Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nguyễn Khoa Điềm và văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.35 KB, 2 trang )

Đề bài : Suy nghĩ của em về đoạn thơ sau :
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc ở trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng sẽ về làm hoàng hậu
Cây khế chua ắt có đại bang đến đậu
Chim ăn rồi trả quả ngon ngọt cho ta
Đất đai cằn cỗi thì người sẽ nở hoa”
Bài làm :
Là một người con của dải dất hình chữ S, chúng ta đã gắn bó với lũy tre làng, với
con trâu già, cánh diều bay trên nội cỏ mượt mà, đàn cò thẳng cánh bay chấp chới trên
nền trời bêng biếc xanh, tiếng bà thủ thỉ bên tai “ Ngày xửa, ngày xưa ở một làng nọ…”
Có lẽ những điều ấy đã thôi thúc Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc ở trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng sẽ về làm hoàng hậu
Cây khế chua ắt có đại bang đến đậu
Chim ăn rồi trả quả ngon ngọt cho ta
Đất đai cằn cỗi thì người sẽ nở hoa”
Ông là một cây bút hết sức tài năng, thơ ông mang nét gì đó phóng khoáng, mộc
mạc nhưng thấm đẫ, ý vị, triết lý cuộc sống.
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc ở trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi”
Ở câu đầu tiên “ Ta lớn lên”, “ rất thật” và “ niềm tin” được tác giả nhắc đến là gì ? Tại
sao lại như vậy ? Liệu rằng có phải niềm tin ấy chính là điểm đặt của lý tưởng cuỗ sống,
ước mơ, khát vọng, hoài bão, định hướng cho bản than niềm tin vào cái thiện sẽ đứung
lên chiến thắng cái ác. Sự định hướng đúng đắn, chính xác và niềm tin vững vàng sẽ là cơ
sở, điểm đặt để nuôi dưỡng, trau dồi, bồi đắp cho tâm hồn mỗi con người hay rõ ràng hơn
là niềm tin trong truyện cổ tích đã nuôi lớn tâm hồn của ta một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.


Sống ở đời, vui- buồn, hi vọng- thấy vọng, mạnh mẽ - yếu đuối, đau khổ- vui sướng, may
mắn- bất hạnh, chúng luôn đi kèm và song hành với nhau như hình với bóng, không thể
tách rời. Không ai có quyền cũng như khả năng để lựa chọn riêng cho bản than mình
những gì dẹp đẽ nhất mà thay vào đó là sự cố gắng, nỗ lực để đạt được hạnh phúc. Cuộc
đời giống như một con đường dài khúc khủy, gập ghềnh, chông chênh và đầy rẫy những
hòn đá cản đường và cả những lối rẽ, gấp khúc mà chỉ cần vô tình sơ sẩy để hụt bước ta
sẽ bị vấp ngã. Tôi từng nghe nói “ Mỗi khi vấp ngã, tôi thường tự nhủ bản than hãy nhanh
chóng đứng dậy và đi tiếp. Vì chỉ có như vậy tôi mới có thể đến đích. Cùng lắm tôi sẽ bị
ngã thêm vài lần. Còn nếu tôi nằm đó, tất cả những gì tôi nhận được chỉ là những tiếng xì
xầm. Bởi vậy “ dẫu phải cay đắng dập vùi” mọi thứu rồi cũng qua đi, đằng sau những cơn
mưa dông là cầu vồng rực rỡ, đằng sau thấtt bại là một kinh nghiệm. Tuy nhiên, cuộc
sống làm sao mà lại không tồn tại sự bất mãn, thiếu thốn, nản long. Hãy nhớ, lấy “ niềm
tin” của mình mà dựa vào, rằng phía cuối con đường hầm sẽ có ánh sang. Rằng chị Tấm
nết na, ngoan hiền, hiếu thảo qua bao lần hóa than từ chim vàng anh, cây xoan đào,


khung cửi cho đến quả thị. Thế nhưng chị vẫn chưa được hưởng hạnh phúc, chị hóa chim
thì bị làm thịt, hóa cây thì bị chặt, thành khung cửi lại bị đốt… bao nỗi khổ đâu, mất mát
tứ thi nhau nối tiếp mà vẽ nên cuộc đời Tấm. Kết truyện, vẫn là cái kết có hậu, được mọi
người mong đợi “Rằng cô Tấm cũng sẽ về làm hoàng hậu” niềm vui, hạnh phúc, may
mắn bất chốc vỡ òa, đền đáp mọi sự thống khổ đã qua. Cái thiện lại lên ngôi và cái ác bị
tiêu diệt. Không chỉ riêng Tấm Cám mà “ Niềm tin” kia còm xuất hiện cả trong hang loạt
câu chuyện cổ tích, thần thoái khác. “ Cây khế cũng là một tronmg số ấy, với hình tượng
người em hiền hậu, chân chất, thật thà, chăm chỉ đối lập với người anh tham lam, độc ác,
mưu mô. Người em lúc nào cũng im lặng chấp nhận tất cả, đấy không phải là sự nhu
nhược giống như ông lão đánh cá và con cá vàng của nhà văn Pu-skin mà là một nét đẹp
trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đại bang đến mang theo cái kết nhân quả mỹ
mãn, toàn vẹn “ Gieo nhân nào, gặt quả ấy” . “Đất đai cằn cỗi thì người sẽ nở hoa”
Sống trong điều kiện khắc nghiệt sẽ giúp cho cây phát triển mạnh mẽ, vượt lên mọi khso
khăn để sinh tồn. Con người cũng không ngoại lệ, luôn cần có sự thử thách để ta vượt qua

“ Lửa thử vàng, gian nan thử sức” Bất kỳ mọi thứu tồn tại và pahst triển đều phải được
tôi luyện mới hình thành. Bằng ngòi bút điêu luyện, sắc sảo và tinh tế của mình, tác giả
Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ nên một đoạn thơ nhỏ bảy câu nhưng chứa đựng cả một bầu
trời ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc mang đến cho bản than tôi nói chung và hang triệu,
hàng triệu con người khác yêu thích văn chương một niềm tin rất thật, tin vào cái thiện,
cái đúng, tin vào hệ luật nhân quả. Là một người học sinh, ngay lúc này tô đã xác định
cho mình một niềm tin, lý tưởng riêng để thực hiện, phấn đấu, tôi mong các bạn độc giả
khác cũng như vậy. Hãy rèn luyện ý chí. Nghị lực, niềm tin vào tương lai tươi sang đầy
hào quang, tốt đẹp hơn phía trước, đừng sợ khi ta bị vấp ngã mà hãy chỉ sợ khi ta không
thể vấp ngã được nữa, đừng sợ cay đắng mà chỉ sợ khi vị giác của ta không còn cảm nhận
được vị đắng.
Truyện cổ tích là loại hình nghệ thuật cổ truyền, đầy nét đặc sắc, mới mẻ thuộc
loại hình văn học dân gian. Tôi tin rằng, những tác phẩm này và tán cây cổ thụ dân gian
sẽ luôn trường tồn mãi với thời gian. “ Ngày xửa, ngày xưa, ở một ngôi làng nọ….” Âm
vang mãi không dứt.



×