Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá chất lượng rau và môi trường đất trong sản xuất rau tập trung tại huyện hoài đức thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 84 trang )

HọC VIệN NÔNG NGHệP VIệT NAM

TRầN THị HOAN

ĐáNH GIá CHấT LƯợng rau và môi trờng đất
trong sản xuất rau tập trung tại huyện hoài đức,
thành phố hà nội

LUậN VĂN THạC Sĩ

NHà XUấT BảN ĐạI HọC NÔNG NGHIệP 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HOAN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG RAU VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
TRONG SẢN XUẤT RAU TẬP TRUNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ

: 60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN DANH THÌN

HÀ NỘI, NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Thị Hoan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Trần Danh Thìn, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn chỉnh luận văn này.
Tập thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam, luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian tôi học tập và thực
hiện đề tài.
Bà con nông dân, nơi tôi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn


Trần Thị Hoan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

0

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

Danh mục các chữ viết tắt


viii

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

1

2.1. Mục đích nghiên cứu

1

2.2. Yêu cầu nghiên cứu

2

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1. Một số khái niệm

3


1.1.1. Khái niệm rau và môi trường đất trồng rau

4

1.1.2. Khái niệm về các loại hóa chất dùng trong trồng rau

4

1.2. Thực trạng sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau

6

1.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV

6

1.2.2. Thực trạng sử dụng phân bón hóa học

8

1.3. Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp đến sản xuất rau
1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón hóa học
1.3.2. Thực trạng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên rau

9
9
11

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


16

2.1. Đối tượng nghiên cứu

16

2.2. Phạm vi nghiên cứu

16

2.3. Nội dung nghiên cứu

16

2.4. Phương pháp nghiên cứu

16

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

16

Page iv


2.4.2. Phương pháp điều tra


17

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

18

2.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến
chất lượng rau và đất

18

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu:

21

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức

22

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

22

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức

25


3.2. Tình hình sản xuất rau xanh trên địa bàn Huyện Hoài Đức

26

3.2.1. Diện tích sản xuất rau xanh

26

3.2.2. Các chủng loại rau trên địa bàn nghiên cứu

28

3.2.3. Thành phần sâu bệnh hại rau xanh

28

3.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau xanh

30

3.3.1. Các loại thuốc BVTV trên rau xanh

30

3.3.2. Số lần phun thuốc cho 1 vụ

33

3.3.3. Thời gian cách ly thuốc BVTV trên rau


34

3.3.4. Dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau xanh

37

3.4. Thực trạng sử dụng phân bón trên rau

40

3.4.1. Thực trạng sử dụng phân bón

40

3.4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến chất lượng rau và môi
trường đất

42

3.5. Giải pháp giảm thiểu sự tác động của thuốc BVTV và phân bón đến chất
lượng rau và môi trường đất.

48

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO


52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước

8

1.2

Kết quả điều tra mức độ sử dụng phân khoáng cho rau tại Ðà Lạt

9

1.3

Dư lượng HCBVTV trong rau xanh


11

1.4

Kết quả dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn trong mỗi loại rau:

12

2.1

Hoạt chất sử dụng trong thí nghiệm thuốc BVTV

17

2.2

Chủng loại rau nghiên cứu

18

2.3

Loại phân và hàm lượng phân bón sử dụng trong công thức thí nghiệm

19

2.4

Loại phân và hàm lượng phân bón sử dụng trong công thức đối chứng


20

3.1

Tổng hợp các yếu tố khí hậu từ năm 2010-2014

23

3.2

Cơ cấu lao động huyện Hoài Đức (Đơn vị: 1.000 người)

25

3.3

Diễn biến diện tích sản xuất rau xanh trong 1 vụ trên địa bàn nghiên cứu

26

3.4

Diện tích sản xuất rau xanh các loại năm 2014

28

3.5

Thành phần sâu bệnh hại chính trên rau trong huyện Hoài Đức


29

3.6

Loại rau và thời gian gây hại của sâu bệnh hại trên rau

30

3.7

Các loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau

31

3.8

Số lần phun thuốc cho 1 vụ trên địa bàn trong 1 năm

33

3.9

Kết quả thí nghiệm về thời gian cách ly thuốc BVTV trên rau

35

3.10

Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên một số loại rau vụ

đông xuân năm 2014 và vụ hè năm 2015.

