Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở đông âu và liên xô những vấn đề đặt ra để lấy lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.83 KB, 52 trang )

Mở Đầu
1.Lý do và tính cấp thiết của đề tài.
Từ cuối những năm 70 cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thế
giới có nhiều biến đổi nhanh chóng : CNXH thế giới lâm vào trì trệ, khủng
hoảng và phải tiến hành cải tổ, cải cách nhưng đều thất bại. CNTB thế giới
đã tranh thủ tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật lần thứ hai, thực hiện cải cách cơ cấu và thi hành các chính sách để
tiếp tục thíc nghi nên đã đạt được một số thành tựu đáng kể về kinh tế, đã
lợi dụng nhưng âm mưu về vốn, khoa học và công nghệ,thị trường để đẩy
mạnh hơn nữa sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước xã hội chủ
nghĩa và cac nước đang phát triển nhằm xoá bỏ CNXH, lật đổ các chính
phủ không chịu phụ thuộc và tuân theo chúng.
Bối cảnh lịch sử đó đã tác ở châu Âu trong giai đoạn cuối những
năm 80 của thé kỷ XX. động trực tiếp đến thực tiễn đấu tranh cách mạng
của giai cấp công nhân,và các tầng lớp nhân dân lao động, làm tan rã hệ
thống chủ nghĩa hội chủ nguhiax
Tuy chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Âu đã bi tan rã nhưng chủ
nghĩa xã hội không hề bi mất đi mà đang ngày càng trở nên phát triển và
đang dần lấy lại vị thế của mình. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
một số nước như Trung Quốc, việt Nam, Lào, Cu Ba ….. đã đưa các nước
này vượt qua được cơn hiểm nghèo của khủng hoảng, giữ được ổn định
chính trị và từng bước đạt được những thành tựu ngày càng to lớn trên các
mặt kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, đối nội và đối ngoại và ngày càng trở
thành một trong những cơ sở vững chắc cho việc cũng cố niềm tin và đẩy
mạnh hơn nữa sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên,
các nước XHCN vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách cần
phải vượt qua.
Như vậy là, tuy còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng hệ thống chủ
nghĩa xã hội đang trên đà phục hồi và phát triển. Đó là cơ sở, là thực tiễn
1



sinh động cho giai đoạn vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học ở
giai đoạn hiện nay và mai sau.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hiện nay, tác giả chọn đề tài : “Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Những vấn đề đặt ra để lấy lại vị thế
của CNXH trong giai đoạn hiện nay trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn” làm
đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của mình và mặt khác cũng là phù hợp với
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội mà tác giả đang theo học.
2.Phạm vi và giới giơí hạn nghiên cứu của đề tài:
Do thời gian có hạn cùng với việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở
hình thức ở hình thức tiểu luận, nên tác giả lấy khách thể nghiên cứu là
phạm vi của sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu cùng với những triển vọng, vị thế của chủ nghĩa xã hội hiện nay
và trong tương lai.
Với đề tài này tác giả đi vào nghiên cứu những thành tựu mà chủ
nghĩa xã hội hiện thực đã đạt được,cùng với những hạn chế của nó. Từ đó
khái quát lên những bài học kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội giai đoạn
hiện nay cùng với những triển vọng trong tương lai trên lĩnh vực lý luận và
thực tiễn. Bên cạnh đó làm rõ khai niệm về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
xã hội hiện thực.
Ngoài ra để cho việc định hướng và thực hiện các nhiệm vụ thu thập,
xử lí thông tin một cách chính xác, tác giả tiểu luận lấy đối tượng khảo sát
là những sự kiện lịch sử thế giới về diễn biến sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ
thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Và đề ra những nhiệm vụ, mục
tiêu đối với các nước theo con đường chủ nghĩa xã hội hiện nay.

2



3. Tình hình nghiên cứu có liên quan:
Lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò to lớn của cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay khi mà cuộc đấu tranh giữa hai
con đường tư bản chủ nghĩa va xã hội chủ nghĩa đang đặt ra hết sức gay go
quyết liệt. Các thế lực phản động quốc tế muốn thủ tiêu hệ thông xã hội chủ
nghĩa trên toàn thế giới.
Do tầm quan trọng của vấn đề này cả về phương diện lý luận và
thực tiễn, để xây dựng hệ thống chủ nghĩa xã hội ngày càng vững mạnh và
phát triển cần phải phân tích được những nguyên nhân sụp đổ của hệ thông
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, rút ra những bai học kinh nghiệm
của sự sụp đổ đó. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của chủ nghĩa xã
hội giai đoạn hiện nay. Để chống lại những luận điệu và những hình thức
chống phá hệ thống chủ nghĩa xã hội, vấn đề này đã được đảng và nhà
nước, các nhà lãnh dạo và các nhà khoa học nước ta tập trung nghiên cứu
đề tài khoa học…có thể kể đến như sau:
“Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Ăngghen-Leenin-Hồ
Chí Minh và đang r ta về giai cấp liên minh giai cấp trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội”. Phạm Ngọc Thanh - 2005
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác phẩm chọn lọc, Lê Duẩn, nhà
xuất bản sự thật. – 1976.
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học-học viện bbaos chí tuyên truyên truyên.
Các công trình nghiên cứu trên do sự dày công nghiên cứu của các nhà
khoa học, theo đánh giá khách quan đều đạt đươcj những mục tiêu lớn, hầu hết
đều dưa ra được những quan điểm đúng đắn về cách mạng xã hội chủ nghĩa và
phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là những giá trị không thể phủ
nhận.nó có ý nghĩa lớn trong việc cũng cố niềm tin vào công cuộc đổi mới của
đất nước vào sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Mặt khác những giá trị đó cũng
mang lại ý nghĩa nhất định đối với tiểu luận đang được thực hiện từ việc tham
khảo kế thừa và phát triển.
3



