Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận: Ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh thái môi trường Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.07 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
ĐẾN HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG

STT
GVHD: HOÀNG HỒNG GIANG

1

Sinh viên thực hiện:

2

Lớp:

3

HỌ TÊN

MÃ SV

4
Phần mở đầu:
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của
Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự
phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng
thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh
lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.


Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triễn vũ bão của các ngành khoa
học, lĩnh vực hóa học và kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã có sự thay
1


đổi rất mạnh mẽ: Sự hiểu biết sâu hơn về phương thức tác động của thuốc BVTV đã
cho phép phát hiện ra nhiều hoạt chất mới có phương thức tác động khác trước , được
sử dụng một cách hiệu quả và an toàn trong ngành sản xuất nông nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị
hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn cách là phải thâm canh để
tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể
tránh được là gây nên nhưng vấn đề nghiêm trọng cho môi trường (mất cân bằng sinh
thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng …) và đời sống sinh hoạt của
con người. Nhằm giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải tiến hành các biện
pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học là quan trọng. Cùng với phân bón hóa
học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho loài
người. Chính vì nhu cầu đó mà lượng thuốc hóa học dùng cho việc bảo vệ thực vật
ngày càng tăng cao.
Chương 1: Tổng quan về hệ sinh thái
1.1 Hệ sinh thái môi trường đất
Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp
xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái
đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất
được xem như là môi trường thành phần của hệ bao quanh nó gồm: nước, không khí,
khí hậu…Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các
loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt...
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự
phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:




Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng

của đất.
− Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
− Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
− Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
− Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi
1.1.1 Thành phần vô sinh:
2


Thành phần này gồm khoảng 50% là khoáng chất, phần nữa còn lại là không khí
và nước và một ít chất hữu cơ từ xác bã các động thực vật có trong đất. Chất khoáng
trong đất có được từ sự phân hủy đá mẹ và các nguồn khác đến từ sông hồ, dòng chảy
đại dương, các cơn gió bão…
1.1.2 Thành phần hữu sinh:
a. Vi sinh vật trong môi trường đất
Trong các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất, vi khuẩn chiếm nhiều nhất về
số lượng. Thường trong các loại đất vi khuẩn chiếm tỷ lệ trung bình từ 80-90% tổng
số vi sinh vật.Trong các loại vi khuẩn háo khí, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn tự dưỡng, vi
khuẩn dị dưỡng…xạ khuẩn và vi nấm chiếm 8-10%. Còn lại là các nhóm tảo đơn bào
và nguyên sinh động vật. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo loại đất, tầng đất chế độ canh tác,
thời vụ khu vực địa lý…
Quần thể vi sinh vật thường phân bố ở tầng 0 – 20cm. Tầng đất này là nơi có điều
kiện môi trường thích hợp nhất cho vi sinh vật phát triển như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh
sáng, độ thông thoáng.
Các vi sinh vật đất có vai trò quan trọng trong các quá trình sau:
Phân hủy chất hữu cơ: chúng phân hủy và tiêu hóa các tàn dư thực vật và các

chất hữu cơ khác qua hoạt động hóa học với sự trợ giúp của các enzym. Nhóm này
tham gia mạnh mẽ vào các quá trình chuyển hóa vật chất trong đất, góp phần khép
kín các vòng tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên (chu trình nitơ, cacbon, photpho,
lưu huỳnh).
Kháng hóa các chất hữu cơ: qua quá trình này các chất dinh dưỡng nằm trong
cấu trúc sinh hóa của các chất hữu cơ bị phân giải và chuyển sang dạng hữu dụng mà
cây trồng có thể hấp thụ được. Thí dụ chát hữu cơ chứa N ( protein, axit amin) thông
qua các quá trình amôm hóa, quá trình nitrat hóa.
• Chất hữu cơ ------------>NH4+ ---------------> NO2- -------------- > NO3(Protein bị phân giản thành các amino axít) (dạng cây hút)


