Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

FED NÂNG LÃI SUẤT NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.46 KB, 11 trang )

SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A

Đề tài: " FED NÂNG LÃI SUẤT & NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM"
Tóm tắt:
Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED quyết định nâng lãi suất trong thời gian qua
không chỉ mang tính thời sự nóng bỏng mà nó còn tác động không nhỏ tới tình hình kinh
tế tài chính của không ít các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết nhằm
phân tích và nêu bật những tác động ấy đối với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề này một cách hiệu quả.
I. Đặt vấn đề
Lãi suất luôn được coi là một biến số nhạy cảm đối với đời sống kinh tế. Lãi suất
tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, quyết định đến lợi nhuận của các
nhà kinh doanh ngân hàng, quyết định hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Điều này còn được thể hiện rất rõ nét qua sự lan tỏa của sự
kiện kinh tế nổi bật được diễn ra gần đây, đó là việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã
quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập niên, kể từ sau cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2007-2009. Việc Fed tăng lãi suất thực sự là một vấn đề nóng
bỏng thu hút được sự quan tâm của không chỉ các nhà kinh tế mà còn của cả xã hội,
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết điều này sẽ đặt ra những cơ
hội và thách thức không nhỏ cho các nền kinh tế trên thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng.
Quan tâm đến vấn đề này cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về sức ảnh hưởng
của nó đối với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời trên cơ sở các kiến thức đã được học và
xuất phát từ thực tiễn cùng với tính thời sự của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài: "FED
nâng lãi suất & những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam" làm tâm điểm cho bài
viết của mình.

1/11



SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
II. Thực trạng
Sau 7 năm duy trì một mức lãi suất gần như bằng 0% để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh
tế, nước Mỹ biết rằng đã đến lúc phải tính toán lại việc sử dụng chính sách tiền tệ nới
lỏng này. Nếu duy trì quá lâu, chính sách này sẽ gây ra tác động không tốt cho nền kinh
tế lớn nhất thế giới, và ảnh hưởng tới các chỉ số vĩ mô như thất nghiệp, lạm phát... Vì
vậy, việc FED tăng lãi suất thực chất là đáp ứng được cả sự chờ đợi của nhà đầu tư, cũng
như thỏa mãn yêu cầu nội tại của kinh tế Mỹ, đảm bảo một tương lai phát triển ổn định
hơn. Ngày 16/12, FED đã chính thức công bố quyết định nâng lãi suất cơ bản lần đầu
tiên sau gần 10 năm, từ mức 0,25 đến 0,5%.
Điều này có thể gây cú sốc tỷ giá USD/VND trong ngắn hạn, cụ thể lãi suất
USD tăng 0,25%, trong khi lãi suất của tiền đồng vẫn ở mức rất cao, với chênh lệch lên
tới 5-7%. Vì vậy, lợi thế vẫn nghiêng hẳn về đồng Việt Nam. Việc nắm giữ tiền đồng vẫn
có lợi cho nhà đầu tư. Năm 2015, tỷ giá của Việt Nam với đồng USD đã được điều chỉnh
khoảng 5%. Tuy nhiên, đây được coi là bước điều chỉnh hi hữu và bất khả kháng. Trong
khi đó, hiện lạm phát đang ở mức rất thấp, hỗ trợ giá trị đồng tiền ổn định. Hơn nữa, tình
trạng cán cân thương mại của Việt Nam đã cải thiện, mặc dù có nhập siêu nhưng con số
4-5 tỷ USD là nhỏ, còn lượng kiều hối vẫn chuyển về nhiều, dòng vốn đầu tư trực tiếp và
gián tiếp vẫn tìm tới. Mặc dù so với đồng USD, VND giảm 0.6% giá trị trong 9 tháng đầu
năm, đây là mức độ tương đối thấp so với nhiều đồng tiền khác. Dự trữ ngoại hối của
Việt Nma còn khiêm tốn ở mức hơn 3 tháng nhập khẩu, tuy nhiên nhiều yếu tố quan
trọng khác để định giá đông ftieenf Việt Nam đã được cải theienj và tốt hơn nhiều nước
được so sánh. Cũng nói về điều này tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm chuyên gia tài chính ngân hàng
cho rằng “Nhiều quốc gia có tỷ giá đồng nội tệ neo với đồng USD, trong đó có Việt Nam
có thể cảm nhận được sức ép về biến động tỷ giá, đặc biệt trong những ngày gần đây luôn
ở mức kịch trần mà Ngân hàng Nhà nước cho phép”, cụ thể một loạt các ngân hàng
thương mại của Việt Nam đã rục rịch tăng tỷ giá lên mức kịch trần, cụ thể tỷ giá
USD/VND bán ra niêm yết tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

