Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------***--------------

LÝ TRUNG THÀNH

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH XUÂN LÝ

hµ néi - 2006

1


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------***--------------

LÝ TRUNG THÀNH

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP


GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà nội - 2006

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), trong Chỉ thị
“Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, đồng thời
Người nhấn mạnh: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là giáo dục lại nhân dân
chúng ta, chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng
cảm yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc
lập” [41, tr.8].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta
không ngừng phát triển và đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan
trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Vào thời kỳ đổi mới, trước những tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc
vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá
VII, khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem
là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [26, tr.2].
Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, Đảng bộ Thái

Nguyên đã kịp thời đề ra chính sách và biện pháp phát triển giáo dục - đào tạo
đúng đắn. Nhờ đó sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh đã có bước phát triển
mới. Những thành tựu trên lĩnh vực này góp phần quan trọng vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, giáo dục - đào tạo
ở Thái nguyên vẫn còn những hạn chế và yếu kém, chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh.

5


Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng chủ chương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo giai
đoạn 1997 - 2005, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho thời gian tới là
việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực.
Với lí do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự
nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005” làm luận văn Thạc sĩ
Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong quá trình cách mạng Việt
Nam, chính vì vậy đã có nhiều công trình được công bố đề cập đến lĩnh vực
này ở những góc độ khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên
cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm thứ nhất là một số công trình nghiên cứu về giáo dục - đào tạo
nói chung:
Bế Viết Đằng: 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1995.
Phạm Minh Hạc: Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

Trần Đình Hoan: Đổi mới chính sách xã hội, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996.
Đặng Bá Lâm: Chiến lược giá - 2010, Viện nghiên cứu phát triển giáo
dục, Hà Nội, 2000.
Đỗ Mười: Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đát
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Những công trình nghiên cứu kể trên đã phản ánh những nét chung của
sự nghiệp giáo dục - đào tạo cả nước, đồng thời đặt ra một số vấn đề như:

6


giáo dục - đào tạo phải đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp thu nhanh những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đảm bảo cho dân tộc ta tiến
kịp trình độ phát triển của thế giới. Mặt khác, phải đáp ứng được nhu cầu
chính đáng của nhân dân về một nền giáo dục đại chúng, tạo cơ hội học tập
cho đông đảo thành viên trong xã hội, tạo nên sự công bằng xã hội về giáo
dục. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải có những đổi mới mang tính cách
mạng trong giáo dục - đào tạo, từ đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và
học đến đổi mới phương thức quản lý và đào tạo để đảm bảo các trường thực
sự có chất lượng cao.
- Nhóm thứ hai là một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về quá trình thực
hiện đường lối phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng ở những địa phương cụ
thể như:
Lương Thị Hoè: Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo (1991-1996), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998.
Trần Xuân Tĩnh: Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo sự nghiệp giáo
dục - đào tạo (1991-2000), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.
Nhìn một cách khái quát, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối

với sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 1997 - 2005. Do vậy, việc thực
hiện đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở một địa
phương cụ thể.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Thái Nguyên trong việc xây dựng,
phát triển giáo dục - đào tạo ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005, từ đó
rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trên
lĩnh vực giáo dục - đào tạo có ý nghĩa tham khảo cho công tác này trong thời
gian tới.

7


* Nhiệm vụ:
Để đạt được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Trên cơ sở trình bày điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã
hội tỉnh Thái Nguyên, làm rõ những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục - đào tạo
ở địa phương.
- Làm rõ hệ thống quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển nền
giáo dục và đào tạo trong giai đoạn (1997 - 2005).
- Phân tích hệ thống các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thái
Nguyên về phát triển giáo dục - đào tạo.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện sự nghiệp giáo dục - đào
tạo ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005.
- Làm rõ thành tựu và hạn chế của quá trình Đảng bộ Thái Nguyên lãnh
đạo phát triển giáo dục - đào tạo.
- Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng và phát
triển giáo dục - đào tạo ở địa phương tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận văn là những chủ trương,
chính sách và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về giáo dục - đào tạo
từ năm 1997 đến năm 2005.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên từ năm 1997 đến
năm 2005.
- Về không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Thái
Nguyên hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

8


* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về
phát triển giáo dục - đào tạo ở nước ta.
* Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm: các tác phẩm của Hồ Chí Minh;
các Văn kiện của Đảng giai đoạn 1986 - 2005 liên quan đến đề tài; các văn
bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo; các Văn kiện của Đảng bộ Bắc Thái,
Thái Nguyên; các báo cáo hàng năm của Uỷ ban nhân dân, Sở Giáo dục - đào
tạo Thái Nguyên; các công trình chuyên khảo và các luận án, luận văn về lĩnh
vực giáo dục - đào tạo; tài liệu khảo sát thực tế...
* Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chủ yếu Luận
văn là phương pháp lịch sử, lôgíc. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phù hợp với yêu cầu của
nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bổ sung thêm tư liệu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái
Nguyên đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

- Góp phần đánh giá chính xác kết quả phát triển giáo dục - đào tạo ở
Thái Nguyên giai đoạn 1997-2005.
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng
bộ Thái Nguyên ở giai đoạn này có thể tham khảo trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục - đào tạo ở
Thái Nguyên.
Chương 2: Chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thái Nguyên
về giáo dục - đào tạo (1997-2005)

9


Chương 3: Kết quả và kinh nghiệm của quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Thái Nguyên (1997-2005).

