Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

DIỆP VĂN VINH

ĐẢNG BÔ TỈNH BẢC GIANG LÃNH ĐAO




PHÁT TRIỂN GIÁO DUC ■ĐÀO TAO




TỪ NĂM 2001 ĐÉN NĂM 2011

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đăng cộng săn Việt Nam

Ngưòi hướng dẫn khoa học:
Phạm Thị Thúy Vân

HÀ NỘI 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Giáo dục


Chính trị đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận, đặc biệt là thầy cô trong tổ Đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Phạm Thị Thúy Vân đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình vì sự hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong sự góp ý của
thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Diệp Văn Vinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là của riêng
tôi, có sự tham khảo ý kiến của người đi trước, tham khảo các tài liệu có liên
quan dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Thúy Vân.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu nào hay một công trình sẵn có.
Nếu sai em hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Diệp Văn Vinh


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 4
4. Phưong pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................ 4
5. Kết cấu của khoá luận...................................................................................5
Chương 1: MỘT SỐ VẨN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN VÈ GIÁO
DỤC - ĐÀO TẠO Ở BẮC GIANG................................................................6
1.1. Một số vấn đề lí luận.................................................................................. 6
1.1.1. Quan điểm của V.I.Lênin về Giáo dục - Đào tạo................................... 6
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạ o .............................. 8
1.2. Đặc điểm của tỉnh Bắc Giang và thực tiễn giáo dục và đào tạo ở Bắc
Giang trước năm 2001......................................................................................10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Giang............................. 10
1.2.2. Giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang trước năm 2001........................ 14
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG B ộ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (2001-2011)............................... 19
2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển giáo dục đào tạo.............................................................................................................. 19
2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo........................ 19
2.1.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo...... 25
2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2011............................................................... 32
2.2.1. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005.................................................. 32
2.2.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010.................................................. 45


2.3. Một số nhận xét và kinh nghiệm............................................................ 53
2.3.1. Nhận x ét.................................................................................................53
2.3.2. Một số hạn chế trong phát triển giáo dục - đào tạo và nguyên nhân của
những hạn chế đó............................................................................................. 59

2.3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu................................................................. 62
KẾT LUẬN.....................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 69


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân
tộc Việt Nam đã hình thành nên truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; nền
giáo dục Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng một nước Việt
Nam với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.
Trong tình hình hiện nay, trước sự phát triển và tác động sâu sắc, toàn
diện của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò
quan trọng trong quá trình toàn cầu hoá. Muốn đứng vững và phát triển, một
yêu cầu đặt ra cho tất cả các nước, nhất là các nước chậm phát triển là phải
kịp thời nắm bắt đi tắt đón đầu, phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, có khả năng tiếp thu, làm chủ tri thức, ứng dụng sáng tạo
những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Do đó, vấn đề
giáo dục và đào tạo ngày càng có vai trò quan trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) xác định: “Phát
triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững”.Tiếp đến, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
(2006) xác định: “Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước”.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) một lần
nữa Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục - đào tạo cùng với phát triển
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.Thực hiện chủ trương của
Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo, ngay sau khi tái lập tỉnh (1997), Đảng

bộ tỉnh Bắc Giang tập trung lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục

1


- đào tạo. Quá trình thực hiện sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo ở Bắc
Giang đã đạt được thành tựu quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, sự nghiệp giáo dục đào tạo của Bắc Giang còn một số bất cập và hạn chế nhất định về quy mô,
chất lượng và đội ngũ giáo viên... Hơn lúc nào hết, việc nhận thức đúng và tổ
chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương giáo dục - đào tạo của Đảng,
vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương đã và đang là vấn đề
quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang. Do
đó, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển giáo dục
từ năm 2001 đến năm 2011 nhằm đánh giá đúng những thành tựu và hạn chế,
đồng thời đúc rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh trong những năm tiếp theo là một việc
cần thiết. Vói những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia,
dân tộc, là “chìa khoá” để tiến vào tương lai; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là
đầu tư cho phát triển. Do đó đã có nhiều công trình khoa học trên thế giói
cũng như trong nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu là các
nhóm nghiên cứu sau:
Nhóm các tổ chức quắc tế và các nhà nghiên cứu nước ngoài nghiên
cứu về giáo dục và đào tạo Việt Nam: Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo
dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) với dự án: “Nghiên cứu tổng thể về giáo
dục - đào tạo. Phân tích nguồn lực VIE 89/022” và Dự án “Bảo cáo đánh giá
tình hình giáo dục - đào tạo Việt Nam hiện nay ”, được tiến hành trong 2 năm


