏe của bò cũng như thời gian cần phối giống để thụ tinh theo
công nghệ của Canada, đảm bảo 99% bò sinh ra bê cái. Các chip điện tử
này được quản lý thông qua hệ thống máy vi tính mà qua đó, cán bộ kỹ
thuật có thể quản lý từng con bò sao cho có thể cho một sản lượng sữa cao
nhất.
2.3.5. Yếu tố tự nhiên
Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa nóng ẩm. Tuy
nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới như Sa Pa, Lào Cai, Đà Lạt…, có nơi có
khí hậu cực địa như Lai Châu, Sơn La… thích hợp trồng cỏ cho chất lượng
cao.
Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên
khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở
các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La…
Như vậy công ty sẽ dễ dàng có được nguồn nguyên liệu phục vụ cho
nhu cầu sản xuất như nguyên liệu sữa chua tươi, đường… với chi phí thấp

21


hơn rất nhiều so với việc sản xuất mà phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào
từ nước ngoài. Hơn nữa, các nguyên liệu lại rất đa dạng và luôn trong tình
trạng tươi mới chứ không mất đi chất dinh dưỡng ban đầu nếu phải bảo
quản khi đặt mua từ nơi khác.

Tuy nhiên do nguyên liệu lấy từ các sản phẩm của nông nghiệp nên
vấn đề mùa vụ lại có ảnh hưởng nhất định đến việc sản xuất của công ty.

2.3.6. Yếu tố dân cư
Đến cuối 2011, dân số cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, tăng
1,04% so với năm 2010. Trong đó, dân số nam là 43,47 triệu người, nữ là
44,37 triệu người. Thông báo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tổng
dân số cả nước năm 2011 thì dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người,
chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trước; dân số khu vực
nông thôn là 60,96 triêu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Đây là yếu tố
thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa ở nước ta và thực tế cũng cho thấy
tiềm năng to lớn này với mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng 30%, tập trung
mạnh ở các khu vực thành thị.
Mặt khác, các số liệu nghiên cứu ở biểu đồ “Tiêu thụ sữa theo lứa
tuổi” cho thấy hầu hết các lứa tuổi đều tiêu thụ sản phẩm giàu chất dinh
dưỡng này, đặc biệt là lứa tuổi từ 7-29 tuổi. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho
các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa trên thị trường có tiềm năng
lớn và đang phát triển như ở Việt Nam.

2.3.7. Yếu tố đạo đức
Vinamilk đã khẳng định vị thế và danh tiếng trên thương trường
trong suốt nhiều năm qua và trở thành biểu tượng “Niềm tin Việt Nam” về
sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe. Để đáp lại sự đồng hành và ủng hộ của
người tiêu dùng, “VINAMILK cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn
dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và

22


trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”. Do đó,

Vinamilk đã xây dựng nên “Bộ Quy Tắc Ứng Xử”.
Bộ “Quy Tắc Ứng Xử” của Vinamilk chính là cam kết về đề cao
chính trực, thúc đẩy tôn trọng, đảm bảo công bằng, duy trì tuân thủ, và coi
trọng đạo đức. Những giá trị cốt lõi và cam kết được đặt ra trong “Bộ Quy
Tắc Ứng Xử” là sự kết tinh của tài năng và tính chuyên nghiệp, tạo nên sự
khác biệt của Vinamilk trong nhận thức của người tiêu dùng, đối tác, cổ
đông, nhân viên và cộng đồng.
Trên chặng đường phát triển bền vững, Vinamilk sẽ luôn duy trì và
phát huy những “Giá Trị Cốt Lõi” : chính trực, liêm chính, trung thực trong
ứng xử và trong tất cả các giao dịch. Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng
nghiệp. Tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan
khác. Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
Vinamilk cam kết không thực hiện những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Cụ thể như: không đưa ra bất cứ nhận xét sai lệch nào về sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh; không thu thập thông tin bí mật của đối thủ
cạnh tranh bằng những cách thức không hợp pháp hoặc phi đạo đức; không
thực hiện những hành vi làm giảm, sai lệch hay cản trở cạnh tranh trên thị
trường.
Vinamilk tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường, cam kết mang đến cho
cộng đồng một môi trường an toàn cho sức khỏe mọi người. Vinamilk sẽ nỗ
lực trong việc đầu tư và sử dụng các trang thiết bị, máy móc cũng như sản
xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Tất cả chất thải phát sinh trong
quá trình sản xuất, kinh doanh đều được kiểm soát và xử lý theo quy định
của pháp luật. Đồng thời, Vinamilk cam kết luôn chung tay xây dựng một
môi trường thân thiện, hòa bình, phát triển cho tương lai. Bảo vệ môi

