Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đảng bộ huyện ý yên ( nam định) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NGA
................

ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH)
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NGA
................

ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH)
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Minh Hạnh

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học và luận văn này, tôi đã nhận được sự
giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô khoa Lịch sử, Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Minh Hạnh đã
dành rất nhiều tâm huyết, thời gian, công sức hướng dẫn giúp tôi hoàn thành
luận văn cao học.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân tỉnh
Nam Định, Ủy ban nhân dân huyện Ý Yên đặc biệt là Phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện Ý Yên cùng các sở, phòng ban ngành có liên
quan đã tận tình cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết năng lực của mình để hoàn thiện luận văn nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nên tôi rất mong nhận được
những góp ý quý báu của quý thầy cô, anh chị và các bạn.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với

các đề tài khác.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN ............................ 9
TỪ NĂM 2000 đến năm 2005 ...................................................................... 9
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng xóa
đói giảm nghèo ở huyện Ý Yên trước năm 2000...................................... 9
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ý Yên ............. 9
1.1.2. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở huyện Ý Yên trước năm 2000 .... 17
1.2. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Ý Yên từ
năm 2000 đến năm 2005 .......................................................................... 22
1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh
Nam Định về xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2005............... 22
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên về xóa đói giảm nghèo..... 32
1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ
huyện Ý Yên từ năm 2000 đến năm 2005 .............................................. 36
1.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo............................................................ 36
1.3.2. Chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo. ...... 37
1.3.3. Kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện từ
năm 2000 đến năm 2005 ........................................................................ 50
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 53
Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013 .................. 55
2.1. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Ý Yên từ

năm 2006 đến năm 2013 .......................................................................... 55
2.1.1. Quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo ................................ 55
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định ...................................... 65
2.1.3. Chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên ......................................... 67


2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ
huyện Ý Yên ............................................................................................ 71
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo............................................................ 71
2.2.2.Chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo ........ 71
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 92
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .......................... 94
3.1. Một số nhận xét ................................................................................ 94
3.1.1. Ưu điểm của Đảng bộ huyện Ý Yên trong quá trình lãnh đạo
thực hiện xóa đói giảm nghèo................................................................. 94
3.1.2. Hạn chế của Đảng bộ huyện Ý Yên trong quá trình lãnh đạo
thực hiện xóa đói giảm nghèo............................................................... 102
3.2. Một số kinh nghiệm ........................................................................ 105
KẾT LUẬN ............................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 119
PHỤ LỤC.................................................................................................. 127


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

BCH


: Ban chấp hành

BHYT

: Bảo hiểm y tế

ĐBKK

: Đặc biệt khó khăn

GQVL

: Giải quyết việc làm

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HSSV

: Học sinh sinh viên

LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội
MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân


THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ý Yên năm 2005 ..................... 10
Bảng 1.2: Thống kê về trường, lớp, giáo viên, học sinh huyện Ý Yên
năm 2002 .................................................................................... 13
Bảng 1.3: Cơ cấu kinh tế huyện Ý Yên ........................................................ 15
Bảng 1.4: Kết quả thực hiện giảm nghèo – tạo việc làm giai đoạn
2000 - 2005 ................................................................................ 50
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện giảm nghèo – tạo việc làm giai đoạn 2006 - 2013. ... 90


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang tiến vào những thập niên đầu của thế kỉ XXI với một nền
văn minh rực rỡ nhưng cũng xuất hiện không ít những vấn đề phức tạp, gay
gắt đòi hỏi cả thế giới phải chung tay giải quyết. Một trong những vấn đề đó
là đói nghèo, tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững

của các chế độ xã hội, của mỗi quốc gia trong suốt quá trình phát triển. Cuộc
chiến chống lại đói nghèo luôn được quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền
kinh tế là xu hướng chủ đạo, chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia. Rất
nhiều các cuộc hội thảo, hay các diễn đàn trên phạm vi toàn thế giới hay trong
phạm vi một quốc gia được tổ chức nhằm đưa ra các chính sách hay những
giải pháp để chống lại tình trạng đói nghèo.
Ở Việt Nam, công tác xóa đói giảm nghèo được xác định là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, đã và đang trở thành một
nội dung quan trọng trong chương trình công tác của các cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một
trong ba thứ giặc phải chống. Người nói: “ Giặc đói sắp theo gót giặc Pháp để
chôn vùi nhân dân ta” [57,tr.85]. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc Người đã
chỉ ra mục đích đầu tiên của thi đua ái quốc là “ diệt giặc đói” và để thực hiện
được mục đích này cần phải dựa vào lực lượng của dân. Tinh thần của dân và
để gây hạnh phúc cho dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 06/1991), Đảng đã đề
ra chủ trương xóa đói giảm nghèo. Đây là một chủ trương quyết sách lớn
trong việc thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

1


chủ, văn minh”. Ngay từ khi ra đời, chủ trương trên kết hơp với lòng dân nên
chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành một phong trào rộng khắp các tỉnh,
huyện và trên phạm vi cả nước.Thông qua quá trình khảo sát, nghiên cứu và
tổng kết thực tiễn, năm 1998, Chính phủ đã xây dựng và phê chuẩn Chương
trình xóa đói giảm nghèo với tư cách là “ Chương trình mục tiêu quốc gia”.

Chương trình được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2001 - 2005) và giai
đoạn 2 (2006 - 2010). Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội có thể thấy rõ qua từng năm đã có sự chuyển biến rõ rệt về việc
giảm tỉ lệ đói nghèo trong cả nước.
Ý Yên là một huyện ngoại thành ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định.
Huyện Ý Yên ngày nay là phần đất quan trọng thuộc phủ Ứng Phong vào thế
kỷ XII - XIII. Ý Yên vốn là một huyện nghèo của tỉnh Nam Định, với diện
tích rộng, dân số đông, dân cư lại phân bố không đều, trình độ dân số còn
nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng còn thấp, kinh tế phát triển không đồng đều
giữa các vùng. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo của
huyện còn rất cao.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên
công tác xóa đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả đáng kể, đời sống
của nhân dân được cải thiện tính bình quân trong giai đoạn từ 2000 - 2013
mỗi năm đã giảm được được khoảng 0,5% tỉ lệ hộ nghèo. Từ năm 2007 trên
địa bàn huyện đã không còn xã nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo được
triển khai đồng bộ và sâu rộng trên nhiều mặt. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo
còn chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn rất cao, chương trình xóa đói
giảm nghèo ở các địa bàn không đều, nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng
của chương trình xóa đói giảm nghèo của các cấp lãnh đạo và người dân còn
chưa đầy đủ.
Do tính chất và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, đặc biệt xuất
phát từ thực tiễn của công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam

2


Định, tác giả chọn đề tài “ Đảng bộ huyện Ý Yên ( Nam Định) lãnh đạo thực
hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013” làm đề tài luận văn
thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đói, nghèo và xóa đói giảm nghèo là vấn đề lớn, được Đảng, Nhà nước
cũng như toàn xã hội quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu của các cơ quan, các nhà khoa học về vấn đề này, có thể kể đến như:
Đầu tiên, phải kể đến là những công trình đề cập đến chính sách của
Đảng và Nhà nước nhưng liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Nguyễn Thị
Hằng (2001): Bàn về mục tiêu, nhiệm vụ và những biện pháp lớn của công tác
di dân xây dựng kinh tế mới đến năm 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Lê
Huy Ngọ (2001): Phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Hà Quế Lâm
(2002): Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ngôn Nghiệp (2004):
Công tác tuyên truyền ở vùng dân tộc và miền núi, Nxb văn hóa Dân tộc, Hà
Nội; Hoàng Xuân Thuận (2004): Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ ở
vùng dân tộc miềm núi, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Nguyễn Văn Thường
(2004): Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, nêu lên sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam gắn liền với xóa đói
giảm nghèo…Những công trình nghiên cứu cấp Nhà nước về xóa đói giảm
nghèo đều đề cập đến thực trạng và những giải pháp giải quyết vấn đề đói
nghèo ở cấp vĩ mô, nhấn mạnh sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam phải gắn liền
với xóa đói giảm nghèo.
Hai là, các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung xóa
đói giảm nghèo, thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam những năm qua
như: Báo cáo chung của nhóm công tác chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ tổ chức phi Chính phủ, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, 14-

