Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Tư tưởng chính trị của phan châu trinh, 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 271 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

TRẦN MAI ƯỚC

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CỦA PHAN CHÂU TRINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MNH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

TRẦN MAI ƯỚC

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CỦA PHAN CHÂU TRINH
Chuyên ngành: Lịch sử triết học
Mã số: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
[

Người hướng dẫn khoa học:
HD.1: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ
HD.2: TS. NGUYỄN ANH QUỐC



Phản biện:
1. PGS.TS. VŨ VĂN GẦU
2. PGS.TS. NGUYỄN THANH
3. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TẾ
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS: ĐẶNG HỮU TOÀN
2. PGS.TS: TRẦN NGUYÊN VIỆT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Lương Minh Cừ và TS. Nguyễn Anh Quốc. Tôi xin hoàn
toàn chòu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng … năm 2013
Tác giả

TRẦN MAI ƯỚC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 20
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH ............... 20
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CỦA PHAN CHÂU TRINH ..............................................................................................20
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh...................20

1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh .......................................40
1.2. TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA
PHAN CHÂU TRINH ......................................................................................... 54
1.2.1. Tư tưởng yêu nước của dân tộc Việt Nam với việc hình thành tư tưởng
chính trị của Phan Châu Trinh ......................................................................... 55
1.2.2. Tư tưởng Tân thư với việc hình thành tư tưởng chính trị của
Phan Châu Trinh ........................................................................................................... 58
1.2.3. Tư tưởng Canh tân với việc hình thành tư tưởng chính trị của
Phan Châu Trinh .................................................................................................. 64
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA
PHAN CHÂU TRINH ......................................................................................... 72
1.3.1. Vài nét về thân thế của Phan Châu Trinh ................................................. 72
1.3.2. Các giai đoạn hình thành, phát triển của tư tưởng chính trị
Phan Châu Trinh ................................................................................................. 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 84


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH ................................................................ 88
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
PHAN CHÂU TRINH ......................................................................................... 93
2.1.1. Tư tưởng về thể chế nhà nước và quản lý nhà nước của
Phan Châu Trinh ................................................................................................. 95
2.1.2. Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh .................................................. 102
2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA
PHAN CHÂU TRINH ....................................................................................... 140
2.2.1. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính chất thực tiễn .............. 140
2.2.2. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính chất cải lương ............. 142
2.2.3.Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính dân tộc, tính nhân

dân sâu sắc ......................................................................................................... 148
2.2.4. Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh có tính
chất quá độ ......................................................................................................... 153
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 157
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN CHÂU TRINH ĐỐI VỚI THỰC TIỄN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY .............. 160
3.1. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
PHAN CHÂU TRINH ...................................................................................... 161
3.1.1. Giá trị của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh ....................................... 161
3.1.2. Mặt hạn chế trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh .................... 175


3.2. NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHAN
CHÂU TRINH VỚI THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................... 186
3.2.1. Khái quát quá trình xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
hiện nay .............................................................................................................. 186
3.2.2. Những bài học lịch sử từ tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh ................ 201
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 231
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 233
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 239
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................. 251
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................ 253


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong quá trình xây dựng đất nước và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu, kinh nghiệm của 27 năm
đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều lần
so với trước đây. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn,
đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại.
Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn
nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp
tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các
chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở
nước ta [41, 29].
Thể chế và đường lối chính trị giữ vai trò quyết định rất lớn đến vận
mệnh của một dân tộc. V.I. Lênin đã từng nói: “Chính trị là vận mệnh thực tế
của hàng triệu con người” [82, 142]. Với tình hình và bối cảnh nêu trên, đã
tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen, đối với quá trình phát triển của
đất nước. Những yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng trong bối cảnh hiện
nay đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ngày càng vững
mạnh, hiệu quả là một vấn đề có tính chất nền tảng. Do vậy, để xây dựng hệ
thống chính trị ưu việt, việc học tập, tiếp thu, kế thừa giá trị của nhân loại, nói
chung là một việc làm cần thiết.
Độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [41, 70] luôn luôn là khát vọng của con
1


