Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197 KB, 28 trang )

BÀI THI HẾT MÔN:
QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN
Đề tài:

LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC
TẠI KIÊN GIANG


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Mở đầu .........................................................................................................1
Chương 1: Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực và
quá trình xây dựng, phát triển đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
1.1.
1.2.

2

Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực.........2
Quá trình xây dựng, phát triển đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
.............................................................................................................6

Chương 2: Tiến trình của lễ hội Nguyễn Trung Trực..............................8
2.1. Thời gian, địa điểm.................................................................................8
2.2. Chuẩn bị cho lễ hội
2.2.1. Vận động nguồn lực....................................................................8
2.2.2. Hoàn chỉnh kịch bản nghệ thuật và tuyên truyền cho lễ hội.......8
2.2.3. Trang hoàng đường phố...............................................................9


2.2.4. Thiết kế, lắp ráp sân khấu, hệ thống khán đài chuyên dụng, âm thanh,
ánh sáng.........................................................................................................9
2.2.5. Bố trí khu vực ăn, nghỉ, vui chơi phục vụ lễ hội.........................9
2.2.6. Triển khai kế hoạch giữ gìn trật tự an ninh cho lễ hội.................9
2.2.7.Triển khai kế hoạch đảm bảo giá cả, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn
thực phẩm cho lễ hội...................................................................................10
2.3. Những nội dung chính của lễ hội Nguyễn Trung Trực.........................11
2.3.1. Phần lễ.......................................................................................12
2.3.1.1. Ngày 19/9/2014 (nhằm ngày 26/8/2014 âm lịch)...............12
2.3.1.2. Ngày 20/9/2014 (nhằm ngày 27/8/2014 âm lịch)...............13
2.3.1.3. Ngày 21/9/2014 (nhằm ngày 28/8/2014 âm lịch)...............14
2.3.2. Phần hội.....................................................................................16
2.4. Ẩm thực trong lễ hội.............................................................................17


Chương 3: Nhận xét và đánh giá lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
.....................................................................................................................18
3.1. Những đặc trưng tiêu biểu của lễ hội...................................................18
3.2Công tác tổ chức và quản lý lễ hội.........................................................19
3.2.1. Những mặt tích cực...................................................................19
3.2.1.1. Về quy mô..........................................................................19
3.2.1.2. Về tái chính, nhân lực.........................................................19
3.2.1.3. Về dịch vụ, vệ sinh môi trường..........................................20
3.2.1.4. Về an ninh trật tự................................................................21
3.2.1.5. Về tín ngưỡng trong lễ hội.................................................22
3.2.2. Tiêu cực.....................................................................................22
3.3. Ý nghĩa của lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.........................23
Kết luận......................................................................................................26
Tài liệu tham khảo.....................................................................................27
Phụ lục........................................................................................................28


MỞ ĐẦU


Văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Nền văn hóa đó là sản phẩm của sự sáng tạo, quy tụ
tinh túy với sức sống trường tồn và bền vững cùng thời gian của bao thế hệ người
Việt. Trong đó, lễ hội với tư cách là một thành tố cấu thành văn hóa Việt Nam. Nói
đến “lễ hội”, “hội hè”, “đình đám”… là nói đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng của
nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Việt Nam là một đất nước có hàng ngàn lễ hội, gắn liền với vùng thuộc khí
hậu nhiệt đới, trồng lúa nước, chế độ phong kiến kéo dài, tôn thờ nhiều đạo. Nếu
coi mỗi lễ hội là một màu sắc thì có thể nói trên dải đất hình chữ S của chúng ta là
cả một bức tranh rực rỡ sắc màu. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng,
nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như
những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề,
chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống
nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng
những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ
hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất
nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất
như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống lễ hội không hề bị mai một,
ngược lại thời gian như dòng sông Hồng qua năm tháng thì càng bồi đắp cho sự
giàu có cho mảnh đất này. Lễ hội là minh chứng cho sức sống bền bỉ và dẻo dai
của một dân tộc, mang trong mình dấu ấn lịch sử đậm nét.
Là một lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ
nhiều năm qua lễ hội Nguyễn Trung Trực được chính quyền tỉnh Kiên Giang tổ
chức định kỳhằng năm nhằm kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực với mục đích tri ân và tôn vinh đức tài, chiến công của anh hùng dân



tộc Nguyễn Trung Trực, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước và tinh thần
quật cường chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân
gian của nhân dân; đồng thời là dịp để bà con nhân dân trong và ngoài tỉnh tham
gia các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết gắn bó của các dân
tộc sinh sống trong cộng đồng, giới thiệu, quảng bá tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP
ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC
VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN
ĐÌNH NGUYỄN TRUNG TRỰCỞ KIÊN GIANG
1.1.

Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực sinh năm 1838 tại Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân
An, nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Nguyên quán gốc ở xã
Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thân sinh là Nguyễn Văn Phụng (hay
còn gọi là Thăng), thân mẫu là bà Lê Kim Hồng. Vốn xuất thân từ nghề chài lưới,
lúc nhỏ ông thích học võ, nên khi lớn lên ông rất giỏi võ, thể lực khỏe mạnh, có
nhiều nghị lực và mưu lược. Vào tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp nổ súng xâm
lược nước ta, chúng ra sức đàn áp dã man, nhiều phong trào yêu nước nổi dậy khắp
nơi ở 3 tỉnh miền đông. Lúc đó, Nguyễn Trung rực chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa
quân phía Tân An nhằm bảo vệ vùng Gò Công. Địa bàn chính của nghĩa quân là
vùng Bến Lức, dọc theo sông Vàm Cỏ Đông.
Sau khi giặc Pháp đánh chiếm Mĩ Tho ngày 12 tháng 4 năm 1861, chúng
thường cho tàu chiến tuần tra, làm đồn di động trên sông, sẵn sàng đàn áp các cuộc
nổi dậy của nhân dân, trong đó có chiếc tiểu hạm ESPÉRANCE, hay còn gọi là tàu