4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu của tiểu luận này là làm rõ sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.và những vấn đề đặt ra để lấy lại vị thế của
chủ nghĩa xã hội khoa học trong giai đoạn hiện nay trên lĩnh vực lí luận và thực tiễn.
Để thực hiện được mục tiêu ấy tiểu luận xác định cần phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất : Làm rõ các khái niệm nhằm định hướng và tạo tiền đề cho việc
nghiên cứu những vấn đề tiếp theo và đồng thời nêu những thành tựu, hạn chế
của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Thứ hai : nguyên nhân và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu.
Thứ ba : Những triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện nay và trong tương
lai về cả vấn đề lý luận và thực tiễn. Bao gồm những thuận lợi và khó khăn trong
giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư : Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Liên
Xô và Đông Âu,từ lý luận và thực tiễn phân tích mang ra soi chiếu vào thực tiễn
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để từ đó có những giải pháp thíc hợp với những
vấn đề mà thực tiễn đặt ra trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Cơ sở trực tiếp của tiểu luận này là dựa trên phương pháp luận của triết
học Mác-Lênin mà cụ thể chủ nghĩa duy vật lịch sử về vấn đề chủ nghĩa xã hội sụp đổ
ở Đông Âu và nhiệm vụ của cac nước chủ nghĩa xã hội trong tương lai.
Trên cơ sở của lý luận ấy tiểu luận đã được thuwc hiện bởi những
phương pháp chung như : phương pháp lịch sử và logic. Phương pháp như; lược
thuật, tổng thuaat, phương pháp phan tích tài liệu….
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo tiểu luận có kết cấu 4 chương.


4


Chương 1 : Một số vấn đề chung về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
xã hội hiên thực.
1.1. Một số khái niệm .
1.1.1. khái niệm chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống các quan niệm, ý thức và phản
ánh những ước mơ, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp lao động bị áp
bức và thống trị về một xã hội mà ở đó trên cơ sở ở mọi tư liệu sản xuất
thuộc về toàn xã hội, các quan hệ giữa người với người là bình đẳng, mọi
thành viên có cuộc sống ấm no,tự do,hạnh phúc, không có áp bức bóc lột.
Lê nin đã viết : “đã lâu rồi, đã bao thế kỉ nay,thậm chí hàng ngàn năm nay
nhân loại mong ước thủ tiêu” lập tức “mọi sự bóc lột”. [V.I.Lênin, toàn tập,
T.12, Tr. 53]. Quá trình phát sinh và phà phát triển lâu dài tư tưởng xã hội
chủ nghĩa được thể hiện qua những nội dung, khuynh hướng và nhiều hình
thức khác nhau do điều kiện của mỗi thời kì lịch sử khác nhau quy định.
Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ
thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền
điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng
trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn.
Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công
đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì
chủ nghĩa xã hội có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã
được ""cộng đồng hóa"".
Hệ thống xã hội chủ nghĩa là thể chế chính trị ở các nước có đảng
cộng sản đã hoặc đang giữ độc quyền. Các nước này, tạm gọi tắt là hệ
thống Xô viết, tự gọi mình là các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó từ ""chủ
nghĩa xã hội"" được dùng theo nghĩa ""giai đoạn trước chủ nghĩa cộng

sản"". Các nước khác lại gọi họ là các nước cộng sản.
1.1.2 Khái niệm chủ nghĩa xã hội hiện thực.
5


Khái niệm chủ nghĩa xã hội hiện thực gắn liền với khái niệm
chủ nghĩa xã hội. Về mặt lí luận “chủ nghĩa xã hội hiện thực là sự phát triển
hợp logic của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thực tiễn”. Chủ nghĩa xã hội
hiện thực là kết quả của thực tiễn hóa lí luận từ chủ nghĩa xã hội khoa học
và từ cách mạng tháng mười Nga.
Chủ nghĩa xã hội cũng như chủ nghĩa cộng sản vừa là một lí
tưởng giải phóng xã hội, một mục tiêu giải phóng xã hội để phát triển con
người, vừa là một học thuyết lí luận vừa là một phong trào hiện thực, và
cuối cùng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản định hình là một chế độ xã
hội kiểu mới phủ định biện chứng chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến tới hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh cho tất cả các dân tộc trên
thế giới.
Như vậy, chủ nghĩa xã hội hiện thực là kết quả của sự ra đời của
chủ nghĩa xã hội với tính cách là một chế độ xã hội được xác lập trong đời
sống. Nó tồn tại như một thực thể xã hội có nhà nước, có cơ sở kĩ thuật –
xã hội mà quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động
được giải phóng.
1.2. Những thành tựu mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đạt được.
Cho dù lịch sử có nhiều biến động thế nào, dù ai ai cố tình xuyên
tạc lịch sử cũng không thể phủ nhận được sự thật là liên Xô và Đông Âu đã
có một thời phát triển rực rỡ và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Chủ nghĩa xã hội đã đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội,
thúc đẩy đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới. Sự ra đời củ
chủ nghĩa xã hội cũng có nghĩa là chế độ dân chủ được thiết lập. Bắt nguồn
từ bản chất của nó chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ cho

tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những
quyền dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do
của nhân dân.

6


Chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ đảm bảo quyền làm chủ trên
thực tế cho nhân dân lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà hơn thế nũa
nó còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho nền tự do dân chủ ở các nước tư
bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.
Trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh
tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn và hiện
đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn đờn sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Nước Nga trước cách mạng tháng Mười so với các nước phat triển
khác bị lạc hậu từ 50 năm đến 100 năm. Khi bắt tay vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội, thu nhập kinh tế quốc dân tính bình quân theo đầu người chỉ
bằng 1/22 so với nước mỹ cùng thời, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn
Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu cường quốc của thế giới. Năm
1985, thu nhập kinh tế quốc dân Liên Xô bằng 66 % củ mỹ, sản lượng công
nghiệp bằng 85 % của mỹ. Với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội, Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao,thu đực những
thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe phát triển y tế và đảm bảo
phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động. Trước cách mạng tháng mười,3/4
người dân Nga mù chữ, chỉ 20 năm sau nạn mù chữ đã được xóa xong, vào
cuối năm 1980 Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao
nhất thế giới. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã đạt được
những bước tiến trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có
tiềm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Trong các lĩnh vực

văn hóa nghệ thuật, khoa học và công nghệ cũng có những thành tựu to lớn.
Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc
trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai tò quyết định đối với sự sụp đổ
của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ
nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm
vi thế giới.
7