10


Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở THÁI NGUYÊN
1.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ, là
trung tâm của vùng Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.541km 2, dân số
1.085.900 người (2005). Phía Bắc tỉnh Thái Nguyên giáp Bắc Kạn; phía Tây
giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang; phía
Nam giáp thủ đô Hà Nội. Sau lưng Thái Nguyên là cả một vùng rừng núi hiểm

trở Cao Bằng, Hà Giang làm chỗ dựa vững chắc cho nó. Trước mặt Thái
Nguyên là đồng bằng sông Hồng phì nhiêu, một vựa lúa của đất nước [56,
tr.7].
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là
những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Nhìn tổng thể, địa hình Thái
Nguyên phân hoá thành 3 vùng:
Vùng núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh: gồm Đại Từ, Định Hoá và các xã
tây Phú Lương, là khu vực được hình thành sớm, hướng địa hình theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam phù hợp với dòng chảy. Các thung lũng sông rộng, có
nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác và phát triển kinh tế.
Vùng núi phía đông: Đồng Hỷ, Võ Nhai, tuy không cao lắm, chỉ 500600m nhưng địa hình phức tạp, hiểm trở, có nhiều núi đá vôi. Đây là vùng núi
cao, tính phức tạp của địa hình vùng này là một trở lực lớn trong quá trình
giao lưu và phát triển kinh tế, văn hoá, tạo nên sự chênh lệch về trình độ dân
trí giữa đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, rẻo cao. Đồng

11


thời nó tác động tiêu cực đến quá trình phát triển giáo dục - đào tạo như việc
xây dựng trường lớp, việc điều động giáo viên, việc đi lại của học sinh v.v...
Vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm nam Phú Lương, tây Đồng Hỷ,
Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công. Đây là vùng có dân
cư đông đúc, giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường sông, đường sắt và là
vùng có lịch sử tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội lâu đời [56, tr.40].
Cùng với diễn biến của lịch sử, địa danh và địa giới Thái Nguyên cũng
có nhiều sự đổi thay: Thời thuộc Pháp vào năm 1900, chính quyền thực dân
cho tách phủ Thông Hoá (huyện Cảm Hoá và Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn hiện
nay) đặt ra tỉnh Bắc Kạn gồm 5 châu (sau đổi thành huyện) là Bạch Thông,
Na Rì, Chợ Rã, Ngân Sơn, Chợ Đồn. Ngày 21/4/1965, Quốc hội nước ta
quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.

Vào thời kỳ đổi mới, ngày 6/11/1996, Quốc hội ra Nghị quyết về phân loại
địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó Bắc Thái được tách thành hai tỉnh
Thái Nguyên và Bắc Kạn. Kể từ ngày 01/01/1997, các đơn vị hành chính của
tỉnh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động.
Hiện nay, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh (gồm
Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên; 1
thành phố là Thái Nguyên và thị 1 xã Sông Công). Toàn tỉnh có 180 đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn. Theo quyết định số 42 UB/QĐ ngày
23/5/1997 của Bộ trưởng chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc và miền núi, ở Thái
Nguyên có 14 xã là xã miền núi (thuộc khu vực 1); 79 xã (thuộc thu vực 2);
18 xã (thuộc khu vực 3 - rẻo cao); thị trấn miền núi: 11 thị trấn (gồm Chợ
Chu, Chùa Hang, Sông Cầu, Trại Cau, Đại Từ, Quân Chu, Đu, Giang Tiên,
Đình Cả, Bắc Sơn) [56, tr.13].
Nhìn chung, những đặc điểm trên cho thấy, điều kiện tự nhiên của Thái
Nguyên tương đối thuận lợi, các địa phương tỉnh trong tỉnh đều có hệ sinh
thái đảm bảo cho con người sinh sống và sản suất. Tuy vậy, khu vực phía

12


đông của tỉnh gồm các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai có khó khăn về nhiều mặt
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo. Các xã như
Nghinh Tường, Sảng Mộc, Tràng Xá, Thần Sa... của huyện Võ Nhai; Khe
Mo, Vân Lăng, Tân Long... của huyện Đồng Hỷ điều kiện sống, sinh hoạt quá
đơn sơ. Giáo dục - đào tạo ở đây gặp nhiều khó khăn vì: trường lớp phân tán,
thiếu giáo viên, việc triển khai đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy
và sách giáo khoa còn nhiều hạn chế, trình độ cán bộ quản lý chưa đáp ứng
yêu cầu. So với sự phát triển chung của các khu vực trong tỉnh Thái Nguyên,
giáo dục - đào tạo của khu vực miền núi, vùng cao Đồng Hỷ, Võ Nhai rất khó
khăn để có thể thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục

2001-2010.
Như vậy, yêu cầu đặt ra trước hết thuộc về các cấp uỷ Đảng, chính
quyền địa phương đối với việc phát triển giáo dục, nhất là công tác phổ cập
giáo dục. Một trong những hướng đi có hiệu quả là cần lồng ghép các chương
trình phát triển giáo dục với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Cần có chính sách miễn các khoản đóng góp của học sinh thuộc
các xã diện Chương trình 135, các xã được công nhận "An toàn khu", con em
gia đình có công với cách mạng hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Về phía
Sở, cần có chính sách thu hút giáo viên về công tác những nơi đặc biệt khó
khăn; các trường Trung học phổ thông cần có chỗ ở nội trú cho học sinh ở xa
trường. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên phải xuất phát từ những đặc thù của các
huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh để đề ra
những giải pháp có hiệu quả trong phát triển giáo dục - đào tạo. Có như vậy
chất lượng giáo dục - đào tạo ở những khu vực này mới tiếp cận được với
chất lượng giáo dục chung của tỉnh và của cả nước.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

13


Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của Việt
Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ
giao lưu kinh tế xã hội giữa trung du, miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Trong cơ chế kinh tế mới, kể từ khi tái lập đến nay, nền kinh tế của tỉnh
phát triển và có mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, cho đến nay kinh tế Thái
Nguyên vẫn là một nền kinh tế theo cơ cấu nông, lâm, công nghiệp. Ngành
công nghiệp Thái Nguyên đã được hình thành từ những năm đầu thập niên 60
của thế kỷ XX. Trải qua 4 thập kỷ thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do
sự thay đổi cơ chế quản lý..., đến nay ngành công nghiệp của Thái nguyên đã
có một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh với sự có mặt của hầu hết các ngành công

nghiệp như năng lượng, luyện kim, cơ khí, hoá chất... Trong đó công nghiệp
luyện kim và sản suất sắt thép, phôi thép là ngành công nghiệp chủ yếu của
Thái Nguyên. Công nghiệp đóng góp khoảng 30 - 40% vào GDP của tỉnh.
Trong các cơ sở công nghiệp trong nước, có 8 cơ sở do Trung ương quản lý
(Công ty chè Thái Nguyên, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty gang thép
thái Nguyên, Công ty kim loại màu, Công ty điêzen Sông Công, Công ty phụ
tùng máy số 1, Nhà máy cơ khí Phổ Yên, Nhà máy y cụ số 2) và 17 cơ sở
công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý. Các cơ sở công nghiệp này
đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghiệp của tỉnh. Cho đến thời
điểm này, ngành công nghiệp Thái Nguyên đã được đầu tư đổi mới về máy
móc thiết bị. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên là than sạch,
thiếc thỏi, xi măng, thép cán, gỗ xẻ và các sản phẩm nông, lâm sản chế biến
khác. Nhiều sản phẩm hàng hoá mới cũng được thị trường chấp nhận như
giấy, thép, đồ uống, hàng may mặc, vật liệu xây dựng [56, tr.179].
Trên lĩnh vực nông nghiệp: đặc điểm thời tiết, khí hậu, đất đai của Thái
Nguyên thích hợp nhiều loại cây trồng. Sản xuất nông nghiệp những năm qua
đã có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh được tiêu thụ khắp các thị trường trong cả nước, đặc biệt là

14


sản phẩm chè, một loại cây công nghiệp điển hình và có truyền thống của
Thái Nguyên [56, tr.119].
Như vậy, với đặc điểm kinh tế trên đây, một mặt cho thấy Thái Nguyên
với những thế mạnh của mình có thể tập trung nguồn lực đầu tư cho việc xây
dựng, phát triển giáo dục và đào tạo; nhưng mặt khác, với cơ cấu kinh tế công
nông nghiệp như trên cũng đặt ra yêu cầu Thái Nguyên cần phải đổi mới giáo
dục - đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của địa
phương.

Thái Nguyên là một miền đất văn hoá đa sắc tộc, vừa là cái nôi, điểm
hội tụ nền văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số cư trú trong vùng lại vừa
là nơi giao lưu, hội nhập với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc khác tạo
nên một nền văn hoá phong phú đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Là tỉnh
có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống với các dân tộc chính là Kinh, Tày,
Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan. Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái
Nguyên mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc
văn hóa, song tất cả đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một cộng
đồng và chung sống trên một lãnh thổ.
Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh (hay còn gọi là Việt) chiếm 75,50%. Đây
là dân tộc có nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất. Người Kinh ở
Thái Nguyên gồm nhiều bộ phận hợp thành: dân bản địa, dân được tuyển mộ
vào làm công trong các mỏ đồn điền, có bộ phận là người di cư từ các vùng
đồng bằng lên. Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp từ vùng trung du
phía nam đến các vùng núi rừng hẻo lánh phía bắc, trong đó tập trung nhiều ở
thành phố. Xuất phát từ đặc điểm cư trú, người Kinh có truyền thống trồng
lúa nước, làm nông nghiệp và các nghề thủ công [56, tr.86].
Dân tộc có số người đông thứ hai ở Thái Nguyên là dân tộc Tày (chiếm
10,69%). Cũng như người Kinh, người Tày ở Thái Nguyên có từ rất lâu đời.
Tổ tiên của người Tày vốn là cư dân ở Bắc Việt Nam và miền giáp ranh biên

