Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành, Đồng Nai”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.16 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu, thách thức về mở rộng các dịch
vụ ngân hàng. Trước những yêu cầu về hội nhập nói chung và quá trình đàm
phán gia nhập WTO nói riêng, ngành ngân hàng cần phải xây dựng cho mình
một chiến lược, chính sách thích hợp để đảm bảo quá trình hội nhập thành
công, mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam. Chiến lược ấy chắc
chắn phải đặt vị thế của công tác thanh toán lên hàng đầu. Bởi hoạt động của
ngân hàng ở bất cứ hình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh– quyết
toán.
Trong tình hình mới, một trong những khó khăn, trăn trở nhiều nhất của
các ngân hàng là việc cải tạo hệ thống thanh toán đáp ứng được yêu cầu mới,
theo kịp xu hướng phát triển của quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy
nhanh quá trình chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán chuyển tiền điện
tử ra đời là tất yếu của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Tuy còn mới mẻ
nhưng nó đã khẳng định những tính năng ưu việt nhất định, đồng thời đánh
dấu bước vươn mình mạnh mẽ trong công tác thanh toán của ngành ngân
hàng.
Từ nhận thức tầm quan trọng của công tác thanh toán, em nhận thấy việc
nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử là một vấn đề cấp
thiết. điều này khiến em chọn đề tài: “Thực trạng chất lượng công tác thanh
toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành,
Đồng Nai” làm đề án chuyên ngành của mình.
Mục đích của đề tài: Tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán chuyển
tiền điện tử tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành. Từ đó đưa ra
nhận xét, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng NN&PTNT chi
nhánh Long Thành.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Đề án tập trung trình bày những nội
dung chủ yếu về hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử tai ngân hàng
NN&PTNT chi nhánh Long Thành từ năm 2009- 2011.


1


Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp thu thập thông tin, thống
kê, phân tích tổng hợp…Phương pháp phân tích kết hợp với phương pháp so
sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra nhận định về vấn đề cần
nghiên cứu.
Kết cấu của đề án: Gồm 2 phần



Phần I: Giới thiệu khái quát về ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành,
tỉnh Đồng Nai.
Phần II: Thực trạng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng
NN&PTNT chi nhánh Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng
dẫn Lê Việt An đã giúp em hoàn thành đề án chuyên ngành. Tuy nhiên với
kiến thức và kiến thức và kỹ năng còn kém nên những sai sót trong đề án là
điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý chân thành từ
phía thầy cô và các bạn để có thể giúp em khắc phục sai sót để bài viết hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 22 tháng 12 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Vân Anh

2



PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NN&PTNT LONG THÀNH
TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT Long
Thành
1.1.1. Tên và địa chỉ của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành
Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Long Thành tỉnh Đồng Nai.
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND
RURAL DEVELOPMENT BRANCH Long Thành.
Tên viết tắt: Agribank Long Thành
Địa chỉ trụ sở chính: Số 121- 123 đường 30-4, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0613.822.593 – 0613.822.537
Website: www.agribankdongnai.com.vn
Email:
Logo:

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Agribank chi nhánh Long Thành được thành lập ngày 5/7/1993, qua quá
trình hoạt động và phát triển đến nay Agribank chi nhánh Long Thành đã có
một số phòng giao dịch, hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ dân cư và các
tổ chức kinh tế để cung cấp tín dụng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu, các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện Long Thành.
Agribank chi nhánh Long Thành là một đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu
quả, phục vụ mục đích kinh tế và chính trị do Đảng và Nhà nước đề ra. Ngoài
3



ra để góp phần cùng xã hội xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho những gia
đình nghèo thì Ban Giám Đốc và nhân viên ngân hàng NN&PTNT chi nhánh
Long Thành đã đóng góp xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, đồng thời nhận
nuôi bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Là ngân hàng thương mại có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cơ chế,
chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp
nông thôn. Nhiều năm qua, Agribank đã đồng hành cùng người nông dân
trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, vượt qua khó khăn nhiều
gia đình vươn lên làm giàu hiệu quả từ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của ngân
hàng. Đặc biệt từ việc triển khai thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ- TTg và
nghị định 41/2010/NĐ-CP, nguồn vốn ngân hàng được khơi thông về nông
thôn, Agribank chi nhánh Long Thành trở thành người bạn đồng hành cùng
người dân vượt khó, vươn lên phát triển sản xuất.
Ngay từ khi ra đời, ngân hàng NN&PTNT đã nghiên cứu, đề xuất cho
vay thí điểm trực tiếp hộ nông dân và đã đạt được kết quả nhất định. Sau này,
khi thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 67 về một số chính sách tín
dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn vào tháng
3/1999, Agribank chi nhánh Long Thành đã tập trung chỉ đạo toàn chi nhánh
triển khai nhanh và hiệu quả chính sách này. Theo đó, được cho vay hộ gia
đình đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp kèm đơn xin vay
giấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với các hộ làm kinh tế hàng hóa, kinh
tế trang trại vay trên 10 triệu đồng thì thực hiện các quy định về bảo đảm tiền
vay.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long
Thành tỉnh Đồng Nai
Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh được nêu trong quy chế tổ chức
hoạt động của ngân hàng NN&PTNT Đồng Nai chi nhánh Long Thành in kèm
theo quy chế hoạt động chung của các tổ chức tín dụng bao gồm:
1.2.1. Chức năng
+ Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Agribank.

+ Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự ủy
quyền của Tổng giám đốc.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc giao.
1.2.2. Nhiệm vụ

4


Chi nhánh có nhiệm vụ triển khai các mặt nhiệm vụ theo quy định tại điều
lệ của ngân hàng NN&PTNT Đồng Nai và các văn bản pháp lý do ngân hàng
này quy định. Khai thác và huy động các nguồn vốn để cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn theo quy định của luật các tổ chức tín dụng về quy chế
cho vay đối với khách hàng trong từng thời kỳ, thực hiện các nghiệp vụ ngân
hàng như tổ chức kinh doanh tiền tệ, thanh toán đối nội, đối ngoại, bảo lãnh…
cho mọi đối tượng phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành là chi nhánh cấp 1 trực
thuộc Agribank, phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với ngân
hàng NN&PTNT Đồng Nai. Ngân hàng NN&PTNT Đồng Nai chịu trách
nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của chi nhánh.
1.2.3. Một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ yếu
Sản phẩm tín dụng


Khách hàng là cá nhân:
+
+
+
+




Cho vay có bảo đảm bằng lương
Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở
Cho vay mua ô tô
Cho vay thấu chi

Khách hàng doanh nghiệp:
+
+
+
+

Cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu
Cho vay đầu tư dự án BĐS
Cho vay dự án thủy điện
Cho vay thi công xây lắp

5


Sản phẩm tiền gửi và tiết kiệm


Phát hành thường xuyên
+
+
+
+
+




Tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, ngoại tệ
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Tiết kiệm bậc thang
Tiết kiệm rút dần

Phát hành theo đợt
+
+
+
+

Tiết kiệm dự thưởng
Trái phiếu
Chứng chỉ tiền gửi
Kỳ phiếu

Sản phẩm chuyển tiền


Trong nước:
+
+
+

Dịch vụ chuyển tiền đi trong nước
Dịch vụ chuyển tiền đến trong nước
Dịch vụ cung ứng séc trắng, bảo chi séc, thanh toán ủy nhiệm chi,

thanh toán séc, thu trong nước.

+


Dịch vụ nhận séc

Quốc tế:
+
+
+

Dịch vụ chuyển tiền đi quốc tế
Dịch vụ chuyển tiền đến quốc tế
Thanh toán séc quốc tế

Sản phẩm phi tín dụng
+

Dịch vụ gửi tin nhắn Ngân hàng qua ĐTDĐ
6


+
+
+

Dịch vụ vấn tin qua Internet
Dịch vụ thanh toan hóa đơn
Dịch vụ gạch nợ cước viễn thông với Viettel


Sản phẩm bảo hiểm
+
+
+
+
+

Mô tô – xe máy
Tai nạn con người
Người vay vốn
Bảo hiểm kết hợp con người
Sản phẩm bảo hiểm kết hợp xe cơ giới

Hiện nay, ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành cung cấp những dịch
vụ ngân hàng bao gồm:
+

Tiếp nhận vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài, đầu tư cho vay
phát triển sản xuất, kinh doanh dự án

+

+

+

Cho vay: ngắn, trung và dài hạn cho các nhu cầu-bổ sung vốn lưu động, thực
hiện dự án đầu tư, tiêu dùng, hợp vốn, hợp tác lao động…
Bão lãnh: thanh toán, vay vốn, dự thầu thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất

lượng sản phẩm, hoàn trả tiền bảo lãnh trước và các loại bão lãnh khác.
Dịch vụ thanh toán quốc tế: thực hiện mở, tu chỉnh, thanh toán, thông báo tín
dụng thư; nhận gửi, thanh toán theo phương thức nhờ thu (DP, DA).
+

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ giao dịch giao ngay, giao dịch có kỳ
hạn

+

Dịch vụ ngân quỹ: chi hộ lương, cất giữ hộ chứng từ có giá, tiền, kim loại và
đếm hộ VND, USD, vàng, thu chi tiền mặt tại nơi khách hàng yêu cầu.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Long Thành
Bảng 1.1: Tình hình thu nhập, chi phí của chi nhánh trong thời gian qua
7


ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2009
Chỉ tiêu

1. Tổng thu nhập

Năm 2010

Tỷ

Số tiền

Tỷ


Số tiền

trọng

Năm 2011

trọng

Tỷ

Số tiền

trọng

130

100

147

100

180

100

- Lãi tiền gửi

35


26,9

20

13,6

40

22,2

- Lãi tiền vay

93

71,6

120

81,6

137

76,1

2

1,5

7


4,8

3

1,7

105

100

108

100

142

100

- Lãi tiền gửi

17

16,2

20

18,5

35


24,7

- Lãi tiền vay

78

74,3

70

64,8

77

54,2

- Lãi khác

10

9,5

18

16,7

30

21,1


3. Lãi

25

- Lãi khác
2. Tổng chi phí

39

38

(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Cơ cấu thu nhập và chi phí của ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể
trong những năm gần đây, cụ thể là tỷ trọng lãi tiền gửi trong tổng thu nhập
hay tổng chi phí ngày càng giảm còn tỷ trọng lãi tiền vay lại có xu hướng ngày
càng tăng. Điều này chứng tỏ sự chuyển hướng kinh doanh của ngân hàng
trong những năm gần đây là đúng đắn. Kết quả kinh doanh của ngân hàng
ngày càng tăng thể hiện qua chỉ tiêu “lãi”. Lãi năm 2010 là 39 tỷ đồng tăng 14
tỷ đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 56%. Sang năm 2011 kết quả đạt ở
mức tương đương. Đạt được những thành tựu trên là do sự đoàn kết nhất trí
của tập thể Ban Lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể và sự nỗ lực
của toàn cán bộ công nhân viên chức Agribank Long Thành.

