Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 5 đến tuần 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.76 KB, 104 trang )

Ngày soạn: 11/ 9/ 2015
Tiết 17:

Tuần: 5
Liên kết các đoạn văn
trong văn bản

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng
liền ý, liền mạch
- Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng chuyển đoạn trong văn bản
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Nghiên cứu nội dung bài.
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc các ví dụ, trả lời câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Thế nào là đoạn văn? Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn
*Gọi HS đọc ví dụ trong SGK
văn trong văn bản.


H: Đoạn văn (a) tả cảnh gì?
1. Ví dụ 1:
->Tả cảnh sân trường làng Mĩ Lí trong ngày
khai trường.
H: Đoạn văn (b) cho biết cảm giác gì của nhân
vật “tôi”?
-> Cảm giác trong lần ghé thăm trường trước
đây.
H: Tuy cùng viết về một ngôi trường, nhưng
giữa việc tả cảnh sân trường hiện tại với cảm
giác về ngôi trường ấy trước đây có sự gắn bó
với nhau không? Tại sao?
-> Không. (Theo logic thông thường, lẽ ra cảm
giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại
khi chứng kiến ngày tựu trường. Vì vậy nếu
viết như thế người đọc sẽ cảm thấy hụt hẫng
khi đọc đoạn văn sau).
H: Qua đó em có nhận xét gì?
-> Hai đoạn văn không có sự liên kết.
* Gọi HS đọc 2 đoạn văn trong VD2.
2. Ví dụ 2:
H: Hai đoạn văn trong VD2 khác 2 đoạn văn
trong VD1 ở chỗ nào?

-1-


H: Cụm từ “Trước đó mấy hôm” là thành
phần gì trong câu? Nó bổ sung cho câu ý
nghĩa gì?

-> Trạng ngữ.-> Bổ sung nghĩa về mặt t. gian.
H: Cụm từ “Trước đó mấy hôm” giúp 2 đoạn
văn liên hệ với nhau như thế nào?
-> Tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn
văn trước.(từ thực tại nhớ về quá khứ).Chính
sự liên tưởng này tạo nên sự gắn bó chặt chẽ
giữa 2 đoạn văn với nhau, làm cho 2 đoạn văn
liền ý, liền mạch.
H: Vậy cụm từ “Trước đó mấy hôm” đóng vai
trò gì?
H: Qua ví dụ, em hãy cho biết tác dụng của
việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
GV giảng giải, chuyển ý.

- Cụm từ: “Trước đó mấy hôm”

-> Là phương tiện liên kết.
=> Tác dụng: Gắn kết các đoạn văn, tạo
ra sự liên hệ ý nghiã giữa các đoạn.

Hoạt động 2:

II. Cách liên kết các đoạn văn trong
văn bản.
* Gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGK.
1. Dùng từ ngữ để liên kết.
H: Hai đoạn văn trên liệt kê 2 khâu của quá
a) Ví dụ 1.
trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học.
Đó là những khâu nào?

-> + Tìm hiểu
+ Cảm thụ.
H: Tìm các từ ngữ liên kết trong đoạn văn
trên?
H: Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, - Bắt đầu...Sau...
người ta thường dùng những từ ngữ như thế
nào?
- Trước hết...Sau đó...
- Đầu tiên...Sau đó...Cuối cùng...
H: Em có nhận xét gì về các từ ngữ này?
- Một là...Hai là...Ba là...
- Mặt khác...
-> Sử dụng từ ngữ có tác dụng liệt kê.
* Gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGK.
H: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên?
b) Ví dụ 2:
-> Cảm nhận về trường làng Mĩ Lí trước và
sau khi đi học.
H: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết trong 2
đoạn văn trên? Ngoài ra ta có thể thay bằng từ
nào?
H: Em có nhận xét gì về các từ ngữ này? Nó - Trước đó...Nhưng lần này...
có tác dụng gì?
- Trái lại...
GV giảng giải.
-> Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa đối lập.
* Cho HS đọc lại 2 đoạn văn ở mục I phần 2
(trang 50- 51)
H: Hãy cho biết từ “đó” thuộc từ loại nào?


-2-

c) Ví dụ 3:


“Trước đó” là khi nào?
-> Trước đó là trước lúc diễn ra sự việc nhân
vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách tới trường.
- Đó (đại từ chỉ định)-> Chỉ từ.
H: Phương tiện dùng để liên kết đoạn ở đây là
gì?
* Gọi HS đọc 2 đoạn văn.
H: Em hãy phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa
2 đoạn văn?
-> + Đoạn 1: Diễn đạt ý nhĩa cụ thể.
+ Đoạn 2: Mang ý tổng kết, khái quát.
H: Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên?
H: Ngoài cụm từ “Nói tóm lại” ta có thể thay
thế từ nào vào đầu đoạn 2 mà tác dụng liên kết
không thay đổi?
H: Em có nhận xét gì về nghiã của các từ này?
GV: Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với
đoạn có ý nghĩa tổng kết khái quát, người ta
thường dùng những từ ngữ có ý nghĩa tổng
kết, khái quát sự việc.
Ngoài việc nối các đoạn văn bằng từ ngữ,
người ta còn dùng cả câu...

-> Sử dụng chỉ từ, đại từ.
d) Ví dụ 4:


- Nói tóm lại.
- Nhìn chung.
-> Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa tổng kết,
khái quát.

* Gọi HS đọc ví dụ.
H: Đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ 2 diễn
đạt nội dung gì?
-> Đoạn 1: Lời động viên của u
Đoạn 2: Suy nghĩ của cu Tí.
H: Tìm câu liên kết đoạn 1 với đoạn 2?
H: Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
-> Vì nó thể hiện rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa
2 đoạn.(Nếu không có câu LK này, người đọc
sẽ tưởng nhầm đoạn văn 2 vẫn là lời người
mẹ).
H: Qua tìm hiểu bài hôm nay, em hãy cho
biết: Liên kết các đoạn văn trong văn bản có
tác dụng gì? Có những phương tiện liên kết
chủ yếu nào?
HS trả lời. GV chốt lại.
GV đưa ra ghi nhớ, gọi HS đọc.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- GV hướng dẫn cho HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa.

-3-


2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn
văn.
a) Ví dụ:
b) Nhận xét:

- Câu liên kết: “ái chà! Lại còn chuyện đi
học nữa cơ đấy”!
-> Chuyển ý, nối liền 2 đoạn văn.