hy vọng án ngữ ở vàm Nhật Tảo. Đây là một trong những chiếc tàu thuộc hạng
hiện đại nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ. Tàu được trang bị 1 khẩu đại bác với
25 quân và nhiều vũ khí chiến đấu hiện đại với sự chỉ huy của 1 viên trung úy hải
quân Pháp, đồng thời trên bờ sông còn có 25 lính mã tà đóng quân ở gần đó làm
nhiệm vụ cảnh giới rất nghiêm ngặt để yểm trợ cho tàu. Nguyễn Trung Trực cùng
với nghĩa quân theo dõi kĩ quy luật hoạt động của tàu và cố gắng tạo mọi duyên cớ
để tiếp cận như trong vai thợ mộc làm khung giàn lợp mái lá dừa lên mui tàu để
tránh nắng nóng. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực dùng kế
điệu hổ ly sơn phân tán lực lượng địch bằng cách đánh mỏ hô hét vang vội cả một
vùng để nhử địch kéo đến và vào sâu trong lạch. Lúc đó tên chỉ huy tàu tức giận
thả chiếc ca-nô và dẫn 1 toán quân cùng tốp lính mã tà truy lùng nghĩa quân theo
tiếng mỏ càng lúc càng xa chiếc tàu. Nguyễn Trung Trực cùng đoàn nghĩa binh đi
trên những chiếc ghe mui lá xui theo dòng Nhật Tảo rồi giả danh là thuyền buôn
đến tàu để xin giấy phép thông hành, bọn giặc tưởng là ghe buôn của dân địa
phương nên đoàn ghe ung dung tiến sát vào thành tàu. Vàm Nhật Tảo lúc đó vào
giữa trưa, lúc này ông cùng các thương nhân bất ngờ giết chết tên lính Pháp đầu
tiên là phó chỉ huy tàu cấp bậc hạ sĩ quan khi tên này đang đứng ở cửa tàu cúi
xuống định xét giấy thông hành lập tức bị một đoản giáo của cụ Nguyễn đâm thẳng
vào ngực chết ngay tại chỗ. Tiếp đó, đoàn nghĩa binh của cụ Nguyễn đồng loạt
xông lên dùng giáo, mác, kiếm giết chết 17 quân giặc, toán nghĩa quân trên bờ
cũng nhanh chóng diệt gọn bọn lính mã tà. Lúc này nghĩa quân của ông và nhân
dân Nhật Tảo vận chuyển củi khô, lá khô chở ra bằng thuyền để đốt cháy tàu giặc,
cả con tàu đồ sộ của Pháp bốc cháy rừng rực rồi nổ tung trong tiếng reo hò của
nhân dân và nghĩa quân. Sau khi hay tin tàu bị đánh chìm viên sĩ quan chỉ huy tàu
tức giận đã ra lệnh đốt cháy nhiều nhà cửa của nhân dân trong thôn Nhật Tảo. Sau
chiến công này, vua Tự Đức hạ chiếu cho Nguyễn Trung Trực làm quản cơ, cấp
dưới của ông và nghĩa quân đều được thưởng tiền. Những người bị chết được cấp


tiền tuất và cấp nhà trong thôn Nhật Tảo bị Pháp đốt. Với chiến thắng quả hồng

Nhật Tảo của Nguyễn Trung Trực đã vang đi khắp nơi. Một viên tướng Pháp từng
đánh giá chiến thắng Nhật Tảo là khúc nhạc mở đầu cho cuộc tổng công kích hầu
như toàn bộ các đồn lũy của người Pháp.
Khi 3 tỉnh miền tây rơi vào tay giặc, phong trào kháng chiến chống Pháp
bùng nổ khắp Nam Kỳ, cụ Nguyễn tiếp tục tập hợp lực lượng cùng nghĩa quân đến
Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang lập đồn trại để xây dựng
căn cứ chống giặc. Tại căn cứ Hòn Chông, ông liên lạc với các nhân sĩ và đồng bào
yêu nước khắp nơi vận động, tập hợp lực lượng kháng chiến. Để tấn công đồn
Rạch Giá, nghĩa quân của ông tập trung ở Tà Niên trước đó 2 ngày. Khoảng 4 giờ
sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, nghĩa quân vượt sông Cái lớn rồi đổ bộ gần đồn
để bàn phương án tấn công. Trong lúc tất cả binh lính đã ngủ say, cụ Nguyễn đã
dẫn đầu nghĩa quân bất ngờ đánh úp vào đồn, dùng mã tấu giết chết tên lính gác,
ông và nghĩa quân phá cửa xông vào đồn, nhiều tên bị giết trên giường ngủ, vài tên
lính cầm súng bắn trả, một số tên sống sót trốn ra khỏi đồn nhưng đều bị bắt lại
trước khi qua sông, số còn lại trong đồn đều bị giết chết. Thời gian giao tranh
khoảng một giờ, nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã giành thắng lợi,
toàn bộ giặc Pháp trong đồn bị tiêu giệt, trong đó có 5 tên võ quan Pháp, 67 lính,
thu trên 100 khẩu súng, tên trung úy hải quân là chủ tỉnh Rạch Giá mà dân ta
thường gọi là Chánh Phèn bị giết ngay tại trận. Đồn Rạch Giá bị nghĩa quân phóng
hỏa bốc cháy rực trời, nghĩa quân của cụ Nguyễn hoàn toàn làm chủ tỉnh lị. Khi
giặc Pháp hay tin đồn Kiên Giang thất thủ, bọn chúng đã cử 1 trung tá Pháp trực
tiếp chỉ huy cùng với bọn tay sai gian ác khét tiếng đến đàn áp nghĩa quân. Sau 3
ngày ngoan cường chiến đấu nhưng do lực lượng không cân sức Nguyễn Trung
Trực cho quân rút lui về Hòn Chông để bảo toàn lực lượng, rồi đi bằng đường biển
ra Phú Quốc. Đến chiều ngày 21 tháng 6 năm 1868, giặc Pháp đã chiếm lại đồn
Kiên Giang. Tuy chỉ làm chủ đồn trong vòng 6 ngày nhưng thực dân Pháp đã thừa


nhận trận đánh đồn Kiên Giang của Nguyễn Trung Trực là một sự kiện bi thảm của
người Pháp.

