Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Luận văn Huy động vốn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hạ long quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

NHNH

Ngân hàng nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

ATM

Máy rút tiền tự động

PIN

Mã số định dạng cá nhân

TMCP

Thương mại cổ phần

TCB

Techcombank

TCKT



Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

DN

Doanh nghiệp

NH

Ngân hàng

KH

Khách hàng

CN

Chi nhánh

Page 1


D. LỜI MỞ ĐẦU
- Tầm quan trọng của báo cáo
Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể vận dụng lý thuyết với thực tiễn, cụ
thể là trực tiếp xem những kiến thức mà mình được học ở trường được sử dụng

trong thực tiễn như thế nào, chính vì thế thực tập là hoạt động đóng vai trò rất
quan trọng đối với những sinh viên sắp ra trường. Quá trình này giúp sinh viên
tiếp cận được với thực tế nhiều hơn để hiểu về những gì mình đã được học, rút
ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành, hoàn thiện và nâng cao kến thức
chuyên môn, nghệp vụ. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên thuộc lĩnh vực
Tài chính- Ngân hàng nói riêng thì giai đoạn này đặc biệt quan trọng bởi đây là
lĩnh vực mang tính thực tế rất cao; giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm về việc
phân tích, đánh giá một nghiệp vụ cụ thể tại một đơn vị và đưa ra các giải pháp
nhằm giải quyết các hạn chế ở đơn vị thực tập.
- Lý do chọn nghiệp vụ:
Được sự cho phép của Nhà trường và Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP
Kỹ thương Việt Nam – Techcombank nay em đang là sinh viên thực tập tại chi
nhánh của Ngân hàng. Qua thực tập, nghiên cứu, em đã được trực tiếp quan sát
các hoạt động của các phòng ban khác nhau. Bằng những vốn kiến thức đã được
tiếp thu ở trường cộng với sự hiểu biết có hạn từ thực tế và quá trình thực tập tại
Techcombank Quảng Ninh, em đã chọn nghiệp vụ :
„„ Huy động vốn tại Ngân hàng Techcombankchi nhánh Hạ Long- Quảng
Ninh ” để nghiên cứu và viết báo cáo tốt nghiệp.
Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất. Nếu
không có vốn thì cũng không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các ngân
hàng vốn lại càng là nhu cầu cấp thiết vì ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh
tiền tệ. Do đó, nguồn vốn vừa là yếu tố đầu vào, vừa là đối tượng của hoạt động
kinh doanh

Page 2


Trên cơ sở xác định nội dung, vai trò của NHTM thông qua hoạt động
huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế, dịch vụ; báo cáo thực
tập sẽ đi nghiên cứu thực trạng hoạt động của Techcombank Quảng Ninh nói

chung và lĩnh vực huy động vốn nói riêng. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến
nghị nhằm mở rộng và nâng cao huy động vốn tại Techcombank Quảng Ninh,
đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạn vi nghiên cứu: các số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết
quả kinh doanh tại Techcombank chi nhánh Hạ Long.
+ Techcombank Quảng Ninh trong vòng 3 năm từ năm 2013-2015.
+ thời gian nghiên cứu: năm 2013-2015

A. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Báo cáo gồm có 3 phần:
Phần I. Khái quát về ngân hàng Techcombank.
Phần II. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Techcombank.
Phần III. Một số kiến nghị và giải pháp cho ngân hàng.
Sau quá trình thực tập tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hạ
Long-Quảng Ninh, em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn TS Lương Văn
Hải cùng toàn thể các anh chị nhân viên ngân hàng Techcombank Hạ Long đã
tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này!

Page 3


Phần I. Khái quát về Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hạ Long- Quảng
Ninh
1.1 Giới thiệu về Techcombank chi nhánh Hạ Long-Quảng Ninh
1.1.1 Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.
1.1.2 Giám đốc hiện tại của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hạ Long:
Bà Trần Mai Huyền
1.1.3 Địa chỉ: số 534 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
1.1.4 Cơ sở pháp lý

Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hạ Long được thành lập theo quyết định
số QĐ 034/HĐQT-TCB kí ngày ngày 18/01/2006. Mô hình hoạt động là Chi
nhánh trực thuộc Techcombank Quảng Ninh theo đăng ký với NHNN.
1.1.5 Loại hình ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần
1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hạ
Long


Huy động tiền gửi bằng sổ/tài khoản tiết kiệm với VND, ngoại tệ.



Nhận uỷ thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư.



Cho vay vốn lưu động, vay đầu tư dự án bằng VND và ngoại tệ.



Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: thấu chi, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà,
du học, mua ô tô.



Cho vay cổ phần hoá doanh nghiệp, kinh doanh chứng khoán, vay cầm cố chứng
từ có giá.




Kinh doanh mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế; tài trợ xuất nhập khẩu,
bao thanh toán; quyền chọn mua, bán ngoại tệ, hợp đồng tương lai hàng
hoá.

