Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vận dụng thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner vào giáo dục trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.46 KB, 22 trang )

THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ CỦA HOWARD GARDNER VÀ
CƠ HỘI GIÁO DỤC CHO TRẺ EM THEO TRÍ THƠNG
MINH CĨ SẴN
I. Giới thiệu khái quát về học thuyết
1.1. Vài nét về tiểu sử của Howard Gardner

Howard Gardner, cha đẻ của thuyết "đa thông minh”
Howard Garder sinh ra tại Scranton, Pennsylvania vào năm 1943. Cha mẹ ông đã
chuyển từ Nurnberg Đức đến Mỹ năm 1938 với đứa con 3 tuổi, Eric. Ngay trước khi
Howard Gardner ra đời, Eric đã thiệt mạng trong một tai nạn trượt tuyết. Hai sự kiện
này không được nhắc đến trong tuổi thơ của Gardner, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn
đến suy nghĩ và sự phát triển của ông. Ông không được tham gia nhiều hoạt động thể
chất nguy hiểm nhưng lại được khuyến khích theo đuổi các ý tưởng sáng tạo và tri
thức. Khi Howard bắt đầu phát hiện ra lịch sử bí mật của gia đình (và nguồn gốc Do
Thái) ông bắt đầu nhận thức rằng ông khác với cha mẹ và các bạn đồng trang lứa.
Cha mẹ đã gửi Howard đến Phillips Academy tại Andover Massachusetts, nhưng
ơng từ chối. Ơng đến học ở một trường Trung học Dân lập tại Kingston, Pennsylvania.
Howard Gardner đã nắm được cơ hội ở đây và có được sự ủng hộ cũng như quý mến
của nhiều giáo viên tốt. Sau đó ơng đã học tại Đại học Havard để học Lịch sử và sẵn
sàng theo nghề luật.Tuy nhiên, ông may mắn được làm học trò của Eric Erikson. Theo
Howard Gardner, Erikson có lẽ đã “gắn xi” lên hồi bão trở thành học giả của ơng.
Howard Gardner: “Trí óc tơi thực sự được mở rộng khi tơi tới Harvard và có cơ
hội làm học trò của nhà phân tâm học Eric Erikson, nhà xã hội học David Riesman và
1


nhà tâm lý và nhận thức học Jerome Bruner. Tôi đã học khóa học về nghiên cứu bản
năng của con người, đặc biệt con người suy nghĩ như thế nào.”
Ông đã hồn thành giáo dục sau trung học của mình tại đại học Harvard, lấy bằng
đại học năm 1965 với bằng Cử nhân Nghệ thuật trong quan hệ xã hội. Ông lấy bằng
tiến sĩ năm 1971.


Sau khi dành thời gian làm việc với hai nhóm khác nhau: Trẻ em bình thường và
có năng khiếu, người lớn nhưng có vấn đề về trí não, Gardner đã bắt đầu phát triển một
lý thuyết để tổng hợp lý thuyết và khảo sát của mình. Năm 1983, ơng nêu ra lý thuyết
về “Trí thơng minh đa dạng” trong cuốn sách “Cơ cấu trí khơn”.
1.2. Cơ sở khoa học cho thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
1.2.1. Những nghiên cứu về trí thơng minh trước Howard Gardner
Năm 1905, nhà Tâm lý học người Pháp Alfred Binet lần đầu tiên đưa ra một bảng
test làm thước đo về độ thơng minh, với mục đích phân loại học sinh thành những
nhóm tương đương về trí tuệ để thuận tiện cho việc đào tạo.
Năm 1912, nhà Triết học và Tâm lý học người Đức William Stern cho ra đời thuật
ngữ IQ (intelligence quotient). Ông đã sử dụng thương số giữa Tuổi trí tuệ (phản ánh
mức độ phát triển trí tuệ của một người) với Tuổi sinh học (tuổi thực tế của người đó)
để tính tốn sự phát triển trí tuệ của một cá nhân.
Năm 1916, Lewis M. Terman, một nhà Tâm lý học ở trường ĐH Stanford đã cải
tiến cách tính này, bằng việc nhân thương số trên với 100 để bỏ bớt số lẻ sau dấu thập
phân.
Công thức tính chỉ số thơng minh của ơng: IQ=Tuổi trí tuệ*100/Tuổi sinh học đã
được công nhận và sử dụng rộng rãi.
Ơng cũng hồn thiện thêm từ bảng test của Binet để tạo nên bản trắc nghiệm
Stanford-Binet được coi là bản gốc cho nhiều bài test IQ hiện nay.
1.2.2. Cơ sở cho học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner

2


Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn thường
vẫn được đồng nhất và đánh giá dựa trên các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái
niệm này chưa phản ánh đầy đủ các khả năng tri thức đa dạng của con người.
Theo ông, ở trường, một học sinh giải quyết dễ dàng một bài toán phức tạp chưa
chắc đã thông minh hơn đứa trẻ khác loay hoay làm mãi khơng xong bài tốn đó. Cậu

học sinh thứ hai rất có thể sẽ giỏi hơn trong các “dạng” thơng minh khác.
Lý thuyết “đa trí tuệ” của ông cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một
mức độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này
thấp hay cao thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt,
mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của họ mà sẽ có thể thay đổi
(nâng cao hay giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi.
Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner lấy cơ sở từ những nghiên cứu của nhà
phân tâm học Eric Erikson, nhà xã hội học David Riesman và nhà tâm lý và nhận thức
học Jerome Bruner. Ơng đã học khóa học về nghiên cứu bản năng của con người, đặc
biệt con người suy nghĩ như thế nào.
Trong học thuyết trí thơng minh đa dạng, Gardner đã thiết lập được các yêu cầu
cần thiết đặc trưng mà mỗi loại trí thơng minh phải đạt được để có đủ điều kiện xác
định đó là một loại trí thông minh. Sau đây là 4 đặc điểm ông đưa ra khi nghiên cứu
các loại trí tuệ ở con người:
Đặc điểm 1: Mỗi trí thơng minh có khả năng được biểu tượng hố.
Thuyết trí thơng minh đa dạng đã đưa ra một khía cạnh về khái niệm trí thơng
minh, cho rằng khả năng biểu tượng hoá trong tư duy con người hay khả năng diễn đạt
những ý tưởng, kinh nghiệm thơng qua sự miêu tả các hình ảnh, con số và các từ ngữ,
là dấu hiệu để xác nhận đó là trí thơng minh của con người.

