Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ XÂYDỰNG PHONG CÁCH HỘC TẬP CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.98 KB, 25 trang )

VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(Chương trình sau đại học)

VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ
TUỆ ĐỂ XÂY DỰNG PHONG
CÁCH HỌC TẬP CHO TRẺ MẦM
NON
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM PHƯỚC MẠNH
NGƯỜI THỰC HIỆN:

TRẦN THỊ LÊ TRÂM
MSHV: GDMN-17-019
CAO HỌC KHÓA 28
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5, NĂM 2018

Page 1


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
MỤC LỤC

I.

Howard Gardner và Thuyết đa trí tuệ
1. Tiểu sử Howard Gardner


Howard Gardner sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943 ở Scraton, Pennylvania. Ông đã

hoàn thành giáo dục sau trung học của mình tại
đại học Harvard, lấy bằng đại học năm 1965 và
bằng tiến sĩ năm 1971.
Ban đầu, ông dự định sẽ học luật. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của nhà phân tâm học nổi
tiếng Erik Erikson, ông đã bắt đầu chuyển sang
nghiên cứu về trí thông minh của con người.
“Ý định của tôi thực sự được củng cố thêm khi tôi bước chân vào Harvard và có cơ hội
nghiên cứu giống như nhà phân tâm học Erik Erikson, nhà xã hội học David Riesman và

Page 2


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
nhận thức tâm lý học Jerome Bruner. Điều này góp phần thúc đẩy để tôi nghiên cứu thêm
về bản chất con người, đặc biệt là cách mà họ suy nghĩ.”
Ông đã hoàn thành giáo dục sau trung học của mình tại đại học Harvard, lấy bằng
đại học năm 1965 với bằng Cử nhân Nghệ thuật trong quan hệ xã hội. Ông lấy bằng tiến
sĩ năm 1971.
Sau khi dành thời gian làm việc với hai nhóm khác nhau: Trẻ em bình thường và
có năng khiếu, người lớn nhưng có vấn đề về trí não, Gardner đã bắt đầu phát triển một lý
thuyết để tổng hợp lý thuyết và khảo sát của mình. Năm 1983, ông nêu ra lý thuyết về
“Trí thông minh đa dạng” (Thuyết đa trí tuệ) trong cuốn sách “Cơ cấu trí khôn”.
2. Thuyết đa trí tuệ
2.1.
Thuyết đa trí tuệ là gì?

Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thông minh của con người được nhìn

nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến
sĩ Howard Gardner. Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như
sau "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản
phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa" và trí thông minh cũng
không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.
2.2.

Cơ sở khoa học
Những nghiên cứu về trí thông minh trước Howard Gardner

2.2.1.

Năm 1905, nhà Tâm lý học người Pháp Alfred Binet lần đầu tiên đưa ra một bảng
test làm thước đo về độ thông minh, với mục đích phân loại học sinh thành những nhóm
tương đương về trí tuệ để thuận tiện cho việc đào tạo.
Năm 1912, nhà Triết học và Tâm lý học người Đức William Stern cho ra đời thuật
ngữ IQ (intelligence quotient). Ông đã sử dụng thương số giữa Tuổi trí tuệ (phản ánh mức
độ phát triển trí tuệ của một người) với Tuổi sinh học (tuổi thực tế của người đó) để tính
toán sự phát triển trí tuệ của một cá nhân.
Page 3


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Năm 1916, Lewis M. Terman, một nhà Tâm lý học ở trường ĐH Stanford đã cải
tiến cách tính này, bằng việc nhân thương số trên với 100 để bỏ bớt số lẻ sau dấu thập
phân.
Công thức tính chỉ số thông minh của ông: IQ=Tuổi trí tuệ*100/Tuổi sinh học đã
được công nhận và sử dụng rộng rãi.
Ông cũng hoàn thiện thêm từ bảng test của Binet để tạo nên bản trắc nghiệm
Stanford-Binet được coi là bản gốc cho nhiều bài test IQ hiện nay.

2.2.2.

Cơ sở cho học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner

Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn thường
vẫn được đồng nhất và đánh giá dựa trên các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm
này chưa phản ánh đầy đủ các khả năng tri thức đa dạng của con người.
Theo ông, ở trường, một học sinh giải quyết dễ dàng một bài toán phức tạp chưa
chắc đã thông minh hơn đứa trẻ khác loay hoay làm mãi không xong bài toán đó. Cậu học
sinh thứ hai rất có thể sẽ giỏi hơn trong các “dạng” thông minh khác.
Lý thuyết “đa trí tuệ” của ông cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức
độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này thấp hay
cao thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ này
không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của họ mà sẽ có thể thay đổi (nâng cao hay
giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi.
Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner lấy cơ sở từ những nghiên cứu của nhà phân
tâm học Eric Erikson, nhà xã hội học David Riesman và nhà tâm lý và nhận thức học
Jerome Bruner. Ông đã học khóa học về nghiên cứu bản năng của con người, đặc biệt con
người suy nghĩ như thế nào.
Trong học thuyết trí thông minh đa dạng, Gardner đã thiết lập được các yêu cầu
cần thiết đặc trưng mà mỗi loại trí thông minh phải đạt được để có đủ điều kiện xác định

Page 4


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
đó là một loại trí thông minh. Sau đây là 4 đặc điểm ông đưa ra khi nghiên cứu các loại
trí tuệ ở con người:



Đặc điểm 1: Mỗi trí thông minh có khả năng được biểu tượng hoá.

