Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Công tác tư tưởng giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên vĩnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế - luận văn cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.71 KB, 107 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mỗi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò
hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Sự phát triển
của thanh niên không những liên quan đến vận mệnh và tương lai của đất
nước, của dân tộc mà còn ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại. Vì thế bất cứ
quốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển, muốn vững vàng và
cường thịnh đều phải quan tâm đến việc chăm lo phát triển công tác tuyên truyền
giáo dục lối sống văn hoá cho thế hệ thanh niên.
Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học - công nghệ và kinh tế tri
thức. Do đó, chúng ta cần tăng cường hơn nữa công tác vận động thanh niên,
làm cho thanh niên có tinh thần hăng say lao động, học tập. Đây là một công
việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa trọng đại.
Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp
cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục phát
triển thanh niên, nhằm đào tạo ra những lớp người kế tục xứng đáng với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã từng khẳng định: “Vấn đề
thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố
và nguồn lực con người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất
nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay
không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và
rèn luyện thế hệ thanh niên”.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta đã xây dựng
được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe,
tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của


2



Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng;
có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động,
lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nuớc,
có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh phong
phú, môi trường sống an toàn. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự
biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, nhiều vấn đề về công tác
thanh niên đang đặt ra cần phải xem xét thấu đáo và xử lý kịp thời. Trong đó
có vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Đây là vấn đề
thu hút sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội.
Như chúng ta đã biết toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác
động ngày càng sâu rộng tới các mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nhận thức, lối sống của các giai tầng trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ những người nhạy bén, năng động thích khám phá và theo đuổi cái mới.
Nhưng ảnh hưởng đó vừa có mặt tích cực, lại vừa có mặt tiêu cực; vì thế, đòi
hỏi phải có sự định hướng đúng đắn, kịp thời. Trong bối cảnh như vậy, công
tác tuyên truyền, giáo dục, lối sống văn hóa cho thanh niên đang trở nên cấp
bách hơn bao giờ hết.
Là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc
cùng cả nước đang chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế,
tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nhằm tranh thủ thời cơ thuận lợi để đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Song, mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế
cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Vĩnh Phúc. Một trong
những thách thức đó là làm sao xây dựng được thế hệ thanh niên có tri thức,
có lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa lành mạnh, biết “gạn đục khơi


3


trong”, biết tiếp thu cái hay cái đẹp của nhân loại, đủ nhận thức và bản lĩnh để
nhận ra và vượt qua hoặc loại trừ cái xấu, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển
của tỉnh nói riêng, của đất nước nói chung.
Trong những năm qua, Vĩnh Phúc rất chú trọng công tác giáo dục lối
sống văn hóa cho thanh niên và đã đạt được không ít thành tựu đáng ghi nhận.
Từ những quan điểm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước ta, tỉnh Vĩnh
Phúc đã rất chú trọng đến công tác vận động thanh niên trong toàn tỉnh tham
gia các phong trào như “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác”, thực hiện
có hiệu quả phong trào “4 đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân
lập nghiệp”, “Tuổi trẻ sáng tạo”… Kết quả là từ các phong trào đó mà thanh
niên trong toàn tỉnh đã góp phần tích cực và có hiệu quả vào các chương trình
phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây những tác động tiêu cực của nền
kinh tế thị trường và sự hạn chế của các biện pháp giáo dục đào tạo thanh
niên, đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của thanh niên. Không ít
thanh niên dao động về lý tưởng, lệch lạc trong nhận thức về giá trị cuộc
sống, bàng quan với trách nhiệm xã hội; lười biếng trong lao động, chạy theo
lối sống thực dụng, buông thả, tự do tuỳ tiện; không chịu học tập, thiếu ý thức
rèn luyện phấn đấu vươn lên; thoái hoá về đạo đức, tình trạng phạm pháp
trong thanh niên có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, công tác vận động
thanh niên còn có sự tách bạch, chưa có sự kết hợp với công tác vận động
công nhân, nông dân, trí thức, phụ nữ… Nếu không khắc phục được những
hạn chế yếu kém trên thì chúng ta sẽ không thể có đội ngũ những thanh niên
“vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá với mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
Tình hình hiện tại cả ở trong nước và quốc tế đòi hỏi các cấp, các ngành
và toàn tỉnh Vĩnh Phúc phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, tầm quan



4

trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên; phải coi trọng
và đổi mới hơn nữa, nhằm nâng cao chất lượng, giáo dục lối sống văn hóa cho
thanh niên Vĩnh Phúc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài:
“Giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận văn thạc sĩ
ngành Công tác tư tưởng.
2. Tình hình nghiên cứu
Thanh niên và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là vấn đề đã
và đang được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý
quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau, nhất là trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá tích cực và chủ động hội
nhập quốc tế hiện nay. Đáng chú ý hơn cả là các công trình dưới đây:
- Xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh thiếu niên (Tập thể tác
giả, NXB Thanh niên, năm 1997), đề cập đến việc xây dựng nếp sống văn
hóa trong thanh thiếu niên; sự cần thiết, thực trạng và giải pháp xây dựng
nếp sống văn hóa trong thanh thiếu niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Nghị quyết đánh giá tổng
quát về tình hình thanh niên và công tác thanh niên trong hơn 20 năm đổi mới
đất nước; đồng thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng thế hệ thanh
niên; nêu quan điểm chỉ đạo, nhằm tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng đối với
công tác thanh niên.
- Luận văn thạc sĩ “Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng
cho sinh viên các trường đại học cao đẳng ở Hà Nội hiện nay”của Lê Anh

Tuấn năm 2002, đã nêu lên ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục thế