3


Thuyết trí thơng minh đa dạng cho rằng, có nhiều cách khác nhau mà mỗi loại trí
thơng minh có thể sử dụng để biểu tượng hố. Những người có tư duy lơ-gic tốn học
sử dụng các con số và các chữ số Hy Lạp, trong số các loại ký hiệu khác, để đáp ứng
các tư duy và nhu cầu có tính lý trí của họ.
Ở một mặt khác, những nhà soạn nhạc hoặc nhạc sĩ lại thường hay sử dụng các
nốt nhạc trầm bổng để biểu tượng hóa các giai điệu và tiết tấu của họ. Marcel Marcean
lại sử dụng các cử chỉ động tác phức tạp và sự diễn giải bằng các dấu hiệu của vận

động thân thể để biểu diễn các khái niệm như sự tự do và trạng thái cơ đơn. Ngồi ra
cũng cịn các ký hiệu mang tính xã hội, chẳng hạn như cái vẫy tay chào tạm biệt và
những ký hiệu của cái tôi, như đã biết, thí dụ như các hình ảnh của giấc mơ vào buổi
sáng sớm.
Đặc điểm 2: Mỗi trí thơng minh đều có một lịch sử phát triển của riêng nó.

Trí thơng minh khơng phải là một điều gì lạ thường có tính tuyệt đối như những
người trung thành với quan niệm về trí thơng minh theo kiểu chỉ số IQ. Những người
này cho rằng trí thơng minh được sinh ra rồi được duy trì ổn định, bền vững trong suốt
cả chiều dài cuộc đời của mỗi người.
Theo thuyết trí thơng minh đa dạng, mỗi loại trí thơng minh biểu hiện ra vào một
thời điểm xác định trong thời thơ ấu, chúng đều có một chu kỳ bộc lộ và phát triển tiềm
năng rực rỡ trong chiều dài cuộc đời, và bao gồm cả việc mỗi loại có một hình mẫu
duy nhất về q trình suy giảm nhanh chóng hay từ từ khi một người bị già đi. Nhà
soạn nhạc vĩ đại Mozart đã sáng tạo ra những âm điệu đơn giản từ khi lên 3 tuổi và viết
được những bản giao hưởng vào năm lên 9 tuổi. Những tài năng âm nhạc vẫn được duy
trì và cịn tương đối lớn mạnh cả khi tuổi đời đã cao, bằng chứng trong cuộc sống thực
tế là những nhà sáng tác như Pablo Casals, Igor Stravinsky và George Friedrich
Handel.
4


Loại tư duy lơ-gic tốn học, một mặt khác, lại có kiểu mơ hình phát triển khác với
loại trên. Loại này xuất hiện hơi muộn một chút trong thời thơ ấu, phát triển đạt đến
đỉnh cao vào thời thanh niên, sau đó suy giảm muộn hơn trong cuộc đời của con người.
Nhìn vào lịch sử của tư duy tốn học, ta nhận thấy có một số khám phá lớn trong
tốn học do những nhà bác học có tuổi đời ngồi 40 tuổi. Sự thực là, nhiều khám phá
quan trọng là của những người còn ở độ tuổi niên thiếu, chẳng hạn như Blaise Pascal
và Evaiste Galois. Thậm chí Albert Einstein đã đạt được những hiểu biết sâu sắc ban
đầu về thuyết tương đối khi ông mới 16 tuổi.

Tương tự như vậy, mỗi loại trí thơng minh có một mơ hình tăng trưởng, phát triển
và suy giảm theo cách riêng của mình, trong vịng đời của con người.
Đặc điểm 3: Mỗi trí thơng minh đều sẽ tổn thương và biến mất khi có các tác
động xâm phạm và gây hại đến những vùng đặc trưng riêng biệt của nó trong bộ não
người.
Thuyết về trí thơng minh đa dạng tiên đốn rằng trong thực tế, trí thơng minh có
thể bị cơ lập khi bộ não bị tổn thương. Gardner đã đưa ra ý kiến là: Nhằm mục đích
được cơng nhận và có thể tồn tại, bất kỳ một lý thuyết nào về trí thơng minh đều phải
dựa trên cơ sở sinh học, nghĩa là được bắt nguồn từ cấu trúc vật chất của não bộ. Với
vai trò là một nhà tâm lý học thần kinh ở Ban quản lý cựu chiến binh Boston, Gardner
đã làm việc với những bệnh nhân bị tổn thương não, một phần nào đó trong 7 loại trí
thơng minh của họ bị ảnh hưởng, thí dụ như: Một người có thương tích ở thuỳ trước
trán trong bán cầu não trái thì khơng thể nói và viết bình thường được nhưng vẫn có thể
hát, vẽ, và nhảy múa khơng hề có một chút khó khăn nào. Trong trường hợp này thì trí
thơng minh về ngơn ngữ của anh ta đã bị suy giảm, hư hại một phần. Mặt khác, những
người bị thương ở thuỳ thái dương bên phải có thể khó khăn khi thực hiện những cơng
việc mang tính chất âm nhạc, nhưng anh ta có thể nói, đọc và viết một cách dễ dàng.
Những bệnh nhân bị thương ở thuỳ chẩm của bán cầu não bên phải có thể bị suy giảm
đáng kể những khả năng về nhận biết gương mặt, khả năng quan sát hoặc nhận biết
những chi tiết trực quan.
Lý thuyết về trí thơng minh cịn đang tranh luận về việc có tồn tại hay khơng 7
hệ thống của não bộ hoạt động một cách tương đối độc lập. Trí thơng minh ngơn ngữ
xem ra như là một chức năng chính của bán cầu não trái ở đa số mọi người, trong khi
trí thơng minh về âm nhạc, khơng gian và năng lực tương tác có xu hướng tập trung tại
bán cầu não phải nhiều hơn. Trí thơng minh về năng lực vận động thân thể gồm có vỏ
5


não vận động, những hành thần kinh cơ sở và bộ phận trước não. Thuỳ trước trán là
đặc biệt quan trọng đối với trí thơng minh của con người.