Quá trình phản nitrat hóa: NO3- ---> NO2- ----> NO -----> N2
Cố định đạm (tiến trình chuyển hóa nitrogen trong khí quyển thành dạng cây có

thể hấp thụ): vi khuẩn cố định đạm Rhizobium là một thí dụ, chúng sống trong nốt sần
3


rễ cây họ đậu, có khả năng hút và chuyển hóa nitơ tự nhiên trong không khí thành N
cung cấp cho cây, sau khi cây chết và bị phân giải, sẽ cung cấp và làm gia tăng hàm
lượng nitơ trong đất. Vi khuẩn nốt sần trong cây họ đậu có thể cố định được từ 55 –
144 kg N/ha/vụ.
Yểm trợ cho sự hữu dụng và hấp thụ của chất phospho(lân) và các dưỡng chất
khác (N, Zn).Một loại nấm tên là Mycorrhiza có thể xâm nhập vào mô vỏ của rễ cây, sử
dụng các loại thức ăn do rễ tạo ra, nhưng đồng thời cũng tạo ra một dạng lưới sợi
nấm kết dính với keo đất bao quanh rễ, các nguyên tố dinh dưỡng như Photpho bám
lên màng này ở dạng hữu dụng và rễ cây có thể hấp thụ dễ dàng. Ngoài ra có sự hiện
diện của một số vi sinh vật gây hại như các tác nhân gây bệnh truyền lan qua đất.
b. Thực vật
Thực vật sống trong lòng đất như: rễ cây, thực vật không diệp lục, thực vật đơn

bào. Thực vật trên mặt đất gồm nhiều loài, họ, bộ tạo nên quần xã thực vật, mỗi dạng
môi trường đất đặc trưng cho một hệ sinh thái nhất định.
c. Động vật
Động vật và trên lòng đất như: giun, chuột, mối, kiến, sâu bọ, côn trùng để trứng
trong lòng đất. Mỗi loại đất cũng có hệ động vật nhất định như:cá sặc rằng ở vùng đất
phèn… Các thành phần này liên kết thành chuỗi thực phẩm và năng lượng tồn tại
trong môi trường đất.
1.1.3

Khả năng tự làm sạch của môi trường đất.
Sản xuất đất đai và các hoạt động khác của con người, sẽ thải ra nhiều chất ô
nhiễm. Những chất ô nhiễm đi xuống và tích tụ đến một mức nhất định, sẽ gây cho đất
đai bị ô nhiễm.
Mỗi hệ thống sinh thái đều có khả năng tự làm sạch ở một mức độ nhất định
những chất ô nhiễm, hệ thống sinh thái thổ nhưỡng cũng không nằm ngoài quy luật
đó.
Vi sinh vật ở trong đất đai không những có thể hấp thụ và phân giải thành oxy
hoá những chất hữu cơ phức tạp, mà còn có thể hấp thu và sử dụng chất vô cơ. Do đó,
đất đai là chủ lực quân để làm sạch môi trường. Lúc kim loại nặng làm ô nhiễm; các
chất mục nát, chất mùn trong đất và các hạt hấp thu chúng, làm giảm chất độc tính
4


của các kim loại nặng. Sau đó, rễ cây hấp thu những chất kim loại nặng đã phân huỷ
này để cấu tạo tế bào cây, do đó đã làm giảm ô nhiễm kim loại nặng trong đất. Đồng
thời, trong đất cũng có những thành phần hoá học như axit, kiềm, muối v.v… sẽ xảy ra
phản ứng hoá học đối với chất ô nhiễm mà tạo ra các chất khác. Do đó đã làm giảm
nhẹ môi trường. Tất nhiên, sự làm giảm sạch ô nhiễm của đất chỉ có mức độ nhất
định. Khi lượng ô nhiểm ngấm vào đất quá lớn vượt mức hấp thu của đất, thì các chất
ô nhiễm sẽ giữ nguyên… chất hoá học vốn của nó. Và tính chất của đất sẽ xảy ra sự

thay đổi lớn. Thậm chí còn làm cho tuổi thọ hoạt động của các vi sinh vật bị phá hoạt
và hạn chế.
1.2
1.2.1

Hệ sinh thái môi trường nước.
Thành phần, cấu trúc của môi trường nước.
Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với
các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực,liên kết hiđrô và tính bất
thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành
khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ
0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm
nước uống.