Sau khi Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đến Phú Quốc, giặc Pháp đã
điều thêm lực lượng mạnh và những tên giệt gian bán nước để bao vây truy bắt
ông. Bọn chúng đã dùng thủ đoạn cho bắt sống mẹ của Nguyễn Trung Trực làm
con tin và tàn sát dân lành ở Phú Quốc hòng buộc ông bỏ cuộc. Tại đây nghĩa quân
Nguyễn Trung Trực có những trận đánh sáp lá cà với giặc, ngay trong lúc này vợ
của ông bị bệnh sản qua đời và đứa con của ông hơn 1 tháng tuổi khát sữa cũng đã
mất sao đó. Trước tình hình đó, ông đã quyết định tập trung hết nghĩa qu ân và kêu
gọi đánh trận cuối cùng với địch. Cuộc chiến diễn ra ác liệt tại vùng căn cứ kéo dài
qua cánh đồng tràm đến bãi Lăng Ông, nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, thương
vong quá lớn, ông đã bị thương và ngất đi không may sa vào tay giặc ngày 19
tháng 9 năm 1868.
Bắt được cụ Nguyễn, giặc Pháp cấp tốc đưa ông về Sài Gòn dùng mọi thủ
đoạn khảo tra, dụ dỗ ông theo Pháp để hưởng lộc, nhưng ông vẫn giữ trọn khí tiết
và đáp lại bằng một câu nói được coi là chân lý: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước
Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Cuối cùng giặc Pháp thấy không thể thuyết
phục được cụ Nguyễn nên ngày 27 tháng 10 năm 1868, bọn chúng đưa ông về
Kiên Giang kết án tử hình. Rồi đưa ra xử chém ông cùng một số nghĩa quân tại
Rạch Giá (nay là bưu điện thành phố Rạch Giá). Lúc Nguyễn Trung Trực ra pháp
trường, tuổi đời của ông vừa tròn 30 tuổi, nhưng người dân đã kính trọng gọi ông
bằng “ông Nguyễn” hoặc “cụ Nguyễn”, bởi khí phách anh hùng “sống dũng mãnh,
chết lẫm liệt” của ông vượt ra ngoài vòng tuổi tác và tục lệ thông thường. Đồng
bào Tà Niên dệt gấp chiếu bông trải kín con đường ông Nguyễn ra pháp trường,
biết bao người dân Rạch Giá hết sức đau đớn, yêu thương và kính trọng tiễn đưa
ông bằng tấm lòng cảm phục. Sau khi ông mất, trời Rạch Giá mưa tuôn tầm tã suốt
3 ngày đêm như khóc thương cho người anh hùng ra đi mãi mãi. Kinh hoàng trước


sự hiên ngang và dũng cảm của ông, bọn giặc lén đem chôn thi hài của ông gần tòa
Bố, cách đồn khoảng 50 mét về hướng tây, một số lính mã tà đã trồng lên đầu mộ
của ông một cây đa và thường lén giặc Pháp đến đây lạy, van xin ông tha tội.

Sau sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Trung Trực, nhà thơ yêu nước Huỳnh
Mẫn Đạt đã viết trong bài điếu Nguyễn Trung Trực để ca ngợi những chiến công
hiển hách cũng như cuộc đời oanh liệt của ông “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỷ thần”.
1.2.

Quá trình xây dựng, phát triển đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.
Sau khi cụ Nguyễn bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí
mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hài Đại Tướng Quân, tức là
cá voi hay cá ông chuyên cứu ghe thuyền gặp nạn ngoài khơi, ngày nay tọa lạc tại
đường số 14 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang. Ban đầu đây chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ mái lợp lá do dân chài
dựng lên bên dòng sông Kiên. Qua lần sửa chửa vào năm 1881, ngôi đình đã khang
trang hơn, nhưng để có diện mạo như ngày hôm nay chính là nhờ lần khởi công
sửa chửa lớn vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm
1970, đến năm 1989 Bộ Văn hóa thông tin, nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
quyết định công nhận mộ và đình Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia. Đình Nguyễn Trung Trực được xây dựng theo kiểu chữ “tam”, gồm có
chánh điện, đông lan và tây lan. Cổng đền có 3 cửa dạng cổng tam quan cổ kính
với mái ngói 2 tầng trang trí hình lưỡng long trên đỉnh. Phía trước cửa chánh điện
có một lư hương bằng đá và bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng được
nhân dân thỉnh từ trước chợ nhà lầu Rạch Giá cũ về an vị trước chánh điện vào
ngày 15 tháng 9 năm 2000 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Canh Thìn). Trong chánh
điện có rất nhiều bài vị thờ, phía ngoài là bài vị Chánh Soái Đại Càn, bàn thờ 32 vị
anh hùng dân tộc thời cận đại, di ảnh cụ Nguyễn, bàn thờ chư vị hội đồng trăm
quan cựu thần thời tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ. Phía trong có 3 ngai thờ


chính của đền, chính giữa là ngai thờ cụ Nguyễn, bên trái là ngai thờ cụ phó cơ
Nguyễn Hiền Điều, phó lãnh binh Lâm Quang Ky, bên phải là ngai thờ thần Nam

Hải Đại Tướng Quân. Mộ cụ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây đền thờ xây hình
chữ nhật đặt xuôi theo đền, trên tấm bia có dòng chữ “anh hùng Nguyễn Trung
Trực, 1838 – 1868”, ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi lại quá trình xây mộ cụ
Nguyễn, ngày đặt viên đá đầu tiên là ngày 18 tháng 10 năm 1986. Trong khuôn
viên đền thờ có một phòng thuốc nam miễn phí được thành lập năm 1989, nơi đây
đã tổ chức khám bệnh, cấp thuốc, châm cứu và vật lý trị liệu miễn phí cho dân
nghèo trong và ngoài tỉnh.
Tại khu di tích lịch sử kháng chiến ở 3 tại Phú Quốc, còn có đền thờ Nguyễn
Trung Trực ở xã Gành Dầu cùng với xác 1 chiếc ghe ngày xưa ông đã cùng với
nghĩa quân chiến đấu với quân giặc.

CHƯƠNG 2
TIẾN TRÌNH CỦA LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC
2.1. Thời gian, địa điểm:
Để tỏ lòng tiếc thương vô hạn anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người
dân Rạch Giá đã tổ chức cúng giỗ ông hàng năm vào ngày 26, 27 và 28/8 âm lịch
tại đình Nguyễn Trung Trực (đường số 14 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh
Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ). Năm 2014, lễ hội kỷ niệm 146 năm
ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra từ ngày 19/9 –
21/9/2014 (nhằm ngày 26 – 28/8 âm lịch). Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống
Nguyễn trung Trực đã có sức lan tỏa ngày càng rộng, từ một lễ giỗ bình thường đã
được nâng lên thành lễ hội cấp thị xã, cấp tỉnh rồi cấp khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Hằng năm số người đến dự và dâng hương Cụ Nguyễn ngày càng đông.