5

giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên nói chung, sinh viên Hà Nội nói
riêng; đánh giá thực trạng, phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện
chứng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng ở Hà Nội, góp phần phát
huy vai trò của lực lượng sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ báo chí “Báo chí với việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ
trẻ ngày nay (Khảo sát Báo Tiền phong, Báo Thanh niên và Báo Tuổi trẻ TP
Hồ Chí Minh từ 1/2007 đến 6/2008”), năm 2008 của Đoàn Doãn Đức đã nêu
lên sự cần thiết phải giáo dục lý tưởng cho thế hệ thanh niên; đồng thời làm rõ
vai trò của báo chí với việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ giai đoạn hiện nay.
- Đề tài “Một số vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống trong thanh niên
hiện nay” của PTS Chu Xuân Việt, năm 1998 đã nêu lên một số biểu hiện
lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên, đề tài cũng nêu lên một số
giải pháp để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên.
- Luận văn thạc sĩ “Vấn đề tuyên truyền, giáo dục lối sống cho thanh
niên sinh viên trên các báo Thanh niên” của Trần Thị Hiền, năm 1999 đã
làm rõ những biểu hiện, chiều hướng vận động của lối sống thanh niên, xác
định được các yếu tố xã hội tác động đến lối sống của thanh niên sinh viên.
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về vấn đề
tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy việc
triển khai đề tài “Giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ” là mới
mẻ, không trùng lặp với bất cứ công trình nào trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ thực trạng giáo dục lối sống
văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác này.


6

t c mc ớch trờn, lun vn cú nhim v:
- Lm sỏng t nhng võn ờ ly luõn vờ giỏo dc li sng vn húa cho
thanh niờn thi k hi nhp quc t vi nhiu tỏc ng c trong nc v
ngoi nc
- Phõn tớch thc trng giỏo dc li sng vn húa cho thanh niờn Vinh
Phuc; trong o ch ra nhng thnh tu cng nh cỏc mt cũn hn ch cua cụng
tac ny trong giai on t nc v tnh Vnh Phỳc ang y mnh cụng nghip
hoỏ hin i hoỏ v hi nhp sõu rng vo nn kinh t th gii hin nay.
- xut cac gii phỏp gúp phn nõng cao hiu qu giỏo dc li sng
vn húa cho thanh niờn Vnh Phỳc.
4. i tng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
* Đối tng nghiên cứu:
- Giáo dục li sng vn hoỏ cho thanh niên Vnh Phỳc.
* Khách thể nghiên cứu: Tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên, cán bộ
Đoàn, cán bộ Đảng, chính quyền, các ban, ngành ở tỉnh Vnh Phỳc liên quan, đến
công tác tuyờn truyn giáo dục li sng vn hoỏ cho thanh niên ở tỉnh Vnh Phỳc
* Phạm vi nghiên cứu:
Lun vn tp trung nghiờn cu vic giỏo dc li sng vn húa cho
thanh niờn Vnh Phỳc trong thi k y mnh cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ
v hi nhp quc t trong thi gian 5 nm (t nm 2005 - 2010)
5. C s lý lun v phng phỏp nghiờn cu ca lun vn
Lun vn thc hin da trờn c s lý lun ca ch ngha duy vt bin

chng v ch ngha duy vt lch s; nhng quan im ca ch ngha Mỏc
Lờnin, t tng H Chớ Minh v ng Cng sn Vit Nam v rốn luyn, giỏo
dc o c, li sng cho thanh niờn; nht l nhng quan im, ngh quyt,
ch th ca ng ta v giỏo dc, bi dng thanh niờn thi k y mnh cụng
nghip hoỏ - hin i hoỏ t nc.


7

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và lô gích, phân tích và tổng
hợp, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và phân tích tài liệu,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn sâu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
- Luận văn góp phần đưa ra cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
6.2. Về thực tiễn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động Đoàn,
đội của tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp; trong hoạt động bồi dưỡng, giáo dục
cán bộ Đoàn viên thanh niên của các trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng.
- Luận văn nêu lên tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tuyên truyền, giáo
dục lối sống văn hóa cho thanh niên và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên Vĩnh Phúc thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo thì nội
dung của luận văn được triển khai làm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giáo dục lối sống văn hoá cho
thanh niên Vĩnh Phúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội

nhập quốc tế.
Chương 2: Thực trạng giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên Vĩnh
Phúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
lối sống văn hoá cho thanh niên Vĩnh Phúc hiện nay.


8

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA
CHO THANH NIÊN VĨNH PHÚC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
......

1.1. Một số khái niệm có liên quan đến việc giáo dục lối sống văn

hóa đối với thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế
1.1.1. Lối sống
Ở Việt Nam khái niệm “lối sống” được xem xét với một góc nhìn tổng
hợp, trong đó có nói đến mối quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa
hoạt động sống và điều kiện sống của con người, giữa hoạt động sản xuất và
hoạt động phi sản xuất.
Nhấn mạnh vào hoạt động sống của con người, nhóm tác giả giáo trình
“Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam” định
nghĩa:
Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của
các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện
của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của

đời sống: trong lao động và hưởng thụ; trong quan hệ giữa người với người,
trong sinh hoạt tinh thần và văn hoá [15,tr.190].
Xem lối sống như những quan hệ xã hội, PGS.TS. Lê Như Hoa cho
rằng: “Lối sống là tổng thể các quan hệ xã hội của con người với những hình
thức và đặc trưng tiêu biểu cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý, nhóm xã hội
trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hoá cụ thể” [69,tr.10].
Trong đời sống khoa học ở nước ta, nhận thấy, có ba giai đoạn tiếp cận,
nghiên cứu vấn đề lối sống, như sau: từ năm 1970 trở về trước, lối sống được