1.2.2

Động vật, thực vật trong môi trường nước.
Nước cũng là môi trường thiên nhiên trong đó vi sinh vật có thê phát triển, bởi vì
vi sinh vật chì sinh sản trong điều kiện ẩm ướt. Vi sinh vật trong nước có thể từ đất mà
ra hoặc từ không khí theo bụi chìm xuông nước. Nguồn nước sông, ao, hồ, giếng có thể
ô nhiễm vì vi sinh vật từ phân, nước tiếu, xác súc vật chết, chất thải… là những nguồn
chứa vi sinh vật rất nguy hiểm, nhất là nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh có
khả năng lây lan như vi khuàn Salmonella, Shigeỉla, Vibrio cholerae…Thời gian tồn tại
của vi sinh vật trong nưốc chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy vậy có một sô tác giả cho
rằng có một sô vi sinh vật có thê sống trong nước hàng tháng. Trong thiên nhiên, nưốc
cũng có nhiều yếu tố’ tiêu diệt dần dần và cùng có khả nàng tự thanh khiết do ánh
sáng mặt tròi và sự cạnh tranh sinh tồn của các vi sinh vật trong nước, ánh sáng mặt
trời có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật bề mặt. Kháng sinh của một số thực vật
(kháng sinh của bèo) có thể ức chê sự phát triển của vi sinh vật. Nguồn nước thưồng bị
ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh đường ruột do ô nhiễm phân. Nếu một nguồn nước bị

5


ô nhiễm phân thì thường thấy xuất hiện E. coỉi và vi khuẩn này thường được dùng
trong việc đánh giá sự ô nhiễm của nưốc. Ngoài ra trong một nguồn nước có mặt vi
khuẩn perfringens chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân từ trước.
1.2.3 Khả năng tự làm sạch của môi trường nước.

Khi sự ô nhiễm diễn ra bởi quá nhiều chất hữu cơ thì sẽ thấy rõ và phân biệt
được các vùng ô nhiễm và vùng phục hồi. Mỗi vùng được đặc trưng bởi các điều kiện
hoá lý, sinh mà có thể quan sát kiểm tra đánh giá được. Các vùng đó là:
Vùng phân huỷ: Được hình thành ngay sau nguồn nước thải và được biểu hiện
bởi độ đục và màu đen của nước. ở đây sẽ diễn ra sự phân huỷ kỵ khí; sự tiêu thụ oxy
tăng nhanh, xuất hiện CO2 và NH4. Các dạng sinh vật bậc cao, đặc biệt là cá sẽ bị chết
hoặc là chúng phải rời đi nơi khác. Nấm có thể hình thành và xuất hiện thành khối
màu nâu trắng hoặc màu xám như những chiếc đũa nhỏ và chìm xuống; vi khuẩn xuất
hiện ít hơn nấm. Trong cặn lắng có một loài ấu trùng roi; loài này nuốt cặn và thải cặn
ra ở dạng ổn định và lại được các sinh vật khác sử dụng.
Vùng phân huỷ mạnh: Vùng này thấy rất rõ khi nước bị ô nhiễm nặng và đặc
trưng bởi sự vắng mặt ôxy hoà tan, diễn ra sự phân huỷ kỵ khí. Do kết quả của sự phân
huỷ cặn, các bọt khí và bùn cặn có thể xuất hiện trên mặt nước tạo thành váng màu
đen. Nước sẽ có màu xám đen và có mùi hôi thối của các hợp chất chứa lưu huỳnh. Các
vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí, nấm hầu như đã biến mất; các loài động vật bậc
cao cũng rất ít, chỉ có một ít loài ấu trùng, côn trùng…
Vùng phục hồi: ở vùng này nhiều chất hữu cơ đã lắng đọng xuống ở dạng cặn.
Cặn bị phân huỷ kỵ khí dưới đáy hoặc trong dòng nước chuyển động. Vì nhu cầu tiêu
thụ oxy của nước nhỏ hơn tốc độ làm thoáng bề mặt nên tình trạng được cải thiện,
nước được trong hơn. Lượng CO2, NH4 giảm và ôxy hoà tan, NO2-, NO3- tăng lên. Vi
khuẩn có xu hướng giảm về số lượng vì việc cung cấp thức ăn bị giảm, chúng chủ yếu
là loài hiếu khí. Nấm xanh, tảo xuất hiện đã sử dụng các hợp chất chứa nitrơ và CO2

rồi giải phóng ôxy giúp cho việc làm thoáng và hoà tan ôxy mạnh mẽ hơn. Tiếp theo,
nhu cầu tiêu thụ ôxy giảm; các loài khuê tảo cũng ít hơn; xuất hiện các loài nguyên
sinh động vật, nhuyễn thể, các thực vật nước; quần thể cá cũng ổn định dần và tìm
thức ăn trong vùng này.
6