2.2. Chuẩn bị cho lễ hội.
2.2.1. Vận động nguồn lực:
Để phục vụ cho lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2014, Ban tổ chức dự kiến
vận động các tổ chức xã hội, mạnh thường quân ủng hộ 100 tấn gạo, 10 tấn đậu
nành, 400 tấn thực phẩm, 900 m 3 củi, 400 bao trấu... và vận động tập trung khoảng

4.500 lực lượng tình nguyện viên tham gia phục vụ khoảng 4.000 mâm cổ cho các
đoàn khách mời và đãi ăn đại trà liên tục từ 6 giờ sáng đến 18 giờ 30 phút từ ngày
24/8 đến ngày 28/8 âm lịch.
2.2.2. Hoàn chỉnh kịch bản nghệ thuật và tuyên truyền cho lễ hội:
Để đảm bảo tiến độ, chuẩn bị chu đáo cho lễ hội, Ban tổ chức lễ hội đề nghị
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh - Truyền
hình Kiên Giang, Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và các cơ quan, ban ngành trong tỉnh tăng cường công tác
tuyên truyền, quảng bá về lễ hội và thực hiện đợt tuyên truyền cao điểm về lễ hội;
Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang sớm hoàn chỉnh kịch bản chương trình nghệ
thuật khai mạc lễ hội và phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang
hoàn chỉnh kịch bản chi tiết truyền hình trực tiếp đêm khai mạc lễ hội; Trung tâm
Văn hóa tỉnh phối hợp với Ban bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực hoàn chỉnh
kịch bản lễ dâng hương và bám sát kịch bản chương trình để triển khai tập luyện.
2.2.3. Trang hoàng đường phố:
Đường phố Rạch Giá được trang hoàng sạch đẹp, hệ thống cờ hoa, băng ron,
khẩu hiệu, vải lụa, đèn led được trang trí khắp các tuyến đường cửa ngõ ra vào nội
ô đến các tuyến đường trung tâm thành phố, làm tăng không khí rộn ràng và trang
nghiêm của lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Công ty cổ phần phát
triển đô thị Kiên Giang đã thay mới, điều chỉnh các pano, đèn hộp, đèn trang trí để
tạo vẻ đẹp về đêm cho thành phố, treo 118 đèn lồng trên các tuyến đường xung
quanh khu vực công viên và Đình Nguyễn Trung Trực.


2.2.4. Thiết kế, lắp ráp sân khấu, hệ thống khán đài chuyên dụng, âm
thanh, ánh sáng.
2.2.5. Bố trí khu vực ăn, nghỉ, vui chơi phục vụ lễ hội.
2.2.6. Triển khai kế hoạch giữ gìn trật tự an ninh cho lễ hội:
Ban tổ chức phối hợp với công an thành phố Rạch Giá chủ động triển khai
các biện pháp nghiệp vụ, đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ tốt cho việc tổ chức Lễ

hội kỷ niệm 146 năm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm
2014; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động phá hoại của kẻ địch,
phần tử xấu và hoạt động của các loại tội phạm gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự
trong suốt thời gian diễn ra lễ hội; nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chỉ huy
thống nhất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; an toàn giao thông, phòng chống
cháy, nổ; bố trí cán bộ, xe cứu thương ở những nơi tập trung đông người để sơ, cấp
cứu kịp thời các trường hợp tai nạn bị thương, hoặc bệnh hiểm nghèo và trường
hợp đột xuất, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân tham gia lễ hội.
Để đạt được mục đích yêu cầu đề ra, Trưởng Ban Bảo vệ - Y tế đề nghị các
đơn vị, địa phương, nhất là Công an thành phố Rạch Giá chủ động bố trí, sử dụng
lực lượng, phương tiện nắm bắt tình hình an ninh trật tự, phát hiện kịp thời những
vụ việc phức tạp nổi lên trong thời gian diễn ra lễ hội; tham gia kiểm tra các hoạt
động dịch vụ văn hóa, ngăn ngừa, xử lý các hành vi mê tín dị đoan, truyền bá các
loại văn hóa phẩm đồi trụy; tăng cường quản lý chặt số đối tượng hình sự, kinh tế,
ma túy, có biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, không để cho bọn tội
phạm lợi dụng nơi tụ tập đông người để trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản; mua bán
hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu; tang trữ, vận chuyển, mua bán, sử
dụng và lôi kéo người khác sử dụng ma túy; tiến hành kiểm tra phòng cháy, chữa
cháy địa điểm tổ chức các hoạt động lễ hội, nơi tập trung đông người; đẩy mạnh
công tác tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến, khu vực trọng điểm nơi diễn
ra các hoạt động lễ hội; điều hòa giao thông thông suốt, không để ùn tắc giao


thông; hướng dẫn, sắp xếp phương tiện của người dân đến tham gia lễ viếng và vui
chơi giải trí…
2.2.7. Triển khai kế hoạch đảm bảo giá cả, vệ sinh môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm cho lễ hội:
Ban tổ chức lễ hội đề nghị UBND thành phố Rạch Giá thông báo và chỉ đạo
sát sao việc giải tỏa lấn chiếm lòng lề đường bán hàng rong trong những khu vực
diễn ra các hoạt động lễ hội; tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, chống nâng ép

giá, nhất là các điểm giữ xe; tích cực tuyên truyền vận động doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân cùng chung tay với tỉnh trong việc giảm giá các dịch vụ nhà hàng, khách
sạn, ăn uống…
Ban tổ chức vận động lực lượng tập trung thu gom rác và vận chuyển kịp
thời không để ứ đọng, nhất là trong 3 ngày diễn ra lễ hội. vận động nhân dân đảm
bảo vệ sinh môi trường trên các tuyến đường chính trong thời gian diễn ra lễ hội.
Đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, các em học sinh và quần chúng nhân dân
đồng loạt ra quân làm tổng vệ sinh, thu gom rác trên các tuyến đường nội ô thành
phố, khu vực các trường học, các cơ quan, đơn vị.
Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố Rạch Giá cùng với các đơn vị có liên
quan tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với khu vực
đình, các dịch vụ ăn uống khu vực xung quanh và những nơi tổ chức hội chợ triển
lãm, ẩm thực. Đồng thời, tiến hành phun thuốc tiệt trùng và khử nước sử dụng khu
nhà bếp của Đình Nguyễn Trung Trực;. Để lễ hội thành công và mang lại ấn tượng
tốt đẹp, đồng chí cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, cần huy
động toàn xã hội vào cuộc; giao tiếp, ứng xử văn hóa với du khách.
2.3. Nội dung chính trong lễ hội Nguyễn Trung Trực:
Trước ngày vào hội, các chức sắc trong làng họp bàn tuyển chọn những
người thực hành các nghi lễ trong thời gian diễn ra lễ hội. Trước nhất là Ban tế tự
(Ban quí tế), bao gồm những người được cộng đồng lựa chọn theo các tiêu chí:


Phải có uy tín, đức độ, có đủ cả vợ, con (con trai và con gái), không ở trong giai
đoạn chịu tang, tuổi từ 40 trở lên. Ban tế tự thường có từ 30 đến 50 người, gồm các
chức danh: chánh niệm hương (chánh bái), chánh tế, bồi tế, phó tế, đông hiến và
tây hiến, chánh ngự viên, thị lập, thầy lễ (hương lễ), học trò lễ (lễ sanh), lính hầu,
ông thú ban nhạc lễ.
Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2014 được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày
19/9/2014 đến ngày 21/9/2014 (nhằm ngày 26 – 28/8/2014 âm lịch) với nhiều nội
dung hấp dẫn, đặc sắc.

2.3.1. Phần lễ:
Ngày 19/9/2014 (nhằm ngày 26/8/2014 âm lịch):
• Lễ khai mạc lễ hội:
2.3.1.1

Diễn ra tại công viên Lạc Hồng – Bãi Dương, thành phố Rạch Giá, vào lúc
20 giờ - 21 giờ 30 phút. Với chủ đề “Quê hương và biển đảo” chương trình nghệ
thuật khai mạc Lễ hội kỷ niệm 146 năm ngày hy sinh anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực năm 2014 kéo dài 90 phút do Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang
thực hiện. Chương trình gồm có 02 phần:
Phần 1 với những tiết mục được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa nhằm
ca ngợi vùng đất Phương Nam mênh mông nắng gió trong hành trình khai phá và
phát triển với những người con đất mẹ kiêu hùng để lại tấm gương cho đời sau noi
theo; trong đó có Nguyễn Trung Trực - người anh hùng dân tộc đã đi vào lịch sử
với hai chiến công vang dội làm sáng ngời những trang sử vàng của dân tộc Việt
Nam. Phần 1 của chương trình được kết cấu xây dựng và thể hiện trên tinh thần lấy
âm nhạc đờn ca tài tử làm chủ đạo, khai thác những giá trị của một di sản văn hóa
để ca ngợi và tôn vinh hình ảnh Nguyễn Trung Trực và đất mẹ Phương Nam hào
sáng. Mở đầu là hình ảnh ông già Nam Bộ với cây đờn kìm rao giọng oán, đưa
khán giả về với vùng đất Phương Nam sông nước. Từ đây câu chuyện cậu bé Chơn
sinh ra và lớn lên ở Xóm Lưới bên vàm sông Vàm Cỏ và thông qua những tiết mục


nghệ thuật đặc sắc sẽ khắc họa đậm nét khí phách kiên cường, tinh thần yêu nước
của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, trong đó có nhiều sáng tác mới tái hiện
sinh động, hào hùng trận đánh vang dội của nghĩa quân ta dưới sự chỉ huy của
Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu trên sông Nhật Tảo mà đó là khúc nhạc mở đầu
cho một cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ các đồn quân Pháp, cùng trận đánh
đồn Kiên Giang làm rung động cả nước Pháp “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa;
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.

Phần 2 của chương trình dẫn dắt người xem đến nơi ngập trùng sóng nước,
nơi có những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
và sự thể hiện đầy cảm xúc của các ca sĩ, nghệ sĩ sẽ giúp người xem có được cảm
giác thật trọn vẹn và cảm thấy yêu Tổ quốc của mình cùng với đó là những ca
khúc, điệu múa ca ngợi quê hương Kiên Giang với phong cảnh sơn thủy hữu tình
làm say đắm lòng người với những nét văn hóa độc đáo của ba dân tộc Kinh-HoaKhmer.
Ngoài những tiết mục ca múa nhạc, ca cổ, tài tử mang đậm dấu ấn của vùng
đất Nam Bộ, còn có những có những tiết mục xiếc, biểu diễn võ thuật nhằm tạo sự
mới lạ cho chương trình.
2.3.1.2

Ngày 20/9/2014 (nhằm ngày 27/8/2014 âm lịch): Diễn ra các nghi lễ truyền thống.


Lễ rước sắc thần và nghi thức dâng hương:

5 giờ, diễu hành rước sắc thần về công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực,
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
6 giờ 30 phút, tại đây ban tổ chức lễ hội long trọng tổ chức lễ dâng hương
tưởng nhớ công lao to lớn của người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bất
khuất, trung kiên. Bắt đầu là nghi thức trải chiếu rước sắc thần vào bàn hương án
và thắp hương sắc thần an vị; trống hội khai lễ; đọc chúc văn theo nghi thức truyền


thống, diễn văn công đức AHDT Nguyễn Trung Trực; hát, múa dân gian; dâng
hương tưởng niệm.
8 giờ, lễ diễu hành rước sắc thần và dâng hoa vào chánh điện. Tiếp các đoàn
trong và ngoài tỉnh vào dâng hương.
10 giờ, tiếp các đoàn đình chùa bạn ngoài tỉnh đến viếng Cụ Nguyễn.



Lễ thượng đại kỳ: Vào 6 giờ 30 phút, sau khi rước sắc thần về tượng đài
Nguyễn Trung Trực.

2.3.1.3

-

Đặt bàn hương án.

-

Hương chức tựu vị

-

Cử hành nhạc lễ, Hương chức dâng hương tế cáo lễ trời đất.

-

Múa lân – sư – rồng.

-

Hương chức tề tựu.

-

Đúng 7 giờ cử hành nhạc lễ Thượng Đại Kỳ.




Lễ phần hương: Diễn ra vào 18 giờ 00.

Ngày 21/9/2014 (nhằm ngày 28/8/2014 âm lịch): Diễn ra lễ Tế Đàn Cả và Lễ Hậu
phối.