9

nghiên cứu dưới góc độ triết học duy vật lịch sử; trong thập niên 80 của thế
kỷ XX, nó là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản
khoa học; và hiện nay, xã hội và văn hoá học là hai hướng tiếp cận khá phổ
biến trong nghiên cứu về lối sống.
Nổi lên trong lối sống là hoạt động của con người. Về thực chất, đó là
cách thức con người ứng xử với tự nhiên và với xã hội để bảo tồn và với phát
triển đời sống của mình. Vì vậy khái niệm “lối sống” bao hàm cả hai mặt
khách quan lẫn chủ quan. Mặt khách quan là điều kiện sống của con người,
trong đó bao hàm những đặc điểm của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định
mà cốt lõi là phương thức sản xuất. Mặt chủ quan chính là ý thức của con
người trong sự lựa chon cho mình một lối sống, dựa trên cơ sở của một lẽ
sống, một thái độ sống cụ thể, những mục tiru mà con người đặt ra. Vì vậy mà
PGS. Lê Như Hoa cho rằng: “Thuật ngữ lối sống có sự kết hợp biện chứng
giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, gắn với phương thức sản xuất của xã
hội, với chế độ chính trị xã hội, với hình thái kinh tế-xã hội” [71,tr.17].
Nếu lối sống là cách thức con người bảo tồn và phát triển đời sống
trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định thì có thể thấy thực chất
của lối sống là kiểu quan hệ với nhiều cấp độ: quan hệ với tự nhiên và xã hội;

quan hệ gia đình, làng xã và Tổ quốc…Tính chất của mỗi loại quan hệ trong
những điều kiện sống nhất định sẽ làm nên đặc trưng của từng lối sống: chinh
phục hay lệ thuộc, bóc lọt hay bình đẳng, đóng góp hay phụ thuộc, ăn bám…
Chính những nét đặc trưng này sẽ hình thành hệ thống chuẩn mực xã hội để
lối sống vận hành theo, tạo nên sự khác biệt của lối sống của từng cộng đồng
và cá nhân.
Từ những phân tích trên, có thể đi đến một định nghĩa như sau: Lối
sống là tổng hoà những dạng hoạt động ổn định của cộng đồng (dân tộc, giai
cấp, nhóm xã hội…) và các cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị


10

xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế
- xã hội nhất định.
Như vậy, có thể thấy lối sống như phạm trù trung tâm mà sự biểu hiện
của nó trên các mặt cụ thể đã làm thành các phạm trù khác. Từ góc nhìn này,
xây dựng lối sống có văn hoá là tác động để các mặt khác nhau của lối sống
đạt đến những giá trị tốt đẹp, tạo nên hạnh phúc và khả năng phát triển của cá
nhân và cộng đồng. Cũng từ đây cho thấy, để giáo dục lối sống văn hoá là
phải xây dựng và kết hợp nhiều yếu tố, nhiều mặt tạo nên tác động tổng hợp
để hình thành được lối sống theo những chuẩn mực xã hội đã định
1.1.2. Lối sống văn hoá
Khái niệm “lối sống văn hoá” ra đời là để nhấn mạnh đến yêu cầu về
phẩm chất văn hoá của việc xây dựng lối sống của cộng đồng, đặc biệt là của
thế hệ trẻ. Đó còn là kết quả nhận thức về thực trạng suy thoái trong lối sống,
thực trạng của lối sống thiếu văn hoá của một bộ phận dân cư hiện nay. Phần
nào, nó cũng nhấn mạnh đến vai trò chủ động của chủ thể trong việc tự giác
xây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Như vậy, lối sống như một phần của văn hoá nhưng trên thực tế lối

sống có văn hoá đối lập với lối sống thiếu văn hoá, kém văn hoá hay vô văn
hoá. “Văn hoá” ở đây được hiểu là giá trị là sự hài hoà trong ứng sử để đạt
đến các chuẩn mực xã hội, đạo đức của cộng đồng. Hệ giá trị là phạm trù
mang tính dân tộc, mang nét đặc thù của những thời đại nhất định. Ở Liên Xô
và các nước Đông âu trước đây, tính chất xã hội chủ nghĩa chính là nội dung
văn hoá của lối sống mà các quốc gia này ra sức xây dựng. Trong điều kiện
hiện nay, khi văn hoá được nhận thức như là nền tảng tinh thần của xã hội vừa
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, khi Đảng và
Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc thì văn hoá là giá trị mà lối sống phải đạt được. Trong thực tế văn hoá đã


11

trở thành nội dung, tính chất của nhiều hoạt động, nhiều hoạt động xã hội
như đời sống văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn hoá, ứng xử có văn hoá,
giao tiếp có văn hoá…Văn hoá ở đây là thước đo của sự hài hoà, của chuẩn
mực.
Chúng ta có thể hiểu, lối sống có văn hoá mà chúng ta xây dựng là lối
sống Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được hình thành trong điều
kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như một yêu cầu về nhân cách
của con người phát triển toàn diện trong chiến lược phát huy nguồn lực con
người để xây dựng đất nước hiện nay. Lối sống có văn hoá là phải phù hợp
với văn hoá của cộng đồng (bao gồm cả về truyền thống và hiện đại), đáp ứng
được đòi hỏi của sự phát triển xã hội, biểu hiện trong ứng xử với tự nhiên, với
xã hội và với bản thân mình. Lối sống có văn hoá bao gồm các đặc điểm cơ
bản: Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; yêu lao động, lao động
sáng tạo; sống có đạo đức trong sáng, có tình nghĩa trung thực, có tinh thần
tập thể và ý thức kỷ luật cao, không ngừng học tập và nâng cao trình độ về
mọi mặt. Ở Việt Nam lối sống có văn hóa đồng nghĩa với lối sống đẹp, thể

hiện trong lẽ sống, nếp sống của con người Việt Nam.
1.1.3. Thanh niên
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều
cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá
mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn
xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể. Các nhà tâm lý học thường
nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang
hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Dưới góc độ
kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổ
sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực. Với các triết gia, văn nghệ


