Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế năm 2013 của công ty cổ phần thương mại tuấn phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.39 KB, 30 trang )

Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

LỜI MỞ ĐẦU
Những hoạt động kinh tế luôn có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường đó, mỗi người kinh doanh và mỗi tổ chức kinh
doanh đều có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Mỗi người
kinh doanh và mỗi tổ chức kinh doanh là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập,
có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh của mình. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh
tế thị trường, số lượng các tranh chấp trong kinh doanh ngày càng tăng với mức
độ ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh là điều
cần thiết để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể
kinh doanh.
Tranh chấp kinh doanh, thương mại và vấn đề giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại là một vấn đề rộng lớn và có thể nhìn nhận, đánh giá từ nhiều
góc độ khác nhau. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này,em sẽ tập trung vào đề tài
“Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế năm 2013 của
Công ty Cổ phần thương mại Tuấn Phát”.
Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hữu Hùng đã tận tình chỉ dẫn để
em có thể hoàn thành bài tập lớn.Do còn hạn chế về thông tin cũng như kiến
thức nên bài viết còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, ý
kiến phê bình của TS Nguyễn Hữu Hùng để em rút kinh nghiệm cho các bài tập
lớn sau.

Pháp luật Kinh tế

Trang: 1


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1



Chương I: Những lí luận cơ bản về giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại.
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại là gì?
-Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những bất đồng, xung đột chủ yếu
về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương
mại hoặc các hoạt động kinh tế khác được pháp luật quuy định là tranh chấp
kinh tế , thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế.
- Tranh chấp Hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên
tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện)
các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng
1.1.2. Phân loại tranh chấp trong kinh doanh, thương mại:
Dựa theo các tranh chấp phát sinh, chúng ta có thể phân loại thành những
tranh chấp kinh doanh, thương mại như sau:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty , giữa các thành
viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, sáp nhập, giải thể,
chuyển đổi hình thức tổ chức …
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy
định.
1.1.3. Đặc trưng của tranh chấp Hợp đồng.
- Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự
định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).
- Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên
trong tranh chấp.
- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

Pháp luật Kinh tế

Trang: 2


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

1.2. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng
- Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một
phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục
được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các
vi phạm Hợp đồng.
- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh
chóng, chính xác, đúng pháp luật.
- Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao,
thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự
định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.
- Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác
nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.
- Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh
chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.
- Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải
quyết các tranh chấp Hợp đồng :
+ Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
+ Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của
tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.
+ Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức
giải quyết của các bên
1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng.

1.3.1. Phương thức thương lượng, hòa giải:
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch
sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh
chấp Hợp đồng.
Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến
thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện
Pháp luật Kinh tế

Trang: 3


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự
thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa
giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các
bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng
tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên
dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.
Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồng KT trong thực tế bằng
phương thức hòa giải:
- Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn
kém.
- Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây
ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có
giữa các bên.
- Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng
chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
- Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt

được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.
Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp
đồng:
- Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ
sung cho các bên tranh chấp.
- Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực
hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi
phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.
Các hình thức hòa giải:
- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất
phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của
đệ tam nhân.
Pháp luật Kinh tế

Trang: 4


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

- Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải
với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải).
Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp
chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành
trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
- Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án,
trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của
một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị
cưỡng chế thi hành đối với các bên.

1.3.2. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài:
Phương thức giải quyết bởi trọng tài là các bên thỏa thuận đưa ra những
tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài
sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi
hành đối với các bên.
Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các
bên trên cơ sở tự nguyện.
Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định
trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh
chấp.
Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét
xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng
chế thi hành.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp ở các nước trên thế giới: có 2 hình
thức trọng tài: Trọng tài vụ việc (Ad – hoc) và trọng tài thường trực:
- Trọng tài vụ việc (Ad – hoc): là loại trọng tài được các bên tranh chấp
thỏa thuận lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể và sẽ giải thể khi giải quyết
xong tranh chấp đó.
Pháp luật Kinh tế

Trang: 5


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

- Trọng tài thường trực: liên tục tồn tại để giải quyết tranh chấp. Trọng tài
thường trực có bộ phận giúp việc, có danh sách trọng tài viên và có qui tắc tố
tụng riêng.
Ở VN, trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài
thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam (VIAC) và các trung tâm

trọng tài kinh tế (thành lập theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994).
VN hiện có 5 trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng
Long, TT/TTKT Hà Nội, TT/TTKT Bắc Giang, TT/TTKT Sài Gòn và
TT/TTKT Cần Thơ:
- Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ kinh tế trong đó có các tranh chấp Hợp đồng trong hoạt động kinh
doanh.
- Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp Hợp đồng
trong kinh doanh ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với các chủ
thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân với nhau (theo Nghị Định 116/CP
ngày 05/09/1994 của Chính phủ và Thông tư 02/PLDS-KT ngày 03/01/1995 của
Bộ Tư Pháp).
- Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh
chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Trọng tài).
- Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc
tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh
chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.
- Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên
phải có thỏa thuận trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp
đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ
Pháp luật Kinh tế

