Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

nghiên cứu sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp cho gà sinh sản isa ja57 tại công ty tnhh một thành viên gà giống dabaco lạc vệ tiên du bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.41 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THÂN TRUNG HIẾU

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GẠO XAY THAY THẾ NGÔ
TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GÀ SINH SẢN ISA JA57 TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GÀ GIỐNG
DABACO LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THÂN TRUNG HIẾU

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GẠO XAY THAY THẾ NGÔ
TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GÀ SINH SẢN ISA - JA57
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GÀ GIỐNG
DABACO LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 60.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TÔN THẤT SƠN

HÀ NỘI, NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Thân Trung Hiếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc PGS.TS Tôn Thất Sơn (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân Công ty TNHH MTV gà
giống Dabaco (cơ quan nơi thực hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Học viên

Thân Trung Hiếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

v


Danh mục các bảng

vi

Danh mục sơ đồ, đồ thị

vii

Phần 1 Mở đầu

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2

Phần 2. Tổng quan tài liệu

3

2.1


Tiềm năng sử dụng lúa gạo trong chăn nuôi ở Việt Nam

3

2.2

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc gạo

6

2.3

Đặc điểm một số nguyên liệu thức ăn trong chăn nuôi gia cầm

13

2.3.1

Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng

13

2.3.2

Nhóm nguyên liệu giàu protein nguồn gôc thực vật

16

2.3.3


Nhóm nguyên liệu giàu protein nguồn gôc động vật

18

2.4

Cơ sở di truyền sức sinh sản của gia cầm

19

2.5

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

23

2.5.1

Tình hình nghiên cứu trong nước

23

2.5.2

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

24

Phần 3 Đối tượng - nội dung phương pháp nghiên cứu


27

3.1

Đối tượng nghiên cứu

27

3.2

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

27

3.3

Nội dung nghiên cứu

27

3.4

Phương pháp nghiên cứu

27

3.4.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm


27

3.4.2

Các chỉ tiêu theo dõi

29

3.4.3

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

29

3.4.4

Phương pháp xử lý số liệu

33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

34

4.1


Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm từ 23 - 35 tuần tuổi.

34

4.2

Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm

35

4.3

Năng suất trứng

38

4.4

Tỷ lệ trứng giống

39

4.5

Năng suất trứng giống

41

4.6


Tỷ lệ chết và loại thải

42

4.7

Lượng thức ăn thu nhận

44

4.8

Hiệu quả sử dụng thức ăn

46

4.9

Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng

48

4.10

Khả năng ấp nở

50

4.11


Hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần ăn

51

Phần 5 Kết luận và đề nghị

54

5.1

Kết luận

54

5.2

Đề nghị

54

Tài liệu tham khảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

55

Page iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TB

:

Trung bình

LTATN

:

Lượng thức ăn thu nhận

g

:

Gam

TTTA

:

Tiêu tốn thức ăn

mm

:


Minimet

TAHH

:

Thức ăn hỗn hợp

Ca

:

Canxi

Kcalo

:

Kilocalo



:

Thức ăn

h2

:


Hệ số di truyền

VNĐ

:

Việt Nam đồng

DDGS

:

(distillers dried grais with
solubes)
phụ phẩm chế biến Ethanol

ɸ

:

Đường kính

KPCS

:

Khẩu phần cơ sở

ĐC


:

Đối chứng

NXB

:

Nhà xuất bản

TN

:

Thí nghiệm

TACN

:

Thức ăn chăn nuôi

NLTĐ

:

Năng lượng trao đổi

ĐVT


:

Đơn vị tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô

7

Bảng 2.2

Thành phần axit béo của ngô và gạo xay (%)

8

Bảng 2.3

Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mỳ (%)

9

Bảng 2.4


Thành phần axit amin của gạo xay và ngô hạt

10

Bảng 2.5

Thành phần hóa học của ngô và gạo xay

11

Bảng 2.6

Thành phần hóa học của thóc, gạo xay và ngô

12

Bảng 2.7

Thành phần axit amin trong thóc, gạo tẻ, ngô tẻ và lúa mỳ

12

Bảng 2.8

Khẩu phần ăn và năng suất chăn nuôi gà broiler sử dụng thóc

25

Bảng 3.1


Bố trí thí nghiệm

28

Bảng 3.2

Công thức thức ăn thí nghiệm

28

Bảng 3.3

Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm

29

Bảng 4.1

Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm từ 23 - 35 tuần tuổi

34

Bảng 4.2

Tỷ lệ đẻ (%) của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

36

Bảng 4.3


Năng suất trứng của gà thí nghiệm

38

Bảng 4.4

Tỷ lệ trứng giống của gà thí nghiệm

40

Bảng 4.5

Năng suất trứng giống

41

Bảng 4.6

Tỷ lệ chết và loại thải của gà thí nghiệm

43

Bảng 4.7

Lượng thức ăn thu nhận (LTATN) của gà thí nghiệm

45

Bảng 4.8


Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn đẻ trứng

47

Bảng 4.9

Khối lượng và chỉ số hình thái của trứng gà thí nghiệm

49

Bảng 4.10 Khả năng ấp nở của trứng gà thí nghiệm

50

Bảng 4.11 Hiệu quả của việc sử dụng 25% và 50% gạo xay thay thế ngô

52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc
Đồ thị 3.1 Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