12

sĩ, thanh niên lại được định nghĩa bằng cách so sánh hình tượng: “thanh niên
là mùa xuân của xã hội” là “bình minh của cuộc đời”.
Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thể
bao hàm được các nội dung, ý nghĩa nêu trên, trong phạm vi đề tài này thanh
niên được hiểu là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 15, 16
tuổi đến trên dưới 30 tuổi, gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội và có mặt
trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Tiếp cận từ góc độ xã hội học – dân cư có thể định nghĩa thanh niên là
một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia – dân tộc bao gồm tất cả
các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29. Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là
“thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư
khác của quốc gia – dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là “giới hạn độ
tuổi”. Nếu sử dụng thuật ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội – dân cư
“thanh niên” này thì có thể thấy “nhóm” này có đường ranh giới nhóm rất
mong manh, chẳng khác nào hai sợi dây ảo chắn giữa hai đầu một khúc sông

luôn luôn chảy, bởi lẽ các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ở
đầu kia do quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi” của các
thành viên. Và điều này cho thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội – dân cư
“động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn định. Đặc trưng này hàm chứa
cả những ưu điểm và cả những nhược điểm của nhóm xã hội – dân cư “thanh
niên”. Một mặt, nhờ quy luật là nhóm “động” thường xuyên cho nên nó luôn
là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất khó
xác lập cho mình những giá trị xác định có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền
vững. Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá trị, xác định
những chiều cạnh khách quan và chủ quan của văn hóa và lối sống của nhóm
này hết sức khó khăn và luôn hàm chứa độ dung sai và rủi ro cao.


13

Với ý nghĩa nhóm xã hội – dân cư thì thanh niên cũng có vai trò và ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia –
dân tộc. Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời
bắt đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc.” Thanh niên là nhóm
xã hội – dân cư có sứ mệnh đón nhận sự “trao truyền” giá trị, bàn giao nhiệm
vụ, ủy thác trách nhiệm, gửi gắm niềm tin của thế hệ đi trước (thế hệ già đã và
đang giữ vai trò lãnh đạo gia đình – cộng đồng – quốc gia dân tộc). Vì vậy, có
thể nói thanh niên chính là tương lai của toàn cộng đồng, dân tộc. Nếu thế hệ
thanh niên không được chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận sự bàn giao sứ mệnh, kế
tục các thế hệ đi trước thì số phận và tương lai của toàn bộ cộng đồng quốc
gia – dân tộc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Do tầm quan trọng của mối quan hệ liên thế hệ này mà sự giao phó –
nhận lãnh, bàn giao - kế tục, trao truyền - tiếp nhận giữa các thế hệ “già” và
thanh niên cũng luôn luôn nảy ra những xung đột phức tạp, đôi khi khá gay
gắt. Về phía các thế hệ “già”, họ thường có xu hướng trở nên bảo thủ, coi

những lựa chọn, những chế định và những mô hình, chính sách, quan niệm…
của thế hệ đi trước là tuyệt đối đúng, lo ngại thế hệ kế tục sẽ chỉnh sửa hoặc
thay đổi, phủ nhận tất cả, mà quên rằng đó là lựa chọn và quyết định có tính
lịch sử của thế hệ của họ mà thôi. Hơn nữa, họ cũng thường coi thanh niên là
những người non nớt, không đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để thay thế cho thế
hệ của họ, cho dù họ cũng từng trải qua thời thanh niên và ý thức đầy đủ được
rằng việc họ nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn là một tất yếu khách quan.
Về phía thanh niên thì không được quên rằng sứ mệnh của họ là người kế
tục, nhận lãnh trách nhiệm, sứ mệnh và các giá trị của các thế hệ già. Tuy
nhiên, vì họ là thế hệ của những người trẻ tuổi, là sản phẩm đích thực của thời
đại mà họ đang sống chứ không phải thuần túy chỉ là sản phẩm đào tạo, bồi
dưỡng của thế hệ “già”. Vì vậy họ là lớp người vô cùng năng động, không bị


14

động mà luôn luôn chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị hành trang cho tương
lai của bản thân mình và của quốc gia – dân tộc. Vì vậy, bên cạnh những gì họ
bị ảnh hưởng do tiếp nhận những sự trao truyền, giáo dục của thế hệ đi trước
thì họ luôn luôn có lựa chọn của riêng mình và thế hệ mình. Ngoài ảnh hưởng
của thế hệ “cha chú” trong cộng đồng gia đình hay quốc gia – dân tộc, trong
thời đại toàn cầu hóa, họ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức,
kinh nghiệm, giá trị và lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thế
giới. Với tất cả những điều kiện đó, thanh niên thường có xu hướng thử nghiệm
nhiều khả năng, nhiều lựa chọn, ngay cả khi họ còn chưa được chuẩn bị đủ tốt
cho những thử nghiệm đó, vì đối với họ, dù có phạm sai lầm vẫn có thời cơ làm
lại, thử nghiệm lại. Và vì vậy, phần đông thanh niên thường có xu hướng hoài
nghi, kiểm chứng lại những lựa chọn, chế định và quan niệm của thế hệ đi
trước, thậm chí cố tình phủ nhận, làm khác, coi đó như một phương thức để
khẳng định tư cách “người lớn” của mình. Đó là nguyên nhân thường dẫn đến

những “lệch chuẩn” trong ứng xử văn hóa của thanh niên. Khi những thử
nghiệm bị thất bại, những “lệch chuẩn” bị lên án thì thanh niên sẽ rơi vào tình
trạng bi quan, chán nản, phản kháng và thậm chí là phạm tội.
1.1.4. Lối sống văn hoá thanh niên
1.1.4.1. Lối sống thanh niên
Lối sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan của văn hóa được bộc lộ ra
trong quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống
của con người. Như vậy, lối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình
và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định
nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống
hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và
những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng


15

cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu
tượng… ngoại nhập.
Vận dụng cách tiếp cận trên khi nghiên cứu về lối sống và các xu
hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa với tốc độ ngày càng gia tăng hiện nay, một
mặt cần chú ý đến tác động và ảnh hưởng của những giá trị văn hóa, chế định
và phương thức ứng xử truyền thống đối với các nhóm thanh niên hiện nay.
Mặt khác, cần phải đặc biệt chú trọng việc khảo sát và phân tích ảnh hưởng
của các giá trị và các phương thức ứng xử văn hóa từ bên ngoài đối với các
nhóm thanh niên Việt Nam. Đồng thời cần phải đặt tất cả những sự khảo sát
và phân tích đó trong mối liên hệ ba chiều: chiều dọc: nhằm khám phá tác
động của những yếu tố đó và sự hiện thực hóa các tác động đó trong từng
“tiểu nhóm” của thanh niên Việt Nam được phân chia theo độ tuổi; chiều
phẳng ngang: nhằm tiếp cận và khám phá tác động của các yếu tố văn hóa

truyền thống – nội sinh và các yếu tố hiện đại – ngoại nhập đối với mỗi tiểu
nhóm thanh niên chia theo địa bàn cư trú, nghề nghiệp, sắc tộc hay tôn giáo;
và chiều sâu: nhằm khám phá mối liên hệ giữa những biến đổi của hệ giá trị
văn hóa với những biến đổi “bề mặt” của lối ứng xử, lối phục trang, ngôn
ngữ, lối lao động… của thanh niên. Cả ba cách tiếp cận đó sẽ cho phép nhận
diện và đánh giá xu hướng và mức độ biến đổi lối sống của thanh niên Việt
Nam trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ
động hội nhập quốc tế.
Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội hập
quốc tế hiện nay cần xây dựng lối sống có văn hóa, bởi văn hóa thẩm thấu sâu
đậm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và thể hiện nhiều khi qua từng hành vi
ứng xử, từng góc cạnh rất nhỏ nhưng lại có tác động lớn đến đời sống xã hội.
Xây dựng lối sống văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục nhân cách, từ nếp nhà đến
học đường, công sở và ngoài xã hội. Và nó sẽ đạt hiệu quả cao khi tự mỗi con


16

người gây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chính họ sẽ trở thành
một nhân tố có sức lan tỏa và thuyết phục đối với cộng đồng.
Xây dựng lối sống là chuyện của mỗi người nhưng cũng là việc của toàn
xã hội, liên quan đến hoạt động của hầu khắp các cấp, các ngành… Vấn đề xây
dựng lối sống văn hóa cần phải được triển khai mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ và
cần được duy trì thường xuyên. Bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức
để người dân quan tâm và chủ động, tích cực tham gia vào những vấn đề chung
của xã hội cũng rất cần tăng cường quản lý, kể cả những biện pháp cưỡng chế
mạnh đủ để răn đe, ngăn chặn những người cố tình vi phạm.
1.1.4.2. Văn hóa thanh niên
Văn hóa thanh niên cũng là một phạm trù được bàn luận khá sôi nổi
trên văn đàn khoa học ở Việt Nam và nước ngoài. Mặc dù phần đông các nhà

nghiên cứu đều có thể đồng ý với nhau về sự tồn tại khách quan của văn hóa
thanh niên, nhưng cách tiếp cận và định nghĩa về văn hóa thanh niên thì lại rất
khác nhau.
Khao khát được tự khẳng định khiến thanh niên luôn mong muốn được
mọi người nhìn nhận một cách đúng đắn về mình. Ðể thực hiện được điều đó
trước hết, nhiều bạn trẻ cảm thấy cần gây sự chú ý của người khác đối với
mình. Điều mà những người lớn tuổi có phần cho là kệch cỡm, khác đời trong
cách ăn mặc, nói năng, cử chỉ ở thanh niên và vị thành niên một phần là do sự
phản ánh các cách thức gây chú ý nói trên. Thanh niên cũng không thích đi
tìm những khuôn mẫu lý tưởng từ những gì xưa cũ, quen thuộc. Hình ảnh
người nông phu thuở trước bình dị trong đời thường, ngày này qua ngày khác,
không có gì thay đổi, chỉ biết cặm cụi với các công việc cày cuốc, cấy hái,
mặc dù có thể được kính trọng, nhưng thật khó có thể trở thành hình mẫu lý
tưởng của những thanh niên ham muốn phấn đấu vươn lên.


17

Văn hóa thanh niên, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế,
nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới. Sáng tạo và
đổi mới trở thành đặc trưng cơ bản của văn hóa thanh niên, làm nên bản chất
của văn hóa thanh niên. Chính sự vượt qua các lề thói, khuôn phép cũ, mà
không phải ai cũng có thể cảm thông và chấp nhận được ấy, đã tạo ra cho văn
hóa thanh niên một diện mạo đặc biệt. Văn hóa thanh niên là văn hóa thách
thức mọi giới hạn. Những đặc trưng về sự đổi mới và sáng tạo của văn hóa
thanh niên đã khiến cho nó có được một đặc trưng khác nữa, đặc trưng về sự
trẻ trung và sôi động, sự hồn nhiên và trong sáng. Về phương diện này, văn
hóa thanh niên đã mang dáng vẻ của một khuôn mặt trẻ thơ, đang mở rộng
cặp mắt trong sáng hướng về những mầu sắc mới mẻ và lung linh của cuộc
đời. Trong cặp mắt ấy chứa đựng biết bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu sự ngạc