2


1991 - 1992. Ngân hàng thế giói (WB) cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt
Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Lựa chọn chính sách cải cách giáo dục đào
tạo” tại Hà Nội (8/1993).. .v.v.
Nhóm các tác phẩm và bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1975; Võ Nguyên Giáp, Mấy vẩn đề về khoa học và giáo dục,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986; Đỗ Mười, Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo
phục vụ đẳc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoả đất nước, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1996; Phạm Văn Đồng, về vẩn đề giáo dục - đào tạo, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.. .v.v.
Nhóm các tác phẩm và bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1975; Võ Nguyên Giáp, Mấy vẩn đề về khoa học và giáo dục,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986; Đỗ Mười, Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo
phục vụ đẳc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoả đất nước, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1996; Phạm Văn Đồng, về vẩn đề giáo dục - đào tạo, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.. .v.v.
Nhóm những công trình, bài viết khoa học về giáo dục và đào tạo tỉnh
Bắc Giang
Ngô Văn Thọ (2010), “Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang tự hào là địa
phương có phong trào thi đua xuất sẳc”; Nguyễn Đức Hiền (2012), “Triển
khai đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biển mới về chất lượng giáo dục toàn
diện ở tỉnh Bắc Giang’’,., .v.v.
Các công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu quý để tác giả
tham khảo. Tuy nhiên, nội dung các công trình nghiên cứu này đề cập còn
mang tính khái quát đối với toàn bộ sự nghiệp giáo dục của địa phương trong

phạm vi toàn tỉnh, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên

3


cứu chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong quá trình lãnh
đạo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đây cũng chính là vấn đề tác giả
muốn làm rõ trong nội dung khóa luận này
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang về phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 2001 đến năm 2011.
Qua đó, rút ra một số kinh nghiệm để tiếp tục vận dụng trong lãnh đạo
công tác giáo dục - đào tạo ở tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vận
dụng đường lối, chủ trương của Đảng phát triển giáo dục - đào tạo từ năm
2001 đến năm 2011.
Đánh giá kết quả và hạn chế của sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo
từ năm 2001 đến năm 2011; đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh
Bắc Giang trong lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cửu
Khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ
yếu, đồng thời kết hợp các phương pháp khác như: phân tích, tổng họp, thống
kê, so sánh .. .v.v.
4.2. Pham vi nghiên cứu
v ề nội dung: Nghiên cứu làm rõ chủ trương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đối với giáo dục.
v ề thời gian: Khóa luận nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2011.

v ề không gian: Khóa luận nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

4


4.3. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo sự
nghiệp phát triển giáo dục- đào tạo từ năm 2001 đến năm 2011.
5. Kết cấu của khoá luân
*

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu của khóa luận gồm 2 chương, 5 tiết.

5


C hương 1
MỘT SỐ VẨN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
VÈ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở BẮC GIANG
1.1. Môt số vấn đề lí luân




1.1.1. Quan điểm của V.I.Lênỉn về Giáo dục - Đào tạo
V.I.Lênin đã kế thừa, vận dụng và phát triển những tư tưởng của C.Mác
và Ph.Ăngghen về giáo dục và đào tạo trong thực tiễn cách mạng nước Nga,
trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga vào những thập niên
đầu của thế kỷ XX. Tại Đại hội Toàn Nga về công tác giáo dục lần thứ nhất

