Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Giải pháp thu hút FDI vào ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ở vịêt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.41 KB, 93 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
I/ Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới ngày nay đang trong xu hướng toàn cầu hoá về kinh
tế, trong suốt bốn thập niên gần đây, thương mại thế giới tăng nhanh
hơn tốc độ tăng GDP. Nền kinh tế thị trường đang trở thành một
không gian mang tính toàn cầu, với xu hướng giảm vai trò nhà nước
trong các hoạt động sản xuất, trong sở hữu nhằm tăng hiệu quả của
các hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh cùng
với sự mở rộng không ngừng của thị trường tài chính và thương mại
quốc tế. Thực tế phát triển đã tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng là
thách thức lớn đối với các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Đối
với các nước phát triển, bên cạnh vốn đầu tư trong nước thì nguồn
vốn viện trợ chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là không thể thiều trong quá trình phát triển. FDI có ý nghĩa
quan trọng không chỉ về mặt tài chính, mà còn là con đường chuyển
giao công nghệ hiệu quả, không những thế nó còn tạo công ăn việc
làm cho đất nước. Vì vậy, nguồn vốn FDI phải được hướng vào
những lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, có ý nghĩa lớn trong quá
trình hướng xuất khẩu (như các ngành khai thác dầu khí, chế biến
khí, các ngành luyện kim, hoá chất….). Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của các ngành công nghiệp (đặc biệt là các ngành nêu trên) thì
vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên đang đặt ra
cho mỗi quốc gia những thách thức to lớn cho quá trình phát triển.
Vậy làm thế nào để có thể phát triển bền vững? Do vậy, việc khai
thác khoáng sản (tài nguyên quý hiếm) hiệu quả là một trong những
1

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

vấn đề luôn được các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Và FDI là
một giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề trên. Bởi lẽ, trong điều kiện
Việt Nam còn trong tình trạng thiếu vốn, trình độ khoa học công
nghệ thấp thì FDI trở thành một nguồn vô cùng quan trọng để khai
thác hiệu quả nguồn tài nguyên không phải vô hạn đó. Do vậy,
trong thời gian tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là vô cùng quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi chọn đề tài

“Giải pháp

thu hút FDI vào ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản ở Vịêt
Nam đến năm 2020” để nghiên cứu.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thâỳ
giáo TS. Nguyễn Ngọc Sơn cùng hai chuyên viên thuộc Cục đầu tư
nước ngoài-Bộ Kế hoạch đầu tư là bà Tâm Hiên và bà Minh Hiền trong
quá trình thực hiện đề tài
II/ Mục đích nghiên cứu đề tài.
Với mục đích tìm hiểu thực trạng ngành công nghiệp khai thác
và chế biến khoáng sản tại Việt Nam trong thời gian qua để thấy
được những hạn chế trong ngành công nghiệp này, từ đó đề xuất
những giải pháp hợp lý để thu hút FDI vào ngành công nghiệp này
trong thời gian tới. Đề tài nhằm trả lời câu hỏi: Vì sao phải thu hút
FDI vào công nghiệp KT&CB khoáng sản và làm thế nào để thu hút
FDI vào ngành công nghiệp này.
III/ Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Công nghiệp KT&CB khoáng sản bao gồm: KT&CB khoáng

sản và KT&CB dầu khí. Tuy nhiên, KT&CB khoáng sản chịu sự
2

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

điều chỉnh của Luật khoáng sản, còn KT&CB dầu khí chịu sự điều
chỉnh của Luật dầu khí. Hơn nữa; do đặc thù, khai thác dầu khí chịu
nhiều sự can thiệp của Nhà nước, không hoàn toàn vận hành theo cơ
chế thị trường; đồng thời do giới hạn của thời gian nghiên cứu, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu công nghiệp KT&CB khoáng sản chịu
sự điều chỉnh của Luật khoáng sản.
IV/ Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp so sánh và các
phương pháp thống kê…trên cơ sở thu thập số liệu tại cơ sỏ thực
tập, các bài viết trên các tạp chí, Website…từ đó thấy được thực
trạng của vấn đề nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể.