Page 1




Dịch vụ ngân quỹ, thanh toán và chuyển tiền nhanh trong nước, chuyển
tiền nhanh Techcombank/Western Union/Xoom, trả lương qua tài khoản,
bảo quản tài sản, xác nhận tài chính, trung gian mua bán nhà.



Phát hành thẻ tín dụng Master Card, Visa và thẻ thanh toán đa năng
F@stAccess



Chiết khấu các chứng từ có giá Dịch vụ Internet Banking



Dịch vụ ngân hàng tự động Homebanking



Dịch vụ thanh toán từ xa cho doanh nghiệp Telebank.


1.1.7 Lịch sử phát triển của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hạ Long
- Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hạ Long được thành lập theo quyết định
số QĐ 034/HĐQT-TCB của chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank ký
ngày 18/01/2006.
- Tiền thân có tên Techcombank Chi nhánh Quảng Ninh được thành lập
năm 2002 và có trụ sở tại phố Lê Lợi, Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh. Thời
gian đó chi nhánh thuộc chi nhánh cấp II của chi nhánh cấp I Techcombank Hạ
Long.
- Năm 2006 chi nhánh Techcombank Hạ Long tách ra khỏi Techcombank
Quảng Ninh.
- Kể từ khi thành lập chi nhánh ,Techcombank Hạ Long đã không ngừng
phát triển, trong năm liền 2006-2010 được cấp chứng nhận “Hệ thống chất
lượng” của Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam.
- Tháng 03/2008 chi nhánh Techcombank Hạ Long được trở thành chi
nhánh cấp I.
- Năm 2015 Chi nhánh Hạ Long hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu được đề ra,
đạt 140% chỉ tiêu Hội sở đề ra.

Page 2


1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NH Techcombank Chi nhánh Hạ
Long
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Techcombank Hạ Long
Mô hình tổ chức hiện tại của Techcombank Hạ Long- Quảng Ninh là một mô
hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng kế toán và
dịch vụ khách hàng, phòng kinh doanh và phòng ngân quỹ. Trong các phòng
còn có các tiểu ban nhỏ phụ trách những mảng khác nhau của ngân hàng. Việc
phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm.

Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình sau:

Phòng Giám
đốc

Phòng KT &
DVNH

Phòng Khách
hàng doanh
nghiệp

Phòng Khách
hàng cá nhân

Phòng Ngân
quỹ

Sơ đồ 1.1 bộ máy tổ chức quản lý TCB chi nhánh HL
(Nguồn: báo cáo hợp nhất năm 2015)
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban
1.2.2.1 Phòng Giám đốc
Nhiệm vụ là điều hành hoạt động chung của chi nhánh, chịu trách nhiệm cao
nhất đối với mọi hoạt động của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo cán bộ, công tác tiền
lương toàn đơn vị…

Page 3


1.2.2.2 Phòng Kế toán và dịch vụ ngân hàng

Chức năng của phòng là thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lý toàn
bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản;
kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.
Về dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn,
thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh, chức năng
marketing về thẻ.
1.2.2.3 Phòng Ngân quỹ
Thực hiện thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam, giám định tiền thật, tiền giả;
chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp,
chứng từ có giá; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ
có giá trong nội bộ ngân hàng.
1.2.2.4 Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Đối tượng phục vụ là tất cả cá doanh nghiệp và công ty ( gọi chung là
khách hàng pháp nhân )
- Phòng khách hàng doanh nghiệp đóng vai trò là đầu mối duy trì, phát
triển và quản lý quan hệ với khách hàng là doanh nghiệp trên tất cả các
mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng.
- Trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đúng các
quy định hiện hành của NH Techcombank và pháp luật.

1.2.2.5 Phòng khách hàng cá nhân
- Đối tượng phục vụ là tất cả các khách hàng cá nhân, các bộ phận kinh
doanh cá thể ( gọi chung là khách hàng thể nhân )
- Phòng chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thị khách hàng và là đầu
mối thực hiện các dịch vụ đối với các đối tượng trên bao gồm:
+ Các hoạt động tín dụng, bảo lãnh
+ Các dịch vụ phát triển thẻ, phát triển đại lý chấp nhận thẻ.
Page 4