2/11



SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
giao động tăng từ 22.530 đồng/USD lên 22.547 đồng/USD trong 2 ngày 15 và
16/12/2015.

Việc Fed quyết định nâng lãi suất, đồng thời phát tín hiệu lãi suất sẽ được nâng
lên từ từ, một phần đã gây sức ép lên tỷ giá, đặc biệt đây là thời điểm cuối năm khi nhu
cầu ngoại tệ thanh toán của DN tăng. Một khi tỷ giá chịu sức ép, lãi suất tiền tiết kiệm
VND khó tránh được áp lực tăng lên.
Từ giữa tháng 12/2015, lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên thị trường đã “nóng” dần đối với
kỳ hạn ngắn và dài khi một số ngân hàng dự đoán được quyết định của Fed. Một số ngân
hàng như Eximbank, Sacombank,… đã điều chỉnh bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trước
khi Fed nâng lãi suất khoảng 2-3 ngày. Cụ thể, ngày 15/12, Sacombank đã áp dụng biểu
lãi suất mới, với mức tăng khoảng 0,2-0,3%/năm so với biểu lãi suất cũ. Tại Eximbank,
biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND được điều chỉnh tăng nhẹ ở các kỳ hạn ngắn trong
ngày 11/12. Cụ thể, kỳ hạn 1-6 tháng, Eximbank áp dụng mức lãi suất 4,5-5,5%/năm, kỳ
hạn 9-12 tháng, lãi suất từ 5,6-6,25/năm. Mức cao nhất 7,5%/năm được áp dụng cho kỳ
hạn tiền gửi 13 tháng, nhưng đòi hỏi mức tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên đối với một sổ
tiết kiệm mở mới. Nhìn chung, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại đã có xu
hướng tăng lên trong nửa đầu tháng 12/2015, dù chỉ ở mức thấp. Nguyên nhân được một
3/11


SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
lãnh đạo Eximbank chỉ ra rằng, thị trường dự báo được việc Fed nâng lãi suất sẽ gây sức
ép lớn hơn lên tỷ giá, đồng thời, do cầu vốn cuối năm của khách hàng tăng lên nên lãi
suất tiền gửi tiết kiệm tăng nhẹ nhằm thu hút tiền nhàn rỗi là khó tránh. Trong 11 tháng
đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 13,98%, tăng đáng kể
so với mức 10% cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho ngành tài chính

ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, sự cải thiện mạnh mẽ của tín dụng khiến một số ngân
hàng thương mại đã bắt đầu tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn với mức tăng từ
0,2-0,5%/năm.
Hiện mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi
không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1
tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12
tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm. So với tín dụng, huy động vốn của
nhiều ngân hàng trong hơn 3 quý đầu năm nay tăng trưởng chậm hơn. Cụ thể, các ngân
hàng lớn như MB, Sacombank, ACB, Vietinbank tăng trưởng huy động vốn tính đến cuối
tháng 9/2015 lần lượt tăng 4%, 12,8%, 9,5%, 10,5% so với đầu năm 2015. Trong khi đó,
dư nợ tín dụng của các ngân hàng này tăng khá cao thời gian qua, lần lượt tăng 13%,
13,8%, 12,8% và 13,5%. Ngoài ra, một số ngân hàng còn khuyến khích cộng thêm 0,2%
lãi suất khi gửi tiết kiệm trực tuyến so với lãi suất hiện hành. Ta có thể thấy ngày
21/12/2015, VPbank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức tăng 0,3%/năm. Ở kỳ
hạn từ 1-2 tháng, ngân hàng hiện đang trả lãi ở mức 5,1%/năm. Kỳ hạn 3 tháng, lãi lên
mức 5,3%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 7%/năm.
Điều này đã tạo sức ép lên huy động tiết kiệm để đảm bảo thanh khoản, đồng thời các
ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất cho vay trong cuộc đua dành thị phần tín dụng
mà còn đang ra sức huy động vốn, đặc biệt là sau quyết định nâng lãi suất USD của Fed.
Bên cạnh những tác động về việc tăng lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín
dụng thì việc FED nâng mức lãi suất cũng có sức ảnh hưởng tới những quyết định của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cụ thể, từ ngày 18/12/2015 Ngân