6
37

Page vii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống có từ lâu đời và chiếm vị trí quan
trọng thứ hai trong ngành chăn nuôi của Việt Nam, cung cấp khoảng 350 - 450 ngàn
tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng hàng năm (Cục Chăn nuôi, 2007). Tuy nhiên,
chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu, chưa phát triển, sản phẩm
chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Bình quân mỗi người một năm khoảng 4,5 - 5,4kg
thịt và 35 quả trứng gia cầm (Trần Công Xuân, 2008). Để chăn nuôi gà thực sự phát
triển, hiệu quả chăn nuôi được nâng cao, bên cạnh các yếu tố con giống, chuồng
trại,… người chăn nuôi cần phải ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào
xây dựng khẩu phần ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí thức ăn
để cho lợi nhuận cao.
Theo Cục Chăn nuôi, tổng nhu cầu thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm năm 2011 của Việt Nam khoảng 20 triệu tấn trong đó sản lượng thức ăn
chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp quy đổi đạt xấp xỉ 11,5 triệu tấn. Tuy nhiên, khó
khăn lớn nhất hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất vì
phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, dẫn tới chi phí sản xuất cao. Trong khi, đối
với chăn nuôi thì giá thành thức ăn đã chiếm tới 65-70% chi phí. Cũng trong năm
2011, chúng ta nhập khẩu xấp xỉ 8,9 triệu tấn TĂCN gồm: 3,86 triệu tấn thức ăn
giàu năng lượng (ngô, lúa mì, cám mì); 4,76 triệu tấn thức ăn giàu đạm (đỗ tương,
khô dầu các loại, bột cá, bột thịt xương, bột máu…) và 0,29 triệu tấn thức ăn bổ
sung (premix, khoáng, axit amin, sữa gầy...).
Để đáp ứng được chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 nhu cầu sử
dụng TĂCN của cả nước ước tính là 27,4 triệu tấn, như vậy với năng lực của

ngành nông nghiệp hiện nay chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa trong khi sản
lượng ngô, lúa mì trên thế giới đang trên đà sụt giảm mạnh, giá liên tục tăng. Vì
vậy, Việt Nam phải tìm cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của
các nước như hiện nay. Để giúp ngành chăn nuôi giải quyết khó khăn trong việc
tìm nguyên liệu và chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức
ăn hỗn hợp cho gà sinh sản ISA-JA57 tại công ty TNHH một thành viên gà
giống DABACO Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định tỷ lệ sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp cho gà
sinh sản hướng thịt giống bố mẹ .
- Góp phần đa dạng hóa nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn
chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TIỀM NĂNG SỬ DỤNG LÚA GẠO TRONG CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông
dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công

truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính
của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo.
Nước ta có hai vùng trọng điểm sản xuất lúa là đồng bằng sông Cửu Long
(khoảng 4 triệu ha gieo trồng/năm) và đồng bằng sông Hồng (khoảng 1,1 ha gieo
trồng/ năm). Năm 2011, diện tích gieo cấy lúa cả nước là 7,652 triệu ha, năng suất
trung bình đạt 55,3 tạ/ha, sản lượng thóc cả nước khoảng 42,3 triệu tấn (Niên giám
thống kê, 2011). Theo Cục Trồng Trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,
qui hoạch quĩ đất trồng lúa năm 2015 là 3,899 triệu ha, trong đó lúa nước hai vụ trở
lên là 3,258 triệu ha, diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha.; Năm 2020 bảo vệ quỹ đất
lúa ổn định là 3,812 ha, trong đó lúa hai vụ trở lên là 3,222 triệu ha, diện tích gieo
trồng 7 triệu ha. Áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản
lượng 42 – 43 triệu tấn vào năm 2015 – 2020, đảm bảo an ninh lương thực và xuất
khẩu gạo.
Như vậy, sản lượng thóc của nước ta từ nay đến năm 2020 dao động trong
khoảng từ 42 - 43 triệu tấn/năm. Nhu cầu thóc giống trong nước từ 0,8 - 1 triệu
tấn/năm. Nhu cầu thóc để ăn và dự trữ trong cả nước mỗi năm khoảng 22 - 24 triệu
tấn. Nhu cầu thóc để chế biến khoảng 0,6 - 1,0 triệu tấn. Nhu cầu cho chăn nuôi và
hao hụt từ 7,5 - 8,5 triệu tấn/năm. Như vậy, lượng thóc hàng hóa dự kiến trong năm
2015 là 11,1 triệu tấn và năm 2020 là 8,7 triệu tấn. Đây là nguồn thóc gạo rất lớn
đối với thị trường trong nước.
Việt Nam là quốc gia sản xuất lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Thái
Lan). Trong năm 2011, nước ta đã xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo. Theo Tổng
Công ty Lương thực Miền Nam, những năm gần đây xuất khẩu gạo của Việt Nam
gặp nhiều khó khăn, tuy có tăng về lượng nhưng giảm dần về giá trị. Năm 2012, sản
lượng gạo xuất khẩu đạt 7,72 triệu tấn (tăng 8,3% so năm 2011), trị giá FOB 3,45 tỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