8


PHẦN II
THỰC TRẠNG THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
HÀNG NN&PTNT LONG THÀNH

2.1. Lý luận chung về chuyển tiền điện tử qua ngân hàng
2.1.1. Khái niệm và vai trò hoạt động chuyển tiền điện tử
2.1.1.1. Khái niệm
Thanh toán là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền giữa các tổ
chức cá nhân. Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản thực hiện dịch vụ
thanh toán giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản.
Thanh toán có thể thực hiện dưới dạng trao đổi vật chất như hàng đổi hàng,
chi trả bằng tiền mặt và cho đến nay người ta có thể sử dụng dịch vụ thanh
toán hoàn toàn phi vật chất đó là thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử được
thực hiện thông qua các ngân hàng, các ngân hàng cung ứng các phương tiện
thanh toán, thực hiện thanh toán trong và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và
các loại dịch vụ khác theo yêu cầu của người thực hiện dịch vụ thanh toán.

9


Thanh toán liên hàng điện tử hay chuyển tiền điện tử (CTĐT) là phương
thức thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng
chương trình phần mềm CTĐT với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ
thống mạng truyền tin nội bộ.
Theo văn bản quy trình nghiệp vụ CTĐT (ban hành theo quyết định số 516
ngày 26/07/2000 của Tổng giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam) thì:
“Chuyển tiền điện tử là quá trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng máy
tính, kể từ khi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn
tất việc thanh toán cho người thụ hưởng (đối với chuyển tiền Có) hoặc thu
tiền từ người nhận lệnh (đối với chuyển tiện Nợ)”.
2.1.1.1. Vai trò của thanh toán chuyển tiền điện tử
Thanh toán giữa các ngân hàng qua CTĐT có vai trò quan trọng trong quá
trình luân chuyển vốn an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
+


Đối với khách hàng

Giúp thực hiện việc thanh toán hộ cho khách hàng một cách chính xác, an
toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Bằng khả năng nghề nghiệp và chuyên môn
cao cũng như được sự trợ giúp của các phương tiện kỷ thuật hiện đại, các ngân
hàng có thể thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Đồng thời có thể cập nhật thường xuyên, liên tục số dư tài khoản, tình hình
thanh toán của các ngân hàng. Ngoài ra, ngoài khả năng nắm bắt tổng hợp các
thông tin kinh tế cũng như am hiểu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngân
hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách làm ăn có hiệu quả nhất.
+

Đối với ngân hàng

10


Thanh toán điện tử thực hiện điều hòa vốn một cách nhanh chóng trong nội
bộ hệ thống giữa các ngân hàng và góp củng cố và phát triển mối quan hệ giữa
các ngân hàng. Bằng việc thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân
hàng có thể huy động một khối lượng vốn lớn với chi phí thấp.
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng còn góp phần củng cố và phát triển
mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau nếu họ thanh toán một cách nhanh
chóng song phẳng.
+

Đối với nền kinh tế

Tăng nhanh tốc độ tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế

quốc dân và phát huy vai trò giám đốc đối với nền kinh tế. Thực hiện tốt
nhiệm vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng góp phần thúc đẩy thanh toán
không dùng tiền mặt phát triển, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, do đó
góp phần giảm chi phí xã hội như: in tiền, vận chuyển, bảo quản, cất giữ…tiền
mặt, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và hạn chế
rủi ro.
Hầu như tất cả các loại hình doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đều có tài
khoản tại ngân hàng nên bằng việc theo dõi tình hình thanh toán giữa các
ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế của khách hàng trong toàn bộ nền kinh tế
ngân hàng có thể đánh giá được nghành nào có khả năng phát triển từ đó tư
vấn được do Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đó, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
Như vậy, có thể thấy thực hiện tốt công việc thanh toán CTĐT không chỉ
có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, với các ngân hàng mà còn mang
lại lợi ích cho cả tổ chức và cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
2.1.2. Tài khoản và chứng từ trong thanh toán CTĐT
11


Chứng từ sử dụng trong CTĐT: chứng từ ghi sổ trong kế toán CTĐT là
lệnh chuyển tiền (bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử), chứng từ gốc
làm cơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện
hành (UNT, UNC, giấy nộp tiền, séc...). Việc chuyển hóa chứng từ điện tử
thành chứng từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ yêu cầu thanh toán và hạch
toán phải đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ để chuyển
hóa và chứng từ đã chuyển hóa đúng mẫu quy định và đảm bảo tính hợp pháp
của chứng từ.
Tài khoản sử dụng trong CTĐT: Trong CTĐT, tùy theo từng hệ thống ngân
hàng để có cách sử dụng tài khoản khác nhau. Hiện nay có 2 cách sử dụng tài
khoản:

Cách 1: Sử dụng tài khoản chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền. Theo
cách này các tài khoản được bố trí:
-

Tài khoản chuyển tiền của đơn vị chuyển tiền

TK 5111- chuyển tiền đi năm nay

TK 5121- chuyển tiền đi năm trước

TK 5112- chuyển tiền đến năm nay

TK 5122- chuyển tiền đến năm
trước

TK 5113- chuyển tiền đến năm nay TK 5123- chuyển tiền đến năm
chờ xử lý
-

trước chờ xử lý

Tài khoản thanh toán chuyển tiền tại TTTT

TK 5131- thanh toán chuyển tiền đi TK 5141- thanh toán chuyển tiền đi
năm nay

năm trước
12



TK 5132- thanh toán chuyển tiền đến TK5142- thanh toán chuyển tiền đến
năm nay

năm trước

TK 5133- thanh toán chuyển tiền đến TK 5143- thanh toán chuyển tiền
năm nay chờ xử lý