2


người Việt Nam. Chính mục đích và lý tưởng ấy đã thôi thúc các thế hệ người
Việt Nam phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thử thách để vươn lên tìm con
đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Lịch sử Việt Nam, cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn đặc biệt, đó là giai đoạn Việt Nam
bị thực dân Pháp xâm lược, biến nước ta từ một nước phong kiến thành một
nước thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam đi vào thời kỳ
suy tàn, thực dân Pháp đặt ách thống trị trên cả nước ta, kể từ Hiệp ước
Patơnốt (1884). Từ một nước phong kiến, với nền kinh tế nông nghiệp nhỏ
là chủ yếu, nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế phát triển theo tư bản
chủ nghĩa. Sự chuyển biến này do tác động từ bên ngoài vào, chứ không
phải do mâu thuẫn nội tại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
nước qui định. Trên thế giới, chủ nghĩa thực dân đang bành trướng, mở rộng
các cuộc chiến tranh xâm lược, tìm thuộc địa, đã tạo những ảnh hưởng lớn
đến các dân tộc. Nhưng cũng trong thời kỳ đó, phong trào cách mạng vô sản
thế giới đang ngày càng phát triển nhanh chóng, được mở đầu bằng cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công đã mở ra một thời đại mới
cho nhân loại. Trong bối cảnh ấy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã đặt ra các câu
hỏi lớn cho các bậc sĩ phu, những nhà yêu nước: Dân tộc ta lựa chọn con
đường nào và phải làm gì để giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước? Trước
yêu cầu cấp thiết của lịch sử, các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu, trong đó
có Phan Châu Trinh (1872 - 1926), với tư tưởng cấp tiến về dân chủ, dân
quyền, dân sinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, về thể chế nhà
nước, về quản lý nhà nước… sâu sắc, đã có giá trị lịch sử to lớn không chỉ
với thời đại lúc bấy giờ mà còn cả với thời đại hiện nay.
Có thể nói, trong tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, tư tưởng Phan Châu Trinh đã góp phần làm phong phú thêm
sinh khí của tư tưởng dân chủ tư sản, làm rõ thêm yêu cầu chống chế độ phong
2



3

kiến - một vấn đề lịch sử có tính thời đại mới, được đặt ra trong xã hội Việt
Nam. Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh đã góp phần quan trọng tạo
nên bước chuyển đối với tư duy của dân tộc Việt Nam, đó là làm cuộc vận
động từng bước về tư tưởng từ bỏ chế độ quân chủ, chuyển sang chế độ dân
chủ, từ tư duy phong kiến chuyển sang tư duy thời cận – hiện đại trong
những năm đầu của thế kỷ XX. Tư tưởng của Phan Châu Trinh là hồi
chuông thức tỉnh dân tộc ta thoát khỏi chế độ quân chủ chuyên chế hàng
ngàn năm, như Hồ Chí Minh đã nhận xét, Phan Châu Trinh là người “chọc
trời quấy nước tiếng đùng đùng” [145, 491]. Trong báo cáo gửi Quốc tế
cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh
rằng “Năm 1926, có một sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp sau cái chết của
một nhà quốc gia chủ nghĩa già – Phan Châu Trinh. Khắp trong nước đều có
lễ truy điệu. Chữ “chủ nghĩa quốc gia” từ đó được nói và viết một cách công
khai. Những giáo viên Pháp tìm cách ngăn cấm học sinh tham gia các cuộc
mít tinh đó. Nam nữ học sinh ở nhiều trường, đặc biệt là ở Sài Gòn là nơi tổ
chức đám tang, đã tuyên bố bãi khóa. 20.000 người đi theo linh cữu mang
biểu ngữ viết những khẩu hiệu có tính chất quốc gia chủ nghĩa. Người An
Nam chưa hề được chứng kiến một việc to lớn như vậy bao giờ trong lịch
sử” [145, 491]. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi nói về Phan Châu
Trinh đã nhận định rằng: “Phan Châu Trinh là một người chí sĩ, có bản lĩnh
yêu nước rất kiên cường” [145, 90]. Cụ Hoàng Xuân Hãn, một học giả lớn,
một nhân sĩ nổi tiếng trong giới Việt kiều ở Pháp và nước ngoài, đồng thời
cũng là một nhân chứng lịch sử quan trọng, đã cho rằng: “những tư tưởng
của Phan Châu Trinh về cơ bản vẫn còn giá trị lớn đối với xã hội ta ngày
nay” [145, 131]. Nhà sử học người Pháp Daniel Héméry lại cho rằng :
"Những nhan đề do Phan Châu Trinh xác định từ thế kỉ XX các thế hệ người
Việt Nam còn phải đảm nhận lâu dài" [66, 128].

3


4

Bằng cả cuộc đời đấu tranh gian khổ, Phan Châu Trinh đã có những
cống hiến lớn lao cho dân tộc về phương diện tư tưởng chính trị. Nghiên cứu
lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không chỉ
làm rõ sự chuyển biến sâu sắc của toàn bộ phong trào cách mạng, mà còn
làm rõ vai trò to lớn của các chí sĩ cách mạng trong việc xác định đường lối,
xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tìm phương pháp tiếp cận để hội nhập với
khu vực và thế giới, đồng thời để từ đó có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm về vai trò và tầm quan trọng của chủ nghĩa yêu nước trong phong
trào giải phóng dân tộc ở những năm đầu của thế kỷ XX. Việc đánh giá tư
tưởng và sự nghiệp của Phan Châu Trinh là việc làm hết sức cần thiết, nhất
là những tư tưởng chính trị có tính cách mạng của ông, đã góp phần quan
trọng vào phong trào Duy tân, đầu thế kỷ XX ở nước ta. Chính tinh thần
quật cường và niềm tin tất thắng của dân tộc, của các bậc tiền bối trong đó
có chí sĩ Phan Châu Trinh, đã đúc kết nên giá trị độc lập tự do cho đất nước
ngày hôm nay.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã
đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Kinh tế phát triển và đã đạt được tốc độ tương đối nhanh. Đời sống nhân dân
được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, tình hình chính trị ổn
định, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Đạt được những thành tựu đó, một
trong những yếu tố then chốt chính là nhờ đổi mới tư duy, nhất là đổi mới tư
duy chính trị, kinh tế của Đảng và dân tộc ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã chỉ rõ: “phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường
4