37

3.11

Dư lượng thuốc BVTV của rau thông thường so với rau an toàn

38

3.12

Chủng loại rau sản xuất phát hiện có dư lượng thuốc BVTV

39

3.13

Các loại phân bón lót chính được sử dụng trên địa bàn nghiên cứu

40

3.14

Các loại phân bón thúc chính được sử dụng trên địa bàn nghiên cứu

41

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vi


DANH MỤC HÌNH
Số hình
3.1

Tên hình

Trang

Diện tích sản xuất rau của vùng rau an toàn so với vùng rau thông
thường năm 2014

27

3.2

Thời gian cách ly thuốc BVTV trên rau

36

3.3

Thời gian cách ly phân bón trên rau

42

3.4


Hàm lượng Nitrate trong cải xanh sau thu hoạch

43

3.5

Kết quả pH đất

44

3.6

Kết quả hàm lượng chất hữu cơ trong đất

45

3.7

Kết quả hàm lượng Coliform trong đất

46

3.8

Kết quả số lượng giun trong đất

46

3.9


Hàm lượng Nitrat trong đất

47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AOAC

Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thức

BVTV

Bảo vệ thực vật

BYT

Bộ y tế

CT

Công thức

DLVTC

Dư lượng vượt tiêu chuẩn


FAO

Tổ chức nông lương Liên hợp quốc

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

GC

Sắc ký khí

ha

Hecta

HPLC

Sắc ký lỏng cao áp

HTX

Hợp tác xã

MRL

Giới hạn tối đa cho phép

MS


Detector khối phổ

PHH

Phân hóa học

PT & CNCLSP

Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm



Quyết định

RAT

Rau an toàn

TCN

Tiểu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nghề trồng rau ở nước ta với xu thế là một nền sản xuất thâm
canh, cùng với mức tăng về diện tích, tăng vụ, tăng năng suất sản lượng, chủng
loại rau phong phú thì công tác BVTV đã và đang áp dụng trên rau là vấn đề
đáng quan tâm và lo ngại. Bên cạnh đó việc tăng mức đầu tư phân bón (nhất là
phân đạm), tưới phân tươi, ... đã làm cho sản phẩm rau xanh bị ô nhiễm.
Trong sản xuất rau xanh người nông dân chỉ chú trọng đến năng suất và
hiệu quả kinh tế, chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nên đã áp dụng những
tiến bộ kỹ thuật về hóa học, nông hóa thổ nhưỡng, công nghệ sinh học,... một
cách ồ ạt và thiếu chọn lọc, đã làm tăng mức độ ô nhiễm sản phẩm rau, gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường sống bị ô nhiễm, cân bằng
hệ sinh thái bị phá vỡ.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên các vùng chuyên canh rau, chúng ta
cần thiết phải xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm, xây dựng các biện
pháp canh tác hợp lý nhằm hạn chế mức thấp nhất các dư lượng hóa chất có trong
sản phẩm gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở những
vùng chuyên canh rau, đánh giá ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp đến chất
lượng nông sản và môi trường sống nhằm bổ sung những kiến thức đã học và
nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường cho cộng đồng là rất cần thiết
đối với những sinh viên ngành môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng rau và môi trường đất trong sản xuất
rau tập trung tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá chất lượng rau và môi trường đất trong sản xuất rau tập trung tại
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp sử dụng phân
bón, thuốc BVTV trong sản xuất rau một cách hợp lý nhằm bảo vệ môi trường và

sức khỏe con người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Điều tra tình hình sản xuất rau tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội;
- Điều tra tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên rau tại địa
phương;
- Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản
xuất đến chất lượng rau và môi trường đất tại địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm rau và môi trường đất trồng rau
a. Rau là gì?
Theo Lê Thị Khánh (2009), rau là cây hoặc phần ăn được và thường là
mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để
nấu hoặc ăn sống.
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về “rau” chỉ có thể
dựa trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa
ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các
loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng,

như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Phân loại rau dựa vào bộ phận sử dụng được xếp thành 6 nhóm chính:
- Rau ăn lá: cải bắp, cải bao, cải bách khẩu, cải bixen, rau dền, cơm xôi, xà
lách, diếp.
- Rau ăn quả: cà chua, cà, dưa chuột, bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp, đậu cô ve,
đậu trạch, đậu trạch, đậu rồng, đậu Hà Lan, su su, đậu cô bơ, ....
- Rau ăn củ: cà rốt, củ cải trắng, củ dền, củ đậu, su hào, khoai tây, măng tây, ...
- Rau ăn nụ, hoa: súp lơ, atiso, hoa thiên lý, ...
- Rau gia vị: ớt, hành, tỏi, mùi, nghệ, gừng, hành tây, ...
- Nấm: nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm hương.
b. Đất trồng rau
Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chứa rất nhiều chất
dinh dưỡng phong phú, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Vì vậy cây rau yêu cầu
đất rất nghiêm khắc. Đất trồng rau phải giữ nước, giữ phân tốt, phải nhẹ, tơi xốp,
giàu chất dinh dưỡng, độ pH trung tính, không bị nhiễm chất độc hại (Tạ Thu
Cúc, 2005).
Tầng đất canh tác dày từ 20 – 40 cm, mặt đất bằng phẳng, hoặc hơi thoai
thoải về một phía. Các loại đất quan trọng cho sản xuất rau là: đất thịt pha cát, đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