Thuyết trí thông minh đa dạng đã đưa ra một khía cạnh về khái niệm trí thông
minh, cho rằng khả năng biểu tượng hoá trong tư duy con người hay khả năng diễn đạt
những ý tưởng, kinh nghiệm thông qua sự miêu tả các hình ảnh, con số và các từ ngữ, là
dấu hiệu để xác nhận đó là trí thông minh của con người.
Thuyết trí thông minh đa dạng cho rằng, có nhiều cách khác nhau mà mỗi loại trí
thông minh có thể sử dụng để biểu tượng hoá. Những người có tư duy lô-gic toán học sử
dụng các con số và các chữ số Hy Lạp, trong số các loại ký hiệu khác, để đáp ứng các tư
duy và nhu cầu có tính lý trí của họ.
Ở một mặt khác, những nhà soạn nhạc hoặc nhạc sĩ lại thường hay sử dụng các nốt
nhạc trầm bổng để biểu tượng hóa các giai điệu và tiết tấu của họ. Marcel Marcean lại sử
dụng các cử chỉ động tác phức tạp và sự diễn giải bằng các dấu hiệu của vận động thân
thể để biểu diễn các khái niệm như sự tự do và trạng thái cô đơn. Ngoài ra cũng còn các
ký hiệu mang tính xã hội, chẳng hạn như cái vẫy tay chào tạm biệt và những ký hiệu của
cái tôi, như đã biết, thí dụ như các hình ảnh của giấc mơ vào buổi sáng sớm.


Đặc điểm 2: Mỗi trí thông minh đều có một lịch sử phát triển của riêng
nó.

Trí thông minh không phải là một điều gì lạ thường có tính tuyệt đối như những
người trung thành với quan niệm về trí thông minh theo kiểu chỉ số IQ. Những người này
cho rằng trí thông minh được sinh ra rồi được duy trì ổn định, bền vững trong suốt cả
chiều dài cuộc đời của mỗi người.
Theo thuyết trí thông minh đa dạng, mỗi loại trí thông minh biểu hiện ra vào một
thời điểm xác định trong thời thơ ấu, chúng đều có một chu kỳ bộc lộ và phát triển tiềm
Page 5



VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
năng rực rỡ trong chiều dài cuộc đời, và bao gồm cả việc mỗi loại có một hình mẫu duy
nhất về quá trình suy giảm nhanh chóng hay từ từ khi một người bị già đi. Nhà soạn nhạc
vĩ đại Mozart đã sáng tạo ra những âm điệu đơn giản từ khi lên 3 tuổi và viết được những
bản giao hưởng vào năm lên 9 tuổi. Những tài năng âm nhạc vẫn được duy trì và còn
tương đối lớn mạnh cả khi tuổi đời đã cao, bằng chứng trong cuộc sống thực tế là những
nhà sáng tác như Pablo Casals, Igor Stravinsky và George Friedrich Handel.
Loại tư duy lô-gic toán học, một mặt khác, lại có kiểu mô hình phát triển khác với
loại trên. Loại này xuất hiện hơi muộn một chút trong thời thơ ấu, phát triển đạt đến đỉnh
cao vào thời thanh niên, sau đó suy giảm muộn hơn trong cuộc đời của con người.
Nhìn vào lịch sử của tư duy toán học, ta nhận thấy có một số khám phá lớn trong
toán học do những nhà bác học có tuổi đời ngoài 40 tuổi. Sự thực là, nhiều khám phá
quan trọng là của những người còn ở độ tuổi niên thiếu, chẳng hạn như Blaise Pascal và
Evaiste Galois. Thậm chí Albert Einstein đã đạt được những hiểu biết sâu sắc ban đầu về
thuyết tương đối khi ông mới 16 tuổi.
Tương tự như vậy, mỗi loại trí thông minh có một mô hình tăng trưởng, phát triển
và suy giảm theo cách riêng của mình, trong vòng đời của con người.


Đặc điểm 3: Mỗi trí thông minh đều sẽ tổn thương và biến mất khi có
các tác động xâm phạm và gây hại đến những vùng đặc trưng riêng biệt
của nó trong bộ não người.

Thuyết về trí thông minh đa dạng tiên đoán rằng trong thực tế, trí thông minh có
thể bị cô lập khi bộ não bị tổn thương. Gardner đã đưa ra ý kiến là: Nhằm mục đích được
công nhận và có thể tồn tại, bất kỳ một lý thuyết nào về trí thông minh đều phải dựa trên
cơ sở sinh học, nghĩa là được bắt nguồn từ cấu trúc vật chất của não bộ. Với vai trò là
một nhà tâm lý học thần kinh ở Ban quản lý cựu chiến binh Boston, Gardner đã làm việc
với những bệnh nhân bị tổn thương não, một phần nào đó trong 7 loại trí thông minh của
họ bị ảnh hưởng, thí dụ như: Một người có thương tích ở thuỳ trước trán trong bán cầu

Page 6


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
não trái thì không thể nói và viết bình thường được nhưng vẫn có thể hát, vẽ, và nhảy
múa không hề có một chút khó khăn nào. Trong trường hợp này thì trí thông minh về
ngôn ngữ của anh ta đã bị suy giảm, hư hại một phần. Mặt khác, những người bị thương
ở thuỳ thái dương bên phải có thể khó khăn khi thực hiện những công việc mang tính
chất âm nhạc, nhưng anh ta có thể nói, đọc và viết một cách dễ dàng. Những bệnh nhân
bị thương ở thuỳ chẩm của bán cầu não bên phải có thể bị suy giảm đáng kể những khả
năng về nhận biết gương mặt, khả năng quan sát hoặc nhận biết những chi tiết trực quan.
Lý thuyết về trí thông minh còn đang tranh luận về việc có tồn tại hay không 7 hệ
thống của não bộ hoạt động một cách tương đối độc lập. Trí thông minh ngôn ngữ xem ra
như là một chức năng chính của bán cầu não trái ở đa số mọi người, trong khi trí thông
minh về âm nhạc, không gian và năng lực tương tác có xu hướng tập trung tại bán cầu
não phải nhiều hơn. Trí thông minh về năng lực vận động thân thể gồm có vỏ não vận
động, những hành thần kinh cơ sở và bộ phận trước não. Thuỳ trước trán là đặc biệt quan
trọng đối với trí thông minh của con người.
Bộ não là một tổ hợp phức tạp lạ thường đến mức khó tin nên không thể phân chia
ra được một cách rõ ràng thành 7 khu vực có ranh giới như bản đồ. Tuy nhiên, lý thuyết
về trí thông minh đa dạng đã tổng hợp những kết quả đã được khám phá trong hơn 20
năm qua trong lĩnh vực tâm lý học thần kinh theo một cách riêng biệt đáng được chú ý.
Đặc điểm 4: Mỗi loại trí thông minh có những nền tảng giá trị văn hoá riêng
của nó.
Thuyết trí thông minh đa dạng cho rằng, những biểu lộ của trí thông minh được
đánh giá một cách tốt nhất bằng việc nhìn vào những khả năng đóng góp cao nhất của nó
đối với xã hội, chứ không phải là việc giành được kết quả tốt hay không trong các cuộc
kiểm tra. Những kỹ năng tiêu biểu cho việc kiểm tra chỉ số IQ, chẳng hạn như khả năng
lặp lại những con số ngẫu nhiên theo chiều thuận hoặc chiều ngược, hay năng lực để giải
quyết những vấn đề nào đó có tính chất tương tự như vậy, là làm hạn chế những giá trị