5

quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn
trong giai đoạn sau” [41, 103]. Việc nhìn nhận một cách khoa học và đúng
đắn những nội dung, đặc điểm, giá trị tư tưởng chính trị của Phan Châu
Trinh trong những năm đầu của thế kỷ XX để rút ra bài học đối với thực tiễn
xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Do vậy,
nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh”
làm luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng, Phan Châu Trinh là một trong những nhà cách mạng,
nhà Duy tân , nhà yêu nước, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam vào những năm
đầu thế kỉ XX. Nghiên cứu về Phan Châu Trinh và tư tưởng của ông, đã thu
hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về
nhiều vấn đề khác nhau, với nhiều công trình khác nhau. Các công trình đó
tập trung một số hướng nghiên cứu chính như sau:
Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu riêng về cuộc đời, sự
nghiệp và tư tưởng của Phan Châu Trinh như: Phan Châu Trinh, thân thế và
sự nghiệp (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1992) của Giáo sư Huỳnh Lý. Nội dung
của tác phẩm, ngoài phần tổng luận và phụ lục, được kết cấu gồm 6 chương,
với gần 250 trang sách. Chủ đề của công trình là nghiên cứu về thân thế và
sự nghiệp của Phan Châu Trinh qua các mốc thời gian, trải dài từ năm 1872
đến năm 1926.
Trong công trình Tuyển tập Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Đà Nẵng,
1995) của Nguyễn Văn Dương, in lần thứ hai, có sữa chữa, bổ sung và tăng

cường (Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2006). Công trình là kết quả của
một quá trình nghiên cứu nhiều năm, chủ yếu là những năm 1977 – 1981 của
nhóm nghiên cứu Phan Châu Trinh thuộc Khoa Văn, trường Đại học Sư phạm
Huế. Nội dung của công trình được kết cấu thành 3 phần, 1262 trang sách đã
5


6

chứng tỏ đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tác giả
về vấn đề này. Trong đó, phần thứ nhất bao gồm thơ ca quốc âm (từ trang 88
đến trang 362), phần thứ hai gồm các tác phẩm chính luận chữ Hán của Phan
Châu Trinh (từ trang 385 đến trang 679), với các tác phẩm nổi tiếng của Phan
Châu Trinh như: Đầu pháp chính phủ thư; Trung Kì dân biến tụng oan thủy
mạt ký; Đông Dương chính trị luận; Pháp Việt liên hiệp hâu chi tân Việt
Nam; Khảo về sưu thuế, Thư thất điếu… Phần thứ ba (từ trang 680 đến trang
1262), bao gồm các bài báo (Bài báo chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp), thư
tín (Thư viết trước và sau khi sang Pháp; thư viết tại nhà giam Santé; thư viết
về vụ Khải Định; thư viết cho người khác; thư viết trước và sau khi về nước),
và các bài diễn thuyết (Đạo đức là luân lý Đông Tây; Quân trị chủ nghĩa và
dân trị chủ nghĩa…). Với công trình này, tác giả đã giúp cho người đọc có cái
nhìn cụ thể, gần như toàn diện những di cảo phong phú của Phan Châu Trinh.
Hơn nữa, việc hiệu đính văn bản công phu giúp người đọc tiếp xúc gần như
không sai những trước tác của cụ Phan. Bên cạnh đó, các chú thích dồi dào, tỉ
mỉ những tiếng cổ, tiếng địa phương, những điển tích thành ngữ trong những
trước tác của cụ Phan Châu Trinh còn giúp người đọc hiểu rõ kho ngôn ngữ
phong phú của Phan Châu Trinh.
Nghiên cứu nội dung lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng
Phan Châu Trinh nói riêng thời kỳ này còn có cuốn sách Tìm hiểu tư tưởng
dân chủ của Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996)

của Đỗ Thị Hòa Hới. Nội dung của tác phẩm được kết cấu thành 3 chương,
với 166 trang sách. Công trình đi vào kháo sát quá trình hình thành và phát
triển tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh trong suốt cuộc đời như là một
quá trình thống nhất, kể cả thời kỳ trước và sau năm 1908. Tác phẩm đã làm
rõ sự nối tiếp truyền thống dân tộc trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu
Trinh, cũng như những ảnh hưởng tốt đẹp của ông đến thế hệ tiếp nối như
6