thịt nhẹ, đất thịt mịn, đất thịt pha sét và đất phù sa ven sông. Đất trồng rau cần bảo
đảm thành phần cát khoảng 50-60%, sét khoáng 25-40%. (Tạ Thu Cúc, 2005).
Theo Tạ Thu Cúc (2005) khi thu hoạch vùng sản xuất rau cần quan tâm lý
tính và hóa tính của đất. Đất trồng rau cần bảo đảm tỷ lệ thích hợp giữa các chất
rắn, lỏng, khí. Mặt khác, khi quy hoạch vùng sản xuất rau cần phải nghiên cứu
điều kiện thời tiết khí hậu. Diện tích canh tác lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều

yếu tố: dân cư nhiều hay ít, thị hiếu người tiêu dùng, điều kiện tự nhiên, tiêu
chuẩn rau của mỗi người/ ngày, trình độ sản xuất rau, nhiều yếu tố ngoại cảnh.
Vùng sản xuất rau phải thuận tiện vận chuyển cho nội vùng, ngoại vùng
hoặc xuất khẩu. Canh tác rau cần xây dựng các hệ thống đường, bờ vùng, bờ
thửa, mương tưới (Tạ Thu Cúc, 2005)
1.1.2. Khái niệm về các loại hóa chất dùng trong trồng rau
Hóa chất dùng trong nông nghiệp bao gồm: hóa chất dùng trong trồng trọt
(phân bón, thuốc BVTV, ....) và hóa chất dùng trong chăn nuôi (thức ăn tổng
hợp, thuốc thú y, ...).
Theo Điều lệ quản lý thuốc BVTV (2002), hóa chất dùng trong công tác
BVTV đều được mang tên chung là thuốc BVTV hay nông dược. Thuốc BVTV
là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các
chế phẩm khác dùng để trừ sinh vật gây hại và tài nguyên thực vật. Gồm các chế
phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, vi sinh vật và các
chế phẩm điều hòa sinh trưởng sinh vật, chất làm rụng hay khô lá; các chế phẩm
có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật
đến để tiêu diệt. Thuốc BVTV có độc tính chọn lọc sử dụng trên cây trồng vẫn có
khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu sử dụng không đúng cách.
Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân
loại theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại
theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có
nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau:
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy
trong môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối

thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn
tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc
thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi
trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng
rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao,
khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối
mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra
để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh
trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự
phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang
tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và
môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít
độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm
từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một
hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp
chúng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. (Trần Thị Thu Hà, 2009)
Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông lâm nghiệp được
chia làm 3 loại:
Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp.
Trong qúa trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 5


thể là phân đạm, lân, kali, canxi, lưu hùynh… Phân hóa học có thể là phân đơn
(chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố
dinh dưỡng).
Phân hữu cơ bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực vật như
phân chuồng , phân xanh và các loại phân chế biến. Dùng bón cho đất để làm
tăng độ phì nhiêu cuả đất.
Phân vi sinh vật là phân bón có chứa các loài vi sinh vật có định đạm,
chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
1.2. Thực trạng sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau
1.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV
Ở Việt Nam, từ lâu người trồng rau đã biết sử dụng thuốc BVTV để phòng
trừ sâu bệnh hại cho rau. Tác dụng tích cực có thể nhìn thấy của thuốc BVTV là
phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhanh, hiệu lực của thuốc được duy trì lâu dài,
nhưng sự tồn dư của thuốc BVTV trong bộ phận của rau không thể phát hiện
bằng mắt thường. Trình độ hiểu biết của người dân còn hại chế và cộng với lợi
ích trước mắt, người nông dân đã quá làm dụng thuốc BVTV, không tuân thủ
thời gian cách ly dẫn đến dư lượng thuốc BVTV trong các bộ phận cây rau vượt
quá ngưỡng cho phép. Hậu quả đem lại là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người và động vật, gây ngộ độc thức ăn, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Khi sử
dụng thuốc BVTV không chính xác và khoa học sẽ phá vỡ quần thể tự nhiên, gây
ô nhiễm môi trường đất và nước.
Theo Báo Dân trí (2009), trong 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã kiểm tra có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, trong dó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép.
Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong dó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng

thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Mới dây,
trong số 24 mẫu rau xanh lấy tại các cơ sở sản xuất rau Hà Nội, có mẫu rau cải
xanh, dư lượng hoạt chất thuốc Fipronil vượt 12,5 lần mức dư lượng tối da cho
phép. Tại Bình Dương, kiểm tra 228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng clo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


