Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Ảnh Hưởng Của Mùa Vụ Đến Tỷ Lệ Nhiễm Bệnh CRD Trên Gà Thịt Lông Màu Nuôi Bán Chăn Thả Tại Xã Quyết Thắng – Thành Phố Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 59 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----

----

LÔ THỊ HỢP

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM BỆNH
CRD TRÊN GÀ THỊT LÔNG MÀU NUÔI BÁN CHĂN THẢ
TẠI XÃ QUYẾT THẮNG – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành :

THÚ Y

Khoá học:

2009 - 2014

Thời gian thực hiện : 6/2013 –11/2013

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2013



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----

----

LÔ THỊ HỢP
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM BỆNH
CRD TRÊN GÀ THỊT LÔNG MÀU NUÔI BÁN CHĂN THẢ
TẠI XÃ QUYẾT THẮNG – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành:

THÚ Y

Khoá học:

2009 - 2014

Thời gian thực hiện: 6/2013 – 11/2013
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS TRẦN THANH VÂN
Khoa Chăn nuôi thú y Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên


Thái Nguyên, tháng 12 năm 2013


3

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng và không thể thiếu được trong
chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường Đại học Nông
Lâm nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố, áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn,
học tập phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời đây là thời gian để sinh
viên tự hoàn thiện mình, trang bị cho bản thân những kiến thức về phương pháp
quản lý, những hiểu biết xã hội để khi ra trường trở thành một cán bộ khoa học
kỹ thuật có kiến thức chuyên môn vững vàng và có năng lực trong công tác.
Được sự nhất trí của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy
giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu
nuôi bán chăn thả tại xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên và biện
pháp phòng trị”
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản
thân tôi đã hoàn thành bản khóa luận này. Do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế, kể cả
phương pháp và kết quả nghiên cứu. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp
quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận
hoàn chỉnh hơn.


4


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 năm học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ
sở, nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sự kính trọng sâu sắc tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Ban lãnh đạo, Cán bộ xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên
Cùng tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bản khóa luận này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân và TS. Nguyễn
Thị Thúy Mỵ trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt
nghiệp này.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc
và thành đạt trong công tác giảng dạy, nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Sinh viên

Lô Thị Hợp


5

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN
Nội dung
Trang
Bảng 1.1: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà
10
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

12
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiệm
35
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống theo giai đoạn (%)
37
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà thí nghiệm
39
Bảng 3.3. Biểu hiện bệnh tích của gà bị nhiễm CRD
40
Bảng 3.4. Kết quả điều trị bệnh
42
Bảng 3.5. Chi phí thuốc thú y/gà điều trị
43
Bảng 3.6. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần 44
tuổi của đàn gà nuôi vụ Hè
Bảng 3.7. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần 45
tuổi của đàn gà nuôi vụ Thu
Bảng 3.8. Tiêu tốn TA/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm
46
Bảng 3.9. Chi phí trực tiếp/1 kg khối lượng (1000đ/kg)
47

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHOÁ LUẬN
Nội dung
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà sinh trưởng

Trang
45



6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

CRD:

Chronic Respiratory Disease

Cs:

Cộng sự

MG:

Mycoplasma gallisepticum

MS:

Mycoplasma synoviae

Nxb

Nhà xuất bản

TĂ:


Thức ăn

KL

Khối lượng

Tp

Thành phố

tr.

Trang


7

MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Quyết Thắng
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
1.1.3. Điều kiện đất đai
1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng
1.2.1. Tình hình xã hội
1.2.2. Tình hình kinh tế
1.3. Tình hình phát triển sản xuất
1.3.1. Về chăn nuôi

1.3.2. Về trồng trọt
1.4. Nhận định chung
1.4.1. Thuận lợi
1.4.2. Khó khăn
2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
2.2. Phương hướng
2.3. Kết quả thực hiện
2.3.1. Công tác chăn nuôi
2.3.2. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trong thời
gian thực tập
2.3.3. Các công tác khác
3. Kết luận và đề nghị
3.1. Kết luận
3.2. Đề nghị
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp ở gà
2.2.1.2. Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD)