Bộ não là một tổ hợp phức tạp lạ thường đến mức khó tin nên khơng thể phân
chia ra được một cách rõ ràng thành 7 khu vực có ranh giới như bản đồ. Tuy nhiên, lý
thuyết về trí thơng minh đa dạng đã tổng hợp những kết quả đã được khám phá trong
hơn 20 năm qua trong lĩnh vực tâm lý học thần kinh theo một cách riêng biệt đáng
được chú ý.
Đặc điểm 4: Mỗi loại trí thơng minh có những nền tảng giá trị văn hố riêng của nó.
Thuyết trí thông minh đa dạng cho rằng, những biểu lộ của trí thơng minh được
đánh giá một cách tốt nhất bằng việc nhìn vào những khả năng đóng góp cao nhất của
nó đối với xã hội, chứ khơng phải là việc giành được kết quả tốt hay không trong các
cuộc kiểm tra. Những kỹ năng tiêu biểu cho việc kiểm tra chỉ số IQ, chẳng hạn như khả
năng lặp lại những con số ngẫu nhiên theo chiều thuận hoặc chiều ngược, hay năng lực
để giải quyết những vấn đề nào đó có tính chất tương tự như vậy, là làm hạn chế những
giá trị văn hố có trong trí thơng minh của con người.
Trên một phương diện khác, điều gì đã đem lại những thành tựu và tiến bộ xã hội
của chúng ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác như những truyện cổ tích, truyện thần
thoại, tác phẩm văn học, âm nhạc, những môn nghệ thuật lớn, những khám phá khoa
học và những kỹ năng vật lý.
Thuyết trí thơng minh đa dạng cho rằng, cách tốt nhất để chúng ta có thể học
được những điều thơng minh là nghiên cứu, học tập những thí dụ về các cơng trình văn
hố có ích nhất cho xã hội chúng ta, đối với từng loại trong số 8 lĩnh vực, chẳng hạn:
Tác phẩm Moby Dick của Herman Melville tốt hơn là những âm tiết vô nghĩa trong
cẩm nang tra cứu tâm lý; Guernica của Pablo Picasso tốt hơn những thiết kế hình học
trong những bài kiểm tra tính suy luận khơng gian; tác phẩm Magna Carta hay Sermon
trên núi tốt hơn là “thước đo Vineland” về tính trưởng thành xã hội.
Ở một mức độ xa hơn nữa, thuyết trí thơng minh đa dạng tán thành và ca ngợi
tính đa dạng trong cách mà trí thơng minh được thể hiện ở những nền văn hố khác
nhau. Ở đây khơng coi các khám phá về từ ngữ và toán học của những người châu Âu
da trắng như đỉnh cao của trí thơng minh (mà nếu theo quan niệm này, một lần nữa sự
kiểm tra trí tuệ bằng chỉ số IQ lại được ủng hộ và duy trì), thuyết trí thơng minh đa
dạng cung cấp một phạm vi quan niệm rộng lớn về trí thơng minh của con người.

Trong biểu đồ về trí thơng minh này, các loại khả năng về trí tuệ của con người đều
6


được ca ngợi và tơn trọng như nhau, đó là tài năng tìm đường của những người dân
Himalaya, phương pháp phân loại phức tạp của thổ dân Nam Phi tộc Kalahan, những
thiên tài âm nhạc của nền văn hoá Arang ở đất nước Nigieria, các hệ thống vẽ bản đồ
độc nhất vô nhị của những người đi biển dân tộc Polynesia, và những khả năng đặc biệt
của nhiều người khác trên khắp thế giới.
Bổ sung thêm vào các đặc điểm nội dung trên, thuyết còn đưa ra ý kiến là mỗi
loại thơng minh có một q trình xử lý nhận thức riêng biệt của mình trong các hoạt
động của trí nhớ, sự tập trung, tri giác và cách giải quyết vấn đề. Thậm chí 8 loại trí
thơng minh cịn có cả lịch sử tiến hố riêng của mỗi loại. Trí thơng minh về âm nhạc
có một phần hàm chứa tiếng hót của chim mng, trong khi trí thơng minh về vận động
thân thể xuất hiện từ những hoạt động săn bắn trong những giai đoạn sơ khai đầu tiên
của lịch sử loài người. Những ai muốn thấy các số liệu có thể định lượng được về
những vấn đề trên thì chính các kết quả kiểm tra tâm lý và nghiên cứu thực nghiệm sẽ
là một sự ủng hộ và khẳng định. Lý thuyết về trí thơng minh đa dạng khơng chỉ là một
ý kiến đơn thuần. Nó được lập nên từ việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất
của những đề tài khoa học về trí thơng minh đang hiện hành.
2. Một số luận điểm cơ bản trong thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
Theo Giáo sư Howard Gardner, trí thơng minh được hiểu như sau:
(1) Khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp
hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều nền văn hóa;
(2) Một tập hợp các kỹ năng mà làm cho nó có thể cho một người để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống;
(3) Tiềm năng cho việc tìm kiếm hoặc tạo ra các giải pháp cho các vấn đề, trong
đó có việc thu thập kiến thức mới.
Định nghĩa này dẫn chúng ta đến câu hỏi cho chính chúng ta: khi con cái của
chúng ta có khả năng “giải quyết vấn đề” và khả năng “tạo ra” nhưng mà khơng có giá

trị thiết thực cho xã hội thì liệu con cái chúng ta có thơng minh thật khơng?
Để làm rõ vấn đề này, chúng tơi xin đề cập một số luận điểm chính mà ơng nêu
ra trong thuyết đa trí tuệ của mình.
2.1. Mỗi người đều có đủ 8 trí tuệ
Thuyết đa trí tuệ khơng phải loại “thuyết điển hình” để xác định một loại trí tuệ
thích ứng. Đây là một loại học thuyết về nhận thức đề nghị ta thừa nhận mỗi chúng ta
đều có năng khiếu trong tất cả 8 dạng trí tuệ. Tất nhiên, 8 dạng trí tuệ ấy hoạt động
7


phối hợp theo những thể thức duy nhất đối với từng người. Vài người dường như có
những mức độ hoạt động cực kỳ cao đối với tất cả hoặc hầu hết 8 dạng trí tuệ, chẳng
hạn như nhà thơ- nhà hoạt động chính trị- nhà khoa học- nhà tự nhiên học - nhà triết
học người Đức Johann Wolfgang Von Goethe. Nhiều người khác, như các bệnh nhân
nặng trong các trung tâm cho người bị người khuyết tật về mặt phát triển, hình như lại
thiếu tất cả, trừ vài dạng trí tuệ thô sơ nhất. Đa số chúng ta nằm trong ranh giới giữa
hai thái cực đó và thuộc hạng người phát triển ở mức độ cao về các trí tuệ này, phát
triển ở mức “sàng lọc bậc trung” về các trí tuệ khác và cả phát triển ở mức thấp (kém
phát triển) về các trí tuệ cịn lại.
2.2. Đa số chúng ta có thể phát triển mỗi dạng trí tuệ tới một mức độ thích đáng
Nhiều người có thể than vãn về sự kém cỏi của họ trong một lĩnh vực nào đó và
xem vấn nạn ấy như một khuyết tật bẩm sinh, khơng chữa được, cịn Gardner thì lại gợi
ý rằng, về mặt lý thuyết thì mọi người đều có khả năng phát triển cả 8 trí tuệ tới một
mức độ thích đáng nếu được động viên, khuyến khích, hỗ trợ và học hành đầy đủ.
Ông chỉ rõ Chương trình Giáo dục Nhân tài của hãng Suzuki là một ví dụ minh
họa cách thức những người có trí tuệ về âm nhạc tương đối khiêm tốn đã phấn đấu như
thế nào để đạt được một trình độ đáng nể về khả năng chơi đàn vĩ cầm hay dương cầm
nhờ một kết hợp hài hịa các tác động mơi trường, như nhiệt tình của phụ huynh, cơ
may được tiếp xúc từ nhỏ với nhạc cổ điển và sự dạy dỗ, rèn luyện từ thuở ấu thơ.
3.3. Các dạng trí tuệ thường cùng làm việc với nhau theo những thể thức phức tạp