USD (giảm 1,98%); năm 2013 đạt gần 6,7 triệu tấn, trị giá FOB hơn 2,89 tỉ USD.
Có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là gạo Việt Nam vừa không có thương hiệu,
chất lượng lại thấp (khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo có phẩm
cấp thấp - 25% tấm) nên khó tiếp cận vào các phân khúc thị trường cấp cao. Trong
khi đó phân khúc cấp trung, cấp thấp lại có nhiều quốc gia cùng cạnh tranh, đưa đến
giá bán và lợi nhuận giảm. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận, các chuyên
gia nghiên cứu đưa ra báo cáo này khuyến nghị, cần chọn phân khúc thị trường gạo
chất lượng cao và đặc sản cho xuất khẩu trong thời gian tới, đồng thời cần chú trọng
vào việc chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ lúa gạo.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm, nó như một nghịch lý, khi Việt Nam
là một nước nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm đạt khoảng 3,7 tỷ
USD thì kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng gần 3 tỷ USD.
Vìệc sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu thức ăn
nhập khẩu mà giá các nguyên liệu này lại không ngừng tăng lên. Giá nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi tăng lên do rất nhiều nguyên nhân, trong đó thiên tai cũng là
những cảnh báo đáng lo ngại. Vụ thiên tai cuối năm 2011 và đầu năm 2012, một vụ
khô hạn chưa từng có trong 25 năm qua ở Mỹ đã làm cho 61% diện tích đất trồng
trọt bị ảnh hưởng và làm giảm đáng kể sản lượng ngô và đỗ tương. World Bank
cảnh báo rằng khô hạn sẽ còn tiếp tục diễn ra ở Mỹ, Nga và Ấn Độ, điều này làm
cho giá ngô và đỗ tương tăng lên tới hai lần so với năm 2010. Báo cáo tổng hợp tình
hình thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của phòng Thông tin
thương mại và hội nhập quốc tế tháng 9/2013 cho biết, giá thức ăn và nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi trên thế giới đang có xu thế giảm dần. Giá ngô đã giảm xuống
mức thấp nhất (180,9 USD/tấn) trong phiên giao dịch ngày 20/9/2013 do dự báo sản
lượng ngô, lúa mỳ và đỗ tương trên thế giới sẽ tăng lên vào niên vụ 2013/2014. Tuy
vậy, sự bất ổn về giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới vẫn là
những khó khăn dẫn đến sự phát triển không bền vững của ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi nước ta.
Ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn, gần

như một thảm họa nếu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị chi phối bởi nguồn nguyên liệu
nhập khẩu. Như vậy, việc khai thác nguồn nguyên liệu trong nước để chủ động sản
xuất thức ăn chăn nuôi đang là một yêu cầu bức thiết.
Thêm vào đó, để tránh nguy cơ mất thị trường do không cạnh tranh được với
các quốc gia xuất khẩu gạo khác, ngành sản xuất lúa gạo Việt nam cần áp dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị hạt gạo và tìm những thị trường cao cấp cho
gạo thơm của Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng phải tìm thị trường tiêu thụ cho
số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp khi không xuất khẩu được hoặc xuất
khẩu với giá thấp. Có thể nói thị trường sản xuất thức ăn gia súc trong nước đang là
một tiềm năng cần được khai thác. Việc sử dụng lúa gạo để sản xuất thức ăn chăn
nuôi có thể góp phần giải quyết tình hình xuất khẩu gạo gặp khó khăn. Tuy nhiên,
để khai thác thị trường này, chúng ta cần giải được bài toán về giá thành và hiệu quả
của việc sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mì nhập khẩu. Giải quyết được vấn đề
này, chúng ta còn giải quyết được nhiều khó khăn khác đang tồn tại trong thực tế
sản xuất của nghành nông nghiệp trong nước.
Một trong giải pháp để giải bài toán giá thành trong việc sử dụng thóc gạo
thay thế ngô và lúa mì nhập khẩu là sử dụng thóc của các giống lúa cao sản. Theo
các nhà chuyên môn, giống lúa IR 50404 là giống lúa lai có năng xuất cao (18
tấn/ha/năm). Giống lúa này có thể trồng được tới ba vụ trong năm. Đây là giống lúa
ngắn ngày có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết Không những thế, khả năng
chống chịu bệnh tật rất tốt, chi phí phân bón thấp nên giá thành hạ. Nhược điểm
chính là chất lượng gạo của giống lúa này không cao (hạt gạo ngắn, tỷ lệ bạc bụng
nhiều, hàm lượng amylose cao nên cơm bị khô cứng), không phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng nên khó tiêu thụ sản phẩm. Do đó, mặc dù năng suất rất cao,
song việc canh tác giống lúa này cũng không được khuyến khích do giá bán thấp

hơn khá nhiều so với các giống lúa khác. Hiện nay, với những thành tựu khoa học
về lúa lai, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu thành công nhiều
giống lúa lai siêu cao sản, năng suất có thể đạt tới 20 tấn/ha/năm. Như vậy, phương
án sản xuất thóc IR 50404 và các giống lúa lai cao sản khác có giá thành thấp có thể
là đáp án của bài toán thay thế ngô, lúa mì nhập khẩu bằng thóc sản xuất trong nước
làm thức ăn chăn nuôi. Đây là một phương án có tính khả thi cao trong điều kiện
thực tế ở nước ta. Nhất là việc xuất khẩu gạo không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Gạo xuất khẩu đòi hỏi phải có chất lượng cao nhưng năng suất của các giống lúa có
chất lượng cao thường lại thấp và đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao. Xuất khẩu gạo khó
khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người trồng lúa và sự phát triển bền vững của
ngành này. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nêu ra một ý
tưởng chiến lược hết sức có ý nghĩa, đó là sử dụng lúa gạo làm thức ăn chăn nuôi
thay thế cho việc nhập khẩu ngô và lúa mì. Biện pháp này vừa giải quyết được đầu
ra cho người trồng lúa, vừa đỡ tiêu tốn ngoại tệ cho việc nhập khẩu ngô và hạt mì để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Như vậy, tiềm năng lúa gạo sản xuất trong nước sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
là rất lớn. Với các giải pháp như qui hoạch vùng sản xuất lúa gạo để sản xuất thức ăn
chăn nuôi (Các giống lúa không đòi hỏi chất lượng gạo cao); Nghiên cứu chọn tạo,
gieo trồng các giống lúa cao sản phù hợp với mục đích làm thức ăn chăn nuôi; xây
dựng qui trình thâm canh phù hợp nhằm phát huy hết tiềm năng năng suất lúa; đồng
thời nghiên cứu công nghệ chế biến lúa gạo làm thức ăn chăn nuôi có hiệu quả.
2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THÓC GẠO
Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm các thành phần như
trấu (husk), chiếm tỷ lệ khoảng 20%; gạo xay (còn gọi là gạo lức, gạo lật - brown