Trang
1
1
1
1
1
2
2

2
3
4
4
6
7
7
7
8
8
8
8
8
10
11
12
12
12
13
13
14
14
14
16


8

2.2.1.3. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn gây bệnh CRD
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.3. Giới thiệu vài nét về gà thí nghiệm (Lương phượng x Mía)
2.2.4.Giới thiệu về thuốc Tylosin và Tetracycline
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
2.3.4. Thời gian nghiên cứu
2.3.5. Phương pháp tiến hành
2.3.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Tỷ lệ nuôi sống
3.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh
3.3. Bệnh tích của gà bị nhiễm CRD
3.4. Kết quả điều trị bệnh
3.5. Chi phí thuốc thú y
3.1.6. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiêm
3.7. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
3.8. Chi phí trực tiếp
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
4.2. Tồn tại
4.3. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
II. Tài liệu nước ngoài
III. Tài liệu từ internet


27
28
28
29
30
32
35
35
35
35
35
35
36
37
37
38
40
42
43
44
46
47
48
48
48
48
50
50
51
51



1

PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Quyết Thắng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quyết Thắng là xã miền Tây trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố khoảng 6 km.
- Phía Tây Nam giáp với xã Phúc Trìu.
- Phía Tây giáp với xã Phúc Xuân.
- Phía Bắc giáp với xã Phúc Hà.
- Phía Đông giáp với phường Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Quyết Thắng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động
nhiệt độ trong năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè và mùa
đông. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8.
Mùa Đông do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt độ nhiều khi xuống dưới
10oC. Mỗi khi có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Do độ ẩm bình quân
trên năm tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4), quỹ đất rộng nên có nhiều
thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 21oC – 29oC, độ
ẩm từ 81 - 86 % , lượng mưa trung bình biến động từ 120,6 - 283,9 mm/tháng.
Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (cây lúa và
cây hoa màu), nhưng ngành chăn nuôi thì gặp nhiều khó khăn vì đây là thời điểm
xuất hiện nhiều dịch bệnh. Do vậy người chăn nuôi cần phải chú ý đến công tác
phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian nay khí

hậu thường lạnh và khô. Độ ẩm bình quân thường thấp, lượng mưa giảm. Nhiệt
độ trung bình dao động từ 13,7oC - 24,8oC. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10oC, mỗi đợt gió mùa về thường


2

kèm theo mưa nhỏ và sương muối kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và sức chống đỡ của cây trồng, vật nuôi.
Điều kiện khí hậu của xã có thể phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng. Tuy nhiên điều kiện đó cũng gây nhiều
khó khăn trong chăn nuôi, về mùa đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột
ngột gây bất lợi tới khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc gia
cầm. Về mùa Hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho ẩm độ một
số tháng trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây bệnh phát
triển ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra việc chế biến, bảo
quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 9,3 km2 trong đó diện tích đất trồng lúa,
trồng hoa màu là 565 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 199 ha, đất chuyên dùng là 170 ha.
Diện tích đất của xã khá lớn trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn lại
thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém dẫn đến năng suất cây
trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng... nên diện tích đất
nông nghiệp và đất hoang hóa không còn, gây khó khăn cho việc chăn nuôi.
Chính vì thế trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng
trọt và ngành chăn nuôi. Việc nuôi con gì, trồng cây gì phải được cân nhắc tính
toán kỹ.
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng
1.1.2.1. Tình hình xã hội

Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10250 người với 2750 hộ trong đó có
80 % số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là ở thành thị sản xuất công nghiệp,
dịch vụ...
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong địa bàn xã có một số nhà máy như: nhà
máy Z115, nhà máy chế biến xuất khẩu chè Hoàng Bình… đã tạo công ăn việc
làm và thu nhập cho nhiều lao động của xã.


3

Trạm y tế mới của xã được khánh thành và bắt đầu hoạt động vào tháng 6
năm 2009, sạch đẹp với nhiều trang thiết bị hiện đại, thường xuyên khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người già, bà mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên việc dân cư phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn
cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy, trường
học, trung tâm dân cư tập trung đông, dân từ nhiều nơi đến học, làm việc nên
quản lý xã hội ở đây khá phức tạp. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các ban
ngành phải thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống,
đồng thời liên kết phối hợp với các địa phương trong và ngoài tỉnh, đưa nếp sống
văn hóa mới phổ biến trong toàn xã tiến tới xây dựng con người văn hoá, gia
đình văn hoá, thôn xóm văn hoá và xã văn hoá. Từ đó nâng cao ý thức, trách
nhiệm của người dân đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc
làm cho những lao động dư thừa, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cơ cấu kinh tế đa
dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông nghiệp Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm
khoảng 80 % số hộ là sản xuất nông nghiệp) với sự kết hợp hài hòa giữa chăn
nuôi và trồng trọt.

Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
đã được tiến hành cách đây gần 10 năm, hiện nay đã phủ xanh được phần lớn
diện tích đất trống đồi núi trọc và đã có một phần diện tích đến tuổi khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo thêm
việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy mô sản
xuất chưa lớn, chưa có sự quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của xã. Đối với
hộ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 300 kg/người/năm,
chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ. Tổng thu nhập bình quân trên 650.000
đ/người/tháng.


4

Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã được nâng lên rõ rệt,
hầu hết các gia đình đã có các phương tiện nghe nhìn như: Ti vi, đài, sách báo...
đa số các hộ gia đình đã mua được xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền. Hệ thống
cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông, thủy lợi phục
vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân.
1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất
Kinh tế của xã trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy mức
sống của nhân dân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt. Có được điều đó là
nhờ vào chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý. Xã có chủ trương tăng thu
nhập bình quân trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển chăn nuôi,
trồng trọt. Nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn tập trung vào sản xuất nông
nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là chính. Xã đã thực hiện tốt công tác
phục vụ sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống thủy lợi, giao thông, cho vay vốn
phát triển sản xuất, đưa ra cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi.
1.1.3.1. Về chăn nuôi

Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các vùng
lân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho
nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào chăn nuôi,
làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt có giá trị
thấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động.
* Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò trong xã có trên 1725 con trong đó chủ yếu là trâu, đàn
trâu, bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít, việc
sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, nên một số nơi trâu còn bị đói rét. Công
tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn trong vài năm trở lại đây nên
không có dịch bệnh xảy ra trong địa bàn xã. Nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y xã
chuồng trại đã được xây dựng tương đối khoa học, đồng thời công tác vệ sinh
cũng đã được tăng cường, giúp đàn trâu, bò của xã ít mắc bệnh ngay cả trong vụ
đông xuân.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưa
được người dân chú ý. Xã có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt song


5

do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển. Công
tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa được
chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế.
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn hiện có của xã là 1465 con. Trong đó công tác giống lợn đã
được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống Móng
Cái, Yorkshire, Landrace, nhằm chủ động các con giống và cung cấp lợn giống
cho nhân dân xung quanh.
Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn
theo phương thức tận dụng các phế phẩm phụ của ngành trồng trọt, tận dụng

thức ăn thừa vì thế năng suất chăn nuôi không cao.
Trong những năm tới mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo
hướng công nghiệp, hiện đại.
* Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của xã có một vị trí quan trọng, trong đó gà chiếm chủ yếu,
trên 90 %, sau đó là vịt. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó
năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ chết lớn cho nên
hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây
dựng các trang trại có quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, thực hiện tốt quy trình phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm
tăng lên rõ rệt, tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng và con giống.
Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việc
tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vắc xin tiêm chủng cho gà
như vắc xin Newcastle, Gumboro, Đậu, cho ngan vịt như vắc xin Dịch tả vịt...
Bên cạnh đó vẫn còn những gia đình áp dụng phương thức chăn thả tự do, lại
không có ý thức phòng bệnh nên khi dịch bệnh xảy ra, bị thiệt hại kinh tế và
chính đây là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm.
Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá,
trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi hươu lấy nhung... để tăng thu nhập,
cải thiện đời sống.


6

* Công tác thú y
Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể
thiếu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nó quyết định sự thành
bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung với quy
mô lớn. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Nhận thức
được điều đó nên những năm gần đây lãnh đạo xã rất quan tâm đến công tác

thú y.
Căn cứ vào kế hoạch tiêm phòng, hàng năm xã đã tổ chức tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100 % chó nuôi trong xã.
Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cán bộ thú y xã còn chú trọng
công tác kiểm dịch do vậy không để xảy ra các dịch bệnh lớn trong xã. Tuy
nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y
giúp người dân hiểu và chấp hành tốt pháp lệnh thú y.
1.1.3.2. Về trồng trọt
Xã có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp với phương châm thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào sản
xuất. Bên cạnh đó còn trồng xen canh với các cây lương thực khác như ngô,
khoai, sắn...
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn song còn thiếu tập trung,
còn lẫn nhiều cây tạp, lại chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất còn
mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Vấn đề trước mắt là xã phải quy hoạch lại
vườn cây ăn quả và có hướng phát triển hợp lý.
Trong mấy năm gần đây trong xã còn phát triển nghề trồng cây cảnh. Đây
là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân của xã.
Với cây lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia đình đã
thực sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng và
bảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản và diện tích rừng
mới trồng này được chăm sóc, quản lý tốt.