văn hoá có trong trí thông minh của con người.
Page 7


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Trên một phương diện khác, điều gì đã đem lại những thành tựu và tiến bộ xã hội
của chúng ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác như những truyện cổ tích, truyện thần thoại,
tác phẩm văn học, âm nhạc, những môn nghệ thuật lớn, những khám phá khoa học và
những kỹ năng vật lý.
Thuyết trí thông minh đa dạng cho rằng, cách tốt nhất để chúng ta có thể học được
những điều thông minh là nghiên cứu, học tập những thí dụ về các công trình văn hoá có
ích nhất cho xã hội chúng ta, đối với từng loại trong số 8 lĩnh vực, chẳng hạn: Tác phẩm
Moby Dick của Herman Melville tốt hơn là những âm tiết vô nghĩa trong cẩm nang tra
cứu tâm lý; Guernica của Pablo Picasso tốt hơn những thiết kế hình học trong những bài
kiểm tra tính suy luận không gian; tác phẩm Magna Carta hay Sermon trên núi tốt hơn là
“thước đo Vineland” về tính trưởng thành xã hội.
Ở một mức độ xa hơn nữa, thuyết trí thông minh đa dạng tán thành và ca ngợi tính
đa dạng trong cách mà trí thông minh được thể hiện ở những nền văn hoá khác nhau. Ở
đây không coi các khám phá về từ ngữ và toán học của những người châu Âu da trắng
như đỉnh cao của trí thông minh (mà nếu theo quan niệm này, một lần nữa sự kiểm tra trí
tuệ bằng chỉ số IQ lại được ủng hộ và duy trì), thuyết trí thông minh đa dạng cung cấp
một phạm vi quan niệm rộng lớn về trí thông minh của con người. Trong biểu đồ về trí
thông minh này, các loại khả năng về trí tuệ của con người đều được ca ngợi và tôn trọng
như nhau, đó là tài năng tìm đường của những người dân Himalaya, phương pháp phân
loại phức tạp của thổ dân Nam Phi tộc Kalahan, những thiên tài âm nhạc của nền văn hoá
Arang ở đất nước Nigieria, các hệ thống vẽ bản đồ độc nhất vô nhị của những người đi
biển dân tộc Polynesia, và những khả năng đặc biệt của nhiều người khác trên khắp thế
giới.
Bổ sung thêm vào các đặc điểm nội dung trên, thuyết còn đưa ra ý kiến là mỗi loại
thông minh có một quá trình xử lý nhận thức riêng biệt của mình trong các hoạt động của

trí nhớ, sự tập trung, tri giác và cách giải quyết vấn đề. Thậm chí 8 loại trí thông minh
còn có cả lịch sử tiến hoá riêng của mỗi loại. Trí thông minh về âm nhạc có một phần
Page 8


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
hàm chứa tiếng hót của chim muông, trong khi trí thông minh về vận động thân thể xuất
hiện từ những hoạt động săn bắn trong những giai đoạn sơ khai đầu tiên của lịch sử loài
người. Những ai muốn thấy các số liệu có thể định lượng được về những vấn đề trên thì
chính các kết quả kiểm tra tâm lý và nghiên cứu thực nghiệm sẽ là một sự ủng hộ và
khẳng định. Lý thuyết về trí thông minh đa dạng không chỉ là một ý kiến đơn thuần. Nó
được lập nên từ việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất của những đề tài khoa học
về trí thông minh đang hiện hành

II.

Những luận điểm cơ bản của Thuyết đa trí tuệ
1. Những luận điểm cơ bản của Thuyết đa trí tuệ
Theo Giáo sư Howard Gardner, trí thông minh được hiểu như sau:
1. Khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay

sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều nền văn hóa;
2. Một tập hợp các kỹ năng mà làm cho nó có thể cho một người để giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống;
3. Tiềm năng cho việc tìm kiếm hoặc tạo ra các giải pháp cho các vấn đề, trong đó
có việc thu thập kiến thức mới.
Định nghĩa này dẫn chúng ta đến câu hỏi cho chính chúng ta: khi con cái của chúng
ta có khả năng “giải quyết vấn đề” và khả năng “tạo ra” nhưng mà không có giá trị thiết
thực cho xã hội thì liệu con cái chúng ta có thông minh thật không?
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi xin đề cập một số luận điểm chính mà ông nêu ra

trong thuyết đa trí tuệ của mình.
1.1.

Mỗi người đều có đủ 8 trí tuệ

Page 9


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Thuyết đa trí tuệ không phải loại “thuyết điển hình” để xác định một loại trí tuệ
thích ứng. Đây là một loại học thuyết về nhận thức đề nghị ta thừa nhận mỗi chúng ta đều
có năng khiếu trong tất cả 8 dạng trí tuệ. Tất nhiên, 8 dạng trí tuệ ấy hoạt động phối hợp
theo những thể thức duy nhất đối với từng người. Vài người dường như có những mức độ
hoạt động cực kỳ cao đối với tất cả hoặc hầu hết 8 dạng trí tuệ, chẳng hạn như nhà thơnhà hoạt động chính trị- nhà khoa học- nhà tự nhiên học - nhà triết học người Đức Johann
Wolfgang Von Goethe. Nhiều người khác, như các bệnh nhân nặng trong các trung tâm
cho người bị người khuyết tật về mặt phát triển, hình như lại thiếu tất cả, trừ vài dạng trí
tuệ thô sơ nhất. Đa số chúng ta nằm trong ranh giới giữa hai thái cực đó và thuộc hạng
người phát triển ở mức độ cao về các trí tuệ này, phát triển ở mức “sàng lọc bậc trung” về
các trí tuệ khác và cả phát triển ở mức thấp (kém phát triển) về các trí tuệ còn lại.
1.2.