Lễ tế đàn cả: Diễn ra vào 00 giờ 00 và được tiến hành theo nghi thức cổ
truyền.

-

Phẩm vật gồm:
+ Các bàn thờ, mỗi bàn một mâm sôi, 1 mâm bánh qui.
+ Bàn chư vị: 1 con heo quay, 1 mâm bánh qui.
+ Bàn chánh soái: 1 con vịt quay, 1 mâm thit …, 1 mâm xôi, mâm bánh
qui.

-

Nghi lễ được tiến hành như sau:
+ Thầy Lễ xướng khai trung môn. Xướng tiếp củ soát lễ vật (học trò lễ và
3 vị Chánh tế, Phó tế đi kiểm tra phẩm vật, xong trở về vị trí).


+ Xướng Hưng Chung cổ: Khai mỏ, chiêng, trống (mỗi loại nhạc đánh 3
hồi theo thứ tự, mỗi hồi 36 tiếng, sau đó: mõ, chiêng, trống đánh theo thứ
tự mỗi lần 3 dùi đến hết lễ).
+ Xướng Ban Bảo vệ di tích tựu vị:

+ Mỗi vị nhận 3 cây hương sảnh lễ ở 3 nghi thứ tự: Trung hiến, Đông
hiến, Tây hiến.
+ Xướng Chánh tế viên tựu vị, Đông hiến, tây hiến tựu vị.
+ Xướng các nghệ hoán tẩy sở.
+ Xướng phục vì.
+ Xướng nghệ hương án tiền (học trò lễ chuyển hương cho 3 chánh tế).
+ Phần hương: Nguyện hương, Thượng hương.
+ Xướng phủ phục hưng bình thân – cúc cung bái (4 lần).
+ Xướng hành sơ hiến lễ - giai quì.
+ Xướng châm tửu. Hiến tước.
+ Xướng hành á hiến lễ.
+ Xướng phủ phục hưng bình thân – cúc cung bái (2 lần).
+ Xướng phần đọc chúc văn (đọc văn tế). Giai quì. Chung cồ tịnh tức đọc
chúc.
+ Xướng chung cổ tề minh.
+ Xướng phủ phục hưng bình thân – cúc cung bái (2 lần).
+ Xáo thổi.
+ Xướng nhân viên hương chức đồng tựu bái.
+ Xướng chánh tế viên phục vị. Đông hiến, Tây hiến phục vị.
+ Xướng hành á hiến lễ.
+ Gia quì. Châm tửu. Hiến tước.


+ Xướng phủ phục hưng bình thân – cúc cung bái (2 lần).
+ Xướng hành chung hiến lễ. Giai quì. Châm tửu. Hiến tước.
+ Xướng phủ phục hưng bình thân – cúc cung bái (2 lần).
+ Xướng hành ẩm phước lễ.
+ Giai quì. Ẩm phước thọ tợ.
+ Xướng phủ phục hưng bình thân – cúc cung bái (2 lần).
+ Xướng điểm trà.

+ Xướng tạ Thần cúc cung bái (4 lần).
+ Xướng phủ phục hưng bình thân.
+ Phần chú. Hỏa đăng phân chúc (trước khi đọc, học trò lễ dâng văn tế
cho chánh tế viên nguyện, xong đem văn tế đốt).


Lễ Hậu phối: 14 giờ 00.

-

Phẩm vật gồm:
+Ba bàn thờ chính: mỗi bàn 1 mâm cơm, 1 mâm cổ truyền, gồm các món
nướng: cá lóc, tép, khoai lang, ốc bươu, bắp, cua đồng, lươn).
+ Các bàn thờ còn lại mỗi bàn 1 mâm cơm.

-

Các nghi lễ cúng tế trong phần này về cơ bản giống như nghi lễ Đàn Cả.
Điểm khác biệt chỉ là: Xướng nhạc sanh tựu vị, khởi trần cung lễ, mời tất
cả hương chức, khách mời cùng đứng lên nghiêm chỉnh để tiếp giá, khai
nhạc lễ Thỉnh thần an vị.

Lễ bế mạc diễn ra vào 20 giờ 00, ngày 22/9/2014 (nhằm ngày 29/8/2014 âm
lịch).
2.3.2. Phần hội:
Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phong phú, sôi nổi diễn ra từ
ngày 15/9-22/9/2014.


Các trò chơi: nhảy bao bố, đập nồi, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo dây…





Chương trình không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ: gồm có 10 câu lạc bộ
đến từ các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… phối hợp
cùng các câu lạc bộ của tỉnh tham gia phục vụ bà con hành hương tại khu
vực Hoa Biển (thành phố Rạch Giá) trong ba ngày lễ hội (từ 19-21.9).
Mỗi câu lạc bộ trình diễn một chương trình 45 phút gồm những tiết mục
tài tử đặc sắc.




Trình diễn thư pháp, biểu diễn võ thuật, chiếu phim màn ảnh rộng…
Triển lãm ảnh ngoài trời tuyên truyền về “Biên giới - Biển đảo
Việt Nam - Kiên Giang”, những sự kiện kinh tế-văn hóa-chính trị-xã hội
tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang 2014, tiềm năng phát triển du lịch của Kiên
Giang”…



Các hội thi: hội thi Lân – Sư – Rồng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
và TP. HCM, thi cộ hoa dân gian, thi đấu cờ tướng, hội thi sinh vật cảnh,
thi đấu giải cờ thế, thi đố thai…



Hội chợ “Công thương vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long năm 2014”, hoạt động chợ phiên, ẩm thực dân gian.