Trang: 6


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1


đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể (theo khoản 2 điều 3 Nghị Định 116/CP
ngày 05/09/1994 của Chính phủ).
- Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản
trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).
- Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn
glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm
Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).
- Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có
hiệu lực hoặc không thể thi hành được.
- Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo
sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa
thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận
trọng tài là không thể thực hiện được.
- Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài
có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức
nào khác.
- Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn
định của phán quyết.
Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua
trọng tài:
- Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
- Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
- Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên
giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có
điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
- Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các
bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.
- Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải
quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

Pháp luật Kinh tế

Trang: 7


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:
- Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài
không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
- Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức
tự nguyện của các bên.
1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư
pháp:
Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng,
hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của
Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án
giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử tranh chấp Hợp đồng của Tòa án là
Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (có hiệu lực ngày 01/01/2005).
Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
- Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà
nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.
- Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết
tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.
- Với điều kiện thực tế tại VN, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng
tài.
Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
- Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án
quá chặt chẽ).

- Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.
A. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng của Tòa án:
 Thẩm quyền theo vụ việc:
- Là việc xác định những tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án kinh tế, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án dân sự.
- Có thể dùng phương pháp loại trừ: những tranh chấp Hợp đồng mang
Pháp luật Kinh tế

Trang: 8


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

yếu tố tài sản nào không thuộc thẩm quyền của Tòa án kinh tế thì sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa dân sự.
Các tranh chấp Hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Kinh
tế (theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ngày 01/01/2005):
- Tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,giữa pháp
nhân với cá nhân có ĐKKD.
- Các tranh chấp Hợp đồng có mục đích SXKD tại VN, nếu 1 hoặc các
bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài (trừ trường hợp Điều ước quốc tế của VN
ký kết hoặc tham gia có qui định khác).
Các tranh chấp Hợp đồng (tuy phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh) không được giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế:
- Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh tế
không có tư cách pháp nhân.
- Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với
những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ
nông dân, ngư dân cá thể.
- Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng không được ký kết dưới hình thức

văn bản.


Thẩm quyền theo cấp xét xử:
Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận,

huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung Tòa án cấp huyện):
- Bộ Luật TTDS 2005 mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các
TAND Quận, Huyện khi qui định: “giao cho TAND cấp huyện giải quyết thủ
tục sơ thẩm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh
thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài (trừ những vụ việc có đương sự hoặc
tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của VN
ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm của TAND cấp tỉnh)”.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, TP thuộc TW (gọi chung là Tòa án
Pháp luật Kinh tế

Trang: 9


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

cấp tỉnh):
Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Những tranh chấp Hợp đồng không thuộc
thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh cũng
có thể lấy lên để giải quyết các vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp
huyện.
Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu

lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị.
 Thẩm quyền theo lãnh thổ:
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp Hợp đồng là
Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú.
- Trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản: Tòa án nơi có bất
động sản giải quyết sơ thẩm.
- Nếu bị đơn là pháp nhân, thì xác định Tòa án theo nơi pháp nhân có trụ
sở.
- Nếu bị đơn là cá nhân, thì xác định Tòa án theo nơi cá nhân cư trú.
 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Nguyên đơn được lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp (Điều
36 Bộ luật Tố tụng Dân sự ngày 01/01/2005) trong các trường hợp sau:
- Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị
đơn giải quyết.
- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh bị đơn, thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết.
- Nếu vụ án phát sinh do vi phạm Hợp đồng, thi nguyên đơn có thể yêu
cầu Tòa án nơi thực hiện Hợp đồng giải quyết.
- Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải
Pháp luật Kinh tế

Trang: 10


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

quyết.
- Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn có thể

yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn giải
quyết.
- Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Tòa án ở một trong các nơi đó giải quyết.
- Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự, còn có qui định riêng: Nếu khi ký kết Hợp
đồng mà các bên có thỏa thuận trước về Tòa án giải quyết tranh chấp thì nguyên
đơn chỉ được khởi kiện tại Tòa án đó.
1.4. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả.
Khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn tranh chấp
xảy ra bởi tranh chấp đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của họ, làm gián đoạn quá trình kinh doanh, tốn thời gian chi phí và công sức để
giải quyết tranh chấp. Không những thế còn liên quan đến chủ thể khác có quan
hệ với các bên tranh chấp, uy tín của chủ thể trên thương trường có thể bị ảnh
hưởng, cũng như các yếu tố khác thuộc về bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ
hoặc bị lợi dụng...
Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn
chế đến mức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức
chi phí thấp nhất. Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi
ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại.
Giải quyết tốt tranh chấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế. Muốn có một nền kinh tế phát triển thì các quan hệ xã hội nói chung và quan
hệ kinh tế thương mại nói riêng phải được điều chỉnh bằng pháp luật, phải đảm
bảo bằng pháp luật. Việc đầu tiên là hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra bằng
cách đặt ra các chế định và chế tài tạo thành một "sân chơi" lành mạnh và công
bằng. Khi tranh chấp xảy ra phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết, nếu
không giải quyết kịp thời thì hậu quả sẽ dây dưa kéo dài và thiệt hại rất lớn.
Điều đó không những làm thiệt hại, kìm hãm phát triển nền kinh tế mà còn gây
Pháp luật Kinh tế