Đa số chúng ta có thể phát triển mỗi dạng trí tuệ tới một mức độ
thích đáng

Nhiều người có thể than vãn về sự kém cỏi của họ trong một lĩnh vực nào đó và
xem vấn nạn ấy như một khuyết tật bẩm sinh, không chữa được, còn Gardner thì lại gợi ý
rằng, về mặt lý thuyết thì mọi người đều có khả năng phát triển cả 8 trí tuệ tới một mức
độ thích đáng nếu được động viên, khuyến khích, hỗ trợ và học hành đầy đủ.
Ông chỉ rõ Chương trình Giáo dục Nhân tài của hãng Suzuki là một ví dụ minh
họa cách thức những người có trí tuệ về âm nhạc tương đối khiêm tốn đã phấn đấu như

thế nào để đạt được một trình độ đáng nể về khả năng chơi đàn vĩ cầm hay dương cầm
nhờ một kết hợp hài hòa các tác động môi trường, như nhiệt tình của phụ huynh, cơ may
được tiếp xúc từ nhỏ với nhạc cổ điển và sự dạy dỗ, rèn luyện từ thuở ấu thơ.
1.3.

Các dạng trí tuệ thường cùng làm việc với nhau theo những thể
thức phức tạp

Gardner chỉ rõ: Mỗi trí tuệ như đã được mô tả ở đây thật ra là một “tưởng tượng”.
Không có trí tuệ nào tồn tại đơn lẻ trong đời (có lẽ trừ một số trường hợp rất hiếm hoi các
Page 10


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
nhà bác học chuyên sâu hoặc người bị tổn thương não). Các dạng trí tuệ luôn tương tác
với nhau. Để nấu một bữa ăn, ta phải đọc bản hướng dẫn cách chế biến món ăn (trí tuệ
ngôn ngữ), có thể phải nhân đôi công thức (trí tuệ logic- toán học), xây dựng thực đơn để
thỏa mãn yêu cầu riêng tư của từng thành viên trong gia đình (trí tuệ giao tiếp) và làm
giảm bớt sự thèm ăn của ai đó (trí tuệ nội tâm). Cũng như vậy, khi một đứa trẻ chơi đá
bóng, nó cần có trí tuệ hình thể - động năng (chạy, đá, đón bóng), trí tuệ không gian (để
định hướng trong sân bóng và tiên đoán đường bay của bóng), các trí tuệ ngôn ngữ và
giao tiếp để tranh cãi giành điểm khi có tranh chấp trong khi chơi.
Các dạng trí tuệ được tách riêng trong thuyết đa trí tuệ, chỉ để phân tích các đặc
trưng cơ bản của chúng, nhằm tìm cách sử dụng chúng một cách hữu hiệu. Ta phải luôn
nhớ đặt chúng trở lại trong bối cảnh thực tế khi hoàn tất quá trình nghiên cứu chính quy.
1.4.

Có nhiều cách biểu lộ trí thông minh trong từng lĩnh vực

Chẳng có một bộ chuẩn mực nào mà một người phải thỏa mãn để được xem là

thông minh trong một lĩnh vực xác định. Cho nên một người có thể “mù chữ” mà vẫn
được xem là có trí tuệ ngôn ngữ cao vì có thể kể rất hấp dẫn một chuyện kinh dị, hoặc sở
hữu một vốn từ vựng nói đặc biệt phong phú. Cũng như vậy, một người có thể chơi rất tồi
tệ trên sân cỏ mà vẫn được xem như có trí tuệ hình thể - động năng cừ nếu dệt rất tài hoa
một tấm thảm hoặc tạo ra một bàn cờ khảm sắc.
Thuyết đa trí tuệ nhấn mạnh đến tính đa dạng, phong phú của các phương thức
biểu lộ năng khiếu trong hoặc giữa các trí tuệ khác nhau.
2. Các loại hình trí thông minh trong học thuyết của Howard Gardner

Năm 1983 Howard Gardner đưa ra học thuyết về Trí thông minh đa dạng gồm 7 trí
thông minh. Năm 1996 ông tiếp tục đưa ra thêm Trí thông minh về tự nhiên. Theo
Howard Gardner, Trí thông minh đa dạng cho thấy mỗi con người có khả năng biểu đạt
tri thức của mình theo 8 cách khác nhau và học theo cách tốt nhất như thế nào. Hiện tại
Page 11


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
đang xem xét kết nạp thêm dạng thông minh thứ 9: Thông minh Sinh tồn (Existentialist
Intelligence)
Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên 8 loại hình trí thông minh được vận dụng nhiều vào
giáo dục.

Tám loại hình trí thông minh trong học thuyết của Howard Gardner
2.1.

Thông minh ngôn ngữ

Thông minh ngôn ngữ bao gồm khả năng nói và viết, khả năng học ngôn ngữ và
sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục tiêu. Trí thông minh này bao gồm cả khả năng sử
dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện hoặc qua thi ca; hoặc có thể

dùng ngôn ngữ để nhớ thông tin. Các nhà văn, nhà thơ, luật sư và diễn giả là những người
mà theo Howard Gardner có trí thông minh ngôn ngữ tốt.

Page 12


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
2.2.

Thông minh logi-toán học

Thông minh logi-toán học bao gồm khả năng phân tích các vấn đề một cách logic,
thực hiện các hoạt động liên quan đến toán học tốt, xem xét các vấn đề rất khoa học.
Theo Howard Gardner thì những người có trí thông minh này có khả năng phát hiện, suy
diễn ra các trình tự, lý do và tư duy logic tốt, cách tư duy theo dạng nguyên nhân – kết
quả. Trí thông minh này có mối liên quan chặt chẽ với những ý tưởng khoa học và toán
học, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên
các khái niệm, đồng thời yêu thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống nói
chung.
2.3.

