Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập học kỳ lí luận nhà nước và pháp luật đạt 8 ĐIỂM: Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.04 KB, 9 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng
trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh,
duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Trong
những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường.
Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào
Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và
thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như
tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực
phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển
đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Không những thế, thực phẩm không an
toàn khi con người ăn vào, tích lũy nhiều và lâu trong cơ thể còn có thể dẫn
đền ung thư. Do đó, bảo đảm an toàn thực phẩm là một nội dung quan trọng
trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu
sắc. Trong đó, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn
thực phẩm hiện nay. Để tìm hều rõ hơn về vai trò của pháp luật trong việc bảo
đảm an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay, em xin chọn đề tài: “Vai trò của
pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”
cho bài tập lớn cuối kì. Trong quá trình làm bài do kiến thức của em còn hạn
chế nên không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
Pháp luật là hệ thống các quy định, trong đó phổ biến và chủ yếu là các
quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý


chí của Nhà nước và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích, mục
đích của giai cấp thống trị, vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội.
“Nói tới pháp luật là nói tới công lý, công bằng (mặc dù công lý, công
bằng chỉ có tính chất tương đối, bởi chúng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
lực lượng cầm quyền và điều kiện thực hiện chúng). Ở một chừng mực nhất
định nào đó, pháp luật là biểu hiện của công lý, công bằng của xã hội nếu dựa
vào các phương tiện khác không giải quyết được thì phải dựa vào pháp luật.
Giá trị xã hội to lớn của pháp luật còn thể hiện ở chỗ pháp luật vừa là chuẩn
mực, thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ điều chỉnh các quan hệ
xã hội, kiểm soát sự phát triển xã hội, kiểm nghiệm các quá trình, các hiện
tượng xã hội, đưa đến cho con người lượng thông tin nhất định về các giá trị
và các yêu cầu của xã hội.”1
Qua đó, ta thấy pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã
hội. Ở Việt Nam cũng vậy, pháp luật gữ vai trò quan trọng góp phần xây dựng
đất nước. Trong đó, việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay là
một trong những vấn đề mà Nhà nước quan tâm tới. Pháp luật đã góp phần
bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.
I.

Khái niệm thực phẩm, an toàn thực phẩm
Để hiểu rõ và đánh giá được vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm

an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay trước tiên chúng ta cần hiểu được các
khái niệm thực phẩm và an toàn thực phẩm.
I.1. Khái niệm thực phẩm

1 Xem: PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, “Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở”, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, năm
2011, trang 21.



Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn, là những vật phẩm mà con
người, động vật có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho
cơ thể nhằm nuôi dưỡng cơ thể.
I.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người.
II.

Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm ở nước
ta hiện nay
Hệ thống pháp luật đã bảo bảo đảm an toàn thực phẩm bằng việc thể

chế hóa các chính sách, kế hoạch của Đảng, nhà nước trong công tác bảo đảm
an toàn thực phẩm và quy định các biện pháp để đảm bảo thực hiện các chính
sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đã
trở thành một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, thời gian qua pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta đã
từng bước được xây dựng và hoàn thiện, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã
hội liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm. Như vậy ta có thể đánh giá vai
trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện
nay cụ thể như sau:
II.1. Pháp luật ban hành điều kiện an toàn thực phẩm
Pháp luật đã đặt ra những điều kiện an toàn thực phẩm cho xã hội hiện
hành, định hướng con người thực hiện theo những quy định chung để đảm
bảo thực phẩm được cung cấp ra thị trường đạt tiêu chuẩn an toàn cho người
tiêu dùng.
Điều 10 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đã quy định điều kiện chung
về đảm bảo an toàn thực phẩm: “Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân
thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác

trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.” Bên


cạnh đó tại điều này còn đòi hỏi thực phẩm phải đáp ứng một hoặc một số các
quy định: “Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong
sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
quy định về bảo quản thực phẩm.”
Đó là những quy định chung nhất về đảm bảo an toàn thực phẩm, qua đó
những thực phẩm mà không đáp ứng đủ các điều kiện đó thì không được coi
là thực phẩm an toàn. Từ những điều kiện đó doanh nghiệp, cá nhân sẽ biết để
điều chỉnh phương thức sản xuất, bảo quản, đóng gói để đúng theo tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.2. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức kinh
doanh và sản xuất thực phẩm
Bên cạnh những điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, pháp luật còn
quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất
hoặc kinh doanh thực phẩm. Từ đó, các cá nhân, tổ chức sẽ biết được họ có
quyền gì và cần làm gì trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đối với vấn đề sản xuất, Điều 7 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy
định rõ về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức sản xuất thực phẩm. Cá
nhân, tổ chức sản xuất thực phẩm có quyền: “Quyết định và công bố các tiêu
chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện
pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm.” Có thể nói đó là quyền
lợi lớn nhất và quan trọng nhất của cá nhân, tổ chức sản xuất thực phẩm, nó
thể hiện sự tự do của các cá nhân, tổ chức tự kiểm soát nội bộ để đảm bảo an
toàn thực phẩm, không có sự can thiệp của các cơ quan bên ngoài, góp phần
tăng uy tín cho nhãn hàng của họ. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức còn có
quyền: “Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản
phẩm theo quy định của pháp luật.” Đó là dấu hiện nhận biết riêng cho sản
phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất ra sản phẩm đó, khẳng định chủ quyền