rice) với tỷ lệ khoảng 80%; cám bổi (polard) chiếm 11%, trong đó, cám mịn (Rice
polishing) là 8% và cám thô (bran) là 3%; tấm (crack rice) khoảng 2% và gạo trắng
(white rice) chiếm tỷ lệ khoảng 67%.
Tỷ lệ các thành phần của thóc, gạo và các loại phụ phẩm được trình bầy
trong Sơ đồ 1.1.
Trước đây, khi thóc gạo còn khan hiếm, phần gạo trắng thường được sử dụng
làm lương thực cho người. Người ta chỉ sử dụng các sản phẩm phụ như tấm và cám
làm thức ăn chăn nuôi.

Sơ đồ 1.1: Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc
(Nguồn: D. Floukes, 1998)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có thể sử dụng cả gạo để sản xuất thức ăn chăn
nuôi. Vì thế, thông thường người ta hay sử dụng gạo xay (còn gọi là gạo lứt hay gạo
lật). Tỷ lệ gạo xay chiếm tới 80%, bao gồm cả tấm và cám.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khác nhau như giống cây trồng, chế độ canh tác, đặc điểm thổ nhưỡng
và mùa vụ gieo trồng v.v... Vì vậy, các kết quả nghiên cứu trên các giống khác
nhau, chế độ canh tác và mùa vụ ở các địa phương khác nhau thì kết quả cũng sẽ
khác nhau.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô được
đánh giá ở các chỉ tiêu năng lựợng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ, chất
xơ, chất khoáng theo kết quả của Kyiomi Kosaka (1990) được trình bầy ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô
(Nguồn: Kiyomi Kosaka, 1990)
Chỉ tiêu

Độ ẩm, %
Protein thô, %
Lipit thô, %
Chiết chất không nitơ (NFE) %
Xơ thô, %
Tro thô, %
ME gia cầm (Mcal/kg)

Gạo xay
STFC* Arbolio**
13,8
14,2
7,9
8,1
2,3
73,7
0,9
1,4
3,29

2,1
74,3
0,9
1,4
3,35

Thóc

Ngô


STFC* Arbolio** STFC*
13,7
14,0
13,5
8,9
7,1
8,8
2,2
61,2
8,6
5,4
2,64

1,9
65,0
7,0
5,0
2,85

3,9
70,7
1,9
1,2
3,27

*STFC: Srandard Tables of Feed Composition in Japan, 1987
** Arbolio: Một chủng thóc của Ý, chi tiết từ Yamzaki et al., 1988
Kết quả ở Bảng 2.1 cho thấy, sự khác nhau về hàm lượng protein thô, chất
triết không nitơ và tro thô giữa ngô và gạo xay là không đáng kể. Đặc biệt giá trị
năng lượng trao đổi của ngô và gạo xay gần như tương đương nhau (3,27 và 3,29

Mcal/kg). Mặc dù hàm lượng lipit thô của gạo xay thấp hơn ngô khá nhiều (2,1 và
3,9 %). Điều này cho thấy thay thế ngô bằng gạo, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu về
năng lượng. Hàm lượng xơ thô trong gạo xay thấp hơn trong ngô là 1% (0,9 và
1,9%). Điểm yếu nhất của gạo xay so với ngô là rất nghèo sắc tố (xanthophyll và
criptoxanthine…).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Riêng thóc, có nhiều yếu điểm hơn so với ngô và gạo xay. Giá trị năng lượng
trao đổi của thóc thấp hơn so với gạo xay và ngô khoảng 15-20%. Hàm lượng xơ
thô cao hơn gạo xay từ 6,1 – 7,7% và cao hơn ngô từ 5,1 – 6,7%. Đặc biệt vỏ trấu
của thóc rất khó tiêu hóa. Theo Sikka (2007) trong vỏ trấu có 35% cellulose, 30%
lignin, 18% pentosans và 17% tro thô.
Trong kết quả nghiên cứu của mình, Piao et al., (2002) đã cho biết thành
phần axit béo của ngô và gạo xay (Bảng 2.2.).
Bảng 2.2. Thành phần axit béo của ngô và gạo xay (%)
Chỉ tiêu
Axit béo bão hòa
C14:0
C16:0
C18:0
Tổng

Ngô

Gạo xay


1,3016
0,0824
1,3840

1,8931
0,1139
2,0070

0,5226

0,1169

0,4087

0,7643

0,0286
0,4373
0,9599
0,6936

0,0243
0,7886
0,9055
0,4512

Axit béo chưa bão hòa
Monounsatured
C16:1
C18:1

Polyunsatured
C18:2
C18:3
Tổng
Tổng axit béo chưa bão hòa
Tỷ lệ axit béo chưa bão hòa/bão hòa

