Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh Giá Chất Lượng Môi Trường Nông Thôn Trên Địa Bàn Xã Vạn Thọ - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.23 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NHÂM TIẾN LINH

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ VẠN THỌ - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính Quy
: Khoa Học Môi Trường
: Môi Trường
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NHÂM TIẾN LINH


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ VẠN THỌ - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính Quy
: Khoa Học Môi Trường
: Môi Trường
: 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Dương Thị Thanh Hà
Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Kết quả lấy mẫu .............................................................................. 22
Bảng 4.1: Hiện Trạng các tuyến giao thông liên xã, trục xã........................... 28
Bảng 4.2: Tổng hợp dân cư của các xóm năm 2013 ....................................... 29
Bảng 4.3: Cơ cấu lao động của xã năm 2013.................................................. 30
Bảng 4.4:Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình.................. 30

Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước mặt với QCVN ......................................... 31
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nước ngầm với QCVN ...................................... 31
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước suối với QCVN ........................................ 32
Bảng 4.8: Loại hình cống thải của các hộ đang sử dụng ................................ 35
Bảng 4.9: Hiện trạng nhà tiêu các hộ sử dụng ................................................ 35
Bảng 4.10 kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong đất ................... 32
Bảng 4.11 Đánh giá hàm lượng N tổng số trong đất ...................................... 33
Bảng 4.12 Đánh giá hàm lượng mùn trong đất ............................................... 34
Bảng 4.13 Đánh giá hàm lượng lân tổng số (P) trong đất .............................. 34
Bảng 4.14: Hiện trạng đổ rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.................... 36
Bảng 4.15: số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Vạn Thọ ..................... 38
Bảng 4.16: Hiện trạng sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật của các hộ
gia đình ảnh hưởng đến môi trường ................................................ 39
Bảng 4.17: Hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường ............................ 41
Bảng 4.18. Nhận thức của người dân về việc phân loại rác tại nguồn ........... 42


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình . 36
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện hình thức đổ rác các hộ gia đình xã vạn thọ ........ 37
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện phân loại rác tại nguồn xã Vạn Thọ...................... 42


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường
trong nước ......................................................................................................... 5
2.2.1. Tình trạng chung của môi trường Việt Nam ........................................... 5
2.2.2 Tình hình Môi Trường ở tỉnh Tuyên Quang .......................................... 11
2.2.3.Hiện trạng Môi Trường tỉnh Vĩnh Phúc................................................. 14
2.3. Hiện trạng Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên ............................................. 17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................... 20
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Vạn Thọ ........................................ 20
3.3.3. Đánh giá về sự nhận thức của người dân về môi trường. ..................... 21
3.3.4.Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ..................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ..................... 21


3.4.2. Phương pháp điều tra sơ cấp trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu .............. 21
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 22

3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi, phương pháp phân tích ..... 22
3.4.5. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu ..................................................... 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vạn Thọ ............................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 24
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 24
4.1.1..3. Khí hậu, thủy văn .............................................................................. 24
4.1.1.4. Nguồn tài nguyên ............................................................................... 25
4.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã ................................... 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 26
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế .............................................................. 26
4.1.2.2 thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm ............................. 29
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Vạn Thọ ..................... 30
4.2.1. Hiện trạng cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tại các
gia đình ............................................................................................................ 30
4.2.2. Hiện trạng nhà tiêu và hệ thống cống thải mà các hộ đang sử dụng. ... 34
4.2.3. Hiện trạng môi trường đất ..................................................................... 32
4.2.4. Hiện trạng rác thải trên địa bàn ............................................................. 36
4.2.5. Hiện trạng vệ sinh môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi ...................... 38
4.2.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa chất bảo vệ thực vật ......................... 38
4.3. Sự nhận thức của người dân địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường .. 40
4.4.Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trương ........................................................ 42
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
I. Tiếng Việt .................................................................................................... 47
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................... Error! Bookmark not defined.
III. Tài liệu Internet ......................................................................................... 47