* Ghi nhớ (SGK- 53)
III/ Luyện tập:
Bài tập 1:


- Nói như vậy -> Tổng kết, khái quát.
- Thế mà -> Mang ý đối lập.
- Cũng -> Chỉ từ.
- Tuy nhiên -> Mang ý đối lập.
*Bài tập nâng cao 8A
Để chứng minh rằng “ Thơ ca Việt
Nam đó ca ngợi cảnh non sụng gấm
vúc” cú thể phỏc ra một dàn ý phần
thõn bài như sau:
- Ca ngợi làng quờ ờm ả thanh bỡnh
(Thiờn trường vón vọng)
- Cảnh đờm trăng nỳi rừng Việt Bắc
lung linh, thơ mộng (Cảnh khuya)
- Ánh trăng rằm thỏng giờng lồng lộng
và tràn đầy trờn sụng (Rằm thỏng

giờng)
Hóy dựa vào dàn ý trờn, viết những cõu
mở đoạn, thể hiện sự liờn kết cỏc đoạn
đú.
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung:
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
- Nêu một số cách liên kết đoạn văn?
5. Hướng đẫn học bài:
- Học theo quá trình tìm hiểu ví dụ
- Học thuộc ghi nhớ. Làm tiếp các bài tập còn lại.
- Soạn bài: “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”.
VI. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................

Ngày soạn: 11/ 9/2015
Tiết 18:

Từ ngữ địa phương và
biệt ngữ xã hội

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Giỳp học sinh hiểu rừ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xó hội
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và tầng lớp xó hội đỳng lỳc, đỳng chỗ
2. Kĩ năng

-4-



Rốn kĩ năng nhận xột và sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xó hội
3. Thỏi độ
Trỏnh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xó hội, gõy khú khăn trong giao tiếp
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước bài và trả lời câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Tác dụng của nó? Nêu một số từ tượng
hình, từ tượng thanh mà em biết?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1:

I. Từ ngữ địa phương.
1. Ví dụ:

*Gọi HS đọc ví dụ.
H: Hãy chỉ ra những từ in đậm trong các ví
dụ trên?
(HS chỉ ra: Bắp, bẹ, ngô).

H: Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là gì?
-> Ngô.
GV giảng cho HS về nội dung của 2 VB có
những câu trích dẫn trong ví dụ trên:
+ Bẹ: trong VB “Tức cảnh Pác Bó”-> cao
Bằng năm 1941.
+ Bắp: trong VB “Khi con tu hú”-> Huế
tháng 7/ 1939.
H: Trong 3 từ: bắp, bẹ, ngô từ nào là từ địa
phương, còn từ nào được dùng phổ biến
trong toàn dân?
H: Qua ví dụ trên, em hãy phân biệt từ ngữ
địa phương và từ ngữ toàn dân?

- GV đưa ra ghi nhớ 1.
- Gọi HS đọc.
* GV đưa ra ví dụ:
“ Bầy choa có chộ mô mồ”
H: Đọc câu trên em thấy nếu chuyển thành
từ ngữ toàn dân thì câu có nghĩa như thế

-5-

2. Nhận xét:

- Bắp, bẹ-> Từ ngữ địa phương.
- Ngô-> Từ ngữ toàn dân.

-> Toàn dân: Là những từ ngữ chuẩn mực,
được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm

văn học, trong các giấy tờ văn bản hành
chính và được sử dụng rộng rãi trong cả
nước.
-> Địa phương: Chỉ sử dụng trong phạm vi
một hoặc một số địa phương nhất định.
* Ghi nhớ 1( SGK- 58)


nào?
-> “Chúng tao có thấy đâu nào”.
GV: Ví dụ này dùng toàn từ ngữ địa
phương ở Nghệ An- Hà Tĩnh. Người nghe
nếu không phải là người địa phương thì sẽ
thấy khó hiểu vô cùng.
Thực tế cho thấy, dùng từ ngữ địa
phương nhiều sẽ gây trở ngại cho việc giao
tiếp với quy mô rộng. Do đó khi giao tiếp
với những người không cùng địa phương
mình, cần lưu ý không nên quá lạm dụng từ
địa phương.
Hoạt động 2:
Gọi HS đọc VD ở phần 1.
H: Em hãy chỉ ra những từ in đậm trong
đoạn văn trên?
-> Mẹ, mợ.
H: Trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ
“mẹ”, có chỗ lại dùng từ “mợ”. Em hãy giải
thích tại sao?
-> Dùng từ “mẹ” khi kể lại câu chuyện. Vì
đối tượng người nghe là độc giả-> mọi

người cùng biết, cùng hiểu vì từ “mẹ” là từ
ngữ toàn dân.
-> Dùng từ “mợ” khi kể lại lời đáp của bé
Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô.
H: Gia đình bé Hồng trong đó có bà cô
thuộc tầng lớp gì trong XH cũ?
-> Thượng lưu.
H: Vì vậy ta có thể kết luận từ “mợ” được
xếp vào loại từ ngữ gì?
GV: ở XH ta trước cách mạng tháng 8, tầng
lớp thượng lưu, trung lưu thường cho con
cái họ gọi cha mẹ là cậu mợ. Chủ nhà gọi
người giúp việc là con sen. Ngược lại,
người giúp việc gọi chủ nhà là ông, bà, và
gọi con cái của chủ nhà là cô, cậu...
*Gọi HS đọc VD2.
H: Hãy chỉ ra những từ in đậm được gạch
chân?
H: Những từ: “ngỗng”, “trúng tủ”ở đây có
nghĩa là gì?
H: Tầng lớp nào trong XH thường dùng các
từ ngữ này?
H: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã
hội chỉ được sử dụng trong phạm vi nào?
-> Trong một tầng lớp XH nhất định.

-6-

II/ Biệt ngữ xã hội.
1. Ví dụ 1:


- Mợ-> Biệt ngữ xã hội (từ ngữ của tầng lớp
thượng lưu trong XH cũ, chỉ người mẹ).

2. Ví dụ 2:

- Ngỗng: Chỉ điểm 2.
- Trúng tủ: Khi làm bài, gặp đúng bài trước
đây được giải rồi hay đã thuộc rồi
-> Biệt ngữ xã hội(từ ngữ của giới HS)


- GV đưa ra ghi nhớ 2.
* Ghi nhớ 2:(SGK - 58)
- Gọi HS đọc.
*GV đưa thêm ví dụ:
“ Cớm, lâm tặc, hải tặc, không tặc...”
-> Yêu cầu HS cho biết các từ trên được sử
dụng trong tầng lớp XH nào.
Hoạt động 4:
III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt
ngữ xã hội.
H: Qua phân tích các ví dụ ở trên, em cần 1. Trong đời sống:
chú ý điều gì khi sử dụng từ ngữ địa - Phải tuỳ thuộc tình huống giao tiếp.
phương và biệt ngữ XH? Tại sao?
- Không nên quá lạm dụng
-> Sẽ gây khó hiểu cho những người ở địa
phương khác.
* Cho HS đọc các ví dụ.
2. Trong thơ văn:

H: Hãy cho biết những từ ngữ in đậm trong
ví dụ (a) có nghĩa là gì?
+ Mô: nào, đâu.
+ Bầy tui: chúng tôi.
+ Ví: với.
+ Nớ: đó, đây.
+ Hiện chừ: bây giờ.
+ Ra ri: như thế này.
H: Em có nhận xét gì về những từ ngữ trên?
H: Tác giả sử dụng những từ ngữ địa - Dùng từ ngữ địa phương
phương như vậy nhằm mục đích gì?
-> Tô đậm màu sắc địa phương.
H: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong
ví dụ (b)?
+ Cá: ví tiền.
+ Dằm thượng: túi áo trên.
+ Mõi: móc túi để lấy cắp.
H: Những từ ngữ này được xếp vào loại từ
nào?
H: Tác giả dùng những biệt ngữ xã hội này - Dùng biệt ngữ xã hội
nhằm mục đích gì?
H: Qua đây em thấy, những người ở những -> Nhấn mạnh vào tầng lớp xã hội của nhân
địa phương khác nhau, nếu muốn hiểu lời vật.
nói của nhau thì khi giao tiếp phải có cách
sử dụng từ ngữ như thế nào cho phù hợp?
-> Phải hiểu được một số từ ngữ toàn dân
có nghĩa tương ứng với các từ ngữ địa
phương để sử dụng khi cần thiết.
- GV đưa ra ghi nhớ 3.
- Gọi HS đọc.

Hoạt động 5:
* Ghi nhớ 3: (SGK - 58)

-7-


- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách tìm.
- Kẻ cột trên bảng, gọi HS lên điền.
- GV nhận xét.

IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1
Địa phương

Toàn dân

- Má, u, bầm
- Ba, thầy, tía
- Con heo
- Hộp quẹt
- Chén cơm
- Mè
- áo bông

- Mẹ
- Bố
- Con lợn
- Bật lửa
- Bát cơm

- Vừng
- áo hoa.

H: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh 2. Bài tập 2:
và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó?
- Tầng lớp học sinh:
+ Trứng: điểm 0
+ Gậy: điểm 1
+ Ngỗng: điểm 2
+ Ghi đông: điểm 3
+ Ghế đẩu: điểm 4
+ Phao: tài liệu để quay cóp.
- Tầng lớp xã hội đen:
H: Tìm thêm một số từ ngữ của các tầng + Đại ca: Người có quyền lực, cầm đầu tổ
lớp xã hội khác mà em biết?
chức.
+ Đàn em, đệ tử: Những người dưới quyền,
yếu thế hơn.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT3.
+ Cớm: Lực lượng chức năng có nhiệm vụ
- GV hướng dẫn cho HS làm bài cá nhân.
truy bắt tội phạm.
- Gọi HS trình bày.
3.Bài tập 3:
- GV nhận xét, chữa.
a) Nên dùng
b) Không nên dùng
c) Không nên dùng
d) Không nên dùng
e) Không nên dùng

g) Nên dùng.
*Bài tập nõng cao 8A:
Tỡm cỏc từ ngữ địa phương trong cỏc cõu
sau và diễn đạt lại bằng cỏc từ ngữ toàn
dõn:
A. Nú giả vờ nghểnh cổ như phõn bua: Ủa !
chớ con giun đõu mất rồi hố?
B. Gà bà Kiến là gà giống tơ, lụng đen, chõn
chỡ, cú bộ giũ cao, cổ ngắn
C. Một em bộ gỏi bận bộ quần ỏo bằng sa
tanh màu đỏ, túc tết quả đào, chõn mang đụi
hài vải bước ra, cỳi chào khỏn giả
D. Yờu hoa sầu đõu khụng để vào đõu cho
-8-


hết nhớ hoa sầu đõu ở quờ hương ta khụng
biết mấy mươi!
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài.
- Thế nào là từ ngữ địa phương?
- Thế nào là biệt ngữ xã hội?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm thêm bài tập 4, 5 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau: “Tóm tắt văn bản tự sự”.
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................
Ngày soạn: 11/ 9/ 2015

Tiết 19:
Tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là túm tắt văn bản tự sự và nắm được cỏch thức túm tắt một văn bản
tự sự.
2. Kĩ năng:
Rốn luyện kỹ năng túm tắt văn bản tự sự núi riờng, cỏc văn bản giao tiếp xó hội núi
chung
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc bài, trả lời câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết các đoạn văn và cách liên kết các đoạn văn
trong văn bản?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
H: Em hãy nhắc lại: Thế nào là VB tự sự?
-> VB tự sự thường là những văn bản có cốt
truyện với các nhân vật, chi tiết và sự kiện
tiêu biểu. Khi viết, nhà văn thêm vào rất
nhiều các yếu tố, chi tiết phụ khác để làm cho

truyện thêm sinh động, hấp dẫn và có hồn.
( Lưu ý: chỉ có 1 số VB là không có cốt

-9-


truyện).
H: Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn
bản tự sự chúng ta đã học, đã đọc. Nhưng nếu
muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử
dụng hoặc thông báo cho người # biết thì
phải làm như thế nào?
-> Phải tóm tắt văn bản.
1.Cho biết những yếu tố quan trong nhất
trong tỏc phẩm tự sự?(- Sự việc và nhõn
vật).
2.Ngoài những yếu tố quan trọng ấy, tỏc
phẩm tự sự cũn cú những yếu tố nào khỏc?(Miờu tả, biẻu cảm, nhõn vật phụ, cỏc chi
tiết…)
3.Khi túm tắt tỏc phẩm tự sự thỡ ta phải dựa
vào yếu tố chớnh nào?(-Sự việc và nhõn vật
chớnh.)
4.Mục đớch của việc túm tắt tỏc phẩm tự sự
là gỡ?(- Kể lại một cốt truyện để người đọc
hiểu được nội dung cơ bản của tỏc phẩm
đú.)
H: Qua đó, theo ý kiến của em, thế nào là
tóm tắt văn bản tự sự?
( Hướng dẫn HS chọn câu trả lời đúng nhất)
GV: Tóm tắt là 1 kĩ năng rất cần thiết trong

học tập, trong nghiên cứu hoặc trong đời
sống. Do những yêu cầu và mục đích khác
nhau, khi tóm tắt VB tự sự người ta thường
lược bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các tình
tiết phụ trợ không quan trọng. Chỉ để lại
những sự việc và ND chủ yếu của tác phẩm.
Vì vậy tóm tắt văn bản chính là rút lại một
cách ngắn gọn (thậm chí hết sức ngắn gọn)
những ND, tư tưởng, hành động chính của 1
câu chuyện, 1 cuốn sách, 1 sự việc...Vậy phải
tóm tắt bằng cách nào?
Hoạt động 2:
* Gọi HS đọc VB tóm tắt trong SGK.
H: Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của
văn bản nào?
-> VB “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh”
H: Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều
đó?
-> Dựa vào các nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu
biểu...đã được nêu trong văn bản tóm tắt.
H: Văn bản tóm tắt trên có nêu được các nội
dung chính của truyện “Sơn Tinh- Thuỷ
Tinh” không?