và 9 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn. Tại Đồng Nai, kiểm tra 495
mẫu rau, có tới 56 mẫu có dư lượng thuốc BVTV cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép. Một số loại rau thường phát hiện chứa nhiều dư lượng thuốc BVTV
như: hành, cà chua, đậu đỗ, mướp đắng, dưa chuột …Tổng diện tích sản xuất rau
quả hàng năm của Nghệ An khoảng 15.137 ha, sản lượng đạt từ 150 – 170 nghìn
tấn với phong phú chủng loại. Qua điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên
cây trồng rau cho thấy, hàng năm có tới 60,8% nông dân sử dụng thuốc BVTV
sai quy trình. Trong đó: không đảm bảo thời gian cách ly 25%, sử dụng thuốc
không nằm trong danh mục trên cây rau 42,3%, sử dụng không đúng liều lượng,
kỹ thuật 30%. Các loại thuốc được sử dụng trên rau lên tới 27 loại, trong đó
nhóm được coi là ít nguy hiểm là thuốc kích thích sinh trưởng chỉ có 4 loại, còn
lại là 15 loại thuốc trừ sâu và 8 loại thuốc trừ bệnh. Trong năm 2011, chi cục
BVTV cũng đã tiến hành lấy mẫu phân tích tồn dư thuốc BVTV trên cây rau, số
mẫu phát hiện dư lượng lên tới 18/90 mẫu (chiếm 20%).
Trên thế giới, nền công nghiệp thuốc BVTV phát triển rất nhanh để đáp
ứng đòi hỏi ngày càng to lớn của nền nông nghiệp thâm canh cao. Yêu cầu về
mức độ an toàn và sự đánh giá chặt chẽ về ảnh hưởng của thuốc đến môi trường
và người tiêu dùng đã làm cho chi phí cho sự ra đời một loại thuốc mới hiện nay
là rất cao. Theo IUPAC – KSBS (2003), chi phí này trung bình hiện nay là 184
triệu đô là Mỹ, gấp 8 lần so với 20 năm trước đây.
Theo Charles (2004) nghiên cứu ở Mỹ năm 2004 cho thấy thuốc BVTV có

hiện tượng gây ô niễm không chỉ ngay ở vùng nó được sử dụng mà cả sang các
vùng lân cận do sự rửa trôi. Các mẫu rau có dư lượng cao thuộc về đậu ăn quả, cà
chua, rau bí, ớt, rau diếp. Tuy nhiên, số liệu năm 1999 -2000 cho thấy nông sản
vùng sử dụng hóa chất thông thường có dư lượng cao gấp 5 lần và số mẫu có dư
lượng cao gấp 6,8 lần so với nông sản ở vùng canh tác hữu cơ bên cạnh.
Ở Mỹ, có sự giám sát dư lượng thuốc BVTV và vấn đề an toàn thực phẩm
được thực hiện hàng năm. Cơ quan môi trường Mỹ (EPA) đã xác lập 9.700 MRL
của 400 thuốc BVTV được sử dụng trên các cây trồng khác nhau. Nền nông sản
có dư lượng vượt quá mức tối đa cho phép, chúng sẽ bị tích thu hoặc phá hủy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Kết quả gần đây ở Mỹ (năm 2003) cho thấy có 1,9% số mẫu rau nội địa không an
toàn về dư lượng thuốc BVTV. Đặc biệt một số nhóm rau có nguy cơ cao (5-13%
số mẫu có dư lượng thuốc BVTV cao quá mức tối đa cho phép) là rau ăn lá, rau
ăn thân, rau ăn củ, mướp tây, dưa chuột, cà rau diếp (USFDA, 2005).
Bảng 1.1. Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước
Nước
Hoa Kỳ
Cộng đồng Châu Âu (EU)
Hàn Quốc
Đài Loan (14 vạn mẫu/ năm)

Tỷ lệ % mẫu có dư
lượng thuốc BVTV

Tỷ lệ mẫu có dư lượng
thuốc BVTV >mức

cho phép (MRL)

72
37
71,4
-

Năm

4,8
1996
1,4
1996
0,8
2000
28,6
1986
1,3
2000
(Shu-Jen Tuan, 2001)

1.2.2. Thực trạng sử dụng phân bón hóa học
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người ngày càng sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những
hoạt động nhằm mục đích kinh tế của con người là nguyên nhân cơ bản làm ô
nhiễm môi trường. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhiều và không hợp
lý đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Ở nước ta, hàng năm sản xuất hàng
triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành,
Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Theo Trần Văn Hiến (2012) đến năm 2015,
lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn. Trong nguyên liệu sản

xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 - 60% lượng Flo này nằm lại trong
phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm
ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Hai (2011) tại vùng rau chuyên
canh ở Tiền Giang cho thấy, nông dân sử dụng rất nhiều chủng loại và số lượng
phân bón trong sản xuất rau. Trong đó, chủ yếu là phân vô cơ. Số liệu cũng cho
biết, 62,5% nông dân có sử dụng thêm phân hữu cơ và 37,5% chỉ sử dụng hoàn
toàn phân vô. Lượng phân vô cơ sử dụng thường cao hơn so với khuyến cáo, đặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