+ Tiếp thị các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước.
+ Các dịch vụ bán lẻ khác.
- Phòng có trách nhiệm phối hợp với các phòng, ban liên quan tại Hội sở
và các Khối/ Chi nhánh/ Trung tâm trong công tác nghiên cứu thị trường
và phát triển các sản phẩm mới về dịch vụ ngân hàng cá nhân của
Techcombank, tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công việc xây dựng và
phát triển hệ thống các dịch vụ ngân hàng cá nhân tại Chi nhánh.
1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1.3.1 Các dịch vụ của Ngân Hàng Techcombank Hạ Long- Quảng Ninh
Nhìn chung Chi nhánh Techombank Hạ Long kinh doanh hầu hết các sản phẩm
và dịch vụ của hệ thống Ngân hàng Techcombank trên toàn bộ các tỉnh thành.
1.3.1.1 Tên các dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng
a. Ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng cung ứng tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân
đa dạng với nhiều tiện ích trên nền tảng công nghệ cao, nhiều sản phẩm lần đầu
tiên được ứng dụng tại Việt Nam. Trong đó có:
 Dịch vụ tài khoản
 Sản phẩm tiết kiệm: Có các hình thức như tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm
thường, tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết kiệm định kỳ “vì tương lai”,
tiết kiệm đa năng, tiết kiệm trả lãi định lỳ, tiết kiệm tích lũy bảo gia, tiết
kiệm giáo dục
b. Sản phẩm dịch vụ thẻ bao gồm: Thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán, thẻ tín
dụng quốc tế đồng thương hiệu, thẻ thanh toán quốc tế đồng thương hiệu...
c. Sản phẩm và dịch vụ tài chính doanh nghiệp
các dịch vụ như trả lương, cho vay cổ phần hóa, tiền gửi và dịch vụ quản lý tài
khoản, tín dụng doanh nghiệp, quản lý tiền tệ, tài trợ thương mại và bảo lãnh,
ngoại hôi và giao dịch nguồn vốn. Ngoài ra Techcombank luôn đưa ra các sản
phẩm mới và nhiều khuyến mãi cho doanh nghiệp như: ưu đãi khi đăng kí dịch

vụ F@st Ebank, ưu đãi phí dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhập khẩu ...
d. Sản phẩm và dịch vụ cá nhân khác
Page 5


các dịch vụ như: Bảo lãnh, chuyển tiền nhanh, chiết khấu chứng từ có giá, đại
lý thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thanh toán hóa đơn, tài khoản cá nhân, tiết kiệm, tín
dụng cá nhân, sản phẩm và dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, chuyển và nhận tiền
quốc tế, bảo hiểm, ngoài ra còn có các chương trình ưu đãi và dịch vụ khác như:
chuyển tiền liên ngân hàng qua số thẻ, nộp phí bảo hiểm...
e. Ngân hàng điện tử
Gồm một số dịch vụ như: SMS banking-HomeBanking, SMS bankingF@stMobiPay, Internet banking-F@st i-Bank, Mobile banking-F@st Mobile,
chuyển tiền qua mạng xã hội, dịch vụ rút tiền ko cần thẻ, tiện ích thanh toángiúp chi trả các hóa đơn định kì, dịch vụ thanh toán tự động...
f. Ngân hàng đầu tư
Xây dựng các sản phẩm đầu tư đa dạng phù hợp với nhu cầu lợi nhuận và khẩu
vị rủi ro của từng khách hàng. Dịch vụ ngân hàng đàu tư gồm có các sản phẩm
như: Giao dịch kí quỹ, Bộ trái phiếu linh hoạt TCBond Series...
Dịch vụ gồm có : Quản lý đầu tư trực tuyến, nghiên cứu tư vấn và đầu tư, lưu ký
chứng khoán, thực hiện quyền của các chứng khoán lưu ký tại công ty...
Với năng lực tư vấn tài chính doanh nghiệp vượt trội, đã được chứng minh bởi
thành tích nổi bật trên thị trường vốn với hơn 20,000 tỷ VND giá trị thu xếp vốn
mỗi năm, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp,
bảo đảm chặt lẽ pháp lý và phù hợp với đặc thù doanh nghiệp cũng như xu
hướng thị trường thông qua các sản phẩm:
 Tư vấn chiến lược tài chính
 Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
 Tư vấn thu xếp huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán vốn,
chứng khoán nợ
 Tư vấn và thu xếp mua bán /sáp nhập doanh nghiệp
g. Dịch vụ ngân hàng cho các định chế tài chính


Page 6


 Dịch vụ trên thị trường liên ngân hàng: Techcombank là một trong các ngân
hàng năng động nhât trên thị trường ngoại hối và tiền tệ Việt Nam cũng như
quốc tế. Giao dịch thông qua hệ thống Reuters tại Singapore, London,
Tokyo,…

1.3.1.2

Quy trình cung cấp các dịch vụ của TCB

a. Dịch vụ SMS Banking- Home banking
- Sơ đồ 1.2 :quy trình cung cấp dịch vụ home banking
Bước
1:
Bước
KH tìm
hiểu về
dịch vụ

1

Bước 2:

Bước 3:

KH đăng
kí sử dụng

DV

KH đăng
kí mẫu
chữ kí &
email

Bước 4:
KH đăng
nhập hệ
thống để
sử dụng

Bước 5
KH soạn
các lệnh
GD theo
mẫu

(Nguồn: techcombank.com.vn)
- Thuyết minh sơ đồ
Bước 1: Khách hàng tìm hiểu về dịch vụ của ngân hàng.