3


15/2-1999; Báo cáo phát triển của Việt Nam (2000): Tấn công nghèo đói;
Công trình của Liên hiệp Hội khoa học Kỹ thuật ở Việt Nam (2001): Xóa đói

giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, phương pháp tiếp cận, nói lên những
phương pháp công tác, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng dân
tộc ít người miền núi; Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hòa ( 2004): Phân hóa giàu
nghèo ở một số quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội. Báo cáo đã tổng kết kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
phi Chính phủ - Nhà tài trợ ở Việt Nam. Ngân hàng thế giới cũng có công
trình: Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. Tác phẩm đã phân tích thực
trạng nghèo đói ở Việt Nam và đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới
bất bình đẳng nhiều mặt của người nghèo. Những công trình nghiên cứu về đề
tài xóa đói giảm nghèo là khá đầy đủ khi đã đề cập tổng thể nhiều khía cạnh
về xóa đói giảm nghèo. Đó là thực trạng đói nghèo ở nước ta nói chung và
một số địa phương cụ thể nói riêng, từ đó đã phân tích nguyên nhân gây nên
đói nghèo cũng như đề cập đến một số giải pháp thực hiện công tác xóa đói
giảm nghèo có hiệu quả.
Ba là, các luận văn, luận án viết về xóa đói giảm nghèo ở các địa phương
như: Đỗ Thế Hạnh (2000): Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói
giảm nghèo ở vùng định canh định cư Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Hải (2000):
Những giải pháp chủ yếu về quản lý nhằm xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội; Trần Thị Hằng (2000): Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Đình Đàn (2002): Những giải pháp kinh
tế - xã hội chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Hoàng Thị Hiền (2005):
Xóa đói giảm nghèo với đồng bào dân tộc ít người ở tỉnh Hòa Bình - Thực

4



trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội; Thái Văn Hoạt (2007): Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh
và quản lý, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Những luận văn, luận án này đều đã nêu lên được thực trạng xóa đói
giảm nghèo, đồng thời cũng đưa ra được những giải pháp cụ thể xét cả về cơ
chế chính sách và quá trình thực hiện tầm vĩ mô và vi mô. Những công trình
này thực sự có giá trị thực tiễn cao vì nó đưa ra những giải pháp tổng thể giải
quyết tận gốc nguyên nhân gây nên tình trạng đói nghèo.
Bốn là, các nghiên cứu của địa phương có liên quan đến xóa đói giảm
nghèo như: Thực trạng và dự báo dân số - lao động - việc làm và các vấn đề
xã hội huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định đến năm 2010 (08/ 2003). Trong báo cáo
này đã nêu được thực trạng đói nghèo của huyện Ý Yên trước năm 2003 và
đưa ra dự báo về tình hình xóa đói trên địa bàn huyện từ đó đưa ra dự báo về
tình hình đói nghèo đến năm 2010. Ngoài ra còn có tác phẩm nghiên cứu lịch
sử Đảng bộ huyện tập 1 và tập 2 trong đó đề cập đến lịch sử Đảng bộ của
huyện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ý Yên…
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận
và thực tiễn của vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó có giá trị
tham khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ khoa học Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên đối với
công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện từ năm 2000 đến năm 2013.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu
Trình bày một cách có hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam và quá trình vận dụng của Đảng bộ huyện Ý Yên tỉnh Nam

5



Định trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện từ năm 2000 đến năm 2013, qua đó rút ra những kinh nghiệm để
vận dụng vào giai đoạn tiếp theo.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình
xóa đói giảm nghèo của huyện trước năm 2000.
- Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đảng bộ tỉnh Nam Định và Đảng bộ huyện Ý Yên về thực hiện xóa đói
giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013.
- Phân tích quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo và tổ chức thực hiện xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Ý Yên từ năm 2000 đến năm 2013.
- Đánh giá những kết quả, hạn chế, từ đó rút ra một số kinh nghiệm từ
công tác lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Ý Yên từ năm 2000
đến năm 2013.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những chủ trương của Đảng bộ huyện
Ý Yên về xóa đói giảm nghèo.
- Quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên tổ chức thực hiện công tác xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện từ năm 2000 đến năm 2013.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 2000
đến năm 2013. (từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đến kết thúc nhiệm kỳ
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và những năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XXII).
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Ý Yên tỉnh Nam Định.


