Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

LƯƠNG THỊ THÙY GIANG

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LÀNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

LƯƠNG THỊ THÙY GIANG

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LÀNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Xanh

Hà Nội, 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lương Thị Thùy Giang


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp
này, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.Phạm
Xanh người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ và chỉ bảo những
kiến thức về chuyên môn thiết thực, những chỉ dẫn khoa học quí báu trong
suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà
Nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011”.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam, ban tuyên giáo của tỉnh Hà Nam ….và
các cơ quan liên quan, các cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu
thập số liệu cũng như những tài liệu cần thiết liên quan tới đề tài.
Cuối cùng, một lần nữa một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô

giáo, các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015
Học viên

Lương Thị Thùy Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LÀNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 .................................. 9
1.1. Một số nhân tố tác động đến công tác xây dựng làng văn hóa ở
tỉnh Hà Nam .............................................................................................. 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam ...................... 9
1.1.2. Tình hình xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Hà Nam trước năm
2001 ....................................................................................................... 12
1.1.3. Chủ trương xây dựng làng văn hóa của Đảng ............................... 21
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh dạo xây dựng làng văn hóa từ năm
2001 đến năm 2005 .................................................................................. 34
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam.......................................... 34
1.2.2. Quá trình thực hiện và kết quả đạt được ....................................... 37
Tiều kết Chương 1 ................................................................................... 44
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011........... 49
2.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng làng văn hóa và sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam................................................................ 49
2.1.1. Chủ trương xây dựng làng văn hóa của Đảng ............................... 49

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam.......................................... 56
2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam tăng cường chỉ đạo xây dựng làng văn
hóa ............................................................................................................ 67
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................... 80
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ......... 84
3.1. Một số nhận xét ................................................................................ 84
3.1.1. Ưu điểm ....................................................................................... 84
3.1.2. Hạn chế ........................................................................................ 87


3.2. Kinh nghiệm lịch sử.......................................................................... 90
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý điều
hành của chính quyền, sự phối hợp với các tổ chức trong hệ thống
chính trị tỉnh ........................................................................................... 90
3.2.2. Xây dựng làng văn hóa trên cơ sở tiến hành xây dựng mô hình
điểm, từ đó rút ra kinh nghiệm nhân ra diện rộngError! Bookmark not defined.
3.2.3. Kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng làng văn
hóa ......................................................................................................... 93
3.2.4. Xã hội hoá phong trào xây dựng làng văn hóa. Phát huy tính
chủ động sáng tạo cũng như tính tự quản của nhân dân trong xây
dựng đời sống văn hóa ........................................................................... 91
3.2.5. Đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác văn hóa .... 93
3.2.6. Kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm và nêu gương điển hình tiên
tiến trong xây dựng làng văn hoá ........................................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 100
PHỤ LỤC.................................................................................................. 107


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCH

: Ban chấ phành

CLB

: Câu lạc bộ

CNH

: Công nghiệp hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐH

: Hiện đại hóa

LVH

: Làng văn hóa

NTM


: Nông thôn mới

TNCS

: Thanh niên cộng sản

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTT

: Văn hóa thông tin

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ NAM


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông
thôn - nông dân có vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
VII, VIII, IX của Đảng đều xác định quá trình thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn

và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng
ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Với khoảng 75% dân số sinh
sống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia hay từng khu vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực
kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự
phát triển. Trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông
thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn
đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực, bởi phát triển văn hóa
vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa
phương, khu vực và cả nước.
Làng là đơn vị cơ bản ở nông thôn nước ta, có vai trò vô cùng quan
trọng, có tính độc lập tương đối, tính tự quản, có tín ngưỡng, tập quán riêng,
có bản sắc văn hóa riêng gọi là “văn hóa làng”. Chính bản sắc văn hóa làng là
cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong nội bộ làng, tạo sự ổn định,
sự gắn bó trong cộng đồng làng xã, là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự
cố kết nhà-làng-nước trong tiến trình lịch sử nước nhà.
Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở, nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng làng xã, nâng cao đời sống văn háo cho
nhân dân, tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở cơ sở, góp
phần trực tiếp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lần đầu
tiên, việc xây dựng làng văn hóa được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội
1