Vùng nước trong: ở đây dòng chảy đã trở lại trạng thái tự nhiên và có các loài
phù du thông thường của nước sạch. Do ảnh hưởng của độ phì dưỡng do ô nhiễm
trước đây cho nên các loài phù du sẽ xuất hiện với số lượng lớn. Nước trở lại trạng
thái cân bằng ôxy - lượng ôxy hoà tan lớn hơn lượng ôxy tiêu thụ - trạng thái ban đầu
của nước đã được phục hồi hoàn toàn.
Trong quá trình phục hồi, coliforms và các sinh vật gây bệnh cũng đã giảm về số
lượng vì môi trường không thuận lợi cho chúng và xuất hiện những sinh vật chủ đạo.
Tuy nhiên một số loài gây bệnh còn tồn tại trong vùng nước trong, do đó có thể nước
vẫn còn bị ô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh và không thể dùng cho ăn uống, sinh hoạt
nếu không được sử lý. Khả năng tự làm sạch của nước sẽ diễn ra không đạt kết quả khi
trong nước thải có chứa các chất độc hại đối với sự sống của các sinh vật; quá trình tự
làm sạch của nước chỉ diễn ra khi các chất độc hại trong nước bị tiêu tan hoặc pha
loãng hay lý do nào khác. Vì vậy cần phải giám sát chặt chẽ hàm lượng các chất độc
hại trong nước thải.
1.3. Hệ sinh thái môi trường khí.
1.3.1 Thành phần, cấu trúc của môi trường khí.
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ
lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%),
với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi
nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách
hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt
độ giữa ngày và đêm.
1.3.2 Vi sinh vật trong môi trường không khí.

Không khí là môi trường gần như không có chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát
triển, thêm vào đó lại có ánh sáng mặt tròi càng làm cho vi sinh vật ít có khả nàng
nhân lên và tồn tại lâu trong không khí. Trong không khí ngoài bụi ra còn có vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng… các thành phần này liên quan mật thiết với nhau. Bụi càng nhiều
thì số lượng và chủng loại vi sinh vật càng phong phú. Tuv có nhiều chủng loại nhưng
sô’ vi sinh vật sóng sót rất ít chỉ có vi khuân có nha bào vi khuẩn có sinh sắc tổ nấm…
có thể tồn tại một thời gian.
7


Số lượng vi sinh vật có trong không khí tũỳ thuộc vào vấn để môi sinh ồ từng khu
vực: không khí ở thành thị có nhiều vi sinh vật hơn nông thôn, không khí ở bệnh viện
có nhiều vi sinh vật gây bệnh hơn ở các nơi khác. Một số vi sinh vật gây bệnh đưòng hô
hấp như: vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan máu nhóm A, tụ cầu vàng,
virus cúm, virus sỏi… từ bệnh nhân, từ người bệnh không triệu chứng bài tiết ra không
khí và làm lây lan từ người này sang người khác chủ yếu là hình thức gián tiếp.
1.3.3. Khả năng làm sạch của môi trường không khí.
Cây trồng trong nhà là cách tuyệt vời để làm đẹp căn phòng của bạn với lá, hình
dạng, màu sắc của cây. Hơn thế nữa, cây xanh giúp cải thiện chất lượng không khí
trong nhà bằng cách loại bỏ một danh sách dài các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs
độc hại (benzen, xylem, hexan, heptan, octan, decan, triclo êtylen (TCE) và mêtylen
clorua).
Nghiên cứu của NASA đã cung cấp 10 loại cây trồng trong nhà giúp loại bỏ các
chất ô nhiễm trong nhà như VOC benzene, formaldehyde và trichloroethylene từ
không khí. Benzene được tìm thấy trong sơn, sợi và các loại nhựa tổng hợp,
formaldehyde có trong các vật liệu cách nhiệt, gỗ dán, và sơn, vecni là nguồn chứa
chất trichloroethylene.
Chương 2: Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
2.1 Khái niệm
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh

học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,…), những chất có
nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại
sự phá hại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại
chính gồm: sâu hại, bệnh hại, côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm,
vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…).
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi
là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn
trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại,…) có một tên chung là
những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch
hại.
8


2.2 Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tùy theo công dụng của chúng:
Thuốc trừ sâu.
Thuốc xông hơi diệt sâu bệnh hại nông sản trong kho.
Thuốc trừ bệnh.
Thuốc trừ cỏ.
Thuốc trừ nhện hại cây.
Thuốc trừ thân cây mục.
Thuốc trừ động vật hoang dã.
Thuốc trừ tuyến trùng.
Thuốc trừ cá hại mùa màng.
Thuốc làm rụng lá cây.
Thuốc trừ ốc sên.
Thuốc trừ chim hại mùa màng
Thuốc làm khô cây.
Thuốc diệt chuột.
Thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây.