2.4. Ẩm thực trong lễ hội:
Cỗ bàn và các lễ vật trong lễ hội là để cúng thần thánh của làng. Bởi vì thế
người ta chuẩn bị rất chu đáo từ việc chọn các sản vật đến người nấu nướng, trang
trí mâm cỗ (lễ vật). Cúng tế xong, lễ vật của Ban tổ chức (thường là heo cơm),
dùng vào việc tiếp khách, đãi dân làng đến phụ giúp công việc của đình; heo gỏi
(lễ vật của đình) , Ban tổ chức chỉ nhận một phần nhỏ, còn bao nhiêu thì hoàn trả
lại cho tín chủ. Có thể nói, “cơm đình” dù là chay hay mặn đều không mang nặng ý
nghĩa vật chất mà nó mang ý nghĩa tinh thần là chính. Trong dân gian có câu: “một
miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” là muốn nói đến sự hãnh diện của người


dự lễ hội, cái ngon, đẹp trong ẩm thực. Như vậy, cỗ bàn trong ngày lễ hội trở thành
một biểu thị mang tính nghi thức, tâm linh (thụ lộc thánh).
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, Ban hậu cần của
đình Nguyễn Trung Trực đã sử dụng trên 80 tấn gạo và các vật phẩm khác để chế
biến món ăn chay phục vụ khách thập phương. Các vật phẩm này chủ yếu do các
cơ quan đoàn thể, các hội đoàn và của người dân đến từ các tỉnh, thành trong cả
nước và các Việt kiều yêu nước đem đến để tỏ lòng thành kính với cụ Nguyễn
Trung Trực.
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC
Ở KIÊN GIANG

3.1. Những đặc trưng tiêu biểu của lễ hội:
Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa khai mạc lễ hội đã khắc họa đậm nét
về thân thế, sự nghiệp hào hùng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và ca
ngợi quê hương Kiên Giang đang từng ngày khởi sắc.
Các nghi lễ được tiến hành theo đúng nghi thức truyền thống, trang trọng và
thành kính, tôn vinh công lao của Cụ Nguyễn và các bậc tiền nhân. Đặc biệt, nét

mới tại lễ hội kỷ niệm 146 năm Ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung
Trực năm 2014 là lễ thỉnh sắc thần và dâng hương được kết hợp với việc trải chiếu
hoa nhằm tái hiện lại sự kiện ngày 28/8 âm lịch năm 1868, tại pháp trường Kiên
Giang, thực dân Pháp cho thi hành án tử hình Nguyễn Trung Trực. Thương tiếc cụ
Nguyễn, cảm kích phẩm chất kiên trung của cụ nên khi hay tin cụ sẽ bị hành quyết,
người dân Tà Niên đã dệt gấp chiếu hoa trải suốt đoạn đường cụ Nguyễn lên đoạn
đầu đài. lễ thỉnh sắc thần và dâng hương có sự tham gia của hơn 5.000 người đại
diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị, đoàn thể và nhân dân trong và ngoài tỉnh tham dự.


Phẩn hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo du khách tham
gia, thưởng thức.
Tại lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2014, Ban tổ chức đã đưa được không
gian đờn ca tài tử Nam Bộ vào lễ hội. Việc tổ chức không gian đờn ca tài tử nhằm
tôn vinh giá trị văn hoá của loại hình nghệ thuật độc đáo đất Nam Bộ vừa được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Không gian Đờn
ca tài tử tại lễ hội Nguyễn Trung Trực năm nay là một sân chơi hữu ích và thiết
thực, tạo cơ hội để các nghệ nhân và những người mộ điệu có dịp giao lưu và thể
hiện ngón đờn, giọng ca của mình cũng như tìm hiểu thêm về bộ môn nghệ thuật
này.
Thông qua hoạt động triễn lãm ảnh: “Biên giới - Biển đảo Việt Nam - Kiên
Giang”, lễ hội đã tuyên truyền cho du khách thập phương hiểu về chủ quyền biển
đảo Việt Nam – một vấn đề “nóng” ở nước ta hiện nay. Đồng thời giới thiệu được
những tiềm năng du lịch của Kiên Giang.
Việc tổ chức hội chợ “Công thương vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long năm 2014”, hoạt động chợ phiên đã đáp ứng nhu cầu giới
thiệu sản phẩm sản xuất tại địa phương và “khoái khẩu” tiêu dùng hàng địa phương
thường thấy của du khách.
3.2. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội:

3.2.1. Những mặt tích cực:
3.2.1.1. Về quy mô:
Lễ hội được tổ chức với quy mô ngày càng lớn hơn, thu hút đông đảo du
khách đến tham gia. Số lượng du khách tham dự lễ hội ngày càng tăng, nếu như
năm 1995 có khoảng 160. 000 người thì đến năm 2005 có khoảng 400. 000 người,
năm 2009 có khoảng 700.000 lượt người dự lễ hội, năm 2012, thu hút khoảng


800.000 lượt đồng bào, năm nay có trên một triệu lượt khách đến dự hội. Trong số
những người về dự, còn có những người là hậu duệ của cụ Nguyễn đến từ các địa
phương như Long An, Tiền Giang, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định.
3.2.1.2. Về tài chính, nhân lực:
Hiếm có một lễ hội nào ở đồng bằng sông Cửu Long mà hầu như tiền của,
nhân lực tổ chức và phục vụ lễ hội đều do người dân đóng góp. Hàng chục tấn gạo,
hàng trăm tấn thực phẩm, hàng ngàn chiếc võng, thuốc men... phục vụ gần triệu
lượt khách viếng đình trong mấy ngày hội đều từ sự cung tiến, đóng góp của người
dân trong và ngoài tỉnh.
Nét độc đáo và riêng biệt của Lễ hội truyền thống anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực là những người đến đình cúng, viếng, chiêm bái không chỉ được ăn,
uống, xem văn nghệ miễn phí, mà còn được ngủ nghỉ, khám bệnh bốc thuốc miễn
phí.
Đội ngũ tình nguyện viên đông đảo (khoảng 5000 tình nguyện viên) đến từ
các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận làm việc nhiệt tình, phục vụ hàng
trăm ngàn thực khách từ sáng sớm đến chiều tối.
Các nghi lễ, trò chơi, trò diễn trong lễ hội đều do người dân trong địa bàn
tỉnh Kiên Giang thực hiện, và sự nhiệt tình tham gia của các đoàn thể, câu lạc bộ
các tỉnh lân cận trong vùng.
Do đó, có thể nói, lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang là một thành
công trong chủ trương xã hội hóa lễ hội của nước ta.
3.2.1.3. Về dịch vụ, vệ sinh môi trường:

Công tác phục vụ du khách được thực hiện tốt. Lễ hội phục vụ cơm chay
miễn phí cho du khách đến dự hội, bố trí võng cho du khách nhỉ ngơi và khám
bệnh, bốc thuốc miễn phí. Theo Ban Bảo vệ di tích Đình Nguyễn Trung Trực cho
biết, lễ hội năm nay đơn vị phục vụ trên 700.000 suất cơm đãi khách thập phương.