Bố cục của đề tài:
Mục lục
Danh mục từ viết tiết
Lời mở đầu
Nội dung
Phần I: Tổng quan về ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản
và sự cần thiết huy động FDI vào ngành công nghiệp
này.
Phần II: Thực trạng ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản

tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
3

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phần III:Giải pháp thu hút FDI vào ngành công nghiệp
KT&CB khoáng sản tại Việt Nam đến năm 2020.
Kết luận

4

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phần I
Tổng quan về công nghịêp KT&CB khoáng sản và sự cần thiết
huy động FDI vào ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản.
I/ Khái quát chung về ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản.
1.Khái niệm về ngành công nghịêp KT&CB khoáng sản.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngành công nghiệp
đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đóng vai trò là đầu tầu của nền
kinh tế. Để trở thành một nước công nghiệp thì trong cơ cấu kinh
tế, công nghịêp phải chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Trong cơ
cấu ngành công nghiệp có sự đóng góp không nhỏ là Công nghiệp
KT&CB khoáng sản. Vì vậy, để có thể đưa Việt Nam cơ bản trở

thành một nước công nghịêp vào năm 2020 thì việc phát triển các
ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp KT&CB
khoáng sản nói riêng là hết sức cần thiết. Để có thể hiểu rõ được
ngành công nghiệp này, tôi xin đưa ra hai cách tiếp cận về khái
niệm ngành công nghiệp này như sau:
Thứ nhất; nếu theo cách phân ngành theo hệ thống SNA ở
Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75CP ngày
27/10/1993 phân chia nền kinh tế quốc dân thành 20 ngành cấp I thì
ngành Công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp chế biến thuộc
phân ngành thứ 3 và thứ 4.
Thứ hai; Theo khoản 8, 9 điều 3 của Luật khoáng sản quy
định: “ Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ,
khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu
khoáng sản”, “ Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm
5

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản
đã khai thác”. Như vậy, theo luật khoáng sản thì công nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản là quá trình từ khâu xây dựng cơ bản
mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại, làm giàu khoáng sản.
Ngoài ra, để có thể bám sát đề tài phân tích về ngành công
nghiệp này cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh
vực khai thác và chế biến khoáng sản như sau:
Theo điều 3 của Luật khoáng sản có quy định:
- Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới

dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể
rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác.
Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được
khai thác lại, cũng là khoáng sản.
- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc
đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều
tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các
hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản.
- Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất
về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu
vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
- Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện,
xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai
thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả
thi về khai thác khoáng sản.
6

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Như vậy, bài phân tích của tôi sẽ theo sát những khái niệm
trên và quy định của Luật khoáng sản.
2.Đặc điểm của ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản
2.1. Đặc điểm về địa điểm khai thác và quy định đặc thù trong
và sau quá trình khai thác.
Khác với các ngành công nghịêp khác, ngành Công nghiệp
KT&CB khoáng sản thường thực hiện tại các mỏ khoáng sản. Các
mỏ khoáng sản thường tập trung tại các khu vực hẻo lánh, địa hình

hiểm trở, cơ sở hạ tầng

và các tiện ích kèm theo kém phát

triển.Theo số liệu thống kê của Cục địa chất khoáng sản Việt Nam
thì có đến 80% mỏ khoáng sản phân bố tại các vùng núi, địa hình
khó khăn. Trong khi đó, một số loại khoáng sản phân bố rải rác, có
trữ lượng nhỏ hàm lượng khoáng sản ít, chỉ có thể khai thác nhỏ,
quy mô không đủ lớn để khai thác công nghiệp.
Ngoài ra, ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản phải đền bù
giải phóng mặt bằng trong khu mỏ bị khai thác. Các chủ đầu tư phải
có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong
quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên; khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi
trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong quá trình khai thác thì tất cả các doanh nghiệp đều phải
báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; niêm
yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải,
7