- 10 -

-> Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại 1 cách
ngắn gọn, trung thành những nội dung
chính của văn bản.


II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với một văn bản
tóm tắt:
a) Ví dụ:
b) Nhận xét:


-> Đã nêu được nội dung, nhân vật, sự việc
chính của câu chuyện.
H: Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với VB
gốc mà các em đã được học?
GV: Nhắc lại những ý trên. -> Số lượng nhân
vật và sự việc ít hơn trong VB gốc vì người
tóm tắt chỉ lựa chọn các nhân vật chính và
những sự việc quan trọng.
H: Các nhân vật và sự việc được tóm tắt có bị
sai lệch so với tác phẩm không?
H: Từ việc tìm hiểu các VD trên, em hãy cho
biết các yêu cầu đối với 1 VB tóm tắt?
-> HS trả lời.
GV chốt lại: VB tóm tắt phải đáp ứng đúng
mục đích & yêu cầu cần tóm tắt; phải đảm
bảo tính khách quan, tính hoàn chỉnh, tính
cân đối(GV giảng rõ nó thể hiện như thế
nào).
Để đảm bảo các yêu cầu trên, chúng ta sẽ
phải tiến hành tuần tự các bước như thế nào?
H: Muốn viết được 1 VB tóm tắt, theo em
phải làm những việc gì? Nó được thực hiện
theo trình tự nào?

- GV chốt lại kiến thức, đưa ra phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc.

- Dung lượng: ngắn hơn.
- Lời văn: là lời của người viết tóm tắt chứ
không trích nguyên văn từ tác phẩm.
- Số lượng nhân vật và sự việc: ít hơn.

- Nội dung: không sai lệch.

2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ văn bản để hiểu đúng chủ đề.
- Xác định ND chính cần tóm tắt.
- Sắp xếp các ND theo 1 thứ tự hợp lí.
- Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình
* Ghi nhớ:(SGK- 61)

4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài:
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Một văn bản tóm tắt phải đạt được những yêu cầu gì?
- Nêu các bước tóm tắt văn bản?
5. Hướng dẫn học bài:
- Nắm chắc các nội dung đã học.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tập tóm tắt 1 trong các VB đã học.
- Soạn bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................

Ngày soạn: 11/ 9/ 2015

- 11 -


Tiết 20:
Luyện tập
tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Vận dụng cỏc kiến thức đó học ở tiết 18 vào việc luyện tập túm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
Rốn luyện cỏc thao tỏc túm tắt văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tóm tắt các văn bản theo yêu cầu
Ghi bảng phụ
2. Học sinh:
Ôn lại cách tóm tắt.
Trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự?
3. Bài mới:
ở tiết học trước, các em đã được học cách tóm tắt VB tự sự. Để làm tốt công việc này
một cách thành thạo và nhuần nhuyễn, chúng ta sẽ tiến hành làm một số bài tập.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung


Hoạt động :
* Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
H: Bản liệt kê trên đã nêu được những sự
việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng
của truyện “Lão Hạc” chưa?
H: Nếu phải bổ sung, em sẽ nêu thêm
những gì?
-> HS trả lời.
H: Hãy sắp xếp các sự việc nêu trên theo
một thứ tự hợp lí?

I. Bài tập 1:
1. Nhận xét:
- Bản liệt kê đã nêu đầy đủ các sự việc,
nhân vật trong truyện.
2. Sắp xếp lại:
a) Lão Hạc có một người con trai...
b) Con trai lão Hạc đi phu...
d) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con...
e) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông
giáo...
c) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn...
g) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó...
h) ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể
chuyện ấy.
i) Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội.
k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết...
3. Viết VB tóm tắt theo thứ tự đã sắp


- 12 -


GV: Yêu cầu HS viết văn bản tóm tắt ngắn
gọn (khoảng 10 dòng)

- Gọi HS trình bày.
- GV theo dõi và nhận xét.

Hoạt động 2:
H: Em hãy nêu những sự việc chính, tiêu
biểu và nhân vật chính quan trọng trong
đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

H: Hãy viết một văn bản tóm tắt đoạn trích
này?
GV hướng dẫn HS viết khảng 10 dòng.

- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét và cho điểm bài làm tốt.

- 13 -

xếp.
“Lão Hạc có một người con trai, một
mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai
lão không lấy được vợ, bỏ đi phu ở đồn điền
cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”. Vì muốn
giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải
bán con chó mặc dù hết sức buồn bã, đau

xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được
gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh
vườn để sau này cho con. Cuộc sống mỗi
ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn
nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Một
hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để
bẫy chó rồi rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo
rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết, cái chết thật
dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết,
chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu”.
II. Bài tập 2:
1. Sự việc và nhân vật tiêu biểu:
a) Chị Dậu nấu cháo định cho chồng ăn để
còn đi trốn.
b) Cai lệ và người nhà Lí trưởng xồng xộc
tiến vào.
c) Lúc đầu, chị Dậu tha thiết van xin nhưng
không được.
d) Cai lệ đấm chị, xông đến trói anh Dậu.
e) Chị đánh tên Cai lệ ngã chỏng quèo.
g) Tiếp đó chị giằng gậy, vật nhau với tên
người nhà Lí trưởng.
h) Anh Dậu tỏ ý can ngăn nhưng chị vẫn
chưa nguôi cơn giận.
2. Tóm tắt đoạn trích:
“ Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu
đã nấu cháo, định cho chồng ăn rồi sẽ đi
trốn. Chẳng ngờ, tên Cai lệ và người nhà Lí
trưởng xồng xộc tiến vào thúc sưu, một

mình chị Dậu đứng ra đối phó. Lúc đầu chị
tha thiết trình bày, van xin nhưng không
được. Đến khi Cai lệ đấm vào ngực chị,
xông tới đòi trói anh Dậu chị mới liều mạng
cự lại. Chỉ một động tác ngắn gọn, chị túm
ngay cổ tên Cai lệ ấn giúi ra cửa khiến hắn
ngã chỏng quèo. Tiếp đó chị giằng gậy, vật
nhau với tên người nhà Lí trưởng cuối cùng
hắn bị chị túm tóc, lẳng cho 1 cái ngã nhào
ra thềm. Anh Dậu tỏ ý can ngăn nhưng chị
vẫn chưa nguôi cơn giận”.