của họ trên thị trường. Tuy nhên, để được hưởng những quyền lợi trên thì các


cá nhân, tổ chức sản xất thực phẩm cũng cần có nghĩa vụ trong việc sản xuất
ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Điều 7 Luật an toàn thực phẩm năm
2010 quy định rõ về nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức thực hiện việc sản xuất
thực phẩm, Điểm a Khoản 2 Điều này quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân phải
tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn
thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm
do mình sản xuất.” Vấn đề tuân thủ các điều kiện an toàn đối với thực phẩm
đó là vấn đề không thể thiếu để sản xuất ra sản phẩm đảm bảo an toàn của các
cá nhân, tổ chức, tuy nhiên bên cạnh đó các cá nhân, tổ chức cần chịu trách
nhiệm về thực phẩm mà mình đã sản xuất ra. Thông tin đầy đủ, chính xác về
sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm cũng là một
nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức sản xuất cần thực hiện. Đồng thời phải tuân
thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Đối với vấn đề kinh doanh, Điều 12 Pháp lệnh an toàn thực phẩm năm
2003 quy định tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải: “Chịu trách nhiệm về xuất
xứ thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.” Điều 8 Luật an toàn thực phẩm
năm 2010 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh phải: “Tuân thủ các điều kiện
bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách
nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh.” Bên cạnh đó phải: “Tuân
thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.” Qua đó ta thấy rõ đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh
không phải chỉ là tuân thủ điều kiện an toàn thực phẩm thôi mà cần phải tuân
thủ quy định của pháp luật khi cơ quan chức năng tới kiểm tra mức độ an toàn
thực phẩm của họ. Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức kinh doanh còn phải: “Bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do
mình kinh doanh gây ra.” Bồi thường thiệt hại cho người mua khi thực phẩm

của người kinh doanh không đảm bảo an toàn là một điều rất quan trọng, qua


đó ta thấy rằng pháp luật rất nghiêm khắc trong vấn đề đảm bảo an toàn thực
phẩm cho người tiêu dùng.
II.3. Pháp luật quy định các chế tài xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm luật an toàn thực phẩm
Có một điều chúng ta phải thừa nhận rằng mọi người chỉ thực hiện đúng
theo pháp luật khi pháp luật đó quy định chế tài xử phạt đối với người vi
phạm. Trong kinh doanh và sản xuất thực phẩm cũng vậy, chỉ ban hành điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và nghĩa vụ, trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh thôi là chưa đủ, để tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng luật an toàn
thực phẩm thì pháp luật cần đưa ra các chế tài xử phạt cho người vi phạm.
Qua luật an toàn thực phẩm năm 2010, ta có thể thấy rằng pháp luật đã có
những biện pháp để chấn chỉnh những hành vi vi phạm luật an toàn thực
phẩm bằng cách đưa vào các chế tài xử phạt đối với người vi phạm luật an
toàn thực phẩm. Điều 6 Luật an toàn thực phẩm quy định xử lý vi phạm an
toàn thực phẩm: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định mức xử phạt đối với từng mức độ vi
phạm luật an toàn thực phẩm. Mức phạt tiền cao nhất khi vi phạm luật an toàn
thực phẩm là bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm.
II.4. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ
quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm
Để đảm bảo Luật an toàn thực phẩm được thực hiện tốt thì ngay từ địa
phương nhỏ, chính quyền địa phương đã phải quan tâm, để ý tới vấn đề an
toàn thực phẩm của địa phương. Khoản 4, Điều 61 Luật an toàn thực phẩm
năm 2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như

sau: “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực


phẩm trong phạm vi địa phương.” Qua đó cho thấy rõ trách nhiệm của chính
quyền địa phương đối với vấn đề an toàn thực phẩm, chứng tỏ tầm quan trọng
của chính quyền địa phương, đồng thời cũng khẳng định rõ trách nhiệm của
chính quyền địa phương trong vấn đề này. Bên cạnh đó, các cơ quan có liên
quan đến vấn đề an toàn thực phẩm như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Công thương cũng cần có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan nhà nước thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trên thị trường.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng pháp luật đóng vai trò
quan trọng vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam ta hiện nay. Không
chỉ là những điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hay những quy định về
quyền và nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà pháp luật
còn quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước quản lý an
toàn thực phẩm. Qua đó ta có thể hiểu rằng để an toàn thực phẩm được thực
hiện tốt thì tất cả mọi người đều phải thực hiện tốt Luật an toàn thực phẩm từ
những cá nhân, tổ chức là người trực tiếp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh
thực phẩm đến các cơ quan Nhà nước có liên quan đến vấn đề an toàn thực
phẩm đều cần nêu cao tình thần trách nhiệm của mình, thực hiện đúng theo
quy định của pháp luật về vấn đề an toàn thực phẩm.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
2. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội.
3. Giáo trình: “Lý luận nhà nước và pháp luật”, Đại học Luật Hà Nội,

năm 2015, Nxb. Công an nhân dân.



×