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo
vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát; thực
hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê

duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2.2. Đặc điểm về vốn.
Ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản là ngành đòi hỏi vốn
đầu tư lớn. Bởi lẽ, đầu tư vào ngành công nghiệp không chỉ đơn
thuần là chế biến hay sản xuất như các ngành công nghiệp khác mà
đó là cả một quá trình, từ khâu khảo sát thăm dò khoáng sản đến
khai thác rồi mới chế biến.
Cụ thể: Khi đầu tư vào công nghiệp KT&CB khoáng sản, các
chủ đầu tư phải tiến hành khảo sát, thăm dò chất lượng mỏ. Mặc dù,
công tác khảo sát thăm dò cũng đã được Cục khảo sát và địa chất
khoáng sản Việt Nam và một số cơ quan chuyên ngành tiến hành
nhưng kết quả đó chỉ mang tính định tính, chỉ khi nào đầu tư mới
cho kết quả chính xác. Trong khi đó việc thăm dò, khảo sát chi phí
lớn, việc khoan thăm dò nếu không làm tốt, công nghệ lạc hậu có
thể không đảm bảo chính xác về trữ lượng, có những mỏ mặc dù có
khoáng sản nhưng trữ lượng lại không đủ lớn để có thể khai thác
quy mô công nghiệp. Như vậy, quá trình thăm dò cũng cần một
lượng vốn khá lớn.
Sau khi thăm dò, để có thể khai thác và tuyển quặng nhà đầu
tư phải đền bù việc giải phóng mặt bằng cho dân tại vùng mỏ bị
8

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

khai thác, điều này cũng làm cho nhà đầu tư phải mất một chi phí
khá lớn. Ngoài ra, theo quy định của Luật bảo vệ môi trường thì tất
cả các dự án khai thác thăm dò khoáng sản đều phải phục hồi lại

môi trường và hoàn nguyên đất sau quá trình khai thác và chế biến.
Điều này cũng tốn một khoản chi phí khá lớn.
2.3. Một số đặc điểm khác.
* Ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản có lợi nhuận cao so
với mặt bằng chung.
Do đặc thù ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản thường
thực hiện tại các mỏ khoáng sản, trong khi đó các mỏ này thường
tập trung ở những vùng khó khăn, nên giá lao động, tiền thuê đất đai
ở đây là rẻ hơn so với mặt bằng chung. . Như vậy nếu đầu tư tại
những vùng này thì tiền thuê đất, lao động là tương đối rẻ, dẫn đến
giảm chi phí sản xuất trong khâu này.
Mặt khác, tài nguyên khoáng sản tự nhiên có xu hướng ngày
càng khan hiếm và cạn kiệt trong khi đó nhu cầu về sử dụng tài
nguyên cho sản xuất ngày càng cao thì điều tất yếu đó là giá các mặt
hàng này sẽ ngày càng tăng dẫn đến lợi nhuận đầu tư vào ngành này
là càng cao.
Bên cạnh đó, ngành KT&CB khoáng sản là ngành được hưởng
rất nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Theo luật đầu tư, đầu tư vào
những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hay những dự án
có vốn lớn và sử dụng công nghệ cao thì sẽ được hỗ trợ về thuế, thời
hạn đóng thuế. Cụ thể, theo điều 5 của Luật khoáng sản: Nhà nước
9