23



trường cũng có nghĩa là Vinamilk sẽ gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế
và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi
trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Vinamilk luôn đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu, cam kết duy trì giá
trị đạo đức, đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
Một trong những hình thức để đưa hình ảnh của Vinamilk đến người
tiêu dùng chính là quảng cáo. Vinamilk kỳ vọng ở quảng cáo không chỉ ở
tính sáng tạo, hấp dẫn và hữu ích mà còn chú trọng sự trung thực và chính
xác. Vinamilk cam kết luôn quảng cáo trung thực tức là luôn nói đúng sự
thật về sản phẩm của mình, nói đúng, làm đúng và bán đúng sản phẩm có
chất lượng cho người tiêu dùng như đã công bố.

2.3.8. Yếu tố môi trường quốc tế
Thị trường sữa ngay từ những ngày đầu tháng 8 năm 2013 nhiều
hãng sữa ngoại đã đồng loạt tăng giá bán từ 5-10%. Đặc biệt, lần tăng giá
này diễn ra khi sự cố nhiễm độc sữa đang xảy ra với nhiều hãng sữa lớn.
Nguyên nhân tăng giá lần này được các đại lý cho rằng giá nguyên liệu đầu
vào tăng, mẫu mã kiểu dáng thay đổi, nguyên liệu sữa thế giới tăng, xăng
dầu tăng, lương tăng…
Tháng 8/2013, thị trường phân khúc sữa tươi tại Việt Nam đón nhận
nhà sản xuất sữa lớn của Australia – Devoldale chiếm khoảng 1/3 sản
lượng sữa của nước này đã vào Việt Nam.
Số liệu thống kê từ TCHQ cho biết tính từ đầu năm cho đến hết
tháng 8/2013, cả nước đã nhập khẩu 66,9 triệu USD mặt hàng sữa và sản
phẩm, tăng 10,29% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 8/2013, kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 80,6 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng
trước đó.
Điều này làm tăng sự cạnh tranh của Vinamilk nói riêng và ngành
sữa Việt Nam nói chung với các sữa ngoại, buộc Vinamlik phải có những


24


chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể đứng vững trên thị trường Việt
Nam.
Ngày 5/11/2013, Vinamilk bất ngờ công bố thông tin về việc sản
xuất sữa tại New Zealand với nhãn hiệu Twin Cows và đặc biệt hơn, ra mắt
sản phẩm Twin Cows tại Việt Nam. Với sản phẩm sữa, Vinamilk còn có
một lợi thế không thể tranh cãi khi người tiêu dùng Việt hiện vẫn chuộng
sữa ngoại. Sản xuất, đóng gói hoàn toàn tại New Zealand, hẳn sữa của
Vinamilk đủ tiêu chuẩn đóng mác "sữa ngoại" khi nhập khẩu về Việt Nam.
Và đó là điểm khác biệt trong chiến lược của Vinamilk.
Sữa tươi Twin Cows của Vinamilk được chế biến từ nguồn nguyên
liệu sữa tươi tốt nhất với công nghệ đóng gói vô trùng hiện đại theo tiêu
chuẩn châu Âu, giữ được các chất dinh dưỡng thiết yếu và giàu canxi tự
nhiên, dễ hấp thu cho cơ thể.
Ngay từ năm 2010, Vinamilk đã đầu tư vào Nhà máy Chế biến sữa
Miraka tại New Zealand để chuẩn bị cho nguồn nguyên liệu phục vụ sản
xuất, kinh doanh của công ty. Việc đầu tư nhà máy tại New Zealand giúp
Vinamilk khai thác lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất
lượng cao tại đất nước này, đồng thời giúp Vinamilk chủ động, ổn định
nguồn nguyên liệu sản xuất sữa khi giá thế giới có biến động và sản xuất ra
những sản phẩm sữa có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng trong
nước, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sữa tươi.
Việc sản xuất tại New Zealand và đưa sản phẩm về phục vụ thị
trường Việt Nam là nỗ lực của Vinamilk nhằm hướng tới lợi ích chung của
người tiêu dùng, giúp có thêm sự lựa chọn sản phẩm chất lượng cao được
sản xuất từ một nước có nền công nghiệp sữa phát triển là New Zealand.
Khí hậu ôn đới và thổ nhưỡng phong phú đã tạo cho New Zealand những

thảm cỏ mênh mông, tạo nên một tổ hợp môi trường thuận lợi để chăn nuôi
bò sữa.

25


×