Năm nay, ngoài đường Mạc Đĩnh Chi, khuôn viên Di tích, Ban Tổ chức còn mở
rộng thêm đường Trương Tấn Bửu làm trại cơm. Còn đường Tự Do được tận dụng
để mắc 1.200 chiếc võng cho bà con đến hành hương nghỉ ngơi qua đêm.
Không có hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường bán hàng rong trong những
khu vực diễn ra các hoạt động lễ hội.
Ngành văn hóa du lịch và chính quyền địa phương đã vận động các khách
sạn, nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi không tăng giá dịch vụ. Dù các khách sạn gần địa
điểm diễn ra lễ hội có “cháy” phòng nhưng giá không tăng nhiều.
Tại các cơ quan đơn vị, cơ sở thờ tự ở TP. Rạch Giá đã rộng cửa đón khách thập
phương. Ông Trịnh Bé Dũng, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá,
cho biết lãnh đạo thành phố liên tục chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, công an
tăng cường kiểm tra các điểm giữ xe, điểm buôn bán, không để các nơi này lợi
dụng dịp lễ để tăng giá.
Bố trí người đốt nhang phục vụ đồng bào đến hành hương nhằm hạn chế tối
thiểu việc bán nhang cho du khách đến dự lễ hội.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp, không để rác thải ứ đọng nhất là
trong 3 ngày diễn ra lễ hội.
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Ban tổ chức
phối hợp với trung tâm Y tế thành phố Rạch Giá cùng với các đơn vị có liên quan
kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với khu vực đình, các dịch vụ ăn
uống khu vực xung quanh và những nơi tổ chức hội chợ triển lãm, ẩm thực, tiến
hành phun thuốc tiệt trùng và khử nước sử dụng khu nhà bếp của Đình Nguyễn
Trung Trực.
3.2.1.4. Về an ninh trật tự: Ban bảo vệ di tích đã phối hợp với Công an thành

phố Rạch Giá và các đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch và thực hiện tốt công
tác đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau lễ hội.
Hiện tượng ăn xin, cờ bạc trong lễ hội hầu như không có.


Ban tổ chức lễ hội hợp đồng với lực lượng bảo vệ lễ hội của Công an Thành
phố phối hợp truy quét người bán chim phóng sanh, bán nhang, vé số trước cổng
đình.
Ban tổ chức cũng bố trí lực lượng cảnh sát giao thông đóng tại các chốt, tuần
tra lưu động trên một số tuyến đường chính ở TP Rạch Giá... để kiểm soát tình hình
giao thông, không để xảy ra tình trạng kẹt xe.
Công tác phòng chống cháy nổ được kiểm tra kĩ lưỡng, an toàn.
Bên cạnh đó, Ban Bảo vệ Di tích Đình cũng đã bố trí trên 1.500 lực lượng
công an, dân quân tự vệ bảo vệ trong và ngoài di tíchphát hiện và truy bắt kẻ gian
trà trộn móc túi, giật đồ của khách trong khu di tích, tăng cường hệ thống camera
để theo dõi, giám sát tình hình an ninh trật tự.
Tuy lượng khách về thành phố Rạch Giá những ngày diễn ra lễ hội rất đông,
gần 1 triệu lượt người, nhưng nhờ sự chủ động phối hợp của nhiều ngành, tình hình
giao thông được đảm bảo, an ninh trật tự cơ bản ổn định, đã tạo sự yên tâm để
nhân dân địa phương và du khách chiêm bái, tham gia các hoạt động của lễ hội.
3.2.1.5. Về tín ngưỡng trong lễ hội:
Các nghi lễ trong lễ hội được tiến hành trang nghiêm theo đúng nghi thức
truyền thống, đảm bảo tính thiêng của lễ hội. Các hiện tượng mê tín dị đoan như
xin xâm, bói toán, đốt vàng mã, lên đồng… hầu như không có trong lễ hội.
3.2.2. Tiêu cực:
Do số lượng người về dự lễ đông nên đã có không ít dịch vụ khách sạn, nhà
hàng, điểm giữ xe... tự động nâng giá so với giá đã được Ban tổ chức lễ hội niêm
yết trước đó.
Ngoài ra, một số kẻ xấu lợi dụng người dân về dự lễ hội đông đã móc túi,
giật vòng vàng nữ trang của người đi dự lễ.



Bên cạnh đó, một số người ý thức còn thấp, có thái độ và hành vi ứng xử
chưa văn hóa như xả rác tùy tiện, tình trạng mua bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề
đường, giữ gìn an ninh trật tự, mua bán lưu hành ấn phẩm văn hóa không được
phép xuất bản vẫn còn xảy ra trong lễ hội.
Vì số lượng người dân về dự hội đông nên vẫn còn ùn tắc giao thông trên
một số tuyến đường.
Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên mặc dù lễ hội Nguyễn Trung Trực
ngày càng thu hút đông đảo khách đến dự hội nhưng tỉnh không thể thực hiện được
dự án nâng cấp lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực.
Nhìn chung, tuy còn một số hạn chế trong công tác quản lý lễ hội, nhưng với
sự chuẩn bị tích cực và chu đáo về mọi mặt của Ban tổ chức lễ hội và sự phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, lễ hội Nguyễn Trung Trực đã thực hiện tốt
công tác phục vụ du khách. Cùng với tấm lòng thành kính của người dân địa
phương cũng như như du khách về dự hội đã giúp cho lễ hội Nguyễn Trung Trực
diễn ra thành công, ấn tượng, hạn chế tối đa những hiện tượng tiêu cực, để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng người dân.
3.3. Ý nghĩa của lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.
Thứ nhất, lễ hội là dịp để khơi gợi lại truyền thống đấu tranh bất khuất, giáo
dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta trong quá trình đấu tranh
giành độc lập, mà chí khí ngất trời của người anh hùng Nguyễn Trung Trực là một
minh chứng. Những trận đánh làm giặc Tây phải khiếp sợ, những lời nói khẳng
khái – đầy bản lĩnh trong khi bị rơi vào tay kẻ thù của người anh hùng Nguyễn
Trung Trực rất cần được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau. Nguyễn Trung
Trực đã ra đi từ rất lâu nhưng lễ hội về vị anh hùng dân tộc này sẽ truyền lại khí
khái phi phàm của ông cho những thế hệ mai sau. Qua mỗi lễ hội, mỗi người dân
kiên Giang và đồng bằng sông Cửu Long lại có dịp ôn lại và hiểu thêm về truyền



×