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản; có chính sách ưu đãi hoạt động khoáng sản tại các vùng

xa, vùng sâu, vùng cao, nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển và đối
với những khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước; ưu tiên các
dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế
biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Trong khi đó, các dự án đầu tư vào lĩnh vực này đều đảm bảo các
điều kiện trên.
* Ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản có tác động lớn đến
môi trường đất, nước trong và sau khai thác.
Khác với các ngành công nghiệp khác, ngành công nghịêp
KT&CB khoáng sản có tác động rất lớn đến môi trường đất, nước
trong và sau quá trình khai thác bơỉ lẽ nó do phải sử dụng một diện
tích đất lớn của vùng mỏ bị khai thác.
+ Tác động tới môi trường đất
Các mỏ khoáng sản hiện nay chủ yếu khai thác bằng phương
pháp lộ thiên nên có tác động trực tiếp tới môi trường đất trong và
sau khi khai thác. Ngoài việc chiếm dụng đất để mở moong khai
thác thì các mỏ khoáng sản đều chiếm dụng một diện tích đáng kể
sử dụng làm bãi thải, bãi thãi bùn quặng sau tuyển trong quá trình
khai thác. Ví dụ như mỏ thiếc Tĩnh Túc sử dụng gần 50 ha đất làm
khai trường và hàng chục hecta cho bãi thải ngoài. Hiện nay mỏ
đang khai thác nạo vét nên sử dụng bãi thải trong là chủ yếu. Tuy
nhiên với khối lượng gần 15 triệu m đất bóc trong suốt 40 năm hoạt

10

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


động đang là vấn đề nan giải đối với mỏ khi tiến hành làm thủ tục
đóng cửa mỏ trong thời gian tới. Tương tự các mỏ Bắc Lũng, Sơn
Dương với hàng chục hecta đã sử dụng làm khai trường khai thác,
bãi thải từ khi khai thác đến nay nhưng hầu hết chưa được hoàn thổ
cũng đang là thách thức lớn đối với các mỏ trong thời gian tới. Gần
đây các mỏ nói trên đã tiến hành hoàn phục môi trường đất tại các
diện tích chiếm dụng làm bãi thải sau tuyển rửa để trả laị cho nhân
dân địa phương trồng lúa nước nhưng diện tích đã hoàn phục chưa
nhiều.
Bên cạnh đó, còn xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép, như khai thác thiếc trái phép tại các khu vực thuộc xã Châu
Hồng, Châu Tiến huyện Quỳ Hợp(Nghệ An), mỏ vonfram xã Thiện
Kế huyện Sơn Dương Tuyên Quang, khoáng sản Titan, huyện Vĩnh
Linh tỉnh Quảng Trị…đã gây ra tác động tiêu cực tới môi trường
đất. Đất đá thải trong quá trình khai thác và tuyển rửa được thải một
cách bừa bãi, không có quy hoạch đã gây ra sự xáo trộn, làm ô
nhiễm đáng kể tới môi trường đất. Do không có người tổ chức quản
lý hợp pháp nên công tác phục hồi môi trường sau khai thác tại các
khu vực này không được thực hiện, điều này đã làm thu hẹp diện
tích canh tác giảm chất lượng đất và không ai khác, chính người dân
địa phương phải gánh chịu.. Ngoài ra, nước thải sau khi tuyển rửa
do hoạt động khai thác trái phép theo các khe suối, con song …gây
ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đất.
+ Tác động tới môi trường nước

11

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, trong quá
trình khai thác, chế biến khoáng sản còn tác động trực tiếp và đáng
kể tới môi trường nước. Theo số liệu khảo sát của Viện khoa học
vật liệu-Viện khoa học công nghệ Việt Nam tại một số mỏ khoáng
sản cho thấy, các ảnh hưởng chính lên môi trường nước đã làm thay
đổi diện tích nước mặt dòng chảy song suối, làm thay đổi cân bằng
nước khu vực, làm thay đổi mực nước ngầm địa phương, tăng độ
đục, tăng các tạp chất huyền phù lơ lửng trong nước, làm biến đổi
và suy giảm chất lượng nước ảnh hưởng lớn đến dân sinh và canh
tác nông nghiệp. Như vậy, công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản có tác động trực tiếp đến môi trường nước. Gây ảnh
hưởng lớn đến môi trường sinh thái.
3. Vai trò của ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản đến sự
phát triển kinh tế xã hôi
3.1.1.Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp KT&CB
khoáng sản đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội. Hoạt động khoáng sản đã góp phần không nhỏ trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đóng góp đáng kể vào
nguồn thu ngân sách của nhà nước. Ngành công nghiệp KT&CB
khoáng sản tiếp tục khẳng định vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bảng 1: Gía trị sản phẩm ngành công nghiệp