2.3 Thành phần cấu tạo chủ yếu của thuốc BVTV – Mức độ độc hại của thuốc
















Tùy theo từng loại thuốc BVTV mà cấu tạo thành phần khác nhau từ đó nó dẫn
đến những đặc trưng về tính chất hóa học, mức độ độc hại của riêng từng loại thuốc,
ví dụ như:


Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ: trong công thức hóa học của thuốc trừ sâu có chứa
nguyên tố Cl và C, H, O…Thuốc này thường gây độ mãn tính, thuốc lưu tồn lâu
trong môi trường, gây tích lũy sinh học mạnh và dễ dàng gây hiện tượng ung



thư.
Thuốc trừ sâu Lân hữu cơ: là dẫn xuất axit phosphoric, trong công thức hóa học

có chứa photpho và C, H, O…nó có tác động thần kinh, gây hiện tượng ngộ độc



cấp tính rất mạnh, dễ dàng gây tử vong khi nhiễm thuốc với một liều rất nhỏ.
Thuốc trừ sâu Carbamat: là dẫn xuất từ axit Carbamat trong công thức có chứ a
N,C, H, O nó có tác động thần kinh và ngộ độc cấp tính.
Trong nhưng phân tử chất độc có những chất sinh độc khác nhau quyết định đến

độ độc của thuốc đó. Các gốcc sinh độc chỉ có thể là một loại nguyên tử hay là một
nguyên tố ( như Hg, Cu.. Trong các trường hợp chứa thủy ngân và đồng) hoặc cũng có
thể là một nhóm nguyên tố (như gốc -CN trong các hợp chất xianamit hay gốc
P=O(S)trong hợp chất phân Lân hữu cơ) biểu hiện đặc trưng của tính độc thuốc đó.
9


Một hợp chất có chứa hoạt tính sinh học mạnh, thường là hoạt chất có độ độc
cao. Các chất độc có nối đôi hay nối ba, các phân tử dễ gãy hay phản ứng sẽ dễ tăng độ
độc của thuốc.
Sự thay thế nhóm này bằng nhóm khác, hay sự thêm bớt đi nhóm này hoặc nhóm
khác có phân tử sẽ làm thay đổi độ độc và tính độc của hợp chất rất nhiều.
Ví dụ: Ethyt parathion và meethyt parathion hoàn toàn giống nhau về công thức
cấu tạo nhưng ở Ethyt parathion có 2 gốc etoxy C2H5OH còn ở meethyt parathion có 2
gốc Metoxy CH3O.

Fennitrothion và Methy parathion có công thức giống nhau nhưng ơ
Fennitrothion có thêm gốc CH3 ở vòng Nitrophenyl.

Sự khác biệt nhau ít như vậy nhưng chúng khác nhau rất lớn về phương thức và
khả năng tác động đến côn trùng và độ độc của thuốc đối với sinh vật.

Loại thuốc DDT và Dicofol có công thức hóa học rất giống nhau nhưng chỉ khác H
có trong DDT được thay bằng OH trong Dicofol, nhưng DDT có tác dụng trừ sâu còn
Dicofol lại có tác dụng trừ nhện hại cây trồng.

10


2.4 Các dạng thuốc BVTV

ND: Nhũ dầu, EC: Emulsiflable Concentrate.
DD: Dung dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột thấm nước, BHN: Bột hòa nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hat, G: granule, GR: anule.
P: Pelleted (dạng viên).
BR: Bột rắc, D: Dust.
2.5 Phân loại