Chế độ chủ nghĩa xã hội được thiết lập không chỉ mở ra mở ra một
xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con đương chủ nghĩa xã hội, mà
bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu qủa về nhiều mặt, các nước xã hội chủ
nghĩa đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc.
Năm 1919 các nước thuộc địa chiếm 73% diện tích, 70% dân số thế giới.
Đến nay chỉ còn 6,7% diện tích và 5,3 dân số của thế giới. Tính đến nay,
hàng trăm nước đã giành được độc lập, trên 100 nước tham gia vào phong
trào không liên kết.
Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định
đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.
Tóm lại từ tháng 11 – 1917 cho đến sự kiên tháng 8 – 1991, chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô đã tồn tại hơn 70 năm, ở các nước Đông Âu là hơn
40 năm kể từ 1945 chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua một thời kì phát
triển rực rỡ, có nhiều thành tựu to lớn và đã phát huy mạnh mẽ đến tiến
trình lịch sử của loài người. Sự phát triển như vũ bão của dòng thác cách
mạng trong suốt mấy thập kỷ đã gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
chủ nghĩa xã hội hiện thực, với xã hội chủ nghĩa.

8



Chương 2 : Nguyên nhân và nội dung của sự sựp đổ hệ thống chủ
nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
2.1. Bối cảnh lịch sử :
Bước vào thập niên 70, tình hình thế giới có nhiều biến động báo
hiệu cuộc khủng hoảng chung mang tính toàn cầu (không trừ một quốc gia
nào), mở đầu là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đặt ra cho nhân
loại những vấn đề bức thiêt cần phải giải quyết (bùng nỗ dân số, hiểm hoạ
môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,...).
Để thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội những biến động này đòi
hỏi các quốc gia phải tiến hành những cải cách điều chỉnh về cơ cấu, kinh
tế, chính trị, xã hội cho phù hợp với tình hình mới.
Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức vươn lên của các quốc gia.
Nhưng những người lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô và Đông Âu lại
không thức đó chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất Chủ nghĩa xã hội không
chịu tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn xã hội Chủ nghĩa xã hội ,
không chịu tác động của cuộc khủng hoảng toàn thế giới, chậm sửa đổi
chậm thích ứng và đã bỏ lỡ thời cơ này.
Sau cuộc khủng hoảng thế giới (1973) các nước Tư bản tiến hành
nhiều cải cách điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội. Cuộc Cách mạng
Khoa học kĩ thuật lần hai trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu.
Trong tình hình mới, mô hình và cơ chế của Chủ nghĩa xã hội của
Liên Xô và Đông âu vốn đã tồn tại nhiều khuyết tật (phát triển kinh tế theo
chiều dọc, hiệu quả thấp và thiếu sức sống, phủ nhận quy luật khách quan
về kinh tế) đã cản trở phát triển mọi mặt của xã hội.
Sự bất mãn trong nhân dân ngày càng tăng trước những hiện tượng
thiếu dân chủ chưa công bằng vi phạm pháp chế Chủ nghĩa xã hội , tệ nạn
quan liêu, độc đoán,... trong bộ máy nhà nước làm cho đất nước lâm vào
tình trạng trì trệ và khủng hoảng toàn diện.
9



Chính những sai lầm trong việc không có những chủ trương, đường
lối phù hợp đã khiến Liên Xô và các nước Đông âu không vượt qua được
khủng hoảng như các nước tư bản mà ngày càng lún sâu vào khủng hoảng,
làm cho cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng hơn
2.2. Nguyên nhân sụp đổ hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu.
Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ
tháng 4-1989 đến tháng 9-1991, chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lần
lượt sụp đổ, tạo nên “cơn chấn động” chính trị lớn nhất trong lịch sử phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế. Vấn đề đặt ra là vì sao chế độ XHCN
lại bị thất bại ở Liên Xô và Đông Âu? Cho đến nay, trên thế giới cũng như
ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử
này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cả bên trong và bên
ngoài để cắt nghĩa, lý giải về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu…
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Trước hết, là do quan niệm giản đơn, phiến diện quy luật về mối
quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất; cho rằng, có thể dùng ý chí
cách mạng để xây dựng nhanh quan hệ sản xuất tiên tiến trên cái nền lực
lượng sản xuất còn nhiều yếu kém và lạc hậu, và cho rằng, quan hệ sản
xuất tiên tiến tự nó mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Sau khi V.I.Lênin qua đời ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không
được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ.
Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song
đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau chiến
tranh thế giới lần 2, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô
hình này đã tuyệt đối hóa, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy


10


ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện bao cấp tràn lan,
triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, xây dựng năng lực
cầm quyền của một chính đảng cách mạng sau khi giành được chính quyền
chưa thực hiện đầy đủ, khiến Đảng không phát huy được vai trò của người
lãnh đạo, người tổ chức nhân dân; vừa không phát huy dân chủ trong Đảng
và trong xã hội..., dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần
chúng, xa rời thực tiễn.
Một nguyên nhân chủ quan khác là đánh giá quá cao CNXH hiện thực
và đánh giá quá thấp chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc; chủ quan nóng
vội, đốt cháy giai đoạn trong việc hoạch định các bước đi của tiến trình xây
dựng CNXH (như quan điểm của Liên Xô về “CNXH đã hoàn toàn thắng
lợi”, “xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”, “CNXH phát triển”...), không
thấy hết tính chất lâu dài, quanh co, phức tạp của thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên CNXH.
Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài trên cản trở sự cải tổ,
cải cách, đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ XHCN suy
yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải những sai lầm khuyết tật do bản
chất của chế độ XHCN, mà do quan niệm giáo điều về CNXH.
2.2.2. Nguyên nhân trực tiếp:
Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất
nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối
hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo
cao nhất. Những tuyên bố ban đầu: “cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều
CNXH hơn”, “chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài
nó”, “chúng ta tìm trong khuôn khổ của CNXH chứ không phải ở ngoài
giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”..., rốt

cuộc chỉ là những tuyên bố suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.