nhiên, bao nhiêu những rung động đến ngỡ ngàng.
Một trong những đặc trưng quan trọng khác của văn hóa thanh niên là ở
tính nhân văn, nhân đạo của nó. Khi sự vấp ngã và thất bại còn đang ở phía
sau của những hồn nhiên và chân thực, thì những cái nhìn ban đầu của thanh,
thiếu niên về cuộc đời vẫn còn đầy chất thi vị của sự nhân ái. Ngoại trừ những
trường hợp đặc biệt, nhìn chung, với những đặc trưng riêng biệt của tuổi trẻ,
thanh niên thường hướng về con người và xã hội, hướng về các quan hệ xã
hội phía trước với ánh mắt thương cảm và sẻ chia. Ðiều đó tạo nên ở hầu hết
thanh niên những hành vi văn hóa mang tính nhân đạo, cảm thông sâu sắc với
con người.
Tính nhân đạo và nhân văn, tính hồn nhiên và trong sáng, tính mới mẻ
và sáng tạo trong văn hóa thanh niên đã tạo ra một chiều cộng cảm rộng lớn
trong thanh, thiếu niên.
Tính cộng đồng trong văn hóa thanh niên xuất phát trước hết từ chính
"tâm lý cộng đồng" của thanh, thiếu niên. Sự cộng hưởng giữa nhu cầu sinh


18

hoạt cộng đồng, nhu cầu biểu hiện mình, nhu cầu sáng tạo với bản chất ngây
thơ trong sáng của tuổi trẻ, đã tạo ra sức cuốn hút của văn hóa thanh niên.
Thực tế xã hội đã cho thấy, những lỗ hổng trong kiến thức cơ bản chưa
được lấp đầy, những thiếu hụt trong tư duy do hiểu biết vấn đề chưa thật thấu
đáo, triệt để, có thể kéo theo những nhận thức và hành vi không đúng đắn,
phản văn hóa ở thanh niên. Sự đổi mới, sáng tạo dễ trở thành manh động, dễ
dãi. Sự hồn nhiên, sôi động dễ trở thành bồng bột, quậy phá.
Để trả lời câu hỏi về những nguyên nhân dẫn tới các sai lệch trong văn
hóa thanh niên, chúng ta có thể phân tích nó trên hai khía cạnh. Thứ nhất,
quan hệ của văn hóa thanh niên với tính cách là một tiểu văn hóa với văn hóa
chung và với xã hội. Thứ hai, bản thân sự chuyển hóa nội tại trong văn hóa

thanh niên.
Cũng như tất cả các hình thái ý thức xã hội khác, văn hóa, trong đó có
văn hóa thanh niên chịu sự tác động mạnh mẽ của những điều kiện kinh tế- xã
hội của một đất nước. Sự lệch lạc của văn hóa thanh niên về thực chất là sự
phản ánh những lệch lạc trong xã hội đó. Một xã hội không tự điều chỉnh và
hoàn thiện, để các quan hệ xã hội ngày càng trong sáng, lành mạnh hơn, thì xã
hội đó cũng không có khả năng để giải quyết các lệch lạc trong văn hóa, trong
đó có văn hóa thanh niên. Trong trường hợp này, mọi sự thuyết phục, tuyên
truyền đơn thuần đều hạn chế tác dụng, thậm chí còn có thể tạo ra những phản
ứng ngược lại.
Thực tế cho thấy, cho đến nay, chúng ta vẫn còn những lúng túng trong
việc xử lý nhiều vấn đề về văn hóa thanh niên. Do chưa có những hiểu biết
đầy đủ về nhu cầu văn hóa của thanh, thiếu niên, chúng ta đã chưa đầu tư thật
đúng mức cho việc phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, chưa tạo
ra được các sân chơi hợp lý cuốn hút thanh niên tham gia.


19

Thiếu những hiểu biết về tính đổi mới và sáng tạo trong văn hóa thanh
niên, chúng ta cũng đã rất lúng túng khi bắt gặp những "sáng kiến" thái quá
trong các sinh hoạt văn hóa của thanh niên. Không ít những người lớn tuổi đã
không chịu nổi với những mốt thời trang "xa lạ" của con em mình. Ðâu đó
trong chúng ta không phải không xuất hiện những tiếng nói đòi phải cấm mái
tóc kiểu này, bộ váy kiểu kia. Thật ra đến một lúc nào đó khi các mốt thời
trang bị phê phán kia trở nên lỗi thời thì chẳng cần một sự ngăn cấm nào nữa
chúng cũng sẽ tự khắc biến mất .
Không thấy hết những đặc trưng về sự sôi động, trẻ trung của văn hóa
thanh niên, nhiều người thắc mắc vì sao thanh, thiếu niên ít say mê với văn
hóa, văn nghệ dân gian, với tiểu thuyết kinh điển, với âm nhạc cổ điển. Cần

phải giáo dục, định hướng để giúp thanh, thiếu niên xa lánh những thứ văn
hóa độc hại, nhưng cũng không nên ngăn cản sự trẻ trung sôi động, buộc các
bạn trẻ phải cảm thụ văn hóa theo cách thức của những người lớn tuổi.
Khi không hiểu đầy đủ những đặc trưng về tính cộng đồng của văn hóa
thanh niên, các nhà lãnh đạo, quản lý, các bậc phụ huynh đã có lúc tỏ ra ngỡ
ngàng trước sức mạnh lạ lùng của nó. Rất nhiều người đã không hiểu được vì
sao chỉ một trận bóng đá mà lại có thể lôi kéo hàng vạn thanh niên ra đường,
mang trên vai những lá cờ đỏ sao vàng, hô vang những khẩu hiệu, thức thâu
đêm suốt sáng. Cũng chỉ vì không hiểu thấu đáo về những lệch lạc có thể diễn
ra trong văn hóa thanh niên nên đôi khi chúng ta tỏ ra lúng túng trong việc xử
lý rất nhiều tình huống từ thực tế của cuộc sống, đặc biệt là đối với những
thanh niên bị lợi dụng để làm những điều sai trái.
Cần xây dựng những định hướng cơ bản cho việc phát triển văn hóa
thanh niên, với những đặc trưng của nó. Phải chú ý tới những đặc điểm của
văn hóa thanh niên trong việc xây dựng các chiến lược phát triển văn hóa,
phát triển nguồn lực con người, tạo điều kiện để phát huy những nhân tố tích