4/11


SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
hàng Nhà nước có thông báo hạ lãi suất huy động USD của tổ chức, cá nhân xuống còn
0%. Chính sách này đã khiến không ít người quyết định bán USD cho ngân hàng vì với
lãi suất 0%, việc giữ USD sẽ không có lợi bằng việc nắm giữ đồng Việt Nam trong khi

hiện chênh lệch lãi suất đồng Việt Nam gấp từ 5-7 lần so với lãi suất đồng USD. Cũng
theo đó các chuyên gia ngành tài chính ngân hàng cho rằng động thái giảm lãi suất USD
về 0% của NHNN là khá phù hợp tại thời điểm hiện nay vì không chỉ giúp cân bằng thị
trường ngoại hối trước tác động của việc FED tăng lãi suất , mà còn thể hiện sự quyết liệt
của NHNN trong lộ trình chống USD hóa. Với động thái này, trong ngắn hạn sẽ hạn chế
tâm lý găm giữ USD của người dân và chuyển sang nắm giữ VND, góp phần ổn định tỷ
giá. Mặt khác, việc điều chỉnh còn tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng dự trữ ngoại tệ
và ổn định thanh khoản đồng USD trên thị trường ngoại hối trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó vấn đề nợ nước ngoài của Việt Nam cũng được coi là một trong số
những tác động không nhỏ khi FED tăng lãi suất. Điều này tất yếu sẽ có tác động đến các
khoản nợ nước ngoài ở các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Vấn đề không chỉ
nằm ở việc lãi suất đối với các khoản vay mới hoặc vay đảo nợ trên thị trường quốc tế sẽ
có xu hướng tăng lên, mà còn nằm ở chỗ gánh nặng của các khoản nợ hiện tại cũng tăng.
Ta có thể thấy các khoản nợ nước ngoài sẽ tăng lên do cấu trúc nợ của Việt Nam liên
quan nhiều đến đồng USD. Khi lãi suất đồng USD tăng có thể sẽ khiến lãi suất hoặc tỷ
giá một số đồng tiền khác giảm, do đó tác động chung về nợ nước ngoài sẽ không lớn,
song lãi suất USD tăng sẽ khiến lãi suất vay nợ nước ngoài nhìn chung sẽ tăng lên. Cũng
như vậy, nợ của doanh nghiệp vay bằng USD trong và ngoài nước sẽ tăng, làm chi phí
vốn vay của các doanh nghiệp trở nên đắt đỏ hơn. Phần lớn các chuyên gia ngoại hối dự
đoán lãi suất USD tăng lên ở Mỹ sẽ kéo theo sự tăng giá của đồng USD so với đồng tiền
của nhiều nền kinh tế mới nổi. Điều đó cũng đồng nghĩa những nền kinh tế mới nổi sẽ
đứng trước gánh nặng nợ lớn hơn khi quy đổi ra đồng nội tệ. Có thể hiểu đơn giản là khi
số nợ vay được định giá bằng USD không đổi, khi đồng USD tăng giá 5% so với đồng
nội tệ thì tổng số nợ khi quy ra nội tệ cũng sẽ tăng 5%. Những công ty ở các nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam vay nợ nước ngoài mà có nguồn thu bằng nội tệ sẽ có rủi