(Nguồn: Piao và cs., 2002)
Hàm lượng chất béo của gạo xay tuy chỉ bằng khoảng 2/3 của ngô, nhưng
hàm lượng axit béo no của gạo xay lại cao hơn ngô (2,007 và 1,384). Tuy nhiên,
hàm lượng axit béo chưa no lại thấp hơn ngô (0,9055 và 0,9599). Kết quả là tỷ lệ
axit béo chưa no và axit béo no (USFA/SFA) của gạo xay (0,4512), thấp hơn của
ngô (0.6936). Điều này giúp cho mỡ thân thịt của gia súc, gia cầm sử dụng gạo xay
để vỗ béo có độ cứng hơn và dễ chế biến hơn so với sử dụng ngô để vỗ béo.
Kết quả nghiên cứu của Leeson and Summer (2008) đã cho biết thành phần
hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mì (Bảng 2.3.)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mỳ (%)
Chỉ tiêu

Thóc

Gạo xay

Ngô


Lúa mỳ

ME (kcal/kg)
Vật chất khô

2680
85,0

3345
86,2

3330
85,0

3150
87,0

Protein thô
Xơ thô

7,3
10,0

8,2
1,2

8,5
2,5


12 – 15
2,7

Lipit thô
Ca

1,7
0,04

2,42
0,03

3,8
0,01

1,5
0,05

P dễ tiêu
Na

0,13
0.03

0,15
0,03

0,13
0.05


0,20
0.09

Cl
K
Se (ppm)
Axit linoleic
Methionine
Lysine
Tryptophan
Threonine

0,28
0,34
0,17
0,60
0,12
0,22
0,11
0,34

0,21
0,19
0,15
0,73
0,20
0,31
0,25
0,32


0,05
0,38
0,04
1,9
0,20
0,20
0,10
0,41

0,08
0,52
0,50
0,50
0,20
0,49
0,21
0,42

(Nguồn: Leeson and Summer,2008)
Kết quả ở Bảng 2.3. cho biết, giá trị năng lượng trao đổi (ME) cao nhất là
của gạo xay (3345kcal/kg), tiếp đến là ngô (3330 kcal/kg); sau đó là lá lúa mì (3150
kcal/kg) và thấp nhất là thóc (2680 kcal/kg). Ngược lại, hàm lượng xơ cao nhất là
trong thóc (10,0%), tiếp đó là lúa mì (2,7%), sau đó là ngô (2,5%) và thấp nhất là
gạo xay (1,2%). Hàm lượng lipit cao nhất trong ngô (3,8%), sau đó là gạo xay
(2,42%) và thấp nhất trong lúa mì (1,5%). Hàm lượng các chất khoáng và axit amin
tổng số trong hạt ngô là thấp nhất và cao nhất là trong hạt lúa mì.
Kết quả nghiên cứu của Piao et al., (2002) về hàm lượng protein thô cùng
hàm lượng 16 axit amin trong ngô và gạo xay được trình bày trong Bảng 2.4.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 9


Bảng 2.4. Thành phần axit amin của gạo xay và ngô hạt
Chỉ tiêu (%)

Ngô hạt

Gạo xay

Protein thô
Aspartic acid

7,93
0,64

8,0
0,53

Threonine

0,26

0,30

Serine
Glutamic acid

0,27

1,28

0,37
1,55

Glycine
Alanine

0,38
0,49

0,30
0,62

Valine
Methionine
Isoleucine
Leucine
Tryptophan
Phenylalanine
Histidine
Lysine
Arginine
Cystine

0,46
0,24
0,31
0,60
0,35

0,40
0,27
0,31
0,60
0,57

0,34
0,17
0,28
1,03
0,38
0,47
0,28
0,25
0,35
0,49

(Nguồn: X.S. Piao và cs., 2002)
Kết quả ở Bảng 2.4. cho thấy, trong ngô và gạo xay có hàm lượng protein thô
(7,93 và 8,00%) gần như nhau. Trong 16 axit amin phân tích được thì có chín axit
amin (Asparctic, glycine, valine, methionine, isoleucine, leucine, lysine, argynine,
cystine) trong ngô cao hơn gạo xay; có bẩy axit amin (threonine, serine, glutamic,
alanine, tryptophane, phenylalanine, histidine) trong gạo xay cao hơn ngô.
Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của ngô và gạo xay theo Li et al.(2006)
được trình bày ở Bảng 2.5.
Kết quả ở Bảng 2.5. cho biết, trong các chỉ tiêu phân tích cơ bản về thành phần
hóa học của ngô và gạo xay gồm protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô và tinh bột tổng
số thì chỉ có hàm lượng tinh bột tổng số của gạo xay là cao hơn hẳn so với ngô (72,4
và 59,6%). Các chỉ tiêu khác, sự khác nhau giữa ngô và gạo xay không nhiều.
Trong 10 axit amin thiết yếu được phân tích thì có tám axit amin (Arginine,

isoleucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophane, valine) trong
gạo xay cao hơn ngô, chỉ có hai axit amin (histidine và leucine) trong ngô cao hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


gạo xay. Trong số năm chất khoáng phân tích được gồm Ca, P, Cu, Zn, Mn trong
gạo xay đều cao hơn ngô.
Bảng 2.5. Thành phần hóa học của ngô và gạo xay
Chỉ tiêu