7

Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh… và nhất là Nguyễn Ái Quốc [55, 11].
Đồng thời, trong khuôn khổ những tìm hiểu bước đầu theo hướng lịch sưt tư
tưởng Việt Nam, cuốn sách đã chỉ ra những hạn chế trong tư tưởng dân chủ
của Phan Châu Trinh.
Cũng nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của Phan Châu Trinh, còn có
công trình Phan Châu Trinh cuộc đời và tác phẩm (Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí
Minh, 1987) của Nguyễn Quang Thắng. Nội dung của tác phẩm, ngoài các
phần phụ lục 1 và phụ lục 2, được kết cấu thành 6 chương chính: một là, Tình
hình nước nhà hồi đầu thế kỷ XX; hai là, Mấy nét về xứ Quảng; ba là, con
người và cuộc đời; bốn là, tác phẩm tiêu biểu; năm là, trước tác; sáu là, bài
học lịch sử. Qua nội dung của cuốn sách, tác giả đã khẳng định, Phan Châu
Trinh là người có hoài bão lớn, muốn cởi bỏ ách thống trị của người Pháp,
giành lại chủ quyền cho đất nước, đưa dân tộc Việt Nam lên ngang hàng với
các dân tộc khác trên thế giới. Ông cổ súy tinh thần yêu nước, quảng bá công
cuộc Duy tân, đem tâm huyết, tác phẩm và cả cuộc đời để đóng góp vào sự
nghiệp chung [121, 9]. Ngoài ra, tác giả cũng đã có cùng nhận định với các
nhà nghiên cứu khác, khi cho rằng “Đường lối đấu tranh cho dân tộc của ông
tuy có hác với đường lối của Phan Bội Châu hoặc đường lối của một vài nhà
yêu nước khác, nhưng tựu trung vẫn biểu lộ một tấm lòng trung dân ái quốc

tha thiết, rõ ràng và sáng chói” [121, 9].
Với tác phẩm Phong trào Duy tân với các khuôn mặt tiêu biểu (Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006) cũng của Nguyễn Quang Thắng, quyển
sách đã ra mắt độc giả nhân kỉ niệm một trăm năm ngày phong trảo Duy tân
bị người Pháp ở Đông Dương và chính phủ Nam triều dập tắt (1908 - 2008).
Nội dung của tác phẩm được kết cấu thành 10 chương, với 737 trang, tác giả
đã chỉ ra rằng, phong trào Duy tân là một phong trào cách mạng tân văn hóa,
được các nhà yêu nước Việt Nam cận đại khởi xướng từ các năm 1903 – 1908
7


8

và có thể có trước nữa (1900). Cuốn sách cũng giúp chúng ta thấy rằng,
phong trào Duy tân là một cuộc vận động cách mạng dân chủ đầu tiên trong
lịch trình cách mạng Việt Nam. Phong trào được dẫn dắt bởi các nhà trí thức
xuất thân từ khoa bảng, nhưng họ lại biết quí chuộng cái học thực nghiệm
phương Tây. Tác giả đã “tìm hiểu rõ nội hàm vấn đề một cách khách quan và
khoa học” [124, 6] về phong trào Duy tân thông qua các lãnh tụ và chiến sĩ
phong trào tiêu biểu như: Trần Quí Cáp, nhà cách mạng dân quyền (từ trang
231 đến trang 255); Phan Châu Trinh, lãnh tụ phong trào (từ trang 284 đến
trang 315); Huỳnh Thúc Kháng, sử gia của phong trào Duy tân (từ trang 341
đến trang 390); Lê Cơ với công tác thực hành Duy tân (từ trang 390 đến trang
399); Lê Bá Trinh, chiến sĩ trên mặt trận văn hóa (từ trang 408 đến trang
413); Phan Thúc Duyện, chiến sĩ văn hóa trên mặt trận thương nghiệp (từ
trang 414 đến trang 437); Phan Thành Tài, nhà giáo dục trở thành nhà tổ chức
khởi nghĩa (từ trang 438 đến trang 457); Hồ Tá Bang và các đồng sự trong
phong trào Duy tân tại Phan Thiết (từ trang 493 đến trang 505)...
Vào năm 2005, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho ra mắt bộ sách Phan
Châu Trinh toàn tập nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan

(24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà
sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu
Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy
đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn. Bộ sách đã
cho người đọc cái nhìn tổng thể về sự nghiệp văn chương và tư tưởng chính
trị của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh qua số lượng lớn các tác phẩm của ông còn
để lại. Có thể nói đây là công trình đầu tiên đã sưu khảo toàn bộ trước tác của
Phan Châu Trinh, dựa vào nguồn di cảo của gia đình, và từ các nguồn tư liệu
từ nhiều người đã từng nghiên cứu về Phan Châu Trinh, là một công trình