Dựa vào đối tượng phòng chống
11




Thuốc trừ sâu (Insecticide) gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng diệt,
hay xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môt trường.
Trong thuốc sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng,




người ta còn chia ra: thuốc trừ trứng ( Ovicide ) , thuốc trừ sâu non (Larvicide).
Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ và hữu cơ),
sinh học (vi sinh vật và sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật) có tác dụng
ngăn hay diệt các loại sâu bệnh cho cho cây trồng, bằng cách phun lên bề mặt cây




hoặc xử lý giống xử lý đất.
Thuốc trừ bệnh bao gồm: thuốc trừ nấm và trừ vi khuẩn.
Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ hữu cơ hoặc nguồn gốc sinh học có
hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để dùng



diệt chuột ở ruộng, trong nhà, kho hàng và các loại gặm nhấm.
Thuốc trừ nhện: là hợp chất được dùng chủ yếu đến trừ nhện gây hại câu trồng



và các loại thực vật, đặc biệt là nhện đỏ.
Thuốc trừ tuyến trùng: các chất xông hơi nội hấp được dùng để xử lý đất trước



tiên trừ tuyến trùng rễ cây,trong đât, giống, và cả cây.
Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loại thực vật cản trở sự sinh trưởng




cây trồng.
Dựa vào con đường xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến dịch hại: Tiếp




xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.
Dựa vào nguồn gốc hóa học:
Nguồn gốc thảo mộc: Làm từ cây hay cỏ, hay các sản phẩm chiết suất từ cây cỏ



có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Nguồn gốc sinh học: Gồm các loaig sinh vật (các loài ký sinh thiên địch). Các sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh...) có khả năng tiêu diệt



dịch hại.
Nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung dịch Boocđô, lưu huỳnh,



lưu huỳnh vôi...) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc hữ cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tiêu

diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbarnat...).
2.6 Tình hình sử dụng
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã lên tới

1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại
hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600 loại.

12


Hầu hết thuốc BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như
trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn
thì những năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn,
tăng gấp hơn 10 lần. Các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn
cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu.
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành
phẩm hàng năm với trị giá từ 210 - 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập
khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, tình trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn
lan trên thị trường cũng là một vấn đề “nhức nhối” trong vấn đề quản lý và sử dụng
thuốc BVTV.
Theo kết quả điều tra, thống kê về các điểm tồn lưu hóa chất BVTV từ năm 2007
đến năm 2009 đã phát hiện 1.153 khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn 35
tỉnh, thành phố. Trong số này, có khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do
hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 17 tỉnh, thành phố và 289 kho hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố. Trong đó, 189 khu vực bị ô nhiễm đặc
biệt nghiêm trọng và ô nhiễm nghiêm trọng, 87 khu vực bị ô nhiễm và 588 khu vực đất
có ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu nhưng vẫn chưa đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm.
Kết quả điều tra mới đây nhất của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã
phát hiện thêm 409 khu vực bị ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu. Hầu hết
nằm ở địa bàn các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Một nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp Việt Nam cho thấy lượng
thuốc BVTV còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì. Trong
khi đó, người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc BVTV còn tồn lại trên
vỏ bao bì. Có tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì

ngay tại nơi pha thuốc.
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại
Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí.
Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả thanh, kiểm tra tình hình sử
dụng thuốc BVTV trong thời gian gần đây đối với 13.912 hộ nông dân sử dụng thuốc
BVTV, thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định
13


như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV
không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi
quy định… Các vi phạm chủ yếu là người nông dân không có phương tiện bảo hộ lao
động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì vứt bừa bãi không
đúng nơi quy định…
Đối với các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, qua tra kiểm tra tại 12.347 cơ sở, cơ
quan chức năng cũng phát hiện 1.704 cơ sở vi phạm quy định, chiếm 13,8%. Các hành
vi vi phạm chủ yếu là không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy phép kinh doanh,
buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục, kém chất lượng, hết hạn sử dụng…
Hiện đại đa số nông dân vẫn dựa vào thuốc BVTV hóa học là chính, tỷ lệ sử dụng
thuốc sinh học đạt rất thấp. Trong khi đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an
toàn, hiệu quả trong BVTV chậm được nhân rộng... nên việc mất an toàn khi sử dụng
thuốc BVTV vẫn tồn tại từ rất lâu cho đến nay.
Thực tế, hiện nay dịch vụ về hoạt động BVTV đã phát triển khá mạnh ở nhiều địa
phương, song hiệu quả vẫn còn hạn chế. Theo điều tra năm 2014 của Cục BVTV (Bộ
NN&PTNT), cả nước có khoảng trên 600 tổ dịch vụ BVTV, nhưng chủ yếu chỉ thực hiện
việc... phun thuốc (chiếm trên 60%), còn dịch vụ trọn gói từ điều tra sâu bệnh, cung
ứng, phun thuốc thuê còn rất thấp (chỉ đạt 2,6%).
Với lượng thuốc BVTV sử dụng rất lớn, ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV
tồn lưu gây ra tại Việt Nam đang trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.
Chương III. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh thái.

Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu
bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại
chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh,
cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ
thực vật cũng có rất nhiều tác hại, đó là:
3.1 Tác hại đối với con người.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một
lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả.
Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết,
14


hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn
chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc
trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường
hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.
Ước tính mỗi năm, thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân gây ra 10 triệu tai nạn
ngộ độc, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Những người nông dân có nguy cơ nhiễm đặc biệt cao do chính các loại thuốc trừ
sâu họ sử dụng và phần lớn trong số họ thiếu hiểu biết về những nguy cơ có thể xảy ra.
Những biện pháp bảo hộ thường không được sử dụng và hậu quả nhiễm độc thuốc xảy
ra thường xuyên.
Những biểu hiện của việc nhiễm độc thuốc như: tê dại cảm giác kim châm, thiếu
khả năng phối hợp hoạt động, đau đầu, chóng mặt, rùng mình, cảm giác buồn nôn, đau
bụng, đổ mồ hôi mờ mắt, khó thở, suy hô hấp hay giảm nhịp đập của tim.
Nếu với liều lượng cao có thể gây bất tính, co giật hoặc tử vong. Trong thời gian
dài: suy giảm trí nhớ và sự tập trung, sự trầm cảm, mất phương hướng, đau đầu khó
khăn trong giao tiếp, mọng du, mất ngủ.
Cũng có thể gây ra các bệnh về hô hấp, da, ung thư, khuyết tật thai nhi, rối loạn
về sinh sản và thần kinh.

Ảnh hưởng khi tiếp xúc với liều lượng cao có thể gây bất tỉnh co giật hoặc tử
vong.
3.2 Tác hại đối với môi trường nước.
Theo chu trình tuần hoàn của hóa chất, thuốc tồn tại trong môi trường đất sẽ rò
rỉ ra sông ngòi theo mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn khiến đất bị
nhiễm thuốc trừ sâu. Mặt khác, khi sử dụng thuốc, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu
do người nông dân đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa…Điều
này đặc biệt có ý nghĩa nghiêm trọng khi các nông trường, vườn tược nằm gần kề
sông bị xịt thuốc xuống. trong nước thuốc có thể tồn tại ở các dạng khác nhau và điều
có thể ảnh hưởng đến môi trường. Tác động của nó đối với vi sinh vật là: hòa tan hoăc
bị hấp thụ bởi các thành phần vô sinh và hữu sinh lơ lửng trong nước hoặc lắng tụ và
tích tụ trong cơ thể sinh vật.
3.3 Tác hại đối với môi trường đất.
15


Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có
loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác
nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những
người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun,
không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn
để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiếp nhận từ
các nguồn khác nhau. Thuốc tồn tại trong đất để lại các tác hại đáng kể trong môi
trường. Thuốc đi vào đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc rơi vào đất do
mưa lũ theo xác sinh vật vào đất khi vào đất được cây hấp thụ và phần phần được keo
đất giữ lại.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều
loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn,
đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói

cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng
giảm. Ðiều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc
trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn chế bệnh nhờn thuốc,
tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng
thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được.
Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường
nhiều lên.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích
luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức
gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu
không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài
sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn.
Chương IV: Biện pháp khắc phục và giảm thiểu
Một hóa chất bảo vệ thực vật có độ độc khác nhau đối với con người và môi trường
cũng như hệ sinh thái nói chung
16


Hướng dẫn và tuyên tuyền cho người nông dân cách sử dụng phải tuân thủ nguyên
tắc
1.

Dùng đúng thuốc: Nên sử dụng thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao với loài cỏ dại cần
phòng trừ nhưng ít độc hại với con người và môi trường. Không sử dụng thuốc

2.

cấm, thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng.
Dùng đúng lúc: Dùng đúng lúc với thuốc trừ cỏ là phải biết kết hợp cơ chế tác

động của thuốc với giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại. Không phun thuốc khi trời

3.