Gardner chỉ rõ: Mỗi trí tuệ như đã được mô tả ở đây thật ra là một “tưởng tượng”.
Không có trí tuệ nào tồn tại đơn lẻ trong đời (có lẽ trừ một số trường hợp rất hiếm hoi
các nhà bác học chuyên sâu hoặc người bị tổn thương não). Các dạng trí tuệ ln tương
tác với nhau. Để nấu một bữa ăn, ta phải đọc bản hướng dẫn cách chế biến món ăn (trí
tuệ ngơn ngữ), có thể phải nhân đơi cơng thức (trí tuệ logic- tốn học), xây dựng thực
đơn để thỏa mãn yêu cầu riêng tư của từng thành viên trong gia đình (trí tuệ giao tiếp)
và làm giảm bớt sự thèm ăn của ai đó (trí tuệ nội tâm). Cũng như vậy, khi một đứa trẻ
chơi đá bóng, nó cần có trí tuệ hình thể - động năng (chạy, đá, đón bóng), trí tuệ khơng
gian (để định hướng trong sân bóng và tiên đốn đường bay của bóng), các trí tuệ ngơn
ngữ và giao tiếp để tranh cãi giành điểm khi có tranh chấp trong khi chơi.
Các dạng trí tuệ được tách riêng trong thuyết đa trí tuệ, chỉ để phân tích các đặc
trưng cơ bản của chúng, nhằm tìm cách sử dụng chúng một cách hữu hiệu. Ta phải

8


luôn nhớ đặt chúng trở lại trong bối cảnh thực tế khi hồn tất q trình nghiên cứu
chính quy.
3.4. Có nhiều cách biểu lộ trí thơng minh trong từng lĩnh vực
Chẳng có một bộ chuẩn mực nào mà một người phải thỏa mãn để được xem là
thông minh trong một lĩnh vực xác định. Cho nên một người có thể “mù chữ” mà vẫn
được xem là có trí tuệ ngơn ngữ cao vì có thể kể rất hấp dẫn một chuyện kinh dị, hoặc
sở hữu một vốn từ vựng nói đặc biệt phong phú. Cũng như vậy, một người có thể chơi
rất tồi tệ trên sân cỏ mà vẫn được xem như có trí tuệ hình thể - động năng cừ nếu dệt
rất tài hoa một tấm thảm hoặc tạo ra một bàn cờ khảm sắc.
Thuyết đa trí tuệ nhấn mạnh đến tính đa dạng, phong phú của các phương thức
biểu lộ năng khiếu trong hoặc giữa các trí tuệ khác nhau.
3. Các loại hình trí thơng minh trong học thuyết của Howard Gardner
Năm 1983 Howard Gardner đưa ra học thuyết về Trí thơng minh đa dạng gồm 7
trí thơng minh. Năm 1996 ơng tiếp tục đưa ra thêm Trí thơng minh về tự nhiên. Theo

Howard Gardner, Trí thơng minh đa dạng cho thấy mỗi con người có khả năng biểu đạt
tri thức của mình theo 8 cách khác nhau và học theo cách tốt nhất như thế nào. Hiện tại
đang xem xét kết nạp thêm dạng thông minh thứ 9: Thông minh Sinh tồn (Existentialist
Intelligence)
Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên 8 loại hình trí thơng minh được vận dụng nhiều vào
giáo dục.

Tám loại hình trí thơng minh trong học thuyết của Howard Gardner
3.1. Thông minh ngôn ngữ
9


Thơng minh ngơn ngữ bao gồm khả năng nói và viết, khả năng học ngôn ngữ và
sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục tiêu. Trí thơng minh này bao gồm cả khả năng sử
dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện hoặc qua thi ca; hoặc có
thể dùng ngơn ngữ để nhớ thơng tin. Các nhà văn, nhà thơ, luật sư và diễn giả là những
người mà theo Howard Gardner có trí thơng minh ngơn ngữ tốt.
3.2. Thơng minh logi-tốn học
Thơng minh logi-tốn học bao gồm khả năng phân tích các vấn đề một cách logic,
thực hiện các hoạt động liên quan đến toán học tốt, xem xét các vấn đề rất khoa học.
Theo Howard Gardner thì những người có trí thơng minh này có khả năng phát hiện,
suy diễn ra các trình tự, lý do và tư duy logic tốt, cách tư duy theo dạng ngun nhân –
kết quả. Trí thơng minh này có mối liên quan chặt chẽ với những ý tưởng khoa học và
toán học, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mơ hình số học hoặc quy tắc dựa
trên các khái niệm, đồng thời yêu thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống
nói chung.
3.3. Thông minh về âm nhạc
Thông minh về âm nhạc bao gồm các kỹ năng biểu diễn, sáng tác, và cảm nhận
âm nhạc. Thông minh âm nhạc thúc đẩy khả năng nhận biết và sáng tác âm điệu, cao
độ và nhịp điệu. Theo Howard Gardner thông minh âm nhạc song song với thơng minh

về ngơn ngữ. Ngồi ra, trí thơng minh về âm nhạc cịn có trong tiềm thức của bất cứ cá
nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thể hát theo giai điệu, biết dành
thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính
xác và sáng suốt của các giác quan
3.4. Thông minh về thể chất
Thông minh về thể chất là khả năng sử dụng cơ thể hoặc một phần cơ thể con
người để giải quyết vấn đề, bao gồm cả khả năng của trí não điều khiển các hoạt động
đó. Howard Gardner thấy rằng có sự liên hệ giữa hoạt động của trí óc và hoạt động thể
chất. Các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ cơng, những thợ cơ khí và
các bác sĩ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này của tư duy. Những người
thuộc loại tài năng này rất khéo léo và thành công trong nghề thêu may, nghề thợ mộc
hay nghề tạo mẫu. Hoặc họ có thể ham thích và theo đuổi những hoạt động của cơ thể
như đi bộ đường dài, khiêu vũ, chạy bộ, cắm trại, bơi lội hoặc đua thuyền. Họ là những
người thực hành, nhạy cảm, thường xuyên muốn vận động cơ thể của họ và có “phản
ứng bản năng” với các tình huống, sự vật.
10


3.5. Thông minh về không gian
Thông minh về không gian có liên quan đến suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng
và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới
khơng gian trực quan. Những người sở hữu loại trí thơng minh về khơng gian ở mức độ
cao thường có sự nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan và có thể hình
dung được một cách sống động, vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng
hình ảnh, đồ họa, cũng như họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3
chiều một cách dễ dàng.
3.6. Thông minh về giao tiếp xã hội
Đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Đặc biệt là có khả
năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những
người khác. Một cá nhân có trí thơng minh về giao tiếp có thể rất giàu lòng trắc ẩn và

đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, hoặc là người có sức lơi cuốn mọi người và
tập thể, họ cịn có khả năng thấu hiểu những người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của
thế giới bên ngồi bằng chính cặp mắt của những con người đó. Trong thực tế, họ rất
tuyệt vời với vai trị của người mơi giới, người hồ giải hoặc là thầy giáo, tư vấn tâm
lý.
3.7. Thông minh nội tâm
Một người mạnh mẽ về loại trí tuệ này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được
những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được giữa nhiều loại trạng thái tình
cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú
thêm và vạch ra con đường cho cuộc đời mình. Họ có thể là người rất hay tự xem xét
nội tâm và ham thích được trầm tư suy nghĩ, được ở trong trạng thái tĩnh lặng hay trong
các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác. Mặt khác họ có thể là người có
tính độc lập mạnh mẽ, tính thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, có kỷ luật. Trong bất
cứ trường hợp nào, họ thuộc dạng tự lập và thích làm việc một mình hơn là làm việc
với người khác.
3.8. Thơng minh về tự nhiên
Thông minh về tự nhiên giúp cho con người nhận thức, phân loại và rút ra được
những đặc điểm của mơi trường. Những người có trí thơng minh về tự nhiên ln hịa
hợp với thiên nhiên và thích thú với sự ni trồng, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về
các sinh vật. Những người này thích cắm trại, làm vườn, leo núi, khám phá thế giới và
không hứng thú với những đề tài không gắn với môi trường.
11


4. Những đóng góp và hạn chế trong học thuyết của Howard Gardner
4.1. Những đóng góp chính trong học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã giúp khoa học nhận ra trí thơng minh
khơng chỉ đơn thuần là cái gì Trời cho ai nấy được mà còn bao gồm kết quả của học
tập, rèn luyện. Và đến lúc này, trí thơng minh được nhận diện khơng chỉ hạn hẹp trong
phạm vi trí não “khô khan” mà bao gồm cả những phương diện tinh tế của con người

như hệ thống tám loại trí thơng minh của giáo sư Gardner gọi là “trí thơng minh đa
dạng”.
Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài
kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thơng minh trội hơn trong mỗi người. Bên
cạnh đó, Gardner đã chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một học
sinh thơng qua 2 loại trí thơng minh là trí thơng minh về ngơn ngữ và trí thơng minh về
logic/tốn học, và điều này là khơng chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên
hướng học tập thơng qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp…đồng thời lèo lái tất
cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá và
phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức
bằng chính thế mạnh của chúng.
Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà
trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh: mỗi loại trí tuệ đều
quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác
nhau. Nhà trường phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo
các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. Làm được điều đó, chúng
ta sẽ giúp mỗi học sinh tỏa sáng và thành cơng trong cuộc sống của chúng.
Tóm lại, Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã thừa nhận hoàn cảnh văn hóa
của trí tuệ, đã tính đến nhiều năng lực của con người. Thuyết của ơng quan tâm phân
tích trí tuệ ở nhà trường và các môi trường ứng dụng khác.
4.2. Những hạn chế trong học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
Chính Gardner cũng thừa nhận rằng quan niệm của mình khơng giải thích được
tất cả. Một số loại hình trí thơng minh của Gardner được đo bằng các trắc nghiệm
truyền thống – Đó là trí tuệ ngơn ngữ, trí tuệ logic – tốn học và trí tuệ khơng gian.
Cho đến nay tác giả vẫn chưa làm sáng rõ về tính ổn định và tính ứng nghiệm
của việc thực hiện các trắc nghiệm của những lĩnh vực trí tuệ mới này (Ulric Neirsser
et al, 1996). Mặt khác, theo Sandra Scarr (1985), ông phản bác quan niệm của Gardner
12



và cho rằng Gardner đang nói về các tài năng (talents), chứ khơng phải về các trí tuệ.
[5, tr.11 – 12].
George Miller, một nhà tâm lý học nhận thức nổi tiếng, viết trên tờ New York
Times Book Review rằng lập luận của Gardner chỉ là "linh cảm và ý kiến". Còn
Charles Murray và Richard J. Herrnstein trong The Bell Curve (1994) gọi lý thuyết đa
trí tuệ của Howard Gardner là thuyết "duy nhất khơng có sự tâm lý hay bằng chứng
định lượng khác"
5. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner trong giáo dục
Mặc dù thiếu sự chấp nhận chung trong cộng đồng tâm lý, lý thuyết của Gardner đã
được chấp nhận bởi nhiều trường học, nơi nó thường được sử dụng để thảo luận về phong
cách học tập. Thực tế có hàng trăm cuốn sách đã được viết về các ứng dụng của nó trong
giáo dục
5.1. Theo Howard Gardner – Có vơ vàn cách để học và hiểu được một vấn đề
Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau, trẻ em cũng
thế. Và do đó, chúng cũng sẽ có cách học khác nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh
cần hiểu biết và đánh giá đúng những sự khác biệt này. Thơng qua quan sát, các bậc
cha mẹ, thầy cơ có thể biết được con mình, học trị mình có dạng nổi trội về mặt nào
theo Lý thuyết đa trí tuệ và chúng ta có thể phát triển các hoạt động phù hợp để phát
triển khả năng của đứa bé.
Tìm hiểu bản chất của trí thơng minh và làm sao đo lường được phạm vi trí tuệ
Giáo sư Howard Gardner, Đại học Harvard đã đưa ra thuyết “Trí thơng minh đa
dạng” (Multiple Intelligences) và nói rằng mỗi trẻ đều có những khả năng đặc biệt cần
phải được phát hiện và bồi dưỡng.
“Tôi muốn những đứa trẻ hiểu về thế giới, nhưng khơng chỉ vì thế giới rất tuyệt và vì
con người ln rất tị mị. Tơi muốn chúng hiểu để có thể làm thế giới tốt đẹp hơn.
Kiến thức không giống với giáo lý, nhưng chúng ta cần hiểu để tránh được những lỗi
đã xảy ra và tiến lên theo hướng tích cực hơn. Một phần quan trọng trong đó là HIỂU
CHÚNG TA LÀ AI VÀ CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ. Trên hết, chúng ta phải
phân tích những hiểu biết của chúng ta về chính bản thân mình.”
Howard Gardner – 1999