diễn ra vào ngày 28/8/1918, V.I.Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của công
tác giáo dục, coi đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thắng
lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin nói: Sự nghiệp của
nhà trường chúng ta cũng là đấu tranh đánh đổ giai cấp tư sản; chúng ta tuyên
bố công khai rằng: nói nhà trường đứng ngoài cuộc sống, ngoài chính trị, là
nối dối và lừa bịp”; “Những người lao động khao khát có tri thức, vì tri thức
cần cho họ để chiến thắng. Chín phần mười quần chúng lao động đã hiểu rõ
rằng tri thức là một vũ khí trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của họ, rằng sở
dĩ họ thất bại là do thiếu học thức; rằng giờ đây việc làm cho mọi người có
thể thực sự được học hành, là do bản thân họ quyết định. Sự nghiệp của
chúng ta sẽ thắng vì bản thân quần chúng đã bắt tay xây dựng một nước Nga
mới, xã hội chủ nghĩa.
Theo Lênin một trong những điều kiện cơ bản, tiên quyết để nâng cao
năng suất lao động là phải nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần
chúng nhân dân lao động. Điều này, chỉ có thể thực hiện được và thực hiện
đạt hiệu quả tối ưu nhất là thông qua giáo dục và bằng giáo dục. Nhận thức
một cách sâu sắc tầm quan trọng của công tác giáo dục trong sự nghiệp chấn
hưng đất nước nên trong Dự thảo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga tháng

6


2/1919 ở nội dung nói về nền giáo dục quốc dân, V.I.Lênin viết: Trong lĩnh
vực giáo dục quốc dân, Đảng Cộng sản Nga tự đặt cho mình nhiệm vụ phải
hoàn thành sự nghiệp cách mạng tháng Mười 1917 đã bắt đầu nhằm biến nhà
trường từ một công cụ thống trị giai cấp của giai cấp tư sản thành một công
cụ để đập tan nền thống trị đó, cũng như để hoàn toàn xoá bỏ sự phân chia xã
hội thành giai cấp. Nhà trường phải trở thành một công cụ của chuyên chính
vô sản, nghĩa là nhà trường không những phải truyền bá những nguyên lý của
chủ nghĩa cộng sản nói chung, mà còn phải là một công cụ truyền bá ảnh

hưởng về tư tưởng, về tổ chức và giáo dục của giai cấp vô sản vào những tầng
lóp nửa vô sản và không phải vô sản trong quần chúng lao động, nhằm hoàn
toàn đập tan sự kháng cự của bọn bóc lột và thực hiện chế độ cộng sản, kết
họp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất.
V.I.Lênin cho rằng, khi cách mạng mới thành công, bước đầu củng cố
chính quyền thì nhiệm vụ của công tác giáo dục là tuyên truyền và giáo dục
về tư tưởng, chính trị là chủ yếu. Khi cách mạng bước sang giai đoạn hoà
bình, xây dựng đất nước thì nhiệm vụ của công tác giáo dục cũng phải có sự
thay đổi theo cho phù họp. Sự thay đổi đó thể hiện ở chỗ: công tác giáo dục
và đào tạo phải luôn gắn liền, bám sát với thực tiễn cuộc sống, giáo dục và
đào tạo phải trở thành đòn bẩy, thành công cụ, thành nguồn nội lực bên trong
của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tư tưởng giáo dục tổng hợp là tư tưởng giáo dục có ý nghĩa hết sức to
lớn đối với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nga. Cuối năm 1920, khi
nhận xét bản “£)é cương báo cáo về giáo dục’'’ của Crúpxcaia, V.I.Lênin viết:
Bất cứ trong hoàn cảnh nào, chúng ta phải mau chóng từng bước chuyển sang
giáo dục kỹ thuật tổng hợp...để mang lại cho học sinh một tầm nhìn kỹ thuật
tổng hợp và các tri thức cơ bản ban đầu của giáo dục kỹ thuật tổng hợp, cụ
thể là các bài giảng về điện, điện khí hoá, về nông học, về hoá học. Kết hợp

7


với tham quan nhà máy, nhất là nhà máy điện, nông trường, bảo tàng kỹ
thuật...Tư tưởng này thực hiện trong thực tế, xuất phát từ nguyên lý giáo dục
kết họp với lao động sản xuất do C.Mác và Ph.Ăngghen tổng kết thời kỳ đầu
cách mạng công nghiệp. V.I.Lênin và các nhà giáo dục Nga đã đưa lên thành
nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, chỉ đạo việc
tổ chức nhà trường và tiến hành hoạt động giáo dục, giảng dạy. Từ đó, tất cả
các trường phổ thông đều mang tính chất giáo dục lao động và giáo dục kỹ