6


- Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên về
xóa đói giảm nghèo và quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên lãnh đạo thực hiện
xóa đói giảm nghèo.
5. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.
* Cơ sở lí luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và
Đảng bộ tỉnh Nam Định, Đảng bộ huyện Ý Yên về xóa đói giảm nghèo.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác khác như
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, khảo sát thực
tiễn trên địa bàn huyện Ý Yên.
* Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận văn tác giả đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Các Văn kiện, văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về
xóa đói giảm nghèo.
- Các văn bản cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện của Đảng bộ huyện Ý
Yên trong thời kỳ 2000 - 2013.
- Các Báo cáo tổng kết Chương trình xóa đói giảm nghèo qua các năm
của Đảng bộ huyện Ý Yên, UBND huyện Ý Yên, các Ban, ngành và Phòng
LĐTB&XH huyện Ý Yên và một số bài viết về Ý Yên…
Các tư liệu này được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ
yếu là tại Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Nam Định, Ủy ban nhân dân tỉnh
Nam Định, Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định, Thư viện tỉnh Nam Định, huyện
ủy Ý Yên, Phòng LĐTB&XH huyện Ý Yên, Phòng Nông nghiệp huyện Ý

Yên, Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Ý Yên...

7


6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa những chủ trương, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Nam Định và Đảng bộ huyện Ý Yên về xóa đói
giảm nghèo.
- Phục dựng một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên lãnh
đạo, tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013 và
bước đầu rút ra một số nhận xét và những kinh nghiệm có giá trị tham khảo
để giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp thêm nguồn tư
liệu về quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói
giảm nghèo nói riêng, tư liệu lịch sử về huyện Ý Yên nói chung và làm cơ sở
giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trong quá trình xây dựng huyện Ý Yên
hiện nay.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy,
học tập Lịch sử Đảng địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, gồm có 3 chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo
của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 2000 đến năm 2005
Chương 2: Đảng bộ huyện Ý Yên lãnh đạo đẩy mạnh xóa đói giảm
nghèo từ năm 2006 đến năm 2013
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

8



Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN
TỪ NĂM 2000 đến năm 2005
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng xóa
đói giảm nghèo ở huyện Ý Yên trước năm 2000
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ý Yên
Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lí
Huyện Ý Yên là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định, có diện
tích tự nhiên là 24.024 ha, dân số 250.245 người, có vị trí rất quan trọng về
chính trị, kinh tế và quốc phòng. Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện
Bình Lục, Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp huyện Vụ Bản (sông
Sắt là ranh giới tự nhiên), phía Tây và Nam có sông Đáy và sông Đào là ranh
giới tự nhiên với các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình của tỉnh
Ninh Bình và huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định.
Huyện Ý Yên nằm vắt qua con đường chiến lược vùng duyên hải quốc lộ 10 - đoạn từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình, đó cũng là
đoạn đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Huyện Ý Yên có mạng lưới đường bộ
tương đối thuận tiện, có tuyến quốc lộ 1B đi qua các xã phía Tây của huyện,
đặc biệt có những con đường tỉnh lộ chạy dọc và ngang huyện như 484
(Đường 64 cũ), tỉnh lộ 485( Đường 57 cũ), tỉnh lộ 486( Đường 12 cũ)… Đơn
vị hành chính của huyện gồm 31 xã và 1 thị trấn.
Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
Ý Yên nằm trong vùng đất trũng hơn cả, địa hình không đồng đều. Địa hình Ý
Yên chủ yếu là đồng bằng nhưng có vùng tương đối cao có vùng lại rất thấp
và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh mương dày đặc. Nhìn chung địa hình