Thông minh về âm nhạc

Thông minh về âm nhạc bao gồm các kỹ năng biểu diễn, sáng tác, và cảm nhận âm
nhạc. Thông minh âm nhạc thúc đẩy khả năng nhận biết và sáng tác âm điệu, cao độ và
nhịp điệu. Theo Howard Gardner thông minh âm nhạc song song với thông minh về ngôn
ngữ. Ngoài ra, trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào,
miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thể hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho
âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt
của các giác quan

2.4.

Thông minh về thể chất

Thông minh về thể chất là khả năng sử dụng cơ thể hoặc một phần cơ thể con
người để giải quyết vấn đề, bao gồm cả khả năng của trí não điều khiển các hoạt động đó.
Howard Gardner thấy rằng có sự liên hệ giữa hoạt động của trí óc và hoạt động thể chất.
Các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, những thợ cơ khí và các bác
sĩ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này của tư duy. Những người thuộc loại tài
năng này rất khéo léo và thành công trong nghề thêu may, nghề thợ mộc hay nghề tạo
mẫu. Hoặc họ có thể ham thích và theo đuổi những hoạt động của cơ thể như đi bộ đường
dài, khiêu vũ, chạy bộ, cắm trại, bơi lội hoặc đua thuyền. Họ là những người thực hành,
Page 13


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
nhạy cảm, thường xuyên muốn vận động cơ thể của họ và có “phản ứng bản năng” với
các tình huống, sự vật.
2.5.

Thông minh về không gian

Thông minh về không gian có liên quan đến suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng
và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới
không gian trực quan. Những người sở hữu loại trí thông minh về không gian ở mức độ
cao thường có sự nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan và có thể hình
dung được một cách sống động, vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng hình
ảnh, đồ họa, cũng như họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều
một cách dễ dàng.
2.6.


Thông minh về liên nhân cách

Đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Đặc biệt là có khả
năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những
người khác. Một cá nhân có trí thông minh về giao tiếp có thể rất giàu lòng trắc ẩn và đầy
tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, hoặc là người có sức lôi cuốn mọi người và tập thể,
họ còn có khả năng thấu hiểu những người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới
bên ngoài bằng chính cặp mắt của những con người đó. Trong thực tế, họ rất tuyệt vời với
vai trò của người môi giới, người hoà giải hoặc là thầy giáo, tư vấn tâm lý.
2.7.

Thông minh nội tâm

Một người mạnh mẽ về loại trí tuệ này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được
những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được giữa nhiều loại trạng thái tình
cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú
thêm và vạch ra con đường cho cuộc đời mình. Họ có thể là người rất hay tự xem xét nội
tâm và ham thích được trầm tư suy nghĩ, được ở trong trạng thái tĩnh lặng hay trong các
trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác. Mặt khác họ có thể là người có tính
Page 14


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
độc lập mạnh mẽ, tính thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, có kỷ luật. Trong bất cứ
trường hợp nào, họ thuộc dạng tự lập và thích làm việc một mình hơn là làm việc với
người khác.
2.8.

Thông minh về tự nhiên


Thông minh về tự nhiên giúp cho con người nhận thức, phân loại và rút ra được
những đặc điểm của môi trường. Những người có trí thông minh về tự nhiên luôn hòa
hợp với thiên nhiên và thích thú với sự nuôi trồng, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về các
sinh vật. Những người này thích cắm trại, làm vườn, leo núi, khám phá thế giới và không
hứng thú với những đề tài không gắn với môi trường.
3. Biểu hiện từng loại trí thông minh ở trẻ mầm non

3.1.

Thông minh về ngôn ngữ

Đứa trẻ tập trung ở trường, thích đọc sách, có vốn từ vựng rộng, thích tiếng Anh
hoặc khoa học xã hội hơn toán và khoa học, học ngoại ngữ dễ dàng, là người vần điệu và
chơi chữ, và truyền đạt ý kiến của mình tốt.
3.2.

Thông minh về logic – toán học

Đứa trẻ tò mò về cách mọi thứ hoạt động, yêu thích con số và toán học (đặc biệt là
nếu nó có thể làm điều đó trong đầu), thích các trò chơi chiến lược như cờ vua, cờ đam,
Page 15


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
thích giải câu đố, đặc biệt là câu đố logic, thích thí nghiệm, quan tâm đến bảo tàng lịch sử
tự nhiên và thích máy tính.
3.3.

Thông minh về âm nhạc


Đứa trẻ có thể cho bạn biết khi nào âm nhạc không chính xác và dễ nhớ những giai
điệu. Bé có giọng ca dễ chịu, thể hiện năng khiếu với các nhạc cụ, nói hoặc di chuyển
theo nhạc một cách nhịp nhàng và thể hiện sự nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh.

3.4.

Thông minh về thể chất

Đứa trẻ vượt trội trong các bộ môn thể thao, thích hoạt động, có thể bắt chước cử
chỉ / cử chỉ cơ thể của người khác, thích chạm vào đồ vật, thích các hoạt động thể chất và
phối hợp vận động tuyệt vời.
3.5.

Thông minh về không gian

Đứa trẻ dễ dàng đọc và hiểu các biểu đồ và bản đồ, mơ mộng thường xuyên, có kỹ
năng vẽ, vẽ nguệch ngoạc và tạo các tác phẩm tạo hình 3 chiều, thích phim ảnh và đặt
những thứ khác nhau lại gần nhau.
3.6.

Thông minh về liên nhân cách

Đứa trẻ thích giao lưu với bạn bè, là một nhà lãnh đạo tự nhiên, luôn biết cách
chăm sóc và giúp bạn bè giải quyết vấn đề, dễ dàng hiểu cảm xúc từ nét mặt, cử chỉ và
giọng nói của người khác.
3.7.

Thông minh nội tâm


Page 16


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Đứa trẻ thể hiện tinh thần độc lập, biết khả năng và điểm yếu của mình, hoàn
thành công việc tốt hơn khi được làm một mình. Bé không nói nhiều, có khả năng tự định
hướng, có lòng tự trọng cao, luôn học hỏi từ thất bại và thành công.
3.8.