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông
nghiệp với trên 70% dân số cả nước số tập trung ở các vùng nông thôn. Ở
nông thôn có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên địa bàn rộng
lớn, có nhiêu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác biệt.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm
vi cả nước. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hóa là một trong những giả pháp quan
trọng chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đô thị hóa cũng là
một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn không ít những bất cập,
tồn tại đặt ra cần phải giả quyết. Nhiều tác động đang diễn ra hằng ngày, hang
giờ làm thay đổi tận gốc nếp làm ăn, nếp sống, nếp nghĩ của người dân nông
thôn, cũng như môi trường sống của họ theo cả chiều tốt và xấu.
Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hộ, cho nên
các có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường sống của họ theo cả chiều
tốt vùng nông thôn việt nam và chiều xấu.
Nông thôn xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên không nằm
ngoài quy luật đó. Môi trường nông thôn xã Vạn Thọ đang dần bị thay đổi.
Do tập quán sinh hoạt và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, điều
kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, rác thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi
ngày càng nhiều hơn, chất lượng môi trường sẽ ngày càng suy giảm nếu không
có biện phát ngăn ngừa và khắc phục. vì vậy để xuất các giải pháp nhằm cải thiện
và nâng cao điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn xã Vạn Thọ là cần

thiết song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Xuất phát từ vấn đề đó, Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường - trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Th.S Dương Thị Thanh Hà, em


2

tiến hành đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn
xã Vạn Thọ - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ- Huyện
Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiểu biết của người dân về môi trường.
- Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm bắt được những thông tin về điều kiện tự nhiên của xã Vạn Thọ
cũng như sức ép của sự phát triển kinh tế và xã hội đối với môi trường.
- Cung cấp thông tin về các hiện tượng môi trường của xã, Các hậu quả
của ô nhiễm môi trường, tự hoạt động của sản xuất của người dân nông thôn, từ
đó giúp cho các nhà quản lý thấy thấy rõ tầm quan trọng và đề ra những giải
pháp khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng chống ô nhiễm môi
trường tại địa phương.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi
làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ

các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Các kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có
tính khả thi cao.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiêm thực tế phục vụ cho
công tác sau này
Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:


3

Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Vạn Thọ và đề
xuất giải pháp khắc phục, phòng chống ô nhiễm.
Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân trong
xã.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
- “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển
của con người và sinh vật” (luật Bảo vệ Môi Trường, 2005)[2].
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con

người, sinh vật (Luật bảo vệ môi trường, 2005)[2].
- Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường số và
phát triển bền vũng kinh tế xã hội quốc gia (Lê Văn Khoa, 2000)[4].
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
sạch,phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học (Phạm Ngọc Quế 2003)[8]
- Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 chính là “tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý hức và trách nhiệm BVMT
cho cộng đồng và đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT” (Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường, 2008)[1].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật BVMT Việt Nam - ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quyết định số 104/2000/QĐ - TTg ngày 25/08/2000 của thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 51/2008/QĐ - BNN của bộ Nông Nghiệp và phát
triển nông thôn về ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.


5

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Tế số 08/2005/QĐ - BYT ngày
11/03/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
- Nghị định số 149/2004/NĐ - CP ngày 27/07/2004 của chính phủ quy
định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước

thải vào nguồn nước.
- Thông tư của Bộ Y Tế số 15/2006/TT - BYT ngày 30/11/2006
hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và hộ gia
đình.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942-1995) Giá trị giới hạn cho phép
các thông số và nồng độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước mặt.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5944-1995) Giá trị giới hạn cho phép
các thông số và nồng độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước ngầm.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5502-2003) nước cấp sinh hoạt - yêu
cầu chất lượng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945-2005) Giá trị giới hạn cho phép
các thôn số và nồng độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải.
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trong
nước
2.2.1. Tình trạng chung của môi trường Việt Nam
Việt Nam đang ra sức xây dựng nông thôn mới. Trong tiến trình này,
bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí cần phải đạt được. Tuy nhiên,
ở nhiều vùng nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải
quyết có hệ thống, nhất là ở các làng nghề và trong sản xuất nông nghiệp.
Cả nước có trên 1.300 làng nghề đã được công nhận và 3.200 làng có
nghề, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%. Kết quả khảo sát
52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% làng nghề có môi trường
bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa. Những đánh giá trong thời gian gần đây
cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu
hướng gia tăng. Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã
xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết chất thải phát sinh từ các làng
nghề như chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế kim loại, giấy, nhựa,…
chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác



6

động xấu tới cảnh quan môi trường; gây ô nhiễm môi trường không khí,
nước và đất; làm gia tăng người mắc bệnh có liên quan đến ô nhiễm; thậm
chí làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân sống trong và bên cạnh làng
nghề.
Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực nghiên cứu, xây dựng,
chuyển giao và có biện pháp nhân rộng một số mô hình quản lý, xử lý chất
thải làng nghề, góp phần cải thiện môi trường tại một số địa phương như
công nghệ hầm biogas đối với chất thải ở các làng nghề chăn nuôi, giết mổ
gia súc; mô hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề… Một số địa phương
đã triển khai quy hoạch tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để
di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư đối với làng
nghề dệt nhuộm, giấy tái chế,… hoặc quy hoạch quản lý theo hình thức phân
tán đối với từng hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống ít ô nhiễm; công
tác xã hội hoá bảo vệ môi trường làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải
rắn) đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương. Thủ
tướng Chính phủ cũng vừa ban hành Quy định số 577/QĐ-TTg ngày
11/4/2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó xác định các trọng tâm ưu tiên
bảo vệ môi trường làng nghề giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020 nhằm
từng bước xử lý các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm môi trường và ngăn
chặn tình trạng phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường mới. (Đình
Lâm, 2013)[6]
Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
vẫn đang gia tăng và trở thành một vấn đề môi trường cấp bách hiện nay, các
làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm được xử lý do thiếu
nguồn lực cũng như thiếu quy định về trách nhiệm cụ thể.
Ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam đang ở mức báo động
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nông thôn đang ở mức báo

động, đã và đang gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài đến sức khoẻ
cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ở nhiều nơi, do
các làng nghề gây ra, ở nhiều nơi thì do nước thải, chất thải từ sản xuất nông
nghiệp như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt. Mỗi năm, khu


7

vực nông thôn phát sinh trên 1.300 triệu m3 nước thải; 6,6 triệu tấn rác thải
sinh hoạt, hơn 14.000 tấn bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại,
76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 74 triệu tấn chất thải chăn nuôi,… Ước tính
tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng
2,5 - 3,0 triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không được cây trồng hấp thụ,
thải ra gây ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
Theo một báo cáo môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nông thôn khoảng 40-55%, trong đó khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ
chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác
thải tự quản. Nhiều xã không có quy hoạch các bãi rác tập trung, không có
bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác thải, không có người và
không có phương tiện chuyên chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình
thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trở
thành vấn đề nan giải khó xử lý.
Tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe
con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn,
giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát
triển, gây tử vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu
nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm
môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:
+ Đầu tiên phải kể đến là tình trạng sử dụng hóa chất trong nông

nghiệp như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… một cách tràn lan và
không có kiểm soát.
Nhìn chung, lượng phân bón hóa học ở nước ta sử dụng còn ở mức
trung bình cho 1ha gieo trồng, bình quân 80-90 kg/ha (cho lúa là 150180 kg/ha), so với Hà Lan 758 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha. Tuy nhiên,
việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông
thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón
thấp: bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; chất lượng
phân bón không đảm bảo, các loại phân bón NPK, hữu cơ vi sinh, hữu cơ
khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm


8

bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác, bao bì nhái, đóng gói không đúng
khối lượng đang là áp lực chính cho nông dân và môi trường đất rộng rãi,
len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người
dân nông thôn. Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác động xấu đến sức
khỏe cộng đồng nông thôn và hậu quả là lâu dài không những đối với thế
hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau (Lê Văn Khoa, 2004) [5].
Theo Phạm Ngọc Quế (2003) hiện tại số hộ ở nước ta chăn nuôi gia
súc gia cầm là rất phát triển nhưng phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả rông,
làm chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lý hoặc
dọn rửa chuồng xả bừa bãi vào các nguồn nước…) đã làm cho môi trường
nông thôn ngày càng ô nhiễm. Ngoài lượng phân, còn có nước tiểu, thức ăn
thừa cũng chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải do chăn
nuôi đưa đến. Rõ ràng nếu lượng phân này không được xử lý tốt chắc chắn
sẽ tạo ra một sự ô nhiễm đáng kể đối với vệ sinh môi trường.
+ Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất
thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có
khoảng 1450 làng nghề, phân bố trên 58 tỉnh thành và đông đúc nhất ở đồng

bằng Sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472
làng nghề các loại tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây (nay thuốc Hà
Nội), Thái Nình, Bắc Ninh,… Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình
độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm phần lớn
(trên 70%). Do đó đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn,
tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe của người dân
làng nghề (Phạm Ngọc Quế, 2003) [8].
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn
đến giảm năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự
suy thoái của chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài
nguyên cho sản xuất như sự tổn thất trong nghề cá (do ô nhiễm nước). Diện
tích đất để canh tác bị suy giảm và thu hẹp. Nước sạch cung cấp cho phát
triển công nghiệp ngày càng thiếu. Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như
chi phí để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không ngừng


9

tăng lên. Bên cạnh đó, Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà
nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường,
chưa kể đến kinh phí cho các dự án đầu tư xử lý chất thải và vệ sinh môi
trường đô thị. Nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường hiện hành rất lớn.
Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình
xử lý ô nhiễm nước ở các làng nghề, khu công nghiệp, các hệ thống sông vào
khoảng 17.678 tỷ đồng/năm. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư xử lý chất thải sinh
hoạt tại các khu vực dân cư tập trung, đầu tư phục hồi môi trường trong khai
thác khoáng sản... thì nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường còn cao hơn
nữa
Hơn một phần ba dân số Việt Nam đang nhiễm các bệnh có liên quan

đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều kiện vệ sinh không
đảm bảo. Không được tiếp cận đầy đủ nước và vệ sinh còn gây ra những vấn
đề nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ em (44% trẻ em nhiễm bệnh giun sán và
27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Với sự tăng, phát triển của các
ngành công nghiệp tại địa phương, các nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nếu không
tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2008) [1].
Ô nhiễm môi trường không khí
Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô
nhiễm không khí đã xảy ra ở nhiều nơi. Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt
8-3, nhà máy cơ khí Mai Động. Khu công nghiệp Thượng Đình, khu công
nghiệp Văn Điển, nhà máy Rượu…không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải
Phòng , ô nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi măng, nhà máy Thủy Tinh và Sắt
tráng men…Ở Việt Trì, ô nhiễm nặng xung quanh nhà máy Supe phốtphát
Lâm Thao, nhà máy Giấy, nhà máy Dệt. Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm
nặng do nhà máy Nhiệt điện, các nhà máy vật liệu xây dựng, lò vôi. Ở thành
phố Hồ Chí Minh và cụm công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm
bởi nhiều nhà máy. Hầu như tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm
không khí. Dân cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh đường hô
hấp, da và mắt.


10

Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong làng nghề là than, củi. Do đó lượng
bụi và các lượng khí CO, CO2, SO2, và NOx thải ra trong quá trình sản xuất
trong làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất
gạch đỏ (Khai Tái - Hà Tây), vôi (Xuân Quan - Hưng Yên) hàng năm sử
dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi
như CO, CO2, SO2, NOx và nhiều loại thải khác gây nguy hại tới sức khỏe

của người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng hoa mầu, sản lượng cây
trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây
các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên,… (Lê
Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, 2004) [5].
Ô nhiễm môi trường đất
Kết quả điều tra 30 mô hình thu gom rác thải tại 10 tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường những năm gần
đây, chỉ có hai địa phương có kế hoạch triển khai thu gom vỏ bao thuốc bảo
vệ thực vật, nhưng đều không thành công do không có kinh phí thực hiện và
công tác tuyên truyền chưa sâu sát. Người dân vẫn nghĩ vỏ thuốc bảo vệ thực
vật là loại rác thông thường nên vứt bỏ ở đâu không quan trọng.
Theo tính toán, riêng năm 2010, khoảng 60-65% lượng phân đạm
(tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07 triệu tấn và 55-60%
kali (344 nghìn tấn) được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ, tác
động tiêu cực đến nông nghiệp và có thể gây đột biến gen đối với một số loại
cây trồng. Trong chăn nuôi, khoảng 60% chất thải rắn chưa qua xử lý đổ thẳng
ra môi trường, xuống hệ thống thoát nước, kênh mương. Số lượng phân không
được xử lý và tái sử dụng chính là nguồn gốc cung cấp khí CO2, N2O làm trái
đất nóng lên. Chưa kể nguồn chất thải phát tán của vật nuôi gây lây lan dịch
bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở nhiều địa phương trong thời gian qua.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn
là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán. Sự phối hợp các
bộ ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng
góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công
trình vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về
pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý


11


tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Đa số hộ chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu
chuẩn, nhất là vùng bị ngập lụt, vùng ven biển nơi có mật độ ngư dân cao
(Phạm Ngọc Quế, 2003) [8].
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ
lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở
đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không
khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Ðất không có
khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô
nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
2.2.2 Tình hình Môi Trường ở tỉnh Tuyên Quang
Môi Trường nước thải
Hiện nay trên địa bàn Tuyên Quang chưa có nhiều các công trình xử lý
nước thải hoàn chỉnh. Hầu hết các loại nước thải thường được thu gom thông
qua hệ thống các đường ống cống, xử lý sơ bộ bằng hệ thống các hố ga, hồ
lắng sau đó xả trực tiếp vào hệ thống sông suối, ao hồ.Các nguồn phát sinh
nước thải chính ở Tuyên Quang chủ yếu là nước thải sinh hoạt, tuyển quặng,
sản xuất công nghiệp, chăn nuôi và nước thải bệnh viện...
Hiện tại các nhà máy nước ở Tuyên Quang và các công trình nước tự
chảy đang cung cấp 191.620m3/ngđ phục vụ nhu cầu sản xuất và nhu cầu
sinh hoạt của địa phương (trong đó nước mặt là 72.289m3/ngđ, nước
ngầm là 119.331m3/ngđ), tương đương 69.941.300m3/năm. Ngoài ra, các
công trình nước cấp còn cung cấp được 1.069.000m3/năm cho sản xuất
công nghiệp. Nếu tính tổng lượng nước thải sau sử dụng bằng 80% tổng
lượng nước cấp thì hằng năm trên địa bàn Tuyên Quang có tối thiểu
56.808.240 m3/năm, tương đương 155.639 m3/ngđ nước thải chưa được xử
lý triệt để thải vào môi trường.
Theo tiêu chuẩn về nhu cầu sử dụng nước hiện nay là
100l/người/ngày, thì tổng lượng nước được sử dụng hằng ngày phục vụ nhu
cầu ăn uống, sinh hoạt của nhân dân tỉnh Tuyên Quang là 74.495,2m3/ngày,