11


Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí
ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu XHCN mà họ từng
hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.
Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không vùng cấm”, cải
tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả
những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng CNXH, phủ định sạch trơn mọi
thành tựu của CNXH. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư
tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của
CNXH. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để làm
việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các
đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích
của phương Tây.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa
trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và
các nước Đông Âu. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra “gót chân
Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách
thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập
trung ở “tư duy chính trị mới”. Hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm
một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây
mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa
bình” trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu.
Trong cuốn sách Chiến thắng không cần chiến tranh, Tổng thống Mỹ
Níchxơn cho rằng “mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”. Ông ta
viết: “Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế

sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Chiến
lược của Mỹ trước sau như một là đưa bất ổn vào bên trong “bức màn sắt”.

12


Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ
bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân
trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ.
Trong tình hình CNXH trì trệ và khủng hoảng do những sai lầm của
mô hình cũ thì cải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu. Vì chỉ có một
cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu sắc, toàn diện mới đưa CNXH thoát khỏi
khủng hoảng để bước vào thời kỳ phát triển mới. Cải tổ, cải cách, mở cửa,
đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không là tất yếu. Vấn đề ở chỗ: cải tổ,
cải cách, mở cửa, đổi mới thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào.
Một số đảng cộng sản các nước trên thế giới đã nhận định nguyên
nhân của sự sụp đổ này là: Sự lệch lạc về hệ tư tưởng của những người lãnh
đạo đảng và sự thiếu hiểu biết về hệ tư tưởng XHCN của nhân dân; sự thiếu
dân chủ trong xã hội và trong đảng; tình trạng quan liêu trong đảng, tham
nhũng và sự xa lánh nhân dân của lãnh đạo đảng; một số sai lầm trong
chính sách kinh tế của đảng cộng sản cầm quyền; và sự phá hoại tinh vi của
chủ nghĩa đế quốc.
2.3. quá trình sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
Việc áp dụng các hình thức khác nhau của nền kinh tế thị trường
thường dẫn đầu trong việc giảm mức sống ở Hoa hậu Cộng sản, cùng với
tác dụng phụ bao gồm sự gia tăng của đầu sỏ chính trị kinh doanh tại các
nước như Nga, và phát triển xã hội và kinh tế disproportional. Cải cách
chính Các cuộc cách mạng năm 1989 (còn được gọi là Sự sụp đổ của chủ
nghĩa cộng sản, sự sụp đổ của cộng sản, (Fall of Communism, the Collapse
of Communism), các cuộc cách mạng của Đông Âu ) là những cuộc cách

mạng lật đổ các nhà nước thân cộng sản Liên Xô của các nước Đông Âu.
Những sự kiện bắt đầu tại Ba Lan, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức,
Bulgaria, Tiệp Khắc và Romania. Romania là nước duy nhất thuộc Đông
Âu lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực Các cuộc biểu tình thiên an môn
năm 1989 không thành công để kích thích những thay đổi chính trị lớn ở
13


Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ của người biểu tình dũng cảm
trong cuộc biểu tình đó đã giúp để thúc đẩy các sự kiện tương tự ở các khu
vực khác của thế giới.
Albania và Nam Tư từ bỏ chủ nghĩa cộng sản từ năm 1990 đến 1992,
chia thành năm nước năm 1992: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia,
Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia và
Montenegro). Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991, kết quả là Nga và 14
quốc gia mới tuyên bố độc lập từ Liên bang Xô Viết: Armenia, Azerbaijan,
Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania,
Moldova, Tajikistan, Turkmenistan , Ukraine và Uzbekistan. Tác động của
sự sụp đổ này được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa. Chủ
nghĩa Cộng sản đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, và Mông
Cổ và Nam Yemen. Sự sụp đổ của cộng sản đã dẫn tới tuyên bố kết thúc
chiến tranh lạnh.
trị đã bị thay đổi, một số quốc gia Đảng cộng sản vẫn có thể giữ cho
mình quyền lực, chẳng hạn như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi
đối với các quốc gia các đảng chính trị khác đã thành công. Nhiều tổ chức
cộng sản và xã hội ở phương Tây tôn chỉ quay sang nền dân chủ xã hội.
Các cảnh quan chính trị châu Âu đã quyết liệt thay đổi, với rất nhiều nước
Đông Âu gia nhập NATO và hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn châu Âu và xã
hội tiếp đó.
2.3.1. Sự sụp đổ ở Liên xô.

Năm 1985, Goóc-ba-chốp thực hiện công cuộc cải tổ nhằm đưa
đất nước thoát khỏi khỏi khủng hoảng.Về chính trị, xã hội: thiết lập chế độ
tổng thống tập trung mọi quyền về tay tổng thống, thực hiện chế độ đa
nguyên về chính trị, hạ thấp vai trò của Đảng cộng sản.thực hiện dân chủ
và công khai vô nguyên tắc.
Về kinh tế: chuyển sang nền kinh tế thị trường nên quan hệ quan
hệ kinh tế cũ bị phá vỡ trong khi quan hệ sản xuất mới chưa hình thành.
14


Cải tổ thất bại: kinh tế suy sụp dẫn đến khủng hoảng chính trị xã hội,
xung đột dân tộc nội bộ Đảng Cộng Sản Liên Xô chia rẽ, các thế lực chống
Chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh mẽ. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn
diện, công cuộc cải tổ vượt khỏi mục tiêu Chủ nghĩa xã hội .
Hậu quả”
Công cuộc cải tổ ngày càng bế tắc, kinh tế sụp đổ dẫn đến khủng
hoảng về chính trị, xã hội, xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc. Sự bất đồng
trong nội bộ Đảng Cộng Sản Liên Xô ngày càng phát triển. Các thế lực
chống Chủ nghĩa xã hội tích cực hoạt động.
19/8/1991, một số nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ Xô-Viết tổ chức
đảo chính Goóc-ba-chốp nhưng bất thành. Sau cuộc đảo chính bất thành
(1988-1991), Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động (9/1991) các
nước Cộng hoà tuyên bố độc lập (chính quyền Xô-Viết bị giải thể).
21/12/1991, 11 nước Cộng hoà thành lập “Cộng đồng các quốc gia
độc lập” (SNG). 25/12/1991,chính phủ Liên bang bị giải thể, cờ búa liềm
trên nóc điện Kremli bị hạ xuống.
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ là tổn thất lớn nhất cuả hệ thống
Chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Nhưng đây là sự sụp
đổ cuả một mô hình Chủ nghĩa xã hội khuyết tật chứ không phải là sự sụp
đổ cuả lý tưởng Chủ nghĩa xã hội . Sự khủng hoảng và sụp đổ đã để lại

những bài học kinh ngiệm quý giá cho Chủ nghĩa xã hội
2.3.2 Qúa trình sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
Ba Lan:
Bài chi tiết: Kết thúc của Chủ nghĩa Cộng sản tại Ba Lan (1989)
Vào tháng Tư năm 1989, Phong trào Công đoàn Đoàn kết lại được hợp
pháp hóa và được tham gia cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 4 tháng 6
năm 1989 (bất ngờ, ngày hôm sau vụ đàn áp những người biểu tình
Trung Quốc nửa đêm ở Thiên An Môn). Một trận động đất chính trị
diễn ra. Chiến thắng Công đoàn đoàn kết vượt qua tất cả các dự đoán.
15