15


giới Việt - Trung. Người Tày có quan hệ gần gũi với người Nùng, Cao Lan,
Sán Chỉ, bởi họ có sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hoá. Địa bàn cư trú của
người Tày rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh, song chủ yếu ở những huyện
miền núi, vùng cao như: Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai. Ngoài việc
trồng lúa, người Tày cồn trồng nhiều ngô, khoai, sắn để góp phần nâng cao
đời sống. Người Tày có truyền thống về một số ngành nghề thủ công như đan

lát, dệt vải... [56, tr.87].
Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên chiếm 5,13% dân số toàn tỉnh, phạm vi
cư trú gần như ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh, song tập trung chủ yếu là ở
Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có dân tộc Dao, Sán
Dìu, H’Mông, Hoa, Thái... sống rải rác ở khắp các địa phương trong tỉnh [56,
tr.87].
Về hệ thống giáo dục - đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên:
Tại thành phố Thái Nguyên hiện có 5 trường Đại học (gồm đại học sư
phạm, đại học nông nghiệp, đại học công nghiệp, đại học y khoa, đại học kinh
tế) và 2 khoa tương đương (khoa khoa học tự nhiên và khoa công nghệ thông
tin).
Các trường chuyên nghiệp của Trung ương và địa phương trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên gồm có 8 trường trung học chuyên nghiệp, 6 trường công
nhân kỹ thuật. So với các thành phố loại 2 khác trên cả nước, Thái Nguyên là
nơi tập trung nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp hơn cả. Đó là
điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và
nghiên cứu khoa học cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Về nguồn lực lao động:
Việc sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở Thái Nguyên đang có
sự chuyển dịch quan trọng từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh (trong đó lao động quốc doanh ở Thái Nguyên chiếm 13,27%;
ngoài quốc doanh chiếm 86,73%). Đến nay lao động ngoài quốc doanh của

16


tnh khụng ch gm s lao ng trong ngnh nụng - lõm nghip m cũn cú
nhiu lao ng trong cỏc ngnh khỏc nh: Cụng nghip ch bin; Thng
nghip dch v; Khỏch sn nh hng; Khai thỏc m; Xõy dng. S lao ng
cụng nghip ngoi quc doanh cỏc huyn, thnh, th trong tnh cng cú

nhiu bin ng khỏc nhau v cha tht s n nh do ph thuc vo s phỏt
trin kinh t mi a phng. Cú huyn phỏt trin mnh nh i T vỡ ni
õy ó phỏt trin mnh cụng nghip ch bin chố [56, tr.99].
Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân tỉnh Thái Nguyên

3.68 4.66
10.31

Th-ơng mại-V.tải-T.tin
Các ngành khác
Công nghiệp- xây dựng
Nông lâm nghiệp
81.35

Ngun: [56, tr.101]
Vo thi im mi tỏi lp tnh t sau thỏng 11/1996, Thỏi Nguyờn cú
3,14% tng s lao ng cú trỡnh i hc v trờn i hc; 5,36% cú trỡnh
trung cp; 4,01% l cụng nhõn k thut, cũn li 87,49% l lao ng ph
thụng. S lao ng cú trỡnh chuyờn mụn k thut ch yu tp trung thnh
ph, th xó. Cỏc t l lao ng nờu trờn tnh Thỏi Nguyờn cao hn cỏc tnh
khỏc thuc vựng nỳi v trung du phớa bc. Thc t cho thy, Thỏi nguyờn ó

17


có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao, có nhiều thuận lợi
trong việc nắm bắt các thành tựu khoa học kỹ thuật mới... [56, tr.100].
Vấn đề lao động và việc làm ở Thái Nguyên cũng đang là mối quan
tâm lớn của toàn tỉnh. Vấn đề đặt ra là phải phân bố lại dân cư và lao động