tương đương 26.818.272m3/năm. Nếu tính tổng lượng nước thải sinh hoạt
bằng 80% tổng lượng nước cấp thì hằng năm trên địa bàn Tuyên Quang có


12

tối thiểu 21.454.618m3/năm, tương đương 59.596 m3/ngđ nước thải sinh hoạt
chưa được xử lý triệt để thải vào môi trường. Bàn Thị Mỳ (2012),[7]
Ngoài ra, hàng ngày trên địa bàn còn khoảng 306m3 nước thải bệnh
viện và khoảng 385m3 nước thải từ các trại chăn nuôi thải vào môi trường.
Nhu vậy có thể thấy, lượng nước thải hàng ngày xả vào môi trường trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang là khá lớn. Trong thực tế, phần lớn lượng nước thải
này chưa được xử lý hoặc chỉ mới được xử lý sơ bộ và đều được thải vào hệ
thống các sông chính hoặc vào các ao hồ lớn trong khu vực.
Hiện trạng Môi Trường không khí
Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Tuyên
Quang chủ yếu là từ bụi và khí thải của các ngành công nghiệp và vận tải.
Công nghiệp ở Tuyên Quang hiện có 3 ngành sản xuất chính: công
nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, nước. Trong đó:
- Công nghiệp khai thác: tập trung chủ yếu vào khai thác quặng kim
loại, khai thác đá và các mỏ khác.
- Công nghiệp chế biến: tập trung chủ yếu vào chế biến thực phẩm, sản
xuất kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến sản phẩm từ
than, dệt may, sản xuất đồ da…
- Công nghiệp điện: tập trung chủ yếu vào xây dựng nhà máy thuỷ điện Na Hang.
Môi trường không khí tại Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009 theo kết
quả quan trắc các năm là tương đối tốt thành phần các khí độc trong không
khí có nồng độ thấp hầu hết đều nằm trong QCVN05:2009, riêng chỉ nồng
độ bụi vượt quá quy chuẩn nhưng ở mức thấp. Có thể nói môi trường không
khí tại tỉnh Tuyên Quang đang bị ô nhiễm nhẹ và chưa ảnh hưởng nhiều tới

sức khoẻ của người dân. Song trong những năm tới các dự án lớn đầu tư tại
tỉnh sẽ đi vào hoạt động như: Nhà máy xi măng Tân Quang, nhà máy phôi
thép Hằng Nguyên, Nhà máy giấy An Hoà và nhiều dự án đầu tư tại các cụm
công nghiệp cũng hoàn thành đi vào hoạt động. Hoạt động của các nhà máy
này sẽ thải ra lượng khí thải không nhỏ vào môi trường. Bàn Thị Mỳ
(2012),[7]
Các nguồn phát sinh bụi, khí thải tuy không nhiều nhưng lại ảnh
hưởng trực tiếp đến người dân và người lao động trực tiếp. Khu vực có


13

nguồn bụi và khí thải cao là nhà máy xi măng, nhà máy đường, một số khu
khai thác mỏ, nghiền quặng và đá xây dựng, lò nung gạch ngói,… Mặc dù
trong quá trình hoạt động, các nhà máy đều đã xây dựng báo cáo ĐTM, đề ra
các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, song thực tế các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đề ra thường không được thực hiện
triệt để. Vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường do khói, bụi công nghiệp vẫn còn
xảy ra ở một số khu dân cư gần các cơ sở công nghiệp, các công trường khai
thác và các phương tiện giao thông gây ra. Tiếng ồn cao nhất ở các điểm đo
giao động 53,5 - 87,5 dBA, trung bình là 72,7 dBA. Nơi có tiếng ồn vượt quá
TCCP là trong các xưởng nghiền chế biến quặng, nghiền đá....
Hiện trạng môi trường đất
Sử dụng phân bón hóa học trong canh tác, s ản xuất nông nghiệp
Canh tác nông nghiệp được xem là thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt
để gia tăng mùa v ụ canh tác, từ đó gia tăng lượng phân bón nhằm cung ứng
dưỡng chất cho cho cây trồng cũng như bù lại dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, việc
bón phân không đúng liều lượng, kỹ thuật và hiện tượng bón quá mức một số
nguyên tố sẽ gây nên mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.
Phân đạm và phân lân là hai loại phân bón thiết yếu cho cây trồng.