9



chính của vùng là địa hình đồng bằng độ dốc < 1% và có xen kẽ đồi thấp với
một số đặc điểm riêng.
* Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ý Yên là 24.024 ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp là rất lớn: 17.472,89 ha (72,73%); Đất lâm nghiệp là 23,7 ha
(0,09%); đất sử dụng để ở là 1.366,58 ha (5,86%); đất chuyên dùng là
3.301,6 ha (13,74%); đất xây dựng là 210,07 ha (0,87%); đất chưa sử dụng
chiếm là 1.873,97 ha (7,8%).
Huyện Ý Yên thuộc vùng đất phù sa cũ do hệ thống sông Hồng bồi đắp
từ lâu, cho nên đất đai của huyện có thành phần cơ giới thịt trung bình pha cát
rất thích hợp trồng các loài cây nông nghiệp và cây lâu năm. Trong số đất còn
chưa sử dụng thì có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp 194,79 ha, sử dụng cho
sản xuất lâm nghiệp 66,97 ha và sử dụng cho nuôi trồng thủy sản là 1.073,86
ha. Ngay cả đối với số diện tích đang dùng cho sản xuất nông nghiệp thì khả
năng nâng cao hệ số sử dụng đất vẫn còn (hiện mới chỉ đạt 2,3 lần và còn có
thể nâng lên 2,5 - 2,6 lần)
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ý Yên năm 2005
Đơn vị: ha
Hạng mục
Tổng diện tích

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

24.024

100


I-

Đất nông nghiệp

17.472,89

72,73

II-

Đất chuyên dung

3.301,6

13,74

III-

Đất ở

1.366,58

5,86

IV-

Đất xây dựng

210,07


0,87

V-

Đất lâm nghiệp

23,7

0,09

VI-

Đất chưa sử dụng

1.873,97

7,8

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ý Yên

10


*Chế độ thủy văn
Là một vùng có địa hình đồng bằng thấp trũng, trên địa bàn huyện Ý
Yên có một hệ thống sông ngòi tương đối dày với mật độ khoảng 0,7 0,9/km2, mạng lưới sông ngòi là nơi cung cấp nguồn nước cho sản xuất và
cho đời sống nhân dân, hướng dốc đặc trưng của lưu vực là hướng Bắc Nam.
Mạng lưới sông chính gồm hai con sông lớn chảy qua huyện là sông Đáy và
sông Đào với tổng chiều dài khoảng 45km.

Mạng lưới sông nội đồng gồm: Sông Sắt, sông Mỹ Đô, sông Chanh,
sông Quỹ Độ, sông Kênh Thủy và một số tuyến sông Nội Đồng khác với tổng
chiều dài khoảng 77 km.
Hệ thống sông ngòi phân bố đều khắp trên địa bàn các xã, thị trấn rất
thuận lợi cho việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất và cung cấp nguồn nước sinh
hoạt cho nhân dân.
Tuy là nơi có trữ lượng nước ngầm khá lớn, nhưng lại tập trung ở độ
sâu lớn (40 - 250m trong lòng đất) nên điều kiện khai thác rất khó khăn và tốn
kém. Bù lại, nguồn nước mặt lại dồi dào, đủ cung cấp cho yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
* Khí hậu
Huyện Ý Yên nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên ở đây mang
đầy đủ đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
với bốn mùa rõ rệt, có mùa đông lạnh khô do chịu tác động mạnh của gió mùa
Đông Bắc và có một số đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Nam Định. Nhiệt độ
Trung bình cả năm: 250C. Lượng mưa trung bình lớn nhất cả tỉnh với lượng
mưa bình quân cả năm là khoảng 1.500 - 1.700mm. Hướng gió chính là
hướng Đông Nam và hướng Tây Bắc. Chế độ bức xạ mặt trời của vùng tương
đối ổn định qua các năm với tổng số giờ nắng cả năm là 1.358 giờ. Độ ẩm
trung bình năm của huyện tương đối ổn định và khá cao: 86%.