đến năm trước chờ xử lý

Cách 2: Sử dụng tài khoản “thanh toán khác giữa các đơn vị hệ thống ngân
hàng”. Theo cách chỉ sử dụng một tài khoản duy nhất là TK 519- Điều chuyển
vốn.
Như vậy, có nhiều cách sử dụng tài khoản trong CTĐT nhưng dù sử dụng
cách nào thì cũng phải đảm bảo các yêu cầu:
+

Đảm bảo hạch toán một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, nhanh chóng mọi
khoản tiền của các đơn vị chuyển tiền và kiểm soát, đối chiếu của TTTT.

+

Kiểm soát, xử lý được nguồn vốn trong thanh toán của các đơn vị CTĐT.

13


2.1.3. Quy trình trong CTĐT

Đối chiếu


+

TTTT

Đối chiếu

NGÂN HÀNG A
(NHPL)

NGÂN HÀNG B
(NHNL)

KHÁCH HÀNG A

KHÁCH HÀNG B

Tại ngân hàng phát lệnh:
Khách hàng có nhu cầu thanh toán chuyển tiền, lập và nộp vào ngân hàng
các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo cơ chế thanh toán của NHNN.
Kế toán viên giao dịch nhận được chứng từ của khách hàng nộp vào kiểm
tra, kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản của
khách hàng hoặc kiểm tra hạn mức tín dụng, khế ước vay tiề. Nếu đủ điều
kiện, KTV nhập chứng từ vào chương trình kế toán giao dịch. Sau đó ghi Số
lệnh thanh toán lên chứng từ gốc, chuyển cho Trưởng phòng kế toán hoặc
người được ủy quyền để tính ký hiệu mật.
Người được ủy quyền căn cứ vào chứng từ gốc do KTV chuyển đến, kiểm
soát tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc theo quy định. Nếu đủ điều kiện
thanh toán, người được ủy quyền vào phần kiểm soát để kiểm tra lệnh thanh
toán trên máy tính. Người được ủy quyền lập lại các yếu tố bắt buộc là: Số

tiền, ngân hàng nhận lệnh. Tùy theo yêu cầu quản lý đảm bảo sự khớp đúng
cao giữa chứng từ gốc với chứng từ trên máy tính, Trưởng phòng kế toán có
thể thiết lập để nhập lại các yếu tố cần thiết khác như: Mã NHB, TK Người
14


phát lệnh, TK Người nhận lệnh. Nếu khớp đúng, chữ ký kiểm soát trên chứng
từ gốc trước khi quyết định chấp nhận ghi khớp hiệu mật trên máy tính để
chuyển đi. Sau đó giao lại chứng từ gốc cho bộ kế toán CTĐT chuyên trách.
Sau khi tính khẩu hiệu mật, chứng từ được tự động hạch toán và chuyển đi,
bút toán hạch toán được tự động gửi về Trung tâm/ Chi nhánh để đối chiếu.
+ Tại ngân hàng nhận lệnh đến:
Bộ phận kế toán bố trí kế toán chuyên trách CTĐT trực để theo dõi lệnh
thanh toán đến. Khi nhận được lệnh thanh toán đến, kế toán CTĐT thông báo
kịp thời cho người được ủy quyền để kiểm tra KHM. Người được ủy quyền
khi nhận được thông báo phải thực hiện việc kiểm tra KHM kịp thời. Người
được ủy quyền kiểm tra KHM theo tùng lệnh thanh toán, kiểm tra thông tin
người nhận lệnh.
+ Tại trung tâm thanh toán:
TTTT mở tài khoản điều chuyển vốn trong kế hoạch cho từng hạc toán và
đối chiếu. Tài khoản của ngân hàng sẽ mang số hiệu của ngân hàng đó. Khi
nhận chuyển tiền từ chi nhánh, tại TTTT chương trình tự động kiểm tra, đối
chiếu và phân loại các chuyển tiền theo tính chất nghiệp vụ thanh toán Nợthanh toán Có, phạm vi thanh toán trong hệ thống- ngoài hệ thống để hạch
toán.
Các chuyển tiền trong hệ thống sau khi kiểm tra, đối chiếu với NHPL được
tự động hạch toán chuyển đi NHNL và chuyển sang vùng chờ đối chiều đối
với NHNL. Các chuyển tiền ngoài hệ thống được chuyển sang vùng riêng để
giải mã, phục hồi chứng từ đưa đi thanh toán bù trừ hoặc chuyển mạng thị
trường song biên với các tổ chức tín dụng khác.
2.1.4. Đối chiếu và quyết toán

2.1.4.1. Đối chiếu
• Đối chiếu cuối ngày
Ngân hàng chấm dứt chuyển tiền vào lúc 15h 30, nếu còn bảng kê đã tính
ký hiệu mật chưa chuyển đi được thì cho các bảng kê tồn đọng. Từ 15h30,
ngân hàng chủ động liên lạc với trung tâm thanh toán viên điện tử sẽ sữa các
TK trong ngày nếu có. Sau đó truyền đối chiếu chi tiết về trung tâm thanh toán
và khi TTTT nhận được đối chiếu của ngân hàng không có gì sai sót và trên
TTTT hết bảng kê đến của Ngân hàng thì TTTT cho phép ngân hàng lưu trữ
cuối ngày.
• Đối chiếu cuối tháng