5/11


SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A

ro bị lỗ do rủi ro tỉ giá. Điều này đã được thấy ở Việt Nam vài năm gần đây khi có nhiều
công ty công bố những khoản lỗ lớn do biến động tỉỉ giá, phần lớn trong số đó có nhiều
khoản vay bằng ngoại tệ trong khi có nguồn thu là tiền đồng Việt Nam. Tóm lại, có thể
thấy trước động thái nâng lãi suất của FED thì các khoản nợ nước ngoài cũng đang là bải
toán lớn chưa có lời giải của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế Việt Nam.
Không chỉ có vậy, bên cạnh những tác động về tỷ giá, lãi suất, các khoản nợ
nước ngoài... thì việc Fed tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối trong nước.
Thị trường ngoại hối trong nước tiếp tục cho thấy biến động khá phức tạp và đặc biệt là
sự liên thông tương đối chặt chẽ với thị trường ngoại hối quốc tế. Kể từ cuối tháng Mười
đến nay, mặc dù cán cân thanh toán tổng thể chuyển biến khá tích cực, nhập siêu giảm
mạnh và thậm chí cán cân thương mại thặng dư 500 triệu USD trong tháng 10/2015, tuy
nhiên, tỷ giá USD/VND đã tăng mạnh 170-180 điểm lên 22.470-22.480 đồng/USD
(quanh tỷ giá bán ra của Ngân hàng Nhà nước). Ta thấy diễn biến này chủ yếu xuất phát
từ tâm lý lo ngại liên quan đến đà tăng của USD trên thị trường quốc tế, kỳ vọng vào khả
năng nâng lãi suất cơ bản của Fed trong tháng 12 và những vấn đề bất ổn của kinh tế thế
giới. Do vậy, với dự báo USD tiếp tục tăng giá trên thị trường quốc tế trong tháng 12
cộng với các yếu tố mùa vụ về mặt nhập siêu, nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các
nhà đầu tư nước ngoài gia tăng thì thị trường ngoại hối dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khá
căng thẳng. "Chủ trương nhất quán và các giải pháp can thiệp từ phía Ngân hàng Nhà
nước sẽ giúp tỷ giá tiếp tục duy trì trong biên độ cho phép nhưng nhìn chung giao dịch ở
mặt bằng cao, dự kiến chủ yếu quanh khoảng 22.450-22.500 đồng/USD từ 12/2015 đến
khoảng đầu năm 2016.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới câu chuyện về dòng vốn đầu tư. Dòng vốn
đầu tư sẽ dịch chuyển về những nước có tỷ lệ rủi ro thấp hơn ví dụ như Mỹ hay các khu
vực Châu Âu. Theo thống kê của EPFR, tính từ đầu năm 2015, các quỹ đầu tư vào TTCK
Mỹ đã bị rút tổng cộng 137 tỷ USD và các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi bị rút 70 tỷ
USD. Ở chiều ngược lại, các quỹ đầu tư tại Tây Âu và Nhật Bản lại thu hút được 119 tỷ
USD và 56 tỷ USD, do NHTW tại đây kiên trì với các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Tại một
6/11



SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
số nước vùng Đông và Đông Nam Á, giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đều tăng
cao trước khi diễn ra phiên họp của Fed vào tháng 9 và tháng 12. Sau phiên họp tháng 9,
NĐT nước ngoài có xu hướng mua ròng trở lại, nhưng giá trị không lớn. Phiên họp tháng
12 mới kết thúc và NĐT nước ngoài cũng đã quay lại mua ròng. Điều này tạo ra hy vọng
NĐT nước ngoài sẽ tiếp tục mua ròng và thúc đẩy thị trường các nước. Rõ ràng, dòng
vốn đầu tư vào những thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam cũng đang quay về và đây
sẽ là những xu hướng còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Với chúng ta, đặt ra câu
chuyện quản lý dòng vốn đầu tư phải ra vào như thế nào cho hiệu quả và hợp lý.

Nói tóm lại, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất đã và sẽ có nhiều tác
động đến Việt Nam, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, trong ngắn hạn và dài hạn. Nó mang đến
nhưng cơ hội cũng như thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

7/11


SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
Điều này đòi hỏi những chiến lược, chính sách về kinh tế được đưa ra nhằm giải đáp cho
bài toán lớn này.