VIII (1996) của Đảng: “Tiếp tục thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở, trong đó chú trọng vấn đề gia đình văn hóa, làng bản
văn hóa”. Đến Nghị quyết Trung ương 5 (tháng 7-1998) (Khóa VIII) vấn đề
xây dựng làng văn hóa được khẳng định: “Đẩy mạnh phong trào xây dựng
làng, ấp, xã, phường văn hóa”. Việc xây dựng làng văn hóa là một nội dung rất

quan trọng nhằm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, bởi vì hiện nay, vẫn còn khoảng 75% dân số nước ta ở địa bàn nông
thôn, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc
dân, vì vậy xây dựng văn hóa ở nông thôn là vấn đề hệ trọng không chỉ với
hoạt động văn hóa mà còn có vai trò quan trọng cả trong hoạt động kinh tế xã
hội của cả nước nói chung và Hà Nam nói riêng trong giai đoạn CNH, HĐH.
Xây dựng làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển làng - xã Việt Nam
trong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa xã hội. Làng là cái nôi
văn hóa được ví như tấm gương phản chiếu sinh động nhất truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng,
thuần phong mỹ tục, mối quan hệ xóm giềng, mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình...tất cả kết thành tinh hoa văn hóa và bản lĩnh văn hóa Việt
Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh hoa ấy cần
được phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh thần cho công cuộc xây
dựng làng văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở nông thôn, làm
nền tảng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại.
Mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá trị
văn hóa truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những nơi bị
xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống
thực dụng...Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai
cát cứ. Nhưng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, "phép vua thua lệ làng", tệ
cường hào ở nông thôn lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo
trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn
2


đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội...
Chính vì vậy, việc xây dựng làng văn hóa là nhằm bảo vệ và phát huy

các giá trị của văn hóa làng, phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng vừa
là kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường,
động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị
văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến. Và, chỉ
khi đó làng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát triển nông thôn ở
nước ta hiện nay.
Hà Nam cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang
thực hiện chủ trương xây dựng làng văn hóa. Cuộc vận động xây dựng làng
văn hóa ở Hà Nam tuy mới được chú trọng từ khi tái lập tỉnh (1997), song đã
đóng góp một phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, được
đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng. Sau khi tỉnh được tái
lập, mặc dù còn nhiều khó khăn, công việc bộn bề; trong khi coi phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia
đình văn hóa” ở Hà Nam cũng được Đảng bộ tỉnh rất quan tâm chỉ đạo.
Phong trào này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đạt được những kết quả rất
đáng khích lệ, góp phần củng cố , giữ gìn và phát huy nền tảng đạo đức, tinh
thần truyền thống văn hóa của dân tộc, quê hương; ngăn chặn, đẩy lùi những
hiện tượng tiêu cực trong đời sống hàng ngày ngay từ trong mỗi gia đình,
thôn xóm. [1, Tr.50]
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo thực
hiện phong trào xây dựng “Làng văn hóa” của Đảng bộ tỉnh Hà Nam và việc
khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xây dựng làng văn hóa của Đảng ta,
là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã
hội của tỉnh Hà Nam. Mặt khác, thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó
khăn, kinh nghiệm thành công và chưa thành công… trong sự lãnh đạo của
3


Đảng bộ Hà Nam về phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, cũng là những vấn

