Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực Trạng Và Giải Pháp Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Đối Với Diện Tích Đất Đã Giao Cho Các Tổ Chức Kinh Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.18 KB, 87 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

NGUYỄN THỊ TÂM

Đề tài:
"THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT CÓ HIỆU QUẢ
ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH ĐẤT ĐÃ GIAO CHO CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2011


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

NGUYỄN THỊ TÂM

Đề tài:
"THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT CÓ HIỆU QUẢ
ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH ĐẤT ĐÃ GIAO CHO CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN"



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 606216

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN THẾ ĐẶNG

Thái Nguyên - Năm 2011


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tâm


iv

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã

nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp
đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để
hoàn thành bản Luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS NGUYỄN
THẾ ĐẶNG - Trưởng Phòng Quản trị và Tài chính, Trưởng Bộ môn khoa
học đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Khoa Tài Nguyên và Môi trường, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Thái
Nguyên UBND thành phố Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Thái Nguyên và các doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tâm


v

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..................................................... 2

1.3. Yêu cầu của đề tài.......................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ...................................................... 6
2.2. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước....................... 11
2.2.1. Tình hình sử đất trên Thế giới ............................................... 11
2.2.2. Tình hình sử dụng đất trong nước.......................................... 16
2.2.3. Tình hình sử dụng đất tại tỉnh Thái Nguyên.......................... 24
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 28
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu............................... 28
3.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................... 28
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Thái Nguyên ảnh hưởng đến sử dụng đất ................................ 28
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thành
phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.................................. 28
3.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đã giao cho các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.............................. 28
3.2.4. Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với việc
sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê
đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .................................... 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 29
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp......................................................... 29
3.3.2. Tài liệu sơ cấp ........................................................................ 29


vi

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................... 31

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 32
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Thái Nguyên ảnh hưởng đến sử dụng đất ..................................... 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................. 32
4.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thái
Nguyên...................................................................................... 37
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 ............................................. 44
4.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............................................. 47
4.3.1.Tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà
nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......... 47
4.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên...................................................................................... 58
4.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của các
tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên ............................................................ 65
4.4. Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với các tổ
chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên......................................................................... 66
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................
5.1. Kết luận .........................................................................................
5.2. Kiến nghị ......................................................................................
5.2.1. Đối với các cơ quan ở Trung ương .......................................
5.2.2. Đối với cấp tỉnh và thành phố Thái Nguyên.........................
TÀI LIỆU THAM KHẢO

71
71

72
72
73


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Các chữ viết tắt

Ký hiệu

1

Chuyên dùng

CD

2

Chuyển nhượng

CN

3

Diện tích


DT

4

Hội đồng nhân dân

HĐND

5

Kinh doanh

KD

6

Môi trường

MT

7

Pháp luật

PL

8

Phường


P

9

Sử dụng

SD

10

Sử dụng đất

SDĐ

11

Thành phố

TP

12

Thành phố Thái Nguyên

TPTN

13

Tổng sản phẩm quốc nội


GDP

14

Uỷ ban nhân dân

UBND


1

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên ....................................... 26
Bảng 4.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên...... 33
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên năm 2010 .. 36
Bảng 4.3. Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính TP Thái Nguyên .................. 38
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 ............................................... 46
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả cho thuê đất năm 2006 ................................. 49
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả cho thuê đất năm 2007 ................................. 50
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả cho thuê đất năm 2008 ................................. 51
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả cho thuê đất năm 2009 ................................. 52
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả cho thuê đất năm 2010 ................................. 53
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả cho thuê đất giai đoạn 2006-2010 ............... 55
Bảng 4.11. Tình hình vi phạm của các tổ chức kinh tế trong việc sử dụng
đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............................................ 59
Bảng 4.12. Tình hình vi phạm nghĩa vụ tài chính của các tổ chức kinh tế
được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.....61
Bảng 4.13. Kết quả xử lý vi phạm các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa

bàn thành phố Thái Nguyên .............................................................. 62
Bảng 4.14. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.............. 64
Bảng 4.15. . Kết quả xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường ..................... 65