8


9

đánh dấu sự nỗ lực của người đời sau trong việc gìn giữ di sản văn hóa, tư
tưởng của một nhà cách mạng tiền bối.
Trong tập 1 của bộ sách đã giới thiệu các tác phẩm văn vần bao gồm cả
thơ, phú, câu đối. Phần này ngoài số lượng thơ chữ Hán được xem là các sáng
tác hàn lâm của một nhà nho, các tập thơ quan trọng của Phan Châu Trinh đều
được tập hợp ở đây như: Tây Hồ thi tập với 74 bài thơ thất ngôn với nhiều nội
dung chủ đề: thơ thù tạc với bạn, làm khi cảm khái thế sự nhân tình, nói
chuyện với ông nghè Trương Gia Mô, xướng họa với một số thi hữu.
Đặc biệt trong Tây Hồ thi tập có đến 20 bài liên hoàn họa vận 10 bài tự
thuật của Tôn Thọ Tường (cụ Phan họa liên hoàn hai lần), đủ thấy sự bức xúc
của Phan Châu Trinh trước thái độ theo Pháp của Tôn Thọ Tường lúc bấy giờ.
Tập thơ đồ sộ “Santé thi tập” với hơn 220 bài thơ ông viết trong thời
gian mười tháng bị giam ở nhà ngục Santé của Pháp từ tháng 9-1914 đến
tháng 7-1915, đủ thấy sức viết của ông cực kỳ sung mãn. Điều đặc biệt của
tập thơ Santé thi tập là cụ Phan đã dùng thơ thất ngôn bát cú Đường luật chú

giải, vịnh những ca dao tục ngữ, thành ngữ của VN. Tư tưởng chính trị của cụ
Phan cũng thể hiện qua những bài văn vần trường thiên như Tỉnh quốc hồn
ca (I và II). Đặc biệt, tác phẩm Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (cụ Phan dịch từ tác
phẩm Kajin no Kigu của Tokai Sanshi thời Minh Trị) cũng được in đầy đủ với
phần dịch của cụ Phan 8 hồi, và của ông Trần Tiêu 7 hồi.
Trong tập 2 của bộ sách chủ yếu là các tác phẩm chính luận của Phan
Châu Trinh. Đặc biệt có những chuyên khảo quan trọng như: Đầu Pháp chính
phủ thư (thư gửi toàn quyền Đông Dương), Đông Dương chính trị luận, Điều
trần gửi hội nhân quyền, và Trung kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký (đây là bài
ký quan trọng kể lại đầu đuôi vụ dân biến ở Trung Kỳ vào năm 1908), ngoài
ra còn một số thư tín và bài báo.

9


10

Tại tập 3 của bộ sách, đã giới thiệu các bức thư quan trọng của Phan
Châu Trinh trong cuộc đời hoạt động yêu nước và cách mạng. Lại có cả các
mật báo của chỉ điểm Pháp, ghi lại những tư liệu quan trọng như: cuộc gặp gỡ
giữa Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tại Marseille, thư
gửi Phan Văn Trường (qua báo cáo của điệp viên Jolin), thư gửi Sarraut năm
1922. Ngòai ra, còn có tác phẩm Thư thất điều gửi đương kim hoàng đế An
Nam và một số bài báo.
Ngoài ra, bộ sách còn sưu tập các bài viết, các ý kiến của những nhà
cách mạng, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về Phan Châu
Trinh, như một cách giới thiệu “những lời bình” về thơ văn và tư tưởng, sự
nghiệp của Phan Châu Trinh. Cùng một số thủ bút chữ Hán của cụ Phan.
Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu bước chuyển tư tưởng
trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là tác phẩm Đại

cương lịch sử Việt Nam, (Toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2005)
của các tác giả GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. Lê Mậu
Hãn (Chủ biên). Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày
một cách khá hệ thống về đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư
tưởng… của giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về sự
phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn này còn có công trình Sự phát triển
của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám (3 tập,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) của GS. Trần Văn Giàu. Đây
clà một công trình nghiên cứu lớn, đề cập đến quá trình chuyển biến của ba hệ
tư tưởng nối tiếp nhau, xen kẽ và đấu tranh với nhau, đó là: hệ ý thức phong
kiến; hệ ý thức tư sản; hệ ý thức vô sản. Đặc biệt, trong tập 2, với tiêu đề là
Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, ở chương
thứ năm, Phan Châu Trinh, nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ (từ trang 431
đến trang 455), trong mục 2. Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về tư
10


11

tưởng của Phan Châu Trinh để cho thấy rằng, Phan Châu Trinh là nhà cổ
động của chủ nghĩa dân chủ. Song song đó, còn có công trình nghiên cứu
như: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tập thể tác giả, do PGS, TS.
Trương Văn Chung, PGS,TS. Doãn Chính đồng chủ biên. Quá trình chuyển
biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các
nhân vật tiêu biểu là cuốn sách hai tác giả, gồm PGS,TS. Doãn Chính và
ThS Phạm Đào Thịnh. Theo hướng này, các công trình trên đã giới thiệu,
phân tích, nêu bật ý nghĩa của những tư tưởng tiêu biểu cho từng giai đoạn
lịch sử nhất định của dân tộc.
Cụ thể, trong cuốn Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu

thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tập thể tác giả,
do PGS, TS. Trương Văn Chung, PGS,TS. Doãn Chính đồng chủ biên. Cuốn
sách là sự tổng hợp những bài viết của các giảng viên các trường đại học, học
viện, trung tâm nghiên cứu lý luận trong cả nước, từ việc tổ chức nghiên cứu,
hội thảo khoa học của Khoa Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn sách gồm ba phần,
trong đó, phần thứ nhất đi vào bối cảnh lịch sử và những vấn đề chung về tư
tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; phần thứ hai của cuốn sách
nghiên cứu về bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX qua các nhà tư tưởng tiêu biểu, và phần thứ ba, nêu lên thực chất, ý nghĩa
của bước chuyển trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu là cuốn sách hai tác giả, gồm PGS,TS.
Doãn Chính và ThS Phạm Đào Thịnh biên soạn. Trong tác phẩm này, các tác
giả đã làm rõ ba vấn đề: một là, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới; những
điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, khoa học – kỹ thuật ở Việt Nam;
11