*Đọc thêm:
1. Tóm tắt “Dế Mèn phiêu lưu kí”
2. Tóm tắt “Quan Âm Thị Kính”.
- Cho HS đọc tham khảo 2 văn bản tóm tắt.
4. Củng cố: GV nhắc lại:
- Các bước tóm tắt văn bản tự sự.
- Yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại bản tóm tắt ở BT1 và BT2 để rút kinh nghiệm.
- Làm thêm BT3 vào vở.
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài ở bài viết số 1 để tiết sau trả bài.
IV. Rút kinh nghiệm.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
HT ký duyệt : 14/9/2015


Lờ Thanh Hương
Ngày soạn: 19/9/2015
Tiết 21,22:

Tuần: 6
Văn bản: Cô bé bán diêm
( An - đec - xen)

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
với các tình tiết, diễn biến hợp lí của truyện “Cô bé bán diêm”.
2. Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
3. Thỏi độ
- Có thái độ học tập và yêu quý tác phẩm văn học nước ngoài.
- Giáo dục HS lòng thương yêu con người, biết chia sẻ với những con người bất hạnh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Đọc kĩ văn bản
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:

- 14 -


Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
Tìm bố cục, trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1:
H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết
đôi nét về nhà văn An - đec – xen?
-> An - đec – xen (1805 – 1875) là nhà văn
Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ
em. Đan Mạch là một đất nước nhỏ bé thuộc
khu vực Bắc Âu. Diện tích chỉ bằng khoảng
1/8 nước ta, thủ đô là Cô- Pen Ha- Ghen.
Nhưng nơi đây rất tự hào đã có một nhà văn
nổi tiếng.Truyện của ông nhẹ nhàng, trong
trẻo, toát lên lòng yêu thương con người, nhất
là những người nghèo khổ.
H: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những
phương thức biểu đạt nào?
-> Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
(Miêu tả và biểu cảm đan xen giữa hiện thực
và mộng tưởng; biểu cảm ở 1 số tình huống...)
H: Ai là người kể chuyện?
-> Tác giả. Sử dụng ngôi thứ 3.
H: Dựa vào mạch kể và nội dung văn bản em
hãy cho biết VB có thể chia làm mấy phần?
ND từng phần là gì?


Hoạt động 2:
* HS đọc thầm đoạn 1.
H: Nhà văn đã giới thiệu như thế nào về gia
cảnh của em bé?
H: Em bé đang phải làm công việc gì để mưu
sinh?
H: Em có nhận xét gì về gia cảnh và công việc
của em bé?
GV: Mẹ mất sớm. Đó là một thiệt thòi lớn nhất
trong cuộc đời của mỗi con người. Và không
may cho cô bé, em phải mồ côi mẹ khi tuổi còn
quá nhỏ. Không có ai chăm sóc, an ủi, vỗ về->
Thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, phải tự

- 15 -

I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
-> An - đec – xen (1805 – 1875) là nhà
văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện
kể cho trẻ em.

2. Tác phẩm.
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả
biểu cảm
- Sử dụng ngôi kể thứ 3

3. Bố cục .
- P1: Từ đầu-> Cứng đờ ra.

( Hoàn cảnh của cô bé bán diêm)
- P2: Chà... chà...-> Thượng đế.
(Các lần quẹt diêm và mộng tưởng)
- P3: Còn lại.
(cái chết thương tâm của cô bé
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Em bé trong đêm giao thừa
a, Gia cảnh:
+ Nhà nghèo
+ Mồ côi mẹ, sống với cha và bà nội.
+ Cha khó tính, nghiện rượu
+ Bà nội qua đời
- Công việc: Bán diêm trên phố.
-> Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, vất vả.


đi kiếm sống...Bàn tay của em đã cứng đờ ra vì
rét.
H: Ngay ở đầu đoạn trích, tác giả đã miêu tả
thời gian, không gian có gì đặc biệt?
H: Tình trạng của em bé lúc này?
GV: Đêm giao thừa là thời điểm chuyển giao
giữa năm cũ và năm mới. Mọi người quây
quần bên nhau trò chuyện, nghỉ ngơi và thưởng
thức những món ăn truyền thống. Nhưng trái
lại, em bé phải lang thang ngoài đường phố để
bán diêm, nhất lại là trong không khí lạnh giá
vô cùng.
H: Đối diện với cảnh ấy, mọi người đón giao
thừa như thế nào?

H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
khi kể lại những chi tiết này? Tác dụng của nó?
GV: Đối lập với cô bé, mọi người trên phố đón
giao thừa rất vui vẻ, không khí ấm cúng, nhiều
thức ăn ngon, đèn sáng rực. Em bé phải ngồi
vào góc tường để tránh rét. Bởi có về nhà mà
không bán được bao diêm nào thì cũng sẽ bị bố
đánh.
Hoàn cảnh của em thật đáng thương. Đây
có thể là hình ảnh thật, đã từng xảy ra trên đất
nước Đan Mạch thời An - đéc – xen. Nhưng
cũng có thể là tình huống do nhà văn sáng tạo
ra để khắc hoạ câu chuyện với tình huống hoàn
toàn đối lập.
H: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao
thừa gợi cho em suy nghĩ gì?
-> Gọi từ 2- 3 HS trả lời.

b, Bối cảnh cụ bộ đi bỏn diờm
- Thời gian: Đêm giao thừa
- Không gian: Đường phố rét dữ dội
- Em bé:
+ Đầu trần, chân đất
+ Dò dẫm trong bóng tối
+ Bụng đói, cật rét.
- Trong các nhà: Sáng rực
- Ngoài phố: Sực nức mùi ngỗng quay.
- NT: Tương phản, đối lập
-> Nổi bật tình cảnh đáng thương, tội
nghiệp của em bé.


Hoạt động 3:
2. Những mộng tưởng và thực tại của
* HS đọc thầm đoạn 2.
cô bé bán diêm.
H: Câu chuyện được tiếp tục nhờ một chi tiết
nào cứ lặp đi lặp lại?
Mộng tưởng
Thực tại
-> Em bé quẹt diêm 5 lần.
H: Vì sao em bé phải quẹt diêm?
* Lần 1:
-> Để sưởi ấm. Nhưng chính là để được chìm - Ngồi trước lò - Bần thần cả
trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra. sưởi rực hồng.
người. Nghĩ đến
GV: Em bé quẹt diêm tất cả 5 lần. Trong đó 4 -> Sáng sủa, ấm công việc.
lần đầu là quẹt 1 que, còn lần thứ 5 là quẹt hết áp, thân mật.
số diêm còn lại trong bao. Vậy những mộng
tưởng vụt loé lên trước mắt em là gì? Sau => Mong ước -> Thể nào về nhà
những mộng tưởng ấy thực tại mà em phải đối được sưởi ấm.
cũng bị cha mắng.
mặt là gì?
H: Trong lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé đã

- 16 -


thấy những gì?
* Lần 2:
H: Em có nhận xét gì về cảnh tượng này?