Nhân viên ngân hàng giới thiệu dịch vụ đến khách hàng hoặc khách hàng
tự tiếp cận dịch vụ thông qua các kênh thông tin khác. - Khách hàng đăng
ký tài khoản sử dụng dịch vụ internet banking bằng cách gửi bản đăng ký
đến ngân hàng bằng nhiều hình thức: Nộp bản đăng ký trực tiếp tại các
điểm giao dịch của ngân hàng, thông qua email, fax.




Ngân hàng cung cấp cho khách hàng tên truy cập và mật khẩu ban đầu.

Bước 2: Khách hàng đăng ký và ký hợp đồng sử dụng


Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ home banking với Techcombank
bằng cách ký hợp đồng sử dụng tại các phòng giao dịch của Techcombank.

Bước 3: Đăng ký chưc ký điện tử và email với NH

Page 7




Chữ ký điện tử sử dụng trong Dịch vụ Homebanking là mã số ật cá nhân
(gồm User và Password) do NH cung cấp cho KH, được KH sử dụng khi
đăng nhập để sử dụng các dịch vụ Homebanking.



KH có thể sử dụng số chứng minh nhân dân/số hộ chiếu, dãy số in dập nổi
trên thẻ, số tài khoản
đăng ký trả nợ, số tài khoản tiết kiệm hoặc số thẻ/số sổ tiết kiệm để thay
thế User ID khi đăng nhập hệ thống theo quy định của NH.




Khách hàng đăng ký chữ kí điện tử và email của mình. Techcombank sẽ
có nhân viên hỗ trợ kỹ thuật giúp đỡ khách hàng đăng ký chữ kí mẫu điện
tử nếu khách hàng có yêu cầu và email



Khách hàng khai bao chữ kí điện tử đã có với Techcombank.

Bước 4: đăng nhập hệ thống để sử dụng
 Khách hàng truy cập vào trang web www:techcombank.com.vn. Để truy
cập được vào trang web khách hàng phải thiết lập kết nối mạng đến hệ
thống của ngân hàng. Techcombank có nhân viên hỗ trợ kỹ thuật để giúp
đỡ khách hàng thực hiện quá trình kết nối đến hệ thống.
 Khách hàng đăng nhập vào hệ thống bằng tên truy nhập và mật khẩu
được cung cấp qua email.
Bước 5: Khách hàng tiến hành soạn các lệnh giao dịch theo mẫu có sẵn trong
phần mềm của Techcombank và tiến hành các giao dịch.
b. Dịch vụ mở thẻ thanh toán nội địa F@st Access
- Sơ đồ 1.3 quy trình mở thẻ thanh toán nội địa F@st Access

Page 8


Bước 3.

Bước 1.

Bước 2.

KH đăng kí

định danh thẻ
và trình các
giấy tờ

NH thỏa thuận
kí hợp đồng
với KH

NH chuyển
danh sách
đăng kí thẻ
đến trung tâm
thẻ

Bước 5.

Bước 4.

NH bàn giao
thẻ cho KH và
thu phí phát
hành

TTT phát hành,
kích hoạt và
chuyển thẻ
cho CN

(Nguồn: tài liệu Trung tâm thẻ TCB)
- Thuyết minh sơ đồ

Bước 1: Khách hàng đăng kí định danh thẻ và xuất trình các giấy tờ cần thiết
Khách hàng tới chi nhánh Techcombank xin phát hành thẻ F@st Access, đăng
ký định danh thẻ và nộp bản sao CMTND hoặc các giấy tờ cần thiết khác.
Bước 2: Ngân hàng thoẳ thuận kí hợp đồng sử dụng với khách hàng.
Chi nhánh Techcombank, sau khi nhận bản đăng kí định danh thẻ từ phía khách
hàng, kiểm tra xem khách hàng đã có tài khoản tại Techcombank hay chưa?
 Đối với KH đã có tài khoản tại TCB: lưu đơn đăng kí theo tài khoảm của
KH.

Page 9


 Đối với KH chưa có tài khoản tại TCB : mở tài khoản cho khách hàng
trước khi lưu đơn đăng kí.
Bước 3: Chi nhánh TCB tập hợp danh sách KH phát hành thẻ và gửi danh sách
đến trung tâm thẻ (TTT).
Bước 4: Trung tâm thẻ phát hành, kích hoạt thẻ và bàn giao thẻ cho Chi nhánh
Căn cứ vào danh sách do chi nhánh phát hành thẻ gửi đến, TTT chịu trách
nhiệm phát hành thẻ theo đúng quy định. Sau khi phát hành, TTT có trách
nhiệm gửi thẻ và thông báo mã số cá nhân (PIN) cho chi nhánh phát hành để chi
nhánh trả thẻ cho khách hàng.
Bước 5: NH bàn giao thẻ cho khách hàng, thu phí phát hành thẻ
Sau khi nhận được thẻ từ trung tâm thẻ:
 Giao dịch viên có trách nhiệm liên lạc với khách hàng, mời khách hàng
đến nhận thẻ. Thủ tục giao thẻ đúng theo quy định hiện hành của TCB áp
dụng cho toàn hệ thống.
 Giao dịch viên có trách nhiệm yêu cầu khách hàng điền đầy đủ thông tin
và ký đơn xác nhận đã nhận đầy đủ thẻ.
 Giao dịch viên cung cấp số tài khoản, số thẻ F@st Access, sổ hướng dẫn
sử dụng thẻ ... cho khách hàng.