Cũng theo quan điểm cá nhân, Howard Gardner cho rằng ở trường, trẻ phải học
quá nhiều môn học, mỗi môn lại bao gồm rất nhiều tài liệu. Như vậy, trong một năm
học, lượng kiến phải tiếp thu và ghi nhớ quả là một con số khổng lồ. Trẻ khó mà có thể
13


ghi nhớ hết được số kiến thức đó, và khi rời khỏi trường học, gần như tất cả mọi thứ
đều sẽ bị lãng quên. Theo ông, trường học cần phải thay đổi phương pháp cũng như
khối lượng bài học dạy cho trẻ. Làm sao để trẻ ghi nhớ và vận dụng tối đa được những
gì mình học vào trong thực tế.
Có vơ vàn cách thức để chúng ta học và hiểu được một vấn đề. Một số người
phát triển tốt trong suy nghĩ về không gian, một số người lại phát triển ngôn ngữ tư
duy, những người khác lại tốt về toán học, nếu những người này được quan tâm, kèm
cặp và dạy theo những cách phù hợp, họ sẽ phát huy được tối đa tiềm năng của bản
thân.
5.2. Trí thông minh đa dạng và phong cách học tập
Phụ huynh vốn quan tâm đến vấn đề giáo dục và phong cách học tập của con cái.
Các nhà giáo dục cũng khơng ngừng tìm kiếm cách thức để nâng cao chương trình
giảng dạy của họ. Dù là ở nhà hay trong lớp học thì cả cha mẹ và thầy cơ đều muốn
dạy dỗ trẻ em hiệu quả nhất. Nhiều giáo viên đã sử dụng nghiên cứu của ông trong việc
giảng dạy và làm việc. Mỗi chúng ta đều sở hữu đầy đủ tất cả các loại trí thơng minh
nên việc tìm ra một phong cách học tập có thể giúp người học phát triển đầy đủ các
loại hình trí thơng minh, đồng thời nhấn mạnh phương pháp phát huy tiềm năng trí tuệ
theo khả năng của người học giúp họ thành công trong cuộc sống.
Nhiều nhà giáo dục đã thiết kế chương trình giảng dạy, phân chia các lớp học và
thậm chí cấu trúc lại tồn bộ hệ thống trường dựa trên việc vận dụng thuyết đa trí tuệ.
Rất nhiều cuốn sách và tài liệu giáo dục đã tham gia phân tích lý thuyết này và đưa ra
những gợi ý cho việc áp dụng chúng trong các lớp học.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy

học. Có thể kể đến như:
1. Đỗ Thị Nga (2006), Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng
Xoài – Tỉnh Bình Phước năm học 2005 – 2006, Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lí học,
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, TP. HCM.
2. Phan Văn Nhân (2013), “Dạy học theo thuyết đa trí tuệ”, Tạp Chí khoa học Giáo
dục, (98), tr. 9 – 11.
3. Bùi Thanh Thủy (2014), Ứng dụng thuyết đa trí tuệ (multiple intelligences) vào việc
thiết kế một số mẫu dạy học mơn Tiếng Việt, Văn, Tốn lớp 3 CGD, đề tài cấp Bộ,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
5.3. Định hướng nghề nghiệp, tương lai cho trẻ theo thuyết đa trí tuệ
14


Việc xác định chính xác các trí thơng minh cho trẻ từ sớm sẽ là nền tảng để bắt
tay vào hành động để trang bị cho con mình một xuất phát điểm thuận lợi nhất từ nhỏ.
Qua đó bậc phụ huynh xác định được năng khiếu cho trẻ từ nhỏ, cũng như định
hướng phát triển cho trẻ ngay từ trước khi đi học.
- Xác định năng khiếu: dựa vào các loại hình thơng mình mà trẻ phát triển để chọn
mơn nghệ thuật phù hợp. Ví dụ thơng minh vận động – bơi lội, đá bóng, bóng rổ…
thơng minh âm nhạc – đàn, hát, nhảy múa…
- Xác định ngành nghề: phối hợp các trí thơng minh để định hướng nghề nghiệp
về sau cho trẻ. Ví dụ: thơng minh ngơn ngữ + thơng minh tương tác tốt, trẻ có thể làm
lĩnh vực quản trị sau này…
- Chọn trường/ mơn học: tìm kiếm các trường, môn học phù hợp với khả năng của
trẻ. Ví dụ: trẻ thơng minh nội tâm và ngơn ngữ sẽ học tốt môn Văn…
- Xác định phương pháp nuôi dạy: tùy trẻ bị kích thích bởi loại hình nào mà ta
chú trọng. Ví dụ trẻ thơng minh vận động không nên bắt ngồi yên học một chổ mà cần
sử dụng điệu bộ, đứng dậy, di chuyển nhiều…
5.4 Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào giáo dục trẻ mầm non


Các dạng thức thông minh trên là tiền đề, cơ sở để tạo ra những năng lực đa dạng cho
trẻ và chúng cần phải hình thành và phát triển ngay trong bậc học mầm non.
Khi giáo dục trẻ, chúng ta cần tìm hiểu về các loại trí thơng minh và tạo điều kiện
cho trẻ những trải nghiệm hoàn cảnh và cơ hội thiết thực. Chúng ta biết rằng trẻ có sẵn
năng lực nhất định ở mọi phương diện, điều quan trọng là bố mẹ cần chắc chắn đảm
bảo trẻ có cơ hội tìm tịi, khám phá về tất cả các loại trí thơng minh của mình (khơng
chỉ giới hạn ở những cơ hội mà cha mẹ có thể dễ dàng tạo ra cho trẻ)
15


Trong khi phát triển trí tuệ cho trẻ, cần có sự tham gia của phụ huynh, có tác
dụng tương trợ trẻ. Khơng có cách nào tốt hơn bằng cách bố mẹ cùng học tập vui vẻ
với trẻ.
Quan điểm của chương trình giáo dục mầm non hướng đến sự phát triển tồn
diện cho trẻ. Vì vậy việc xem xét vận dụng thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner là
hồn tồn hợp lý. Chúng ta cần xây dựng cách tiếp cận một cách hợp lý với mơi trường
văn hóa của địa phương. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số biện
pháp giáo dục phát triển đa năng lực trí tuệ cho trẻ trong giai đoạn mầm non.

Thơng minh về ngôn ngữ

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và
giáo viên

- Trẻ biết nhiều từ so với lứa tuổi.
- Trẻ biết giải thích từ và tích cực hóa vốn từ.
- Giao tiếp tốt với mọi người xung quanh bằng
lời.
- Trẻ thích thú với các trị chơi chữ: tìm chữ cái,
ghép chữ, đốn chữ...

- Trẻ thích đọc sách, xem sách.
- Phát âm các từ một cách chính xác nhất là
những từ khó (phụ âm đầu: l, n, s,ch, kh, r, tr...,
nguyên âm đôi: ươ, uô, iê; âm đệm: o, u;...)
- Kể chuyện lưu lốt, hay kể chuyện vui và thích
kể lại chuyện: bản thân, trường lớp, bạn bè, sự
vật hiện tượng xung quanh mà trẻ thích, trẻ trãi
qua.
- Trẻ thích nghe âm thanh ngôn ngữ: kể chuyện,

- Hãy cùng đọc với trẻ.
- Hãy lắng nghe trẻ của bạn một
cách chăm chú về những câu hỏi,
mối bận tâm, những trải nghiệm
của chúng.
- Khuyến khích trẻ kể cho bạn
nghe những câu chuyện mà
chúng vừa đọc hoặc chia sẻ với
bạn những gì chúng vừa vẽ ra
(một máy thu âm sẽ là một
phương tiện rất hữu ích)
- Tạo cơ hội để trẻ được làm
quen, giao lưu trò chuyện với
những người xung quanh.
- Tạo cơ hội để trẻ có thể chia sẻ,

16


bình luận trên TV, các băng ghi âm chuyện như

kể chuyện đêm khuya.
- Trẻ thích tranh luận
Thơng minh về logic và tốn học

kể về bản thân, gia đình, bạn bè
hay những mối quan tâm của trẻ.