III. Giải pháp
Thứ nhất, để cân bằng áp lực tỷ giá, Việt Nam có nhiều lựa chọn. Công cụ lãi suất
đã được thực thi triệt để bằng việc giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%, áp dụng ngay từ
ngày 18/12. Lãi suất đồng VND đang tăng nhanh sau khi chạm đáy vào tháng 10. Hiện
tại, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng trung bình là 5,6%/năm so với đáy tháng 10 là 4,5 4,8%/năm. Tuy vậy, lãi suất VND sẽ không thể tăng quá cao, ảnh hưởng đến mặt bằng lãi
suất cho vay và tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, một công cụ khác có thể được sử dụng là giảm quy định trạng thái ngoại
tệ tại các NHTM. Quy định trạng thái ngoại tệ +/-20% đã được áp dụng từ tháng 5/2012.

Từ đó đến nay, quy mô vốn của các NHTM đã tăng thêm 29%, gia tăng đáng kể giá trị
tuyệt đối trạng thái ngoại tệ mà ngân hàng có thể nắm giữ. Việc giảm tỷ lệ trạng thái
ngoại tệ ở thời điểm này là hợp lý, nhằm hạn chế tình trạng các NHTM găm giữ ngoại tệ
để kiếm lợi từ chênh lệch tỷ giá.
Thứ ba, một biện pháp nữa là nới biên độ tỷ giá từ mức 3% lên 4 - 5% và cũng
không loại trừ việc Ngân hàng nhà nước sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn. Đồng thời,
kết hợp với các biện pháp hành chính hay công cụ tài khóa như tăng thuế các mặt hàng
không thiết yếu nhập khẩu giá trị lớn (như ô tô), thu hút đầu tư FDI và FII (thông qua
IPO và thoái vốn), Việt Nam vẫn có khả năng duy trì được cán cân tổng thể dương, hỗ trợ
ổn định tỷ giá.
Mặc dù vậy, việc giữ ổn định tỷ giá là một thách thức trong những tháng tiếp theo, bởi
các yếu tố bên ngoài là rất khó kiểm soát. Với diễn biến tỷ giá như vậy, NĐT nước ngoài
có lý do để lo ngại khi rót vốn vào thị trường Việt Nam.

8/11


SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
Thứ tư, ở một khía cạnh khác, không thể phủ nhận Việt Nam đang đứng trước
những cơ hội lớn khi tiếp tục tham gia sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế. Với điều
kiện thị trường như vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan bộ ngành để xây dựng các kịch bản diễn biến thị trường, để có thể phối hợp đồng
bộ, ứng phó kịp thời và hiệu quả trước các diễn biến thị trường, bao gồm trong năm 2016
cũng như trong trung-dài hạn.
Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần sớm đưa ra các giải pháp ứng xử cho năm 2016
và đưa ra các thông điệp cụ thể định hướng thị trường về lãi suất cũng như tỷ giá cho
năm nay. Ngoài ra, cũng cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề tâm lý của thị trường và cần có
các thông điệp cũng như hành động cụ thể, kịp thời để tránh thị trường bị cộng hưởng tạo
ra các biến động vượt ngoài tầm kiểm soát, Bộ Tài chính cần lựa chọn thời điểm phù hợp,
xem xét đẩy nhanh quá trình phát hành trái phiếu Chính phủ quốc tế trong đầu năm 2016

để tận dụng thời điểm thị trường thuận lợi với chi phí vốn hợp lý.
Cuối cùng, đối với biện pháp dài hạn, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh
quá trình chống đô la hóa nền kinh tế để giúp chính sách tiền tệ trở nên chủ động hơn,
hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ các biến động trên thị trường tài chính quốc tế; nghiên
cứu và xem xét việc thay đổi cơ chế điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, thị
trường hơn, gia tăng mức độ liên thông với thị trường quốc tế cũng như diễn biến cungcầu thực tế trên thị trường.

9/11


SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A

MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt

1

I. Đặt vấn đề
II. Thực trạng
III. Giải pháp

1
2
8

Tài liệu tham khảo
1. Tham khảo website />10/11



SV thực hiện:Thái Kim Anh - ĐHLTTN7A
2.
3.
4.
5.

Tham khảo website />Tham khảo website />Tham khảo website />Tổng cục thống kê: />
11/11



×