12

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đơn vị:Tỷ đồng
Ngành kinh tế

2001

2002

2003

2004

2005

CN khai thác

44345

46153

57326

72492

88154

mỏ
CN chế biến

Xây dựng
Tổng

95211
27931
169848

10285
31558
89998

125476
37100
221950

145475
44558
264529

173463
532
264154

8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu 1: Gía trị sản phẩm ngành công nghiệp thời kỳ 2001-2005
(đơn vị: tỷ đồng)

18 0 0 0 0


17 3 4 6 3

16 0 0 0 0

14 5 4 7 5

14 0 0 0 0

12 5 4 7 6

12 0 0 0 0
10 0 0 0 0

9 5 2 11

8 8 15 4

80000
60000
40000

C N Kha i t há c

72492

CN Ch? Bi?n

57326
4 6 15 3


44345
27931

20000

3 15 5 8

Xâ y D?ng
3 7 10 0

44558

10 2 8 5

532

0
2001

2002

2003

2004

2005

Nguồn: Tổng Cục thống kê
Như vậy, qua biểu trên ta thấy, ngành công nghiệp KT&CB
khoáng sản có giá trị sản phẩm đóng góp vào GDP tăng qua từng

năm. Nếu như năm 2001 giá trị sản phẩm của ngành này chỉ là
44345 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này lên tới 88154 tỷ đồng
(tăng 98,9%). Bên cạnh đó, trong cơ cấu ngành công nghiệp thì
ngành công nghiệp KT&CB đóng góp giá trị sản phẩm chỉ sau
ngành CN chế biến và được thể hiện qua biểu đồ sau:
13

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Biểu 2: Cơ cấu giá trị sản phẩm trong ngành công nghiệp
năm 2005

Nguồn: Tổng cục thống kê
Như vậy, qua biểu trên ta thấy ngành công nghiệp khai thác và
chế biến khoáng sản có giá trị sản phẩm tăng qua từng năm, trong
khi đó trong cơ cấu ngành công nghiệp năm 2005 thì ngành công
nghiêpj này chiếm vị trí thứ 2 với 27,82%, góp phần đáng kể trong
việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đất nước ta trong thời gian
qua.
3.1.2. Tạo công ăn việc làm và phát triển ngành công nghiệp
phụ trợ.
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều
kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của
một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn
đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là


14

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được
xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ
năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường,
mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và
được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Ngoài ra, do đặc thù của ngành KT&CB khoáng sản, vùng khai
thác là những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân
trí thấp, lượng lao động thất nghiệp tương đối cao. Do vậy, ngành
công nghiệp KT&CB khoáng sản có vai trò to lớn trong việc giải
quyết tình trạng thất nghiệp ở những vùng này, giảm chênh lệch giàu
nghèo giữa các vùng. Có đến hàng vạn lao động thất nghiệp có việc
làm khi có dự án khai thác khoáng sản tại vùng đó.
Việc khai thác và chế biến khoáng sản kèm theo phát triển
những ngành công nghiệp khác như: xây dựng, giao thông, xi măng,
luyện kim, gốm sứ, vật liệu xây dựng…Điều này tạo ra một nền
kinh tế đa dạng về lĩnh vực ngành nghề, đồng thời cũng góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Như vậy, ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản đống một
vai trò rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó không
chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà
ngành còn giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội như:

giải quyết tình trạng thất nghiệp ở vùng có kinh tế xã hội khó khăn,
giảm chênh lệch phát triển giữa các vùng…Đây là một trong những