Các ứng cử viên dành được tất cả các chỗ họ được phép cạnh tranh
trong Hạ Viện, trong khi tại Thượng viện họ chiếm 99 trong số 100 ghế
(với các ghế còn lại được thắng cử bởi một ứng cử viên độc lập). Đồng
thời, nhiều ứng cử viên nổi bật của Đảng Cộng sản đã thất bại để đạt
được ngay cả những số phiếu tối thiểu cần thiết để nắm bắt những ghế
đã được dành riêng cho họ.
Một chính phủ Phi Cộng sản mới, lần đầu tiên của loại hình này ở các
nước Khối Đông Âu, đã tuyên thệ nhậm chức vào văn phòng vào tháng
Chín năm 1989.
Hungary:
Theo sau Ba Lan, Hungary đã tới để trở lại với một chính phủ không
cộng sản. Mặc dù Hungary đã đạt được một số cải cách kinh tế lâu dài và
tự do hóa chính trị giới hạn trong những năm 1980, cải cách chính chỉ xảy
ra sau khi János Kádár làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản năm 1988.
Cùng năm đó, Quốc hội đã thông qua một "gói cải cách dân chủ", trong đó
bao gồm đa nguyên, tự do hội họp, lập hội, và báo chí; một luật bầu cử
mới, và sửa đổi một hiến pháp cấp tiến, và nhiều hoạt động khác.
Trong tháng mười năm 1989, Đảng Cộng Sản triệu tập đại hội cuối

cùng của mình và sau đó tái thành lập trở thành Đảng Xã hội Hungary, mà
vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay (tên gọi là MSZP).Trong một phiên họp
lịch sử từ 16 tháng mười - 20 tháng 10, Quốc hội đã thông qua luật cho
phép bầu cử quốc hội đa đảng và một cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp.
Pháp luật về chuyển Hungary từ Cộng hòa Nhân dân thành Cộng hòa
Hungary, đảm bảo nhân quyền và dân quyền, và tạo ra một cấu trúc thể chế
đảm bảo phân chia quyền lực giữa các ngành tư pháp, lập pháp, và hành
pháp của chính phủ. Hungary đề nghị quân đội Xô viết "về nhà." - Một ý
tưởng đầu tiên được đề xuất bởi Viktor Orbán tại lễ tang chôn lại của Imre
Nagy.
Đông Đức:
16


Sau khi biên giới cải cách đã được mở từ phía Hungary, ngày càng có
nhiều người Đông Đức đã bắt đầu di cư sang Tây Đức thông qua biên giới
của Hungary với nước Áo. Đến cuối tháng 9 năm 1989, hơn 30.000 người
Đông Đức đã trốn thoát sang Tây Đức trước khi Đông Đức từ chối cho
phép du lịch đến Hungary, để lại CSSR (Tiệp Khắc) là các nhà nước láng
giềng duy nhất mà người Đông Đức có thể đi du lịch. Hàng ngàn người
Đông Đức đã cố gắng để tiếp cận Tây Đức bằng cách chiếm các cơ sở
ngoại giao ở thủ đô Đông Âu khác, đặc biệt là Đại sứ quán Prague, nơi
hàng ngàn người cắm trại trong vườn lầy lội từ tháng Tám đến tháng Mười
Một. Đông Đức đã đóng cửa biên giới với Tiệp Khắc (CSSR) vào đầu
tháng Mười, từ đó cô lập mình khỏi tất cả các nước láng giềng. Do cơ hội
cuối cùng để tẩu thoát đã bị đóng lại, những người Đông Đức bắt đầu cuộc
biểu tình Ngày Thứ Hai. Hàng trăm ngàn người dân ở một số thành phố đặc biệt là Leipzig - đã tham gia.
Sau khi các cuộc biểu tình ngày 02 Tháng Mười, lãnh đạo Đảng
Thống nhất Xã hội Chủ nghĩa (SED) Erich Honecker đã ra lệnh bắn và giết
cho quân đội [19] Đảng Cộng sản chuẩn bị một lực lượng cảnh sát rất lớn,

dân quân, cảnh sát chìm (Stasi), và quân tác chiến và đã có tin đồn về một
thảm sát Thiên An Môn nữa . [20]
Ngày 06 tháng 10 và 07 tháng mười, Gorbachev viếng thăm Đông
Đức để đánh dấu kỷ niệm 40 năm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, và thúc
giục lãnh đạo Đông Đức chấp nhận cải cách. Một câu nói nổi tiếng của ông
được đưa ra trong tiếng Đức là "Wer zu nhổ kommt, den bestraft das
Leben" (Ai đã là quá muộn sẽ bị chết). Tuy nhiên, Erich Honecker vẫn
chống đối cải cách, với chế độ của ông thậm chí còn đi xa hơn như cấm lưu
hành các ấn phẩm của Liên Xô mà được xem như là phá hoại.
Đối mặt với tình trạng bất ổn dân sự đang diễn ra, phán quyết của
Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa (SED) cho Honecker về vườn vào giữa
tháng Mười, và thay thế ông ta bằng Egon Krenz. Ngoài ra, biên giới Tiệp
17