20

cực trong văn hóa thanh niên, hạn chế các mặt tiêu cực; hướng các mục tiêu
phát triển văn hóa thanh niên vào các mục tiêu xây dựng và phát triển trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.5. Giáo dục lối sống văn hoá thanh niên:
Trước bối cảnh toàn cầu hoá và giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay, vấn
đề giữ gìn và phát huy bản lĩnh dân tộc, bản sắc văn hoá Việt Nam càng đặt ra
hết sức cấp thiết. Thế hệ trẻ Việt Nam phải là những người đại diện xứng
đáng cho đất nước, cho nhân dân, đại diện cho những nét đẹp văn hóa của dân
tộc mình để tham gia giao lưu hội nhập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là

mùa xuân của xã hội"( thư của Bác Hồ gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc
nhân dịp tết năm 1946). Câu nói đó của Bác Hồ đã khẳng định niềm tin vào
thế hệ trẻ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước lúc đi
xa, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết", "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa "hồng", vừa "chuyên". Quán triệt tư tưởng của Người, từ khi
ra đời đến nay, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định
thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ
trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng
hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Có thể nói, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc ở mọi
thời đại. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không được sao nhãng việc
vun đắp nền tảng của quá trình “trồng người” cho thế hệ trẻ. Nhìn chung, đại
đa số đoàn viên thanh niên ngày nay có lập trường chính trị vững vàng, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có chí tiến thủ, tích cực học


21

tập, trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng, sẵn sàng tình nguyện đến những
nơi khó khăn, gian khổ để đem sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết của mình phục
vụ, cống hiến cho đất nước. Đã và đang xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu
trong học tập, lao động và sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoàn viên thanh
niên được trang bị một số vốn kiến thức kỹ thuật, chuyên môn hẹp nhất định
nhưng lại thiếu một nhãn quan rộng, thiếu một tầm nhìn ra ngoài ngành nghề
hẹp của mình, cho nên bị hạn chế ngay trong việc phát triển chuyên môn, và
càng bị hạn chế khi đứng trước những vấn đề xã hội, văn hóa không thuộc
phạm vi chuyên môn hẹp của mình. Hầu như mỗi người chỉ biết việc của

mình, chỉ lo cho mình, ít khả năng và cũng không thích thú hợp tác với bạn bè
đồng nghiệp, tự ngăn cách mình, không hòa nhập vào dòng chảy văn minh
của thời đại.
Sự thiếu hụt trình độ văn hóa phổ quát đang tác động mạnh đến đời
sống tinh thần của thế hệ trẻ. Đó là chất xúc tác làm cho một bộ phận đáng kể
thanh thiếu niên đứng trước nguy cơ xuống cấp về đạo đức, xa rời các giá trị
truyền thống của dân tộc. Nói đến tuổi trẻ là nói đến hoài bão, nói đến ước mơ
và hành động, nhưng có một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi, trong
đó có những sinh viên của chúng ta, là lực lượng chủ lực sẽ bổ sung vào đội
ngũ trí thức, lại thiếu những năng lực cần thiết để đương đầu với những biến
động đầy phức tạp của xã hội hiện đại khi thiếu khả năng phê phán, yếu năng
lực tư duy sáng tạo để tìm ra con đường giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Và nói đến tuổi trẻ, không thể không nói đến thanh thiếu niên nông thôn với
cuộc sống phần lớn ở làng quê, nơi kinh tế có phần nào cải thiện, nhưng lối
sống chưa mấy đổi thay, đời sống văn hóa hiện nay đang còn nghèo nàn, lại
đang hứng chịu những mặt trái của văn minh đô thị.


22

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều
lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và
sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ,
luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu
kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi
trước và toàn xã hội.
1.2. Vai trò của việc giáo dục lối sống văn hoá thanh niên trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, vị trí

vai trò của thanh niên ngày càng được khẳng định. Nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội song cũng đan xen không ít khó khăn,
thách thức đối với thế hệ trẻ, nhất là việc xác định lý tưởng, định hướng,
khích lệ thanh niên không ngừng vươn lên lập thân, lập nghiệp.
Thực tế trong những năm qua cho thấy, thanh niên là lực lượng lao
động trẻ luôn xung kích trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo đất
nước. Họ ngày càng phát triển toàn diện cả về chất lượng và số lượng, có
nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của quê hương trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh và quá trình
hội nhập quốc tế.
Thanh niên là đối tượng rất nhanh nhạy khi tiếp thu những tinh hoa,
thành quả của hội nhập nhưng cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những
tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập.
Để thanh niên phát huy được thế mạnh, tiếp thu có chọn lọc những kiến
thức, thành quả khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội... của thế giới và giữ vững
bản lĩnh trong thời kỳ hội nhập, trước hết thanh niên cần phải hiểu đầy đủ ý
nghĩa, bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội, thách thức, những