giữa các vùng để vừa khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng vừa tạo thêm việc
làm, đa dạng hoá các loại hình đào tạo; đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và giới
thiệu việc làm; phát triển các hoạt động công - nông lâm nghiệp - dịch vụ; mở
rộng liên doanh đầu tư của nước ngoài nhằm thu hút lao động để giải quyết
việc làm. Đối với nông thôn cần phát triển ngành nghề thủ công truyền thống,
dịch vụ nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn trên cơ sở thâm
canh, chuyên canh, chuyển nền nông nghiệp của tỉnh từ nền nông nghiệp tự
cấp tự túc thành nền nông nghiệp hàng hoá, có vậy mới giải quyết được vấn
dôi dư lao động ở nông thôn một cách cơ bản.
Từ những đặc điểm về kinh tế - xã hội nêu trên cho thấy, Thái Nguyên
có lợi thế về nhiều mặt so với các tỉnh khác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Song, để phát huy những lợi thế, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và ngành giáo
dục - đào tạo Thái Nguyên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo để có được
những quyết sách thích hợp đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo,
từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phải thực sự coi giáo
dục - đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn lực lao động có tay nghề cao, có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu lao động trong tình hình mới. Thái
Nguyên cần có nhiều giải pháp để tăng hơn số con em đi học ở các bậc học,
nhất là bậc trung học phổ thông và đào tạo nghề phù hợp với khả năng kinh tế
của tỉnh và hoàn cảnh của người dân, nhất là nhân dân ở những vùng nông
thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có như vậy trình độ học vấn của người
dân Thái Nguyên mới đáp ứng tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của địa phương.

18


1.2. Giáo dục - đào tạo ở địa bàn Thái Nguyên dƣới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Bắc Thái từ năm 1986 đến năm 1996

1.2.1. Đảng bộ tỉnh Bắc Thái quán triệt quan điểm của Đảng về đổi
mới giáo dục - đào tạo giai đoạn 1986 - 1996
Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam
(12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Trên lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ là: “Phát triển có kế hoạch
giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học và trên đại học. Bố trí hợp lý cơ
cấu, hệ thống giáo dục trong cả nước, đảm bảo mục tiêu giáo dục phải hướng
vào chất lượng, hiệu quả đào tạo, cải tiến chế độ thi cử, đánh giá, cấp văn
bằng và học vị. Phát triển nhiều hình thức giáo dục, bảo đảm cho trẻ em đến
tuổi được đi học, xoá nạn mù chữ còn lại ở một số địa phương, hoàn thành
phổ cập cấp I, phổ cập cấp II ở những nơi có điều kiện” [23, tr.107].
Về biện pháp thực hiện, Đại hội VI chỉ rõ: cần sắp xếp lại cho hợp lý
mạng lưới các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, tạo điều kiện củng cố
và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; cải tiến chế
độ tuyển sinh theo hướng gắn chặt đào tạo với phân bố, sử dụng; thực hiện
việc cử người ở các địa phương đi học các ngành nông, lâm, ngư nghiệp để
đảm bảo nhu cầu cán bộ của các địa phương; mở rộng và củng cố các trường
lớp dạy nghề; thường xuyên bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực cho đội ngũ
cán bộ giảng dạy và quản lý; nhanh chóng hình thành đội ngũ cốt cán chuyên
môn đầu ngành; đặc biệt quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm
và có chính sách đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên; coi trọng công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và pháp luật, giáo dục thể chất và quốc
phòng cho học sinh; kết hợp giảng dạy và học tập với lao động sản suất, thực
nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật [23, tr.108].
Triển khai thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 7
năm 1987, Bộ Giáo dục tổ chức Hội nghị giáo dục toàn quốc tại Vũng Tàu
bàn về đổi mới giáo dục - đào tạo. Hội nghị đã thảo luận và đưa ra những tư

19



tưởng chỉ đạo về phát triển giáo dục - đào tạo trong những năm 1987-1990,
với nội dung cơ bản như:
1. Giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc;
2. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng;
3. Kế hoạch phát triển giáo dục là một bộ phận của kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Chất lượng và hiệu quả, trước mắt và lâu dài;
5. Phát triển theo vùng, phổ cập và nâng cao, đại trà và mũi nhọn;
6. Giáo dục toàn diện, trò ra trò, học ra học;
7. Hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt;
8. Thầy ra thầy, dạy ra dạy, trường ra trường, lớp ra lớp;
9. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa
học - kỹ thuật và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến;
10. Đổi mới quản lý giáo dục [34, tr.77].
Hội nghị giáo dục toàn quốc tổ chức tại thành phố Vũng Tàu đã tạo cơ
hội tốt cho cán bộ Đảng, Chính quyền và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Bắc
Thái tiếp nhận đường lối đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng và tư tưởng chỉ
đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo về mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục đào tạo những năm 1987-1990.
Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo của Đại hội Đảng VI,
Tỉnh uỷ Bắc Thái đã chỉ đạo các Ban của Đảng và Ngành giáo dục sớm xây
dựng chế độ, chính sách cho người dạy và người học hợp lý để động viên
người đi học và người dạy học. Theo tinh thần đó, Sở giáo dục - đào tạo đã
tham mưu cho Tỉnh uỷ, triển khai Nghị quyết VI của Đảng trong toàn thể cán
bộ, giáo viên và công nhân viên chức của ngành giáo dục. Tuy vậy, quá trình
triển khai và thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của các cấp và chủ trương của
Bộ Giáo dục - Đào tạo, ngành giáo dục Bắc Thái bước đầu còn gặp nhiều khó