11


* Các nguồn tài nguyên
Thảm thực vật: Cây trồng chủ yếu là cây lúa, ngoài ra cũng có một số
loại cây hoa màu khác như ngô, khoai, đỗ và một số loại rau màu khác. Các
loài cây gỗ chủ yếu như bạch đàn, phi lao, xà cừ, phượng… Cây ăn quả: nhãn,
táo, đu đủ, hồng xiêm… Cây mọc tự nhiên ở dạng cây bụi.
Động vật: Thành phần các loài động vật trong huyện nghèo nàn, chủ yếu

là các loài gia cầm, gia súc như gà, lợn, trâu, bò… và các loại cá nước ngọt.
Tài nguyên khoáng sản: Ý Yên là một huyện đồng bằng, chủ yếu có thế
mạnh về nông nghiệp. Nguồn khoáng sản hầu như không đáng kể ngoài
nguồn đất dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói…) Và chủ yếu tập
trung ở các xã Yên Lợi, Yên Nhân, Yên Minh, Yên Nghĩa.
Điều kiện kinh tế - xã hội
*Dân số và lao động
Ý Yên là một huyện đông dân, dân số toàn huyện là: 250.245 người,
mật độ dân số 1041,6 người/km2.
Ý Yên cũng có tiềm năng khá lớn về lao động. Đây là một trong những
tiền đề quan trọng cho sự phát triển của huyện nhà. Hiện nay, Ý Yên có khoảng
139.430 người trong độ tuổi lao động. Trong đó: Lao động sản xuất nông –
lâm - thủy sản: 94.932 người (68,08%); lao động sản xuất công nghiệp và xây
dựng: 26.550 người (19,04%); lao động làm dịch vụ: 17.948 người (12.88%).
*Giáo dục
Giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
nhằm đào tạo nguồn tri thức cho cả nước nói chung và huyện Ý Yên nói
riêng, vì vậy công tác giáo dục của huyện luôn được quan tâm, đầu tư và xây
dựng. Cơ sở vật chất các trường, các ngành học không ngừng được mở rộng
và xây dựng kiên cố, các loại hình đào tạo được mở rộng như: Trường dân
lập, lớp bán công và dân lập trong trường quốc lập. Toàn huyện đã hoàn thành
phổ cập trung học cơ sở, có 12 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, sự

12


nghiệp giáo dục của huyện nhiều năm liền được công nhận là đơn vị tiên tiến
xuất sắc của tỉnh. Huyện có 4 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường
xuyên, 32 xã, thị trấn của huyện đều có trường mầm non, tiểu học, THCS.
Bảng 1.2: Thống kê về trường, lớp, giáo viên, học sinh huyện Ý Yên

năm 2002
Cấp học

Mẫu giáo

Tiểu học

THCS

Số trường

33

41

33

Số lớp

397

634

453

Số giáo viên

934

803


714

Số học sinh

11.575

27.369

20.818

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ý Yên

Qua số liệu trên cho thấy trung bình mỗi xã, thị trấn đều có 01 trường
mầm non, tiểu học và THCS, thậm chí tỉ lệ trường tiểu học của huyện còn cao
hơn, số lớp học đầy đủ đáp ứng yêu cầu so với số lượng học sinh.
Nhìn chung huyện Ý Yên đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng cơ
sở vật chất và trang thiết bị trường học cho các trường trong huyện. Nhiều
trường đã quan tâm mua sắm trang thiết bị dạy học cho giáo viên. Có 36
trường có thư viện đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh đủ sách giáo khoa quy
định là 100%. Tuy nhiên đồ dùng học tập, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công
tác giảng dạy còn ít, học sinh và giáo viên chỉ học chay bằng lý thuyết, số
lượng các giờ thực hành còn ít.
* Y tế
Mạng lưới cơ sở vật chất của ngành y tế huyện có 2 phòng khám đa
khoa khu vực và 1 bệnh viện đa khoa có 170 giường bệnh. Huyện có 32/32 xã
thị trấn có trạm y tế. Đội ngũ cán bộ của ngành có 44 bác sỹ và 3 dược sỹ cao
cấp; y sỹ, kỹ thuật viên là 18 và 2 dược sỹ trung cấp; y tá, nữ hộ sinh là 72
người và có 4 dược tá. Các hoạt động y tế hằng năm đều được phát triển tích