15


Tại Ngân hàng thường là ngày 01 tháng sau, sau khi ngân hàng đã hoàn tất
việc cân đối thì sẽ chuyển ngay tập tin báo cáo thanh toán CTĐT của tháng đó
về TTTT
+ Báo cáo thanh toán điện tử tháng
+ Sao kê chi tiết tài khoản điều chuyển vốn chờ thanh toán
+ Báo cáo thanh toán thống kê
• Đối chiếu cuối năm
Ngày 31/12 Ngân hàng phải chấm dứt việc chuyển lệnh thanh toán đúng
giờ quy định của TTTT. Sau đó tiến hành đối chiếu thanh toán 31/12 và doanh
số tháng, doanh số năm với TTTT.
2.1.4.2. Quyết toán
• Quyết toán ngày
Chi nhánh được chủ động giờ khóa sổ và chuyển đổi ngày giao dịch nhưng
không cho phép chuyển đổi trước 16h30 hàng ngày.
Tại TTTT, hàng ngày khởi tạo ngày giao dịch mới vào đầu giờ của ngày làm
việc.

Các Lệnh thanh toán TTTT nhận được sau giờ khóa sổ của TTTT sẽ được
hạch toán và đối chiếu vào ngày hoạt động kế tiếp.
• Quyết toán tháng, năm
Hàng ngày các chi nhánh ngừng truyền Lệnh thanh toán vào lúc 16h ngày
cuối tháng, trường hợp đặc biệt cần thay đổi ngày giờ này TTTT sẽ có thông
báo và cập nhật cho các chi nhánh trước 1 ngày.
Chỉ khi nào đối chiếu khớp đúng, chi nhánh mới được TTTT cấp phép để
tiếp tục hoạt động chuyển tiền đi.
Thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử của ngân hàng
2.2.
NN&PTNT chi nhánh Long Thành
2.2.1. Tình hình thanh toán chung
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành đã áp dụng các hình thức
thanh toán thích hợp, đảm bảo kịp thời, an toàn, chính xác, không để gây thất
thoát tài sản của ngân hàng cũng như của khách hàng. Đặc biệt trong khâu
thanh toán đã chú trọng công tác thanh toán điện tử và thanh toán bù trừ. Điều
này có nghĩa rất lớn khi nền kinh tế Việt Nam vẫn còn mang nặng thói quen
16


thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên trong những năm qua với sự nổ lực cố
gắng của toàn ngân hàng, công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã khẳng
định được vị trí của mình.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động thanh toán của Agribank Long Thành năm 20092011
ĐVT: Triệu đồng
Hình thức thanh
toán

Năm 2009

Số món

Số tiền

Năm 2010
Số món

Năm 2011

Số tiền

Số món

Số tiền

Thanh toán bằng
39.682

7.813.204

36.782

7.120.623

32.620

6.697.030

- Tiền mặt


38.154

7.650.693

35.533

6.978.813

32.620

6.697.030

- N.Phiếu

1.528

162.511

1.249

141.810

0

0

156.003

23.722.015


167.083

26.505.772

171.926

29.250.529

- Séc CK

9.102

380.450

8.299

370.775

7.276

422.101

- Séc bảo chi

4.562

203.627

4.761


217.206

4.981

275.209

- U.N.T

9.122

62.893

9.236

60.942

9.431

69.198

- U.N.C

102.261

18.935.121

105.894

19.486.216


100.775

18.017.806

Loại khác

30.956

4.139.924

38.893

6.370.658

49.463

10.466.245

Tổng cộng

195.685

31.535.219

203.865

33.626.395

204.546


35.947.559

tiền mặt

Thanh toán không
dùng tiền mặt

(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hiệu quả công tác thanh toán không ngừng
được nâng cao. Thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng khối lượng thanh toán và không ngừng tăng lên. Trong khi đó thanh toán
dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp trong tổng khối lượng thanh toán và có xu
hướng giảm. Cụ thể:
17


Số lượng thanh toán không dùng tiền mặt năm 2009 là 156.003 món chiếm
79,72% tổng khối lượng thanh toán, năm 2010 là 167.083 món chiếm 81,96%
trong tổng khối lượng thanh toán, tăng 11.880 triệu món với tốc độ tăng 7,1%
so với năm 2009. Năm 2011 khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt là
171.926 món tăng 4.843 món với tốc độ tăng 2,9% so với 2010. Song song với
sự gia tăng của khối lượng thanh toán, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt
cũng không ngừng tăng. Năm 2009 tổng giá trị thanh toán không dùng tiền
mặt là 23.722.015 triệu đồng chiếm 75,22% tổng giá trị thanh toán; năm 2010
tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt là 26.505.772 triệu đồng tăng
thêm 2.783.757 triệu đồng với tốc độ tăng 11,7% so với năm 2009. Năm 2011
tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt là 29.250.529 triệu đồng tăng
thêm 2.774.757 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 10,4%. Như vậy
thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng khống chế trong tổng
khối lượng thanh toán và ngày càng khẳng định vị thế tất yếu số một của mình

góp phần tạo nên một xã hội an toàn trong lưu thông tiền tệ.
Mặt khác, số lượng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng ngày một gia
tăng. Điều đó thể hiện hiệu quả công tác thanh toán tại ngân hàng đã và đang
được cải thiện.
Bảng 2.2: Tình hình mở tài khoản tại ngân hàng trong thời gian qua
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tài khoản cá nhân
- TK CBCNV NH
- TK khách hàng
Tài khoản tiền gửi
Tài khoản tiền vay
Tài khoản khác
Tổng tài khoản