20



khăn, trở ngại về nhiều mặt, đó là đội ngũ cán bộ quản lý thiếu, yếu về chuyên
môn, nghiệp vụ trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội; nguồn vốn và
cơ sở vật chất thiếu thốn; mặt khác “một số Cấp uỷ xã, phường chưa nhận
thức được tầm quan trọng của các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, một bộ phận
thanh thiếu niên, đặc biệt đối với không ít cán bộ nặng tâm lý ngại học, sợ
khó khăn, sợ đi học sẽ mất vị trí lãnh đạo...” [61, tr.2].
Sau Hội nghị giáo dục toàn quốc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trên cơ
sở phân tích thực trạng của ngành giáo dục ở địa phương đã chỉ rõ, bên cạnh
những kết quả đạt được còn tồn tại tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế
- xã hội và phát triển giáo dục - đào tạo; giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội với phát triển cơ cấu lao động và cơ cấu đào tạo; giữa yêu cầu giáo dục
toàn diện và số lượng giáo viên; giữa dạy lý thuyết với thực hành; giữa kiến
thức và kỹ năng lao động của học sinh. Để khắc phục tình trạng trên Đảng bộ,
Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải đổi mới tư duy giáo dục,
phải nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo trong tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội, phải coi phát triển giáo dục là một bộ phận trong
trong chiến lược phát triển con người của địa phương.
Từ quan điểm và nhận thức mới về công tác giáo dục - đào tạo, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Bắc Thái kết hợp với các
Ban ngành và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tiến hành tổng
điều tra trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ và thanh niên, từ đó đề ra nhiệm vụ
phát triển giáo dục trong những năm 1988-1990 với tinh thần cơ bản là: “Củng
cố lại hệ thống giáo dục phổ thông; tăng cường công tác quản lý theo hướng
nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác xoá mù và phổ cập tiểu học;
tập trung giải quyết việc học bổ túc văn hoá cho các đối tượng thuộc diện quy
hoạch; tăng cường công tác giáo dục mầm non; đẩy mạnh giáo dục phổ thông
và mầm non theo tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” [62, tr.8].
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Sở Giáo dục đã phát huy vai trò chủ

động tích cực lập kế hoạch cử cán bộ đi học bổ túc văn hoá tập trung, xây

21


dựng chính sách, chế độ cho người dạy và người học. Ngành giáo dục kết hợp
với Chính quyền các phường, xã, động viên và huy động nhân dân ủng hộ sửa
chữa trường lớp, đảm bảo đủ chỗ cho số người đến lớp, củng cố hệ thống
trường bổ túc văn hoá phường xã, nhanh chóng cải tiến nội dung, phương
pháp giảng dạy cho phù hợp yêu cầu thực tế.
Cùng với việc động viên, khuyến khích học tập, Sở Giáo dục - Đào tạo
đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra các biện pháp hành chính quy
định việc đi học là một tiêu chuẩn bình xét thi đua, đề bạt, nâng lương; tăng
cường đội ngũ giáo viên cho những trường còn thiếu. Giao nhiệm vụ cho
trường Trung học sư phạm của tỉnh chịu trách nhiệm đào tạo, chuẩn hoá và
cập nhật kiến thức cho đội ngũ giáo viên mẫu giáo, giáo viên cấp I, cấp II.
Chú trọng việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
Thực hiện Chỉ thị 01/CT của Hội đồng bộ trưởng (2/1/1990) về việc
chống mù chữ, Tỉnh ủy Bắc Thái đã chỉ đạo ngành giáo dục làm nòng cốt,
phát động các địa phương trong toàn tỉnh phong trào chống nạn mù chữ,
thành lập Ban chỉ đạo các cấp về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.
Bên cạnh những chuyển biến và một số kết quả bước đầu, trong những năm
1986 -1990, do tập trung giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội nên
việc tập trung xoá mù chữ đã bị xem nhẹ, từ đó, tình trạng mù chữ vẫn còn và
có chiều hướng gia tăng, chất lượng dạy và học xuống thấp, năm học 19881989 có tới 15% trong tổng số học sinh của tỉnh bỏ học [2, tr.214].
Nhìn một cách khái quát, trong những năm 1986 -1990, việc tổ chức
thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó
khăn và hạn chế do điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có nhiều hạn
chế. Hiện tượng mất cân đối giữa các ngành, nghề trong tỉnh diễn ra khá gay

gắt. Trong giáo dục - đào tạo cơ sở vật chất cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng.
Một bộ phận giáo viên do đời sống quá khó khăn đã trở nên dao động, không
yên tâm công tác, một số bỏ nghề, nhiều trường đã phải tổ chức học 3 ca, chất