Khắc đã được mở cửa trở lại, nhưng chính quyền Tiệp Khắc sớm để cho tất
cả Đông Đức du lịch trực tiếp tới Tây Đức mà không có thêm thủ tục gì, do
đó nâng phần mình của Bức màn sắt vào ngày 03 tháng 11. Không thể để
ngăn chặn dòng người tị nạn tiếp theo với phương Tây thông qua Tiệp
Khắc, chính quyền Đông Đức cuối cùng đầu hàng trước áp lực công chúng
bằng cách cho phép các công dân Đông Đức vào Tây Berlin và Tây Đức
trực tiếp, thông qua các điểm biên giới hiện tại , vào ngày 09 tháng 11, mà
không cần phải thông báo với lính biên phòng canh biên giới. Kích hoạt bởi
các ngôn từ thất thường của Günter Schabowski trong một cuộc họp báo
truyền hình, nói rằng những thay đổi kế hoạch là "có hiệu lực ngay lập
tức", hàng trăm ngàn người đã lợi dụng cơ hội, ngay sau mới điểm qua đã
được mở trong các bức tường Berlin và dọc biên giới với Tây Đức. Đến
tháng mười hai, Krenz đã được thay thế, và chế độ độc tài của Đảng Thống
nhất Xã hội chủ nghĩa đã kết thúc. Điều này dẫn đến sự tăng tốc của quá
trình cải cách ở Đông Đức đã kết thúc với sự thống nhất cuối cùng của

Đông và Tây Đức có hiệu lực vào ngày 03 tháng mười 1990.
Sự sẵn sàng của điện Kremlin từ bỏ một đồng minh chiến lược quan
trọng đánh dấu một sự thay đổi đầy kịch tính của một siêu cường Liên Xô
và các mô hình thay đổi cơ bản trong quan hệ quốc tế, trước năm 1989 vẫn
thống trị sự chia cắt Đông Tây Berlin.
Tiệp Khắc:
Các "Cách mạng nhung" là một cuộc cách mạng bất bạo động ở
Tiệp Khắc mà thấy việc lật đổ chính phủ Cộng sản. Vào ngày 17 tháng 11
năm 1989 (thứ sáu), cảnh sát chống bạo động đàn áp một cuộc biểu tình
sinh viên hòa bình ở Prague. Sự kiện đó đã gây ra một loạt các cuộc biểu
tình phổ biến từ tháng 19 đến cuối tháng Mười Hai. Đến ngày 20 tháng 11
số lượng người biểu tình hòa bình tập hợp tại Praha đã tăng lên từ 200.000
ngày hôm trước đến khoảng nửa triệu. Tổng Đình công “hai tiếng” gồm tất
cả các công dân của Tiệp Khắc, được tổ chức vào ngày 27.
18


Với sự sụp đổ của các chính phủ cộng sản khác, và cuộc biểu tình
đường phố ngày càng tăng, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc công bố vào ngày 28
Tháng 11 rằng họ sẽ từ bỏ quyền lực và từ bỏ nhà nước độc đảng. Dây thép
gai và chướng ngại vật khác đã được gỡ bỏ từ biên giới với Tây Đức và Áo
vào đầu tháng mười hai. Ngày 10 Tháng 12, Chủ tịch Gustáv Husák bổ
nhiệm chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Tiệp Khắc từ năm 1948, và từ
chức. Alexander Dubček được bầu làm người phát ngôn của nghị viện liên
bang vào ngày 28 và Václav Havel làm Tổng thống Tiệp Khắc vào ngày 29
Tháng Mười Hai 1989.
Trong tháng 6 năm 1990 Tiệp Khắc đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ
đầu tiên kể từ năm 1946. Bulgaria
“Kết thúc của Chủ nghĩa Cộng sản ở Bulgaria (1989)”
Ngày 10 tháng 11 1989 - một ngày sau khi Bức tường Berlin đã bị

xâm phạm – nhà lãnh đạo lâu đời của Bulgaria Todor Zhivkov bị lật đổ bởi
Bộ Chính trị. Moscow dường như chấp thuận việc thay đổi lãnh đạo, mặc
dù danh tiếng của Zhivkov như là một đồng minh khuất phục của Liên Xô .
Tuy nhiên, sự ra đi của Zhivkov là không đủ để đáp ứng các phong trào dân
chủ đang phát triển. Cùng lúc đó tác động của chương trình cải cách của
Mikhail Gorbachev tại Liên Xô đã được cảm thấy ở Bulgaria vào cuối thập
niên 1980, những người Cộng sản, giống như lãnh đạo của họ, đã trở nên
quá yếu ớt để chống lại những nhu cầu thay đổi lâu dài.
Trong Tháng Mười Một năm 1989 các cuộc biểu tình về các vấn đề
sinh thái được tổ chức tại Sofia, và những sớm mở rộng vào một chiến dịch
chung để cải cách chính trị. Đảng Cộng Sản đã phản ứng bằng cách khai
trừ Zhivkov già yếu và thay thế ông ta bằng Petar Mladenov, nhưng điều
này đã chỉ có một thời gian ổn định ngắn. Trong tháng 2 năm 1990 Đảng
Cộng sản, buộc bởi cuộc biểu tình đường phố đã từ bỏ độc quyền của Đảng
và vào tháng Sáu 1990, bầu cử tự do đầu tiên kể từ năm 1931 đã được tổ
chức, thắng của Bungari Đảng Xã hội (tên mới của Đảng Cộng sản). Mặc
19


dù Zhivkov phải đối mặt với phiên toà vào năm 1991, ông thoát khỏi số
phận nghiệt ngã của đồng chí miền Bắc của mình, Tổng thống Rumani
Nicolae Ceauşescu.
Romania:
Không giống như các nước Đông Âu, Romania đã không bao giờ trải
qua bất cứ phong trào chống Stalin nào, nhưng đã được độc lập với sự
thống trị của Liên Xô từ những năm 1960. Năm 1989 Tháng một,
Ceauşescu, sau đó ở độ tuổi 71, được bầu lại thêm năm năm, lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Rumani, báo hiệu rằng ông dự định để vượt qua cuộc nổi
dậy chống cộng sản đang càn quét phần còn lại của Đông Âu. Như
Ceauşescu chuẩn bị để đi trên một chuyến thăm nhà nước Iran, Securitate