Trang: 11



Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

nên một khuyết điểm lớn của môi trường kinh doanh, các chủ thể sau tranh chấp
có thể "quay lưng" lại với nhau đố kỵ và không tin tưởng lẫn nhau. Một tâm lý
yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế.
Giải quyết hậu quả kịp thời tranh chấp còn có ý nghĩa cực kỳ quan trong
việc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiập,
vừa góp phần tạo môi trường pháp lý có kỷ cương. Trong sản xuất kinh doanh
tạo niềm tin, thực hiện công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước
và ngoài nước. Thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tính hiệu quả được xét ở hai góc độ hiệu quả chuyên môn và hiệu quả
kinh tế. Muốn vậy trong khi tiến hành một hình thức giải quyết tranh chấp nào
cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc

Pháp luật Kinh tế

Trang: 12


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

Chương 2: Thực tế về lượng hợp đồng kinh doanh bị tranh chấp năm 2013
của Công ty CP Thương mại Tuấn Phát.
2.1. Giới thiệu về Công ty CP Thương mại Tuấn Phát và số lượng các hợp
đồng tranh chấp năm 2013 của Công ty CP Thương mại Tuấn Phát.
Công ty CP Thương mại Tuấn Phát hoạt động theo mô hình Công ty Cổ
phần. Công ty được thành lập từ tháng 06 năm 2010 với số vốn điều lệ ban đầu
là: 5.000.000.000 đồng. Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là hàng nông

sản thực phẩm, lương thực, thức ăn gia súc, thực phẩm công nghệ, nông thổ sản,
vật tư nông nghiệp, hóa chất thông thường, hương liệu, chất phụ gia thực phẩm,
bán các sản phẩm điển tử… và các dịch vụ khác trên địa bàn thành phố thành
phố Hà Nội.
+ Cùng với sự phát triển của nghành công nghiệp – dịch vụ - thương mại
trong nước, kinh doanh hàng nông sản thực phẩm, lương thực, thức ăn gia súc,
thực phẩm công nghệ, nông thổ sản, vật tư nông nghiệp, hóa chất thông thường,
hương liệu, chất phụ gia thực phẩm, bán các sản phẩm điện tử... hiện nay được
đánh giá là một lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận cao do nhu cầu thị trường
ngày càng tăng nhưng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư tương đối lớn.
+ Tuy mới được thành lập hơn 3 năm nhưng với bề dầy kinh nghiệm của
Ban lãnh đạo Công ty công với uy tín nhiều năm làm kinh doanh nên Công ty
CP Thương mại Tuấn Phát đã có những thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh
doanh lương thực thực phẩm. Năm 2012, theo báo cáo tài chính, doanh thu của
công ty đạt 250 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3,6 tỷ đồng. Năm 2013 doanh
thu của công ty đạt 153 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3,1 tỷ đồng. Công ty không
ngừng mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm, ngoài địa bàn thành phố Hà Nội,
công ty còn mở rộng kinh doanh ra các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Nam Định,
Thái bình, Thái nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng yên, Hà tĩnh, Nghệ An, Bình
Dương
Tổng số Hợp đồng trong năm 2012 Công ty CP Thương mại Tuấn Phát đã
ký năm 2012 là 87 Hợp đồng. Trong đó hợp đồng lao động ký mới là 6 hợp
đồng, hợp đồng thương mại là 81 hợp đồng. Số Hợp đồng xẩy ra tranh chấp là 3
Pháp luật Kinh tế

Trang: 13


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1


hợp đồng. Năm 2013, công ty đã ký kết 78 Hợp đồng, trong đó hợp đồng lao
động là 1, hợp đồng thương mại là 77 hợp đồng. Số hợp đồng xẩy ra tranh chấp
là 1 vụ.
2.2. Thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Công ty
CP Thương mại Tuấn Phát trong năm 2013
2.2.1. Tranh chấp về thời gian giao hàng.
Nội dung vụ việc:
Tháng 5-2012, Công ty cổ phần Trang Hiển có trụ sở tại quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội (Bên A). Công ty CP Thương mại Tuấn Phát có trụ sở tại thành
phố Hà Nội(Bên B). Thông qua chi nhánh của Công ty CP Thương mại Tuấn
Phát đặt tại Hải Phòng, hai bên đã ký một bản hợp đồng.
Theo hợp đồng, Bên B bán cho Bên A 300 tấn đường RE-C3 loại 1 với
giá 6.000 đồng 1 Kg. Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển và hàng giao tại kho
của chi nhánh Bên A tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An chậm nhất vào ngày 107-2012. Bên mua thanh toán chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận hàng. Hai bên
thống nhất tiền phạt vi phạm trong mọi trường hợp là 3% giá trị phần hợp đồng
bị vi phạm và không có thỏa thuận về trọng tài cũng như toà án để giải quyết
tranh chấp.
Trong thực tế hàng được giao tại Vinh vào ngày 16-7- 2012. Bên bán lý
giải việc chậm giao hàng là vì bên đường sắt không có đủ tàu chở do mấy ngày
trước đó có sự cố sạt núi, gây tắc đường 2 ngày tại tỉnh Quảng Ngãi. Vì thế,
trong hợp đồng xuất khẩu số đường này cho Công ty thương mại Viên Chăn,
CHDCND Lào, Công ty cổ phần Trang Hiển đã bị phạt và bồi thường 85 triệu
đồng. Cũng vì vậy, đến cuối tháng 8-2012, Công ty cổ phần Trang Hiển vẫn
không thanh toán toàn bộ tiền hàng. Công ty CP Thương mại Tuấn Phát đòi bên
mua phải bồi thường số tiền tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tối đa trong
kỳ do Ngân hàng Nhà nước quy định trên số tiền và số ngày chậm thanh toán.
Đến đầu tháng 11-2012, hai bên đã nhiều lần gặp nhau để bàn cách giải quyết
nhưng không đạt được thỏa thuận.
Vậy: Bên bán có được miễn trách nhiệm hay không? Vì sao?
Pháp luật Kinh tế