15

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng
tới.
II/ Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành công
nghiệp KT&CB khoáng sản
1.Một số vấn đề lý luận về FDI
1.1.Khái niệm về FDI.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới, nền
kinh tế thị trường đang trở thành một không gian mang tính toàn
cầu. Trong suốt bốn thập niên gần đây, thương mại thế giới tăng
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Cùng với hoạt động thương mại
quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh
mẽ, hợp thành những dòng trào lưu có tính quy luật trong liên kết
kinh tế toàn cầu hiện nay. Sự phát triển của đầu tư nước ngoài bắt
nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã thúc đẩy mạnh mẽ
quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế.
- Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học công
nghệ và những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực thông tin, truyền
thông đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các
nước, tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia.

- Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở
hữu vốn tạo nên “lực đẩy” đối với đầu tư quốc tế.
- Nhu cầu về vốn đầu tư để thực hiện công nghịêp hoá, hiện
đại hoá ở các nước đang phát triển là rất lớn, tạo nên sức hút mạnh
mẽ với nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
16

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trên cơ sở đó, đã có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa về
nguồn vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct
Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ
sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư
từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường
hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài
sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".[1]
Theo IMF, nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân
nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm

mục đích thu lợi nhuận.
Còn theo Luật đầu tư 2006 FDI là: Ðầu tư nước ngoài là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài
sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.

17

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Như vậy, theo cách tiếp cận nào thì đầu tư trực tiếp nước
ngoài là hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
1.2.Vai trò của FDI
Trên cơ sở hiểu rõ bản chất của nguồn vốn FDI, chúng ta đã
thấy rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn này. Ngày nay, FDI trở
thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu
thông. Không có một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển
theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần
đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là
nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác để từng bước hoà nhập
vào cộng đồng quốc tế. Ngay những quốc gia có tiềm lực mạnh như
Mỹ, Nhật…dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện
nay cũng không thể tự mình giải quyết được những vấn đề kinh tế
xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra, chỉ có con đường hợp tác, trong
đó có FDI là hình thức đầu tư có hiệu quả.
Như vậy, vai trò của FDI là không thể phủ nhận đối với cả các
nước phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước

đang phát triển. Nó được thể hiện như sau:
Thứ nhất; Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn
được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó
cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế
này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. FDI
giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Do tích
18

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

luỹ nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật. Trong điều kiện
khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh. Các nước NICs trong
30 năm qua, nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài cùng
với chính sách kinh tế năng động, hiệu quả đã trở thành những con
rồng châu Á.
Như vậy, nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết tình trạng thiếu vốn của các nước đang phát triển, từ đó giúp
các nước này có thể tăng trưởng nhanh để trở thành những nước
công nghiệp hoá.
Thứ hai; Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước
ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang
cho nước tiếp nhận đầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể
nhận được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại (thực tế có
những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại
đơn thuần), những kinh nghiệm quản lý, năng lực Marketing, đội

ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt trình độ kỹ thuật,
phương pháp làm việc, kỷ luật lao động…
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có
thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng".
Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được
bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các quốc gia trên thế giới sẽ
giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh
doanh mà các nước này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và
bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công
19

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc
rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tóm lại, việc thu hút FDI không chỉ giải quyết tình trạng thiếu
vốn ở các nước đang phát triển mà nó còn giúp các nước này tiếp
thu được những công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển do quá
trình chuyển giao công nghệ nhờ đầu tư của các chủ đầu tư nước
ngoài.
Thứ ba; Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí
nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí
nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ
tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước
thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong
nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh
trong nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của
đất nước. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực.
Thứ tư; Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều
kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của
một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn
20