Đối với phân đạm, tác dụng phụ quan trọng của việc bón không đúng kỹ
thuật, liều lượng sẽ gây chua đất hoặc sự thẩm thấu và rửa trôi của NO3-,
nguyên tố gây bệnh vàng da trên trẻ sơ sinh. Ngoài ra, ô nhiễm đất cũng
phải kể đến sự tích tụ nguyên tố kim loại nặng Cadmium - loại nguyên tố có
trong phân lân. Sự tích lũy của N v à P trong đất từ việc sử dụng phân hữu
cơ và phân vô cơ m ất cân đối có thể đưa đến hiện tượng phú dưỡng. Bàn
Thị Mỳ (2012),[7]
Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật
Bên cạnh phân bón, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng
liều lượng cũng được đặc biệt quan tâm. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, chỉ có một phần nhỏ của hóa chất là thực sự được sử dụng, còn lại
phần lớn sẽ bị hòa loãng bởi các vật liệu trong đất và các tiến trình chuyển
đổi, phân hủy khác nhau. Lượng thuốc quá nhiều có thể làm tổn hại đến
cây trồng và có thể để lại dư lượng trong đất cho các vụ trồng tiếp theo.


14

Đặc biệt, những nhóm thuốc có độc tính mạnh và thời gian phân giải lâu
như Lindan, Malathion,....chúng có độ bền hóa học lớn nên thuốc dễ lưu lại
trong đất đai, cây trồng, nông thực phẩm.
Ô nhiễm môi trường đất do các hoạt động khai thác khoáng sản
Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, phong phú cả về
kim loại và phi kim loại; trong đó có những khoáng sản có giá trị kinh tế
như: sắt, chì- kẽm, thiếc, mangan, antimont, barite, cao lanh- felspat...
Trong thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản không đúng quy
trình, khai thác trái phép vẫn còn diễn ra hầu hết trên địa bàn tỉnh. Công tác
khai thác khoáng sản thường làm biến dạng bề mặt địa hình, tạo ra các ô
trũng, gò đống... làm xáo trộn cấu trúc các tầng đất, thúc đẩy quá trình xói
mòn, rửa trôi, trượt lở đất. Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng làm tăng cao

cơ hội phát tán các chất độc hại vào môi trường. Việc sử dụng các hoá chất
độc hại trong khâu tuyển quặng, nhất là trong hoạt động khai thác và tuyển
vàng (sử dụng thủy ngân, xianua) là nguy cơ đe doạ nghiêm trọng tới môi
trường đất.
2.2.3.Hiện trạng Môi Trường tỉnh Vĩnh Phúc
Môi trường không khí
Môi trường không khí tại hai khu đô thị lớn nhất của tỉnh Vĩnh
Phúc là thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên đang bị ô nhiễm nặng và mức độ
ô nhiễm ngày càng tăng theo thời gian. Tại Phúc Yên, hàm lượng bụi
vượt 4,0 ÷ 4,8 lần so với TCVN 5937 - 1995, tiếng ồn luôn vượt 1,02 ÷
1,09 lần so với TCVN 5949 - 1998.
Tại khu công nghiệp Hương Canh và thị trấn Hương Canh nồng độ bụi
vượt từ 7,1 đến 8,1 lần so với TCVN 5937-1995. Các khu vực nông thôn
(tại thị trấn) và làng nghề cũng đang bị ô nhiễm bụi ở mức độ trung bình
(vượt 1,15 ÷ 1,7 lần TCVN 5937 - 1995); tiếng ồn vượt 1,03 lần TCVN 5949
- 1998 và có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian. Môi trường không khí
bị ô nhiễm là do một số nguyên nhân sau: Hầu hết các cơ sở sản xuất không
lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xả trực tiếp ra môi trường xung quanh; Sự
xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông trong khi số lượng các phương tiện


15

tham gia giao thông gia tăng và Cả tỉnh Vĩnh Phúc như là một đại công
trường xây dựng do quá trình đô thị hoá nhanh. (Nguyễn Kiên Dũng)[3]

Môi trường nước
Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ Đại
Lải phải tiếp nhận nhiều nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Các
nguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

(hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử
lý rác và chất thải sinh hoạt).
Cho đến nay, hệ thống cấp nước và thoát nước còn đơn giản, chưa
được xây dựng quy mô, đồng bộ. Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà
máy, bệnh viện trên địa bàn thị xã, thị trấn được đổ trực tiếp vào các mương
thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ,
đầm.