Năm 2009
Số
Số dư
lượng
1.989
98.542
290
4.523
1.699
94.019
2.875
1.568
1.014
7.446


Năm 2010
Năm 2011
Số
Số
Số dư
Số dư
lượng
lượng
2.281 109.726
3.813 201.748
321
5.998
361
22.624
1.960 103.728
3.452 179.124
3.713
6.948
1.798
4.126
1.320
2.507
9.112
17.394

(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 1: Tình hình mở tài khoản tại ngân hàng

18



Số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng ngày càng nhiều. Năm
2009 tổng số các tài khoản tạo ngân hàng tăng thêm 1.666 tài khoản với tốc độ
tăng 22,4%. Năm 2010 tăng thêm 8.282. Tài khoản với tốc độ tăng là 90,9%.
Trong đó, số lượng các tài khoản cá nhân năm 2009 là 1.989, năm 2010 tăng
thêm 292 tài khoản với tốc độ tăng 14,7% và tới năm 2011 thì số tài khoản đã
tăng lên 1.532 với tốc độ tăng 67,2%. Số lượng tài khoản tiền gửi không
ngừng tăng lên từ 2.875 lên 6.948 tài khoản ở năm 2011, chiếm số lượng lớn
nhất trong tổng các tài khoản tại ngân hàng với tốc độ tăng 137%. Tương tự
tài khoản tiền vay tăng từ 1.568 lên đến 4.126 tài khoản với tốc độ tăng
63,1%; số lượng tài khoản khác tăng từ 1.014 lên 2.507 tài khoản với tốc độ
tăng 47,25%. Trong tổng số các tài khoản tại ngân hàng, tài khoản tiền gửi của
khách hàng chiếm số lượng lớn từ 38,6% đến 40,7%. Điều này chứng tỏ hiệu
quả công tác Marketing thu hút khách hàng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu
cầu thanh toán của xã hội.
2.2.2. Hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank Long Thành
Để triển khai nghiệp vụ chuyển tiền điện tử đảm bảo ác yêu cầu kỹ thuật,
ngân hàng đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, toàn diện, thể hiện các mặt
sau:
+

+

+

+

Tổ chức học tập, nghiên cứu các quyết định và các văn bản hướng dẫn liên
quan đến chuyển tiền điện tử như: QĐ số 469/1998/QDDNHNN2 ngày
31/12/1998, QĐ số 56/1998/QĐ- NHNN2 ngày 12/02/1999.

Về cơ sở kỹ thuật: ngân hàng đã tiếp nhận đường truyền mạng diện rộng
WAN, cài đặt thêm máy tính hiện đại, ứng dụng đường truyền Lesaed- Line,
triển khai ứng dụng phần mềm MISAC…
Đối với công tác đào tạo: Ngân hàng đã tổ chức cho cán bộ tiếp cận với
chương trình chuyển tiền điện tử, cung cấp tài liệu, hướng dẫn cho các cán bộ
sử dụng phần mềm chuyển tiền điện tử, quy trình chuyển tiền điện tử, các quy
tắc bảo mật mã khóa và dữ liệu…
Phòng kế toán tài chính đã bố trí một bộ phận cán bộ chuyên trách chuyển tiền
điện tử trực tiếp đảm bảo tính liên tục chuyển tiền đi, đến; thành thạo nghiệp
vụ, quy trình chuyển tiền điện tử, có kinh nghiệm xử lý các sai sót nhầm lẫn
xảy ra đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng kế toán và kết quả
chuyển tiền điện tử.
19


Thanh toán CTĐT đã đem đến cho khách hàng một phương thức thanh
toán hiện đại an toàn, chính xác, hiệu quả, tiết kiệm rất nhiều thời gian và
công sức của các bên có liên quan. Thành công bước đầu đáng ghi nhận trong
công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng là vượt qua tình trạng trì trệ làm gảm
sút lòng tin của khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán kịp thời,
thời gian thanh toán nhanh chóng.
Lượng tiền tồn đọng được thanh toán ngay trong ngày đảm bảo an toàn cao
vì mọi vấn đề được xác định ngay trong ngày, tránh được những rủi ro đến
mức thấp nhất trong thanh toán. Vòng chu chuyển vốn tăng nhanh làm tăng
lượng tiền gửi vào ngân hàng.
Thu nhập từ nghiệp vụ thanh toán CTĐT chiếm 7% tổng doanh thu của
ngân hàng trong đó chi phí trực tiếp cho nghiệp vụ chiếm 2%.
Bảng 2.3: Mức phí chuyển tiền áp dụng đối với khách hàng mở tài khoản
Mức chuyển tiền
Dưới 100 triệu

100 triệu< số tiền<2 tỷ
Số tiền >= 2 tỷ

Mức phí tối đa
Chuyển thường
Chuyển khẩn
60.000đ/món
65.000đ/món
0,06%/món
0,065%/món
1.200.000đ/món
1.300.000đ/món