Trang: 14


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

- Nếu bên A khởi kiện thì đơn kiện có thể gửi đến Tòa án cụ thể nào? Vì
sao?
- Nếu bên B khởi kiện thì đơn kiện có thể gửi đến Tòa án cụ thể nào? Vì
sao?
- Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp
trong tình huống này?
- Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài
thương mại thì điều kiện bắt buộc về thủ tục cần phải có là gì?
Theo pháp luật Việt Nam thì:
1. Sự cố tắt đường do sạt núi được xem đó là trường hợp bất khả kháng
(trường hợp được miễn trách nhiệm), tuy nhiên bên bán chỉ được miễn trách
nhiệm khi" Bên bán thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua về tình trạng sạt
núi gây tắc đường dẫn đến hàng hóa không được vận chuyển đúng thời hạn. Khi
tình trạng tắt đường được giải quyêt thì bên bán cũng phải thông báo ngay cho
bên mua biết, nếu bên bán không thông báo hoặc thông báo không kịp thời thì
phải bồi thường thiệt hại cho bên mua".
2. Nếu bên A khởi kiện thì đơn khởi kiện gởi đến Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh (Tòa án nơi có trụ sở của bị đơn - B là bị đơn).
3. Nếu B khởi kiện thì đơn khởi kiện gởi đến TAND Quận Hoàn Kiếm
(Tòa án nơi có trụ sở của bị đơn - A là bị đơn).
4. Theo khoản 3 Điều 318 Luật Thương mại thì thời hạn khiếu nại là "
Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với
khiếu nại về các vi phạm khác."

Thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp
thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
5. Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng
tài thương mại thì điều kiện bắt buộc về thủ tục cần phải có là:
Đầu tiên các bên phải chọn trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do
các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp. Khi các bên đã chọn được thì phải
Pháp luật Kinh tế

Trang: 15


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

làm đơn khởi kiện như sau:
- Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải
làm đơn kiện gửi Trung tâm Trọng tài.
Đơn kiện gửi Trung tâm Trọng tài gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên và địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Các yêu cầu của nguyên đơn;
đ) Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu;
e) Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài mà nguyên đơn chọn.
- Để giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập,
nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn; nội dung đơn kiện theo quy định
tại khoản 1 Điều này.
- Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thoả
thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. Bản sao phải có
chứng thực hợp lệ.
- Tố tụng trọng tài bắt đầu khi Trung tâm Trọng tài nhận được đơn kiện

của nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn, nếu vụ
tranh chấp được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập.
- Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, Trung
tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài
liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này"
2.2.2. Tranh chấp về điều khoản bồi thường thiệt hại và phạt Hợp đồng.
Nội dung vụ việc:
Ngày 15-7-2012, ông Phạm Văn Minh là đại diện công ty Công ty CP
Thương mại Tuấn Phát có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội (Bên A) và ông
Nguyễn Đình Đức là đại diện công ty cổ phần thương mại Đại Đức có trụ sở
chính tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Bên B) ký với nhau một bản hợp
đồng. Theo đó, Bên B bán cho Bên A một số hàng hoá trị giá 1.750.000.000
đồng, giao trực tiếp cho chi nhánh Bên A tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam với
Pháp luật Kinh tế

Trang: 16


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

chất lượng và tiến độ giao nhận theo Phụ lục đính kèm. Bên A thanh toán chậm
nhất sau 10 ngày nhận hàng. Mỗi vi phạm của các bên về tiến độ giao nhận cũng
như chất lượng hàng hoá phải chịu phạt 2% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm. Hợp đồng không đề cập việc bồi thường thiệt hại.
Vì có 2 lần giao hàng chậm, trong đó có một số hàng không đúng chất
lượng thoả thuận nên đã gây thiệt hại cho Bên A, tính ra là 80.000.000 đồng.
Ngoài tiền phạt 70.000.000 đồng, Bên A còn đòi tiền bồi thường thiệt hại, tổng
cộng hai khoản là 150.000.000 đồng. Đồng thời, bên A đã không thanh toán nốt
230.000.000 đồng là số tiền của đợt hàng cuối cùng đã nhận. Hai bên đã nhiều
lần gặp nhau nhưng không thống nhất được cách giải quyết