thuật tổng họp.
Bên cạnh những quan điểm về giáo dục và đào tạo nêu trên, V.I.Lênin
còn đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng: “//ọc, học nữa, học mãi!”, đã trở thành khẩu
hiệu, thành câu châm ngôn của hàng triệu, triệu các thế hệ không chỉ của nền
giáo dục ở Nga, mà còn là khẩu hiệu của nền giáo dục ở nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
Như vậy, cả C.Mác. Ph.Ănghen và V.I.Lênin đều khẳng định vai trò to
lớn của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự
tác động trở lại của phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục và đào tạo, chỉ
rõ ý nghĩa lớn lao và vai trò quyết định của giáo dục và đào tạo đối với việc
phát triển con người, nguồn lực con nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của mỗi quốc gia nói riêng.
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống yêu nước, truớc
khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước (năm 1911), thầy giáo Nguyễn Tất
Thành đã truyền bá tư tưởng yêu nước, thương nòi cho học trò Trường Dục
Thanh (Phan Thiết). Những năm hoạt động cách mạng tại Pháp, Bác Hồ cực
lực lên án “chính sách ngu dân” của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Trong
tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1921 -1925), Bác viết:
“Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu

8


một cách nghiêm trọng... Làm cho dân ngu đế dễ trị”, đó là chính sách mà các
nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất.
Trong cuốn “"Đường cách mệnh” (năm 1925) và “Chính cương vẳn tẳt
của Đảng” (2-1930), Bác cũng xác định rõ: Phải lập trường học cho công
nhân, nông dân, cho con em họ và “Phổ thông giảo dục theo công nông hóa”.
Đặc biệt, ở “Chương trình Việt Minh” (1941), Bác chủ trương: Hủy bỏ nền

giáo dục nô lệ. Gây dựng nền quốc dân giáo dục. Cưỡng bức giáo dục từ bực
sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc
mình. Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự, kỹ thuật để
đào tạo các lóp nhân tài... Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo dục quốc dân
làm cho nòi giống ngày thêm mạnh.
Khi Cách mạng Tháng Tám 1945 mới thành công, Bác đã công bố
“Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”,
trong đó, vấn đề thứ hai - là phải chống nạn dốt; vì “nạn dốt là một trong
những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng đế cai trị chủng ta. Hơn
chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ”. Và, Bác nhấn mạnh: “Một
dân tộc dốt là một dân tộc yểu. Vĩ vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chổng
nạn mù ch ữ \ Chỉ sau một tuần lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn
độc lập”, ngày 8-9-1945, Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học
vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.
Trong “Thư gửi cho học sinh”, ngày 5-9-1945, Bác viết: “Ngày nay các
em được cái may mẳn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một
nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công
dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát trien hoàn toàn
những năng lực sẵn có của các em”. Bác khích lệ học sinh chăm chỉ học tập
để làm rạng rỡ cho nước nhà:
“Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yểu hèn, ngày nay chủng ta
cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tố tiên đã đế lại cho chủng ta, làm sao cho

9


chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đỏ,
nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam cỏ bước tới đài vinh quang đế sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn

ở công học tập của các em”. (Sđd, 14, tr. 36) .
Cho đến bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục, ngày 15-101968, Bác lại nhấn mạnh yêu cầu của nền giáo dục và Đào tạo nước ta là phải
gắng sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh,
tiên tiến: ''Trên nền tảng giảo dục chỉnh trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải
phẩn đẩu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải
quyết các vẩn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không
xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”.
Bác Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là nghề
đào tạo những thể hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là
người vẻ vang nhất..., những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh...
Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng
CNXH được? Vĩ vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.
Để làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt.
Bác nhắc nhở: “Giảo viên phải chú ỷ cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên
môn, đức là chinh trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức...
Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
1.2. Đặc điểm của tỉnh Bắc Giang và thực tiễn giáo dục và đào tạo ở Bắc
Giang trước năm 2001.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, vãn hóa, xã hội tỉnh Bắc Giang
* Điều kiện tự nhiên
- Vị tri địa lí

10


Bắc Giang là tỉnh miền núi bán sơn địa, nằm ở phía Đông Bắc Bắc Bộ,
cách Thủ đô Hà Nội 50 kra về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
(Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng 100 kra về phía Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà

Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải
Dương và Quảng Ninh.
Bắc Giang cách không xa các khu công nghiệp và đô thị của vùng tam
giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng; nằm
trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội. Đó là
điều kiện thuận lợi để Bắc Giang có thể khai thác hiệu quả hành lang kinh tế
Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội.
-

Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.822 km2, dân số 1.555.720 ngưòi
(tính đến năm 2009), trong đó, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 9,5%, dân số nông
thôn chiếm 90,5%. Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc sinh sống, trong đó, đông
nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là ngưòi Nùng
chiếm 4,5%, người Tày 2,6%, người Sán Chay và người Sán Dìu mỗi dân tộc
1,6%, người Hoa 1,2%, người Dao 0,5 %.
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa thế Bắc Giang có cả 3 vùng: đồng bằng,
trung du và miền núi cao; trong đó khu vực trung du và miền núi chiếm
89,5% diện tích, khu vực đồng bằng chiếm 10,5% diện tích.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn là: sông cầu, sông
Thương và sông Lục Nam nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Những con
sông này tạo nên mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận tiện và cũng là
nguồn cung cấp tài nguyên nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và sản
xuất. Do có vị trí liên thông vói các tỉnh ở vùng Đông Bắc và vói hệ thống núi
non sông ngòi chằng chịt nên xưa kia Bắc Giang được gọi là “phên dậu phía

11



Bắc” của Kinh thành Thăng Long và ngày nay, Bắc Giang vẫn là địa bàn quân
sự trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức hành chính tỉnh Bắc Giang bao gồm 01 thành phố (thành phố Bắc
Giang) 01 thị xã (thị xã Chũ) và 09 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam,
Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà. Năm 2010,
tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 07 phường, 15 thị trấn với 2.455 thôn,
bản, tổ dân phố), trong đó, 169 xã thuộc khu vực miền núi và vùng cao, 44 xã
đặc biệt khó khăn.
*Điểu kiên kinh tế
Trong những năm qua, cùng vói sự đổi mới của đất nước, nền kinh tế của
tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng vói tốc độ
nhanh. Trong 5 năm (2005 - 2010), tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân
9%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 17,7%; nông nghiệp tăng 2,6%;
dịch vụ tăng 9,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 33,2%, tăng 9,9%; nông
nghiệp giảm còn 32,7%, (giảm 9,4% so với năm 2005); dịch vụ 34,1%. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 650 USD, tăng hơn 2 lần so với đầu năm 2005.
Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua những ngành kinh tế
trọng điểm của Bắc Giang như công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch,
dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng
với tốc độ cao. Tổng giá trị sản xuất đạt trên 5.234 tỷ đồng (tính đến năm
2008), tăng 13,9% so với 5 năm (2001 - 2005). Toàn tỉnh đã hình thành 6 khu
công nghiệp tập trung vói quy mô 1.275 ha và 30 cụm, điểm công nghiệp, vói
tổng diện tích 351,8 ha. Một số dự án công nghiệp lớn đã đi vào hoạt động bước
đầu có hiệu quả. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề tiếp tục có bước
cải thiện. Toàn tỉnh có hơn 15.000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và 435 làng
nghề, đời sống nhân dân trong các làng nghề ngày càng được nâng lên.