(Nguồn: Công văn số 37/NHNN- 04/15/2002 của Ngân hàng NN&PT)
Theo quy định này, đối với khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng thì mức
thu phí tối thiểu khi khách hàng có nhu cầu thì trích khoản tiền để chuyển đi
thanh toán tại ngân hàng khác là 60.000đ/món, trong khi đó đối với khách
hàng không có tài khoản tại ngân hàng thì mức phí tối thiểu là 20.000đ/món.
Việc quy định như vậy khiến cho khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng
muốn chuyển một khoản tiền nhỏ lại chịu một mức phí cao quá so với khách
hàng không mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này, khiến cho khách hàng cảm
thấy thiệt thòi nếu mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, không
khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng.
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền
Chuyển tiền điện tử 47.163 6.208.644 61.836 8.520.614 54.849 7.902.768

Chỉ tiêu

20


Tăng
Chênh
giảm
lệch
so với
năm
Tỷ trọng
trước

9.647 1.231.648
25,7

24,7

14.673 2.311.970
31,1

37,2

6.987

617.846

11,3


7,3

(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 2: Giá trị thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng

Năm 2009, số lượng thanh toán điện tử tăng thêm 9.647 món với tốc độ
tăng 25,7% đồng thời giá trị thanh toán điện tử cũng tăng thêm 1.232.648 triệu
đồng với tốc độ tăng 24,7%. Năm 2010 số lượng thanh toán điện tử tiếp tục
tăng thêm 14.673 triệu món với tốc độ tăng là 31,1% so với 2009, giá trị thanh
toán điện tử tăng thêm 2.311.970 triệu đồng với tốc độ tăng 37,2%. Năm 2011
số lượng thanh toán điện tử giảm 6.987 món tương ứng với giảm 88,75 so với
năm 2010, đồng thời giá trị thanh toán điện tử cũng giảm 617.846 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ 92,7% giá trị thanh toán điện tử năm 2010. Như vậy tình
hình thanh toán tiền điện tử năm 2011 của chi nhánh có phần chững lại. Sự
giảm sút này là do các quan hệ kinh tế nội bộ của các tổ chức kinh tế trong địa
bàn huyện tăng lên. Mặt khác số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng
ngày càng nhiều (từ 7.446 tài khoản năm 2009 đến 17.394 tài khoản năm
2011) làm tăng thanh toán nội bộ của ngân hàng. Điều này thể hiện uy tín của
ngân hàng đang được cũng cố và tăng cường vững chắc. Có thể khẳng định
thanh toán CTĐT đã làm tăng tốc độ phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt tại chi nhánh.

Bảng 2.5: Tỷ trọng chuyển tiền điện tử trong thanh toán không dùng tiền mặt
21


ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009
Số món
Số tiền

TTKDTM
156.00
23.722.015
3
CTĐT
47.163
6.208.644
Tỷ trọng (%)
30,23
26,17
Chỉ tiêu

Năm 2010
Số món
Số tiền

Năm 2011
Số món
Số tiền

167.083

26.505.772

61.836
37,01

8.520.614
32,15


171.926 29.250.529
54.849
31,9

7.902.768
27,02

(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 3: So sánh chuyển tiền điện tử với thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán CTĐT luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán không dùng
tiền mặt. Năm 2009 số món CTĐT chiếm 30,23% tổng số món thanh toán
không dùng tiền mặt, giá trị CTĐT chiếm 26,17% tổng giá trị thanh toán
không dùng tiền mặt. Năm 2010, số món CTĐT chiếm 37,01% tổng số món
thanh toán không dùng tiền mặt, giá trị CTĐT chiếm 32,15% tổng giá trị thanh
toán không dùng tiền mặt. Năm 2011, số món CTĐT chiếm 31,9% tổng số
món thanh toán không dùng tiền mặt, giá trị CTĐT chiếm 27,02% tổng giá trị
thanh toán không dùng tiền mặt. Trong 17.080 triệu món thanh toán không
dùng tiền mặt tăng năm 2009 so với năm 2010 thì có 14.673 triệu món là mức
tăng của thanh toán CTĐT chiếm 85,9% mức tăng của thanh toán không dùng
tiền mặt. Tương tự, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2011 tăng so
với năm 2010 là 2.783.757 triệu đồng thì trong đó có 2.311.970 triệu đồng là
mức tăng của thanh toán CTĐT chiếm 83,03% mức tăng của thanh toán không
dùng tiền mặt. Năm 2011 số món thanh toán không dùng tiền mặt tăng (4.843
triệu món) và số tiền thanh toán không dùng tiền mặt tăng
(2.772.757 triệu món), thanh toán CTĐT giảm (-8.987 triệu món và -617.846
triệu đồng), nhưng như trên đã phân tích không làm giảm sút tốc độ thanh toán
không dùng tiền mặt của ngân hàng. Như vậy trong thời gian qua, với sự nổ
lực cố gắng không ngừng, Agribank Long Thành đã làm rất tốt công tác thanh
toán CTĐT góp phần chính yếu trong công cuộc phát triển các hình thức thanh

toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.

22


Bảng 2.6: Kết cấu các công cụ thanh toán trong CTĐT
Năm 2009
Thanh toán tiền
điện tử
Séc chuyển khoản

Năm 2010

Tỷ trọng
Số món
(%)

Số món

Năm 2011

Tỷ trọng
(%)

Số món

Tỷ
trọng
(%)


3.012

6,39

3.959

6,4

3.062

5,58

69

0,15

77

0,11

36

0,07

U. N. T

3.011

6,38


3.570

5,77

3.818

6,96

U. N. C

35.881

76,1

46.690

75,5

40.267

73,4

5.190

11

7.540

8,39


7.666

13,98

47.163

100

61.836

100

54.849

100

Séc bảo chi
Séc chuyển tiền

Thư tín dụng
Loại khác
Cộng

(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy hình thức thanh toán ủy nhiệm
chi luôn được khách hàng ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong thanh
toán nói chung và thanh toán CTĐT nói riêng. Năm 2009, trong 47.163
triệu món CTĐT thì có 76,1% là sử dụng ủy nhiệm chi và 92,8% tổng giá
trị CTĐT là sử dụng ủy nhiệm chi. Năm 2010 thanh toán qua ủy nhiệm chi
chiếm 75,5% số món thanh toán CTĐT và chiếm 92,4% số tiền CTĐT.