Kết quả phân tích cho thấy: Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễm
nặng và xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt tại Đầm Vạc, nhiều chỉ
tiêu vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995, cụ thể: COD vượt 1,4 lần;
BOD vượt 1,5 lần; NH4+ vượt khoảng 5,9 lần; và Cu vượt từ 2,3 ÷ 2,7 lần.


16

Chất lượng nước sông Phan và sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh hiện cũng
đang ô nhiễm ở mức độ tương đối nặng và có xu thế tăng dần theo thời gian.
Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform trong nước sông đều vượt tiêu
chuẩn loại B của TCVN 5942-1995 (COD vượt 1,2 lần, coliform vượt 1,2 ÷
2 lần, NH3 vượt 1,6 ÷ 4,3 lần); các kim loại nặng đạt tiêu chuẩn loại B
nhưng vượt tiêu chuẩn loại A của TCVN 5942-1995.Nước dưới đất tại hai đô
thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ô nhiễm Mn và Fe ở mức độ trung bình,
cụ thể: hàm lượng Mn vượt từ 1,2 ÷ 3,6 lần so với TCVN 5944-1995 và
TCBYT-02.

Nước dưới đất tại Công ty phanh NISSIN (xã Quất Lưu, huyện
Hương Canh) và nhà máy bia HENIGER đang bị ô nhiễm Cu, Mn và Fe, cụ
thể: hàm lượng Cu vượt TCVN 5944-1995 là 1,16 lần; hàm lượng Fe vượt
7,4 lần so với TCBYT-02; hàm lượng Mn vượt từ 1,5 ÷ 5,8 lần so với TCVN

5944-1995 và TCBYT-02.. (Nguyễn Kiên Dũng)[3]
Môi trường đất
Kết quả phân tích cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV trong đất trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 - 15%;
trong đó huyện Mê Linh vượt trên 18%, Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt trên
20%. TBVTV họ Clo là loại thuốc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi
trường đất nhưng đã phát hiện có trong 10 mẫu, chiếm 23,03%.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và môi
trường trước mắt cũng như lâu dài.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc
BVTV và phân bón hoá học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai


17

vứt bừa bãi trên đồng ruộng; trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả
trực tiếp ra môi trường (điển hình là xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc), nhiều
nơi còn sử dụng nước thải không qua xử lý để tưới.. (Nguyễn Kiên Dũng)[3]
2.3. Hiện trạng Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên
Môi trường đất:
Chất lượng môi trường đất được quan trắc tại 9 khu vực bị ảnh hưởng
từ các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp gồm: đất chè (xã Tân Cương TP Thái Nguyên), đất rau (Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên), đất lúa
(xã Bản Ngoại - Đại Từ), đất chè (xã Tức Tranh - Phú Lương), đất cạnh suối
tiếp nhận nước thải công ty gang thép Thái Nguyên (phường Cam Giá), đất
ruộng cạnh suối Văn Dương tiếp nhận nước khu công nghiệp Sông Công (xã
Hồng Tiến - Phổ Yên), đất ruộng Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, đất lúa xã
Tràng Xá, huyện Võ Nhai, đất lúa Bảo Linh, huyện Định Hóa.
Theo kết quả quan trắc, cả 4 vị trí quan trắc đất bị ô nhiễm một trong
số các kim loại nặng như Pb, Cd, As và Zn. Cụ thể: Đất lấy tại ven suối Cam

Giá - TP Thái Nguyên ô nhiễm kim loại nặng Pb, Cd, Cu và Zn. Hàm lượng
Pb lên tới 966,1 mg/kg vượt quá 13,8 lần; Cd lên tới 13,8 mg/kg vượt 6,9
lần; Cu lên tới 108,6 mg/kg và vượt 2,1 lần, Zn lên tới 3430 mg/kg vượt 17,2
lần so với QCVN 03:2008 BTNMT (đất sử dụng cho mục đích nông
nghiệp).
Đất trồng lúa ve suối Văn Dương (tiếp nhận nước thải khu công
nghiệp sông công) ô nhiễm kim loại nặng As, Pb, Cd và Zn. Hàm lượng As
lên tới 39,5 mg/kg vượt 3,3 lần; Pb lên tới 378mg/kg vượt 5,4 lần; Cd lên tới
124 mg/kg vượt 62 lần, Zn lên tới 2274,5 mg/kg vượt 11,4 lần so với QCVN
03:2008/BTNMT (đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp)
Đất trồng lúa (xã Nam Hòa - huyện Đồng Hỷ), đất tại trồng lúa (xã
Bản Ngoại - huyện Đại Từ) ô nhiễm kim loại nặng As. Hàm lượng As dao
động từ 12,4 - 23,4 mg/kg và vượt từ 1,04 - 2,9 lần QCVN 03:2008/BTNMT
(đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp). Đất tại khu vực khác không bị ô
nhiễm theo QCVN 03:2008/BTNMT.
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất là nông dược và phân bón hóa
học chúng tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ. Thứ hai là việc sử dụng