biệt là tỷ lệ phân đạm sử dụng rất cao để có mẫu mã rau đẹp (tỷ lệ N:P:K tưong
ứng 2,5:1,5:1).
Một kết quả điều tra khác của Nguyễn Thị Bích Thu và ctv (2010) tại
vùng sản xuất rau ở Ðà Lạt cũng cho thấy, phân khoáng cũng được sử dụng rất
nhiều. Lượng sử dụng cao hơn từ 30 – 60% so với mức khuyến cáo. Ngoài
phân bón gốc, phân bón lá với rất nhiều chủng loại cũng được phun xịt bổ sung
từ 3-5 ngày một lần. Tương tự, kết quả điều tra tại Vĩnh Long cho biết, phần
lớn nông dân sử dụng rất phổ biến và rộng rãi các loại phân bón lá trên tất cả
các loại rau vào tất cả các giai doạn sinh trưởng của cây trồng. Ðây là một trong
những nguyên nhân làm sản phẩm rau xanh không an toàn về hàm lượng nitrat.
Bảng 1.2. Kết quả điều tra mức độ sử dụng phân khoáng cho rau tại Ðà Lạt
Hàm lượng N-P-K

Nhóm cây trồng

STT


Lượng phân bón thực tế qua khảo sát

(kg nguyên chất/1000m2)
N

P2O5

K2O

1

Rau ăn lá

38,3

28,5

27,2

2

Rau ăn củ

44,6

36,3

45,5


3

Rau ăn quả

54,4

58,4

52,6

Khuyến cáo
1

Rau ăn lá

25,0

15,0

20,0

2

Rau ăn củ

15,0

18,0

10,0


3

Rau ăn quả

20,0

12,0

15,0

(Nguyễn Thị Bích Thu và ctv, 2010)
1.3. Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp đến sản xuất rau
1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón hóa học
Như đã trình bày, nông dân ở hầu hết các vùng chuyên canh rau đều sử
dụng lượng phân bón cao hơn so với quy trình khuyến cáo. Ðiều này không
những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất và nguồn
nước. Kết quả kiểm tra đất ở vùng rau Ðà Lạt cho thấy, hàm lượng kali và lân
đều rất cao và cao từ 10 – 20 lần, cá biệt có mẫu cao hơn cả trăm lần (hàm lượng
lân) so với mẫu đối chứng. (Nguyễn Thị Hai, 2011)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Theo Báo Dân trí (2009), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến
hành kiểm tra các mẫu rau ở Hà Nội và Hà Tây phát hiện có hàm lượng Arsen cao
hơn giới hạn cho phép chiếm từ 22-33%, số mẫu rau có hàm lượng Nitrat (NO3) cao
ở mức báo động (100% mẫu dậu dỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6% mẫu rau cải tại Tp.
Hồ Chí Minh và Ðồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối da cho phép).

Bên cạnh đó môi trường đất còn bị chua hóa đó là do: Phân đạm dư thừa
được giữ lại trong đất dưới dạng HNO, phân super lân thường có 5% acid tự do,
các dạng phân hóa học đều là các muối của các acid (muối đơn hoặc muối kép)…
khi hòa tan thường gây chua cho môi trường đất. Việc tăng độ chua của đất sẽ
dẫn đến sự mất cân đối về vi lượng trong đất. Ví dụ, đất quá chua sẽ tích tụ nhiều
Mn gây độc đối với cây. Một số vùng như ở Ðà Lạt, nông dân lại bón lót quá
nhiều vôi để trung hòa được pH đất lại làm đất bị kiềm hóa, dẫn đến thay đổi
hàng loạt các tính chất của đất. Mặt khác, sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân
hóa học cũng gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ, lý tính. Ðất nén
chặt, độ trương cơ kém, kết cấu kém, không tơi xốp, tính thông khí kém, vi sinh
vật có ích giảm. Mặt khác, việc thay đổi các đặc tính lý hóa của đất cũng tạo điều
kiện cho các loài vi sinh vật có hại phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất
cây trồng. Ðể hạn chế mầm bệnh, nông dân nhiều vùng đã sử dụng Methyl
Bromide để xử lý đất, lợi bất cập hại vì dây là khí làm suy giảm tầng ozon.
(Nguyễn Thị Hai, 2011)
Bên cạnh đó thời gian gần đây, phân hữu cơ được sử dụng khá phổ biến ở
các vùng chuyên canh rau là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, sử dụng các
loại phân hữu cơ, đặc biệt là các loại phân ủ chưa hoai và rác thải chưa được chế
biến, có thể gây ô nhiễm môi trường. Nếu trong phân có sự tồn tại của mầm gây
bệnh, khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh sôi nẩy nở, lan truyền qua nước
mặt, nước ngầm … làm ô nhiễm các môi trường thành phần này, tiêu diệt động
vật, vi sinh vật có ích và làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, thậm chí ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi bón phân hữu cơ chưa hoai vào đất (tỷ lệ
C/N cao) làm cho các vi sinh vật phân giải cellulose phát triển mạnh, hút nhiều đạm
trong đất, nên làm cho cây trồng bị thiếu đạm. (Nguyễn Thị Hai, 2011)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