7

1.1.4. Nhận định chung
Qua điều tra tình hình cơ bản của xã cho phép tôi đánh giá sơ bộ những
thuận lợi và khó khăn của xã.

1.1.4.1. Thuận lợi
Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều thuận
lợi, tình hình chính trị ổn định tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.
Xã có diện tích đất rộng, mật độ dân số không cao, thuận lợi cho phát
triển chăn nuôi và trồng trọt.
Địa bàn xã gần trung tâm thành phố Thái Nguyên thuận lợi cho giao lưu,
buôn bán cũng như tiếp cận, phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trên địa bàn xã có nhiều trường học, nhà máy nên trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao. Đặc biệt trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm trên
địa bàn xã nên việc chuyển giao và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
nông- lâm- ngư nghiệp vào sản xuất có nhiều thuận lợi. Hơn nữa, hầu hết các
nguồn lợi đều ở dạng tiềm năng chưa được khai thác hoặc được khai thác nhưng
rất ít.
Xã có đội ngũ cán bộ trẻ giỏi chuyên môn, nhiệt tình năng động, áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng
đưa kinh tế xã đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
1.1.4.2. Khó khăn
Công tác kiểm tra giết mổ cũng như vận chuyển gia súc chưa tốt nên khả
năng lây lan dịch bệnh là khá lớn.
Công tác tiêm phòng chưa triệt để còn mang tính chủ quan, chưa đúng
định kỳ, vệ sinh phòng dịch chưa tốt.
Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu quả,
chưa gạt bỏ được thói quen bảo thủ trong chăn nuôi ở một bộ phận dân cư.
Sự bất lợi của thời tiết gây khó khăn cho cả chăn nuôi và trồng trọt, khí
hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số tháng gây nhiều bệnh tật, khả năng sinh
trưởng phát triển ở vật nuôi, cây trồng bị hạn chế.
Việc dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí có sự chênh lệch lớn
giữa các khu vực, gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất cũng như việc quản



8

lý xã hội. Thói quen bảo thủ, lạc hậu trong nếp sống sinh hoạt của một số bộ
phận dân cư đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
Người dân quen sản xuất với quy mô nhỏ, đầu ra của sản phẩm gặp nhiều
khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa chăn nuôi thú y, sự đồng ý tiếp
nhận của cơ sở chăn nuôi, từ những thuận lợi, khó khăn ở cơ sở và nhiệm vụ của
một sinh viên thực tập tốt nghiệp, chúng tôi xây dựng nội dung phục vụ sản xuất
như sau:
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Công tác thú y (phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm)
1.2.2. Phương hướng
Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của xã, trên cơ sở đó đưa tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ
chức, tác phong nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:
Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng và chăm sóc cây bóng mát vườn thả gà.
Phổ biến và áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ, ấp trứng, chữa một
số bệnh ở gà, vịt, lợn, trâu,... nhằm rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu
biết, tiếp cận và nắm vững khoa học.
1.2.3. Kết quả thực hiện
Trong suốt quá trình thực tập tại xã Quyết thắng, được sự giúp đỡ của
thầy giáo, cô giáo, của UBND xã Quyết Thắng cùng sự nỗ lực của bản thân tôi
đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến
hành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau:

Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi gà thịt


9

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà
Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác vệ
sinh, sát trung chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa bằng vòi
cao áp và phun thuốc sát trùng Benkocid 30 %, với nồng độ 50ml/20lít nước, 1
lít dung dịch phun cho 4m2. Sau khi vệ sinh sát trùng chuồng nuôi được khoá kín
lại, kéo bạt và hệ thống rèm kín.
Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống,
chụp sưởi , quay úm, bình pha thuốc … đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc
sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi.
Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch được phun sát trùng trước khi đưa gà
vào một ngày, độ dày của đệm lót tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Chuồng nuôi trước khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các thông
số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa đông.
Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động được, có hệ thống đèn
chiếu sáng và đèn sưởi, có hệ thống quạt để chống nóng.
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
Giai đoạn úm gà: Từ 1 - 21 ngày tuổi
Khi nhập gà con về cho ngay vào quây úm đã có sẵn nước sạch đã pha
Bcomplex và Ampi - Coli. Để cho gà uống nước sau khoảng 1h thì bắt đầu cho
ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này luôn phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định cho gà
con, nhiệt độ trong quây từ 32- 35 oC sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi
của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 22oC.
Trong quá trình úm gà phải thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh
chụp sưởi kịp thời để đảm bảo nhiệt độ theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm
bảo cho gà ăn uống bình thường.

Giai đoạn từ 21 - 77 ngày tuổi
Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ rất nhanh, ăn nhiều do vậy phải
cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn uống tự do. Thức ăn
phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải được cọ rửa và
thay nước ít nhất 2 lần /ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theo


10

dòi đàn gà, nắm rõ tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện kịp thời, có biện
pháp chữa trị những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch.
Trong quá trình chăn nuôi, nuôi dưỡng đàn gà để phòng bệnh cho đàn gà
chúng tôi sử dụng các loại vắc xin sau:
Bảng 1.1. Lịch dùng vắc xin cho đàn gà
Ngày tuổi

Loại vắc xin

Phương pháp dung

Lasota

Nhỏ mắt 1 giọt/con

Gumboro B lần 1

Nhỏ miệng 4 giọt/con

Lasota lần 2


Nhỏ mắt 1 giọt/con

Gumboro lần 2

Nhỏ mồm 4 giọt/con

Newcastle H1

Tiêm dưới da 0,4 ml/con

7 ngày tuổi

21 ngày tuổi
42 ngày tuổi

1.2.3.2. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trong thời gian thực tập
- Bệnh Cầu trùng ở gà
Trong quá trình chăn nuôi đàn gà con, gà thịt và gà đẻ tôi gặp phải trường
hợp như sau: Khi quan sát thấy trong đàn gà có một số con có biểu hiện kém ăn,
lông xù, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, phân có màu sôcôla,
có trường hợp phân gà có lẫn máu.
Sau một vài ngày gà gầy dần rồi chết, mổ khám quan sát thấy có nhiều
điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, manh tràng bị sưng to.
Những biểu hiện trên rất giống với triệu trứng và bệnh tích của bệnh Cầu trùng
nên tôi chẩn đoán đàn gà bị mắc bệnh Cầu trùng và tiến hành điều trị cho cả đàn.
Liệu trình điều trị cụ thể như sau:
Rigecoccin - WS : Liều 1g/4 lít nước uống
Han Eba 30 % : Liều 1,5 - 2g/1 lít nước uống
Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 - 7 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng
liều phòng, sử dụng thuốc theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc 3 ngày nghỉ. Trong

các phác đồ điều trị tôi thấy Han Eba 30 % có hiệu quả cao hơn cả.


11

- Bệnh Bạch lỵ ở gà con
Trong quá trình nuôi dưỡng đàn gà tôi thấy ở giai đoạn úm có một số gà
con có biểu hiện sau: Mệt mỏi ủ rũ bỏ ăn, gà con tụ lại từng đám, phân tiêu chảy
có màu trắng, phân dính bết quanh lỗ huyệt. Tiến hành mổ khám thấy gan, phổi
sưng, có nhiều điểm hoại tử màu trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết. Qua những triệu
trứng và biểu hiện bệnh tích trên tôi chẩn đoán đây là bệnh bạch lỵ gà con và tiến
hành điều trị theo phác đồ sau:
+ Hamcoli 1g/1 lít nước uống, B - comlex 1g/3lít nước cho gà uống liên
tục trong 3-5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh trên 90 %
+ Ampi - coli 1g/1 lít nứơc uống, B - comlex 1g/3lít nước cho gà uống
liên tục trong 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh 97,6 %.
+ Colistin 1g/2 lít nước, cho gà uống liên tục 3 - 5 ngày. Tỷ lệ khỏi
bệnh 96 %.
- Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)
Cũng trong quá trình nuôi gà con, gà thịt và gà đẻ tại trang trại tôi đã gặp
phải trường hợp gà có các biểu hiện: thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra để
thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi. Mổ
khám gà chết thấy khí quản đầy dịch keo nhầy, màng túi khí đục. Với những
biểu hiện trên tôi chẩn đoán là gà bị mắc bệnh CRD. Khi gặp những trường hợp
như vậy tôi đã tiến hành điều trị bằng một trong những phác đồ như sau:
+ Tetracycline 0,125/1 lít nước.
+ Tylosin 1g/2 lít nước.
Sử dụng trong 3 - 5 ngày liên tục gà khỏi bệnh.
1.2.3.3. Các công tác khác
Ngoài công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn gà thí nghiệm