đề của một số tỉnh, thành phố khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự, cần
được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, để thực hiện thành công phong
trào này. Từ đó tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về
thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc cụ thể hoá đường lối của Đảng
đối với từng địa phương, trong đó có tỉnh Hà Nam.
Vì thế, tôi chọn đề tài "Đảng bộ Tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng
làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011" làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét ở
bình diện cả nước. Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận
khác nhau về văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa như: "Văn hóa làng và
làng văn hóa" của GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS Vũ
Ngọc Khánh; "Văn hóa làng và sự phát triển" của GS.TS Nguyễn Duy Quý;
"Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội" của GS. Phan Đại Doãn;
"Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay" của Tô Duy Hợp; "Cộng đồng
làng xã Việt Nam hiện nay" của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh; "Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay" của Thu Linh;
"Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng" và
“Định hướng phát triển làng xã Đồng bằng sông Hồng ngày nay” của Tô
Duy Hợp; "Tín ngưỡng làng xã" của PGS Vũ Ngọc Khánh; "Nếp cũ - Làng
xóm Việt Nam" của Toan Ánh; "Hương ước hồn quê" của Toan Ánh; "Bản
sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" của TS. Lê
Quý Đức; “Xây dựng làng văn hóa ở Đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” của PGS. TS. Đinh Xuân Dũng; “Một số vấn đề về xây
dựng làng-ấp văn hóa hiện nay” của Bộ Văn hóa-Thông tin, Cục Văn hóaThông tin cơ sở; “Xây dựng làng văn hóa mới ở Hà Bắc” của Sở Văn hóa
thông tin Hà Bắc xuất bản...
4



Ở Trung ương và địa phương có nhiều đề tài nghiên cứu về phong trào
xây dựng làng văn hóa: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “làng văn
hóa Thanh Hóa” mang ký hiệu KX01-15 do Trung tâm Khoa học xã hội và
Nhân văn quốc gia thực hiện; Sở văn hóa Hà Bắc cũ(gồm hai tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang hiện nay) đã biên soạn cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng làng
văn hóa mới ở Hà Bắc”; Sở Văn hóa-Thông tin Thanh Hóa đã tổ chức hội
thảo khoa học “Văn hóa làng Thanh Hóa”; Sở Văn hóa-Thông tin Thái Bình
tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh “Định hướng xây dựng làng
văn hóa ở Thái Bình”; Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức hội nghị, hội thảo
về “Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa”; Sở Văn hóa-Thông tin các tỉnh
Cần Thơ, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa…tổ chức các hội nghị chuyên
đề về xây dựng ấp văn hóa, gia đình văn hóa.
Ngoài ra cũng có nhiều bài viết về phong trào xây dựng làng văn hóa
đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Tuy nhiên, đối với tỉnh Hà Nam chưa có một công trình chuyên khảo
nào trình bày về Phong trào này. Liên quan đến phong trào xây dựng làng văn
hóa có một số Kỷ yếu hội thảo và báo cáo đáng chú ý như: “Kỷ yếu Hội nghị
tổng kết 20 năm phong trào xây dựng làng văn hóa (1989-2009)”. Kỷ yếu bao
gồm hệ thống các báo cáo tổng kết và báo cáo tham luận của các đại biểu cơ
sở trên địa bàn tỉnh, nêu rõ những mặt đã làm được, những tồn tại-hạn chế của
việc thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, khu dân cư văn hóa trong 20
năm đầu sự nghiệp đổi mới. Ngoài ra, khi tìm hiểu về phong trào xây dựng
làng văn hóa của tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011 cũng có rất nhiều
những Báo cáo tổng kết 10 năm, 5 năm và báo cáo hàng năm về vấn đề này.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên bước đầu đưa ra những
đánh giá góp phần làm rõ hơn những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn
đối với việc xây dựng làng văn hoá. Những công trình, bài viết trên là nguồn
tài liệu quý giá để giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, so sánh và đưa ra những
đánh giá sát thực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào
5



nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà
Nam trong việc xây dựng làng văn hóa, cũng như đánh giá vai trò của xây
dựng làng văn hóa đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, chính trị ở địa
phương từ năm 2001 đến năm 2011.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nội dung, phương thức lãnh đạo thực hiện xây dựng làng văn
hóa của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến 2011. Nêu bật tính chủ động,
sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong quá trình vận dụng đường lối, vận
động nhân dân trong tỉnh xây dựng làng văn hóa vào điều kiện cụ thể ở địa
phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến đề tài, hệ thống hóa các
tư liệu khai thác được từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu lưu trữ ở địa
phương và cả những tài liệu khảo sát thực tế.
- Quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng về xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011.
- Làm rõ quá trình thực hiện và những kết quả mà Đảng bộ tỉnh Hà
Nam đạt được trong việc lãnh đạo xây dựng làng văn hóa trên một số lĩnh vực
cụ thể như: Xây dựng làng, khu phố văn hoá; Xây dựng gia đình văn hóa,
Xây dựng và thực hiện hương ước quy ước, … góp phần thực hiện mục tiêu
xây dựng làng văn hóa phát triển bền vững.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong
quá trình thực hiện xây dựng làng văn hóa từ năm 2001 đến năm 2011.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu
- Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Nam về
xây dựng xây dựng làng văn hoá.


6


- Quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam chỉ đạo xây dựng làng văn hóa từ
năm 2001 đến năm 2011.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ quá trình
Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo và thực hiện phong trào xây dựng làng văn
hóa trên địa bàn tỉnh. Từ đó chỉ ra những tác dụng cụ thể của việc thực hiện
phong trào đối với tình hình kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của tỉnh Hà
Nam.
Giới hạn không gian: Địa bàn tỉnh Hà Nam bao gồm 6 huyện và
thành phố.
Giới hạn thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2011.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài
Nguồn tài liệu:
- Các văn kiện Đảng và nhà nước có liên quan đến xây dựng làng văn hóa
-Các văn kiện của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Nam bao gồm các
nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, quyết định, báo cáo…có liên quan đến việc thực
hiện phong trào xây dựng làng văn hóa đang lưu giữ tại đại phương.
- Các sách báo đã xuất bản, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, luận
văn, luận án có liên quan tới đề tài.
- Khảo sát thực tế.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, tổng hợp liên ngành và phương pháp khảo sát thực tế
trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của Luận văn

- Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc chỉ đạo
và thực hiện xây dựng làng văn hóa ở địa phương. Những kết quả đã đạt được
của địa phương góp phần định hướng trong bảo tồn, phát huy những giá trị
7


văn hóa truyền thống dân tộc đồng thời là một trong những nội dung quan
trọng trong mục tiêu chiến lược của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc.
- Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng làng văn hoá
của Đảng bộ tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng công tác này ở địa phương.
- Luận văn cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền vận
động xây dựng làng văn hóa ở địa phương, có thể dùng tham khảo cho việc
nghiên cứu giảng dạy, học tập lịch sử địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng làng văn hóa từ
năm 2001 đến 2005
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng làng
văn hóa từ năm 2006 đến 2011
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

8


NỘI DUNG
Chương 1:
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LÀNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

1.1. Một số nhân tố tác động đến công tác xây dựng làng văn hóa ở tỉnh
Hà Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
a. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý:
Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o - 110o kinh
độ Đông, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát
triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ
phía Nam của thủ đô), phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng
Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp
Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã
hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành
phố: thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng,
huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.
Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn
tỉnh có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50km
và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như: Quốc lộ 21, Quốc lộ
21B, Quốc lộ 38. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực
đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Với vị trí chiến
lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi
thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật
với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng
trọng điểm phát triển kinh tế Bắc bộ.