Vậy: Bên bán A có được đền bù thiệt hại hay không? Vì sao?
- Bên A có thể đòi bồi thường thiệt hại được hay không? Vì sao?
- Tranh chấp này có thể đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại hay
không? Nếu đưa ra Trọng tài thương mại thì phải có điều kiện có tính nguyên
tắc gì về thủ tục và có thể đưa đến tổ chức Trọng tài nào? Vì sao?
- Trường hợp A hoặc B đưa tranh chấp ra Toà án giải quyết thì đơn kiện
có thể đưa đến những Toà án cụ thể nào? Vì sao?
Theo pháp luật Việt Nam thì:
- Hợp đồng thương mại, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại.
Dù trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều khoản bồi thường hợp đồng thì
theo quy định của pháp luật thương mại áp dụng để giải quyết vấn đề này. Tại
điều 302, 303 của Luật thương mại. tuy nhiên, bên A phải chứng mình được các
thiệt hại
- Tranh chấp hai bên đã gặp nhau nhiều lần nhưng không giải quyết được
thì biện pháp thương lượng ko còn hiệu quả nữa. Trong hợp đồng có ghi về điều
khoản trọng tài thì hai bên sẽ đưa ra trọng tài thương mại như đã thỏa thuận
(điều khoản có hiệu lực). Nếu điều khoản vô hiệu hoặc không thỏa thuận, và hai
bên muốn giải quyết bằng trọng tài thương mại thì ngồi thỏa thuận lại với nhau
về phương thức giải quyết tranh chấp là trọng tài thương mại. ghi lại thành hợp
đồng sửa đổi là được. Về vấn đề chọn trọng tài thương mại có thẩm quyền thì
Pháp luật Kinh tế

Trang: 17


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

bạn xem luật trọng tài thương mại. Luật trọng tài thương mại 2010, nghị định
63/2011 hướng dẫn luật TTTM.
3, Nếu A khởi kiện thì đơn khởi kiện gởi đến TAND thanh phố Hạ Long

(Tòa án nơi có trụ sở của bị đơn - B là bị đơn)
2.2.3. Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán Hợp đồng thương mại.
Nội dung vụ việc:
Ngày 30-11-2012, Công ty Cổ phần Thương mại Tuấn Phát ký hợp đồng
kinh tế số 27/2012/HĐKT - LAB với Công ty CP XNK Anh Trung có nội dung
thoả thuận như sau:
- Công ty CP Thương mại bán cho Công ty CP XNK Anh Trung một hệ
thống tráng rọi ảnh mầu điện tử KonicaNice Print System Model 878-SQA, mới
100% cho ra các cỡ ảnh: 4x6/ 9x12/ 10x15/ 13x18/ 20x25/ 20x30/ 25x38, công
suất 2350 ảnh/giờ, với tổng giá trị máy là 88.000 USD. Sau khi ký hợp đồng
Công ty CP XNK Anh Trung phải đặt cọc trước 2.000 USD, trước khi nhận máy
Công ty CP XNK Anh Trung phải thanh toán 24.400USD, số tiền gốc còn lại là
61.600 USD Công ty CP XNK Anh Trung phải thanh toán trong vòng 36 tháng
với mức lãi suất trừ lùi 16% một năm, thời gian bắt đầu trả là sau một tháng tính
từ khi máy được bàn giao có biên bản nghiệm thu, cụ thể trả từng tháng theo bản
phụ lục 01/PL kèm với hợp đồng.
- Về Phương thức thanh toán các bên có thoả thuận là số tiền Công ty CP
XNK Anh Trung thanh toán được thực hiện: Hoặc bằng chuyển khoản vào tài
khoản của Công ty CP Thương mại Tuấn Phát tại Ngân hàng Đầu tư phát triển
thành phố Hà Nội hoặc bằng đồng Việt Nam quy ngang đô la Mỹ tại văn phòng
Công ty CP Thương mại Tuấn Phát ở 74 Nguyễn Văn Trỗi theo tỷ giá bán của
Ngân hàng thành phố Hà Nội vào ngày thanh toán. Trường hợp thanh toán trả
tiền mua máy chậm trễ theo tiến độ từng tháng cũng như trong 36 tháng Công ty
CP XNK Anh Trung phải trả lãi 2% tháng trên trị giá chậm trễ cho Công ty CP
Thương mại Ngôi Sao kể từ ngày chậm trễ. Trường hợp Công ty CP XNK Anh
Trung quá hạn 2 tháng không thanh toán tiền máy hàng tháng, nếu không có sự
thoả thuận của Công ty CP Thương mại Tuấn Phát trước bằng văn bản, Công ty
Pháp luật Kinh tế