Sau khi hoàn thành việc mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ F@st Access cho
khách hàng, giao dịch viên tiến hành lưu trữ thông tin khách hàng trên hệ thống
GLOBUS và lưu trữ chứng từ theo đúng quy định hiện hành của TCB.
Biểu phí dịch vụ thẻ áp dụng cho khách hàng cá nhân có hiệu lực từ ngày
01/07/2015:

Page 10


Bảng1.1: Biểu phí dịch vụ thẻ Techcombank
Đơn vị: VNĐ
STT

Dịch vụ thẻ F@st Access ( chưa có VAT)

Mức phí

1

Phí phát hành thẻ lần đầu

100.000

2

Phí phát hành thẻ thay thế thẻ hết hạn (Áp dụng 50.000VND
cho các chủ thẻ phát hành thẻ thay thế cho thẻ
cũ sắp/đã hết hạn trong vòng 5 tháng (2 tháng
trước và 3 tháng sau ngày hết hạn thẻ cũ)


3

Phí phát hành thẻ thay thế (do mất cắp, thất lạc, 100.000VND/thẻ
hỏng thẻ, vv....) (Áp dụng trong các trường hợp
không phải phát hành lần đầu hoặc phát hành
thẻ thay thế thẻ hết hạn)

4

Phí dịch vụ phát hành nhanh (nếu khách hàng có 200.000VND/lần
yêu cầu nhận thẻ trong cùng ngày đăng ký, chỉ
áp dụng ở địa bàn Hà Nội)

5

Phí thường niên (thu theo năm, căn cứ thời hạn 60.000 VND/ năm
hiệu lực thẻ)

6

Phí cấp lại PIN

7

Phí rút tiền mặt

7.1

Tại ATM của Techcombank (áp dụng kể từ


30.000VND/lần

ngày 02/6/2014)

7.1.1

Đối với thẻ không phát hành theo gói

2.000VND/

giao

dịch
Page 11


7.1.2

Đối với thẻ phát hành theo gói tài khoản không 1.000VND/
trả lương

7.1.3

giao

dịch

3 Đối với thẻ phát hành theo gói tài khoản trả Miễn phí
lương


8

Phí giao dịch khác tại ATM (không bao gồm
giao dịch đổi PIN)

8.1

Tại ATM của Techcombank

8.1.1

Nếu không in hóa đơn

Miễn phí

8.1.2

Nếu in hóa đơn

500 VND/giao dịch

8.2

Tại ATM Ngân hàng khác

500 VND/giao dịch

9

Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua ATM 10.000VND/giao

Techcombank

dịch

( nguồn: biểu phí dịch vụ thẻ Techcombank)

c. Dịch vụ gửi tiền tiết kiệm cá nhân
- Sơ đồ 1.4 quy trình gửi tiền tiết kiệm cá nhân
( trang bên )

Page 12


Bước 1.

Bước 2

Bước 3

KH đến NH
yêu cầu gửi
tiền tiết kiệm

GDV nhận
chứng từ, kiểm
tra yêu cầu

GDV/ Thủ
quỹ nhận tiền,
kiểm tiền


Bước 6

Bước 5

Bước 4

Trưởng phòng/
KSV

Trưởng phòng/
KSV kiểm soát,
phê duyệt thông
tin

GDV cập nhật
thông tin và in
sổ, thẻ lưu

Ký tên, đóng dấu

Bước 7

Bước 9

Bước 8

GDV trả sổ tiết
kiệm cho KH


GDV/Kế toán
luân chuyển và
lưu chứng từ

GDV cất tiền,
ghi sổ quỹ

( nguồn:techcombank.com.vn)
- Thuyết minh sơ đồ
Bước 1: Nhận yêu cầu gửi tiền của khách hàng.
 Khách hàng tới quầy và điền vào giấy yêu cầu gửi tiền tiết kiệm theo
mẫu của Techcombank gồm 02 liên, liên 1 sử dụng hạch toán tại ngân
hàng, liên 2 khách hàng giữ.
 Trên yêu cầu gửi tiền khách hàng ghi rõ yêu cầu về các thông tin gửi tiền
như số tiền, kỳ hạn, loại tiền, nguồn gửi tiền, hình thức gửi. Nếu gửi tiền
tiết kiệm bằng tiền mặt thì kê rõ số tiền nộp, nếu gửi qua chuyển khoản
Page 13