1.3.2. Thực trạng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên rau
Ở Việt Nam, nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm nên sâu, bệnh và cỏ
dại xuất hiện quanh năm. Để phòng trừ sâu, bệnh hại, nông dân chủ yếu dựa vào
biện pháp hóa học. Kết quả điều tra của Nguyễn Thị Hai (2011) tại vùng rau
chuyên canh của tỉnh Tiền Gıang cho thấy, tất cả nông dân đều sử dụng các hóa
chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất rau. Nguyên tắc phun thuốc “4
đúng” gần như không được áp dụng trong sản xuất rau. Hầu hết nông dân đều
phun thuốc theo kinh nghiệm; phun thuốc theo tâm lý phòng ngừa và sử dụng
thuốc cao hơn nhiều so với liều lượng khuyến cáo. Chẳng hạn, đậu que khi đã có
trái sẽ được phun thuốc đều đặn chu kỳ 2 ngày/lần. Nhiều vùng, thời gian cách ly
sau khi phun thuốc hầu như không có. Vì vậy, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trên rau khá cao.
Ngoài ra theo khảo sát đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong
rau xanh ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên của Bùi Vĩnh Diên
(2008) cho thấy:
Bảng 1.3. Dư lượng HCBVTV trong rau xanh
Địa phương
TP. Pleiku
TX. Kon Tum
B. Ma Thuột
TX. Gıa Nghĩa
Tổng

Có dư lượng

n
lượng
40
24

40
21
40
26
40
27
160
98

Tỷ lệ
%
60,0
52,5
65,0
76,0
61,2

Dư lượng vượt tiêu chuẩn

Tỷ lệ
n
lượng
%
40
5
12,5
40
1
2,5
40

5
12,5
40
0
0,0
160
11
6,8
(Bùi Vĩnh Diên, 2008)

Chú thích: n là số mẫu lấy phân tích
Mẫu rau xanh có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn cho phép chung của
2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên có tỷ lệ là: 6,8% số mẫu xét
nghiệm. Trong đó TP. PleiKu Gia lai: 12,5%; TX.Kon Tum: 2,5%; TP. Buôn Ma
Thuột: 12,5%; thị xã Gia Nghĩa Đăk Nông không có mẫu rau có dư lượng vượt
tiêu chuẩn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Bảng 1.4. Kết quả dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn trong mỗi loại rau:
Rau ăn lá
Địa phương

Rau ăn trái

Rau ăn củ




Cải

Cải

Rau

Dưa

Mướp

Đậu



lách

ngọt

cay

muống

leo

đắng

cove


rốt

n

DL
VTC

n

DL
VTC

n

DL
VTC

n

DL
VTC

n

DL
VTC

n

DL

VTC

n

DL
VTC

n

DL
VTC

TP. Pleiku

5

1

5

1

5

0

5

0


5

2

5

0

5

0

5

1

TX. Kon Tum

5

1

5

0

5

0


5

0

5

0

5

0

5

0

5

0

B. Ma Thuột

5

1

5

2


5

0

5

2

5

0

5

0

5

0

5

0

TX. Gia Nghĩa

5

0


5

0

5

0

5

0

5

0

5

0

5

0

5

0

20


3

20

3

20

0

20

2

20

2

20

0

20

0

20

1


Tổng

(Bùi Vĩnh Diên, 2008)
Trong các lọai rau ăn lá xà lách và cải ngọt đều có 3/20 mẫu có dư lượng
HCBVTV vượt tiêu chuẩn, rau muống 2/20 mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn, cải
cay chúng tôi chưa phát hiện mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn.
Trong các lọai rau ăn trái Dưa leo 2/20 mẫu có dư lượng HCBVTV vượt
tiêu chuẩn, mướp đắng và đậu cô ve chưa phát hiện có dư lượng vượt tiêu chuẩn.
Rau ăn củ cà rốt có 1/20 mẫu có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn.
Theo Phạm Thơm (2012) thì năm 2011, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành
kiểm tra 50 mẫu rau sống gồm xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi tại Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy 58% mẫu phát hiện có dư lượng thuốc
BVTV và 40% mẫu có kim loại nặng. Dựa trên kết quả khảo sát năm 2011 đánh
giá theo địa phương cho thấy: tỷ lệ mẫu giám sát có dư lượng vượt mức tối đa
cho phép (MRL) miền Bắc cao nhất, tiếp đến TP. HCM và các tỉnh Tây Nguyên
như Lâm Đồng. Trong số 25 hoạt chất thuốc BVTV thường phát hiện vượt mức
dư lượng tối đa cho phép, tần suất cao nhất là cypermethrin, acephate,
permethrin, indoxacarb, fenobucarb… Theo Cục Bảo vệ thực vật, cypermethrin,
fipronil là loại độc nhóm 2, không được dùng trong rau xanh, nhưng
cypermethrin lại luôn tồn tại dư lượng lớn. Cục Bảo vật thực vật cũng cho biết
"Ở nước ta, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV là một thực tế, tuy nhiên theo kết
quả khảo sát phân tích năm 2011 với 25 hoạt chất nguy cơ cao: Việt Nam sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


phẩm nông sản, thực phẩm có chứa dư lượng thuốc BVTV chỉ ở mức Trung bình
khá 6% - 7% (2011) Thái Lan 10%, Malaysia trên 12%, Trung Quốc từ 2 -17%.