Trang: 18



Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

CP Thương mại Tuấn Phát có quyền thu hồi máy. Công ty TNHH Thương mại
Tuấn Phát chịu trách nhiệm bảo hành 6 tháng, kể từ ngày bàn giao máy hoàn
chỉnh....
Thực hiện hợp đồng: Công ty CP Thương mại Tuấn Phát giao hệ thống
tráng rọi ảnh màu điện tử Konica Nice Print System Model 878-SQA, mới
100%, theo đơn giá tài chính số 036321 ngày 28-12-2012, Công ty CP XNK
Anh Trung ký biên bản nghiệm thu, ngày 15-01-2013 công nhận việc lắp đặt và
vận hành tốt, phụ tùng theo máy giao đủ. Công ty CP XNK Anh Trung trả tiền
đặt cọc 2.000 USD (ngày 30-11-2012), thanh toán 24.400 USD (ngày 28-122012), thanh toán trả chậm 6.880 USD (vào tháng 2,3,5,6 năm 2013), tổng cộng
đã trả được 33.280 USD.
Tháng 12-2013 Công ty CP Thương mại Tuấn Phát khởi kiện yêu cầu
Công ty CP XNK Anh Trung thanh toán toàn bộ số tiền nợ tính đến tháng 122013 và toàn bộ giá trị máy còn lại kèm lãi suất tổng cộng là 67. 124,60 USD.
Công ty CP XNK Anh Trung thừa nhận về việc ký hợp đồng mua máy
với Công ty CP Thương mại Tuấn Phát, công nhận trị giá máy là 88.000 USD và
đã trả được 33.280 USD. Nhưng Công ty CP XNK Anh Trung cho rằng vào
tháng 03 - 2013 trong thời gian bảo hành, nhân viên Công ty CP thương mại
Tuấn Phát đã đem hoá chất không phải hãng Konica sản xuất tự ý cho vào máy
tráng rọi ảnh màu của Công ty CP XNK Anh Trung làm cho chất lượng ảnh màu
kém, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sau đó Công ty có cử kỹ thuật viên
làm vệ sinh máy và Công ty đã không cung cấp hoá chất vật tư chính hãng nên
Công ty CP XNK Anh Trung xin trả lại máy, nhận lại tiền.
Vậy: Bên Công ty CP XNK Anh Trung có được đền bù thiệt hại hay không?
Vì sao?
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 617/DSST ngày 24-04-2014, Toà án nhân
dân thành phố Hà Nội quyết định:
Chấp nhận yêu cầu của Công ty CP Thương mại Tuấn Phát, buộc Công ty

CP XNK Anh Trung phải thanh toán cho Công ty CP Thương mại Tuấn Phát số
tiền nợ đến hạn phải trả tính đến Tháng 12-2014 gồm nợ gốc, lãi trả chậm, lãi
Pháp luật Kinh tế

Trang: 19


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

phạt chậm thanh toán tổng cộng 20.879, 13 USD ngay khi án có hiệu lực pháp
luật theo tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm thanh
toán.
Sau một tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật, và liên tiếp trong vòng
25 tháng Công ty CP XNK Anh Trung phải thanh toán số tiền máy trả chậm cho
25 kỳ thanh toán còn lại tổng cộng 49.419,00 USD. Nếu thanh toán chậm theo
mỗi kỳ, Công ty CP XNK Anh Trung còn phải chịu lãi phạt chậm thanh toán 2%
tháng tính trên số tiền chậm thanh toán và thời gian chậm thanh toán.
Công ty CP XNK Anh Trung phải chịu 27.773.458 đồng án phí dân sự sơ
thẩm. Hoàn tạm ứng án phí 6.216.000 đồng cho Công ty CP Thương mại ngôi
Sao theo biên lai thu tiền số 022034 ngày 15-07-2014 của Phòng thi hành án TP.
Hà Nội.

Pháp luật Kinh tế

Trang: 20


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả tranh chấp phát sinh từ Hợp

đồng thương mại và kết luận của cá nhân
3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh
từ HĐKT.
Như đã phân tích, tranh chấp HĐKT xảy ra là điều khó tránh khỏi. Khi
tranh chấp xảy ra các bên tranh chấp có thể giải quyết bằng cách khiếu nại, hoà
giải hay đi kiện. Nhưng điều mà các bên chú ý hơn cả là làm thế nào để giải
quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất. Sau đây là một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp.
3.1.1. Đặc biệt lưu ý đến điều khoản về việc giải quyết tranh chấp
Khi ký kết HĐKT không bên nào muốn tranh chấp phát sinh, do vậy điều
khoản về giải quyết tranh chấp được coi là điều khoản dự phòng. Nếu HĐKT
được thực hiện một cách tốt đẹp thì các bên dường như có thể bỏ qua điều khoản
về giải quyết tranh chấp ghi trong hợp đồng. Song khi tranh chấp phát sinh thì
điều khoản về giải quyết tranh chấp lại đặc biệt có ý nghĩa và cần thiết. Trên
thực tế, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền đòi lại quyền lợi đã bị vi phạm
bằng cách thương lượng trực tiếp với bên vi phạm hoặc đi kiện ra toà án hoặc
trọng tài. Tuy vậy thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐKT của
toà án và các trung tâm trọng tài không phải là đương nhiên. Nghĩa là, toà án
hoặc các trung tâm trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HĐKT
khi giữa các bên trong hợp đồng có thỏa thuận giao tranh chấp đó cho toà án
hoặc trọng tài. Thoả thuận này có thể được làm thành văn bản hoặc nêu thành
một điều khoản trong HĐKT.
Điều khoản về việc giải quyết tranh chấp phát sinh có thể được nêu ra vào
trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Song cách tốt nhất mà các bên cần áp
dụng là đưa điều khoản về việc giải quyết tranh chấp thành một điều khoản của
HĐKT ngay từ khi ký kết hợp đồng. Sở dĩ như vậy là do sau khi tranh chấp phát
sinh các bên thường ít đủ bình tĩnh để suy xét và lựa chọn cơ quan nào sẽ giải
quyết tranh chấp. Sự bất đồng về quyền lợi sau khi tranh chấp xảy ra sẽ khiến
cho các bên khó có thiện chí thoả thuận lựa chọn một cơ quan giải quyết tranh
Pháp luật Kinh tế