thì ghi rõ số tài khoản gửi tại Techcombank hoặc ghi rõ “ chuyển khoản
đến” (với các món tiền đến từ ngoài hệ thống với mục đích gửi tiết
kiệm).
Bước 2: Kiểm tra yêu cầu gửi tiền và hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần
thiết
 Yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ tùy thân hợp pháp ( chứng minh
thư nhân dân, hộ chiếu, …)
 Kiểm tra các yếu tố trên giấy yêu cầu gửi tiền như số tiền, loại tiền, số tài
khoản, kê khai các loại tiền….
 Yêu cầu khách hàng sửa đổi, bổ sung cho chính xác thông tin mới tiếp
nhận yêu cầu gửi tiền và tiến hành thu tiền.

Bước 3: Nhận tiền kiểm đếm tiền
Bước này chỉ áp dụng với tiền gửi bằng tiền mặt
 Thực hiện đúng theo quy trình thu tiền mặt; lưu ý khớp đúng kê khai tiền
của khách hàng và tiền thu thực tế. Nếu giao dịch vượt quá hạn mức thu
hoặc hạn mức tồn quỹ của giao dịch viên thì chuyển quỹ chính xử lý.
 Đóng dấu “đã thu tiền” lên bảng kê tiền nộp của khách hàng.
Bước 4: Khai báo (hạch toán) và in sổ tiết kiệm + thẻ lưu
 Kiểm tra dựa trên giấy tờ tùy thân của khách hàng. Nếu khách hàng chưa
giao dịch với Techcombank thì mở mã khách hàng mới và thông báo
kiếm soát viên phê duyệt mã khách hàng.


Căn cứ trên thông tin khách hàng và yêu cầu gửi tiền để khai báo thông
tin sổ tiết kiệm. Lưu ý chọn đúng các mã sản phẩm tiết kiệm được cài đặt
trên hệ thống.

 In sổ tiết kiệm và thẻ lưu. Lưu ý chọn đúng loại mẫu sổ tiết kiệm. Nếu là
sổ gửi qua tài khoản thì đóng dấu “ CHUYỂN KHOẢN” lên sổ tiết kiệm
và lưu thẻ.
 Chuyển khách hàng ký tên lên sổ và lưu thẻ.
Page 14


 Chuyển toàn bộ chứng từ cho kiểm soát viên phê duyệt.
Bước 5: Kiểm soát và phê duyệt
 Kiểm tra các thông tin trên yêu cầu gửi tiền và giấy tờ tùy thân của khách
hàng và thông tin cập nhật vào hệ thống của giao dịch viên.
 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin ( nếu có). Giao dịch viên quay lại
bước 4 và thực hiện lại.
 Phê duyệt trên hệ thống.

Bước 6: Ký tên ,đóng dấu và trả lại cho giao dịch viên
 Ký kiểm soát trên sổ tiết kiệm và các chứng từ kèm theo; đóng dấu.
 Trả lại sổ tiết kiệm và các giấy tờ kèm theo cho giao dịch viên.
Bước 7: Trả sổ tiết kiệm và giấy tờ cho khách hàng
 Giao dịch viên kiểm tra lại các yếu tố trên sổ tiết kiệm đã hoàn thiện.
 Chuyển cho khách hàng kiểm tra lại các thông tin trước khi rời khỏi quầy,
sau đó trả lại 1 liên giấy gửi tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân
của khách hàng.
Bước 8: Cất tiền, ghi sổ quỹ
 Cất tiền, cập nhật sổ quỹ theo đúng quy trình thu tiền.
Bước 9: Luân chuyển và lưu chứng từ
 Lưu thẻ lưu vào các kẹp thẻ lưu. Kẹp đựng thẻ lưu cần sắp xếp theo ngày
tháng, sổ tiết kiệm để dẽ tìm kiếm khi cần thiết.
 Chứng từ nhận tiền tiết kiệm trong ngày được kẹp trong tập chứng từ
riêng của nghiệp vụ tiết kiệm.
 Nếu có món thu tiết kiện vượt hạn mức do quỹ chính thức thực hiện thì
lưu 1 bản sao kê tiền lĩnh tại quỹ chính.
1.3.2 Cơ cấu các bộ phận kinh doanh của NH
1.3.2.1 Phòng Dịch vụ Khách hàng

Page 15


Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá thương hiệu, nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới của ngân hàng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng
như trao quà khuyến mãi, tư vấn miễn phí cho khách hàng…
1.3.2.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở sát nhập phòng
khách hàng doanh nghiệp lớn với phòng khách hàng 2 (doanh nghiệp vừa và
nhỏ).

a. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dich với khách hàng là các doanh
nghiệp; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm
tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt
Nam. Phòng là bộ phận trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
b. Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh
nghiệp
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam; lám đầu mối bán các sản
phẩm của ngân hàng đến khách hàng là các doanh nghiệp; nghiên cứu
đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những
sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng doanh nghiệp.
- Thẩm định, xác đinh, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng
có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy định của NHCT Việt Nam
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng
khác;
+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các
hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT
Việt Nam
+ Đưa ra các đề xuất chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại
thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;

Page 16


-


-

-

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.
Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí
đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký;
+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi
khoản vay.
Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo
quy định của NHCT Việt Nam
Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm
lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi
ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và
NHCT Việt Nam.
Cập nhật và phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quna hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
Phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình
Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải
quyết.
Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng
Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

1.3.2.3 Phòng khách hàng cá nhân
a. Chức năng

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để
khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
b. Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHCT Việt Nam.

Page 17


- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam; làm đầu mối bán các sản phẩm
dịch vụ của NHCT Việt Nam đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa
ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản
phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân.
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có
nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền
quyết định theo quy định của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng
khác
+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình
thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt
Nam
+ Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời
hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối
hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp

thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký;
+ Theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho
vay này.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo
quy định của NHCT.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm
lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi
ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và
NHCT.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.

Page 18


- Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Điểm
giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho
Điểm giao dịch; kiểm tra giám sát các hoạt động của Điểm giao dịch theo
quy chế tổ chức hoạt động của Điểm giao dịch.
- Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác
theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trogn cơ chế nghiệp vụ và
những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc
chi nhánh xem xét, giải quyết.
- Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
- Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

1.3.3 Các yếu tố đầu vào
1.3.3.1

Công nghệ

- Ngay từ năm 2001 Techcombank đã là ngân hàng tiên phong triển khai
hệ thống Ngân hàng lõi hàng đầu thế giới Globus/T24
- Năm 2003 Techcombank cũng là một trong số các ngân hàng đầu tiên
triển khai dịch vụ Internet Banking.
- Trong năm 2012 TCB đã triển khai thành công việc sử dụng ngân hàng trực
tuyến trên nhiều thiết bị khác nhau bên cạnh máy tính cố định, điện thoại
thông minh và trên nhiều trình duyệt như: Internet Explorer, Safari, Firefox...
- Công nghệ bảo mật mà Techcombank sử dụng cho hệ thống Internet
Banking là của RSA, công nghệ đạt tiêu quốc tế, được kiểm nghiệm về tính
an toàn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu khắt khe của các ngân hàng hàng đầu thế
giới. Khách hàng sẽ được Techcombank cấp một thiết bị bảo mật là Token
key (chìa khóa điện tử). Để truy cập hệ thống, khách hàng cần đồng thời hai
mật khẩu, một mật khẩu do chính khách hàng lựa chọn và ghi nhớ, một mật
khẩu khác được tạo ra bởi token key gồm 6 chữ số hiển thị trên màn hình của
thiết bị. Mật khẩu do Token key sinh ra do thuật toán ngẫu nhiên, riêng biệt,
Page 19


không thể trùng lặp và liên tục thay đổi sau mỗi 1 phút (ứng dụng công nghệ
One Time Password). Hệ thống của Techcombank chỉ cho phép thực hiện
giao dịch nếu đồng thời hai mật khẩu trên được khách hàng nhập đúng.
- 1/2009 công nghệ “Chứng thực và Xác thực nhất thời” (OTAC). Công nghệ
OTAC (One Time Authentication Certification), một sáng chế độc quyền
quốc tế của MobizCom, là giải pháp tự phát sinh mã xác thực cho mỗi giao
dịch. OTAC sử dụng giải thuật phức hợp để xác thực đúng người có quyền

thực hiện giao dịch và chứng thực các lệnh gửi không gửi thông tin nhạy
cảm, cá nhân của khách hàng qua mạng di động. Hơn thế nữa, số OTAC chỉ
có giá trị tại một thời điểm giao dịch duy nhất nên dù hacker đánh cắp được
cũng không có giá trị cho lần sử dụng
- Phát triển hệ thống phầm mềm CRM (Customer Relationship Management)
trong việc quản lý quan hệ khách hàng.
1.3.3.2

Yếu tố nguồn nhân lực

a. Cơ cấu lao động trong những năm gần đây
Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn lao động của TCB Chi
nhánh Hạ Long
Đơn vị: người
Năm