Thông minh về âm nhạc

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và
giáo viên
- Cho phép con bạn lựa chọn các
bản nhạc tại cửa hàng bán băng
đĩa nhạc.
- Khuyến khích trẻ hát theo hoặc
vỗ tay theo nhịp điệu một bản

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và
giáo viên
- Trẻ ln thích các khám phá khoa học.
- Hãy nhờ con bạn giúp bạn bỏ
- Trẻ thích giải thích những điều bí ẩn: (về tự
các bánh bạn làm vào lò nướng
nhiên: mưa, nắng, ngày đêm, 4 mùa, các quá
hoặc tạo ra các màu sơn mới
trình phát triển của sự vật, hiện tượng)
bằng cách trộn các màu sơn có
- Hay hỏi các “đồ vật” hoạt động như thế nào?
sẵn.
- Thích thú vui chơi và hoạt động với các con số. - Giải thích cho trẻ biết và hiểu

- Trẻ cho rằng tốn và các trị chơi điện tử là thú các đồ vật nào trẻ quan tâm hoạt
vị (hoặc tiếp xúc với máy vi tính thì thích thú
động như thế nào?
với trị chơi tính tốn và khoa học tự nhiên).
- Cùng chơi với trẻ các trị tìm
- Thích chơi các loại cờ hoặc các trò chơi đòi hỏi chữ số, đếm, tách gộp số lượng...
phải suy nghĩ (cờ vây, cờ gánh, cờ lúa ngô, ô ăn - Yêu cầu trẻ giải các bài tốn
quan...)
mẫu cho lớp xem.
- Thích sắp đặt đồ vật và sự việc thành thứ loại
- Chỉ cho con bạn cách sử dụng
(đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, các phương
máy tính (calculator)
tiện giải trí, các đồ dùng học tập), có tơn ti trật tự - Chơi các loại cờ như cờ vua, cờ
hẳn hoi (sắp xếp sơ đồ phả hệ).
tướng, carơ, …
- Thích làm thí nghiệm trong giờ hoạt động
- Yêu cầu con bạn giúp bạn xếp
khám phá khoa học hoặc vui chơi tự do.
đặt bàn ăn, sắp xếp quần áo hoặc
sắp xếp ngăn bàn.
- Hãy để cho trẻ được làm các thí
nghiệm/ thử nghiệm.

- Nhớ được giai điệu các bài hát
- Có giọng hát tốt.
- Thích gõ nhịp bằng sênh phách hay chiêng
trống.
- Tỏ ra ham thích chơi một loại nhạc cụ nào đó.
17



- Có thể nói hay cử động theo nhịp điệu.
- Hay hát khe khẽ một mình một cách vơ ý thức
- Hay nhạy cảm với các âm thanh của môi
trường
- Đáp ứng một cách thuận chiều khi chơi nghe
một bản nhạc
- Hát được những bài hát ngồi khn viên lớp
học.

nhạc.
- Nếu có thể, cho trẻ tham gia
vào các buổi học âm nhạc.
- Cho trẻ có cơ hội được đi tham
dự các buổi trình diễn âm nhạc
hay hịa nhạc.
- Nhờ bé cùng tham gia và
hướng dẫn các bạn trong lớp hát
một bài, hoặc tham gia đội văn
nghệ.

Thông minh về khả năng vận động cơ thể

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo
viên

- Trẻ có thể lực tốt hơn so với các bạn cùng lứa
tuổi.
- Trẻ luôn ngọ nguậy, cử động ln chân ln

tay như bắt cóc bỏ dĩa khi phải ngồi yên một chỗ
trong thời gian dài.
- Nhại một cách khá đạt các động tác (người hay
vật) hoặc khuyết tật của người khác.
- Thích tháo gỡ rồi lắp ghép lại các đồ vật.
- Hễ “ xem bằng mắt”cái gì thì liền đặt bàn tay
lên cái đó.
- Thích chạy nhảy, đấm đá lung tung.
- Biểu lộ khéo tay khi làm thủ cơng (ốc vít, làm
đồ mộc, may vá....)
- Có khả năng phối hợp động tác tốt trong mọi
hoạt động hình thể.
- Rất “kịch” khi biểu lộ tình cảm (diễn).
- Biết mơ tả mọi cảm giác hình thể khi suy nghĩ
hay hành động.
- Thích tí tốy nghịch đất sét hoặc làm việc bằng
xúc giác (chẳng hạn vẽ bằng ngón tay đã chấm
sơn màu).
- Chơi thể thao tốt (ví dụ: thăng bằng tốt, ném

- Cho trẻ tham gia vào các hoạt
động khiêu vũ, đóng kịch, thể
thao.
- Cung cấp các hoạt động thực
nghiệm lơi cuốn.
- Đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, đạp
xe,…cùng gia đình.
- Giáo viên thể dục có thể nhờ
trẻ làm các động tác thể dục mẫu
cho cả lớp.


18


bóng chính xác...)
Thơng minh về khơng gian
- Trẻ kể lại rạch rịi các hình ảnh.
- Trẻ thích sách có kèm tranh vẽ hơn sách chữ
đơn thuần.
- Biết thưởng thức các hoạt động nghệ thuậ
- Vẽ khá
- Thích xem phim, hình đèn chiếu và sản phẩm
nhìn khác.
- Thích giải các trị đố hình, xếp hình, tìm đường
trong mê cung.
- Khi đọc sách, thường hiểu và nhớ được nhiều
hình hơn lời.
- Hay hí hốy tơ vẽ hình trên vở học, sách, giấy
nháp.