12

những tiền đề lý luận và yếu tố chủ quan của các nhà tư tưởng tạo nên bước
chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX;
hai là, từ những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị, các tác giả đã trình bày
khái quát nội dung, đặc điểm của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông qua tư tưởng của các nhà tư tưởng, các
nhà cách mạng tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An
Ninh. Từ những nội dung và đặc điểm đó, cuốn sách cũng chỉ ra những bài
học lịch sử của quá trình chuyến biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX đối với nước ta hiện nay.

Như vậy, ở hướng này, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau khi tìm hiểu về Phan Châu Trinh, như cuộc đời, tư tưởng, giá trị
lịch sử của tư tưởng, trong đó tập trung hệ thống hóa tư tưởng, đi sâu phân
tích làm rõ những quan điểm tiến bộ, tinh thần sáng tạo, vạch rõ những yếu tố
hạn chế cũng như chỉ ra các bài học lịch sử đối với cách mạng Việt Nam.
Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu đánh giá từng mặt, từng
nội dung và giá trị lịch sử tư tưởng Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế
kỷ XX. Với chủ đề này, có các công trình tiêu biểu như: Luận đề về Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Thăng Long, Sài Gòn, 1957) của
Chu Đăng Sơn. Nội dung tác phẩm với 139 trang, được chia thành 2 phần.
Trong đó, phần 1, tiểu dẫn, với mục 1 là thời đại của hai tác giả; mục 2 bàn về
Phan Bội Châu, với các nội dung như: thân thế, sự nghiệp đấu tranh, văn
nghiệp; mục 3, đề cập đến Phan Châu Trinh, với các nội dung như: thân thế,
đời chí sĩ, văn nghiệp; mục 4, tác phẩm đi vào so sánh hai nhà chí sĩ qua các
nội dung: mục đích đấu tranh, chủ trương, đường lối đấu tranh, động lực thúc
đẩy, kết qủa. Trong mục này, khi nói về mục đích đấu tranh, tác giả đã khẳng
định “Hai cụ Phan cùng một hướng: cứu quốc. Muốn cứu quốc tất nhiên phải
tìm cách đánh đổ chính quyền bảo hộ, tranh thủ độc lập, thực hiện chủ quyền
12


13

Việt Nam” [117, 32]. Từ đó, tác giả đã đi vào so sánh giữa Phan Châu Trinh
và Phan Bội Châu dưới các góc độ như: đường lối đấu tranh; động lực thúc
đẩy và kết quả đấu tranh (từ trang 32 đến trang 39). Khi so sánh về chủ trương
đấu tranh của hai cụ Phan, tác giả cũng đã chỉ rõ rằng “Trên đường cách
mạng, tuy cùng nhắm một mục đích, và cũng có danh vọng thế lực ngang
nhau, hai cụ Phan đã không cùng một chủ trương. Cụ Phan Bội Châu, trong
việc tôn Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm minh chủ cho cuộc đấu tranh, đã tỏ ra

khuynh hướng bảo hoàng và thuần túy quốc gia. Để đánh hất thực dân ra khỏi
đất nước và cởi ách nô lệ cho toàn dân, cụ chủ trương bạo động, dùng máu sắt
và tiềm lực chống đối để gây áp lực với thực dân Pháp. Trái lại, cụ Phan Tây
Hồ lại đề xướng chủ nghĩa dân chủ. Nhìn vào bản chất của dân tộc, và tin
tưởng ở sự giác ngộ của Pháp, cụ chủ trương lấy dân trí làm gốc, nghĩa là cố
gắng tạo nên một thực lực sung túc cho mình đã” [117, 33 - 34].
Tại phần 2, tác phẩm đi vào luận đề về Phan Bội Châu (từ trang 41 đến
trang 83); luận đề về Phan Châu Trinh (từ trang 84 đến trang 135). Tác giả đã
nhấn mạnh rằng “Trên đường lập chí, ta không tránh được muôn vàn thử
thách, xúc bức vây quanh mình. Sống trong công lệ ấy, người ta chỉ hơn nhau
ở chí kiên hùng và bền gan chịu đựng. Thơ văn của cụ Phan, phản ánh trung
thành đời sống cách mạng, đã để lộ ra cái bản chất tự cường ấy” [117, 93].
Cũng trong phần này, tác giả đã giải thích chủ nghĩa của Phan Châu
Trinh khi nhấn mạnh “Con đường dẫn đến độc lập hùng cường không phải là
con đường hoa gấm. Con đường ấy cần được sửa dọn bằng những nỗ lực cá
nhân tập thể. Cá nhân tự cảnh giác để tiến bộ, quần chúng nhất trí đấu tranh.
Làm thế nào để nâng cao dân trí, dân khí. Bỏ cái học từ chương khoa cử.
Chỉnh đốn phong tục. Đua tranh học hỏi về những khoa học thực nghiệm.
Thực hiện một cuộc canh tân trong chính sách guồng máy công quyền. Đó là
những chủ điểm của thế tự cường” [117, 99 - 100].
13