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là
mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được
xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ
năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường,
mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và
được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Thứ năm; Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa
phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là
nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu
thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa

trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Ngoài ra, với việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào
cảnh nợ nần, không chịu những rang buộc về mặt chính trị, xã hội.
Thông qua hợp tác với nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có điều
kiện thâm nhập vào thị trường thế giới. Như vậy các nước có khả
năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển.
2.Sự cần thiết phải thu hút FDI vào ngành công nghiệp
KT&CB khoáng sản.
* Xuất phát từ thực trạng về công nghệ áp dụng trong
ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản ở Việt Nam thời gian
qua.
Như đã phân tích ở trên, ngành công nghiệp KT&CB khoáng
sản là một ngành công nghịêp đặc thù. Mặc dù là ngành có lợi
21

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nhuận cao khi đầu tư nhưng đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao. Tuy
nhiên, trong thời gian vừa qua ngành công nghiệp KT&CB khoáng
sản ở Việt Nam chủ yếu là khai thác với công nghệ thấp, chỉ qua sơ
tuyển mà chưa chú trọng vào việc tuyển luyện công nghệ cao dẫn
đến chất lượng khoáng sản thấp, không tận thu được triệt để, gây
lãng phí trong quá trình khai thác. Một ví dụ điển hình là: đối với
các mỏ vàng gốc ở khu vực miền Trung, các mỏ này nằm trên địa
hình núi cao có độ dốc phân cắt lớn. Phương thức khai thác duy
nhất được sử dụng tại đây là đào giếng tìm bắt các vỉa quặng và sau
đó khoan, nổ mìn tạo hầm. Các hầm lò thường có độ sâu vài trăm

mét chạy theo các vỉa quặng trong lòng núi. Công nghệ khai thác
thường được sử dụng tại các mỏ này phần lớn là bán thủ công, sử
dụng sức người bóc, tách các vỉa, nẹp chứa quặng ở sâu trong lòng
núi đưa lên miệng giếng bằng tời thủ công. tiếp theo quặng được
đưa vào nghiền nhỏ và tuyển trọng sa. Quặng vàng qua sơ tuyển
được đưa vào máng phân kim loại bằng chất độc cyanure. Đối với
các mỏ sa khoáng đều có nguồn gốc aluvi, aluvi-proluvi thì phương
thức khai thác chủ yếu là đào hầm hố lấy đất, cát tại các quả đồi, bài
bồi ven sông suối và sử dụng nước tại đó để tuyển trọng sa và sau
đó cô lập vàng bằng thuỷ ngân, điều đó gây lãng phí một lượng lớn
cám vàng khi tuyển bằng phương pháp thủ công.
Ngoài ra, khai thác với công nghệ thấp đã gây ảnh hưởng lớn
tới môi trường đất, nước trong và sau khi khai thác, các doanh
nghiệp đã không có những biện pháp tích cực để có thể khắc phục
tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng
22

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

sản gây ra. Đa số các khu vực nghiền và tuyển quặng thô đều được
bố trí ngay sát cửa hầm. Hoạt động tại đây được cơ giới hoá kết hợp
với lao động thủ công. Các máy nghiền tuyển quặng phần lớn sử
dụng động cơ Diezen tạo ra tiếng ồn và lượng lớn khói dầu và khí
CO, lượng khói bụi và khí thải này có khả năng gây nguy hiểm trực
tiếp tới sức khoẻ của công nhân.
Ngoài khói bụi và khí thải, do khai thác với công nghệ thấp
nhiều nơi vẫn sử dụng những chất độc thuỷ ngân, cyanure.. trong

công đoạn tuyển quặng gây ô nhiễm nguồn nước. vì vậy, nguy cơ
nhiễm bẩn, nhiêmx độc cho con người cùng hệ động thực vật do
hoạt động khai khoáng là rất cao và có khả năng ảnh hưởng trên
diện rộng.
* Xuất phát từ việc thiếu vốn của các doanh nghiệp khai
thác khoáng sản hiện nay.
Bên cạnh việc áp dụng khoa học công nghệ lạc hậu thì các đơn
vị được phép khai thác do thiếu vốn không thể tiến hành khai thác
với quy mô lớn, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến phần quặng giàu, chất
lượng cao có thể xuất khẩu ngay được mà chưa đầu tư chế biến sâu
tận thu, tận dụng quặng nghèo. Rất nhiều cá nhân chủ doanh nghiệp
đứng ra tổ chức khai thác, khoán cho công nhân sau đó trả lương
theo sản phẩm hoặc thu mua lại khoáng sản theo hình thức cai đầu
dài, hoặc đầu tư máy móc thiết bị, cơ sỏ hạ tầng ở mức độ đơn giản .
Cùng với đó là tình trạng phát triển “nóng” và một phần chỉ
quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, các doanh nghiệp chưa chấp
hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về khoáng sản; làm mất
23