Trang: 21


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

chấp phù hợp. Vì vậy, các bên nên lựa chọn và quy định cơ quan giải quyết
tranh chấp ngay khi ký kết hợp đồng, khi tranh chấp chưa phát sinh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam các tranh chấp về HĐKT có thể
được Toà án kinh tế, các Trung tâm trọng tài kinh tế và Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam giải quyết. Khi chọn một trong ba cơ quan
giải
3.1.2. Cố gắng giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng trực tiếp.
Mặc dù các phương pháp thương lượng trực tiếp có thể không thoả mãn
được yêu cầu của các bên nhưng bên có quyền lợi bị vi phạm vẫn nên tiến hành
thương lượng trước khi đi kiện. Sở dĩ như vậy là do các bên đương sự là những
người hiểu rõ tranh chấp nên dễ dàng nhân nhượng với nhau, rút ngắn được thời
gian giải quyết trang chấp, không bị đọng vốn và lệ phí giải quyết tranh chấp đỡ
tốn kém.
Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng có ý nghĩa rất
quan trọng trong hoạt động kinh tế. Trước hết các phương pháp thương lượng
góp phần đảm bảo quá trình kinh doanh của các bên tiến hành được bình
thường. Việc khiếu nại hay hoà giải kịp thời bảo vệ được quyền lợi cho bên bị vi
phạm. Khi bên vi phạm thỏa mãn toàn bộ hay một phần yêu cầu của bên bị vi
phạm thì có nghĩa là quyền lợi của bên bị vi phạm đã được phục hồi.
Nếu quyền lợi không được đảm bảo, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của bên bị vi phạm. Thứ hai, khiếu nại là cơ sở để Toà án hoặc
trọng tài chấp nhận đơn kiện. Thứ ba thông qua khiếu nại, các bên có thể hiểu rõ
về bạn hàng, từ đó có quyết định tiếp tục kinh doanh với đối tác nữa không.
Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng có

nhiều điểm thuận lợi cho cả hai bên. Giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại và
hoà giải có thành công, có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các bên
chủ thể HĐKT. Dù là với tư cách là người vi phạm hay bị vi phạm thì các chủ
thể cũng cần có sự hiểu biết về nghiệp vụ cũng như luật pháp và thiện chí với
bạn hàng. Khi tranh chấp phát sinh các bên cố gắng giải quyết thông qua các
phương pháp thương lượng. Các bên chỉ nên đi kiện khi đã cố gắng hết sức mà
Pháp luật Kinh tế

Trang: 22


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

tranh chấp vẫn không được giải quyết bằng con đường giải quyết thương lượng
trực tiếp.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của toà án kinh tế
Để có thể nâng cao hiệu quả tranh chấp của Toà án kinh tế, trước hết cần
phải nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Toà án kinh tế, đặc biệt là ở các
Toà án địa phương (cấp tỉnh, huyện).
Toà án nhân dân các cấp trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án
kinh tế trong những năm vừa qua về cơ bản là thực hiện đứng thẩm quyền luật
định. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp toà án nhân dân thụ lý sai thẩm
quyền và tiến hành hoà giải không thành và ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự thiếu căn cứ và không phù hợp pháp luật. Nguyên nhân
của những vấn đề này một phần là do các cán bộ của Toà án các cấp, những
người đứng ra đảm bảo pháp luật được thực hiện lại không nắm vững pháp luật
hoặc vì lý do nào đó mà đã thực hiện trái pháp luật. Muốn nâng cao hiệu quả
giải quyết tranh chấp của toà án thì trước hết phải giảm một cách tối đa những
trường hợp như vậy.
Giải quyết tranh chấp HĐKT bằng Toà án hiện nay vẫn còn gặp nhiều trở

ngại khác. Tổng kết hai năm hoạt động của toà án kinh tế các cấp cho thấy số vụ
việc mà Toà án giải quyết giảm đi rất nhiều so với số vụ mà trọng tài kinh tế giải
quyết trước đây. Ví dụ trong năm 1995 Toà án giải quyết 334 vụ án kinh tế
(trong đó tranh chấp HĐKT chiếm phần lớn). Con số này chỉ tương đương với
1/10 số vụ việc mà trọng tài kinh tế gải quyết trước đây.
Nguyên nhân chủ yếu của thực tế này là ở Việt Nam hiện nay, các doanh
nghiệp chưa quen tác phong đưa các tranh chấp HĐKT ra Toà án giải quyết, mà
thường coi đây là vấn đề rất nặng nề, kiện nhau đến Toà là việc làm bất đắc dĩ,
hết tình nghĩa với nhau. Họ cho rằng toà án là cơ sở xét xử đối với những việc
làm phạm pháp chứ không coi đó là nơi giải quyết tranh chấp hoặc vi phạm về
HĐKT. Trong thực tế, các bên tranh chấp đã dựa vào nhiều các thế lực khác để
giải quyết tranh chấp như nhờ cơ quan công an, Viện kiểm soát kể cả dùng
những biện pháp như khởi tố, truy tố, bắt giam để thu hồi nợ... Có khi các chi
Pháp luật Kinh tế