- Bàn ăn sạch sẽ - Phố xá vắng teo,
H: Điều đó cho thấy mong ước gì của cô bé với những đồ dùng lạnh buốt, tuyết
bán diêm?
quý giá và có một phủ trắng xoá...
H: Nhưng chỉ một lát sau đốm sáng nhỏ nhoi con ngỗng quay.
đó vụt tắt. Trên tay em là que diêm đã tàn hẳn. -> Sang trọng, đủ Khách
qua
Lúc này thực tại quay trở về với em như thế đầy, sung sướng.
đường lãnh đạm.
nào?
H: Em tiếp tục quẹt que diêm thứ 2. Qua ánh
lửa diêm, cô bé đã thấy những gì?
=> Mong ước
H: Cảnh tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì?
được ăn ngon.
H: Điều này nói lên mong ước gì của cô bé
bán diêm?
H: Rồi que diêm cũng vụt tắt ngay sau đó,
thực tế đã thay thế cho mộng tưởng như thế * Lần 3:
nào?
- Cây thông Nô
H: Trong lần quẹt diêm thứ ba, cô bé thấy en, hàng ngàn
những gì?
ngọn nến, những
H: Em đọc được mong ước nào của cô bé từ bức tranh, những
cảnh tượng ấy?
ngôi sao...
GV: Với suy nghĩ “Khi có một vì sao đổi ngôi -> Mong ước được
là có một linh hồn bay về trời với thượng đế” vui đón Nô en.
em bé chắc hẳn nghĩ rằng cuộc sống nơi có

thượng đế sẽ là cuộc sống rất tốt đẹp và thật
* Lần 4:
may mắn cho những linh hồn đó. Với ý nghĩ
- Bà nội hiện về.
như vậy em quẹt tiếp que diêm thứ tư.
-> Mong được mãi
H: Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư?
ở cùng bà, được
H: Khi nhìn thấy bà em bé reo lên “Bà ơi,
che
chở,
yêu
cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân cho
thương.
cháu về với bà” khi đó cô bé bán diêm đã
=> Bốn lần quẹt
mong ước điều gì?
diêm là 4 mong
H: Qua 4 lần quẹt diêm, em có suy nghĩ gì về
ước giản dị, chân
những mong ước của cô bé?
thành,chính đáng.
GV: Thế là cô bé quẹt tất cả số diêm còn lại
trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa
* Lần 5:
- Em bé chết vì
ban ngày...
- Bà dắt em bay đói và rét.
H: Khi tất cả những que diêm đó cháy lên,
lên.

cũng là lúc cô bé thấy gì?
H: Nhưng thực tại, em có được bay cao, cao
mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào de doạ
như trong mộng tưởng của em không?
H: Theo em, tác giả sắp đặt song song cảnh
mộng tưởng và cảnh thực tại như vậy nhằm
mục đích gì?
H: Trong các mộng tưởng ấy, điều nào xuất
phát từ thực tế, còn điều nào chỉ là mộng
-> Nổi bật mong ước chính đáng và số
tưởng?
phận bất hạnh của em bé.
-> HS trả lời.

- 17 -


GV: Kết thúc của một số phận bất hạnh- đó 3. Cái chết của cô bé bán diêm.
chính là cái chết. Một cái chết ngay sau những
mộng tưởng ấm áp, đủ đầy, đẹp đẽ, ngời sáng
lung linh và vô cùng hạnh phúc.
- Em bé:
* HS đọc thầm đoạn 3.
+ Thi thể ngồi giữa những bao diêm.
H: Kết thúc câu chuyện là cảnh rất đỗi thương
+ Má hồng, môi mỉm cười.
tâm. Tác giả đã miêu tả cảnh thương tâm đó -> Cái chết thương tâm.
như thế nào?
- Cảnh vật: Bừng sáng.
H: Kết thúc này gợi cho em suy nghĩ gì?

- Mọi người: Vui vẻ ra khỏi nhà, chẳng ai
để ý đến cô bé đã chết bên đường.
H: Trong khi đó, cảnh vật và mọi người xung
quanh được miêu tả như thế nào?
H: Điều này gợi cho em suy nghĩ gì về số
phận những con người LĐ nghèo khổ trong xã
hội cũ?
-> Thế gian luôn lạnh lùng đối với hững người
dân nghèo khổ. Họ không có chỗ để ấm no,
vui sướng và hạnh phúc trên thế giới này.
=> Xót thương, đồng cảm với số phận em
H: Từ đó, em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn bé; Tố cáo xã hội thờ ơ trước người
An- đec- xen dành cho thế giới nhân vật tuổi nghèo khổ.
thơ của ông?
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Đan xen mộng ảo và thực tại.
H: Có gì đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện
+ Kết hợp TS, MT và BC.
của tác giả mà chúng ta cần học tập?
+ Tương phản, đối lập.
*Ghi nhớ: (SGK- 68)
- GV chốt lại, đưa ra phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc.
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài.
- Em hãy nhắc lại nội dung những lần quẹt diêm của cô bé?
- Truyện đã nói với chúng ta thông điệp gì?
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại văn bản, học nội dung theo trình tự phân tích.
- Học thuộc ghi nhớ.

- Soạn bài: “Trợ từ - thán từ”.
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................
Ngày soạn: 19/9/2015
Tiết 23:
Trợ từ - Thán từ
I. Mục tiêu bài học:

- 18 -


1. Kiến thức
Hiểu được thế nào là trợ từ, thỏn từ?
2. Kĩ năng:
Biết cỏch dựng trợ từ, thỏn từ trong cỏc trương hợp giao tiếp cụ thể.
3. Thỏi độ:
Yờu thớch tiếng việt
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy
Ghi ví dụ và BT1 ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước ví dụ và trả lời câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Em hãy phân biệt khái niệm từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1:
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ
- Gọi HS đọc.
- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa.
H: Nghĩa của câu 1 nói ăn ở đây với mức độ như
thế nào?
H: Câu 2 khác câu 1 ở từ nào? Từ đó diễn tả mức
độ ăn ở câu 2 có giống với bình thường không?

I. Trợ từ
1. Ví dụ:

2. Nhận xét:
- Ăn hai bát cơm. -> Chỉ mức độ bình
thường.
- Ăn những hai bát cơm. -> Quá mức
bình thường.
=> Nhấn mạnh: ăn 2 bát cơm là nhiều.
H: ở câu 3, thay thế cho từ “những” là từ “có” - Ăn có hai bát cơm. -> ít hơn bình
vậy từ “có” ở đây chỉ mức độ ăn như thế nào?
thường.
H: Nghĩa của câu 3 nhấn mạnh điều gì?
=> Nhấn mạnh ăn 2 bát cơm là ít.
H: Xét về cấu tạo ngữ pháp, cách diễn đạt của cả

3 câu có khác nhau không?
-> Giống nhau cách diễn đạt.
H: Số lượng từ ngữ ở 3 câu có gì khác nhau?
-> Câu 2, 3 có từ “những”, “có”.
H: Từ “những” và từ “có” đi kèm và bổ sung
nghĩa cho từ nào?
-> Hai (số từ)
H: Việc sử dụng từ đi kèm trong câu có tác dụng
ntn?
-> Bổ sung ý nghĩa cho câu, biểu thị thái độ đánh
giá sự vật, sự việc hoặc nhấn mạnh ý.
VD: Đích thị hắn làm việc đó.
Chính mắt tôi nhìn thấy...
-> Nhấn mạnh tính xác thực của sự việc.