23

công việc phải làm khi hội nhập kinh tế quốc tế để sẵn sàng hội nhập có hiệu
quả, đồng thời giữ vững và phát huy các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc, có
lòng tự tôn, tự hào về lịch sử, truyền thống của quê hương dân tộc, tận dụng cơ
hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác, thanh niên ngày nay không chỉ cần trang bị cho mình một
kiến thức chuyên môn vững vàng, một phẩm chất đạo đức cao đẹp, mà còn
phải trang bị cho mình một bản lĩnh chính trị và bản lĩnh khoa học.
Bản lĩnh chính trị là khả năng làm chủ bản thân trong mọi tình huống,
có cách ứng xử đúng đắn khôn ngoan trong mọi hoàn cảnh; là trình độ và tiềm

lực trí tuệ vững chắc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm theo đúng
đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước; là sự kiên định con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội do Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tích cực đấu
tranh chống lại âm mưu của kẻ thù, không dao động trước những luận điệu
của bọn phản động.
Xây dựng bản lĩnh chính trị phải đi đôi với xây dựng bản lĩnh khoa học
trong thanh niên vì sự nghiệp đổi mới hiện nay cần phải có trình độ học vấn,
chuyên môn sâu, kinh nghiệm và tư duy sáng tạo thực tế. Bản lĩnh khoa học
còn được hiểu là sự say mê học tập, lao động sáng tạo, tinh thần vượt khó
nhằm hướng tới trình độ mới, tạo ra tiềm lực trí tuệ vững chắc, đủ năng lực
thích ứng và nhạy bén trước thực tiễn.
Nhận thức được nhiệm vụ lớn lao mà Đảng và Nhà nước giao phó, mỗi
đoàn viên thanh niên phải ra sức nỗ lực phấn đấu và rèn luyện, không ngừng
học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,
khả năng giao lưu, hợp tác quốc tế; đồng thời phát huy truyền thống anh
hùng, bất khuất của quê hương dân tộc, đề cao tinh thần xung kích, không
ngại khó khăn, gian khổ, năng động, sáng tạo, hành động thiết thực, cống hiến
cho sự phát triển của quê hương đất nước.


24

Xây dựng bản lĩnh thanh niên là việc làm rất có ý nghĩa quan trọng,
đảm bảo sự phát triển bền vững, đúng định hướng của đất nước. Vì vậy, cần
được xã hội, chính quyền đoàn thể và Đoàn thanh niên quan tâm nghiên cứu,
tiến hành những giải pháp cần thiết, nhằm xác lập được bản lĩnh chính trị và
bản lĩnh lĩnh hội khoa học chuẩn bị hành trang cần thiết để tuổi trẻ bước vào
thế kỷ mới thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê
hương đất nước.
Thanh niên là nguồn lực quan trọng trong nguồn lực của đất nước.

Trong đó tổ chức Đoàn là đội hậu bị tin cậy của Đảng. Theo nghĩa này, định
hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của thanh niên là một trong những
yếu tố quan trọng đối với mục tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa thời
kỳ đổi mới. Mối quan hệ này phần nào phản ánh vai trò của thanh niên đối
với sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
hiện nay.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện
nay việc giáo dục dục lối sống văn hoá ngày càng có vai trò rất quan trọng,
giúp thanh niên có văn hoá ứng xử tốt đối với bản thân và những người xung
quanh mình.
Mỗi người đều có thể nhìn thấy những cái xấu của người khác một cách
dễ dàng, song để nhận ra lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình thì không đơn
giản. Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta thường tìm về cội nguồn của
những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vì, "văn hóa" là những giá trị vật chất
và tinh thần của một dân tộc, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biểu
hiện của văn minh. "Ứng xử" là sự thể hiện thái độ, hành động thích hợp
trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác. Văn hóa ứng xử là
cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống. Việc


25

ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản
ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc.
Một trong những tiêu chí để đánh giá một xã hội văn minh, một gia
đình văn hóa - đó là ý thức, hành vi biểu hiện nơi công cộng. Nhưng trong
thực tế cuộc sống hiện nay, những hành vi thiếu văn hóa của một bộ phận nhỏ
thanh niên vẫn diễn ra hàng ngày, cho chúng ta thấy, văn hóa ứng xử trong
giới trẻ còn nhiều bất cập. Xã hội ngày càng văn minh thì văn hóa ứng xử lại
càng là vấn đề nhạy cảm của giới trẻ hiện nay. Văn hóa không thể cho lên bàn

để cân, cũng không thể đem ra đong đếm. Văn hóa ứng xử không hẳn tỉ lệ
thuận với trình độ học vấn của con người. Người có trình độ học vấn cao
nhưng cách ứng xử chưa chắc có văn hóa; ngược lại, nhiều người học vấn
thấp nhưng cách ứng xử lại rất văn hóa và họ nhận được sự quý mến và tôn
trọng của mọi người.
Hầu hết giới trẻ hiện nay đều khao khát muốn được thể hiện bản thân
mình. Để làm được điều đó, một số bạn trẻ cho rằng bằng mọi cách cần gây
sự chú ý của người khác đối với mình. Điều mà người lớn thường cho là kệnh
cỡm, khác người, thì một số thanh niên lại gọi đó là “sành điệu”, thời thượng.
Những lời nói có phần cộc lốc, thiếu văn hóa lại được gọi là đẳng cấp, đúng
chất. Những câu chửi thề nói tục xuất hiện với tần số cao trong ngôn ngữ của
một bộ phận thanh niên. Những biểu hiện này của thanh niên đang khiến cho
toàn xã hội hết sức lo ngại.
Khi văn hoá ứng xử của một số thanh, thiếu niên xuống cấp, lỗi chủ
yếu là do chính bản thân họ. Trình độ nhận thức còn hạn chế, thậm chí sai
lệch, dẫn đến hành vi không đúng đắn, vô văn hóa của một số thanh niên hiện
nay. Bên cạnh đó, cũng có tác động từ người lớn, từ cách giáo dục của gia
đình, nhà trường và sự ảnh hưởng của xã hội. Bởi vì, khi bố mẹ, thầy cô chỉ
chú trọng vào việc dạy kiến thức văn hóa, mà không quan tâm hướng dẫn các


×