12



Cùng với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang có chuyển
biến mới. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đạt được kết quả khá.
Năm 2010, tổng sản lượng lưong thực đạt 642 nghìn tấn, trong đó sản lượng
thóc đạt 597.800 tấn, tăng 4,6%, năng suất lúa bình quân đạt 53,2 tạ/ha, tăng
3,8% so với năm 2009. Sản lượng vải thiều đạt 119.200 tấn. Tổng đàn lợn đạt
1,16 triệu con, tăng 2,6%; đàn bò 151 nghìn con, tăng 0,5% so với năm 2009 (tỷ lệ
bò lai Zebu chiếm 58%); đàn gia cầm 15,4 triệu con, tăng 7,1%; sản lượng thuỷ
sản đạt trên 22.000 tấn, tăng 14,6% so với năm 2009. Tỉnh tập trung chỉ đạo phát
triển những lợi thế của địa phương, nhất là vùng chuyên canh cây ăn quả có
diện tích gần 51.000 ha, trong đó vải thiều, vùng sản xuất lạc... cho năng suất,
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, cơ cấu mùa vụ,
giống, trình độ thâm canh có sự chuyển biến tích cực. Đã xuất hiện nhiều mô
hình sản xuất đạt giá trị kinh tế cao từ 50- 150 triệu/ha/năm.
Trong các lĩnh vực tài chính, thương mại, dịch vụ phát triển khá. Tổng
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh bình quân hàng năm tăng 26,7%. Việc huy
động và quản lý vốn đầu tư được thực hiện có hiệu quả. Tỉnh đã tập trung chỉ
đạo đầu tư phát triển. Tổng đầu tư xã hội của tỉnh tăng nhanh. Cơ cấu vốn đầu
tư đã có những đổi mới theo hướng xoá bỏ dần cơ chế bao cấp trong đầu tư.
Tỉnh đã dồn vốn đầu tư cho những công trình chủ yếu như nâng cấp hệ thống
giao thông, phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc, cấp, thoát nước, vệ
sinh môi trường, mở rộng đô thị, khu du lịch,... Đen năm 2010, 100% số xã có
đường ô tô đến trung tâm. Các xã đặc biệt khó khăn đã cơ bản xây dựng được
các công trình hạ tầng: điện, đường, trường học, trạm y tế.
*Điểu kiên văn hóa, xã hôi
Bắc Giang là nơi có nền văn hoá dân gian đặc sắc. Việt Yên có làng hát
quan họ, hát ví, hát chèo cổ; Yên Thế có hát tuồng cổ; tục hát soong hao, sli,
hát lượn... ở các vùng dân tộc thiểu số (Lục Ngạn) đang được bảo tồn và phát

13



huy. Bắc Giang có hàng nghìn công trình kiến trúc cổ như: Đình, đền, chùa,
miếu, phủ, từ đường.. .nhiều ngôi đình, chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử
văn hoá, điển hình như chùa Bổ Đà (Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên
Dũng), đình Thổ Hà (Việt Yên), đình Phù Lão (Lạng Giang)...vv. Nhiều nét
đẹp văn hoá đã trở thành biểu trưng mang giá trị truyền thống phản ánh nhiều
lĩnh vực của cuộc sống về mảnh đất và con người Bắc Giang.
Bắc Giang là vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Nơi đây
đã sản sinh và đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước. Trải qua 844 năm khoa
cử của các triều đại phong kiến (1075 - 1919), Bắc Giang có 66 người đỗ từ
tiến sĩ đến trạng nguyên, xếp thứ 8 trong các tỉnh thành có người đỗ tiến sĩ
trong cả nước. Trong đó, làng Yên Ninh (Việt Yên) có 10 người đỗ tiến sĩ,
đặc biệt gia đình Thân Nhân Trung có 4 người đều đỗ tiến sĩ gồm: ông, cha,
con, cháu và làm quan cùng triều. Thân Nhân Trung, người đã có áng văn
chương nổi tiếng được khắc trên văn bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử
Giám (năm Nhâm Tuất 1442) “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên
khí thịnh thì thế nước mạnh và ngày càng lớn lao. Nguyên khí suy thì thế
nước yếu và càng xuống thấp”. Thời nhà Mạc, Bắc Giang có Trạng nguyên
Giáp Hải là một danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ (năm Mậu Tuất 1538).
Phát huy truyền thống khoa bảng của ông cha, ngày nay Bắc Giang có
một đội ngũ hùng hậu hàng trăm giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học đã và đang
làm rạng rỡ, tô thắm thêm truyền thống văn hiến của quê hương Bắc Giang.
1.2.2. Giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang trước năm 2001
Sau cách mạng Tháng Tám thành công (1945), hệ thống giáo dục tỉnh
Bắc Giang được xây dựng và phát triển. Năm 1945, Ty Bình dân học vụ và
Thanh tra giáo dục tỉnh Bắc Giang được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là tổ
chức hoạt động giáo dục phổ thông và bình dân học vụ. Cuối năm 1945,
Trường Trung học Hoàng Hoa Thám - trường trung học đầu tiên của tỉnh Bắc