Theo nghiên cứu của Trần Công Nhờ (2012) tại thành phố Hồ Chí Minh,
Chi cục BVTV đã kiểm tra trên 3.050 mẫu rau từ các chợ đầu mối, siêu thị, cửa
hàng, cơ sở chế biến có 141 mẫu dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép
nhiều lần. Những mẫu rau bị nhiễm có nguồn gốc từ nhiều nơi trên cả nước tập
trung ở Lâm Đồng (52 mẫu), thành phố Hồ Chí Minh (22 mẫu), Tiền Giang (15
mẫu) và Long An (11 mẫu). Qua đó cho thấy tình hình dư lượng thuốc BVTV
trên rau tại thành phố Hồ Chí Minh khó kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của
từng loại rau này nên khi bán ra thị trường người tiêu dùng không thể biết được
loại rau nào là an toàn và không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ.
Cũng theo Trần Công Nhờ (2012) thì trong 224 mẫu rau thu thập được từ
các chợ đầu mối Rạch Sỏi, Rạch Giá, Phú Quốc và vùng trồng rau ven Rạch Giá
đã phát hiện 79 mẫu có dư lượng thuốc BVTV. Tập trung vào các loại rau nhóm
hành, hẹ chiếm tỉ lệ cao (hành 66,7%, hẹ 60%), các loại rau cải (xà lách xoong
66,7%, rau đền 50%, mồng tơi 33,3%, cải xanh 30,4%, cải ngọt 20%). Qua đó
cho thấy thực trạng dư lượng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang diễn biến
rất phức tạp nguy cơ người tiêu dùng bị ngộ độc khi sử dụng các loại rau có dư
lượng cao này. Đây là một thực trạng đáng báo động không những ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng, người sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sự
cạnh tranh của rau cải trên thị trường. Muốn khắc phục được tình trạng này thì
trong quá trình sản xuất cần phải sử dụng thuốc BVTV một cách cân đối và hợp
lý, sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế dần các loại thuốc hóa học và nhất là
sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP.
Tại Tiền Giang, Chi cục BVTV tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng thuốc
BVTV trong rau. Trong số 19 mẫu rau quả các loại tại Chợ Mới, Long Xuyên đã
có 10 mẫu phát hiện có dư lượng trong đó có 8 mẫu ở mức không an toàn là cà
chua, bẹ dún, đậu que, đậu đủa, cải xanh, cải bắp chiếm 41,1%. Chỉ qua việc
kiểm tra nhanh trên 19 mẫu rau quả mà đã có đến 10 mẫu phát hiện có dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, đây là một thực trạng đáng báo động ảnh hưởng xấu đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 13


chất lượng sản phẩm đồng thời trên hết là ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng. Tình trạng này cần phải được khắc phục nếu để kéo dài thì không những
sức khỏe của người tiêu dùng bị đe dọa mà còn ảnh hưởng xấu đến thương hiệu
rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới. (Trần Công Nhờ, 2012).
Những loại rau có nguy cơ nhiễm thuốc BVTV cao là cải xanh (miền Bắc
48,1%, miền Năm 44,4%), đậu cove (miền Năm 69%, miền Bắc 51,5%), rau
muống 30,4%. Những loại rau này là những thực phẩm mà người dân sử dụng
hằng ngày nếu chúng bị nhiễm thuốc BVTV thì có nguy cơ rất cao ảnh hưởng
đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tình trạng ngộ độc thực phẩm (NĐTP) do sử
dụng rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực đang là một thực trạng đáng báo động
tạo tâm lý lo sợ cho người tiêu dùng. (Trần Công Nhờ, 2012)
Nghiên cứu của Giang Tấn Thông (2012) cho thấy, trong thời gian từ
tháng 12/2011 đến 11/2012 Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm Quảng
Bình đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ và lấy 360 mẫu
rau các loại tại 08 chợ đầu mối (Chợ Ga, chợ Đồng Hới, chợ Tréo, chợ Quán
Hàu, chợ Hoàn Lão, chợ Ba Đồn, chợ Đồng Lê và chợ Quy Đạt) và 09 vùng
trồng rau (xã Quảng Long, Đồng Trạch, Cam Thuỷ, Thanh Thuỷ, Hồng Thuỷ,
Võ Ninh, Gia Ninh, Bảo Ninh và Đức Ninh). Qua kết quả phân tích 360 mẫu rau
lấy tại các chợ và vườn rau trên địa bàn, đã phát hiện 169 mẫu còn tồn dư thuốc
BVTV, trong đó:
- Vùng trồng rau phát hiện 27/58 mẫu (chiếm 47%), các chợ phát hiện
142/302 mẫu (chiếm 47%).
- Có 57 mẫu rau phát hiện có dư lượng thuốc BVTV thuộc danh mục cấm,
gồm: GamaBHC: phát hiện 1/360 mẫu; Heptachlor epoxide: phát hiện 5/360
mẫu; Endosulfan I: phát hiện 1/360 mẫu; Metyl parathion: phát hiện 50/360 mẫu.
- Phát hiện 02 mẩu rau có hàm lượng Metyl parathion vượt 1,5 - 1,6 lần
giới hạn cho phép.

Nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Liên (2011) về tình hình sử dụng hóa chất
trên rau tại Kiên Giang thì hiện nay trong sản xuất rau quả tình trạng lạm dụng
hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… vẫn còn xảy ra khá phổ biến, gây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Qua kết quả điều tra của Chi cục Quản
lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản năm 2011, tại các huyện: Châu Thành,
Giồng Riềng, An Biên và U Minh Thượng cho thấy: phần lớn nông dân đều biết
những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học, nhưng họ cho rằng không có giải pháp
nào thay thế buộc phải sử dụng để phòng trừ sâu bệnh. Có đến 89,4% nông dân
cho là thuốc hóa học trừ sâu bệnh tốt. Dùng thuốc hóa học bình quân là 6,5
lần/vụ (thấp nhất: 3lần/vụ, cao nhất: 15lần/vụ), sử dụng nhiều nhất là trên các
loại rau màu như: đậu đũa, khổ qua và dưa leo. Chủng loại thuốc dùng cũng khá
phong phú, với trên 24 loại thuốc sâu và 15 loại thuốc bệnh, có cả những thuốc
không khuyến cáo dùng trên rau. Nhiều hộ nông dân khi thu hoạch sản phẩm
không đảm bảo thời gian cách ly của thuốc.
Nghiên cứu của Nguyễn Diệp (2013) tại tỉnh Gia Lai: năm 2012 phân tích
2.352 mẫu và năm 2013 cũng thực hiện phân tích định tính 1.470 mẫu rau. Kết
quả phân tích mẫu năm 2013 cho thấy, trong 735 mẫu rau ăn lá thì phát hiện 9
mẫu có dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vượt định mức cho phép; 385
mẫu rau ăn quả thì có 5 mẫu vượt mức cho phép và 211 mẫu trái cây thì có đến
11 mẫu vượt. Điều đáng mừng là 112 mẫu rau ăn củ không phát hiện trường hợp
nào vượt. Đối chiếu con số trên với kết quả phân tích mẫu năm 2012 có đến 32
mẫu rau ăn lá, 29 mẫu rau ăn quả và 8 mẫu rau ăn củ vượt mức cho phép thì đến
năm 2013 số mẫu vượt dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đã giảm hẳn.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hai (2011), khi phun thuốc trên cây
trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi vãi xuống đất. Đó là chưa kể biện pháp bón trực

tiếp vào đất. Ước tính có tới 90% thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu, bệnh
mà gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí và nông sản. Sự tồn tại và vận
chuyển của thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc hóa
học của hợp chất, loại thuốc, loại đất, điều kiện thời tiết, phương thức tưới tiêu và
các vi sinh vật có trong đất. Tốc độ phân giải của thuốc BVTV trong đất diễn ra
chậm. Thời gian phân hủy hoàn toàn của thuốc có thể trên 10 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rau tại huyện Hoài Đức;
- Môi trường đất trồng rau tại huyện Hoài Đức.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: 3 xã (Vân Côn, Song Phương, Tiền Yên) có diện tích
trồng rau lớn nhất và kinh tế chủ yếu dựa vào nghề trồng rau tại huyện Hoài Đức.
- Thời gian nghiên cứu: từ 5/2014 đến 7/2015
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức
- Thực trạng sản xuất rau tập trung tại huyện Hoài Đức
- Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau và ảnh hưởng của thuốc
BVTV đến chất lượng rau
- Thực trạng sử dụng phân bón hóa học trên rau và ảnh hưởng của phân
bón đến chất lượng rau và môi trường đất
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động của các loại hóa
chất nông nghiệp đến chất lượng rau và môi trường đất.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ Phòng Thống kê huyện Hoài Đức, Trạm Bảo vệ thực
vật, HTX nông nghiệp về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và tình hình sản
xuất rau trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Thu thập số liệu thí nghiệm năm 2013 từ Trạm Phân tích và Chứng nhận
chất lượng sản phẩm cây trồng Hà Nội để xác định ảnh hưởng của thuốc BVTV
đến dư lượng thuốc trong rau.
Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm bố trí thí nghiệm: Liên Mạc - Từ Liêm - Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×