sắp mưa, có gió lớn, khi cây trồng đang thời kỳ xung yếu (dễ mẫn cảm với thuốc).
Dùng đúng nồng độ và liều lượng: Liều lượng là lượng thuốc tối thiểu trên đơn vị
diện tích để đảm bảo tiêu diệt hết cỏ dại nhưng không gây hại tới cây trồng
(thường tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc nguyên chất cho 1 ha). Nồng độ
là độ pha loãng của thuốc để trừ dịch hại nói chung và cỏ dại nói riêng thường
được tính bằng %, gam, ml. Riêng nguyên tắc này với thuốc trừ cỏ cần căn cứ

4.

vào loài cỏ dại, mật độ cỏ và nơi cần trừ cỏ.
Dùng đúng cách: Cần phun rải đều để thuốc tiếp xúc tốt với cỏ dại sẽ làm tăng
hiệu quả của thuốc. Phun thuốc đúng cách còn được hiểu là dùng phương pháp
phun, cách phun làm tăng hiệu quả tiêu diệt cỏ dại của thuốc trừ cỏ và hạn chế
đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng.

Ngoài 4 nguyên tắc trên cần chú ý:
Chỉ được dùng nước sạch để pha chế thuốc trừ cỏ.
Trên ruộng lúa không được tự hỗn hợp các loại thuốc trừ cỏ. Không hỗn hợp
thuốc trừ cỏ với các loại thuốc trừ sâu và bệnh khác nếu không được hướng dẫn
và không được phun lặp lại.
Trên vườn cây ăn quả, cây trồng cạn để tiêu diệt cỏ dại nhanh và tăng hiệu quả
của thuốc ta có thể pha thêm phân đạm vào thuốc trừ cỏ nhằm làm tăng hiệu quả hấp
phụ thuốc của cỏ dại.
Kết luận và Kiến nghị
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTN đã được sử dụng từ
nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của sâu

hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV chưa
nhiều. Thời gian đó do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên
17


người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu trong môi
trường, thuốc trừ sâu, không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây
nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người.
Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc
theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Trong các cây thực phẩm thì nhóm các loại cây ăn lá,
củ, quả chủ yếu là: cà, đậu, dưa, rau xanh các loại, rau gia vị … dễ bị ảnh hưởng các
yếu tố không an toàn chiếm tới gần 70% diện tích. Những loại rau này được trồng chủ
yếu ở các vùng có truyền thống sản xuất rau. Hầu hết các hộ sản xuất chỉ quan tâm
đến năng suất và sản lượng mà ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
nên tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng lúc, đúng cách
vẫn thường xuyên xảy ra như: bón quá nhiều đạm, bón phân muộn, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật ngoài danh mục trên các loại rau ăn lá và không bảo đảm thời gian cách ly
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Từ một số nghiên cứu phân tích trên, bản thân có một số kiến nghị nhằm hạn chế và
giảm thiểu tối đa tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường cũng như sức khỏe con
người:
Về phía nhà nước:
+

Cần có những biện pháp thắt chặt quản lý đối với các loại thuốc BVTV nói chung

+

và các sản phẩm hóa học nói riêng dùng trong nông nghiệp.
Đưa ra các tiêu chuẩn vùng, quốc gia, quốc tế, đồng thời giám sát việc thực thi

của các đối tượng sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là các loại
thuốc hóa học có độc tính cao, thời gian phân hủy lâu, lượng tồn dư lớn.

Về phía các nhà khoa học:
+

Nghiên cứu các loại thuốc có tính an toàn đối với con người, môi trường cũng
như cây trồng, vật nuôi, các loại thuốc có tính đặc tính cao.

Về phía doanh nghiệp:
+

Thực hiện sản xuất và cung ứng các loại thuốc BVTV an toàn, nằm trong danh
mục cho phép của nhà nước. Không nhập khẩu các loại thuốc BVTV không đảm
bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

18


+

Áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, các sản phẩm đạt yêu cầu về các
tiêu chuẩn của nhà nước cũng như các tiêu chuẩ ISO…

Về phía người sản xuất nông nghiệp:
+

Cập nhật liên tục những tiến bộ khoa học, năng cao nhận thức về tác hại của các

+


loại thuốc BVTV.
Sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục được phép sử dụng, sử dụng
đúng cách, đúng liều lượng, đúng đối tượng, đúng thời điểm… để đạt hiệu quả
cao, đảm bảo an toàn đối với người sản xuất, môi trường và người sử dùng.

Về phía các nhà môi trường: thực hiện giám sát, kiểm soạt, đánh giá tác động của các
loại thuốc BVTV để có những khuyến các kịp thời cho nhà chức trách, người sản xuất
và người tiêu dùng.

19



×