14


Giang được thành lập, đến năm 1957 được đổi tên thành Trường Trung học
Ngô Sĩ Liên. Trong năm học 1955 - 1956, toàn tỉnh có 103 trường cấp I, 03
trường cấp II và 01 trường cấp III với tổng số 16.704 học sinh.
Trong những kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1964 - 1972), quy mô
trường lóp và số học sinh không ngừng tăng. Năm 1970, ở mỗi huyện, thị xã
trong toàn tỉnh đã có 01 trường cấp III; bình quân cứ 03 người dân có 01
người đi học.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hệ thống giáo dục của tỉnh đã phát triển rộng
khắp và thực hiện cải cách, thống nhất theo hệ thống giáo dục quốc dân. Thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 1983 Ty Giáo dục đổi tên thành
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giáo dục chuyên nghiệp sát nhập vào Sở Giáo
dục và Đào tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc
Giang) quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục không ngừng phát triển.
Năm 1986, Bắc Giang chỉ có 321 trường (79 trường mẫu giáo, 226 trường
phổ thông cơ sở và 16 trường phổ thông trung học) với 289.016 học sinh, đến
năm 1996 sau 10 năm đổi mới, tỉnh đã thành lập và xây dựng thêm 234
trường, thu hút thêm 94.746 học sinh, nâng tổng số trường lên 555 trường
(năm 1996), trong đó có 124 trường mầm non, 195 trường tiểu học, 159
trường trung học cơ sở, 54 trường phổ thông cơ sở, 23 trường phổ thông trung
học với tổng số 383.762 học sinh.
Cùng vói sự phát triển chung của đất nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh
Bắc Giang đã đạt được những kết quả quan trọng; từng bước phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức
khoẻ nhân dân và đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Các cấp uỷ Đảng, chính
quyền và nhân dân trong tỉnh quan tâm chú trọng đầu tư, chăm lo cho sự
nghiệp sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ mầm non đến trung học phổ thông. Hệ


15


thống trường, lóp được kiên cố hoá; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo
viên ngành giáo dục từng bước chuẩn hoá góp phần quan trọng trong việc đào
tạo nguồn nhân lực ở địa phương.
Chất lượng giáo dục - đào tạo được tỉnh quan tâm chú trọng. Hàng năm,
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; đồng thòi
tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh liên hệ với các trường đại học mở các lóp
đào tạo theo địa chỉ, theo hệ cử tuyển. Việc bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học,
trung học cơ sở và trung học phổ thông được tiến hành thường xuyên theo địa
bàn cụm trường.
Công tác xây dựng cơ sở vật trường học phục vụ nhiệm vụ dạy và học có
chuyển biến tích cực. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau của Trung ương, các
tổ chức phi chính phủ (tiêu biểu là dự án Plan), nguồn vốn từ địa phương, huy
động vốn từ nhân dân...; tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học,
cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới theo hướng kiên cố, cao tầng. Đặc biệt,
mỗi huyện, thị xây dựng mới thêm các trường trung học phổ thông số 2, số 3
để từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh.
Việc đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học được quan tâm thực hiện. Sở
Giáo dục và Đào tạo đã trang bị tủ sách giáo khoa và sách tham khảo cho các
trường trong địa bàn tỉnh nói chung và các huyện miền núi (Sơn Động, Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên Thế) nói riêng.
Công tác quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp quản
lý giáo dục đã chủ động, tích cực tham mưu, đóng góp ý kiến cho các cấp uỷ,
chính quyền về giáo dục và đào tạo của địa phương, để từng bước nâng cao
chất lượng giáo dục. Mối quan hệ giữa ngành Giáo dục với địa phương, giữa
ngành Giáo dục vói các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh

được đẩy mạnh, huy động toàn bộ đóng góp của xã hội cho sự nghiệp trồng

16


ngưòi. ở các trường học, cán bộ quản lý đã chú trọng đến việc giáo dục đạo
đức và nâng cao chất lượng văn hoá cho học sinh, đặc biệt chăm lo đến nhiệm
vụ xây dựng đội ngũ giáo viên, yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng
giáo dục.
Công tác thanh tra giáo dục được coi trọng, lực lượng làm công tác thanh
tra thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Bộ máy thanh
tra giáo dục các cấp không ngừng được hoàn thiện, hoạt động thanh tra thực
sự chuyển trọng tâm sang thanh tra chuyên môn và thanh tra công tác quản lý
giúp cho hoạt động chuyên môn và công tác quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh
ngày càng hiệu quả hơn.
Nhìn chung giáo dục - đào tạo tỉnh Bắc Giang trước năm 2001 đã đạt
được kết quả đáng kể.
Quy mô, loại hình trường lớp phát triển họp lý, đáp ứng cơ bản nhu cầu
học tập của nhân dân, số học sinh phổ thông qua các năm học tăng nhanh. Các
trường dân tộc nội trú được củng cố. Đã có 90% số huyện, thị xã; 94% số xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học; 97% số xã, phường,
thị trấn đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ. Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận tỉnh Bắc
Giang là tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học [22, tr. 21-22].
Mặc dù được sự quan tâm đầu tư của toàn tỉnh cho sự nghiệp giáo dục và
đào tạo, song cơ sở vật chất ở một số trường tiểu học, trung học cơ sở ở một
số huyện vùng tmng du và đồng bằng (Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hoà...)
vẫn còn tình trạng yếu kém xuống cấp; việc bảo quản, sử dụng các trang thiết
bị dạy học ở một số trường học chưa tốt, một số giáo viên chưa tích cực tư
duy làm mới đồ dùng dạy học dẫn đến tình trạng “dạy chay, học chay”. Việc
tổ chức thanh tra ở khối phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã gặp

nhiều khó khăn do không có cán bộ thanh ứa chuyên trách, chế độ bồi dưỡng
trách nhiệm cho cộng tác viên thanh tra chưa đầy đủ, kịp thòi.

17


Giáo dục - đào tạo ở Bắc Giang trong những năm trước khi tái lập tỉnh
vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của địa phương. Chất lượng giáo dục
toàn diện còn chuyển biến chậm. Thiếu giáo viên, nhất là giáo viên trung học
cơ sở, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi. Một số trường vẫn còn tình
trạng dạy thêm, học thêm trái với quy định. Giáo dục miền núi, vùng cao gặp
nhiều khó khăn.

18


C hương 2
QUÁ TRÌNH ĐẢNG B ộ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (2001 - 2011)

2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển giáo
dục - đào tạo
2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định:
“Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện cơ bản để
phát huy nguồn lực con ngưòi - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững” [8, tr.107]. Đại hội đề ra mục tiêu phát triển của
giáo dục - đào tạo trong 10 năm (2001 - 2010) là:
Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự

tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp
luật, tinh thần hiếu học... Đào tạo lóp người lao động có kiến thức cơ bản, làm
chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ mới.
Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà
văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng nhân tài phải tận
dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [8, tr.115].
Đối với giáo dục phổ thông, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ trong giai đoạn
2001 - 2005 là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”; củng
cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ
cập trung học cơ sở trong cả nước; phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất
lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ; tăng cường cơ sở vật

19


chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường; tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân
sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá IX) tháng 7-2002 trên cơ sở đánh giá những
thành tựu và hạn chế của nền giáo dục nước ta sau 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng VIII và Nghị quyết Trung ương hai (khoá VIII), Hội nghị
khẳng định: “Sự nghiệp giáo dục ngày càng được đề cao và được toàn xã hội
quan tâm” [8, ừ. 127].
Hội nghị đề ra nhiệm vụ phát triển giáo dục đến năm 2005 và năm 2010,
xác định những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể đối vói giáo dục phổ thông là:
-

Giáo dục tiếu học


Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tăng tỷ lệ huy động
học sinh trong độ tuổi đến trường tiểu học từ 95% năm 2000 lên 97% năm
2005 và 99% năm 2010. Các trường tiểu học học đủ các môn ( 6 - 9 môn),
từng bước nâng tỷ lệ số các trường, lóp học 2 buổi trong ngày. Phấn đấu đến
năm 2010 tất cả các trường tiểu học đều đạt chuẩn quốc gia.
-

Giáo dục trung học

Ôn định chất lượng giáo dục toàn diện. “Đưa giảng dạy ngoại ngữ, chủ
yếu là tiếng Anh và Tin học vào tất cả các trường trung học cơ sở, các lóp
cuối tiểu học ở những nơi có điều kiện...” [8, tr. 44], Thực hiện tốt “phân
luồng” sau phổ thông cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các trường trung
học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc phân
ban ở trung học phổ thông. Phấn đấu đến năm 2007 tất cả các trường trung
học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
+ Giáo dục trung học cơ sở
Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế
thuận lợi vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung

20


×