Ngô

Gạo xay

Độ ẩm

12,2

12,1

Protein thô
Lipit thô

8,35
2,80

8,59

2,44

Tinh bột tổng số
Xơ thô

59,6
2,1

72,4
1,0

Tro thô
Arginine
Histidine
Leucine
Isoleucine
Lysine
Methionine
Phenylalanine
Threonine
Trytophan
Valine
Ca,%
P tổng số, %
Cu, mg/kg
Zn, mg/kg
Mn, mg/kg

1,22
0,36

0,28
1,05
0,30
0,27
0,19
0,47
0,30
0,07
0,33
0,02
0,29
1,39
21,85
4,26

1,05
0,77
0,23
0,75
0,38
0,35
0,20
0,51
0,32
0,12
0,45
0,03
0,33
1,71
24,76

20,31

(Nguồn: Li et al., 2006)
Kết quả nghiên cứu của Li et al. (2006) cho biết, giá trị năng lượng trao đổi
(ME) của gạo xay và ngô tương ứng là 14,13 và 14,24 MJ/kg; tỷ lệ ni tơ tích lũy là
48 và 54,7%; giá trị sinh học protein (BV) của ngô là 59,1% và gạo xay là 64,6%;
tỷ lệ protein thuần sử dụng (NPU) của ngô là 47,8% và gạo xay là 54,9%. Như vậy,
có thể nói, chất lượng protein của gạo xay tốt hơn của ngô.
Theo Sittiya et al. (2011) giá trị ME tương ứng của ngô và gạo xay là 2790
và 3020 kcal/kg; Giá trị năng lượng trao đổi thực (TME) của gạo xay khác nhau
theo giống lúa và biến động từ 2904 đên 3692 kcal/kg.
Kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia cầm Việt nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


của Viện Chăn nuôi quốc gia (1995) đã cho biết thành phần hóa học và giá trị năng
lượng trao đổi của thóc tẻ, gạo tẻ xay, ngô và lúa mỳ (Bảng 2.6 và 1.7).
Khác với hầu hết kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, kết quả ở Bảng
2.6. cho thấy giá trị năng lượng trao đổi của ngô vàng cao hơn gạo tẻ xay 50 kcal/kg
(3321 và 3271 kcal/kg). Điều này không có gì đặc biệt bởi thành phần hóa học và giá trị
dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thời điểm phân tích, mẫu
phân tích, giống cây trồng và chế độ canh tác khác nhau thì kết quả cũng khác nhau.
Bảng 2.6. Thành phần hóa học của thóc, gạo xay và ngô
Chỉ tiêu tiêu tiêu tiêu tiêu

Gạo xay

Ngô vàng


Vật chất khô (%)

86,38

87,30

Protein thô (%)

8,61

8,90

Lipit thô (%)

2,30

4,40

Xơ thô (%)

0,60

2,70

Dẫn xuất không ni tơ (%)

73,57

69,90


Khoáng tổng số (%)

1,30

1,40

Can xi (%)

0,06

0,22

Phot pho (%)

0,24

0,30

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

3271

3321

(Nguồn: Viện Chăn nuôi, 1995)
Bảng 2.7. Thành phần axit amin trong thóc, gạo tẻ, ngô tẻ và lúa mỳ
Axit amin (g/kg thức ăn)
Arginine
Histidine

Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Phenylalanine
Threonine
Tryptophan
Valine
Cystine
Tổng số

Gạo xay

Ngô vàng

6,20
1,70
7,22
4,70
2,40
1,71
4,28
2,60
1,30
5,00
1,85
38,96

4,35
2,60

2,54
10,90
2,60
1,50
3,94
2,91
0,94
3,52
1,80
37,60

(Nguồn: Viện Chăn nuôi, 1995)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Hàm lượng protein thô của ngô cao hơn gạo xay (8,90 và 8,61), tuy nhiên
mức cao hơn là không nhiều. Kết quả này phù hợp với kết quả của Leeson and
Summer (2008). Giá trị năng lượng trao đổi và hàm lượng protein thô trong ngô và
gạo tẻ xay đều cao hơn trong thóc tẻ.
Kết quả ở Bảng 2.7 cho thấy hàm lượng axit amin tổng số cao nhất trong hạt
lúa mì, sau đó là hạt gạo tẻ, tiếp đến là ngô và thấp nhất trong thóc tẻ.
Từ các kết quả phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc,
gạo ngô và lúa mì ở trên cho thấy, giá trị năng lượng, hàm lượng protein và các axit
amin giữa gạo xay và ngô không khác nhau nhiều. Điều này cho thấy có thể sử dụng
gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho các loại gia cầm. Song, điểm hạn chế
nhất của gạo so với ngô đỏ và vàng không phải là ở các thành phần dinh dưỡng đã
nêu trên mà là hàm lượng các sắc tố (xanthophyll). Trong 1kg ngô đỏ hay vàng có
20 – 30 mg sắc tố, nhưng trong gạo gần như không có (2 – 3mg/kg). Sắc tố tuy