Thông minh về khám phá tự nhiên

Đứa trẻ hay nói về vật nuôi yêu, những gì diễn ra ngoài tự nhiên. Bé thích thú với
bảo tồn thiên nhiên và vườn thú, có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài. Bé đặc
biệt thích chơi ngoài trời, thu thập những vật nhỏ, hoa và lá, quan tâm đến sinh học,
thiên văn học, khí tượng học hay động vật học.

III.

Vận dụng Thuyết đa trí tuệ để xây dựng phong cách học tập cho trẻ mầm
non

1. Phong cách học tập là gì?

Con người tiếp nhận và xử lý thông tin theo 1 số cách cơ bản. Những cách thức
này được gọi là phong cách học tập (learning style).
Có rất nhiều nhà nghiên cứu về phong cách học tập như: Anthony Gregorc (1985),
Kathleen Butler (1984), Bernice McCarthy (1982), và Harvey Silver và J. Robert Hanson
(1995) với nhiều mô hình về phong cách học tập khác nhau nhưng điều có điểm chung là:
 Tập trung vào quá trình: cách cá nhân tiếp thu thông tin, suy nghĩ về thông


tin và đánh giá kết quả.
 Nhấn mạnh vào tính cách cá nhân: học tập là kết quả của một quá trình lao
động cá nhân, tư duy và cảm giác.
Theo mô hình của Silver, Strong và Perini (1997) Có bốn kiểu học tập khác nhau:

Page 17


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
 Phong cách Tự làm chủ (Mastery): người học tiếp thu thông tin một cách

cụ thể; xử lý thông tin tuần tự, theo từng bước; và đánh giá giá trị của việc
học về tính rõ ràng và thực tiễn của nó (chiếm 35%).
 Phong cách Hiểu biết (Understanding): người học tập trung nhiều hơn
vào ý tưởng và trừu tượng; học qua một quá trình đặt câu hỏi, lý luận và thử
nghiệm; đánh giá việc học theo các tiêu chuẩn logic và việc sử dụng bằng
chứng (chiếm 35%).
 Phong cách Tự biểu đạt (Self – Expressive): người học học thông qua

hình ảnh; sử dụng cảm xúc để xây dựng ý tưởng và sản phẩm mới; đánh giá
quá trình học tập theo tính độc đáo, tính thẩm mỹ, khả năng gây ngạc nhiên
hoặc thích thú (chiếm 12%).
 Phong cách Tương tác (Interpesonal): như người học theo phong cách
Tự làm chủ,người học tập trung vào thông tin cụ thể, sờ thấy; thích học hỏi
về mặt xã hội; và dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác (chiếm
18%).
Phong cách học tập không cố định trong suốt cuộc đời, nhưng phát triển theo thời
gian học tập của người học.
Hầu hết những người ủng hộ phong cách học tập sẽ đồng ý rằng tất cả các cá nhân
phát triển và thực hành một hỗn hợp các phong cách trong quá trình sống và học hỏi.

Phong cách học tập của mỗi người thay đổi để thích ứng với các ngữ cảnh khác nhau, và
với các mức độ khác nhau. Trong thực tế, hầu hết mọi người tìm kiếm một cảm giác về
sự trọn vẹn bằng cách thực hành tất cả bốn phong cách ở một mức độ nào đó.
Đối với trẻ mầm non, phong cách học tập nhấn mạnh những cách khác nhau mà
trẻ nghĩ và cảm nhận khi trẻ giải quyết vấn đề, tạo ra sản phẩm và tương tác. Và giáo viên
là người giúp trẻ khám phá trí thông minh của mình cũng như cân bằng các phong cách
học tập.
Hiện nay, hầu hết các nhà lý thuyết theo phong cách học tập tin rằng cá nhân trở
nên linh hoạt hơn theo cách họ tiếp cận học tập khi họ thu được kiến thức và kinh
Page 18


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
nghiệm. Cuối cùng hầu hết các cá nhân sẽ có một phong cách học tập ưa thích nhưng sẽ
sử dụng các phong cách học tập khác khi cần thiết. Giáo viên có thể giúp trẻ phát triển
một hồ sơ về phong cách học tập ưa thích của mình nhưng cũng khuyến khích trẻ sử dụng
các cách khác để xử lý thông tin. Điều này sẽ cung cấp cho họ nhiều tùy chọn hơn trong
tương lai.
2. Vì sao trẻ mầm non cần có phong cách học tập?

“Điều quan trọng nhất Thuyết đa trí tuệ đã làm được là sự chú ý đến những cách
trẻ thể hiện bản thân.” (Tiến sĩ Renzulli, giáo sư và giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc
gia về năng khiếu và tài năng tại Đại học Connecticut). Điều này có nghĩa là mỗi trẻ có
một cách khác nhau để thể hiện bản thân và đó là phong cách học tập của từng trẻ.
Mỗi đứa trẻ học theo một cách khác nhau, việc tìm ra phong cách học tập của từng
trẻ có thể giúp trẻ đảm bảo thành công trong học tập. Trong một số trường hợp, nó thậm
chí có thể giúp loại bỏ một số vấn đề như " rối loạn thiếu tập trung (ADD)" và "học bị vô
hiệu hóa (LD)".
Có thể liệt kê một số lợi ích của việc tìm ra và tận dụng phong cách học tập của
trẻnhư sau:

 Trẻ được chơi theo điểm mạnh của mình: khi xác định được phong cách học tập

của trẻ, nhà giáo dục có thể xây dựng những bài tập nhằm phát triển điểm mạnh
của trẻ để bù đắp những điểm yếu trong học tập. Ví dụ: bé có nhiều vấn đền về
không gian, việc nhìn và thể hiện lại một hình hình học (tam giác) là rất khó khăn.
Nhưng ngược lại, bé lại phát triển ngôn ngữ rất tốt, nghe rất giỏi, vậy nên bé có
thể học toán bằng cách đặt mọi thứ vào từ ngữ của riêng mình. Khi bé được nghe
cô mô tả về hình tam giác và tự mình mô tả lại bằng lời, bé sẽ hiểu và ghi nhớ.
 Trẻ hứng thú với việc học: bằng cách để trẻ được học theo phong cách học tập của

mình, quá trình dạy và học được diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với việc ép trẻ
phải theo một phương pháp hay phong cách học tập nào đó. Giữ cô và trẻ, hay
giữa trẻ và ba mẹ không còn căng thẳng trong quá trình dạy học.
Page 19


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Tiến sĩ Renzulli khuyên, “Khi chúng ta tìm thấy phong cách học tập ưa thích của
con chúng ta, chúng ta nên tận dụng nó và tạo cho họ nhiều cơ hội để thể hiện điều đó
trong công việc của họ. Nhưng điều quan trọng không kém là để cho họ tiếp xúc với
nhiều loại phong cách khác nhau. ” Nói cách khác, đứa trẻ có thể không nhận ra phong
cách học tập ưa thích của mình là gì cho đến khi được tiếp xúc với nó.