trong thời gian thực tập tôi luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng lực
chuyên môn, tay nghề:
+ Phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn gà thịt, gà hậu bị 7, 14, 21 và 45
ngày tuổi.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh cho đàn gà đẻ, gà hậu bị, gà thịt.


12

+ Phun thuốc sát trùng vệ sinh chuông trại chăn nuôi.
+ Nuôi đàn gà hậu bị.
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Diễn giải
Nội dung
1. Công tác chăn nuôi
Nuôi gà thịt
Chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ Isa
2. Phòng bệnh ở gà
Tiêm vắc-xin Newcastle
Chủng vắc-xin Gumboro
Chủng vắc-xin IB- ND
3. Công việc khác
Sát trùng chuồng trại (m2)

Số lượng
(con)

1600
513
1600

1600
1600

Kết quả
(khỏi/an toàn)
Số lượng
Tỷ lệ
(con)
(%)
1524
510
An toàn
1600
1600
1600

95,25
99,41
100
100
100

500

1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên được
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, tôi đã bước đầu tiếp cận
thực tiễn sản xuất, vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường để rèn

luyện chuyên môn củng cố những kiến thức đã được học của mình. Ngoài ra,
qua đợt thực tập này giúp tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất,
kinh nghiệm cuộc sống. Tôi thấy yêu ngành, yêu nghề, say mê với công việc,
tích luỹ được rất nhiều kiến thức thực tiễn phục vụ cho công việc, cho nghề
nghiệp sau này.
1.3.2. Đề nghị
Công tác vệ sinh sát trùng, tổ chức phòng bằng vắc-xin cho các hộ chăn
nuôi trong xã cần được thường xuyên hơn.
Việc quản lý chất lượng con giống đặc biệt là con giống gia cầm cầm phải
sát sao hơn.


13

PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, có tới
80 % dân cư sống dựa vào nghề nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta bao gồm
ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi là một trong hai lĩnh
vực rất quan trọng. Nó đã trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ ở nước ta với
nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, từ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ đến các
trang trại chăn nuôi lớn. Đáng kể là chăn nuôi gia cầm, nó đã trở thành nghề
chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam. Sản phẩm gia cầm (thịt, trứng,…) đã đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho con người, đặc biệt thịt gà không chỉ là
nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn in đậm trong đời
sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó được sử
dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ hội. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm
còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của các ngành nghề khác và đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế

quốc dân.
Bên cạnh đó, dịch bệnh luôn là mối nguy hiểm không ngừng đe dọa đến
đàn gia cầm. Chúng là một trong những yếu tố gây thiệt hại nặng nề nhất, ảnh
hưởng không nhỏ cho ngành chăn nuôi về năng suất và chất lượng cũng như làm
cho hiệu quả kinh tế thấp. Một trong những bệnh thường xuyên gặp nhất cho đàn
gia cầm phải kể đến là bệnh CRD ở gà. Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra và gà làm
cho gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thuốc điều trị tốn kém. Bệnh CRD phát
triển quanh năm, tuy nhiên bệnh thường phát triển mạnh hơn khi chuồng trại
không sạch sẽ, thoáng mát vào mùa Hè và kín gió, ấm áp vào mùa đông.
Vì vậy, để góp phần hạn chế tác hại của bệnh CRD trên đàn gia cầm và
giúp cho người chăn nuôi có những hiểu biết thêm về bệnh và biện pháp phòng,
trị bệnh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ
nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu nuôi bán chăn thả tại xã Quyết Thắng
– Thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”