2013

2014

2015

- Nam

54

58

61


- Nữ

67

82

97

- Trên đại học

12

17

20

- Đại học

89

105

122

- Cao đẳng

20

18


16

Tổng

121

140

158

Chỉ tiêu
1. Phân theo Giới tính

2. Phân theo Trình độ

Page 20


(nguồn: báo cáo tình hình nhân sự TCB Hạ Long 2013-2015)
Nhận xét bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tình hình nhân sự tại Techcombank
Hạ Long có sự tăng nhẹ so với các năm trước. Cụ thể, năm 2013 tổng số lượng
cán bộ công nhân viên là 121 người. Trong đó, có 12 nhân viên có bằng cấp trên
đại học, 89 nhân viên bằng đại học và có 20 nhân viên có bằng cao đẳng. Là
một trong những chi nhánh lớn mạnh và giàu tiềm năng nên số lượng nhân viên
qua các năm cũng tăng lên nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết khối lượng giao
dịch ngày càng nhiều của khách hàng. Năm 2015 đạt 158 nhân viên tăng 37
nhân viên so với năm 2013. Số lượng nhân viên có bằng cấp Đại học cũng tăng
từ 89 người lên 122 người tăng 33 người so với năm 2013.
b. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Năm 2013, Techcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam thực hiện
chương trình “Quản trị viên tập sự” (Next Generation Operation Leader), nhằm
tìm kiếm những người có năng lực lãnh đạo để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, đó
là những vị trí lãnh đạo tầm trung trong tương lai. Khóa đào tạo McKinsey hỗ
trợ thiết kế dành cho cán bộ quản lý cấp trung Techcomlead kéo dài 6 tháng đã
đạt những thành quả nổi bật và nhiều người được đề cử vào các vị trí lãnh đạo.
Trong khóa học, các cán bộ trải qua rất nhiều bài kiểm tra, nhằm phát huy tối đa
khả năng lãnh đạo và nâng cao năng lực quản trị.
Điểm khác biệt của Techcomlead so với những chương trình đào tạo khác
là đào tạo, phát triển cho cả những nhân viên tiềm năng, không đơn thuần chỉ là
những lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Điều này đã tạo thêm nhiều cơ hội và
động lực cho đội ngũ nhân sự của Techcombank phát triển, phấn đấu một cách
công bằng nhất.
Trong 5 năm vừa qua, Techcombank triển khai nhiều khóa đào tạo đa dạng
cho các đối tượng khác nhau. Riêng trong năm 2013, Ngân hàng đã tổ chức 207
khóa học nghiệp vụ; 123 khóa học kỹ năng; 78 khóa học chung cùng 230 kỳ thi
và sát hạch dành cho nhân viên. Các khóa học được xây dựng chuyên nghiệp và
Page 21


hiệu quả với nhiều hình thức như đào tạo thông qua hệ thống E-learning, đào
tạo trên lớp học và đào tạo hỗn hợp tại đơn vị…
JobCat là viết tắt của Job Categorization - Dự án phân nhóm công việc và
phát triển năng lực cho cán bộ nhân viên, được bắt đầu triển khai từ cuối năm
2014. Đây là một dự án rất lớn và đầy tham vọng. Sau khi đánh giá lại các vị trí
công việc trong toàn bộ ngân hàng thông qua việc tổ chức kiểm tra năng lực
nhân viên từng vị trí, TCB sẽ lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng riêng biệt cho
từng vị trí công việc với những tiêu chí và những nhóm kỹ năng riêng với từng
thời hạn cụ thể gồm 3 tháng, 6 tháng, hay một năm...
c. Các chính sách hiện thời của TCB tạo động lực cho người lao động

Techcombank đã lọt vào nhóm 3 nơi làm việc tốt nhất trong ngành ngân
hàng và vị trí thứ 24 trong nhóm 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2014, theo
khảo sát "Sức khỏe thương hiệu nhà tuyển dụng Việt Nam" do Anphabe và
Nielsen thực hiện. Techcombank đã đáp ứng bộ tiêu chí bao gồm lương,
thưởng, phúc lợi, cơ hội phát triển, văn hóa và giá trị, đội ngũ lãnh đạo, chất
lượng công việc và cuộc sống, danh tiếng công ty.
Không chỉ thu hút và đào tạo nguồn nhân lực mới, Techcombank còn được
biết đến là nơi có môi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện để người lao
động gắn bó lâu dài. Chẳng hạn, ngoài cơ hội được đào tạo bài bản, nhân viên
Techcombank nhận được sự quan tâm thấu đáo của ban lãnh đạo như được nghỉ
phép vào ngày sinh nhật, được tham gia vào chương trình “We share” tổ chức
hàng tháng.
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chế độ làm
việc linh hoạt - nhân viên đăng ký giờ làm việc bắt đầu từ 8 giờ sáng hoặc 9 giờ
sáng tùy theo khả năng và điều kiện gia đình.
Chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi hấp dẫn với mức lương cố định cạnh
tranh và các hình thức phúc lợi phong phú.
Hàng tháng bên cạnh mức lương cố định, các cán bộ nhân viên tùy theo đặc
thù công việc sẽ nhận được các khoản phụ cấp cố định như phụ cấp xăng xe,
Page 22


×