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

an toàn lao động, huỷ hoại môi trường, khai thác sử dụng lãng phí
nguồn tài nguyên khoáng sản. Các doanh nghiệp chủ mỏ vẫn chưa
tuân thủ quy trình, quy phạm, thực hiện các biện pháp hữu hiệu để
đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường dẫn đến tai nạn lao
động vẫn xảy ra, môi trường bị tàn phá, rừng bị huỷ hoại để làm mặt
bằng khai thác, bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Qua khảo sát thực tế

tại từng vị trí khai thác và chế biến, một điều rất dễ nhận thấy là
điều kiện an toàn lao động trong hoạt động khai thác tại các mỏ này
luôn trong tình trạng đáng báo động. Các hầm, lò, giếng được đào
thủ công và không tuân theo bất cứ một tiêu chuẩn an toàn nào. Với
hệ thống sâu hàng chục mét, dài hàng trăm mét dọc ngang trong
lòng núi, các hầm lò hoàn toàn không sử dụng cột chống và không
có hệ thống thông gió. Đây là nguyên nhân chính gây ra các vụ sập
hầm lò thường xuyên.
Như vậy, qua phân tích ở trên thì FDI là nguồn vốn có thể đáp
ứng những yêu cầu đặt ra của ngành công nghiệp này. Thật vậy, với
mục tiêu thu hút đầu tư của Việt Nam là đầu tư phải đảm bảo ba yếu
tố đó là: vốn lớn, công nghệ cao, và tạo việc làm cho người lao
động, thì FDI chính là câu trả lời tốt nhất cho bài toán khó giải của
các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ nhất: FDI có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn ở
các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, một lĩnh vực đòi hỏi một lượng
vốn đầu tư lớn, từ khâu khảo sát đến khâu chế biến.

24

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thứ hai: Cùng với việc giải quyết tình trạng thiếu vốn, FDI sẽ
mang đến cho ngành công nghiệp này những lợi ích như: áp dụng
khoa học công nghệ vào quá trình khai thác và chế biến, khắc phục
được những tình trạng như đã phân tích ở trên.Bên cạnh đó do đặc

thù, các mỏ khoáng sản lại tập trung ở vùng có địa hình khó khăn có
nên khi đầu tư vào các vùng này sẽ sử dụng một lượng lao động lớn
của địa phương, đóng góp vào việc phát triển kinh tế xã hội của
chính vùng đó, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng.
Tóm lại, việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp KT&CB
khoáng sản là vô cùng cần thiết nó giải quyết tình trạng thiếu vốn và
khoa học công nghệ thấp của Việt Nam.
3.Kinh nghiệm của một số nước về thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng
sản
3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trung Quốc là một quốc gia châu Á, trong hơn hai thập kỷ qua
đã thành công về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong
nước nói chung và ngành công nghiệp KT&CB khoáng sản nói
riêng. Trong quá trình phát triển và hội nhập, Việt Nam cần học hỏi
những kinh nghịêm thu hút FDI của các nước trên thế giới, đặc biệt
là Trung Quốc, bởi lẽ Việt Nam không những là nước láng giềng
mà những đặc điểm kinh tế xã hội có nhiều điểm tương đồng. Dưới
đây có thể khái quát một số vấn đề đáng tham khảo.
Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách khuyến khích
đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp
25

Trương Thị Toan Huyền-Lớp KH45A


×