không cung cấp năng lượng hay các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm,
nhưng lại có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thiếu sắc tố sẽ làm da gà có mầu
trắng và lòng đỏ trứng có mầu vàng rất nhạt. Điều này làm giảm chất lượng sản
phẩm và không hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn
toàn có thể giải quyết được trong chăn nuôi hiện nay. Chúng ta có thể sử dụng
gluten ngô, DDGS (distillers dried grais with solubes) (phụ phẩm chế biến Ethanol)
và các loại bột thức ăn xanh để bổ sung thêm sắc tố trong khẩu phần ăn cho gia
cầm. Như vậy, xét về mặt dinh dưỡng, khả năng sử dụng gạo xay (brown rice) thay
thế ngô trong chăn nuôi là hoàn toàn khả thi.
2.3. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI
GIA CẦM
2.3.1. Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng
- Ngô (Zea mays)
Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009), ngô là loại thức ăn chính cung cấp năng
lượng cho gia cầm. Trong 1kg ngô có giá trị 3200 - 3400 kcal năng lượng trao đổi.
Giá trị năng lượng trao đổi của ngô biến động tùy thuộc vào giống, chế độ canh tác
và địa phương khác nhau. Nếu tính trong 1kg chất khô, giá trị năng lượng trao đổi
của ngô biến động từ 3612 - 3895 kcal (Nguyễn Thị Mai, 2001). McDonal và cs
(1995) cũng cho biết giá trị năng lượng trao đổi của ngô là 3874 kcal (tính theo
100% chất khô). Hàm lượng xơ trong ngô thấp, hàm lượng protein thô từ 8 - 13%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


(tình theo vật chất khô). Trong protein thì Lyzin, Tryptophan, Methionin là những
axit amin hạn chế nhất, đặc biệt là Lyzin (Vũ Duy Giảng và Tôn Thất Sơn, 2007).
Ngô là loại thức ăn hạt nghèo các chất khoáng như Ca (0,15%), Mn (7,3mg/kg) và
đồng (5,4mg/kg). Hiện nay có nhiều giống ngô có màu sắc khác nhau như màu:

vàng, đỏ và trắng. Trong ngô vàng và ngô đỏ có nhiều caroten, cryptoxanthyl,
xanthophyl. Trong 1kg ngô vàng có 0,57mg βCaroten, 15,4mg crpytoxanthyl và
13,67 mg xanthophyl. Xanthophyl là sắc tố nhuộm màu chủ yếu của lòng đỏ trứng
gà, mỡ và da gà. Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng nên thường được dùng để điều
chỉnh mức năng lượng trong các khẩu phần ăn (Nguyễn Thị Mai, (2001).
Ngô rất dễ bị mốc và sinh ra độc tố aflatoxin. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Chí Hanh và cs. (1996) thì khi bắt đầu đưa ngô vào bảo quản, ngô đã bị nhiễm nấm
mốc (100.103 khuẩn lạc/gam) nhưng chưa xuất hiện Aflatoxin. Sau 2 tháng bảo
quản đã xuất hiện Aflatoxin ở mức thấp (40µg/kg). Mức độ nhiễm nấm mốc, độc tố
tăng dần và đạt mức cao sau 5 tháng bảo quản (200.103 khuẩn lạc/gam và 553,2µg
Aflatoxin/1kg hạt).
Ngô là cây lương thực quan trọng được gieo trồng nhiều trên thế giới đạt sản
lương khoảng 960 triệu tấn. Bốn nước sản xuất chính gồm Mỹ, Trung Quốc, Braxin
và Achentina chiếm 70% tổng sản lượng ngô trên thế giới.
Braxin là nước đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ngô với diện tích gieo
trồng đạt 15,12 triệu hecta, sản lượng hơn 82 triệu tấn. Sản phẩm ngô chủ yếu đáp
ứng nhu cầu thị trường nội địa, chủ yếu được chế biến làm thực ăn chăn nuôi. Các
vùng gieo trồng ngô chủ yếu bao gồm vùng miền Trung và miền Tây, Đông và Nam
Braxin. Có 2 mùa vụ thu hoạch ngô trong năm nông nghiệp: vụ ngô hè gieo trồng
trong tháng 9 đến tháng 11, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 5 năm sau và mùa vụ
ngô đông gieo trồng trong tháng 2, tháng 3, thu hoạch trong tháng 6 và tháng 7
trong năm.
Dự báo vào năm 2019/2020, sản lượng ngô của Braxin tăng lên tới 70,12
triệu tấn/ năm và tiêu dùng nội địa đạt khoảng 56,20 triệu tấn, xuất khẩu đạt khoảng
từ 12,6 tới 19 triệu tấn/ năm. Braxin sẽ vươn lên trở thành nước xuất khẩu ngô hàng
đầu trên thế giới. Trong những năm tới, diện tích trồng ngô sẽ tăng 0,73%/ năm, sản
lượng tăng 2,67%/ năm chủ yếu nhờ tăng sản. Sản lượng thu hoạch ngô thay đổi
theo mùa vụ và vùng miền, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thổ nhưỡng, điều
kiện kỹ thuật công nghệ canh tác. Trung bình năng suất đạt từ 5 tới 8 tấn/hecta.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Hơn chục năm gần đây Braxin là một trong số nước hàng đầu về sản xuất và
xuất khẩu ngô. Trong 11 tháng đầu năm 2014, Braxin xuất khẩu 17,2 triệu tấn ngô,
giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2013 lý do một phần do hạn hán kéo dài. Thị
trường xuất khẩu ngô chủ yếu của Braxin là Iran chiếm 26,5%, tiếp theo là Việt
Nam, Hàn Quốc, Ai Cập, Indonexia, Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản, Maroc, Ả Rập
Saudit..Trong năm 2014, nước ta nhập khẩu ngô từ Braxin đạt 2,957 triệu tấn với
giá trị 725,5 triệu USD. Giá ngô Braxin trong nước khoảng 4.650 đ/kg
- Gạo xay
Gạo xay còn gọi là gạo lứt, gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa
được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh
tố vànguyên tố vi lượng Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm,chất
béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin
B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng
như canxi, sắt, magiê, selen,glutathion (GSH), kali và natri. Trường hợp gạo trắng qua
quá trình xay, giã, 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa
lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi. Giá gạo xay IR50404 khoảng 9.500 đ/kg
- Lúa mỳ (Triticum spp.)
Trong những năm gần đây, hạt lúa mỳ được sử dụng khá phổ biến trong
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta. Lúa mỳ là một trong những hạt ngũ cốc
có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Leeson and Summer, (2008), trong hạt lúa mỳ, hàm
lượng protein thô từ 12 – 15%, cao hơn ngô (8,5%) và gạo xay (8,2%). Hàm lượng
lipit thô trong lúa mỳ thấp (1,5%), thấp hơn trong ngô và gạo, thậm chí thấp hơn cả
trong thóc (1,7%). Hàm lượng xơ thô trong lúa mỳ là 2,7%), cao gần gấp hai lần
gạo xay (1,2%) và cao hơn ngô (2,5%) một chút. Hàm lượng Can xi (0,05%) và
phôt pho dễ tiêu (0,20%) cao hơn hẳn ngô và gạo xay. Trong lúa mỳ có đầy đủ các