của ông đã ra lệnh bắt giữ và lưu vong của một bộ trưởng địa phương nói
tiếng Hungary, László Tőkés, ngày 16 tháng mười hai, vì vi phạm chế độ.
Tőkés bị giam, nhưng chỉ sau khi nổ ra bạo loạn nghiêm trọng.Timisoara là
thành phố đầu tiên phản ứng, ngày 16 tháng mười hai, và nó vẫn còn nổi
loạn trong 5 ngày.
Trở về từ Iran, Ceauşescu ra lệnh cho một cuộc biểu tình quần chúng
ủng hộ ông ở bên ngoài trụ sở đảng Cộng sản ở Bucharest. Tuy nhiên, thật
bất ngờ, đám đông la ó khi ông nói. Sau khi biết sự cố xảy ra (cả hai từ
Timisoara và từ Bucharest) từ các đài phát thanh phương Tây, những năm
tháng của sự không hài lòng về sự đàn đã tồn tại trong dân Rumani và thậm
chí giữa các thành phần trong chính phủ của Ceauşescu, và các cuộc biểu
tình lan rộng trong cả nước.
Lúc đầu, các lực lượng an ninh của Ceauşescu tuân lệnh bắn người
biểu tình, nhưng vào sáng ngày 22 Tháng 12, quân đội Rumani đột nhiên
thay đổi bên. Quân đội xe tăng đã bắt đầu chuyển động hướng tới Uỷ Ban
Trung ương với đám đông tràn ngập bên cạnh. Những người nổi loạn buộc
mở cửa các cửa ra vào của tòa nhà Trung ương trong một nỗ lực để bắt
Ceauşescu và vợ ông, Elena, nhưng họ đã trốn thoát qua một máy bay trực
20


thăng đang chờ họ trên mái của tòa nhà. Các cuộc cách mạng dẫn đến 1104
người tử vong.
Vào ngày lễ Giáng Sinh, truyền hình Rumani cho thấy Ceauşescus phải đối
mặt với một phiên xử vội vàng, và sau đó là tử hình. Một Hội đồng Mặt trận lâm
thời cứu quốc đã tiếp nhận và công bố cuộc bầu cử cho tháng tư năm 1990. Các
cuộc bầu cử đầu tiên đã được thực sự tổ chức vào ngày 20 Tháng Năm 1990.
Albania và Nam Tư:
Tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa nhân dân Albania, Enver Hoxha, người cai
trị Albania trong bốn thập kỷ với bàn tay sắt, đã chết vào 11 Tháng Tư năm

1985. Năm 1989, các cuộc nổi dậy đầu tiên bắt đầu tại Shkodra và lây lan ra các
thành phố khác. Cuối cùng, chế độ hiện hành đưa một số tự do hóa, bao gồm cả
các biện pháp năm 1990 quy định quyền tự do đi du lịch nước ngoài. Những nỗ
lực bắt đầu cải thiện quan hệ với thế giới bên ngoài. Tháng 3 năm 1991 cuộc bầu
cử cho phép những người cộng sản trước đây nắm quyền, nhưng một cuộc tổng
biểu tình và đối lập đô thị dẫn đến việc thành lập một nội các liên minh bao gồm
cả phi cộng sản. Đảng cựu cộng sản Albania đã bị loại trong cuộc bầu cử tháng
ba năm 1992, giữa lúc sự sụp đổ kinh tế và bất ổn xã hội.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư không phải là một phần của
Khối hiệp ước Warsaw, nhưng theo đuổi phiên bản "cộng sản" riêng của mình
theo Josip Broz Tito.Đó là một nhà nước đa sắc tộc, và những căng thẳng giữa
các dân tộc đầu tiên leo thang với mùa xuân Croatia cái gọi là của 1970-71, một
phong trào tự trị lớn hơn của Croatia, đã được dập tắt. Năm 1974 có thay đổi
hiến pháp theo phân cấp một số các quyền hạn của liên bang cho các nước cộng
hòa thành phần và các tỉnh. Sau cái chết của Tito vào năm 1980 đã tăng căng
thẳng sắc tộc, đầu tiên Kosovo cộng đồng đa số tiếng Albania . Trong cuối
những năm 1980 lãnh đạo Serbia Slobodan Milošević sử dụng cuộc khủng
hoảng Kosovo để thúc đẩy tăng chủ nghĩa dân tộc Serbia và cố gắng để củng cố
và thống trị đất nước, xa lánh các nhóm dân tộc khác.

21


Song song với quá trình này, Slovenia đã chứng kiến một chính sách tự do
hóa dần dần từ năm 1984, không giống như các Perestroika của Liên Xô. Điều
này gây căng thẳng giữa các Liên minh Cộng sản của Slovenia ở một bên, và
Trung ương Đảng và Quân đội Liên bang Nam Tư ở phía bên kia. Vào giữa
tháng năm 1988, Liên minh nông dân của Slovenia đã được tổ chức như tổ chức
chính trị đầu tiên phi cộng sản trong nước. Sau đó trong cùng một tháng, quân
đội Nam Tư bị bắt giữ bốn nhà báo của tạp chí Mladina, kết án họ là tiết lộ bí

mật nhà nước. Phiên toà Ljubljana gây ra cuộc biểu tình quần chúng ở Ljubljana,
các thành phố của Slovenia khác. Ủy ban Bảo vệ nhân quyền được thành lập như
là nền tảng của tất cả phong trào chính trị Phi Cộng sản. Đến đầu năm 1989, một
số đảng phái chính trị chống Cộng sản đã được công khai hoạt động, thách thức
quyền bá chủ của Đảng cộng sản Slovenia. Ngay sau đó, Đảng Cộng sản
Slovenia, dưới áp lực của xã hội dân sự của mình, bước vào trong cuộc xung đột
với các lãnh đạo Cộng sản Serbia.
Vào tháng Giêng năm 1990, Đại hội bất thường của Liên đoàn của Cộng
sản Nam Tư đã được triệu tập để giải quyết các tranh chấp giữa các bên độc lập.
Ở thế thiểu số, những người Cộng sản Slovenia rời bỏ Quốc hội, do đó trên thực
tế mang đến sự kết thúc Đảng Cộng sản Nam Tư. Đảng Cộng Sản Slovenia đã
được theo bởi những người Croatia. Cả hai bên của hai nước cộng hòa miền Tây
đàm phán tự do bầu cử đa đảng với các phong trào đối lập của riêng mình.
Vào mùa xuân năm 1990, trình diễn dân chủ và chống Nam Tư liên minh
đã giành được cuộc bầu cử tại Slovenia, trong khi các cuộc bầu cử Croatia đã
chứng kiến chiến thắng của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Các kết quả đã
được nhiều cân bằng hơn ở Bosnia và Herzegovina và Macedonia, trong khi các
cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống ở Serbia và Montenegro hợp nhất sức mạnh
của Milošević và những người ủng hộ ông ta. Cuộc bầu tự do vào mức độ liên
bang đã không bao giờ thực hiện. Thay vào đó, các lãnh cử đạo Slovenia và
Croatia bắt đầu chuẩn bị kế hoạch ly khai khỏi liên bang.