14

Tiếp đến, phải kể đến công trình tìm hiểu Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh của Tôn Quang Phiệt (Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản,
1956). Nội dung tác phẩm với 125 trang viết, được tác giả phân làm 4 phần,
12 tiết. Phần 1 với tiêu đề là tìm hiểu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (từ
trang 7 đến trang 11), trong phần này tác giả đã đi vào làm rõ các xu hướng

cứu nước trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tác giả cho rằng
“Tiêu biểu cho xu hướng võ trang cách mạng là Phan Bội Châu, tiêu biểu cho
xu hướng dựa vào Pháp để tiến bộ là Phan Châu Trinh” [105, 11], và đi đến
nhận định “Phái Phan Bội Châu cũng như phái Phan Châu Trinh đều bị thực
dân Pháp và phong kiến Nam triều thẳng tay đàn áp mà đi đến thất bại. Tuy
nhiên các phong trào Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vẫn để lại cho đời sau
những bài học kinh nghiệm quý báu” [105, 11].
Trong phần 2 với tiêu đề là Phan Bội Châu (từ trang 12 đến trang 66),
và phần 3 với tiêu đề là Phan Châu Trinh (từ trang 67 đến trang 113), tác giả
đã đi vào tìm hiểu: tiểu sử, chủ trương, điều kiện giai cấp, văn chương của hai
chí sĩ, để từ đó đi đến đánh giá vị trí, vai trò của Phan Bội Châu (từ trang 58
đến trang 66) và Phan Châu Trinh (từ trang 113 đến trang 124) trong lịch sử
vận động giải phóng dân tộc. Nhận định về Phan Châu Trinh, tác giả đã cho
rằng: “Phan Châu Trinh đã giữ vững cái bản lĩnh của một người văn thân yêu
nước của Việt Nam. Ông thấy quan trường thối nát đã bỏ quan ra về, đã công
kích quan trường kịch liệt, gây một phong trào phản phong quyết liệt trong
nước. Ông đã không bị bọn thực dân mua chuộc với danh lợi, đã suốt đời chịu
đựng gian khổ. Cái phần tích cực của Phan Châu Trinh có thể làm gương cho
mọi trí thức yêu nước” [105, 120 - 121]. Trong phần 4 với tiêu đề là một thời
đại, hai xu hướng, tác giả đã đi vào giải thích những nguyên nhân vì sao trong
phong trào yêu nước ở nước ta vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

14


15

lại có hai xu hướng khác nhau như thế. Vì sao Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh lại tiêu biểu cho hai xu hướng ấy.
Cùng với hướng nghiên cứu này, còn có cuộc Hội thảo chuyên đề về

Phan Châu Trinh, do Tạp chí nghiên cứu lịch sử chủ trì vào năm 1964 –
1965. Năm 1964 (số 66, 67, 68) với các loạt bài Đánh giá Phan Châu Trinh
của tác giả Duy Minh, Góp mấy ý kiến đánh giá Phan Châu Trinh của tác
giả Lưỡng Khê, tác giả Nguyễn Đức Sự với bài viết Phan Châu Trinh với
nhiệm vụ chống đế quốc trong Cách mạng Việt Nam, Bàn về chủ nghĩa cải
lương Phan Châu Trinh của Tô Minh Trung, Đánh giá quan điểm luân lý
đạo đức của cụ Phan Châu Trinh của tác giả Đặng Việt Thanh. Năm 1965
(số 70, 71, 72, 73, 76, 79) với các bài như: Phan Châu Trinh, tư cách con
người và chủ trương chính trị của Tôn Quang Phiệt, Thêm một số tài liệu về
cụ Phan Châu Trinh của Trương Hữu Ký, Tìm hiểu Phan Châu Trinh trong
lịch sử cận đại Việt Nam của Chu Quang Trứ, Phan Châu Trinh với thời đại
của ông của Hồ Song, Những quan điểm triết học lịch sử của Phan Châu
Trinh của tác giả Trường Giang, Một số ý kiến về Phan Châu Trinh của Đan
Đức Lợi. Qua các bài viết của các nhà khoa học, có thể thấy rằng các tác giả
đều khẳng định nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà tư tưởng Phan Châu
Trinh có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử dân tộc ta đầu thế
kỷ XX, như nhà sử học Tôn Quang Phiệt đã khẳng định: “Ông đã có ảnh
hưởng tốt trong nhân dân, mà nhân dân đối với ông rất có cảm tình, nhân
dân thấy ở ông một người yêu nước chống ngoại xâm, và nhân dân chỉ hiểu
đơn giản như thế” [105, 121].
Cũng nghiên cứu và trình bày về chủ đề này, còn có Hội thảo khoa học
Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng
9 năm 1992 do Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng tổ chức, với các bài viết có liên quan đến đề tài là: Phan Châu Trinh,
15