- 19 -


=> Những từ đó được gọi là trợ từ.
H: Vậy em hiểu thế nào là trợ từ? Em có nhận
xét gì về vị trí của các trợ từ trong câu?
- HS trả lời. GV đưa ra ghi nhớ 1.
- Gọi HS đọc.
* Ghi nhớ:(SGK – 69)
Hoạt động 3:

II. Thán từ.
1. Ví dụ:

- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK

H: Chỉ ra các từ in đậm trong ví dụ trên?
-> Này, a, vâng.
H: Từ “này” trong ví dụ (a) là lời nói của ai đối
với ai?
-> Của lão Hạc với ông giáo.
H: Từ “này” có tác dụng gì trong câu?
H: Từ “a” trong câu sau là lời của ai?
-> Lời của con chó (trong suy nghĩ của lão Hạc)
H: Từ “a” bộc lộ thái độ và tình cảm gì?
H: Từ “này” trong ví dụ (b) là lời của ai nói với
ai?
-> Bà hàng xóm nói với chị Dậu.
H: Từ “này” ở đây có giống từ “này” ở ví dụ (a)
về tác dụng không?
-> Giống. (đều gây sự chú ý cho người đối
thoại).
H: Từ “vâng” trong ví dụ (b) được dùng với vai
trò gì trong giao tiếp? (để hỏi, để nói hay để
đáp)?
-> Dùng để đáp.
H: Dùng từ “vâng” để đáp còn biểu thị thái độ
gì?
GV: Giúp HS so sánh:
+ A! Mẹ về -> Vui mừng.
+ A! Lão già tệ lắm-> Bực tức, trách móc.
=> Phải chú ý ngữ điệu.
H: Hãy xem xét các từ “A”, “này”, “vâng” khi
hô đáp một mình có thể làm thành câu không?
GV: Câu độc lập đó thường ở dạng câu đặc biệt.
H: Các từ ấy có khả năng kết hợp với các từ ngữ

khác để làm thành câu được không? Nếu tạo
thành câu thì các từ trên đứng ở vị trí nào?
GV: Những từ A, này, vâng, ô hay, ôi, trời
ơi...được gọi là thán từ.
H: Vậy thế nào là thán từ?
- HS trả lời, GV đưa ra ghi nhớ.
GV: Lưu ý: Khi sử dụng thán từ phải chú ý đến
vai xã hội.

- 20 -

2. Nhận xét:

- “Này”-> Gây sự chú ý.

- “A” -> Thái độ tức giận, trách móc.

- “Vâng” -> Thái độ lễ phép.

-> Các từ trên:
+ Có thể làm thành câu độc lập.

+ Có thể cùng các từ ngữ khác tạo thành
câu và thường đứng ở đầu câu.


Hoạt động 4:

* Ghi nhớ 2: (SGK – 70


- GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và các ví dụ.
H: Trong các từ in đậm, từ nào là trợ từ, từ nào
không phải trợ từ?
- Gọi HS lên bảng đánh dấu theo quy ước(+), (-).
H: Em hãy giải thích nghĩa của các trợ từ in
đậm?
GV: Gợi ý:
Để giải nghĩa các từ đó, các em thử bỏ
chúng đi, không sử dụng từ đó trong câu nữa và
so sánh 2 câu để rút ra nhận xét.

III. Luyện tập:
1. Bài tập 1.
a. (+)
b. (-)
c. (+)
d. (-)

e.(-)
g. (+)
h. (-)
i.(+)

2. Bài tập 2:
a. Lấy -> ý nhấn mạnh mức độ tối thiểu,
không yêu cầu hơn.
b. Nguyên -> Toàn vẹn, không sai khác
đi được.=> Tiền thách quá cao.
Đến -> Nhấn mạnh (quá vô lí)

- Gọi HS đọc nội dung BT3.
c. Cả -> Nhấn mạnh việc ăn quá mức
- Hướng dẫn cách làm.
bình thường.
- HS nêu kết quả, GV ghi đáp án lên bảng.
d. Cứ -> Nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại,
nhàm chán.
3. Bài tập 3:
- GV nêu yêu cầu BT4.
a. Này, à.
- Gọi HS đọc nội dung từng phần.
b. ấy.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
c. Vâng.
- HS nêu kết quả.
d. Chao ôi.
e. Hỡi ơi.
4. Bài tập 4:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS đặt câu.
a. - Ha ha -> Bộc lộ sự khoái chí.
- ái ái -> Bộc lợ sợ hãi.
*Bài tập nâng cao: ( Lớp 8A)
b. Than ôi -> Tỏ ý nuối tiếc.
CÂU 1: Trong các từ in đậm sau từ nào là trợ 5. Bài tập 5.
từ:
VD:
A, Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi - Trời! Bông hoa đẹp quá.
trèo lên xe, tôi ríu cả cả chân lại
- Ôi! Tôi mừng vô kể.
B, Ngay chúng ta cũng không biết phải nói gì

- Vâng! Em biết rồi ạ.
C, Nó đưa tôi mỗi 5000 đồng
- Eo ôi! Trông con rắn kìa.
D, Mỗi người nhận 5000
- ái! Đau quá.
CÂU 2: Tìm các thán từ trong các câu sau và
cho biết chúng dùng để làm gì?
A, Này, bảo bác ấy co trốn đi thì trốn
B, Khốn nạn! nhà cháu đã không có, dẫu ông
chưởi mắng cũng đến thế thôi, xin ông trông lại
C, Ha ha! Một lưỡi gươm!
D, Em hơ đôi tay trên que diêm rưc than hồng.
Chà! ánh sáng kì diệu làm sao!

- 21 -


4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài:
- Thế nào là trợ từ?
- Thế nào là thán từ?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học theo quá trình tìm hiểu bài.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: “Đánh nhau với cối xay gió”.
IV. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 19/ 9/ 2015
Tiết 24:

Trả bài tập làm văn số 1
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về kiểu văn bản tự sự.
- Qua quá trình GV nhận xứt bài viết, HS có thể nhận ra ưu điểm , nhược điểm để từ đó có
hướng khắc phục và sửa chữa.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng kết hợp phương thức tự sự với miêu tả và biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chấm bài, nhận xét cụ thể
Phân loại bài kiểm tra.
2. Học sinh:
Lập dàn ý cho đề bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1:

I. Xác lập yêu cầu của đề:
1. Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm xảy ra giữa
H: Em hãy nhắc lại đề bài của bài Tập làm em với 1 người bạn hoặc với thầy cô giáo
văn này?
khiến cho em nhớ mãi.
- HS nêu, GV chép lên bảng.