22


Leo thang căng thẳng sắc tộc và quốc gia đã dẫn tới các cuộc chiến tranh
Nam Tư và độc lập của các (liên bang) các đơn vị thành phần, trình tự thời gian:
2.3.3. Nhận xét:
Đây là một thất bại nặng nề cuả Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
thế giới, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả Chủ nghĩa xã hội thực tế không

còn tồn tại nưã. Nhưng đây chỉ là mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một
bước lùi tạm thời. Vì vậy cần phải xây dựng một chế độ Chủ nghĩa xã hội khoa
họcđầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống cuả mỗi quốc gia
bằng cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ
thể ; luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu cuả các Đế quốc; phải luôn nâng cao
vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng Sản...
Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước Chủ nghĩa xã hội
đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nhằm xây dựng chế độ một chế độ
Chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự giải phóng và hạnh phúc con
người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá cuả mỗi dân Sự sụp đổ
của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có ảnh hưởng vô cùng to
lớn đến sự phát triển chung của toàn thế giới.
Dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả Chủ nghĩa xã hội thực tế
không còn tồn tại nưã.
Một số nước kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội như Việt
Nam, Cu Ba, CHDCND Triều Tiên, Lào...gặp nhiều khó khăn.
Trên thế giới mất đi những nước làm đối trọng với Mỹ, vì vậy Mỹ âm
mưu thiết lập một trật tự thế giới mới, đơn cực, do Mỹ đứng đầu.
tộc. .

23


Chương 3 : Triển vọng của chủ nghĩa xã hội và những vấn đề đặt
ra để lấy lại vị thế của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3.1. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện nay :
3.1.1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài
người.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đánh giá rất cao vai trò lịch sử của giai

cấp tư sản và chủ từ con đường cùng. Chủ nghĩa tư bản còn khả năng để
phát triển nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản thì không thay đổi, những
mâu nghĩa tư bản. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng sản, các ông
viết “giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”; song
các ông cũng dự báo và chứng minh những dự báo của mình “sự sụp đổ
của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như
nhau”.
Vận dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư
bản” chỉ ra những mâu thuẫn, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản đến
chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn “tột cùng”, ăn bám và giãy chết và là phòng
chờ của chủ nghĩa xã hội. Nhưng tình hình thực tế trong mấy thập niên vừa
qua, chủ nghĩa tư bản ngày nay phát triển rất mạnh do biết tự điều chỉnh và
thích ứng, biết tìm bí quyết để sống lại thuẫn của chủ nghĩa tư bản, bản
thân nó không thể khắc phục nổi, đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế,
ngoài khủng hoảng mang tính chu kỳ ra còn có khủng hoảng cơ cấu, khủng
hoảng thể chế, khủng hoảng tài chính tiền tệ v.v. Các loại khủng hoảng và
những khó khăn của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới hàng loạt vấn đề xã hội
nảy sinh như tình trạng thất nghiệp, nghèo khó và chênh lệch giàu nghèo xã
hội, mâu thuẫn dân tộc tăng lên, trật tự xã hội hỗn loạn, hoạt động tội phạm
gia tăng v.v. Chủ nghĩa tư bản ngày nay dù đã có những điều chỉnh nhưng
24


vẫn là “một thế giới không thể chấp nhận” như Renê Duynông khẳng định
trong cuốn sách của mình.
Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đang nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản :
Theo quan điểm của C.Mác “sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội
là một quá trình lịch sử-tự nhiên”. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
với tư cách là hai hình thái kinh tế xã hội khác nhau, kế tiếp nhau, xã hội

trước tất yếu bị xã hội sau thay thế, xã hội sau vừa phủ nhận xã hội trước
vừa kế thừa và phát triển những thành tựu mà xã hội trước tạo ra. Chủ
nghĩa tư bản ngày nay đã phát triển đến giai đoạn cao nhất của nó- chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước- đã gần với chủ nghĩa xã hội hơn. Theo
V.I. Lênin chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị đầy đủ nhất
cho chủ nghĩa xã hội, là giai đoạn trước của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư
bản ngày nay đã tạo ra nền sản xuất lớn với khoa học công nghệ ngày càng
hiện đại, sự phát triển xã hội hoá sản xuất đang “nẩy mầm” những nhân tố
của chủ nghĩa xã hội. Sự xuất hiện những công ty cổ phần trong phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tăng lên của nó và những nhân tố xã hội
chủ nghĩa khác có nghĩa là sự phát triển của quá trình lịch sử tự nhiên trong
đó chủ nghĩa tư bản bắt đầu quá độ sang phương thức sản xuất mới. Trong
xã hội tư bản hiện đại, về mặt sở hữu, sự xuất hiện quốc hữu hoá, chế độ
hợp tác, công ty cổ phần, nhà nước đóng vai trò điều tiết quản lý về vốn,
nguồn lao động tham gia quản lý xí nghiệp ở mức độ khác nhau, sự rút
ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, lao động trí óc với lao động
chân tay, tính dân chủ và xã hội của nhà nước tăng lên v.v tất cả những cái
đó nếu không nói đó là những nhân tố của chủ nghĩa xã hội ở mức độ nhất
định, thì đó cũng là sự chuẩn bị điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên điều đó vẫn chưa vượt ra khỏi cái khung tư bản chủ nghĩa, sự
biến đổi về lượng chưa chuyển thành sự biến đổi về chất, vẫn là chủ nghĩa
tư bản.

25


×