Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tư tưởng chính trị của phan châu trinh, 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.15 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

TRẦN MAI ƯỚC

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CỦA PHAN CHÂU TRINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MNH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

TRẦN MAI ƯỚC

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CỦA PHAN CHÂU TRINH
Chuyên ngành: Lịch sử triết học
Mã số: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
[

Người hướng dẫn khoa học:
HD.1: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ
HD.2: TS. NGUYỄN ANH QUỐC



Phản biện:
1. PGS.TS. VŨ VĂN GẦU
2. PGS.TS. NGUYỄN THANH
3. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TẾ
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS: ĐẶNG HỮU TOÀN
2. PGS.TS: TRẦN NGUYÊN VIỆT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Lương Minh Cừ và TS. Nguyễn Anh Quốc. Tôi xin hoàn
toàn chòu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng … năm 2013
Tác giả

TRẦN MAI ƯỚC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 20
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH ............... 20
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CỦA PHAN CHÂU TRINH ..............................................................................................20
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh...................20

1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh .......................................40
1.2. TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA
PHAN CHÂU TRINH ......................................................................................... 54
1.2.1. Tư tưởng yêu nước của dân tộc Việt Nam với việc hình thành tư tưởng
chính trị của Phan Châu Trinh ......................................................................... 55
1.2.2. Tư tưởng Tân thư với việc hình thành tư tưởng chính trị của
Phan Châu Trinh ........................................................................................................... 58
1.2.3. Tư tưởng Canh tân với việc hình thành tư tưởng chính trị của
Phan Châu Trinh .................................................................................................. 64
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA
PHAN CHÂU TRINH ......................................................................................... 72
1.3.1. Vài nét về thân thế của Phan Châu Trinh ................................................. 72
1.3.2. Các giai đoạn hình thành, phát triển của tư tưởng chính trị
Phan Châu Trinh ................................................................................................. 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 84


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH ................................................................ 88
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
PHAN CHÂU TRINH ......................................................................................... 93
2.1.1. Tư tưởng về thể chế nhà nước và quản lý nhà nước của
Phan Châu Trinh ................................................................................................. 95
2.1.2. Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh .................................................. 102
2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA
PHAN CHÂU TRINH ....................................................................................... 140
2.2.1. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính chất thực tiễn .............. 140
2.2.2. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính chất cải lương ............. 142
2.2.3.Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính dân tộc, tính nhân

dân sâu sắc ......................................................................................................... 148
2.2.4. Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính
chất quá độ ......................................................................................................... 153
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 157
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH ĐỐI VỚI THỰC TIỄN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY .............. 160
3.1. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
PHAN CHÂU TRINH ...................................................................................... 161
3.1.1. Giá trị của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh ....................................... 161
3.1.2. Mặt hạn chế trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh .................... 175


3.2. NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN
CHÂU TRINH VỚI THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................... 186
3.2.1. Khái quát quá trình xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
hiện nay .............................................................................................................. 186
3.2.2. Những bài học lịch sử từ tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh ................ 201
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 231
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 233
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 239
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................. 251
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................ 253


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong quá trình xây dựng đất nước và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu, kinh nghiệm của 27 năm
đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều lần
so với trước đây. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn,
đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại.
Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn
nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp
tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các
chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở
nước ta [41, 29].
Thể chế và đường lối chính trị giữ vai trò quyết định rất lớn đến vận
mệnh của một dân tộc. V.I. Lênin đã từng nói: “Chính trị là vận mệnh thực tế
của hàng triệu con người” [82, 142]. Với tình hình và bối cảnh nêu trên, đã
tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen, đối với quá trình phát triển của
đất nước. Những yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng trong bối cảnh hiện
nay đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ngày càng vững
mạnh, hiệu quả là một vấn đề có tính chất nền tảng. Do vậy, để xây dựng hệ
thống chính trị ưu việt, việc học tập, tiếp thu, kế thừa giá trị của nhân loại, nói
chung là một việc làm cần thiết.
Độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [41, 70] luôn luôn là khát vọng của con
1


2


người Việt Nam. Chính mục đích và lý tưởng ấy đã thôi thúc các thế hệ người
Việt Nam phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thử thách để vươn lên tìm con
đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Lịch sử Việt Nam, cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn đặc biệt, đó là giai đoạn Việt Nam
bị thực dân Pháp xâm lược, biến nước ta từ một nước phong kiến thành một
nước thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam đi vào thời kỳ
suy tàn, thực dân Pháp đặt ách thống trị trên cả nước ta, kể từ Hiệp ước
Patơnốt (1884). Từ một nước phong kiến, với nền kinh tế nông nghiệp nhỏ
là chủ yếu, nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế phát triển theo tư bản
chủ nghĩa. Sự chuyển biến này do tác động từ bên ngoài vào, chứ không
phải do mâu thuẫn nội tại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
nước qui định. Trên thế giới, chủ nghĩa thực dân đang bành trướng, mở rộng
các cuộc chiến tranh xâm lược, tìm thuộc địa, đã tạo những ảnh hưởng lớn
đến các dân tộc. Nhưng cũng trong thời kỳ đó, phong trào cách mạng vô sản
thế giới đang ngày càng phát triển nhanh chóng, được mở đầu bằng cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công đã mở ra một thời đại mới
cho nhân loại. Trong bối cảnh ấy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã đặt ra các câu
hỏi lớn cho các bậc sĩ phu, những nhà yêu nước: Dân tộc ta lựa chọn con
đường nào và phải làm gì để giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước? Trước
yêu cầu cấp thiết của lịch sử, các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu, trong đó
có Phan Châu Trinh (1872 - 1926), với tư tưởng cấp tiến về dân chủ, dân
quyền, dân sinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, về thể chế nhà
nước, về quản lý nhà nước… sâu sắc, đã có giá trị lịch sử to lớn không chỉ
với thời đại lúc bấy giờ mà còn cả với thời đại hiện nay.
Có thể nói, trong tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, tư tưởng Phan Châu Trinh đã góp phần làm phong phú thêm
sinh khí của tư tưởng dân chủ tư sản, làm rõ thêm yêu cầu chống chế độ phong
2