Thơng minh về giao tiếp
- Thích giao tiếp với bạn đồng lứa.
- Có vẻ như “đầu trị” mặc nhiên của nhóm.
- Hay khuyên bảo các bạn có vấn đề.
- Có vẻ khơn ngoan khi ra đường.
- Khả năng thích nghi nhóm tốt.
- Thích lên lớp bè bạn một cách khơng chính
quy.
- Thích chơi với bạn
- Có hai ba bạn thân

- Có ý thức, hay quan tâm chăm lo đến người
khác.
- Thường được người khác tìm đến hỏi ý kiến
hay kết giao.
19

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và
giáo viên
- Cho trẻ các cơ hội để giải quyết
các câu đố hoặc phát minh.
- Để trẻ tự thiết kế một góc vui
chơi của riêng mình trong phịng
của chúng.
- Tham quan các bảo tàng nghệ
thuật.
- Để trẻ sử dụng một máy ảnh
ghi lại hình các thành viên trong
gia đình, bạn bè của trẻ.
- Cho phép trẻ sáng tạo với các
mẫu nghệ thuật, thủ công.
- Cung cấp cho bé các công cụ
nghệ thuật khác nhau như bút
chì, sơn, bút đánh dấu.
Gợi ý cho các bậc cha mẹ và
giáo viên
- Tạo cơ hội để trẻ được tham gia
các trị chơi đóng vai theo chủ
đề: gia đình, bán hàng, bác
sĩ...qua đó trẻ được cùngg chơi
với bạn đồng lứa và phát triển

được trí thơng minh giao tiếp:
thể hiện vai trị thủ lĩnh, thể hiện
sự khơn ngoan, khả năng thích
nghi nhóm...
-- Khích lệ trẻ tìm tịi, thào luận
và giải quyết vấn đề
- Giao cho trẻ vai trị quản lý
nhóm khi chia nhóm học tập


- Biết lắng nghe
- Thích tâm sự và sống sâu sắc
- Nhạy cảm và nhận ra sự không chân thành của
người khác

trong lớp.

- Khuyến khích trẻ kết bạn và
chia sẻ tâm sự với những người
bạn thân thiết của trẻ.
- Khuyến khích trẻ thể hiện sự
quan tâm lo lắng đến những
người xung quanh: ơng bà, cha
mẹ, bạn bè, thầy cơ.
Khuyến khích trẻ chia sẻ những
mối quan tâm với người lớn.
Thông minh hướng nội
Gợi ý cho các bậc cha mẹ và
giáo viên
- Biểu lộ ý thức độc lập hoặc cá tính mạnh

- Cho trẻ có thời gian làm việc
- Có ý thức về điểm mạnh và điểm yếu của bản
và chơi một mình.
thân.
- Yêu cầu trẻ hãy tạo ra vài thứ
- Xoay sở tốt khi được để tự chơi hay học tập.
gì đó cho tồn gia đình để trẻ có
- Có ý thức tốt về việc sống tự lập.
cơ hội làm việc mình thích.
- Thích làm việc một mình hơn làm việc với
- Khuyến khích trẻ lưu giữ nhật
người khác.
ký hoặc các ghi chép hàng ngày.
- Biểu lộ chính xác các tình cảm của mình.
- Tạo cơ hội để trẻ được làm
- Có thể rút ra được những bài học tốt trong các những việc mình thích.
thành cơng hay thất bại của mình.
- Cho trẻ cơ hội để giải quyết
- Suy nghĩ nhiều.
những vấn đề mà trẻ gặp phải,
không bao biện cho trẻ, làm thay
cho trẻ. Qua đó trẻ rút ra những
bài học kinh nghiệm quý giá.
Thông minh về tự nhiên
Gợi ý cho các bậc cha mẹ và
giáo viên
- Thích thiên nhiên hoang dã
- Tạo cơ hội để trẻ đến gần thiên
- Thích các chuyến đi dã ngoại, tham quan (đi du nhiên: dã ngoại, tham quan...
lịch, ngắm cảnh, tham quan vườn thú...

- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt
- Thích tưới nước, chăm sóc cây trồng.
động nhóm
- Biểu lộ cảm xúc với các đối tượng thiên nhiên - Tạo điều kiện cho trẻ học tập
20


(ví dụ: đi dã ngoại thường quan tâm đến núi non,
cây cỏ, đám mây...)
- Thấy phấn khích khi học đến sinh thái học,
thiên nhiên, cây cỏ hay động vật
- Nhận biết và phân loại động vật tốt
- Thích đọc về những nhà thám hiểm
- Thích sưu tầm những thú mà trẻ quan tâm về
thiên nhiên (vỏ ốc, lá cây, hột hạt...)
- Nói hăng say trong lớp về các quyền lợi của
các con vật, hay trách nhiệm bảo tồn môi trường,
trái đất.
- Hào hứng tham gia các đề án về thiên nhiên
như chim chóc, bướm và cơn trùng.
- Đem đến trường các hoa, lá và mẫu vật thiên
nhiên để chia sẻ với bạn bè hay cơ giáo.
- Thích nghiên cứu các bộ phận của cây

và nghiên cứu theo hứng thú
riêng
- Khích lệ trẻ tìm tịi, thào luận
và giải quyết vấn đề
- Cùng trẻ lựa sách và tạo điều
kiện cho trẻ xem những chương

trình khám phá thiên nhiên
- Tạo cơ hội để trẻ được hịa
mình với thiên nhiên: tưới cây,
cho con vật ăn, chăm sóc cây hay
chăm sóc các con vật.
- Khuyến khích trẻ sưu tầm
những thứ trẻ quan tâm về thiên
nhiên: lá cây, vỏ ốc, vỏ sị...
- Khuyến khích trẻ trưng bày các
cơng trình của mình cho mọi
người biết đến, bằng cách đem
đến lớp hoặc mời về nhà.
Do đó, để có thể giúp mỗi trẻ em phát triển theo đúng thế mạnh của chúng,
phụ huynh và giáo viên cần nhìn thấy và hiểu được các cách thức theo đó trẻ sẽ
học tốt nhất. Các nhà giáo dục cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Xây dựng môi trường đa dạng các nguồn vật liệu tạo điều kiện cho trẻ vui chơi thoải
mái, thỏa thích “lăn xả” vào các dạng hoạt động khác nhau. Nhờ vậy có thể phát hiện
những loại hình trí tuệ nổi bật ở trẻ.
- Tạo điều cho trẻ có những trải nghiệm hồn cảnh và cơ hội thiết thực.
- Tin tưởng vào tiềm năng của trẻ để định hướng con đường phát triển phù hợp nhất
với trẻ.
- Dành thời gian quan tâm và hướng dẫn trẻ. Kiên nhẫn trả lời với những câu hỏi từ trẻ.
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động nhóm và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
- Phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo và làm việc độc lập.
- Trang bị kiến thức gắn liền với cuộc sống của chính trẻ.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thomas Armstrong (2011), Đa trí tuệ trong lớp học, Lê Quang Long dịch, NXB
Giáo dục, TP. HCM.
2. Howard gardner (1998), Cơ cấu trí khơn, Nguyễn Khương Như dịch, NXB Giáo
dục, TP. HCM.
3. Hứa Mộng (1994), phương pháp phát triển trí tuệ, NXB Thơng tin.
4. Phan trọng Ngọ (chủ biên) (2001), Tâm lý học trí tuệ, NXB ĐHQGHN.
5. Phan Trọng Ngọ (1994), Sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 1 dưới ảnh
hưởng của việc thay đổi định hướng trong dạy học, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
6. Nguyễn Huy Tú (2004), Tài năng quan niệm và đào tạo, NXBGD.
Các trang web tham khảo:
/>%E1%BB%87
/> /> />
22



×