Trang: 23


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

phí không chính thức mà các doanh nghiệp phải trả để các cơ quan công an,
Viện kiểm sát giải quyết vụ việc cho mình còn tốn kém hơn cả các chi phí phải
bỏ ra khi đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Toà án, trọng tài)
nhưng nó có ưu điểm là nhanh, hiệu quả, không bị phiền hà, không bị phê phán
về những sai sót về phía mình, không cần công khai việc tranh chấp.
Mặt khác, thủ quyết giải quyết tranh chấp kinh tế của Toà án kinh tế hiện
nay còn nhiều phiền phức, chậm trễ, không gắn với hiệu quả. Từ thủ tục nộp
đơn, tạm ứng án phí, cung cấp các chứng lý, làm việc, đối chất, hoà giải , phiên
toà sơ thẩm, phiên toà phúc thẩm và nhiều việc khác và nhiều khi giám đốc thẩm
có khi kéo dài tới hàng năm, cuối cùng xét xử xong lại phải chuyển sang bộ

phận thi hành án. Khi đã chuyển sang bộ phận này rồi, lúc nào thi hành còn tuỳ
thuộc vào cơ quan thi hành án. Với thời gian như vật, đối phương có khi cũng
không còn tài sản để thu mà thiệt hại phát sinh thì không biết tới mức nào.
Để cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quả giải quyêt tranh chấp của
mình, Toà án cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ giải quyết tranh chấp có
kiến thức về pháp luật và kinh tế, công tâm đức độ, có thể đáp ứng tốt những
yêu cầu thực tại của xã hội.
3.1.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐKT.
Nước ta hiện nay, việc giải quyết tranh chấp HĐKT được quy định trong
một số văn bản dưới luật như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989; Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994/ nghị định 116 - CP của
Chính phủ ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế; Quyết
định số 91/PTM-TT của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
ngày 4/4/1996 phê chuẩn quy tắc tố tụng trọng tài trong nước của Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam và biểu phí trọng tài, phí tổn của Trung tâm... Thực
tế nghiên cứu và áp dụng các văn bản này cho thấy một số vấn đề sau đây chưa
phù hợp, cần có sự bổ sung.
a. Về cơ quan giải quyết tranh chấp HĐKT và thời hiệu khởi kiện
Điều 7 Pháp lệnh HĐKT quy định: các tranh chấp phát sinh khi thực hiện
HĐKT được giải quyết bằng cách tự thương lượng giữa các bên với
Pháp luật Kinh tế

Trang: 24


Bùi Hà Phú – Lớp: QLKT nhóm 1

nhau hoặc đưa ra trọng tài kinh tế.
Do có sự thay đổi về tổ chức, hệ thống cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà
nước chấm dứt hoạt động, nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp HĐKT được

chuyển sang Toà án, tổ chức Trọng tài và Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt
Nam, vì vậy quy định trên không còn phù hợp. Nếu tự thương lượng không
được các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại một trong ba cơ quan kể trên, chứ
không phải là Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Pháp lệnh HĐKT chưa có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với tranh
chấp phát sinh từ HĐKT. Các quy tắc tố tụng của Trọng tài kinh tế và Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng không đề cập tới. Thời hiệu khởi kiện chỉ
được quy định trong điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, có
nghĩa là về mặt nguyên tắc thời hiệu này chỉ được áp dụng khi đưa tranh chấp ra
giải quyết tại Toà án. Vì vậy quy định này nên được đưa sang Pháp lệnh HĐKT
và được áp dụng cho cả việc giải quyết tranh chấp theo tố tụng trọng tài.
b. Tuyên bố HĐKT vô hiệu là thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Theo khoản 3, điều 8 Pháp lệnh HĐKT thì tuyên bố HĐKT vô hiệu là
thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế Nhà nước. Từ khi tổ chức này chấm dứt
hoạt động trong năm 1994 đến nay, vấn đề này còn bỏ trống, chưa có một văn
bản pháp luật nào đề cập tới, gây trở ngại cho việc xử lý HĐKT vô hiệu mỗi khi
xảy ra. Để việc xử lý HĐKT vô hiệu diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, Pháp lệnh
HĐKT nên có quy định mới về vấn đề này.
c. Về hoà giải.
Theo điều 5 và điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì
hoà giải là một thủ tục bắt buộc của mọi tranh chấp HĐKT. Nếu chưa hoà giải
thì không được đưa vụ tranh chấp ra xét xử. Trong thực tế kinh doanh nhiều
doanh nghiệp biết được quy định này đã cố tình trì hoãn việc hoà giải để thực
hiện xong việc chiếm dụng vốn hoặc kéo dài việc chiếm giữ tài sản của phía bên
kia. Quy định về hoà giải như vậy là chưa kín kẽ, vẫn còn chỗ hở cho các doanh
nghiệp lợi dụng. Vì vậy nên thay đổi như sau: Hoà giải vẫn là thủ tục quan trọng
trước khi đưa tranh chấp ra xét xử.
Pháp luật Kinh tế

Trang: 25



×