3

kiến - một vấn đề lịch sử có tính thời đại mới, được đặt ra trong xã hội Việt
Nam. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh đã góp phần quan trọng tạo
nên bước chuyển đối với tư duy của dân tộc Việt Nam, đó là làm cuộc vận
động từng bước về tư tưởng từ bỏ chế độ quân chủ, chuyển sang chế độ dân
chủ, từ tư duy phong kiến chuyển sang tư duy thời cận – hiện đại trong
những năm đầu của thế kỷ XX. Tư tưởng của Phan Châu Trinh là hồi
chuông thức tỉnh dân tộc ta thoát khỏi chế độ quân chủ chuyên chế hàng
ngàn năm, như Hồ Chí Minh đã nhận xét, Phan Châu Trinh là người “chọc
trời quấy nước tiếng đùng đùng” [145, 491]. Trong báo cáo gửi Quốc tế
cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh
rằng “Năm 1926, có một sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp sau cái chết của
một nhà quốc gia chủ nghĩa già – Phan Châu Trinh. Khắp trong nước đều có
lễ truy điệu. Chữ “chủ nghĩa quốc gia” từ đó được nói và viết một cách công
khai. Những giáo viên Pháp tìm cách ngăn cấm học sinh tham gia các cuộc
mít tinh đó. Nam nữ học sinh ở nhiều trường, đặc biệt là ở Sài Gòn là nơi tổ
chức đám tang, đã tuyên bố bãi khóa. 20.000 người đi theo linh cữu mang
biểu ngữ viết những khẩu hiệu có tính chất quốc gia chủ nghĩa. Người An
Nam chưa hề được chứng kiến một việc to lớn như vậy bao giờ trong lịch
sử” [145, 491]. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi nói về Phan Châu
Trinh đã nhận định rằng: “Phan Châu Trinh là một người chí sĩ, có bản lĩnh
yêu nước rất kiên cường” [145, 90]. Cụ Hoàng Xuân Hãn, một học giả lớn,
một nhân sĩ nổi tiếng trong giới Việt kiều ở Pháp và nước ngoài, đồng thời
cũng là một nhân chứng lịch sử quan trọng, đã cho rằng: “những tư tưởng
của Phan Châu Trinh về cơ bản vẫn còn giá trị lớn đối với xã hội ta ngày
nay” [145, 131]. Nhà sử học người Pháp Daniel Héméry lại cho rằng :
"Những nhan đề do Phan Châu Trinh xác định từ thế kỉ XX các thế hệ người
Việt Nam còn phải đảm nhận lâu dài" [66, 128].

3


4

Bằng cả cuộc đời đấu tranh gian khổ, Phan Châu Trinh đã có những
cống hiến lớn lao cho dân tộc về phương diện tư tưởng chính trị. Nghiên cứu
lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không chỉ
làm rõ sự chuyển biến sâu sắc của toàn bộ phong trào cách mạng, mà còn
làm rõ vai trò to lớn của các chí sĩ cách mạng trong việc xác định đường lối,
xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tìm phương pháp tiếp cận để hội nhập với
khu vực và thế giới, đồng thời để từ đó có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm về vai trò và tầm quan trọng của chủ nghĩa yêu nước trong phong
trào giải phóng dân tộc ở những năm đầu của thế kỷ XX. Việc đánh giá tư
tưởng và sự nghiệp của Phan Châu Trinh là việc làm hết sức cần thiết, nhất
là những tư tưởng chính trị có tính cách mạng của ông, đã góp phần quan
trọng vào phong trào Duy tân, đầu thế kỷ XX ở nước ta. Chính tinh thần
quật cường và niềm tin tất thắng của dân tộc, của các bậc tiền bối trong đó
có chí sĩ Phan Châu Trinh, đã đúc kết nên giá trị độc lập tự do cho đất nước
ngày hôm nay.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã
đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Kinh tế phát triển và đã đạt được tốc độ tương đối nhanh. Đời sống nhân dân
được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, tình hình chính trị ổn
định, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Đạt được những thành tựu đó, một
trong những yếu tố then chốt chính là nhờ đổi mới tư duy, nhất là đổi mới tư
duy chính trị, kinh tế của Đảng và dân tộc ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã chỉ rõ: “phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường
4



×