16

lập trường và phương pháp cách mạng của Trần Đình Hường, Tìm hiểu thêm

về tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh của Đinh Xuân Lâm, Mối quan hệ
giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc của Phan Thị Minh, Ghi chú về
mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc của Phạm Xanh.
Trong tạp chí Triết học, tác giả Đỗ Hòa Hới với các bài Tìm hiểu tư tưởng
dân chủ của Phan Châu Trinh với tư tưởng tự do-bình đẳng-bác ái của cách
mạng Pháp 1789 (Số 4 - 1989), Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc đầu
thế kỷ XX (Số 4 - 1992), Tư tưởng Canh tân sáng tạo đầu thế kỷ XX của chí sỹ
Phan Châu Trinh (Số 3 - 2000); tác giả Chương Thâu với bài Tinh thần dân
tộc và dân chủ của Phan Châu Trinh qua Tỉnh quốc hồn ca (Số 11 - 2002)…
Các công trình trên đã khai thác từng mặt, từng nội dung tư tưởng của Phan
Châu Trinh trên các phương diện như văn hóa, triết học, đạo đức… đồng thời
nêu rõ những giá trị bài học lịch sử của tư tưởng Phan Châu Trinh đối với dân
tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây đề cập đến nhiều vấn đề
khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định cả về mặt lý luận lẫn thực
tiễn. Tuy nhiên, xét ở phương diện phân tích triết học và lịch sử triết học,
nghiên cứu sinh nhận thấy tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh vẫn chưa
có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống chặt chẽ, do vậy
tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh vẫn là vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên
cứu, làm rõ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Luận án có mục đích là tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung tư tưởng
và đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, trên cơ sở
đó đánh giá và rút ra những bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
16


17


3.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, trình bày, phân tích và luận giải những điều kiện lịch sử, xã
hội và những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh.
- Thứ hai, trình bày, phân tích làm rõ những nội dung và đặc điểm chủ
yếu trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh.
- Thứ ba, từ hệ tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, rút ra giá trị và
bài học đối với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh sâu sắc, phong phú, sinh
động, phản ánh và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyến biến tư tưởng
của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Do đó, trong
luận án này, nghiên cứu sinh xác định phạm vi nghiên cứu là chỉ tập trung vào
việc làm rõ những nội dung và đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của

Phan Châu Trinh trong bối cảnh bước chuyển tư tưởng của phong trào yêu nước
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên các nguyên tắc thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác luận án
còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác như
logic và lịch sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và qui nạp, đối chiếu và so
sánh… và tiếp cận dưới góc độ triết học, chính trị, triết học lịch sử… để thực
hiện luận án.
6. Cái mới của luận án
Một là, trên cơ sở trình bày những điều kiện và tiền đề hình thành, phát
triển của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh, luận án đã phân tích làm rõ
17



18

những nội dung cơ bản tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, các nội dung
tư tưởng về thể chế nhà nước và quản lý nhà nước; tư tưởng dân chủ và tư
tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
Hai là, trên cơ sở nội dung tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh,
luận án đã rút ra những giá trị, hạn chế, ý nghĩa và những bài học lịch sử đối
với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về mặt triết học ở chỗ đã
làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh, về tư
tưởng dân chủ; tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh; tư tưởng về
cơ chế nhà nước và quản lý nhà nước; luận án cũng đã trình bày và phân tích
những đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh, rút ra
những bài học lịch sử cho công cuộc đổi mới. Trên cơ sở đó, luận án đã rút ra
giá trị, hạn chế và những bài học lịch sử của tư tưởng chính trị Phan Châu
Trinh đối với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những bài học lịch sử rút ra từ tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh
như: bài học về bài học về ý thức độc lập, tự cường dân tộc trong quá trình
đổi mới; bài học về phát huy dân chủ trong đổi mới; bài học về kết hợp chặt
chẽ giữa nâng cao dân trí, dân khí và dân sinh trong đổi mới có ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc với quá trình xây dựng hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam
hiện nay.
Nội dung và kết quả của luận án là tài liệu khoa học có ích cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.


18


19

8. Kết cấu của luận án
Luận án, ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, bao gồm 3 chương với 8 tiết.
Chương 1. Điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề hình thành tư tưởng
chính trị của Phan Châu Trinh
Chương 2. Nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng chính trị Phan
Châu Trinh
Chương 3. Giá trị, hạn chế và những bài học lịch sử từ tư tưởng chính
trị Phan Châu Trinh đối với thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam
hiện nay

19


×