3. Vận dụng Thuyết Đa Trí Tuệ để hình thành phong cách học tập cho trẻ mầm

non
Vận dụng Thuyết đa trí tuệ để hình thành phong cách học tập của trẻ mầm non là:
ngoài việc xác định loại thông minh (nhóm các loại thông minh) mà trẻ vượt trội và tìm
ra cách tốt nhất mà trẻ học tập để phát huy trí thông minh đó thì nhà giáo dục có thể tích
hợp thuyết Đa trí tuệ và các phong cách học tập để trẻ phát huy được tối đa trí thông

minh của mình trên mọi lĩnh vực, đồng thời giúp trẻ phát triển các loại thông minh còn
lại, hạn chế sự phát triển không cân bằng ở trẻ.
Thật vậy, lý thuyết về nhiều trí thông minh của Howard Gardner vinh danh và thúc
đẩy sự phát triển của tất cả bảy con đường thông minh ở trẻ nhỏ. Cách tiếp cận này cung
cấp một khuôn khổ để xác định cách trẻ học; xây dựng trên khả năng mạnh nhất của trẻ.
Bên cạnh đó còn giúp trẻ trở nên thông minh hơn bằng cách thể hiện trí thông minh với
nhiều cách học tập khác nhau. Từ đó việc học trở nên cá nhân hóa tốt hơn cho lợi ích và
nhu cầu của trẻ, giáo viên dễ dàng sử dụng các chiến lược dạy học giúp học tập hiệu quả
hơn, thành công và thú vị hơn cho tất cả các bé
Việc tích hợp (lồng ghép) phong cách học tập với các loại trí thông minh được thể
hiện như sau:
Lý thuyết Đa trí tuệ của Gardner cung cấp thông tin nhận thức về các lĩnh và các
sản phẩm học tập. Phong cách học tập xem xét cách thức mà trẻ xử lý thông tin. Bằng
cách kết hợp cả các kiểu học tập với các loại thông minh, trẻ có thể hiểu các cách khác

Page 20


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
nhau để xử lý thông tin cũng như biết cách xử lí thông tin trong nhiều lĩnh vực và ngữ
cảnh khác nhau.
Trình bày sau đây cho thấy tám loại thông minh và cách mỗi một trong bốn kiểu
học tập hoạt động trong một trí thông minh cụ thể. Trẻ sử dụng tài năng cụ thể của mình
một cách khác nhau dựa trên sở thích phong cách học tập của trẻ.


Trí thông minh ngôn ngữ: khả năng sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ

Phong cáchTự làm chủ: Sử dụng ngôn ngữ để mô tả sự kiện. Định hướng nghề nghiệp
tương lai: nhà báo, nhà văn, quản trị viên.

Phong cách Hiểu biết: Sử dụng các đối số lôgic và hùng biện. Định hướng nghề nghiệp
tương lai: luật sư, triết gia.
Phong cách Tự biểu đạt: Sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ và biểu cảm. Định hướng nghề
nghiệp tương lai: nhà viết kịch, nhà thơ, tiểu thuyết gia
Phong cách tương tác: Sử dụng ngôn ngữ để xây dựng niềm tin và mối quan hệ. Định
hướng nghề nghiệp tương lai: nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn.


Trí thông minh Logic-Toán học: Khả năng giải quyết vấn đề và suy nghĩ một
cách khoa học

Phong cáchTự làm chủ: Sử dụng các con số để tính toán và tài liệu. Định hướng nghề
nghiệp tương lai: kế toán, kế toán kiểm toán.
Phong cách Hiểu biết: Sử dụng các khái niệm toán học cho các phỏng đoán, bằng chứng
và các ứng dụng khác. Định hướng nghề nghiệp tương lai: lập trình viên máy tính, nhà
khoa học.
Phong cách Tự biểu đạt: Nhạy cảm với các mẫu, đối xứng, logic và tính thẩm mỹ của
toán học.Giải quyết các vấn đề trong thiết kế và mô hình hóa. Định hướng nghề nghiệp
tương lai: nhà soạn nhạc, kỹ sư, nhà phát minh, nhà thiết kế.

Page 21


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Phong cách Tương tác: Sử dụng toán học trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng nghề
nghiệp tương lai: người bán hàng, người nội trợ.


Trí thông minh cơ thể: Khả năng sử dụng các bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể để giải
quyết các vấn đề, xây dựng sản phẩm.


Phong cách Tự làm chủ: Sử dụng cơ thể và các công cụ để hành động, xây dựng hoặc
sửa chữa hiệu quả. Định hướng nghề nghiệp tương lai: thợ máy, huấn luyện viên, thợ thủ
công.
Phong cách Hiểu biết: Phát triển các kế hoạch chiến lược và đánh giá các vận động của
cơ thể. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nhà giáo dục thể chất, nhà phân tích thể thao,
vận động viên chuyên nghiệp.
Phong cách Tự biểu đạt: Đánh giá cao và sử dụng tính thẩm mỹ của cơ thể để tạo ra các
dạng biểu đạt mới. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nhà điêu khắc, biên đạo múa, diễn
viên, vũ công, múa rối.
Phong cách tương tác: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để xây dựng mối quan hệ, thuyết phục
và hỗ trợ người khác. Định hướng nghề nghiệp tương lai: huấn luyện viên, nhân viên tư
vấn, nhân viên bán hang.