22


lượng giáo dục theo đó đã bị giảm sút, cách thức quản lý, tổ chức và điều
hành chậm đổi mới.
Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sau 5 năm đổi mới, Đảng ta nhận
thức sâu sắc hơn về nhân tố con người với ý nghĩa là động lực trực tiếp của sự
phát triển. Từ đó Đảng xác định nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo là một
nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Tại Đại hội VII (1991), Đảng đã
chỉ ra nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo với những nội dung cơ bản như: hiện
đại hoá nội dung và phương pháp giáo dục; dân chủ hoá nhà trường và quản
lý giáo dục; đa dạng hoá loại hình đào tạo và loại hình trường lớp, từng bước
hình thành trường bán công, dân lập, tư thục; xã hội hoá giáo dục; thể chế hoá
cơ cấu và hệ thống giáo dục quốc dân; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào
tạo phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tổng kết
cuộc cải cách giáo dục, chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục mới theo hướng
đào tạo một đội ngũ lao động có trí tuệ thích ứng với nền kinh tế hàng hoá.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 khoá VII (1/1993 ) đã ra
Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo” với nội dung
cơ bản là:
- Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là
quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản bảo
đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất
nước.
- Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Thực hiện công bằng xã

hội trong giáo dục - đào tạo. Giáo dục - đào tạo phải gắn chặt với yêu cầu phát
triển đất nước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Những quan điểm về giáo dục - đào tạo của Đại hội VII và Nghị quyết
Trung ương lần thứ 4 (1/1993) về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào
tạo” là cơ sở để Đảng bộ Bắc Thái tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào
tạo ở địa phương. Tỉnh uỷ Bắc Thái nhận thức rõ, để đưa sự nghiệp giáo dục -

23


đào tạo tỉnh nhà phát triển xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh vốn có thì
cần phải “...động viên được mọi tầng lớp nhân dân chăm lo cho giáo dục. Các
Cấp uỷ và tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và cá nhân đều phải có trách
nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp trí
tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà
trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục
lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể” [17, tr.44].
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VI họp vào ngày
26/9/1991. Đại hội đã thảo luận và quyết định mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ 5 năm (1991-1995). Về giáo dục - đào tạo, Đại hội chủ trương:
“Tiếp tục ổn định và phát triển giáo dục - đào tạo trên cơ sở đa dạng hoá, xã
hội hoá nhằm nâng cao dân trí, đào tạo lao động, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tạo một bước chuyển biến
tiến bộ về chất lượng giáo dục - đào tạo. Tăng cường giáo dục chính trị, đạo
đức và hướng nghiệp, chú trọng thích đáng các môn tin học, ngoại ngữ, kỹ
thuật, lịch sử, địa lý địa phương. Có kế hoạch hợp lý huy động các nguồn vốn
để bổ sung cơ sở vật chất cho các trường lớp và bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên” [16, tr.35].
Đại hội đề ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục - đào tạo
như:

- Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ cấp
tỉnh (gồm các thành phần: Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội
lên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em, Báo, Đài phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh); tách
trường tiểu học khỏi trường cấp II; tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng
trường lớp đủ cho trẻ em đến độ tuổi đều được đi học; xoá bỏ tình trạng học 3
ca.
- Nghiên cứu và đề ra chính sách để cải thiện đời sống của giáo viên,
nhất là đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tăng

24


cường công tác quản lý giáo dục nhằm đảm bảo nội dung, chương trình và
chất lượng dạy học. Đẩy mạnh công tác điều tra trình độ dân trí, lên kế hoạch
xây dựng và phát triển trường dạy nghề, giải quyết công ăn việc làm cho
người trong độ tuổi lao động, giảm thiểu nạn thất nghiệp và các tệ nạn xã hội,
thực hiện tốt chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
- Triển khai và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và chuẩn hoá cán bộ, giáo
viên, từng bước sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên cho phù hợp với trình độ
và công việc theo yêu cầu ngành nghề của địa phương. Yêu cầu các cấp ủy
đảng, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể, các tổ chức xã hội phải quán triệt sâu
sắc đường lối của Đảng, triển khai đồng bộ Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh một
cách có hiệu quả [16, tr.36].
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ
VI về đổi mới giáo dục - đào tạo, Ngành giáo dục đã có bước chuyển biến
quan trọng. Đánh giá về sự chuyển biến này, Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh
giữa nhiệm kỳ (khóa VI) tháng 3/1994 nhận định: “Sự nghiệp giáo dục - đào
tạo của tỉnh tiếp tục phát triển. Số lượng học sinh hàng năm đều tăng, chất
lượng giáo dục - đào tạo có mặt được nâng lên, nhất là các lớp ở đầu cấp I,