Năm 2011 ủy nhiệm chi chiếm 73,4% số món CTĐT và chiếm 92,5% giá trị
CTĐT. Trong khi đó, séc chuyển tiền hầu như không được sử dụng trong
tương lai nó sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi các hình thức thanh toán hiện đại
khác.
2.2.3. Những tồn tại cần khắc phục trong thanh toán chuyển tiền điện
tử tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Long Thành
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh toán chuyển tiền điện
tử của Agribank Long Thành vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để hoàn
thiện hơn nữa nghiệp vụ thanh toán CTĐT. Cụ thể như:


Hạn chế trong chương trình phần mềm MISAC đang sử dụng tại ngân hàng là
các chứng từ tra sót đi đến chậm, không linh hoạt, cập nhật chương trình
23












chậm, khi vấn tin số tiền hiện lên không trung thực, báo tồn báo lỗi đôi khi
không nhìn được hoặc xóa hẳn một bút toán… tất cả hạn chế của MISAC hy
vọng sẽ được khắc phục trong thời gian tới.
Theo yêu cầu của NHNN, bộ phận thanh toán bù trừ của Agribank Long

Thành đã trang bị máy in LASER tốc độ nhanh. Tuy nhiên con số này là rất ít.
Hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Long Thành nói riêng vẫn sử
dụng chủ yêu máy in kim tốc độ in rất chậm, tiếng ồn lớn ảnh hưởng lớn đến
không khí làm việc của cán bộ công nhân viên đặc biệt là bộ phận thanh toán
điện tử.
Chất lượng đường truyền tin kém, tình trạng tắc nghẽn rất hay xảy ra gây
chậm trể trong thanh toán không thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Cần có biện
pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.
Cán bộ ngân hàng chưa được đào tạo toàn diện chuyên về nghiệp vụ hoặc
chuyên về tin học. Vì thế, thanh toán viên điện tử khi có trục trặc kỹ thuật là
phải ngừng thực hiện thanh toán và chờ cán bộ tin học đến xử lý. Hơn nữa,
các thanh toán viên trẻ chưa có kinh nghiệm nên việc xử lý chứng từ còn
chậm, nhiều nghiệp vụ phải hỏi cách giải quyết của cấp trên.
Biểu phí (phí tối thiểu là 20.000đ và tối đa là 1.000.000đ) áp dụng trong thanh
toán CTĐT chưa hợp lý, chưa mang tính thuyết phục đối với khách hàng và
mang tính cạnh tranh trên thị trường.
Thời gian giao dịch CTĐT quá ngắn không thuận lợi cho khách hàng.
2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên.
Nền kinh tế Việt Nam chưa được phát triển, thu nhập của dân cư còn thấp,
thói quen sử dụng tiền mặt của mỗi người dân còn phổ biến.
Công nghệ của ngân hàng đã có bước phát triển nhưng chưa đáp ứng được
nhu cầu. Phần mềm kế toán CTĐT đã được NHNN nghiên cứu đưa vào ứng
dụng nhưng không thống nhất trong các NHTM. Mỗi hệ thống ngân hàng đều
có quy trình thanh toán riêng, do đó thah toán CTĐT không phát huy hiệu quả
trong ngành ngay từ đầu. Các hệ thống ngân hàng có sự độc lập quá lớn,
không có sự chia sẽ thông tin khiến lãng phí chi phí toàn ngành.
Mặt bằng chung của nền kinh tế về công nghệ- kỹ thuật còn thấp chưa
đồng bộ.
Vốn đầu tư cơ sở vật chất của ngân hàng còn hạn chế. Điều này đã hạn chế
rất lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng nói chung và thanh toán CTĐT

nói riêng.
24


Với những vướng mắc và tồn tại trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả từ
phía môi trường khách quan, cơ chế, chính sách của Nhà Nước và quy định
của NHNN đến sự vận động của hệ thống thanh toán CTĐT. Vì vậy cần phải
được sữa chữa một cách thống nhất và đồng bộ ở mọi khâu mọi cấp nhằm
mục đích đảm bảo nguồn vốn lưu thông trong nền kinh tế thị trường, thnah
toán chính xác kịp thời và có hiệu quả an toàn trong quá trình lưu thông của
đồng tiền đáp ứng nhu cầu và tiền năng của chúng.

KẾT LUẬN
Trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới, công nghệ thông tin đang là ngành mũi nhọn làm thay đổi sâu sắc
mọi lĩnh vực kinh tế xã hội toàn cầu. Hệ thống thanh toán CTĐT ra đời góp
phần quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành
Ngân hàng nói riêng.
Là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, ngân hàng
NN&PTNT chi nhánh Long Thành đã nhanh chóng bắt kịp những tiến bộ
khoa học công nghệ để tiến hành triển khai hiện đại hóa công tác thanh toán
bằng hình thức CTĐT và giành được nhiều thành công đáng kể.

25


×