axit amin không thay thế được đối với gia cầm. Đặc biệt hàm lượng lysine (0,49%),
cao hơn hẳn trong ngô (0,20%) và gạo xay (0,31%). Giống lúa mỳ và điều kiện tiểu
khí hậu khác nhau thì thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau. ADM (2015) cho
biết, trong lúa mỳ có 11,5% protein thô; 1,9% lipit thô và 3,3% xơ thô. Giá trị năng
lượng trao đổi là 3113 kcal/kg. Theo tài liệu của FAO (2011) dẫn theo IGC (2015),
42% sản lượng lúa mỳ năm 2011 và dự kiến khoảng 60,66% sản lượng lúa mỳ năm
2015 của EU được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


- Cao lương
Cao lương thường được trồng ở các vùng trung du, miền núi có sản lượng
chưa lớn, các nông hộ đã dùng làm thức ăn hạt cho gà ăn thêm. Cao lương là loại
thức ăn có năng lượng tương đối cao (2670-3100 Kcal/kg), protein thô khoảng 9,0 10%, lipid 2,5-3,0%, xơ 2,2-3,3% (hạt đã bỏ vỏ). Khẩu phần thức ăn cho gà có thể
trộn 35-40% cao lương. Cao lương thu hoạch xong phơi khô, bảo quản dự trữ nơi
khô ráo, đặt cao cách nền kho 40-50cm giống như bảo quản thóc.
2.3.2. Nhóm nguyên liệu giàu protein nguồn gôc thực vật
- Đậu tương (Glycin max)
Theo Nguyễn Thị Mai (2001), hạt đậu tương là loại thức ăn giàu protein có
nguồn gốc thực vật, từ lâu đã được sử dụng trong thức ăn hỗn hợp của gia cầm. Đặc
biệt là trong các khẩu phần ăn đòi hỏi mức năng lượng và protein cao. Protein của
hạt đậu tương có giá trị sinh học cao, chứa đầy đủ và khá cân đối các axít amin thiết
yếu. Lipit của hạt đậu tương chứa 84 – 86% các axit béo chưa no, còn lại là các axit
béo no. Axit béo no gồm có hai axit chính là palmitic và stearic. Axit béo chưa no
gồm 30 – 35% axit oleic, 45 – 55% axit linoleic và 5 – 10% axit linoleic, đây là
những axit béo rất quan trọng đối với gia cầm. Thành phần hoá học và giá trị dinh
dưỡng của đậu tương có khoảng biến động tương đối lớn do ảnh hưởng của nhiều

yếu tố khác nhau như mùa vụ, giống, thời tiết và chế độ canh tác ở các địa phương.
Theo Tôn Thất Sơn và Nguyễn Thị Mai (2007), nếu tính theo % chất khô, hàm
lượng protein thô trong các loại đậu tương biến động từ 34,35 - 44,41%; lipit khá
cao (15,60 - 21,87%); xơ thô (3,54 - 7,10%) và tro thô (4,63 – 12,95%). Chính nhờ
hàm lượng lipit trong đậu tương cao nên giá trị năng lượng của đậu tương cũng rất
cao. Giá trị ME trong đậu tương theo Church (1998) là 3872 kcal; theo Keith Smith
(1999) là 3722 kcal. Theo Vũ Ngọc Lộ (2003), trong hạt đậu tương còn chứa nhiều
vitamin và khoáng chất. Trong 100g phần ăn được có 1504 mg K; 165 mg Ca; 690
mg P; 236 mg Mg; 11 mg Fe; 38 mg Zn; 0,3 mg Cu; 1,2 mg Mn; 19,5 mg Co; 1470
mg F; 1,5 mg Se. Các vitamin nhóm B khá phong phú gồm 9% B1; 2,3% B2; 6,4%
B6 … nhưng lại rất nghèo B12, vì vậy trong khẩu phần ăn có nhiều đậu tương cần
chú ý bổ sung thêm hàm lượng B12 thích hợp. Có thể nói hạt đậu tương là một loại
nguyên liệu rất quan trọng đối với ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
Nó không những giàu cả năng lượng và protein mà còn là một nguồn axit béo quan
trọng đối với gia súc, gia cầm (McDonal et al., 1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×