cuối các cấp học và ở các trường chuyên, lớp chọn bồi dưỡng học sinh có
năng khiếu. Tất cả các xã trong tỉnh đều có trường tiểu học, 98,8% số xã có
trường cấp II, hoặc Phổ thông cơ sở, các huyện đều có trường Phổ thông
trung học, 94% trong tổng số xã, phường của tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về
phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Chỉ còn 7.366 người mù chữ ở độ tuổi từ
15 đến 35 chiếm 2,38% số người trong độ tuổi. Chất lượng giáo viên từng
bước được nâng lên. Tính đến năm học 1995 -1996 đã có 50% giáo viên mầm
non, 97% giáo viên tiểu học, 78% giáo viên trung học cơ sở và 90% giáo viên
trung học phổ thông đạt chuẩn đào tạo. Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng,
song, do số học sinh tăng nhanh và yêu cầu chất lượng ngày một cao, việc xây
dựng cơ ở vật chất cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo vẫn chưa đáp ứng kịp yêu
cầu, năng lực đội ngũ giáo còn có những mặt hạn chế, giáo viên ở vùng cao,

25


vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác và sinh hoạt” [17,
tr.14].
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của giáo dục - đào tạo và xuất phát từ
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của địa phương, Hội nghị giữa nhiệm
kỳ đã đề ra nhiệm vụ cho công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh trong 2 năm
tiếp theo (1994-1995): “Tiếp tục đa dạng hoá, xã hội hoá, nâng cao toàn diện
chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng nguyện vọng học tập của con em nhân
dân và gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước mắt cần
hoàn tất việc sắp xếp lại hệ thống trường lớp theo chủ trương hình thành bậc
tiểu học và hai bậc trung học mới. Hoàn chỉnh các trường chuyên, lớp chọn.
Khuyến khích các tổ chức xã hội mở trường dân lập, tư thục dạy nghề, dạy
ngoại ngữ, tin học và nuôi dạy trẻ. Phấn đấu cơ bản thanh toán tình trạng học
3 ca (đi đôi với tăng cường trách nhiệm của nhà trường trong việc tự bảo quản
cơ sở vật chất). Phát triển quỹ học bổng dành cho học sinh giỏi. Đặc biệt chú

trọng, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý và lực lượng giáo viên theo yêu cầu
mới của sự nghiệp giáo dục [17, tr.43].
Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh chủ trương tiếp tục
nâng cao chất lượng giáo dục từ ngành học mầm non đến phổ thông, chuyên
nghiệp và dạy nghề; thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo; gắn chặt
giáo dục kiến thức khoa học với giáo dục đạo đức, chính trị, thể chất, thẩm
mỹ và giáo dục quốc phòng, hình thành nhân cách con người mới; gắn phát
triển giáo dục với chiến lược phát triển nguồn lực lao động hiện đại; chú trọng
công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên để phát triển đảng viên trong trường
học. Hội nghị nhấn mạnh vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với ngành
giáo dục - đào tạo và vai trò tham mưu của Sở giáo dục - đào tạo trong quá
trình trình triển khai, chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nghị
quyết của Đảng bộ tỉnh trong việc đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo ở địa phương.

26


Trong 5 năm (1991 - 1995), Đảng bộ Bắc Thái đã lãnh đạo nhân dân
các dân tộc trong tỉnh vượt qua khó khăn, cùng cả nước thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng từng bước được xã
hội hoá, phát triển đa dạng và chất lượng được nâng cao. Chương trình “Xoá
tái mù chữ” đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, theo Báo cáo chính trị
tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (5/1996) đánh giá thì: “Sự
nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh nhà vẫn còn nhiều tồn tại đáng phải quan tâm,
nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa” [18, tr.10].
1.2.2. Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân
dân tỉnh, Sở giáo dục - đào tạo Bắc Thái đã kết hợp với các ngành, các cấp,
các địa phương trong tỉnh tổ chức khai thác tiềm năng tại chỗ, từng bước xây
dựng trường học với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Sở giáo dục

- đào tạo xây dựng đề án giải quyết khó khăn cho giáo viên; đẩy mạnh việc
đào tạo nghề, hướng nghiệp; xây dựng trật tự kỷ cương học đường; khuyến
khích mở trường dân lập; tách trường cấp I và cấp II. Với sự nỗ lực của toàn
ngành và của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến năm 1995, mạng lưới giáo
dục được mở rộng về quy mô và loại hình đào tạo. Hệ thống giáo dục từ cấp
tỉnh đến huyện, phường, xã từng bước được củng cố. Các ngành học từ mầm
non đến phổ thông và bổ túc văn hoá đều được mở rộng và tăng cường về
nhiều mặt:
Ngành học mầm non: cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, mở thêm
nhà trẻ, trường mẫu giáo ở các bản làng xa xôi hẻo lánh, các vùng dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao của tỉnh. Số lượng các cháu trong độ
tuổi đến trường tăng lên qua các năm học. Nội dung giảng dạy từng bước
được cải tiến để phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương, với đặc điểm của
từng vùng dân tộc. Chất lượng dạy học đã có những tiến bộ nhất định.
Những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, trong bối cảnh nền kinh
tế đất nước hết sức khó khăn nên số lượng các cháu trong độ tuổi đến trường

27


×