14

* Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tình hình mắc CRD nuôi tại Trại.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm bệnh
- Ảnh hưởng của thuốc điều trị đến kết quả điều trị bệnh CRD trên gà thịt.
- Bản thân bước đầu làm quen công tác nghiên cứu khoa học.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp ở gà
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [5] cho biết:
* Hệ hô hấp của gia cầm gồm: Lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản,
2 phổi + 9 túi khí.
- Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ, ở gà phía ngoài hai lỗ

mũi có “van mũi hóa sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lông cứng nhằm
ngăn ngừa bụi và nước.
- Xoang mũi được phát triển từ khoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7.
Xoang mũi ngắn, chia thành 2 phần: phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở
mỏ trên. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở gà
thanh quản dưới có hai nếp gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi không
khí và tạo nên âm thanh.
- Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng hóa
xương. Số vòng khí quản ở gà là 110 – 120 và hầu hết là sụn. Khí quản tương
đối cong queo, khí quản được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng
thanh dịch ngoài.
- Khí quản chia ra làm hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương ngực.
Mỗi phế quản dài 6 – 7 cm và có đường kính 5 – 6 mm. Thành phế quản cấu tạo
bởi màng nhầy, ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra dịch nhầy, màng xơ đàn hồi, ở đó
có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài.
- Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu của cuối khí
quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi có màu dạng phế
quản. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít


15

đàn hồi. Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ
nhất đến mép trước của thận. Khối lượng của phổi vào khoảng 1/80 khối lượng
gia cầm và phụ thuộc vào tuổi và loài, ở gà khoảng 9 gam. Chức năng chính của
phổi là làm nhiệm vụ trao đổi khí.
- Túi khí là tổ chức mỏng, bên trong chứa đầy khí. Các túi khí là sự mở
rộng và tiếp dài của khí quản. Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4
đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn. Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí
xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng. Túi khí

đơn là túi khí cổ. Các túi khí thực ra không phải là xoang tận cùng của phế quản
sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ.
* Tần số hô hấp
- Tần số hô hấp dao động trong khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi,
sức sản xuất, trạng thái bệnh lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng,
nhiệt độ, thành phần không khí. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp
tương đối ổn định. Gia cầm càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ. Ban đêm tần số
hô hấp giảm chậm xuống 30 – 40 %. Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng. Nếu
nhiệt độ tăng tới 37oC thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/phút. Bình thường ở gà
trưởng thành là 25 – 45 lần/phút. Gà từ 4 – 20 ngày tuổi là 30 – 40 lần/phút.
* Hoạt động trao đổi khí của gia cầm
- Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với sự
hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính.
- Trong thời gian ngủ, quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50 %.
Thời gian hoạt động mạnh (bay, nhảy, chạy...) quá trình trao đổi chất tăng lên và
mức trao đổi khí tăng lên 60 – 100 %.
Nhu cầu O2 và lượng CO2 sau 1 giờ tình trên 1 kg khối lượng của các loại
gà như sau:
Tuổi gà

Nhu cầu O2 (lít)

CO2 thải ra (lít)

Gà con 1-20 ngày tuổi

2,0 – 2 và 4

1,4 – 1,6


Gà dò 21-150 ngày tuổi

1,0 – 1,8

0,7 – 1,2

Gà đẻ

0,8 – 1,6

0,6 – 1,0


16

Trong thời gian ngủ, hoạt động trao đổi chất nói chung giảm xuống 50 %.
Trong hoạt động mạnh như bay, nhảy, chạy... quá trình trao đổi chất tăng lên và
mức độ trao đổi khí tăng lên 60 – 100 %. Nhà sinh lý học nga N. A. Mislapski
xác định trung tâm điều hoà hít vào thở ra nằm trong cấu trúc lưới của hành não,
phải trái đối xứng nhau. Đặc điểm cần chú ý là lồng ngực gia cầm rất phát triển,
xương ức tương đối lớn, không có cơ hoành. Phổi của gia cầm thiếu khả năng
đàn hồi, nó cố định và tựa vào sườn. Vận động của vùng xương sườn làm cơ
ngực giãn ra hút khí vào và khi xoang ngực co lại gây động tác thở ra.
2.2.1.2. Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD)
* Đặc điểm chung
Bệnh hô hấp mãn tính ở gà là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia
cầm, do nhiều loài Mycoplasma gây ra. Trong đó, quan trọng nhất là
Mycoplasma gallisepticum (MG) và Mycoplasma synoviae (MS) gây ra. Mầm
bệnh MG là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà.
Bệnh này chủ yếu làm cho gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thuốc điều trị tốn