9


Về đất đai và địa hình:
Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản
giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Mật độ và độ sâu chia cắt địa

hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể. Hướng
địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông nam, phù hợp với
hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam. Hướng dốc của địa hình cũng là
hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và
dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu
trúc địa chất.
Khí hậu và thủy văn:
Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện
trung bình cùng vĩ tuyến.
Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy,
sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông
Giang, v.v. Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên
và Thái Bình.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Từ khi tái lập tỉnh (1997), kinh tế xã hội Hà Nam đã có những bước
tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng
tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh bình quân 11%/năm, cao hơn so với tốc độ
tăng trưởng của cả nước và một số tỉnh trong vùng. Tổng sản phẩm nông lâm
nghiệp và thủy sản tăng 6,1%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,3%/năm
và các ngành dịch vụ tăng 7,3%/năm. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ,
chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, giống mới, trồng cây xuất khẩu, sản xuất lúa
giống và nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi như sản xuất trên vùng đất
trũng, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi…đang tạo cho kinh tế nông nghiệp
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

10


Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng

công nghiệp và dịch vụ: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,6% năm
1996 lên 34,6% năm 2003, dịch vụ tăng từ 31,6% năm 1996 lên 31,8% năm
2003, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 49,6% năm 1996 giảm còn 33,7%
năm 2003 [39, tr. 233-236].
Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng có những thay đổi
đáng kể. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong cơ cấu tổng sản phẩm
tăng từ 17,56% (giai đoạn 1991-1996) tới 30,29% năm 2003.
Hà Nam đã quy hoạch 5 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 800ha
tại các vị trí thuận lợi giao thông, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng theo
hướng đồng bộ ở 3 khu công nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi
đầu tư khá hấp dẫn sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện
khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có
khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ,hạ tầng
kinh tế - xã hội đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát
triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về
chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển
kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng
một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội
trong tương lai.
c. Lịch sử và văn hóa Hà Nam:
Hà Nam có lịch sử hình thành từ lâu đời, được coi là vùng đất nối
nguồn địa lịch sử - văn hóa Thăng Long.
Hà Nam là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa, gồm đủ các loại
hình, phân bố rộng khắp trên toàn địa bàn. Nhiều di tích có kiến trúc quy mô,
nghệ thuật chạm khắc độc đáo: Chùa Long Đọi Sơn - nơi phát tích Vua Lê
Đại Hành cày Tịch điền, đền Trần Thương- dấu tích một kho lương thời Trần,
đình Văn Xá, đình An Hòa, đình Chảy, đình Vị Hạ, đình Ngò…
11



Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, Hà Nam còn là quê hương của
những làng nghề thủ công truyền thống, hiện có hơn 30 làng nghề đang tồn tại
và phát triển mạnh. Trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Lụa Nha Xá,
mây giang đan - Ngọc Động, sừng mỹ nghệ Đô Hai, thêu ren An Hòa, Hòa
Ngãi, giũa cưa Đại Phu- An Đổ, mộc Cao Đà, gốm Đanh Xá, trống Đọi Tam…
Hà Nam là một trong những cái nôi của nền nghệ thuật truyền thống
đang được kế thừa và phát huy như các chiếu chèo sân đình tiêu biểu: Chiếu
chèo làng Ngò, chiếu chèo làng Thọ Chương, chiếu chèo làng Trương, chiếu
chèo Xuân Khê (Lý Nhân), chiếu chèo Đồng Hóa (Kim Bảng), chiếu chèo
Châu Giang (Duy Tiên), hát tuồng Bạch Thượng (Duy Tiên), An Thái (Bình
Lục). Bên cạnh đó Hà Nam còn có vốn dân ca mang đậm những nét riêng
như: Hát dậm Quyển Sơn - Kim Bảng, múa hát Lải Lèn - Lý Nhân, Dân ca
giao duyên vùng ngã ba sông Móng ….
Trong tương lai Hà Nam sẽ là tỉnh công nghiệp, là điểm giao lưu giữa
các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước, trên địa bàn sẽ xuất
hiện nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều khu trung tâm thương mại, dịch vụ,
nhiều trung tâm đào tạo nguồn lao động, khu đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ cao cho khu vực và cả nước.
1.1.2. Tình hình xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Hà Nam trước năm 2001
Trong hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 2000), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã đoàn kết
một lòng vượt qua thử thách, giành được những thành tựu quan trọng trên
nhiều lĩnh vực. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện và đạt mức tăng trưởng
khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
có xu hướng tăng lên, nông lâm nghiệp giảm xuống; cơ chế kinh tế mới được
khẳng định và đem lại hiệu quả rõ rệt. Một số công trình quan trọng được xây
dựng và đưa vào sử dụng phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội của
tỉnh. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn hoá, xã hội đã có chuyển biến tích cực, nhất
là trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo
12