2. Đề 2 : Hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc của
H: Đề bài yêu cầu ta phải tiến hành công ngày đầu tiên đi học.
việc gì?
* Yêu cầu:
H: Đây là thể loại văn nào?
- Kể lại 1 kỉ niệm.
-> Thể loại: tự sự.

- 22 -


Hoạt động 2:
II/ Dàn ý:
H: Phần mở bài em viết như thế nào?
H: Phần thân bài em sẽ kể lại các sự việc
gì?
Treo bảng phụ
Em sẽ sắp xếp các sự việc ấy theo trình tự
nào?
H: Phần kết bài cần phải trình bày điều gì?
Hoạt động 3:
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
GV nhận xét sơ bộ những ưu điểm và tồn * Về hình thức:
tại của HS.
Đa số trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ
ràng, rõ bố cục.
* Về nội dung:
- Hiểu yêu cầu của đề, biểu đạt đúng
phương thức.

- Làm sáng tỏ nội dung câu chuyện, diễn đạt
trôi chảy.
2. Hạn chế:
* Hình thức:
Một số trình bày bẩn, còn dùng bút
xoá, chữ viết ẩu, bố cục chưa rõ ràng.
* Nội dung:
- Diễn đạt còn lủng củng, chưa trôi chảy.
- Mắc nhiều lỗi dùng từ và diễn đạt.
- Chưa sử dụng dấu câu.
Hoạt động 4:
- Viết lan man, không toát ý
IV/ Chữa lỗi:
GV: Nêu các từ viết sai:
1. Lỗi chính tả
Sin lỗi, lẩn quẩn,giun sợ, ....
- Gọi HS nêu cách viết đúng.
- GV:
+ Em loé lên tình cảm với bạn.-> Nảy sinh
2. Lỗi dùng từ
+ Khóc bần bật. -> nức nở
+ Tầm 4 tuổi. -> khoảng 4 tuổi
+ Như kiểu nó biết lỗi. -> dường như
GV:
- Em có quen với một người bạn thân
-> Em chơi rất thân với một người bạn.
3. Lỗi diễn đạt.
Gọi HS mắc lỗi tự sửa.
Hoạt động 5:
- GVtrả bài cho HS

- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
- Chọn 1, 2 bài tiêu biểu đọc mẫu.

V. Trả bài, gọi điểm:

4. Củng cố: GV nhắc lại cho HS:

- 23 -


- Dàn ý đại cương của kiểu bài tự sự.
- Những yêu cầu cơ bản về ND và hình thức của 1 bài văn.
5. Hướng dẫn học bài:
- Viết lại bài văn vào vở bài tập.
- Soạn bài: “Đánh nhau với cối xay gió”.
VI. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….................
..................................................................................................................................................
...................................................................................................................
HT ký duyệt: 21/9/2015

Lờ Thanh Hương
Tuần: 7

Ngày soạn: 26/9/2015
Tiết 25,26:

Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió
(Trích Đôn Ki- hô- tê của Xec- van- tet)

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Thấy được tài nghệ của Xec -van –tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ:Đôn Kihô- tê và Xan Chô- pan- xa tương phản nhau về mọi mặt. Đánh giá đúng đắn các mặt tốt,
xấu của 2 nhân vật này từ đó rút ra bài học thực tiễn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh,đánh giá nhân vật trong tác phẩm
văn học.
- Tích hợp với phần TLV luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ:
GD học sinh lòng yêu thích, tìm hiểu văn học nước ngoài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Tóm tắt nội dung tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.
2. Học sinh:
Đọc trước văn bản, đọc chú thích.
Tìm bố cục và trả lời các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Hãy nêu những mộng tưởng xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm của cô bé bán diêm?
Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản này?
3. Bài mới:

- 24 -


Hoạt động của GV và HS

Nội dung


Hoạt động 1:
H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu
đôi nét về tác giả và tác phẩm?
-> HS trả lời.
GV: Đất nước Tây Ban Nha nằm ở phía tây
Châu Âu. Trong thời đại Phục Hưng – thời đại
thịnh vượng nhất của văn học (thế kỉ XIV->
XVI) đất nước này đã sản sinh ra nhà văn Xec –
van –tet .
M. Xec- van- tet (1547 – 1616) là một nhà
văn đã trải qua rất nhiều khổ đau thời tuổi trẻ:
Bị bắt đi lính, bị thương phải về quê tĩnh
dưỡng, trên đường về đã bị bọn cướp biển bắt
giam, bị tù đày ở An- giê- ri...
“Đôn Ki- hô- tê” là tiểu thuyết bất hủ của
nhà văn, được ông sáng tác trong khoảng thời
gian từ 1605 – 1615.. Tiểu thuyết gồm 126
chương, và đoạn trích này nằm ở chương VIII.
Nhan đề của chương này là: “Cuộc dặp gỡ rùng
rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ Đôn Kihô- tê với những cối xay gió và những sự việc
khác đáng ghi nhớ”.
H: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những
phương thức biểu đạt nào?
-> Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
H: Dựa vào nội dung, ta có thể chia văn bản
thành mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
-> 3 phần:
+ P1: Từ đầu -> Không cân sức.
(Thầy trò Đôn Ki- hô- tê trước trận chiến đấu)

+ P2: Nói rồi -> Toạc nửa vai.
(Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ)
+ P3: Vừa bàn tán -> hết.
(Hai thầy trò tiếp tục lên đường)
H: Em hãy liệt kê 5 sự việc chính trong văn bản
này đã thể hiện rõ tính cách của 2 nv?
-> HS trả lời.
GV dùng bảng phụ ghi 5 sự việc:
1. Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về
những chiếc cối xay gió.
2. Thái độ và hành động của mỗi người đối
với những chiếc cối xay gió.
3. Quan điểm và cách ứng xử của mỗi người
4. Khi bị đau đớn.

- 25 -

I/ Giới thiệu chung
1. Tỏc giả : M. Xec- van- tet (1547 –
1616) là một nhà văn đã trải qua rất
nhiều khổ đau thời tuổi trẻ

2. Tỏc phẩm
Tiểu thuyết gồm 126 chương, và đoạn
trích này nằm ở chương VIII. Nhan đề
của chương này là: “Cuộc dặp gỡ rùng
rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ
Đôn Ki- hô- tê với những cối xay gió
và những sự việc khác đáng ghi nhớ”.


3. Bố cục : 3 phần:
+ P1: Từ đầu -> Không cân sức.
(Thầy trò Đôn Ki- hô- tê trước trận
chiến đấu)
+ P2: Nói rồi -> Toạc nửa vai.
(Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng
lồ)
+ P3: Vừa bàn tán -> hết.
(Hai thầy trò tiếp tục lên đường)


×