13


cực, công tác khám, chữa, điều trị bệnh và hành nghề y dược được quản lý
chặt chẽ. Như vậy tổng số cán bộ y tế của toàn huyện là 143 người, số bác sỹ
chiếm 30,7% tổng số cán bộ y tế, như vậy cứ trung bình 1.000 dân thì có 1,7
cán bộ y tế, trong đó 5,7 bác sỹ. Mức độ chăm sóc y tế vẫn còn thấp. Mặc dù
đã được đầu tư trang thiết bị và mở rộng hệ thống y tế tới tất cả các xã, thị
trấn nhưng cơ sở vật chất phục vụ y tế còn thiếu thốn và lạc hậu. Bệnh viện đa
khoa của huyện vẫn còn thiếu máy móc và thiết bị hiện đại để chuẩn đoán và
điều trị bệnh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho
người dân, dẫn tới chi phí khám chữa bệnh còn cao vì họ phải chuyển lên
tuyến trên điều trị nếu mắc phải bệnh nặng.
* Hiện trạng phát triển và cơ cấu các ngành kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt
7,4%/năm. Thu nhập bình quân đầu người/năm là 3,982 triệu đồng. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng, tỷ trọng
nông nghiệp giảm.
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 72,73%, Ý Yên vốn được coi
là một huyện nông nghiệp của tỉnh Nam Định. Kinh tế nông nghiệp của Ý
Yên từ năm 1986 trở về trước luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của
địa phương; 90% dân số của huyện gắn với nghề nông.
Bên cạnh ngành chủ đạo là nông nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp ở Ý
Yên cũng rất phát triển với nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả trong và
ngoài nước như: làng đúc đồng Vạn Điểm (thị trấn Lâm); làng đúc thép Tống
Xá (xã Yên Xá); làng điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên và các làng bên:
Ninh Xá, Lũ Phong, Trịnh Xá (xã Yên Ninh); làng nghề sơn mài Cát Đằng
(xã Yên Tiến)…
Công nghiệp Ý Yên cũng đang đước đầu phát triển. Đã hoàn thành 2
cụm công nghiệp tập trung (Yên Xá, Yên Ninh), 7 điểm công nghiệp (ở Yên


14


Trị, Yên Nghĩa, Yên Lợi, Yên Tiến, Yên Lương, Yên Cường, Yên Quang) đã
đi vào hoạt động, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Hoạt động thương mại - dịch vụ đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, hình thành nên một số trung tâm
thương mại - dịch vụ: thị trấn Lâm, Bo (Yên Chính), Cát Đằng (Yên Tiến)…
Bảng 1.3: Cơ cấu kinh tế huyện Ý Yên
Đơn vị tính:%
Năm

2000

2001

2002

2003

Nông nghiệp

62,95

59,32

55,28

47,41


Công nghiệp

18,72

21,95

25,56

34,21

Thương mại và dịch vụ

18,33

18,73

19,16

18,38

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ý Yên

Qua số liệu trên cho thấy cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ
cao nhất, năm 2000 là 62,95%; năm 2001 là 59,32%; năm 2002 là 55,28%.
Sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn thấp, tuy có tăng lên qua
từng năm.
* Lịch sử và truyền thống
Ý Yên - một địa danh lịch sử có từ lâu đời. Huyện Ý Yên trước thuộc
phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, sau thuộc tỉnh Nam Định. Năm 1876, cùng

huyện Phong Doanh đổi thuộc tỉnh Ninh Bình. Năm 1890 trở lại thuộc tỉnh
Nam Định gồm phần đất ngày nay của huyện tính từ bắc đường 12 cũ (trừ
Yên Phong, Yên Hưng, Yên Minh). Tháng 3 năm 1934 chính quyền thực
dân phong kiến nhập huyện Phong Doanh và huyện Ý Yên và lấy tên là
huyện Ý Yên. Tháng 5 năm 1953, để tiện cho việc chỉ đạo kháng chiến
chống thực dân Pháp, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định nhập 7
xã phía bắc sông Đào của huyện Nghĩa Hưng vào Ý Yên. Huyện Ý Yên lại
được nhà nước cắt nhập về tỉnh Hà Nam. Năm 1956, huyện Ý Yên lại được