các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị
xã hội tập trung vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hoá và xây dựng
nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5 tháng 4
năm 1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” với các tiêu chí:
- Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, khu dân cư, nhà ở, mạng lưới
dịch vụ sản xuất và thương nghiệp, quy hoạch hệ thống các công trình văn
hoá xã hội và phúc lợi công cộng (như: trường học, bệnh xá, trạm xá, nhà
trẻ, mẫu giáo, nhà văn hoá thông tin, công trình thể dục, thể thao…) phù hợp
với điều kiện của từng xã, phường, thị trấn, gắn chặt với công tác quốc
phòng, an ninh.
- Tổ chức thực hiện mục tiêu no ấm, đoàn kết, văn minh, tiến bộ. Tích
cực thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và bố trí dân cư hợp lý; phát triển hệ thống
truyền thông và hệ thống giáo dục phổ thông, xây dựng nếp sống văn hoá
mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, phát huy truyền thống yêu quê hương
đất nước, thực hành sống lành mạnh, tiết kiệm, loại bỏ những hủ tục mê tín, dị
đoan (như ma chay, cưới xin lãng phí, rượu chè, cờ bạc,…).
- Dân chủ hoá và công khai hoá công tác quản lý kinh tế, quản lý xã
hội, làm cho nhân dân được thực sự làm chủ về kinh tế, chính trị và xã hội, đề
cao kỷ luật, pháp luật, kỷ cương.
Đặc biệt, khi tỉnh Hà Nam được tái lập vào ngày 01/01/1997, sau 32
năm hợp nhất với tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, với bộn bề khó khăn và
thử thách, Hội đồng nhân dân tỉnh đã cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc tỉnh ra sức xây dựng, củng cố và phát triển tình hình kinh
tế-xã hội. Trong những năm từ 1998, 1999, 2000 HĐND tỉnh Hà Nam đã lần
lượt ban hành các Nghi quyết: Nghị quyết 04/1998/NQ-HĐ về mức hoạt động
phí đối với Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, phó các đoàn thể xã, phường, thị
trấn; Nghị quyết 05/1998/NQ-HĐND về mức thu học phí, tiền xây dựng; và lệ
phí tuyển sinh trong nhà trường; Nghị quyết 07/1999/NQ-HĐ về phân cấp

một số nguồn thu cho ngân sách cấp tỉnh; ngân sách huyện, thị xã; ngân sách
13


xã, phường, thị trấn; Nghị quyết 15/2000/NQ-HĐND thành lập quỹ xoá đói
giảm nghèo; Nghị quyết 16/2000/NQ-HĐND về việc thành lập quỹ hỗ trợ việc
làm; Nghị quyết số 13/2000/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2000 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về tổ chức, chế độ chính sách đảm bảo cho hoạt
động của lực lượng Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam… Các
nghị quyết nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Chính bởi vậy,
kinh tế của tỉnh có tôc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, cơ sở kĩ thuật hạ tầng được đầu tư, nâng cấp và xây dựng
mới, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được
cải thiện, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong
sự nghiệp đổi mới được củng cố và nâng cao.(Phụ lục 2)
Trong 4 năm: 1997,1998,1999,2000 tốc độ tăng trưởng GDP của Hà
Nam đều tăng vượt cao hơn so với cả nước, đặc biệt là năm 1999. Trong khi
coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” nói chung và phong trào xây dựng “làng văn
hóa”, “Gia đình văn hóa” nói riêng thường xuyên được sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyến
có sự chỉ đạo sâu sát các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự hưởng ứng,
ủng hộ tích cực của nhân dân trong tỉnh, góp phần củng cố, giữ gìn và phát
huy nền tảng đạo đức, tinh thần, truyền thống văn hóa của dân tộc, quê
hương; ngăn chặn, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong đời sống hàng
ngày ngay từ trong mỗi gia đình, thôn xóm.
Cụ thể hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, công tác
xây dựng làng văn hoá trở thành một trong những nhiệm vụ và chỉ tiêu công
tác, thể hiện trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân,
Ủy ban Nhân dân tỉnh. Từ năm 1997 đến 2000, vấn đề xây dựng làng văn hoá