18

hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm đất nghiêm
trọng, Làm vỡ kết cấu đất, xói mòn đất…
Ô nhiễm đất do nông dược và phân hóa học, Ô nhiễm đất xảy ra chủ
yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự bành trướng của kỹ thuật canh tác hiện
đại. Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn trong khi đất
trông trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số tăng và cũng vì sự
phát triển thành phố. Người ta cần phải thâm canh hơn, dẫn tới việc làm xáo
trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp.
(Phạm Lê Vân)[9]

Môi trường nước:
Nước mặt:
Kết quả quan trắc đợt 1/2013 cho thấy nước sông Cầu khu vực phía
thượng nguồn tương đối tốt. Tuy nhiên, nước bị ô nhiễm hữu cơ cục bộ khu
vực chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên và khu vực chảy qua địa ban
huyện Phổ Yên; Ô nhiễm Pb, Hg khu vực phía nam thành phố Thái Nguyên.
Chất lượng nước sông Công từ khu vực phía thượng nguồn đến khu
vực thị xã Sông Công tương đối tốt, đảm bảo cho sử dụng mục đích sinh
hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Chất lượng nước giảm
khu vực từ sau điểm hợp lưu suối tiếp nhận nước thải bãi rác Nam Sơn đến
khu vực cầu Đa Phúc, nước bị ô nhiễm nhẹ chất hữu cơ và tổng chất răn lơ
lửng.
Vùng phụ lưu sông Công. Các phụ lưu bị ô nhiễm gồm: suối Na Mao
bị ô nhiễm NO2-; suối Nông bị ô nhiễm nhẹ TSS; suối La Cấm bị ô nhiễm
Cd, Hg, amoni, coliform; suối Đăc Sơn bị ô nhiễm amoni. Các phụ lưu khác
có chất lượng tương đối tốt và đạt mức A2 của QCVN 08:2008/BTNMT
nước mặt sông Rong tại khu vực thị trấn Đình Cả bị ô nhiễm nhẹ hợp chất
hữu cơ. Chất lượng nước không đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng
vẫn đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thủy lợi.
Nước ngầm:
Có 1/9 điểm quan trắc nước ngầm bị ô nhiễm amoni, coliform và độ
cứng qua các đợt quan trắc được lấy tại nhà bà Hoàng Thị Kim Phượng, phố
Giang Khánh, Giang Tiên, huyện Phú Lương. Trong đợt quan trắc 1/2013,


19

nước ngầm tại điểm này bị ô nhiễm amoni, coliform và Mn theo QCVN
09:2008/BTNMT. Các vị trí quan trắc nước ngầm khác trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên không bị ô nhiễm theo QCVN 09:2008/BTNMT. (Phạm Lê Vân)[9]

Môi trường không khí
Theo thống kê, có 1/10 điểm quan trắ môi trường nền bị ô nhiễm bụi
(tại vị trí quan trác trường THCS xã Thuận Thành, Phổ Yên) theo QCVN
05:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh) ;
3/10 vị trí quan trắc bị ô nhiễm tiếng ồn gồm: TT Đại Từ , Quảng trường
(TP.Thái Nguyên) Phú Luong (trường THCS thị trấn Đu) theo QCVN
26:2010/BTNMT. Các vị trí khác có giá trị đo khí, bụi và tiếng ồn đảm bảo
quy chuẩn cho phép.
10 vị trí bị ô nhiễm bụi tổng số gồm khu vực bãi rác thải Đá Mài, cổng
trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên, ngã ba Quán Triều, tổ 14, phường
Tân Long, khu vực nhà máy xi măng Núi Voi, cách nhà máy 500 - 700m,
ngã ba Phố Cò (thị xã Sông Công), khu công nghiệp Sông Công, khu vực mỏ
than Khánh Hòa, trung tâm khu mỏ khai thác khoáng sản Núi Pháo, xã
Thuận Thành - Phổ Yên. (Phạm Lê Vân)[9]


×