15


trả về tỉnh Nam Định. Trong thời gian tỉnh Hà Nam hợp nhất với tỉnh Nam
Định, huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Hà. Thời kỳ hợp nhất hai tỉnh Nam Hà
và Ninh Bình (1976 - 1992) huyện Ý Yên thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Từ
tháng 4 - 1992, khi tỉnh Nam Hà được tái lập huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam
Hà. Đến 01-01-1997 tỉnh Nam Định được tái lập, huyện Ý Yên là một trong
9 huyện của tỉnh Nam Định.
Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng bộ và
nhân dân Ý Yên càng thể hiện rõ bản chất cách mạng của mình, phấn đấu
không ngừng cho sự nghiệp: Dân giàu, huyện mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh.
Chính những thành tích xuất sắc đó đặc biệt là trong kháng chiến chống
Pháp xâm lược, ngày 28 tháng 4 năm 2000, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng
vũ trang Ý Yên đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao
quý - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp.Vinh dự cao quý này là nguồn cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và
nhân dân Ý Yên không ngừng phấn đấu vươn lên, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội trên quê hương Ý Yên yêu dấu.
* Xã hội

Ý Yên có nền tảng chính trị - xã hội vững mạnh. Trong những năm
qua, cùng với tiến trình đổi mới, Đảng bộ huyện Ý Yên luôn coi trọng công
tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền
các cấp và phát huy tối đa vai trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể
quần chúng tạo nên sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực trong sự nghiệp xây
dựng quê hương Ý Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ý Yên
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội là những nhân tố quan
trọng tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì thế việc đánh giá
đúng tiềm năng, lợi thế, khó khăn mà các yếu tố này mang lại có ý nghĩa rất

16


quan trọng, tạo điều kiện để các cấp, các ban ngành huyện Ý Yên có thể
hoạch định quy hoạch phát triển trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên, huyện Ý Yên cũng có những khó khăn nhất định về nhiều
mặt như: Nền kinh tế đi lên với xuất phát điểm thấp, tỷ trọng nông nghiệp còn
cao trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện…Địa phương có nghề truyền thống
và nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhưng do nhiều nguyên nhân khác
nhau cả về mặt khách quan lẫn chủ quan vẫn chưa phát triển đúng với tiềm
năng của huyện. Công nghiệp của huyện cũng chưa phát triển. Kết cấu hạ
tầng vẫn còn kém, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ dân trí còn
thấp, nền kinh tế thiếu lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật và đội ngũ
công nhân lành nghề. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp là chủ yếu.
Bên cạnh đó, khí hậu thất thường như rét đậm, rét hại, sương muối… gây khó
khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
1.1.2. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở huyện Ý Yên trước năm 2000
Đói nghèo tại các vùng nông thôn của Việt Nam lần đầu tiên được thừa
nhận là một vấn đề lớn tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991. Đại

hội cũng cho rằng chính quyền còn chưa quan tâm đúng mức đến việc cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ, hạ tầng cơ sở xã, y tế và giáo dục cho đối tượng
nghèo. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước khởi
xướng phong trào xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh vào năm 1992. Chính phủ bắt
đầu thực hiện một số hoạt động xóa đói giảm nghèo trên quy mô cả nước vào
năm 1993 như tín dụng không thế chấp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn cho đối tượng nghèo và Chương trình 327 (phủ xanh đất trống
đồi trọc và định canh định cư) và Chương trình 120 (Chương trình giải quyết
việc làm).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, những mục tiêu cơ
bản về xóa đói giảm nghèo và các giải pháp chính sách liên quan cũng được
đưa ra thảo luận và thông qua. Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia đã

17


×