tiếp tục được Đảng bộ quan tâm, chú trọng. Với chủ trương tiếp tục xây dựng
nếp sống văn hoá cơ sở, lấy xóm, thôn, tổ dân phố làm địa bàn thực hiện các
hoạt động văn hoá ở khu dân cư, từ giữa năm 1998 công tác xây dựng đời
14


sống văn hoá mà trọng tâm là xây dựng làng, xã, phường, thị trấn văn hoá có
bước phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước đó. Tháng 9/1998 Ủy ban
Nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 66/QĐ-VH về ban hành
quy chế xây dựng Làng văn hóa-Gia đình văn hóa. Sau khi có Quyết định, các
ngành, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã quán triệt sâu sắc tinh
thần của Quyết định và đã đưa vào chương trình kế hoạch hàng năm bằng các
chỉ tiêu, biện pháp cụ thể cho việc thực hiện cuộc vận động xây dựng làng văn
hóa. Sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp ủy Đảng và chính quyền
địa phương thông qua những kế hoạch cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của mình là điều kiện tiên quyết trong quá trình xây dựng làng văn hóa.
Điều này thể hiện rất rõ trong các văn bản của Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Ủy ban dân số -kế hoạch hóa gia đình, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc
trẻ em, Liên đoàn lao động, Sở văn hóa thông tin, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân... Tiếp
sau đó, Kế hoạch 02-KH/TU của Tỉnh ủy Hà Nam ngày 09-09-1998 nhằm tổ
chưc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch , tổ chức nghiên cứu, quán triệt
và thực hiện Nghị quyết với mục đích yêu cầu: Trên cơ sở của việc nâng cao
nhận thức và kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được cụ thê hóa ở từng
địa phương đơn vị mà sơ kết, tổng kết để nêu gương các điển hình tiên tiến
khơi dậy phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
nói chung và phong trào thi đua xây dựng “làng văn hóa”, “gia đình văn
hóa”… Sau khi xây dựng kế hoạch học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương

5 (khóa VIII), các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đoàn
thể tỉnh đã tổ chức mở hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt và triển khai kế
hoạch học tập, thực hiện Nghị quyết ở cơ sở, gắn với thực hiện chương trình
hành động theo đúng kế hoạch của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Đến hết tháng
10/1998, tất cả các đảng bộ trực thuộc tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt và
15


triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) tới toàn thể cán bộ,
đảng viên. Các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh-truyền hình, hệ
thống phát thanh, truyền thanh từ tỉnh đến cơ sở đã tuyên truyền giới thiệu
những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) tới quần
chúng nhân dân.
Mặt khác, để thực hiện Quyết định số 66/QĐ-VH của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Hà Nam, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 02-CT/TU ngày 12-09-1998 "Về
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê
tín dị đoan" với 4 điều khoản cụ thể thực hiện; mà nội dung của các quy định
thể hiện đúng theo tinh thần của Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12-01-1998 của Bộ
Chính Trị (khóa VIII):
 Lễ cưới phải tổ chức gọn nhẹ, vui tươi lành mạnh, chống phô trương
lãng phí, gây phiền phức, tốn kém cho bản than và mọi người. Chỉ nên tổ
chức ăn uống trong nội bộ gia đình và họ hàng. Đối với những người thân
quen thì áp dụng hình thức báo hỷ. Kiên quyết xử lý nghiêm những người vi
phạm luật hôn nhân và gia đình.
 Lễ tang phải thực hiện đúng quy định đã ban hành như: vệ sinh phòng
dịch, mai tang, bảo đảm trật tự nơi công cộng, loại bỏ những tập quán, hủ tục
lạc hậu. Việc thăm hỏi và phúng viếng cần thiết thực. Các cơ quan, tập thể
chủ trì tang lễ cần hạn chế số lượng vòng hoa, trướng. Chỉ nên có vòng hoa
của cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể nơi người qua đời ở trong
các tổ chức đó hoặc trước khi về hưu ở trong tổ chức đó. Xử lý nghiêm những

người vi phạm quy chế đã ban hành.
 Hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh phải tuyệt đối theo đúng quy chế lễ
hội, không kéo dài ngày mở hội gây lãng phí và tốn kem. Kiên quyết xử lý
nghiêm minh những người lợi dụng lễ hội để kinh doanh thu tiền bất chính,
hành nghề mê tín dị đoan, cờ bạc, xâm phạm di tích văn hóa và gây rối trật tự
trị an. Tổ chức lễ mừng thọ hoặc sinh nhật phải đảm bảo gọn nhẹ, trang trọng,
không phô trương, lãng phí.
16


 Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của các cơ quan, ban ngành, đơn
vị cũng như đón nhận những phần thưởng cao quý, dnah hiệu thi đua, huân
chương…không tổ chức riêng mà kết hợp vào những dịp sơ, tổng kết. Những
trường hợp đặc biệt, cần tổ chức riêng phải được cơ quan quản lý cấp trên
đồng ý.
 Cán bộ, công nhân viên không được phép lập bàn thờ, lập bát hương
trong cơ quan đơn vị. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội
viên ác đoàn thể chính trị, xã hội, không được hành nghề mê tín dị đoan dưới
bất kỳ hình thức nào.
Trong đó, về biện pháp tổ chức thực hiện thì Chỉ thị đặc biệt yêu cầu:
Ngành văn hóa thông tin chủ động phối hợp với các ngành, các đoàn thể, tổ
chức xây dựng thí điểm các mô hình mẫu đám cưới, đám tang, lễ hội, đưa vào
tiêu thức tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, từng bước
nhân điển hình để triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị 02/CT-TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực
hiện nếp sống văn hóa, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội,
đồng thời xét đề nghị của Ban chỉ đạo đời sống văn hóa tỉnh Hà Nam, Ủy ban
Nhân dân tỉnh đã đưa ra Quyết định số 89/2000/QĐ-UB ngày 21-01-2000 về
tiêu chuẩn công nhận các danh hiệu văn hóa. Quyết định này của UBND tỉnh
Hà Nam bao gồm 4 quy định về lễ hội, việc tang, việc cưới, bài trừ mê tín dị

đoan theo nếp sống văn hóa và 5 tiêu chuẩn: làng văn hóa; cơ quan, doanh
nghiệp văn hóa; bệnh viện,phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế văn hóa;
gia đình văn hóa. Quyết định 89/2000/QĐ-UB đã quy định cụ thể về nếp sống
văn hóa, thay cho Quyết định 156-1999/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Hà Nam về việc ban hành bản quy định tạm thời về tổ chức việc cưới, việc
tang và lễ hội. Tiêu chuẩn làng văn hóa theo Quyết định số 89/2000/QĐ-UB
bao gồm 4 tiêu chuẩn: Kinh tế ngày một phát triển, xóa hộ đói, giảm hộ
nghèo, tăng hộ giàu; Nếp sống văn hóa và sinh hoạt trong làng thực sự văn
minh, tiến bộ, không có những tập tục lạc hậu, không có tệ nạn xã hội; Xây
17


×