Trí thông minh không gian: Sử dụng hình không gian và trực quan.

Phong cách Tự làm chủ: Xem chính xác thế giới không gian trực quan. Định hướng
nghề nghiệp tương lai: nghệ sĩ, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh gia.
Phong cách Hiểu biết: Diễn giải và đồ họa thể hiện ý tưởng trực quan hoặc không
gian. Định hướng nghề nghiệp tương lai: kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa máy tính, nhà
phê bình nghệ thuật.
Phong cách Tự biểu đạt: Sử dụng ý tưởng trực quan và không gian một cách sáng
tạo. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nghệ sĩ, nhà phát minh, người xây dựng mô hình,
nhà quay phim.
Page 22


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Phong cách Tương tác: Sử dụng màu sắc, không gian, đường kẻ, hình thức và không

gian để đáp ứng nhu cầu của người khác. Định hướng nghề nghiệp tương lai: họa sĩ minh
họa, nghệ sĩ, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh gia.


Trí thông minh âm nhạc: Sử dụng các kỹ năng liên quan đến âm nhạc.

Phong cách Tự làm chủ: Hiểu và phát triển kỹ thuật âm nhạc. Định hướng nghề nghiệp
tương lai: kỹ thuật viên, giáo viên âm nhạc, nhà sản xuất thiết bị.
Phong cách Hiểu biết: Giải thích các hình thức và ý tưởng âm nhạc. Định hướng nghề
nghiệp tương lai: nhà phê bình âm nhạc, người sưu tầm nhạc.
Phong cách Tự biểu đạt: Tạo các buổi biểu diễn và sáng tác mang tính biểu cảm và giàu
trí tưởng tượng. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ
cá nhân / nhóm nhỏ.
Phong cách tương tác: Làm việc với những người khác và sử dụng âm nhạc để phục vụ
người khác. Định hướng nghề nghiệp tương lai: dàn hợp xướng, ban nhạc và dàn nhạc
hoặc nhạc trưởng


Trí thông minh liên nhân cách: Tương tác với người khác, nhạy cảm với tâm
trạng, tính khí, động cơ và ý định của họ.

Phong cách Tự làm chủ: Giao tiếp hiệu quả và tổ chức của mọi người. Định hướng nghề
nghiệp tương lai: tư vấn, chính trị gia, nhà truyền giáo
Phong cách Hiểu biết: Giải thích sự khác biệt trong các đặc điểm của từng cá
nhân. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nhà xã hội học, nhà tâm lý học, tâm lý trị liệu.
Phong cách Tự biểu đạt: Tạo các buổi biểu diễn và sáng tác giàu trí tưởng tượng, tính
biểu cảm. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nhà soạn nhạc, người biểu diễn cá nhân
hoặc nhóm nhỏ

Page 23



VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Phong cách Tương tác: Làm việc với những người khác và sử dụng âm nhạc để đáp ứng
nhu cầu của người khác. Định hướng nghề nghiệp tương lai: huấn luyện viên, nhân viên
tư vấn, nhân viên bán hàng.


Trí thông minh nội tâm: Hiểu được cảm xúc của chính mình.

Phong cách Tự làm chủ: Hiểu và sử dụng điểm yếu, điểm mạnh, tài năng, sở thích của
riêng mình để đặt mục tiêu. Định hướng nghề nghiệp tương lai: người lập kế hoạch, chủ
doanh nghiệp nhỏ.
Phong cách Hiểu biết: Phát triển các khái niệm và lý thuyết dựa trên tự kiểm tra. Định
hướng nghề nghiệp tương lai: nhà tâm lí học.
Phong cách Tự biểu đạt: Tạo và thể hiện tầm nhìn cá nhân dựa trên tâm trạng, trực giác
và tính khí bên trong. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nghệ sĩ, nhà lãnh đạo tôn giáo,
nhà văn
Phong cách Tương tác: Sử dụng sự hiểu biết về bản thân để phục vụ người khác. Định
hướng nghề nghiệp tương lai: nhân viên tư vấn, nhân viên xã hội.


Trí thông minh tự nhiên: khả năng sử dụng hiểu biết và các giác quan để khám
phá thiên nhiên

Phong cách Tự làm chủ: Hiểu và yêu thích việc khám phá cách hiện tượng tự nhiên, thế
giới xung quanh. Định hướng nghề nghiệp tương lai:nhà khoa học, khảo cổ học.
Phong cách Hiểu biết: Giải thích được những khái niệm về các sự vật, hiện tượng trong
thế giới xung quanh. Định hướng nghề nghiệp tương lai:giáo viên.
Phong cách Tự biểu đạt: Tự nghiên cứu, phát triển những ý tưởng nghiên cứu của bản

thân. Định hướng nghề nghiệp tương lai: nhà khoa học.
Phong cách Tương tác: Kết bạn cùng sở thích và có nhóm nghiên cứu riêng. Định
hướng nghề nghiệp tương lai: nhà khoa học.
Như vậy, với cách tích hợp trên mang lại những lợi ích sau:
Page 24


VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
-

Giáo viên cá nhân hóa việc học của trẻ theo cách có thể quản lý được.
Trẻ có được những kỹ năng cụ thể mà xã hội yêu cầu.
Trẻ có được kiến thức và quan tâm đến từng trí thông minh bằng cách khám phá

-

thông qua phong cách học tập cá nhân của mình.
Trẻ xác định và phát triển tài năng đặc biệt của bản thân.

Tóm lại, bằng cách tích hợp các phong cách học tập và trí thông minh đa dạng trong quá
trình giáo dục trẻ, trẻ sẽ tự hiểu về cách tốt nhất mà chúng học trong tương lai để chúng
có thể tự học tập những gì chúng cảm thấy thoải mái một cách độc lập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Thomas Armstrong (2017), 7 loại hình thông minh, Mạnh Hải và Thu Hiền

dịch, Nxb Lao động – Xã hội.

2 David Jerner Martin và Kimberly S. Loomis (2014), Xây dựng đội ngũ nhà
giáo – một cách tiếp cận kiến tạo để nhập môn giáo dục học, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.
3 />ArticleID=251
4 />5 />6 />
Page 25


×