DANH MỤC BẢN ĐỒ

Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên .................. 32


2

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay
thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, các cơ sở kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai là thành
quả lao động, đấu tranh của nhiều thế hệ ở nước ta tạo lập nên, luôn là vấn đề
xuyên suốt của mọi thời đại. Sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả
đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc khai thác, quản lý, sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn
đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
Thực tế cho thấy, với quỹ đất có hạn, trong khi nhu cầu sử dụng đất
của xã hội ngày càng tăng đang đặt ra nhiều thách thức với con người và xã
hội. Những sai lầm của chúng ta trong quá trình sử dụng đất đã nẩy sinh nhiều
mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay gắt, đang làm hủy
hoại tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng.
Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, một

trong các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, đất đai luôn đặc biệt được
quan tâm. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả
tỉnh, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế xã hội. Thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế so sánh với các huyện
trong tỉnh vì gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có hệ thống
đường bộ bao gồm đường Quốc lộ 3 cũ đang cải tạo nâng cấp, Quốc lộ 37,
Quốc lộ 1B và trong tương lai gần là Quốc lộ 3 mới đạt tiêu chuẩn quốc tế
đường cao tốc, có hệ thống đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên Lưu Xá - Kép, Thái Nguyên - Núi Hồng và tương lai có hệ thống đường sắt đi


3
các tỉnh lân cận trong khu vực. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công
nghiệp, trung tâm giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cao của tỉnh, đứng thứ 3
của cả nước, là trung tâm du lịch dịch vụ với khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi
Cốc mang tầm cỡ quốc gia vừa được công bố quy hoạch, nơi đây cũng là
vùng đất hội tụ của con người ở mọi sứ sở của đất nước Việt Nam, có truyền
thống văn hóa lâu đời, mang bản sắc của vùng trung du miền núi Bắc bộ, có
vùng chè Tân Cương nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay thành phố Thái
Nguyên là điểm đến của nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới và trong nước, đã
và đang tìm kiếm, đăng ký, dự kiến đầu tư vào thành phố trên nhiều lĩnh vực.
Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những
năm gần đây cũng như dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng đất cũng như công tác
quản lý, sử dụng đất đai ở thành phố Thái Nguyên nói chung, của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố nói riêng đang là một thách thức lớn đối với
công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong tình hình hiện nay việc vi phạm
pháp luật đất đai cả về quản lý và sử dụng còn diễn ra ở nhiều địa phương, ở

các xã, phường đặc biệt là của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất
để thực hiện các dự án đầu tư. Hiện tượng sử dụng đất sai mục đích, lấn
chiếm đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, đất để hoang
hóa không sử dụng, chậm triển khai dự án, tình trạng “quy hoạch treo” chưa
được ngăn chặn kịp thời, vẫn còn xảy ra.
Trước thực trạng và yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Thực
trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho
các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được thực trạng sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế
thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình sử dụng đất đã giao.
Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã
giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái
Nguyên ảnh hưởng đến sử dụng đất.


4
Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.
Điều tra tình hình sử dụng đất đối với diện tích đất đã giao cho các tổ
chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Phân tích đánh giá quá trình sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế
thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Đưa ra các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã
giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách

và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với tài nguyên đất của thành phố
Thái Nguyên. Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đất đai của các huyện có điều kiện tương đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa MácLênin và các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đất đai. Đất
đai là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động
của nhân dân ta, trong lực lượng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra
của cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng trong đời
sống xã hội như vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-xít thì đất
đai đóng một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của
xã hội.
Toàn bộ đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý là một định hướng chính trị cơ bản đã được ghi trong Hiến pháp năm
1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai trong
giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta. Luật đất đai năm 2003 còn xác định
rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (khoản 1 Điều 5) [11].
Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên và luôn luôn
quan tâm đến vấn đề đất đai. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đã ban hành
những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp, góp
phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng đã đề ra.
Vì lẽ đó trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện
luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện đối

với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công để các nguồn lực này được
quản lý, sử dụng có hiệu quả”[3].
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011)
đã ghi: “… Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên
quốc gia”[3].
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ,
mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế


6
qun lý ti nguyờn v bo v mụi trng. a ni dung bo v mụi trng
vo chin lc, quy hoch, k hoch phỏt trin ngnh, lnh vc, vựng v cỏc
chng trỡnh, d ỏn. Cỏc d ỏn u t xõy dng mi phi bo m yờu cu v
mụi trng. Thc hin nghiờm ngt l trỡnh x lý cỏc c s gõy ụ nhim mụi
trng. Hon thin h thng lut phỏp v bo v mụi trng; xõy dng ch ti
mnh ngn nga, x lý cỏc hnh vi vi phm. Khc phc suy thoỏi, bo
v mụi trng v cõn bng sinh thỏi, nõng cao cht lng mụi trng. Thc
hin tt chng trỡnh trng rng, ngn chn cú hiu qu nn phỏ rng, chỏy
rng; tng din tớch cỏc khu bo tn thiờn nhiờn. Qun lý, khai thỏc v s
dng cú hiu qu ti nguyờn t, nc, khoỏng sn v cỏc ngun ti nguyờn
thiờn nhiờn khỏc[3].
Trong Bỏo cỏo Chớnh tr i hi ng b tnh Thỏi Nguyờn ln th
XVIII cng ó nờu: S dng hiu qu ngun ti nguyờn thiờn nhiờn, nht l
ti nguyờn khoỏng sn, ti nguyờn t phc v cho cụng nghip[4].
Ngh quyt i hi i biu ng b tnh Thỏi Nguyờn ln th XVIII,
nhim k 2010-2015 ó ghi: Tip tc y mnh cụng tỏc ci cỏch hnh chớnh,
cụng tỏc quy hoch, qun lý quy hoch, bi thng gii phúng mt bng, thu
hỳt u t, huy ng vn v cỏc ngun lc xó hi u t xõy dng kt cu h
tng kinh t - xó hi, phc v cho mc tiờu phỏt trin kinh t - xó hi ca tnh.

Tng cng cụng tỏc qun lý v bo v mụi trng: Thc hin tt Chin lc
bo v mụi trng Quc gia. Gn nhim v bo v mụi trng, bo v ti
nguyờn thiờn nhiờn vi quy hoch, k hoch phỏt trin kinh t - xó hi a
phng. Tng cng cụng tỏc tuyờn truyn, nõng cao nhn thc, trỏch nhim
ca tng cỏ nhõn v ton xó hi v s cn thit phi bo v mụi trng i
vi yờu cu phỏt trin bn vng. Nõng cao hiu qu hot ng ca c quan
chuyờn trỏch bo v mụi trng, kiờn quyt x lý nhng t chc, cỏc nhõn vi
phm Lut Bo v mụi trng [5].
V cng ti iu 15 Lut t ai 2003 quy nh: Nhà nớc nghiêm cấm
hành vi lấn, chiếm đất đai; không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích;
vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đ$ đợc công bố; huỷ hoại đất;
không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi sử dụng các quyền của
ngời sử dụng đất; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ,
trách nhiệm của ngời sử dụng đất.
Nhà nớc nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vợt quá
quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của ngời có thẩm quyền để làm trái các
quy định về quản lý đất đai.


7
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Thiên nhiên chứa đầy những bí ẩn, rất khắt khe nhưng cũng rất hào
phóng. Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm, đúc kết lại thành những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời
khác như: "đất nào cây ấy", "khoai đất lạ, mạ đất quen"... Hiện nay, những
kinh nghiệm này đã được ánh sáng của khoa học và công nghệ làm sáng tỏ.
Sự hoà quyện giữa những kinh nghiệm truyền thống với khoa học, công nghệ
hiện đại đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói tới sử
dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất, xong
muốn bảo vệ đất một cách cơ bản không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy

nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó
sẽ mang lại hiệu quả thấp và không ít trường hợp một số mặt yếu của biện
pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ và ngay tức khắc bị các mục tiêu chung phủ
định.
Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới mục
tiêu kinh tế nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất
định như xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy
mô lớn… Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của con người
như xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể
thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu
trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai
ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình
sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường
nói chung và môi trường đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trượt lở
đất…) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ này càng nghiêm
trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của
con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường nhất thiết phải giải
quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất như một
thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả
sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi
trường và nâng cao chất lượng môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là
hài hòa được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường.
Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của Tài nguyên đất.
Từ đó, đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một


8
cách hợp lý nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện

tại nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ [6]:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư
liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành
kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ,
người Ả-rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn
của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “...đất không phải là tài sản thừa kế
của tổ tiên”. Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn
quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần
đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ
đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một
đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Trong
đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh
dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản
xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục
địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta
đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay
chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới
0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực
thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có
đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả
của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái

hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều
hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và
đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua


9
nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất
thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa
mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,
chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và
chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh
tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất
trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất...
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành
trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu
cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí
hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho
các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi
ích trước mắt.
Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm
ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và
Nhà nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên
là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm
2003 đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác
cũng đã được ban hành, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi
trường;... và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật do
Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành. Sau đây là
những cơ sở pháp lí được nghiên cứu để thực hiện đề tài.

- Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:
+ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
+ Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 về thi hành Luật Đất đai 2003.
+ Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13 ngày 4 tháng 2004 hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.


10
+ Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
+ Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2006
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày
29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai.
+ Nghị định số 188/2004/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của
Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 Tháng 11 năm 2004 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ
về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định số 197/2004/NĐ – CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
+ Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng
12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất.

+ Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.
+ Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của
Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTCBTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Liên bộ Tài chính – Tài nguyên và
Môi trường, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính Phủ.
+ Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất .
+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính
phủ qui định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.


11
+ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 Quy
định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất
+ Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức
được nhà nước giao đất cho thuê đất.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của UBND tỉnh Thái
nguyên:
+ Chỉ thị số 16/2004/CT-UB ngày 13 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003.
+ Nghị Quyết số 02/2005/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2005 của
HĐND tỉnh Thái Nguyên chuyên đề về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư.
+ Quyết định số 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2005 của
UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định về hạn mức đất ở khi giao đất và
hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
tỉnh.
+ Quyết định số 326/2006/QĐ- UBND ngày 27 tháng 2 năm 2006 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy trình về thu hồi đất, quản lý
quỹ đất đã thu hồi, trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Quyết định số 867/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2007 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về thu hồi đất, quản lý
quỹ đất đã thu hồi; trình tự, thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Quyết định số 12 /2011/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với
đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Quyết định này thay thế Quyết định số
868/2007/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên).


12
+ Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05 tháng 1 năm 2010 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình sử đất trên Thế giới
Trong những bước đi ban đầu của công nghiệp hóa, chính nông thôn vừa
là nguồn cung cấp lao động, vừa là thị trường của công nghiệp. Nhưng càng

vào giai đoạn cuối của công nghiệp hóa và đô thị hóa, vai trò của nông nghiệp
ngày càng giảm sút. Trước tác động của quy luật thị trường, nhiều nước đã cố
gắng phát triển nông nghiệp, nhưng vẫn không giữ được an ninh lương thực,
nên ngày càng phải lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Điều đó đặc biệt nguy
hiểm đối với những nước đông dân. Một số nước đến lúc công nghiệp đã đạt
trình độ phát triển cao, thì chính phủ lại phải hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều.
Việc bảo hộ nông nghiệp đã trở nên cần thiết tới mức các nước giàu khó lòng
cắt bỏ được và đây cũng chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong các vòng
đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), mà 5 năm gần đây thế
giới đã chứng kiến những thất bại liên tiếp trong các vòng đàm phán Đô-ha.
Ở các nước Đông Á, trong thời kỳ công nghiệp hóa do có ít đất (đất nông
nghiệp chỉ còn dưới ngưỡng 400 m2/người) nên phải nhập thức ăn ngày càng
nhiều. Ở Nhật Bản có dự báo rằng, trong 10 năm tới sẽ không còn nông
nghiệp nữa, vì hiện nay chỉ có người già làm ruộng! Nông dân Hàn Quốc
đang gặp nhiều khó khăn trong điều kiện toàn cầu hóa, nên họ đang đấu tranh
chống lại quá trình này rất mãnh liệt. Chỉ có Đài Loan chú ý đến nông nghiệp
hơn cả, nhưng đến nay cũng đã phải nhập thức ăn ngày càng nhiều. Trung
Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nông nghiệp, vì sản xuất
lương thực có xu hướng giảm dần và đang lo thiếu lương thực vì việc cung
cấp cho hơn 1,3 tỉ người.
Theo tài liệu của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) thì diện tích của
phần đất liền của các lục địa là 13.400 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng
băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó có 1.500 triệu ha
(11%) là đất canh tác, 3.200 triệu ha (24%) là đồng cỏ chăn nuôi gia súc,
4.100 triệu ha (31%) là diện tích rừng và đất rừng; 4.400 triệu ha (34%) còn
lại là diện tích đất dùng vào các việc khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn...).
Diện tích đất có thể dùng cho canh tác được đánh giá vào khoảng 3.200 triệu
ha, hiện mới khai thác khoảng 1.500 triệu ha. Tại các vùng khác nhau, các