kém (Đào Thị Hảo, 2007) [4].
Bệnh CRD còn gọi là bệnh “hen gà”, chúng lây lan nhanh qua đường hô
hấp, khi không khí, bụi bẩn nhiễm vi khuẩn này. Bệnh truyền dọc từ đời mẹ sang
con qua trứng, lây qua tiếp xúc trực tiếp gà bệnh, qua thức ăn,…(Lê Hồng Mận,
2003) [9].
CRD có thể xếp theo 3 dạng sau:
+ Bệnh đường hô hấp mãn tính chính: nguyên nhân bị bệnh là do căng
thẳng (Stress), lượng vi khuẩn MG tăng làm phát bệnh, thường có kiêm nhiễm
một số vi khuẩn thứ cấp như: E. coli, Streptococcus,…
+ Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính thứ cấp: xuất phát từ gà đã bị bệnh
khác như cầu trùng, viêm phế quản truyền nhiễm,… làm cơ thể yếu đi, có dịp
cho vi khuẩn MG bùng lên sinh bệnh.
+ Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính giả: thể hiện triệu chứng, bệnh tích ở
túi khí của một số bệnh khác như bệnh Mycoplasmosis (Nguyễn Thanh Sơn và
cs, 2004) [12].


17

* Mầm bệnh
Nguyễn Xuân Bình và cs (2004) [2] cho biết, hầu hết các loại gia cầm đều mẫn
cảm với Mycoplasma. Bệnh này xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Trong
những năm gần đây, người ta sử dụng một số kháng sinh như: Tiamulin, Tylosin,
Enrofloxacin… để điều trị nên đã khống chế được bệnh này.
Hoàng Huy Liệu (2002) [24] cho biết, CRD do 3 loài Mycoplasma gây ra:
M. gallisepticum, M. synoviae, M. meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài M.
gallisepticum. Mycoplasma có nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì
giống như tế bào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticum có nghĩa là “gây độc
cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà đẻ trứng rất cao và số
lượng trứng giảm đáng kể.

Theo Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [3] Mycoplasma có kích thước
ngang khoảng 150 – 300 ŋm thường là 250 ŋm khó thấy dưới kính hiển vi quang học
bình thường. Mycoplasma không có thành tế bào, bắt màu Gram âm, có tính đa hình
thái, có dạng nhỏ đến mức lọt qua nến lọc vi khuẩn, dễ mẫn cảm với áp suất thẩm
thấu, mẫn cảm với cồn, với các chất hoạt động bề mặt (xà phòng, bột giặt…), không
mẫn cảm với Penicillin, Xicloserin, Xephalosporin, Baxitraxin và các kháng sinh
khác ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào.
Mycoplasma là những sinh vật nguyên thuỷ chưa có vách tế bào, cho nên
chúng dễ bị biến đổi hình dạng, là loài vi sinh vật nhỏ nhất trong sinh giới có đời sống
dinh dưỡng độc lập. Vi khuẩn có hình dạng nhỏ riêng lẻ hay tập trung từng đôi, từng
chuỗi ngắn, hình vòng nhẫn, vòng khuyên là loại Gram âm khó bắt màu thuốc nhuộm
thông thường, phải dùng phương pháp nhuộm Giemsa mới quan sát được. Màng của
Mycoplasma chỉ là lớp màng nguyên sinh chất dày từ 70 – 100 A°. Trong tế bào
Mycoplasmacos có thể thấy các hạt riboxom và thể nhân.
Mycoplasma thuộc loại hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc, nhiệt độ thích
hợp cho Mycoplasma là 37°C, pH: 7,0 – 8,0. Chúng có thể phát triển tốt trên phôi gà
và trên một số môi trường nhân tạo như môi trường huyết thanh, môi trường có chứa
Hemoglubin, Xistein. Trên môi trường thạch, chúng có thể tạo nên những khuẩn lạc
nhỏ bé. Khuẩn lạc có cấu tạo hạt, ở giữa có màu vàng nâu, xung quanh trong (như
trứng ốp lếp). Khi phát triển trên môi trường dịch thể, Mycoplasma làm vẩn đục môi


×