13
nước khác nhau, tỉ lệ đất đã sử dụng canh tác so với đất có tiềm năng canh tác
cũng khác nhau. Đáng chú ý là khu vực Châu Á, tỉ lệ này rất cao, đạt đến
92%; trái lại, ở Châu Mỹ Latinh con số này chỉ đạt 15%, các nước phát triển
là 70%, các nước đang phát triển là 36%. Trong diện tích đất canh tác, đất cho
năng suất cao chiếm 14 %, năng suất trung bình là 28% và năng suất thấp là
58%.
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích
trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián
tiếp của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị
lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công
nghiệp.
Theo số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới, năm 1993 quỹ đất của toàn
thế giới khoảng 13 tỉ ha, mật độ dân số 43 người/km2. Một số nước có quỹ đất
hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ
0,3ha/người). Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha diện tích bình quân đầu
người khoảng 0,4 ha. Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số
tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Đất ngày bị sa
mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái
nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá,
mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất
nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến
động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi
năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi
trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong
25 năm tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%,

khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá
mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô
nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục
không giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân
hàng đầu, Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò
chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân


14
thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai
trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị
xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn
hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50
triệu tấn lương thực.
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích
trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe
doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng
canh tác do những hoạt động của con người.
Tính tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới thì đại dương chiếm 71%,
còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 29%. Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn
nhiều so với Nam bán cầu. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân
bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm
13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000
m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất
đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54%
đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh
tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên, được đánh giá là:
Đất có năng suất cao: 14%
Đất có năng suất TB: 28%

Đất có năng suất thấp: 28%
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là
đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày
càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người.
Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông
nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó
thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Dân số ngày một tăng cùng với những phát hiện mới về thiên nhiên, con
người đã nghĩ ra nhiều phương thức sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác
nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
đều xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức
độ đô thị hóa cũng như diện tích đất được chuyển mục đích hàng năm. Quá
trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra sớm hơn, với tốc độ mạnh mẽ hơn
ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức,


15
Italia, Nhật Bản v.v…thì tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm quá trình chuyển
mục đích sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy
nhiên, chính quá trình đô thị hoá, chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp
lý đã giúp nền kinh tế của các nước này phát triển khá nhanh trong những
năm qua. Để đạt được những thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai ở các
quốc gia này được thực hiện khá tốt. Một trong những nước điển hình về công
tác quản lý nhà nước về đất đai đó là nước Pháp. Pháp là quốc gia phát triển
thuộc hệ thống quốc gia tư bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau,
nhưng nước ta chịu ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý nhà nước
trong lĩnh vực đất đai khá rõ của Cộng hòa Pháp. Vấn đề này dễ lý giải vì Nhà
nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất
đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất

đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức một bộ phận công dân Việt Nam hiện
nay. Quản lý đất đai của Nước Cộng hòa Pháp có một số đặc điểm đặc trưng
sau:
Về chế độ sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai
có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện
nay tồn tại hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu
nhà nước (đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng). Tài sản công
cộng (bao gồm cả đất đai công cộng) có đặc điểm là không được mua và bán.
Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nước có
quyền yêu cầu sở hữu đất đai tư nhân nhường quyền sở hữu thông qua chính
sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng.
Về công tác quy hoạch đô thị: Do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì
vậy để phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú
ý từ rất sớm và thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã ban
hành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở
lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước đã ban hành các Nghị định quy định
các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về phân cấp quản
lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công
tác quản lý của nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã. Cho đến nay, Luật Đô thị
ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân
và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của nhà nước, cũng như của các cộng
đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị. Nó
mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các
ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ…


16
Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai: Mặc dù là quốc gia duy
trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý nhà nước về đất
đai của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây

dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy
củ và khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin
lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước,
vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực
trạng pháp lý của thửa đất. Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện
trạng, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của
ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản công
bằng.
Ngoài Pháp thì Mỹ cũng là một trong các quốc gia có hệ thống pháp
luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội
đa dạng và phức tạp nhất. Luật Đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến
khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai, các quyền này được pháp luật bảo hộ
rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy
các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế
đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai
và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội.
Tuy công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng Luật Đất đai của Mỹ vẫn
khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của nhà nước trong
quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết
định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch
kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng
đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các
quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá
thuê đất hoặc thuê bất động sản…). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân
để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị
thu hồi… bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ tương đương với
quyền bất động sản ở Việt Nam.
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế
độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường

vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát
triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn
cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu


17
quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao
nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu
thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các
quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn
giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất trong nước
- Tình hình chung
Tổng diện tích đất tự nhiện của nước ta là trên 33.000.000 ha, đứng thứ
59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu
ha, đất dốc >25 triệu ha, >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích
đất đồi núi là đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3
triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25%
gần 12,4 triệu ha [8].
Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 16.406,1 nghìn ha,
lâm nghiệp 11.575,4 nghìn ha, đất phi nông nghiệp 1.772,3 nghìn ha, đất chưa
sử dụng 14.924,9 nghìn ha.
Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân diện
tích đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,4 ha/người. Bình quân diện tích đất nông
nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2
ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư
và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất
thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, năng suất cây trồng thấp, riêng
năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới. Trong điều kiện
mở mang đô thị như hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta sẽ còn mất

thêm. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ
sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất việc mất đất.
Theo mục đích sử dụng đất năm 2008, Việt Nam có tổng diện tích đất
tự nhiên 33.115 nghìn ha, là nước có quy mô diện tích thuộc loại trung bình
nhưng vì dân số đông (xếp thứ 12 trên thế giới) nên diện tích đất bình quân
theo đầu người vào loại thấp: với mức 0,1 ha/người( bằng 1/6 mức bình quân
của thế giới). Hiện nay, toàn quốc đã đưa vào sử dụng cho nông nghiệp
24.997,2 nghìn ha (chiếm 75,5% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó, đất
sản xuất nông nghiệp 9.420,3 nghìn ha (chiếm 28,4% tổng diện tích đất tự
nhiên), đất lâm nghiệp 14.816,6 nghìn ha (chiếm 44,7% tổng diện tích đất tự
nhiên), đất nuôi trồng thủy sản 728,6 nghìn ha (chiếm 2,2% tổng diện tích đất


18
tự nhiên), đất làm muối 13,7 nghìn ha (chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự
nhiên), đất nông nghiệp khác 18,1 nghìn ha (chiếm 0,05% tổng diện tích đất
tự nhiên); đất phi nông nghiệp 3.385,8 nghìn ha, mặt nước ven biển 42,5
nghìn ha còn lại là đất chưa sử dụng [1].
Đa số diện tích đất chưa sử dụng nằm ở vùng đất trống đồi núi trọc. Đây
cũng là đối tượng khai hoang mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp ở nước
ta. Trong tổng số diện tích đất chưa sử dụng phần lớn diện tích có khả năng
đưa vào sản xuất cho lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Ươc tính trong
tương lai diện tích đất sản xuất nông nghiệp tối đa có khoảng 12 triệu ha.
Trong khi bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ở nước ta với tỷ
lệ tăng dân số như hiện nay, thì vẫn không vượt qua ngưỡng 1.300 m2. Con số
này thấp hơn nhiều so với tính toán của tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc
(FAO) là với trình độ sản xuất trung bình như hiện nay trên thế giới mỗi đầu
người cần có 4.000 m2 đất canh tác.
Do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm của Việt Nam, cùng với sự gia
tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả chiến

tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề về môi trường đất. Cụ thể, từ
những quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy thoái hóa đất là xu thế phổ
biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn
3/4 quỹ đất, nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng. Các loại hình
thoái hóa môi trường đất ở Việt Nam thể hiện rất phức tạp và đa dạng:
- Rửa trôi, xói mòn, suy kiệt dinh dưỡng đất, hoang hoá (Ninh Thuận,
Bình Thuận) và khô hạn, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, đất mất khả năng sản
xuất ở trung du, miền núi (Tây Nguyên). Do lượng mưa tập trung lớn vào
mùa mưa (đến 80%), mất rừng, đốt nương làm rẫy, canh tác không hợp lý trên
đất dốc.
- Mặn hóa, phèn hoá: khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng, sông Cửu Long.
- Bạc màu do di chuyển cát: khoảng 0,5 triệu ha ở đồng bằng ven biển
miền Trung.
- Ngập úng, ngập lũ, lầy hóa có diện tích khoảng 1,4 triệu ha
- Ô nhiễm môi trường đất, nước và bùn do nước thải xung quanh đô thị,
các khu công nghiệp và những nơi sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ, những nơi bị
rải chất diệt cỏ, chất độc màu da cam trong chiến tranh.


×